Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Những công dụng không ngờ cho sức khỏe từ rau má _ Xôn xao loại cỏ diệt ung thư có thể tìm thấy ở Việt Nam



Giật mình 5 tác hại của mồng tơi chưa từng được biết

Thái Phong (T.H) | 31/03/2015 08:02

Mồng tơi là loại thực phẩm rất quý. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho cơ thể.

Mồng tơi đã loại rau ăn phổ biến được ưa chuộng trong những ngày hè. Một bát canh cua rau mồng tơi có lẽ sẽ là "tâm điểm" thanh nhiệt giúp giải cái nóng nực khó chịu, đem lại sự ngon miệng cho người ăn.
Nhưng ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Vào thời xưa, khi người ta chưa biết sử dụng mùng tơi làm rau ăn thì loại rau này đã được dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.
Rau mồng tơi có đặc điểm nổi bật là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt.
Chính vì vậy, rau mồng tơi có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Những người bị táo bón lâu ngày, phân khô, cứng, thường có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn. Trường hợp này ăn rau mồng tơi hàng ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.
Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Đặc tính nổi bật không kém của rau mồng tơi là tính thanh nhiệt.
Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Không chỉ thanh nhiệt khi dùng làm thực phẩm, nếu bị bỏng nhẹ ngoài da cũng có thể dùng mùng tơi giã nát đắp vào vết bỏng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng.
Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng.
Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Chỉ dựa vào 2 công dụng nổi bật này đã thấy rằng mồng tơi là loại thực phẩm rất quý. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định.
Hãy chú ý những "mặt trái" dưới đây của rau mồng tơi để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.
- Mồng tơi có thể gây kém hấp thu:
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.
Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
- Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận:
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
- Gây mảng bám ở răng:
Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. Chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.
- Gây khó chịu trong dạ dày: 
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên  người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
theo Đại Lộ


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

"Bí quyết" giải độc gan cực kỳ đơn giản ai cũng có thể tự làm

Thái Phong (T.H) | 01/04/2015 10:24

Trong lớp cám của gạo lứt có chứa một loại chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và thanh lọc gan cực tốt.

Trong xu hướng ẩm thực hiện đại, càng ngày gạo lứt càng được ưa chuộng bởi ưu điểm giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Tính về thành phần, gạo lứt gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ. Trong gạo lứt có nhiều các vitamin như B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic...
Tính về nguyên tố vi lượng, gạo lứt giàu canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Đặc biệt, trong lớp cám của gạo lứt có chứa một loại chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Ít ai biết rằng gạo lứt là một loại dược liệu dùng để thanh lọc gan cực tốt.
"Bí quyết" giải độc gan cực kỳ đơn giản ai cũng có thể tự làm
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những người sử dụng gạo lứt để thanh lọc gan có hồng huyết cầu rất tròn, huyết thanh rất trong, máu rất sạch. Điều này chứng tỏ gạo lứt đã giúp gan làm việc cực tốt để loại bỏ độc tố và ký sinh trùng trong máu.
Không chỉ thanh lọc gan, gạo lứt còn giúp trị nhức vi, mỏi xương sống, làm bớt hoặc không còn đau nhức mỗi khi trở trời. Nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân, uống gạo lứt cộng với một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp giảm cân cực nhanh.
Nhờ có lượng chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chấm dứt tình trạng táo bón kéo dài. Nhờ thanh thải chất độc trong gan tốt nên đồng thời loại thực phẩm này giúp loại bỏ mùi hôi miệng.
Cách làm gạo lứt giải độc gan:
Rang gạo lứt cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng sậm, màu nâu hay nâu sậm tùy ý, nhưng chú ý đừng để gạo bị cháy.
Nấu gạo lứt với nước trên lửa nhỏ trong nhiều giờ rồi chắt lấy nước để uống.
Cách uống gạo lứt giải độc:
Nên uống nước gạo lứt thay nước hàng ngày.
theo Đại Lộ



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Thuốc hay dân gian trị khỏi viêm xoang chỉ từ 25 hạt gấc

Thái Phong (T.H) | 03/04/2015 12:18

Nếu bạn đang khổ sở vì bị bệnh viêm xoang hành hạ, có thể thử áp dụng bài thuốc dân gian hết sức đơn giản để trị tận gốc chứng bệnh này, đó là bài thuốc từ hạt gấc.

