Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Sinh Nhật Bạn Hửu Thực


CHÚC MỪNG SINH NHẬT bạn ĐỖ HỮU THỰC








banh2HÔM NAY, 02/03/2013, CŨNG LÀ NGÀY SINH NHẬT BẠN ĐỖ HỮU THỰC. BTX THAY MẶT CÁC BẠN CHÚC MỪNG ĐỖ HỮU THỰC MỘT SINH NHẬT VUI VẺ..


149559_533969676626687_292876336_n









































Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .



Lập hiến với tính đảng

imageĐất nước được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay phải trải qua bao đời dựng xây, mở mang bờ cõi và chiến đấu để bảo vệ. Nó là thành quả của bao thế hệ những người dân đã đổ mồ hôi xương máu mới có được. Nó không thuộc riêng về một dòng họ nào, một dân tộc nào mà nó thuộc về toàn dân.
Nhà nước được lập ra để vận hành xã hội, lúc Nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước thì cũngcần ràng buộc Nhà nước phải phục vụ cho mục đích của toàn dân bằng việc đảm đảo những quyền cơ bản của con người, nó còn rộng hơn và quan trọng hơn quyền công dân. Những ràng buộc đó được xem như một khế ước xã hội giữa Nhà nước và toàn dân, nó là bộ luật gốc của những bộ luật do lập pháp xây dựng về sau này; đó chính là Hiến pháp.
Quyền lập hiến thuộc về toàn dân là vậy.
Vì sao cần bãi bỏ điều 4 Hiến pháp 1992?
(1) Điều 4 Hiến pháp không phục vụ cho lợi ích toàn dân
Nếu nói nước VN có được như ngày hôm nay là nhờ có công lãnh đạo của ĐCS người ta đã lấy cái chủ nghĩa tạm thời đặt lên cái muôn đời.
Cũng vì cái lý này mà ĐCS muốn dành cho mình quyền lãnh đạo được Hiến pháp công nhận; như vậy dù cho Đảng đó có lạm quyền, có tham nhũng, có vì sự tồn tại của chính Đảng mà phải phụ thuộc vào ngoại bang thì không có luật nào xét xử hay phế truất được Đảng đó. Một thực tế cụ thể gần đây là một đồng chí X nào đó trong Đảng đã có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật nhưng vì tính dân chủ của đảng lãnh đạo không đồng ý kỷ luật đồng chí đó (dù đồng chí TBT muốn kỷ luật), như vậy trong Đảng đã có biểu hiện bao che cho hành động phạm pháp của lãnh đạo hay đảng viên của mình nên toàn dân chỉ là lũ ngu ngơ và luật pháp cũng là mớ giấy lộn.
Mặc định về sự lãnh đạo của ĐCS sẽ sinh ra lạm quyền và tham nhũng tập thể là tất yếu. Nó làm tổn hại đến lợi ích của toàn dân nhưng không vi hiến! Vậy Nhân dân nào chấp nhận điều đó?
(2) Điều 4 Hiến pháp đi ngược lại một nền dân chủ pháp quyền
Đảng lãnh đạo toàn xã hội nhưng Đảng chỉ có 3 triệu Đảng viên, nói rằng Đảng là đội quân tiên phong của giai cấp công, nông và trí thức chỉ là nói cho có vè từ hồi còn chiến tranh. Nếu sau này cần thì thêm luôn là tiên phong của giai cấp doanh nhân, tư bản đỏ nữa cũng không sao.
Cũng chưa có thống kê nào cho biết có bao nhiêu người ủng hộ lý tưởng cộng sản thật sự nhưng có điều chắc chắn là những người không tán đồng lý tưởng cộng sản không thiểu trong số các Đảng viên. Những người này vào Đảng chỉ vì cơ hội chính trị hay miếng cơm manh áo.
Còn những người không ủng hộ lý tưởng cộng sản, không đồng tình với việc xây dựng Nhà nước VN kiểu kinh tế thị trường định hướng XHCN gồm nhiều tập đoàn quốc doanh hình ma vốn quỷ thì sao? Họ có phải là người VN không? Họ có yêu Đất nước mà họ và cha ông họ đã từng sinh sống không? Không lẽ họ chỉ toàn là những kẻ phản bội tổ quốc hay đạo đức suy thoái?
Nếu là một xã hội dân chủ pháp quyền thì quyền nêu ý kiến của dân cần được tôn trọng. Việc chọn một chính thể nào phù hợp cho Đất nước phải do đông đảo các tầng lớp Nhân dân quyết định, nhưng điều 4 mặc định Đảng lãnh đạo cả Quốc hội thì các quyền trên chỉ là nói xong đâu bỏ đó. Quốc hội chỉ là bàn tay sạch thực hiện các nghị quyết của Đảng mà thôi.
Lập pháp đã vậy nói gì đến Tư pháp. Đảng lãnh đạo nên mới có những vụ án chỉ đạo để xử những người dám đòi quyền làm người cho chính họ và Nhân dân như anh luật sư họ Cù và mấy anh ở Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Họ đâu có nhận đồng nào của đế quốc để lật đổ Nhà nước VN? Nhưng họ dù không vi phạm pháp luật đi nữa thì cũng đã vi hiến: Điều 4 Hiến pháp; chống đối phán quyết của Đảng là chống đối sự lãnh đạo của Đảng! Tội này to hơn tội phạm pháp. Sau này nếu có tòa đại hình hay tòa Hiến pháp thì mấy anh này được xử ở cái tòa to nhất đó chứ không phải ở mấy tòa cấp quận hay tỉnh. Vinh hạnh thay và cũng khốn nạn thay đòi quyền làm người mà vi hiến!
Ai là người mất, người được trong việc xóa bỏ điều 4 hiếp pháp?
Trước hết Nhân dân Việt Nam đã mất đi một nền chuyên chính độc Đảng cộng sản không thừa nhận các tư tưởng chính trị khác và cũng không công nhận một tổ chức hay đảng phái nào khác.
Tất yếu Nhân dân Việt Nam sẽ được một xã hội dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập; được quyền lập hội, lập đảng phái và có thể có tiếng nói khác với ĐCS chứ không phải bị cấm như Viện IDS hay Đảng bảo sao ta dạ vậy, như bảo làm Thủ tướng thì phải làm chứ không được từ chức.
Vai trò lãnh đạo của ĐCS không còn nhưng ĐCS vẫn chưa thể mất đi quyền hành pháp và lập pháp trong một tương lai gần vì các chính đảng khác còn lâu mới có sự ủng hộ như của ĐCS và càng mơ hơn nếu có được 3 triệu đảng viên.
Nếu ĐCS tự diệt sâu (điều không tưởng trong chế độ độc đảng) chứ không để lúc nhúc một bầy như hiện tại, không để biến Đảng thành một ông vua tập thể như hiện nay, đặt Đảng vận hành theo Luật pháp, phục vụ tốt cho lợi ích của toàn dân, đảm bảo quyền con nguời như Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì ai vào thay Đảng điều hành Đất nước này được?
Chỉ có điều lúc đó tiếng nói phản biện của toàn dân sẽ phải làm anh dè chừng hơn chứ không phải sướng một vài chuyến du lịch, một vài tài khoản bằng tệ hay đô là quăng tiền ngân khố vào bô-xit hay các Vina.
Các anh cũng không phải mắng chưởi ai là suy thoái đạo đức hay chống Đảng, chống Nhà nước nếu nói khác đường lối của Đảng.
Các anh cũng không phải vất vả viết công văn trả lời góp ý sửa đổi Hiến pháp của Nhân dân là không đúng với quy định nào đấy của Quốc hội.
Nói xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát chắc ai đó thấy quyền lực tối thượng bị mất mát đi chứ ĐCS cũng đâu có ai giải tán và Dân tộc VN cũng đâu có lụi tàn vì điều này.
Vì sao nên ủng hộ những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của nhóm trí thức 72 người?
Xã hội đã công nhận họ là những nhà trí thức thì tất nhiên họ đã có một vốn liếng về kiến thức chính trị xã hội nhất định. Cũng chưa thấy người nào trong số đó có ý tưởng mượn đá vá trời như anh nghị họ Hoàng. Họ lại thuộc thành phần không nằm trong nhóm lợi ích nào nên cũng không có ràng buộc phải bẻ cong ngòi bút. Trong nhóm trí thức này không ít người là đảng viên CS và là quan chức Nhà nước đã nghỉ hưu. Họ đã đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích Đảng mà họ đang sinh hoạt.
Một số người “Nguyên là…” giờ mới dám lên tiếng cũng vì nền dân chủ tập thể trong Đảng có thể làm cho họ thân bại danh liệt khi còn đương chức, như trường hợp mấy vị tướng lẫy lừng một thời họ Võ, họ Chu, họ Trần… Khi họ không có gì để mất thì cũng là lúc mới dám nói thật lòng, đó cũng là điều dễ cảm thông. Vả lại nói cũng cần đúng thời điểm, nếu vào những năm 80-90 mà đòi bác bỏ Điều 4 thì có thể đồng chí ấy đã yên nghỉ chứ không cần chuyển sang công tác khác!
Dự thảo Hiến pháp soạn sẵn kèm theo Kiến nghị chưa hẳn là một chuẩn mực, cho dù có những điều còn xa thực tế hiện tại thì việc xóa bỏ Điều 4 và sửa đổi Điều 1 đã là tốt hơn Hiến pháp do Quốc hội dự thảo. Dù thế nào cũng không thể xem dự thảo Hiến pháp bản nào là hợp pháp bản nào là phạm pháp được. Nhân dân mới quyết định điều đó.
Trưng cầu dân ý cần có hay không?
Việc xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tất yếu theo nguyên tắc lập hiến của mọi quốc gia dân chủ, trên thế giới có bao nhiêu nước Hiến pháp có điều tương tự như điều 4 này?
Một nước mới thoát nền độc tài như Ai Cập lập nên một tổng thống do dân bầu rồi ông ta cùng đảng của mình – Đảng anh em Hồi giáo – soạn ra một Hiến pháp muốn duy trì quyền lực lâu dài và tối cao cho chính đảng của mình, muốn Hồi giáo hóa quân đội nên bị Nhân dân biểu tìmh chống đối kịch liệt; xung đột với cảnh sát đã dẫn đến đổ máu. Bây giờ ông ta và Đảng của mình đã phải chịu nhượng bộ, ông ấy buộc phải kêu gọi một cuộc đối thoại dân tộc.
Nhiều nước trên thế giới lúc sơ khai hình thành Nhà nước thì việc soạn thảo Hiến pháp cũng chỉ do một nhóm người nhưng họ là những nhà luật học đứng trên tư tưởng lợi ích quốc gia, đảm bảo quyền làm người; không cần qua trưng cầu dân ý mà Hiến pháp cũng không gặp phải sự phản đối của đa số tầng lớp dân chúng. Hiến pháp của các nước cũng có thay đổi hay bổ sung; ngày càng tăng tính ràng buộc của trách nhiệm của Nhà nước hơn chứ không phải tăng quyền hạn theo đòi hỏi của Nhân dân. Hiến pháp các nhà nước dân chủ cũng không bao giờ đặt một chính đảng nào làm lãnh đạo và chính đảng nào ra khỏi chính trường nếu cương lĩnh của đảng đó không vi hiến.
Việc chống hay không chống chỉ do quan điểm lúc lập hiến mà ra cả.
Nếu sau khi bỏ Điều 4 Hiến pháp thì những vấn đề còn lại: Tên hiệu quốc gia, đường lối chính trị-kinh tế, cơ quan lập pháp là Quốc hội hay Lưỡng viện, lãnh đạo Nhà nước là Chủ tịch, Thủ tướng hay Tổng thống mới là điều cần xem xét trưng cầu dân ý hay không.
Nếu Đảng không muốn bỏ Điều 4? Chuyện lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ là chuyện ngôi Vua phủ Chúa. Người ta đang mượn tay Nhân dân chia sẻ lại quyền lực với nhau khi vừa qua đã có sự bất cập!
H.M.


