Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Góp nhặt . . . Suy . . . Gẫm , , ,



Ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….*

Phạm Chiến
nguyen-quang-lap-quechoa
NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây), oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng. Đọc thì thấy đây là bài chửi khá thâm hiểm, nhưng có văn hóa. Đăng ngay, he he.
Bà con tìm đọc blog Việt Nam mới ( tại đây) sẽ biết Phạm chiến là ai.
Bài viết của Phạm Chiến:
Vốn là một người tò mò nên sau khi đọc những bài viết trong blog Quê Choathì tôi nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập. Cách đây không lâu trên Báo PNO có một bài viết về con người này với tiêu đề: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Chắc hẳn nếu không biết kỹ càng về con người này chắc những người đọc khi tiếp cận bài viết này sẽ có những suy đoán kiểu như chắc nhà văn này cũng lận đận trong văn đàn lắm dù rằng ông có tài thực sự… Tất cả hiện lên hình ảnh một con người tài năng nhưng đa đoan. Cũng nằm trong số những người có những suy đoán như vậy nên tôi đã quyết tâm tìm hiểu thật sự chân dung con người này để xem ông có thật như những đồn đoán của cư dân mạng không nhưng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ông là đại diện cho một lớp người có tài năng nhưng không có phẩm hạnh.
Trong bài viết: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai” nhà báo Ngô Bá Nha đã cho chúng ta chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Lập có phần phiến diện và một chiều. Nhà báo cũng chưa thực sự khai thác hết những dữ liệu về bản thân con người này. Vào đấu bài viết, nhà báo đã viết: “Hiếm có nhà văn nào có cái duyên lâu dài như Nguyễn Quang Lập: cách đây 20 năm, tập truyện ngắn Tiếng gọi phía mặt trời lặn của anh đã khiến người đọc chùng lòng. Mới đây, tập Ký ức vụn của anh đem lại những nụ cười hài hước mà ưu tư, suy ngẫm.”
Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thể hệ ông. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đâu thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao. Họ yêu một nhà văn – chiến sỹ, một con người biết “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, dám bỏ qua những hoài bão về một sự nghiệp văn chương lừng lẫy. Và suy cho cùng, cuộc đời cũng công bằng với ông khi những năm tháng trong quân ngũ ấy đã rèn dũa một Nguyễn Quang Lập có thể viết khỏe, viết hay. Nên chăng những cái mà nhà báo Ngô Bá Nha gọi là “cái duyên” ấy cũng là lẽ tất yếu, phù hợp với một giai đoạn cống hiên nhưng đầy ý nghĩa ấy. Đến đây tôi có thể hiểu hơn về câu nói với đại ý là “nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác…. Những thứ quả ngọt mà Nguyễn Quang Lập được hưởng ấy là xứng đáng và nền văn học một giai đoạn ghi nhận sự đóng gớp của anh. Viên đạn “hi sinh, cống hiến” ấy đã hình thành nên một Nguyễn Quang Lập được tạc tượng trong lòng độc giả yêu văn chương…
Tiếp cận với những gì ông đã và đang làm trong giai đoạn gần đây thì tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ những chủ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại ê chề, não nề bấy nhiêu. Ông đã lạc hướng trong chính con đường mình đang đi. Những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới nhưng có lẽ không nên đi con đường ấy. Sự tiên phong của Nguyễn Quang Lập là đáng ghi nhận và đáng biểu dương. Cái sai của chính ông có chăng là sự lựa chọn con đường. Cách thức thì tôi cho là không sai.
Hơn ai hết, cũng giống như những nhà văn có tài, ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.
Trở lại bài viết Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”, khi được hỏi về những điều xung quanh cái tên Blog Quê Choa, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là một người thành thật. Khi được hỏi: “Thắc mắc đầu tiên là cách xưng “bọ” trên blog và e-mail bilipmayo@… của anh nghe khá lạ tai…?” thì ông chia sẻ: “Quảng Bình nhiều nơi gọi bố bằng bọ – thực ra là biến âm của từ bố. Nhưng trong cách giao đãi suồng sã, người ta vẫn dùng nó như đại từ nhân xưng, khi thì ngôi thứ nhất khi thì ngôi thứ hai. Tôi thích xưng bọ cho vui thôi, cũng là cho đúng “chất bọ”. Còn bilipmayo là ghép tên gọi ở nhà của ba đứa con tôi – cu Bi, cu Líp, và bé May Ơ.” Ông thành thật đến độ bộc bạch luôn cho công chúng biết về bản chất thực sự của chính mình, Ông nói: “Tôi sống bộc tuệch, ruột để ngoài da, tính lại nóng nên không ít người ghét. Tôi khá cực đoan cả trong lối sống và trong văn chương, vì thế, thành công cũng khá mà đổ bể cũng nhiều. Ngoài ra, kiêu ngạo là bệnh của nhà văn, tôi cũng có, thậm chí rất nặng.” Thiết nghĩ đó là những “tính xấu” và những thứ thuộc về bản năng của chính ông và ông cũng không nên đưa những thứ thuộc về cái riêng, cái duy nhất để biện bạch cho những hành động, những việc làm có phần hơi lạc lối của mình.