1. Hạt gấc là một vị thuốc quý
Trong Đông y, hạt gấc, còn được gọi là mộc miết tử, từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý.
Trong cuốn "Những cây thuốc thông thường" của TS. Võ Văn Chi, hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng. 
Theo y học hiện đại, trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…
Loại hạt này thực ra rất phổ biến trong nhân dân vi dân ta có thói quen đồ xôi với thịt gấc cả hạt. Hạt sau đó được nhặt ra, vứt đi nhưng cũng có một số người nhặt lại, bỏ vỏ cứng đem ngâm rượu dùng xoa bóp lúc bị đau khớp.
Cũng có người lấy nhân hạt gấc mài với rượu hoặc giấm thanh bôi vào những chỗ bị sưng tấy như mụn nhọt, sưng quay bị thì thấy rất mau khỏi nếu bôi liên tục, cứ khô lại bôi lại.
Hạt gấc ngâm rượu cũng được dùng bôi vào chỗ sưng vú. Bôi đi bôi lại liên tục thì cũng rất mau khỏi, chẳng kém gì loại thuốc đắt tiền nào.
Nhiều người không biết, hạt gấc còn có những công dụng chẳng khác gì mật gấu.
Trong chiến dịch kêu gọi con người không giết gấu lấy mật, các nhà khoa học kêu gọi người dân có thể thay thế mật gấu bằng hạt gấc. Những ứng dụng của mật gấu thì hạt gấc đều có thể dùng thay thế được mà hiệu quả cũng không kém gì.
Ví dụ như hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần.
Dùng trong trường hợp sang chấn như bị ngã, bị thương, tụ máu có thể dùng rượu này để bôi vào chỗ sang chấn, rất công hiệu.
Hạt gấc (Ảnh minh họa)
Hạt gấc (Ảnh minh họa)
2. Bài thuốc từ hạt gấc chữa bệnh viêm xoang:
Rất ít người biết rằng bệnh viêm xoang có thể chữa hiệu quả chỉ nhờ vào những hạt gấc lẽ ra đem vứt bỏ sau khi dùng thịt gấc để đồ xôi.
Cách làm cũng rất đơn giản: Lấy chừng 20 - 25 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm. Sau đó đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém không bỏ đi.
Ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang.
Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.
3. Lưu ý khi dùng hạt gấc chữa bệnh viêm xoang và các bệnh khác:
Tuy hạt gấc có những dược tính rất quý nhưng các sách Đông y xưa cũng khuyến cáo trong hạt gấc có chứa độc tính, có thể gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng đường uống.
Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép không nên dùng hạt gấc cho bệnh thuộc về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Hạt gấc chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc. Kết quả cho thấy liều dùng dưới 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết.
Điều đó chứng tỏ trong hạt gấc có chứa độc tính và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.
Vì thế khi dùng hạt gấc chữa viêm xoang hay bất cứ bệnh gì, cần chú ý chỉ dùng bôi ngoài da, liều lượng đúng theo chỉ dẫn phía trên là 2 - 4g/ngày và khi dùng nhớ nướng chín hạt.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email songkhoe@soha.vn.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!
theo Đại Lộ


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Xôn xao loại cỏ diệt ung thư có thể tìm thấy ở Việt Nam

Thái Phong (T.H) | 07/04/2015 07:36

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về rễ cây bồ công anh có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong vòng 24h.