Về một vài định kiến tai hại


130226131543_nguyen_dac_kien_304x171_bbc_nocreditMỗi người chúng ta sinh ra ở trên đời là một sinh thể tự do. Mẹ cha – quê hương cho ta lời ru – giọng nói, nuôi dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Chúng ta có đi gây thù chuốc oán với ai đâu, mà sao lúc nào cũng “phải hỏi bạn thù, phải lo diễn biến”?
Mấy ngày qua, tôi phải giải thích cho một số bạn về hai chữ “phản động”. Thế nào là phản động? Nói xấu “Đảng và Nhà nước” là phản động à? Vậy hàng trăm báo, đài trong nước, rồi cả một số vị lãnh đạo của ĐCS cũng luôn miệng gọi các đài, báo nước ngoài là “phản động” thì không phải là nói xấu, là miệt thị họ đó sao?
Vậy ai mới là phản động?
Không ai cả.  Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại để thay đổi một vài nhận thức đã thành xưa cũ. “Phản động” là một trong số đó. Theo suy nghĩ của tôi, không có ai là phản động cả trong các trường hợp kể trên. Chỉ có những ý kiến khác biệt, thậm chí đối nghịch. Đó là lẽ thường. Chỉ có các nhóm, các đảng phái khác biệt, thậm chí đối lập. Đó cũng là lẽ thường.
Tôi coi ĐCS Việt Nam cũng như mọi đảng phái chính trị khác đã, đang và sẽ tồn tại trên đất nước Việt Nam. Tôi coi mọi đài, báo nước ngoài, như mọi đài, báo ở Việt Nam. Tôi nhìn nhận sự khác biệt về quan điểm nếu có của các đài, báo này như một lẽ thường tình. Không đài, báo nào là phản động cả.
Tôi cho rằng, muốn tất cả ngồi lại được với nhau, để cùng đối thoại thì đầu tiên phải xoá bỏ những rào cản nhận thức, như với hai chữ “phản động” bàn ở đây. Mọi người dân cần được giải thích rõ để hiểu rằng, không có ai là phản động cả. Nhưng trước tiên, tôi cho rằng, các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước phải đi đầu trong việc xoá bỏ nhận thức này. Các bạn phải khẳng định rõ ràng, chúng tôi không phản động. Chúng tôi khác biệt, đối lập với ĐCS VN, nhưng không phản động.
Khi điều này được xác quyết thì cách đặt vấn đề tự nhiên cũng sẽ khác đi. Khi đó tất cả sẽ đặt trong một trạng huống đối thoại sòng phẳng, không có chỗ cho sự phỉ báng, hằn học, quy chụp nặng nề của tất cả các bên.
Danh sách những người ký vào Bản Tuyên bố Công dân Tự do chẳng nhẽ không nói cho chúng ta điều gì sao?
Bản tuyên bố đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, từ bác giáo sư, đến cô bác sỹ… đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?
Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả mọi người Việt nam, ở trong hay ngoài nước, hãy xóa bỏ hết đi trong suy nghĩ của mình, nào là “phản động”, nào là “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”… Những thứ đó không đáng để tồn tại như một nỗi ám ảnh với một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do như dân tộc Việt Nam.
Thân mến,
Nguyễn Đắc Kiên