Và tôi thực sự bất ngờ khi nhà báo Ngô Bá Nha hỏi: “Từ thế hệ viết văn của anh trở về trước, anh đánh giá cao đức độ và tài năng của nhà văn nào nhất?” thì nhận được câu trả lời theo tôi cũng rất thật: “Nam Cao và Hàn Mặc Tử. Tài và đức của họ đã làm tôi ngưỡng mộ”. Nhưng có nên đặt câu hỏi về cách ngưỡng mộ thần tượng của chính Ông. Theo lẽ thường thần tường là những hình mẫu mà người thần tượng sẽ lấy đó làm khuôn mẫu để phấn đấu và hoàn thiện mình. Trong đó, chủ yếu là họ ảnh hưởng nhau ở cốt cách, đạo đức trong ứng xử nghề nghiệp và ứng xử hàng ngày. Nguyễn Quang Lập yêu, quý văn chương và cốt cách của hai nhà văn Nam Cao và Hàn Mặc Tử – hai đại diện gần như tiêu biểu cho hai thế hệ nhà văn. Hàn Mặc Tử đại diện cho thế hệ những nhà văn theo đuổi trào lưu lãng mạn, còn Nam Cao là hình tường tiêu biểu cho nhà văn chiến sỹ. Hay chăng, Nguyễn Quang Lập đang làm một bài so sánh giữa chính mình và hai con người tiêu biểu ấy. Liệu Nguyễn Quang Lập có thực sự gánh trên vai mình hai cái tên tuổi mà tôi nó quá lớn không so với cả nhân cách và đạo đức của ông. Về phương diện văn học mà nói, thơ, văn của Hàn Mặc Tử hay Nam Cao được cả một thế hệ lớp người lúc ấy tìm đọc và ngưỡng mộ. Nó đã phản ánh đúng bản chất và những gì tồn tại trong xã hội nhưng dưới con mắt của lòng nhân đạo và hướng thiện. Những tác phẩm của Hàn Mặc Tử thời ấy bi lụy nhưng không bi quan. Còn đến với văn của Nam Cao thì còn toát lên được cốt cách cao đẹp của một người trí thức thà sống trong nghèo nhưng trong sạch qua những hình tượng như Hộ, Thứ….- những giáo chức nơi làng quê nghèo.
Về phương diện đời thì sự so sánh đó lại càng khập khiễng. Chúng ta từng được biết một Hàn Mặc Tử có một câu chuyện tình đẹp và ông đã hi sinh để tình yêu của mình mãi đẹp trong khi chính ông đang bị dày vò bởi căn bệnh Phong quái ác. So với Nam Cao trong những năm tháng cả dân tộc chiến đấu chống thực dân Pháp thì lại càng chứng tỏ sự thấp hèn của Nguyễn Quang Lập. Thể hệ Nhà văn – Chiến sỹ đã được những người như Nam Cao xác lập và chứng minh giá trị của nó một cách sinh động. Dẫu rằng, Nguyễn Quang Lập có những năm tháng trong quân ngũ – những năm tháng tươi đẹp ấy đã bị ông vùi dập, phủ nhận trắng trơn với những Ký ức vụn (2009)….Từ những trang văn như Ký ức vụn đã biến ông thành một hoang thai của thời đại, ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….
Ông chính là nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình.
Thân gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập!
Phản hồi của bọ Lập
 Bài viết khá công phu, có tâm huyết. Rất cảm ơn bác Phạm Chiến. Đọc bài này tôi nghĩ, ngoài lý do nào khác mà tôi không biết, còn vì yêu mến tôi mà bác viết như vậy. Mọi nhận xét của bác là tùy bác, chỉ lưu ý với bác điều suy đoán này thì sai bét: “ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được”. Hi hi sai bét.
Có thể do cá tính, đời tôi không viết thuê làm thuê cho ai bao giờ, xét theo nghĩa hẹp của từ này. Tôi làm blog này chẳng vì có ai xui, chẳng vì ai cho tiền ( Có người bảo tôi làm báo cho ông Trương Tấn Sang nữa chứ, hi hi rõ là vớ vẩn và ngớ ngẩn.) Nếu có người xui, có người đưa tiền cho bảo làm thì rất có thể tôi đã không làm blog này rồi. Tính tôi nó khỉ thế. Nghĩa là tôi viết blog vì tôi muốn vậy, không thể khác. Càng dấn bước trên con đường này tôi thấy mình càng đúng bởi vì mình gần dân hơn, vì dân hơn. Làm thằng nhà văn mà không dám gần dân, không dám vì dân thì thà ném bút đi cho xong, viết làm chi thêm nhục.
Cuối cùng xin báo bác tin vui: Trên con đường mà tôi đang đi càng ngày càng nhiều bạn văn đồng hành với tôi, đông vui lắm. Tôi không hề lẻ loi.
Lần nữa cảm ơn bác Phạm Chiến
Nguyễn Quang Lập
……………………………..
*Tên bài viết là: Nguyễn Quang Lập: Văn tài phải đổi một đời trần ai? nhưng QC giật cái tít thế cho ra vẻ giật gân