Thực hư về độ xác thực của thông tin này ra sao?
TTXVN năm 2010 đã dẫn lại từ trang Natural News thông tin về công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor của Canada do nhà sinh hóa Siyaram Pandey đứng đầu.
Nghiên cứu cho rằng: chất chiết xuất từ rễ cây bồ công anh Trung Quốc có thể khiến các tế bào ung thư bạch huyết "tự chết".
Trước khi tiến hành nghiên cứu này, đã có 2 bệnh nhân bị ung thư máu cải thiện được sức khỏe của mình sau 1 thời gian uống trà bồ công anh.
Dựa trên cơ sở thực tế đó, tiến sĩ S.Pandey đã tiến hành thử nghiệm dùng chiết xuất rễ cây bồ công anh cho những tế bào ung thư bạch cầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những tế bào ung thư bạch cầu đã tự chết trong vòng 24h.
Đồng thời, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dùng rễ bồ công anh tốt hơn nhiều so với hóa trị, vì nó chỉ phá hủy hoàn toàn tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng gì đến những tế bào bình thường.
Cây bồ công anh Trung Quốc (Ảnh: Caythuocvn.com)
Cây bồ công anh Trung Quốc (Ảnh: Caythuocvn.com)
Nghiên cứu này chính là phát hiện về tính năng mới của cây bồ công anh, đem lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư về một loại thuốc có nguồn gốc thảo dược hoàn toàn không độc hại nhưng vô cùng hiệu quả để chống lại căn bệnh nan y này.
Để thêm cơ sở khoa học, chúng tôi xin giới thiệu thêm về dược tính của loại cây bồ công anh, nhằm giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về loại thảo dược này.
Theo sách "Những cây thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây bồ công anh được nói ở trên chính là bồ công anh Trung Quốc, có tên khoa học là Taraxacum officinale Wigg.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, bồ công anh tốt nhất nên thu hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất. Người ta cho rằng tác dụng của rễ và cây là ở chất đắng này.
Nếu hái vào mùa đông, vị đắng kém và rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng.
Rễ hái về dùng tươi hoặc có thể phơi, sấy khô để dùng dần.
Cũng có thể hái toàn cây cả rễ để dùng cũng có tác dụng như dùng toàn rễ.
Về hình dạng: Bồ công anh là loại sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn. Giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng. Khi già cây ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
Về thành phần hóa học: Trong rễ có một chất đắng Bồ công anh Taraxacin, chất Taraxenola, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có Xanthophyl, trong lá có Luteolin - 7 - glucozit và apigenin - 7 - glucozit hay cosmoziozit và rất nhiều Vitamin B, C.
Về công dụng: Cây được trồng phổ biến ở Châu Âu để làm thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu. Lá được dùng làm rau ăn như xà lách. Khi dùng làm thuốc, bồ công anh được lấy toàn cây có rễ, lá cũng được dùng làm thuốc và có công dụng như rễ.
Cũng theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, sách Trung Quốc cổ coi bồ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa...
Rễ cây bồ công anh (Ảnh: Internet)
Rễ cây bồ công anh (Ảnh: Internet)
Các tài liệu khoa học khác cho rằng, ngoài tính chất lợi tiểu, rễ bồ công anh còn kích thích sự tiết mật, làm sạch gan, giúp trong việc điều trị các bệnh dị ứng và làm giảm nồng độ cholesterol.
Rễ bồ công anh rất giàu vitamins thiết yếu và khoáng chất, bao gồm vitamin B6 , thiamin, riboflavin, vitamin C, sắt, canxi, kali, acid folic và magiê.
Liều dùng: Ngày dùng từ 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
Về phân bố: Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, bồ công anh được dùng phổ biến ở các nước châu Âu. Ở Việt Nam, loại cây này không được sử dụng nhưng cũng có mọc hoang tại những vùng núi cao như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt.
Loại cây này có thể trồng ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt, có ra hoa kết quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều rằng nếu bạn muốn sử dụng loại thảo dược này, cần chắc chắn rằng nguồn cung cấp thảo dược phải từ những khu vực sạch, cách xa nơi có nhiều xe cộ và bụi bặm bởi cây có thể hấp thụ độc chất từ môi trường này.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email songkhoe@soha.vn .
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!
theo Đại Lộ

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Những công dụng không ngờ cho sức khỏe từ rau má



Rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện...Đây là loại rau có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng cao chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng "thần kỳ" đối với làn da của họ.

Trị mụn: Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả.
Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
Làm liền sẹo trên da: Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da.
Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.
Dù hơi khó tin nhưng thực sự nếu bạn chịu khó giã nát rau má dùng đắp lên vết sẹo hằng ngày sẽ có tác dụng làm mờ vết sẹo dù lâu năm.
Trà giải nhiệt: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô.
Cách dùng: các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g.
Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
Thuốc hạ huyết áp: Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.
Tốt cho các bệnh tim mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.
Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hoà thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email songkhoe@soha.vn.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!
theo Lao động