Hiền pháp 92 này sửa đổi cho ai?


Kính gửi chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng
TS Đặng Huy Văn
Hiến pháp bútÔng chủ tịch ơi, Hiến Pháp 92 nay sửa đổi cho ai?
Cho toàn thể nhân dân cùng non sông yêu dấu?
Hay chỉ sửa để phục vụ cho các nhà lãnh đạo?
Ông phải nói rõ ràng thì góp ý mới khỏi sai!

Nếu chỉ để có lợi cho các ông thì Hiến Pháp 92
Theo tôi nghĩ, chỉ cần sửa một số từ là hoàn hảo
Nhấn mạnh thêm quân đội chỉ bảo vệ người lãnh đạo
Để khi nhân dân vùng đứng lên họ biết bắn vào ai!

Còn cụm từ “nhân dân” không nên ghi vào Hiến Pháp
“Quân đội nhân dân” nên đổi thành “quân đội vua quan”
“Công an nhân dân” thì bớt đuôi đi để khỏi bị hiểu nhầm
Bởi vì từ bản Hiến Pháp sẽ đẻ ra các điều của luật pháp

Muốn xem Uỷ Ban Nhân Dân có phải là của nhân dân?
Thì ông hãy cải trang làm dân vào các Uỷ Ban khắc biết
Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân…giống hệt
Ông đeo tóc giả bước vào thì biết ngay cái nào của nhân dân!

Từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 ông chỉ nói chung chung
“Mời toàn dân góp ý kiến vào Hiến Pháp 92 sửa đổi!”
Đương nhiên dân chỉ góp ý kiến vào những điều có lợi
Cho nước, cho dân chứ đâu cho quyền lợi của riêng ông!

Dân đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp 92 vì đã 38 năm ròng
Đảng lãnh đạo hoàn toàn mà nhân dân vẫn khổ
Không thể phát triển sản xuất do thiếu tự do dân chủ
Tập đoàn NN thua lỗ khắp nơi vì tham nhũng tràn lan!

Dân muốn được trực tiếp bầu ra người lãnh đạo của nhân dân
Từ trong số những tổ chức được cạnh tranh bình đẳng
Nếu ông giỏi, dân sẽ bầu ông trở thành người chiến thắng
Để tiếp tục lãnh đạo nhân dân, xin ông chớ băn khoăn!

Dân muốn được sở hữu về tư liệu sản xuất để chủ động làm ăn
Và muốn Hiến Pháp công nhận cho người cày có ruộng
Để họ yên tâm sản xuất lâu dài nhằm nâng cao đời sống
Không bị cưỡng cướp đất đai khi giải phóng mặt bằng

Dân muốn “Quân đội là của dân và vì nhân dân phục vụ!”
Như câu khẩu hiệu tướng Giáp đã nêu khi vừa mới ra đời
Theo tôi nghĩ, câu khẩu hiệu này đã đi vào lịch sử
Quân đội chỉ để chống giặc ngoại xâm là đúng lắm ông ơi!

Các phe phái cạnh tranh nhau không nên dùng quân đội
Để khỏi xẩy ra huynh đệ tương tàn làm dân tộc thương đau
Nhiều quốc gia để quân đội không tham gia đảng phái
Là nhằm tránh nội chiến xẩy ra chứ có xấu xa đâu?

Theo tôi nghĩ, quân đội ta luôn vì dân vì nước
Bảo vệ ngư trường và vùng dầu khí ở Biển Đông
Bao năm đảng dùng quân đội để đánh quân xâm lược
Nay giặc quấy phá ta, sao không cho họ đánh thưa ông?

Giặc đang dùng “đường lưỡi bò” đòi chiếm trọn Biển Đông
Vì các ông làm ngơ, nên người dân phải xuống đường gào thét
Nên chăng dùng lại câu HP 80 ghi“Giặc Tàu là kẻ thù truyền kiếp”?
Vào HP sửa đổi 92 để quân đội cùng toàn dân đoàn kết cứu non sông!

Tôi đã bái phục ông thuở ông còn làm nghiên cứu sinh ở bên Bun ông ạ!
Một giáo sư Bun sau này dạy tôi khen, ông “Khitrôumen” lắm ông ơi![1]
Mong Hiến Pháp sửa đổi lần này ông sẽ làm cho nhân dân phấn khởi
Vì đã thỏa được nguyện ước của toàn dân, của đất nước giống nòi!

Quốc Hội đã kêu gọi dân góp ý kiến cho Hiến Pháp 92 sửa đổi
Góp ý kiến thế nào là tùy tấm lòng và trình độ của mỗi người
Tiếp thu ý kiến dân đến đâu là tùy ông chứ dân đâu bắt tội
Các thầy giáo Bun của ta đòi thay hẳn Hiến Pháp Bun[2]
Mà đâu có phản động, ông ơi!

Hà Nội, 3/3/2013
Tác giả gửi cho QC
…………………………………………
 [1]-“Khitrôumen” tiếng Bungari có nghĩa là khéo léo, sắc sảo, khôn ngoan…để chỉ những người linh lợi, hoạt bát trong giao tiếp. Tôi và ông chủ tịch đều làm luận án tiến sĩ ở Bungari. Ông này làm về kinh tế, còn tôi làm về toán, nhưng ông được sang nghiên cứu sinh trước tôi 3 năm khác đoàn và về nước trước, nên tôi chưa kịp làm quen. Vị giáo sư dạy triết học của tôi cũng là thầy giáo của ông ta trước đây hay nhắc đến ông ta lắm, thỉnh thoảng lại trìu mến hỏi tôi: “Mày có biết thằng Sinh Hùng Nguyễn bây giờ nó ở đâu không? Nó “khitrôumen” lắm!” (Trong tiếng Bun, chữ “mày”, “thằng”, “nó” để thể hiện sự thân thiện, trân quý).
 [2]- Năm 1990, Quốc Hội Bun-ga-ri đã xin trưng cầu dân ý để thay đổi hoàn toàn bản Hiến Pháp đã có trước đó do cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 8 năm 1945 lập ra.





