Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Thư Chưa Gửi để ngâm rựơu

Khà khà khà...
Cá Tháng Tư……..



Kì này tui xin chuyển qua nghề buôn bán nhen bà con ,
Hông thèm chọt Tổ Ong lấy mật ngon ,
Sợ ong vò vẻ chit…mất Dép mòn ,
Tiền giày bỏ ống …đóng học phí cho con .!!!
Bán vịt Bắc kinh quay nguyên con ,
Bà con …đố biết vịt già ha vịt non .



Cá Tháng Tư……..lạm bàn ngày 8/3


Tui nói cho nghe nhen , mấy bà chỉ có ngày 8/3 , còn mấy ông tự hào mổi tháng đều có một ngày…
Ngày đó về đến nhà vợ con đề huề , cơm lành canh ngọt …được vợ cưng chìu con cái quay quần vui vẻ
Chờ được bảo ban …Vậy đó , tui đố bà con biết là ngày nào dzị,




Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

HÒM THƯ CHÚNG TÔI - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ chúng tôi là một hòm thư
Hòm thư với chùm con số vô tư
Chứa trong nó những trái tim giàu tình cảm nhất
Những con người sống thật
Dám quên đi cuộc sống riêng mình
Địa chỉ chúng tôi là một hòm thư
Mà địa danh chẳng thể ghi trên bao thư những người mong nhớ
Chúng tôi ở những nơi không quen tên gọi
Muốn chỉ nơi mình phải uốn lưỡi để phát âm
Một đầu sông, một ngọn suối, một góc rừng...
Hay một phum làng, thị xã đông dân
Nơi chúng tôi đi thành phố ở rất gần
Có thể gặp trong cái giọng ngang tàng của thằng con trai thành phố Hòm thư với chùm con số
Là những nơi nào đang vượt khó khăn
Có người đang chiến đấu ở miền tây Bat-đom-boong
Ở Ốt-đô-miên-chây, Prếch-vi-hia, Kômpông Thom,
hay Kần-đan, Xiêm-riệp
Có người ngày đêm sống trong phum làng đẹp
Thèm nghe xiết bao một giọng nói quê mình
Bởi một lẽ rất thường tình
Phải sống một mình trong vòng tay dân bạn
Dù ở đầu mũi chông, viên đạn
Hay trong tiếng cười rạng rỡ tuổi thơ
Chúng tôi luôn được gọi tên bằng một hòm thư
Mang địa chỉ: Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ chúng tôi trong tim những người con gái
Thuộc bài “đợi anh về” như thuộc một khúc ca dao
Trong nỗi lo của mẹ cha đêm ngày cần lao
Trong nỗi nhớ bạn bè trắng những làn khói thuốc
Chúng tôi nhớ những quán cóc bên đường
Của thành phố một lần trở lại
Chúng tôi thở không khí của núi rừng biên giới
những đêm qua - ngày tới
Giây phút chiến tranh trong năm tháng hòa bình
Hòm thư chúng tôi - Thành phố Hồ Chí Minh
Có nhiều đứa không sinh ra từ nơi ấy
Lớn lên từ một vùng đất Tổ quốc thương yêu
Quê hương thì nhiều Nhưng địa chỉ là một
Hỡi những người con gái mang trong tim mình địa chỉ hòm thư Khoảng trời nào cho em mộng mơ
Khoảng trời nào cho em thương nhớ
Khoảng trời anh đi vẫn mơ một ngày gặp gỡ
Mơ một vòng tay ôm
Khoảng trời chúng ta mang hình trái tim.
Gian khổ nào chúng tôi đã qua
Sao bằng nỗi lo hàng đêm dày vò mẹ
Khó khăn nào chúng tôi sẽ gặp
Sao bằng nỗi trăn trở của cha
Tất cả là bài ca
Giục chúng tôi lên phía trước
Hòm thư chúng tôi ai cũng biết được
Nếu mang trong tim mình nỗi nhớ và thương
Hòm thư chúng tôi - chùm con số bình thường
Với dòng chữ cuối: Thành phố Hồ Chí Minh - biên giới.


Ni-mít, tây Xixôphôn, tháng 12.1980


PHẠM SỸ SÁU


Những phút thật lòng ai cũng có Bất chợt trở về-xin nâng niu đừng chối bỏ


- Các bố tòan nói chuyện tự nghĩ. Cấp D dứt khoát không có trinh sát độc lập. Khi cần chuẩn bị chiến trường sẽ rút các tên "coi được" từ đơn vị lên lập ra bộ phận TS, khi vào trận sẽ trả số này về. Cấp E mới có C trinh sát trong biên chế.

- Biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe ông ạ! Các anh em làm nghề trinh sát tiểu đoàn nghe ông nói vậy là họ tự ái đấy

-Tôi nói thật cùng anh bạn nhé, hoặc là anh bạn chưa từng là lính hoặc anh bạn cũng là CCB nhưng thích chọc ngoáy kích bác, nếu là vế thứ 2 thì xin anh bạn thôi đi nhé đừng chém gió, anh bạn nói cứ như đúng rồi ấy. Ông này là lính E Gia Định đấy, lính pháo vác vai (cối) oánh nhau có mỗi 1 trận rồi được rút về thành phố HCM thì hiểu thế quái nào được trinh sát trong D BB Thôi! Cũng may ông này về tuyến sau hưởng "Thái bình" chứ ở tuyến trước anh em chúng tôi lại phải "khiêng" thì vất vả lắm.
Lính tráng BB ra trận mà lờ mờ thế này thì chết hết ráo, ta còn chẳng hiểu thì làm sao mà hiểu và phán đoán về địch.