Từ Trường Sa gửi Nguyễn Phương Uyên


uyenEm ơi nhớ chăng
Phút chia tay dưới đường hoa phượng đỏ 
Anh đã ngỏ lời cùng em khi giã biệt mái trường
Em lặng lẽ chỉ nhìn anh không nói
Làm tim anh thêm thổn thức yêu thương
Em sẽ đi đâu? Em sẽ vào đại học
Dù biết mẹ cha chưa đủ sống để nuôi nhau
Nhưng sẽ làm được gì nếu em không học giỏi
Em là nữ nhi có cầm nổi súng đâu?
Bởi câu nói của em mà anh thành lính đảo
Để gìn giữ sự bình yên cho đất nước quê hương
Giữa Trường Sa quanh năm thừa sóng gió
Chỉ thiếu bạn hiền và lời nói yêu thương
Qua thư bạn anh biết em học tốt
Và đang thầm yêu người lính đảo cùng quê
Ai vậy em? Sao chưa bao giờ em kể
Làm đêm đêm anh thao thức canh trường!
Ngoài Trường Sa có lần ngàn tàu cá
Của giặc Tàu tràn xuống biển quê hương
Nuốt căm hận đứng nhìn quân cướp nước
Tận diệt tôm cá san hô và phá hủy môi trường!
Làm được gì hỡi em khi anh là người lính?
Nén thương đau nuốt nước mắt vào trong!
Nay giặc đã lập thành phố Tam Sa trên biển
Nơi anh cầm súng đứng canh
Có còn của cha ông?
Ngày 1/10/2012 giặc kỉ niệm Quốc Khánh TQ
Trên quần đảo Hoàng Sa chúng chiếm
Từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974
Theo ý nguyện của ông Đồng
Chính phủ ta đã gửi điện chúc mừng
Tới các nhà lãnh đạo TQ “kính mến”
Làm lố bịch người lính đảo các anh
Cầm súng cũng như không!
Nay vừa hay tin, em đi rải truyền đơn chống giặc
Đòi Hoàng Sa, Trường Sa về đất mẹ phải không?
Sao em biết có thể sẽ bị tù đày mà vẫn nồng nàn yêu nước
Hay em là Thiên Thần từ trên trời bay xuống cứu Biển Đông?
Và giương ngọn cờ yêu nước của Bà Trưng, Bà Triệu
Để thức tỉnh thanh niên quen sống kiếp hèn câm
Ôi Phương Uyên đến bây giờ anh mới hiểu
Sao không trả lời anh suốt từ bấy nhiêu năm!
Vì em muốn hiến dâng trái tim mình cho Tổ Quốc
Như ông cha xưa chống giặc Pháp xâm lăng
Nên ghìm nén tình riêng khi non sông còn giặc
Ôi! Em yêu nước hồn nhiên và đẹp tựa trăng rằm!
Rồi đây
Người ta có thể sẽ xử em “tội phản quốc, chống đảng”
Thiên Thần ơi hãy bước ngửng cao đầu!
Làm Chiêu Thống cùng Ích Tắc hốt hoảng
Để giặcTàu kinh hãi đến ngàn sau!
Và bọn anh sẽ từ đảo xa trở về phá xiềng gông tù ngục
Cứu những Thiên Thần như em về với mẹ với cha
Để những người con biết tận trung với nước
Được dâng hiến tuổi xuân cho biển đảo khơi xa!
Em đừng giận anh yêu em mà rút rát
Lính đảo vắng người như hoẵng giữa rừng sâu
Đã ám ảnh bọn anh những năm dài khao khát
Khát giọt nước, khát tình yêu…
Khát được sống cho nhau!
Đảo Sơn Ca, 26/10/2012