NGHĨ QUẨN …


Võ Trung Hiếu
313856_568556743164292_1813304123_nỞ một đất nước người dân rủ nhau trốn thuế
Còn các loại thuế mỗi lúc một nhiều
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước người dân không buồn lên tiếng
Thậm chí nhiều người không thèm đọc báo nghe đài
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước mà đi đâu cũng nghe hai từ ” nhân dân “
Nhưng Hiến Pháp được hàng nghìn người yêu cầu viết lại
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước mà nhân tài không buồn cống hiến
Nhiều cuộc tuyển chọn kết quả đến từ cửa sau
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước ra đường đầy trộm cướp
Nhà tù bỗng chốc trở thành quá tải
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước khách du lịch nghe đầy tai những lời than vãn
Từ miệng gã xe ôm đến ngài giáo sư
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước mà sách giáo khoa được cải cách hàng năm
Bệnh nhân lũ lượt nằm dưới gầm giường
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Ở một đất nước mà sự thật được rỉ tai nhau ngoài quán cà phê
Sự giả tạo, tệ bè phái, chứng cơ hội ngập ngụa phát tán trong hội trường, công sở
Không hề là chuyện đùa
Hẳn phải có lý do …
Hãy thử nhìn quanh, chơi trò tự vấn
Tiền thuế được dùng vào những việc gì ?
Ai biết lắng nghe những lời thẳng thắn ?
Chất xám từ đâu và chảy đi đâu ?
Kỷ cương, pháp luật có còn đủ mạnh ?
Một khi xã hội khủng hoảng niềm tin
Con người sẽ lấy gì làm lẽ sống ?
Đất nước nào cũng cần một tương lai
Cũng cần phát triển, hoà bình, no ấm
Cũng cần hoà cùng thế giới văn minh
Lũ trẻ cần lớn lên trong hy vọng…
Ở một đất nước
Mỗi ngày trên báo là những chuyện thật như đùa
Cười ra nước mắt
Nghĩ quẩn mãi cũng buồn
Nhưng ngạn ngữ từng nói
“Everything happens for a reason “
Mọi thứ sinh ra trên đời phải có lý do
2.3.2013
VTH
Tác giả gửi QC


CHỦ NHẬT, NGÀY 17 THÁNG HAI NĂM 2013


Xin hương hồn các anh về chứng giám cho chúng tôi.

Chúng tôi là những người chịu ơn Các Anh vì nếu không có Các Anh, đất nước ta bị Trung Cộng chiếm từ năm 1979 rồi.
Với tôi, ngoài tư cách của người chịu ơn, tôi với Các Anh còn là đồng đội.

Để đặt được vòng hoa, thắp nén hương gọi Các Anh về, nối cõi âm dương, chúng tôi đã phải chạy đi 3 nơi: Đài Cảm tử, Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn, cuối cùng chạy đến chân tượng Vua Quang Trung nhưng rồi cũng không trọn ven. 

Mang vòng hoa, mang hương đến đâu, chúng tôi cũng bị cấm. Thắm hương tưởng nhớ hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc mà bị cấm. Thử hỏi có nơi nào trên trái đất này có sự cấm đoán kỳ quặc và quái đản như thế này không.


Cuối cùng thì một nén hương cũng không được thắp lên. Vòng hoa mang đến địa điểm thứ ba là tượng Vua Quang Trung đặt vội nhưng sau đó bảo vệ ra đòi phá. Chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ. Nhưng chắc là sau khi về, người ta đã ném vào thùng rác mất rồi.

Không thắp được nén hương cho Các Anh, tôi áy náy vô cùng. Tôi muốn nói với Các Anh rằng, lòng chúng tôi đâu vong ân bội nghĩa như thế. Tôi biết Các Anh đang bị lãng quên. Nếu chúng tôi không thắp hương cho Các Anh thì ai là người tri ân Các Anh đây.

Tại sao chúng tôi hay làm những việc gọi là nhạy cảm? Ví như giúp đỡ những người khó khăn nói chung thì đã có nhiều người làm và chúng tôi cũng đã làm. Nhưng giúp đỡ dân oan là việc ít ai dám làm vì được coi là nhạy cảm. Vậy nếu không ai làm thì những người khốn khổ ấy ai giúp đây.

Thắp hương cho các liệt sĩ chống Mỹ đã có nhiều người làm. Nhưng thắp hương cho các liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược được coi là việc nhạy cảm, nếu ai cũng sợ thì ai là người hương khói cho Các Anh đây.

Những hình ảnh và đoạn video sau đây đã nói lên tất cả. Các anh vào mạng mà xem, qua đó, Các Anh sẽ nhận ra kẻ nào chủ trương không cho nhân dân tưởng nhớ đến Các Anh. Các Anh sống khôn thác thiêng thì về vật chết bọn vong ân bội nghĩa đi.


Trước đài cảm tử là bãi giữ xe thuê, giá 20.000 đ/chiếc



"Tưởng niệm các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên mặt chống quân Trung Cộng xâm lược"

Giằng co ở tượng đài Cảm tử rất căng thẳng



Làm việc xấu nên phải che mặt


Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ giơ cao vòng hoa lên. Một tên mặc thường phục yêu cầu đặt xuống đất. Tôi nói to "Quyền và Ngữ có nhiệm vụ bảo vệ vòng hoa. Giơ cao lên".



 Đành đứng bên ngoài dâng vòng hoa cho liệt sĩ


 Một tiểu đội lính quân đội VN đương thời ngăn cản xua đuổi không cho viếng liệt sĩ quân đội VN thế hệ trước (đài Bắc Sơn)


Hương phải để lên rào sắt với hy vọng Các Anh trông thấy



 Đành đứng bên ngoài đài Bắc Sơn bái vọng 


Tí Hớn nói với bố: "Nếu không có những người đã hy sinh thì sao chúng ta được yên như thế này, sao mà phá hoa của họ. Thật là những người xấu xa".






 Bảo vệ vòng hoa tại chân tượng đài Vua Quang Trung

17/2/2013
Tường Thụy
Ảnh: Tường Thụy và bạn


CHỦ NHẬT, NGÀY 09 THÁNG CHÍN NĂM 2012


Có phải Nhà nước Việt Nam ngầm công nhận "đường lưỡi bò" ngoài biển đông là của Trung Quốc?