- Chưa được 1/3 đoạn đường chinh chiến đả ngưng nghĩ rồi , chắc chân lại đau nửa rồi hà thủ trưởng ?

- Á...à chào Phùviên, thành viên mới toanh đây, hé lộ 1 chút mới dám nhận 2 chữ đó (cho ngày xưa), đừng có mà quá khích bạn ơi vì nhiều khi biên chế mỗi thời mỗi khác cho nên ae người ta thắc mắc có sao đâu, ở đây mình chỉ viết những gì mình đã trải thời mình thôi mà còn phải hẹn lần hẹn lửa với ae nữa là. Cám ơn bạn đã quan tâm, thời biên giới Kà Tum Pốt nó tặng mình mấy mảnh mìn vô đùi trái, Snoul thì 1 mảnh cối vô cẳng chân trái, còn năm ngoái thì quân say xỉn nó đẩy nguyên cái xe máy vô cẳng chân trái gãy cả cái chày cái mác đúng là quân tàn ác...cái chân đi mà gần năm trời hưởng trợ cấp của vợ mới đau chớ, nói nào ngay trời cũng thương khoảng 2 tháng nữa cũng vi vu được rồi, để rồi cùng hành quân với ae chớ.

- Đúng là khẩu khí TT vẩn không đổi thay với thời gian ha , tính tôi từ nào giờ cũng vậy , biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe . Thắc mắc cứ hỏi sao lại Khẳng định vậy? Nói vậy thôi , đọc những dòng Anh viết nó bổ xung cho những kí ức còn thiếu sót khi nhớ về đồng đội bởi lo toan bộn bề của cuộc sống đời thường . đang chờ được đọc tiếp đó ...ô là là ...những trận đánh ở udong , bắt tay QD93 , rồ QD94 ,...không phải chỉ mình tôi chờ mà còn có B trưởng CẢI , Dần , Phong , Bảo...và cả anh B trưởng TS d1 hy sinh ở Caomelai anh nhớ tên không ?... Họ cũng đang chờ đó...]

- Ừm, bật mí chút xíu vậy mình nhận ra cậu rồi, H.., chính chi tiết cậu khg nêu tên thằng Thọ - BT ts D1 - hi sinh ở Cao mê Lai đã cho mình xác định. Đợt lính bổ sung về đơn vị lúc ở Kompong Thmo trước khi lật cánh qua Odong có lính Hải Hưng và tp HCM đến nay còn có mấy đứa đâu, trải qua 1 cuộc chiến những người lính được trở về với gia đình ai mà khg mắc nợ những ae đã nằm lại, chính vì vậy mà những gì bây giờ mình viết lại cũng phải cân nhắc trách nhiệm chứ đâu phải muốn viết sao thì viết.

- Tôi không có ý đó , có cái gì đó cứ day dứt không yên lòng , Anh có biết Đ/C nhà anh Thọ không? thằng Bảo thì tôi đả đ ến nhà rồi? Khi tôi từ c21 về TS d3 chỉ còn 1 anh nuôi 1 a trưởng là Hải , Quốc , Đăng lúc đó tôi về với chức danh b phó phụ trách b trưởng , cùng về chung là Mạnh trương phi, Minh toát,Trí mù , Trí tủn...Chưa bao giờ tôi đọc được những bài viết về đoạn đường anh em mình đả trải qua , nên sốt ruột lắm lắm ...

- Ở tiểu đoàn 3 e4 f5 chúng tôi hy sinh nhiều nhất là trung đội trinh sát. Đến năm 82 lính 77 - 78 hầu như không còn, lính 79 đôn lên làm b trưởng (Nguyệt), b phó (Nghĩa) trung đội trinh sát luôn. Vậy mà đến đầu năm 82 trong chiến dịch c81 anh em cũng bị thương lẫn vong hết trong trận Bãi Mìn trên hướng Nam Cao Mê-lai gần biên giới Thái. Nhớ lại những năm đó trên chiến trường Cao Mê-lai bộ binh d3 chúng tôi vẫn thường phải cáng xác anh em trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn... vì trinh sát hết người khiêng!
từ sa mát đến pôi pết, còn những khoảng giữa mà chúng ta những người lính F 5 anh hùng, trong đội hình F có ba E, mà truyền thống của từng E đã thấy rỏ trên chiến trường, thằng pốt ( ở đây là F 260 thiện chiến của pốt )nó cũng từ sa mát đến snoul với F 5 đấy. E 4: truyền thống về cách đánh vỗ mặt ( chính diện )và chốt chặn Q 16: chuyên gia tạt sườn và đón lỏng E 174: thích luồn sâu vu hồi còn vũ khí trang bị ở các E nó có khác nhau, tuy nhiên quân số mới là điều quyết định đến trang bị vũ khí. từ sa mát - snoul - sông xa nông - sông tê - ka ra chê - sầm bô - stung teng - kông pông chàm - kông pông thơm - siêng rệp - si sô phôn - svai chếch ( 174 ), si sô phôn ( Q 16 ) - mi nít, pôi pết ( E 4 ) - bat tam băng - pai lin, rồi u đông - kông pông chơ năng - kông pông s bư ---và quay về chốn nơi đánh và chốt, F bộ si sô phôn, E 4 pôi pết, E 174 thì Svai chếch còn Q 16 mình không rỏ. xin các bác hồi âm đển con đường nó liền mạch

(trích từ Một thời MÁU và HOA)