TRẦN MẠNH HẢO
Sáng nay, vào đọc các báo mạng lề phải ( mà không phải), lề trái ( mà không trái) đều thấy in bài của Thông tấn xã Việt Nam nhan đề : “Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường sự tin cậy” nói về cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiêm chủ tịch -tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại diễn đàn APEC 20 Vladivostok ( Nga). Riêng báo Tuổi Trẻ đặt lại “tít-đầu đề” : “Không để biển đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung’ đúng nhất với tinh thần nội dung thảo luận của hai vị chủ tịch hai nước : NƯỚC MÔI và NƯỚC RĂNG, xin trích :
“Thứ Bảy, 08/09/2012, 08:12 (GMT+7)
Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung
TT - Ngày 7-9 tại Vladivostok (Nga), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân Hội nghị cấp cao APEC 20 -Ảnh: Giản Thanh Sơn
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới như duy trì, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước; tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.”(hết trích)
http://tuoitre.vn/The-gioi/510587/Khong-de-bien-Dong-anh-huong-quan-he-Viet---Trung.html
Khi hai vị đứng đầu nhà nước đã bỏ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ là phần đường ranh biển Đông do Trung Quốc đã vẽ tấm bản đồ xâm lược cướp hết biển Đông của Việt Nam ra ngoài nghị sự, ra ngoài các cuộc đàm phán song phương, thì thôi rồi Lượm ơi, chủ tịch Trương Tấn Sang coi như đã công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ăn cướp hết biển Việt Nam của Trung Quốc là biển của Trung Quốc rồi …
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và mấy đảo Trường sa, lại đưa 23.000 tàu vũ trang treo lưới đánh cá tràn ngập hai quần đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam như cơm bữa, cướp tàu cướp cá, cướp hết ngư trường của dân Việt Nam trên chính biển của Việt Nam mà quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp à ?
Đã thế, Trung Quốc sẽ nâng mối quan hệ hai nước tốt đẹp lên bội phần là sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc tháng 11 này, Trung Quốc sẽ cho biển người, biển tàu, biển hạm đội tràn ngập chiếm hết quần đảo Trường Sa của Việt Nam; vì theo thỏa thuận này, Việt Nam vẫn sẽ vui vẻ phấn khởi vỗ tay hoan hô 4 tốt và 16 chữ vàng ( khè), vẫn ngồi im xem NƯỚC RĂNG CHIẾM HẾT BIỂN NƯỚC MÔI  sao mà nhanh rứa ( không phải Tô Huy…) ?
Dù Trung Quốc có chiếm hết biển Đông thì mối quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp, đúng như thỏa thuận của ông Trương Tấn Sang và ông hồ Cẩm Đào tại Vladivostok hôm qua : bỏ vấn đề BIỂN ĐÔNG ra ngoài cac cuốc đàm phán giữa hai nước: KHÔNG ĐỂ BIỂN ĐÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ HAI NƯỚC. Đến đây thì nhà bình luận quốc tế bất đắc dĩ là Trần Mạnh Hảo cũng phải thốt lên rằng : Chính quyền của đảng cộng sản đang cai trị Việt Nam đã ngầm công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ĂN CƯỚP NGOÀI BIỂN ĐÔNG LÀ CHÍNH THỨC CỦA TRUNG QUỐC rồi ! Than ôi, thời oanh liệt ( Ngô Lý Trần Lê Nguyễn ( Tây Sơn) nay còn đâu …?
Người viết bài này hồi còn bé đã được Đảng dạy cho bài hát đến giờ còn thuộc : “ Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…”…Hóa ra, vấn đề lưỡi bò hôm nay hai đảng anh em Trung Việt đã thỏa thuận từ xưa : BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA CHUNG HAI NƯỚC : nước tôi lớn tôi lấy phần biển lớn,  đồng chí nước bé lấy phần biển bé…trước sau rồi mục tiếu xã hội chủ nghĩa cũng phải đến là xóa bỏ biên giới Việt Trung …
Mới thấy lời lên án bọn “ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm kỷ niệm quốc khánh 2-9-2012 vừa qua là chuyện thật như đùa hay chuyện đùa như thật ? Do đó, ông Trương Tấn Sang mới thấy mình và các đồng chí của ông lấy làm  “ HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN” lắm lắm…
Sài Gòn 08-9-2012
Trần Mạnh Hảo
Tác giả gửi cho NTT blog



CẦN CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ ĐỂ CHỨNG MINH  LUẬN ĐIỂM ĐÓ LÀ KHÔNG ĐÚNG – Bình luận

           Hồi còn sống, đương chức, tổng thống Việt Nam Cộng Hoà là ông Nguyễn Văn Thiệu có nói lên một luận điểm về đảng cộng sản: “ Đừng nghe cộng sản nói, hãy xem kỹ những việc cộng sản làm.”
            Để chứng minh luận điểm trên của ông Nguyễn Văn Thiệu là sai lầm, theo thiển ý tôi, đảng cộng sản đang nắm quyền độc tôn lãnh đạo và nhà nước Việt Nam hãy thực thi:
       -  Nên kéo dài thời gian thảo luận việc sửa đổi hiến pháp 1992 trong nhân dân, công bố công khai, minh bạch đầy đủ tất cả những ý kiến của mọi người dân muốn tham gia cuộc thảo luận này.
          Nhất là vấn đề điều 4, trong hiến pháp năm 1992, có nên để lại hay không?
       -  Những vụ xử án chính trị liên quan đến an ninh, ổn định thể chế cần xử công khai, rõ ràng cho toàn dân, dư luận trong nước và nước ngoài biết, không xử án “ bỏ túi”, theo sự chỉ đạo ở trên. Điều đó thể hiện một nhà nước dân chủ, vững mạnh, đảng cầm quyền là chính đáng.      
         - Với những vụ tham ô lớn cần phải xử công khai, tuyên phạt thật nặng cho dù đối tượng bị xử ở bất cứ chức vụ nào. Chức vụ càng lớn, án phạt càng nặng, tịch thu toàn bộ tài sản, sung vào công quỹ.
        - Lực lượng quân đội, công an không phục vụ mục đích tồn tại bất cứ đảng phái nào, chỉ phục vụ một mục đích duy nhất, bản vệ toàn vẹn lãnh thổ, cuộc sống củai moi người, ổn định xã hội,  chống xâm lược.
          - Với các thế lực phản động lăm le xâm chiếm nước ta, như nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay, đảng và nhà nước dựa vào sức mạnh của nhân dân, của cả dân tộc và dư luận tiến bộ trên thế giới thể hiện một bản lĩnh cương quyết, khôn khéo, tự tin để buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ dã tâm đó và trả lại Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa và những vùng đất trên biên giới mà họ lấn chiếm trái phép.
       - Cần có một văn đàn công khai tất cả những những bài viết, tiếng nói phản biện của các trí thức yêu nước, giàu lòng tự trọng muốn cống hiến tất cả sức lực, trí tuệ vào sự phục hưng, cường thịnh của dân tộc. Có sự tranh luận công khai, không truy chụp, không cắt xén, xuyên tạc… trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng, thượng tôn pháp luật.  Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho những cuộc biểu tình của nhưng người yêu nước được diễn ra, không đàn áp, bắt bớ, truy chụp … Điều đó cũng thể hiện một nhà nước văn minh, một đảng cầm quyền tiến bộ.
      - Với bộ máy hành chính quá cồng kềnh như hiện nay, quan liêu, hành dân… cần có những giải pháp cải cách đồng bộ, khoa học để tổ chức bộ máy hành chính này gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. Muốn làm được điều này cần dựa vào ý kiến của các nhà khoa học, có kinh nghiện tổ chức ở trong nước và nước ngoài, kể cả những trí thức ngoài đảng để thực hiện, chứ không phải bằng những nghị quyết, báo cáo…duy ý trí, lý luận suông.
       - Nếu không thực hiện được những điều trên và còn nhiều điều nữa, những người tri thức yêu nước chân chính, người dân đóng góp, đảng tự nguyện rút lui, chấm dứt một vai trò lịch sử giành thống nhất dân tộc, toàn dân ghi ơn. Đảng nhường quyền cho quốc hội đứng ra lập những đảng mới, thông qua một cuộc bầu cử dân chủ, tự do, minh bạch có sự giám sát quốc tế bầu lên một đảng cầm quyền thay đảng cũ, được dân tin tưởng, quốc tế ủng hộ, lãnh đạo đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.
      …
      Còn thêm nhiều ý kiến của mọi tầng lớp xã hội, nhất là các văn sỹ, trí thức yêu nước, các vị tướng lĩnh đương chức, về hưu muốn đóng góp nhiều ý kiến để đảng giữ được quyền lãnh đạo, thể hiện sức mạnh của mình bằng lòng tin của người dân, chứ  không phải là sự áp đặt,  truy chụp, là sử dụng sức mạnh của cường quyền, vũ khí, đàn áp…
         Nếu đảng thực hiện đúng như thế thì luận điểm của ông Nguyễn Văn Thiệu về đảng cộng sản là sai hoàn toàn, không ai ủng hộ.
         Còn nếu không phải như thế, chẳng lẽ đảng cộng sản lại muốn chứng minh, luận điểm đó của ông Nguyễn Văn Thiệu là đúng!!!  

Ha Ngoc - "Đảng ta vĩ đại thật"

Ha Ngoc
Tên tôi là: Ha Ngoc, điện thoại: 0916 565 xx, địa chỉ: Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Lời Chủ Tịch HCM: ĐẢNG TA VĨ ĐẠI THẬT. Từ đó đến nay, mấy chục năm trôi qua, mặc cho con tạo xoay vần tôi vẫn muốn nói rằng ĐẢNG TA THẬT LÀ VĨ ĐẠI. Và cũng mấy chục năm ấy và kể cả từ nay về sau các thế hệ trong gia đình tôi vẫn hoàn toàn yên tâm giao trọn sinh mệnh mình cho ĐẢNG mặc dù không có ai là đảng viên ĐCS.
Cứ tưởng mãi muôn đời được yên thân, nhưng nay lắm kẻ bậy xằng, tự ví mình như trí tuệ cao siêu mưu đem chút tài mọn ra để gánh vác việc non sông, lo cho xã tắc sơn hà. Vải thưa không che được mắt thánh, lũ các người không thể dấu được toan tính sâu xa, chớ có hòng làm rối ren cuộc sống đang ấm no hạnh phúc của nhân dân, hãy cứ để yên cho đảng lãnh đạo.
Nhân dân VN ta vĩ đại và cũng cực kỳ sáng suốt, biết lựa chọn cho mình ai là người lãnh đạo. Nếu các người muốn lập đảng này, phái nọ để chen chân vào vũ đài thì chẳng cần phải có điều bốn trong HP, cũng không ai khác chính Nhân Dân sẽ cho các người biết thế nào là lễ độ, các người sẽ bị đo ván, sẽ bị ra rìa, sẽ hổ thẹn. Theo ngu kiến của choa thì các người đừng hão huyền, bầy đom đóm trong đám cỏ hôi làm sao sánh được với vầng nhật nguyệt giữa trời.
Rằng ơn thánh đế dồi dào.
Tưới ra đã khắp thấm vào đã lâu
Bình thành công đức bấy lâu.
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao
Bao năm qua Đảng với dân, dân với Đảng đồng hành, gắn kết vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, nhà nhà, người người ấm no tự do hạnh phúc. dân ta ơn Đảng đã nhiều, tôi chưa bao giờ đọc qua hiến pháp, xưa nay chẵng biết điều 4 là cái chi. Nay nhờ các ngươi mới biết điều 4 là chân lý chói qua tim, là linh hồn của non nước tự mấy chục năm.
Nhưng nay lắm kẻ bậy xằng, không tự lượng sức mình, khoe cái tấm thân còm đeo dính ba mươi sáu cái xương sườn định diễu võ dương oai trước bàn dân thiên hạ, thật cái thứ chẳng ra chi. “Chớ đem trần cấu dự vào bố kinh“.
Hỡi ông Tổng bí thư, hỡi các vị trong BCT, các vị ủy viên TW, các ông là những người tài đức vẹn toàn luôn được nhân dân cả nước kính mến, nhân dân cả nước tin tưởng và yên tâm khi có đảng lãnh đạo. Dù không có điều 4 trong HP thì chân lý Đảng lãnh đạo CMVN vẫn không có gì thay đổi, những thắng lợi vĩ đại trong thời gian qua đã khẳng định điều đó. Các vị cứ yên tâm bỏ điều 4 đi và dạy cho những kẻ nào hoang tưởng, có ý định bước lên vũ đài bài học muôn đời cay đắng. Nhân dân cả nước luôn kỳ vọng vào các vị và muốn khảng định rằng bỏ điều 4 Đảng không hề tự sát, Đảng sẽ vĩ đại gấp vạn lần nếu bỏ điều 4. Bỏ điều 4 thì chân lý “Đảng ta vĩ đại thật” lại được phủ lên một lớp son vàng chói lọi. Hãy dũng cảm lên những người con ưu tú của tổ quốc, đây là cơ hội để các vị ghi tên mình vào sử bia nơi văn miếu. Đây cũng là cơ hội để chứng minh người cộng sản là bất tử và do chân lý sinh ra.
Cũng nhân ngày góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp, ngày hội lớn của non song đất nước, nay tôi trịnh trọng tuyên bố:
1- Từ trước đến nay tôi không quan tâm đến điều 4 hiến pháp.
2- Từ nay về sau tôi vẫn không quan tâm đến điều 4 hiến pháp.
3- Tôi luôn khẳng định vai trò tuyệt đối về sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc kể cả không có điều 4 hiến pháp.
4- Tôi luôn tin tưởng nhân dân cả nước chắc chắn sẽ tin tưởng và lựa chọn lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc kể cả không có điều 4 hiến pháp.
Chỉ cần như thế thôi, tôi thấy rằng điều 4 HP nếu có cũng chỉ là vẽ rắn thêm chân chứ thực sự không cần. Tôi cũng muốn nói với tất cả những ai là ĐV ĐCS VN đừng biến mình thành những họa sĩ tồi, hãy suy nghĩ giúp câu: “Nên rồng lọ phải thêm chân rắn“.
Bình Dương, 28 tháng 2 năm 2013
ha ngoc gửi hôm Thứ Bảy, 02/03/2013

THỨ BẢY, NGÀY 02 THÁNG BA NĂM 2013


QĐ NGHỈ HƯU 360/QĐ-TTG CỦA TƯỚNG HƯỞNG DO THỦ TƯỚNG KÝ LÀ SAI " MẪU QUYẾT ĐỊNH NGHỈ HƯU" ĐƯỢC QUY ĐỊNH THEO NĐ 46/2010/NĐ-CP?

Đọc thông tin về quyết định nghỉ hưu của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký thấy có mấy điều sái so với các quy định hiện hành:
1/ Theo Nghị định số 46/2010/-CPquy định tại Điều 11. Quyết định nghỉ hưu
“1.Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy Quyết định 360/QĐ-TTG do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký đã không tuân thủ mẫu Quyết định nghỉ hưu đã được ban hành kèm theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP ? Và nếu theo Điều 11 của Nghị định 46 thì nếu Tướng Nguyễn Văn Hưởng nghỉ hưu từ 1/3/2013 thì quyết định nghỉ hưu phải được ban hành trước đó 3 tháng, tức từ 1/12/2012 ?
2/ Điều bất thường trong Quyết định 360/QĐ-TTg tại Điều 2 ghi: Căn cứ Quyết định của Bộ Chính trị số 690/QĐNS/TW NGÀY 31/1/2013; là phần căn cứ trong mẫu quy định quyết định nghỉ hưu không cho phép đưa vào ?
Nếu căn cứ vào điều này của Quyết định 360 thì hóa ra Bộ Chính trị trực tiếp nhúng ta điều hành việc nghỉ hưu của quan chức chính phủ là một việc làm vi phạm Hiến pháp và Điều lệ Đảng?
Như chúng ta biết theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp thì Đảng lãnh đạo nhà nước theo hình thức: cử người vào các vị trí quan trọng của Bộ máy nhà nước; một cán bộ nào đó của Đảng khi được cử vào một vị trí nào đó thì phải đảm nhận công việc theo Hiến pháp và pháp luật chứ không chỉ là bù nhìn của Đảng?
Hiện nay tổ chức Đảng có các quy định phân cấp có loại cán bộ cấp thứ trưởng trở lên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý về mặt nhân sự; Sự quản lý này thường theo cách như sau: Mỗi khi cần điều chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật hoặc cho nghỉ hưu thì cơ quan Đảng có một văn bản thỏa thuận, phê chuẩn việc thuyên chuyển này, việc này chỉ nội bộ Đảng biết với nhau và không công khai...Trên cơ sở này cơ quan nhà nước ban hành quyết định hành chính và không bao giờ lộ vở ra cái việc điều chuyển này căn cứ văn bản nọ kia của cơ quan Đảng ban hành trước đó?
Việc Thủ tướng ban hành quyết định 360 vừa sai mẫu quyết định nghỉ hưu do chính Chính phủ quy định vừa tóe loe lên cả trên mặt báo cái việc Bộ Chính trị nhúng tay vào nhân sự chính phủ là một việc làm vi phạm pháp luật ?
Phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "phản thùng " Bộ Chính trị, cho tóe loe lên mặt báo về chuyện Bộ Chính trị áp đặt chuyện nghỉ hưu của Tướng Hưởng ?!
Đối với tướng Nguyễn Văn Hưởng, với quyết định này, ông sẽ không có lương hưu và không biết sẽ được nhận lương hưu ở đâu ?!
Qua vụ này cho thấy: khâu hành chính- văn phòng của Chính phủ lôm côm và tùy tiện quá mức ?!




 
Quyết định nghỉ hưu của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Ảnh: Chinhphu.vn


Phô lôc Ii
MÉU QUYÕT §ÞNH nghØ h­ƯU
(Ban hµnh kÌm theo NghÞ ®Þnh sè 46/2010/N§-CP
ngµy 27 th¸ng 4 n¨m 2010  cña ChÝnh phñ)
__________


.....(1)....


Số:         /QĐ-....
Céng hßA x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
_______________________________________

...., NGÀY..... THÁNG..... NĂM....

 

QuyÕt ®Þnh

Về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
________________

 

................... (1) ...................

-Căn cứ  Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
-Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
-Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
-Căn cứ Nghị định số 46 /2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4  năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
Xét đề nghị của .....(2).....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ông (bà) ................................................... Số sổ BHXH:  .................
Sinh ngày: .... tháng ..... năm ............................................................................
Nơi sinh: .............................................................................................................
Chức vụ: .............................................................................................................
Đơn vị công tác: ................................................................................................
Được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày...tháng...năm....
Nơi cư trú sau khi nghỉ hưu:.............................................................................
Điều 2. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông (bà) .............. do Bảo hiểm xã hội tỉnh (thành phố)........ giải quyết theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và ông (bà) ....... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BHXH tỉnh (thành phố)......
- Lưu....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ...(1)....
 (Ký tªn, ®ãng dÊu)

Ghi chú:

(1): Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức;
(2): Người đứng đầu đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ
     của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức










Đa sở hữu đất đai: Tại sao không?


imagesLời dẫn của Dân Luận: Bác Nguyễn Vạn Phú đặt câu hỏi tại sao những thứ giáo điều khác như “giá trị thặng dư” Đảng CSVN đều mạnh dạn từ bỏ, trong khi “sở hữu toàn dân” về đất đai lại vẫn giữ? Thực ra rất dễ trả lời câu hỏi này: Bỏ tư tưởng giáo điều này và giữ tư tưởng giáo điều kia đều do lợi ích của Đảng quyết định. Có bỏ “giá trị thặng dư” Đảng mới thu hút đượcđầu tư nước ngoài, mới đạt được con số tăng trưởng GDP ấn tượng. Giữ sở hữu đất đai toàn dân thì Đảng mới có thể tuỳ tiện tước đoạt đất đai của người dân với cái giá rẻ mạt. Cái nguồn lợi từ đất đai đối Đảng là đặc biệt quan trọng, nó chính là một trong những chất kết dính để Đảng không sụp đổ…
Những lập luận đằng sau sự khẳng định đất đai phải thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý hầu như vắng bóng. Không ai giải thích cho cặn kẽ vì sao không cho nông dân sở hữu mảnh đất họ đang canh tác.
Dường như sự “kiên định” này là do quán tính: hễ nói đến chủ nghĩa xã hội thì đất đai phải của tập thể như cách suy nghĩ ngày xưa, nông dân phải vào hợp tác xã mới đúng định hướng chứ không được làm ăn riêng lẻ.
Điều mỉa mai là những nguyên tắc mang tính giáo điều đó đã bị bỏ đi trong các lãnh vực khác, trừ đất đai. Doanh nghiệp tư nhân, kể cả nước ngoài được phép “bóc lột” thoải mái “giá trị thặng dư”, quy mô càng lớn càng được khuyến khích.
Đứng ở góc độ lý thuyết, hiện nay chúng ta đã thừa nhận một nền kinh tế đa sở hữu, trong đó chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân được cam kết bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ. Cách đây hai năm, tranh luận về chế độ công hữu các tư liệu sản xuất – điểm then chốt của chủ nghĩa xã hội – đã kết thúc với kết quả là khái niệm này đã được gác lại. Các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa, tức đa dạng hóa sở hữu, chứ đâu có khăng khăng nhà nước phải làm chủ.
Nay với nông dân, tại sao không thể mạnh dạn áp dụng một sự ứng xử tương tự – tức là công nhận người dân có quyền sở hữu đất đai – là tư liệu sản xuất chính của họ. Làm khác đi là không tạo ra sự công bằng, là tước bỏ của người nông dân cái quyền họ mơ ước bao giờ nay. Làm khác đi, có nghĩa chỉ áp dụng “định hướng xã hội chủ nghĩa” với nông dân, còn giới doanh nghiệp thì thôi khỏi? Hay nhìn ở góc ngược lại, xây dựng nền nông nghiệp mà đất đai không vận hành theo đúng quy luật thị trường thì, đến một ngưỡng nào đó, làm sao nông nghiệp phát triển tiếp tục.
Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai dẫn đến một số lo ngại – vấn đề là những lo ngại này có cơ sở hay chỉ là lo ngại vô căn cứ?
Lo ngại đầu tiên là sở hữu tư nhân sẽ dẫn đến tích lũy ruộng đất, làm nảy sinh “tầng lớp địa chủ” mới. Cái vô căn cứ ở đây là ràng buộc hạn điền vẫn còn đó; thậm chí nếu sau này không còn hạn điền nữa, người nào muốn canh tác quy mô lớn, tại sao không khuyến khích? Điều đó khác gì một chủ doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuyển hàng ngàn công nhân? Không lẽ một bên khuyến khích, một bên thì cấm?
Lo ngại thứ nhì là đất đai của tư nhân sẽ khó giải tỏa để làm các công trình công cộng hay đơn thuần là để phát triển các khu đô thị mới. Cái khó của việc giải tỏa sẽ tồn tại dù đất là thuộc quyền sử dụng hay quyền sở hữu của người dân. Vấn đề là chính sách công bằng, công trình thật sự cần thiết và quyền lợi của người có đất được tôn trọng thì không có gì khó khăn cả. Thật ra, để bảo vệ quyền lợi của người dân nghèo chỉ còn mảnh đất để canh tác thì càng khó giải tỏa đất càng tốt chứ sao. Để bất kỳ công trình nào cũng phải cân nhắc thiệt hơn chứ không làm đại, làm theo kiểu dự án treo, rồi đẩy người dân vào chỗ mất đất.
Ngược lại, cái lợi của một chế độ đa sở hữu sẽ rất nhiều: nông dân sẽ ứng xử với đất như người chủ chứ không như người thuê như hiện nay, năng suất ắt sẽ tăng, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao. Ngày xưa chỉ cần mảnh đất 5% mà người dân đã có thể xoay xở vượt qua những năm tháng khó khăn của thời bao cấp; nay được sở hữu 100% thì người nông dân sẽ làm ra điều thần kỳ mới.
Quan trọng nhất, hiện tượng đau lòng khi những người dân bị tước mất đất, phải vác đơn đi khiếu kiện khắp nơi sẽ không còn nữa. Giới cường hào mới ở các địa phương không còn có thể dễ dàng vẽ ra dự án để tước đoạt đất của dân; giới làm ăn bất lương không thể cấu kết với giới có quyền lực để đuổi người dân ra khỏi ngôn nhà của họ. Đó mới gọi là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa nếu hiểu khái niệm này theo nghĩa chính xác nhất của nó.










Tướng Hưởng về hưu, có chi mà ồn ào?


214640_tMỗi chuyện ông Hưởng về hưu mà râm ran cả ngày thứ bảy, báo lề dân lẫn báo lề đảng đều hớn hở đưa tin. Quê choa mấy lần định đưa tin nhưng lại thôi, nghĩ đi nghĩ lại đưa cái tin này nó dở hơi, buồn cười thế nào a.
Không đưa tin nhưng mình cố soi xem người ta bình luận về vụ này thế nào. Rất ít bình luận, thẳng hoặc có đá qua vài câu chứ chẳng bình luận gì. Có lẽ Anh Ba Sàm bình luận dài nhất, thú vị nhất.
Anh Ba Sàm bình luận như vầy: Không biết đây có phải là lần đầu tiên, một quyết định về hưu được chụp lại, đưa lên cả mặt báo? Tại sao đặc biệt vậy ta? Bổ sung lúc 12h05′:  Blogger Đồng Phụng Việt bình luận trên FB: Chưa bao giờ thấy vụ này: Đưa tin một cá nhân nghỉ hưu mà lại lấy quyết định cho đương sự nghỉ hưu làm… ảnh minh họa. Quyết định cho nghỉ hưu là loại văn bản chỉ phổ biến trong phạm vi tổ chức – hành chính, đâu dễ kiếm để làm ảnh minh họa như vậy! Thử ngẫm nghĩ thì thấy hai khả năng:
(1) Đương sự là kẻ được nhiều người yêu thương, kính trọng nên chuyện đương sự nghỉ hưu khiến nhiều người ngậm ngùi, tiếc nuối. (2) Ngược lại, đương sự bị nhiều người khinh bỉ, thù ghét và chuyện đương sự nghỉ hưu làm nhiều người hởi lòng, hởi dạ thành ra người ta chọn cách trình bày thông tin giống như… báo hỉ! Một viên tướng như Nguyễn Văn Hưởng thì không thể có khả năng (1).
Ngoài khả năng (2) thì do viên tướng này là cật ruột của Thủ tướng, mà Thủ tướng cũng là nhân vật bị nhiều người khinh bỉ, thù ghét nên có thêm khả năng thứ (3): Thủ tướng gián tiếp phân bua với thiên hạ – qua không xài “nó” nữa, ai vì thù nó mà ghét qua thì bỏ qua cho qua. Qua cám ơn! Dù khả năng (2) hay khả năng (3) thì cũng thấy tội thiệt! Xem tin này, không biết mấy ông đang nhảy múa như ông Hưởng hồi xưa có ngẫm ra được gì không?
Công nhận Anh Ba Sàm to gan, mình chẳng dám nói như rứa, nhưng mà mình cũng nghĩ như rứa, hi hi.
Dân luận dẫn tin BBC nhưng lại ném ra cái sapo hơi bị hay: Theo ông Lê Thăng Long, tướng Hưởng đã từng vào gặp trực tiếp ông tại nhà giam B34, và khi đó ông Hưởng có nói đại ý là: chừng nào tôi chưa về hưu thì chưa thể có chuyện thay đổi (thể chế chính trị) gì hết. Mà hôm qua ông đã về hưu…
Cái này thì Dân luận hơi bị lạc quan cách mạng quá. Ông Hưởng tinh tướng vậy thôi chứ ổng cũng chỉ hạng con sâu cái kiến của Đảng, giống thằng Javert trong Những người khốn khổ của Balzac, giỏi lắm chỉ đàn áp, bắt bớ được mấy  bloggers chứ làm được cái dzầy! Phàm  ghét ai thì người ta muốn kẻ đó biến nhanh cho khuất mắt thôi, hy vọng kẻ đó đi rồi sẽ có gì đó đổi thay chỉ là hy vọng hão.
Mình không quen ông Hưởng và nói chung cũng không mấy quan tâm đến ông này, ngay cả khi nghe tin giật gân ổng là bồ cô Hồng Beo mình cũng không quan tâm. Một lần mình hỏi ông bạn nhà báo rất thân quen ông Hưởng, nói ông Hưởng là người thế nào? Ông nhà báo này ngẫm nghĩ hồi lâu, nói hồi mới gặp mình gọi bằng ông, quen rồi mình gọi bằng anh, bây giờ thì ngay cả khi trước mặt hắn mình cũng gọi bằng thằng.
 Đó là lý do dân chúng có chút hả hê khi Thủ tướng cho ông Hưởng  go out, có  lẽ thế chăng?