Huyết thư


tang chung vat chung
Chiều 16.5, hệ thống báo chí của nhà nước đã thông tin kết quả phiên tòa xử cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù với cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”, trong đó có việc lấy máu viết lên vải “nội dung không hay về Trung Quốc”. Xem kỹ tang chứng vật chứng ghi cái nội dung không hay đó thì thấy cô gái đề dòng chữ “Tàu khựa cút khỏi biển Đông“.

Huyết thư

Thơ Nguyễn Thông


Xưa chích máu viết thư ra trận
Được tôn vinh cao cả anh hùng
Nay lấy máu đuổi quân Tàu cộng
Cửa nhà tù ưu ái ghi công.
16.5.2013




Giặc vào tận trong nhà rồi, nếu Trung ương muốn hàng trước hết hãy chém đầu dân đi đã!


Tau ca Trung QuocChiều thứ hai 13-5, tờ China News loan báo: lúc 16g45 (giờ địa phương) cùng ngày, 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã đến vị trí mục tiêu, ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông.
Nhìn lên bất cứ bản đồ nào, kể cả bản đồ thôn tính biển Đông mà Trung Quốc vừa phát hành, cũng có thể thấy vị trí mục tiêu của đoàn tàu gọi là đánh cá này hoàn toàn nằm trong vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
So với Côn Đảo ở kinh độ 106°36’ Đông, vĩ độ 8°36’ Bắc, vị trí tập kết của đoàn tàu “đánh cá” này, ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông, không xa lắm, hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu so với đảo Hải Nam của Trung Quốc thì rõ ràng là xa xôi vạn dặm, phải mất 173 giờ di chuyển qua hơn 850 hải lý!
Còn nếu so “bản đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và bộ “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia năm năm lần thứ 12” vừa được công bố ngay trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các tấm bản đồ cuối cùng của nhà Thanh, thì có là Tề Thiên cũng không tài nào thấy tông tích của cái gọi là “đường lưỡi bò” tham lam này!
94fda-taucatq
Dựa vào đâu mà Trung Quốc lại tự tiện kéo dài thềm lục địa như thế? Câu trả lời không khó: sử dụng ưu thế binh bị từ ưu thế kinh tài của một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới (chẳng qua nhờ đông dân nhất thế giới), chiến thuật “biển người” cố hữu, cùng sách lược ngoại giao “cả vú lấp miệng em”.
Như đã từng xua tàu cá đến dải Scarborough năm ngoái, khiêu khích chạm trán, rồi “lấy thịt đè người”, chiếm cứ luôn! Như đã từng “biển người” tấn chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988…!
Chuẩn bị cho chiến dịch “Nam Sa” lần này, chẳng phải tân Ngoại trưởng Vương Nghị đã cảnh cáo “một số thế lực và quốc gia cá biệt chớ có sinh sự” và dọa nạt rằng “Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền một cách rõ ràng, kiên quyết, nhất quán”. Những diễn thuyết của ông Vương Nghị về cái gọi là nguyên tắc ba điều bất biến (“duy trì hòa bình và ổn định”, “nỗ lực hết sức thực hiện hiệu quả DOC”, “đàm phán song phương với từng nước…”) chẳng qua chỉ là xảo ngôn trước khi cho đoàn tàu đánh cá 32 chiếc nọ lên đường, lấy thịt đè người.
(theo báo Tuổi Trẻ)
…………………………………………………….
Ghi chú: Tít do chủ trang đặt chứ không phải của nhà báo Danh Đức và báo Tuổi Trẻ.


08/05/2013 - 07:00

“Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh
Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng lao động Trung Quốc ở cảng Vũng Áng thời điểm cao nhất khoảng 600-700 người. Hầu hết số lao động này thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa. Đây là công ty lớn nhất cảng Vũng Áng với 34 nhà thầu chính, 72 nhà thầu phụ.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xã Kỳ Liên, cho biết: “Hầu như những cửa hàng có bảng hiệu 100% tiếng Trung là nhà hàng của lao động Trung Quốc mua nhưng sổ đỏ lại đứng tên người Việt. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”.
Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”.


Một trong những cửa hàng ở xã Kỳ Liên có vốn của lao động Trung Quốc. Ảnh: V.LONG


Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc không có một từ tiếng Việt. Ảnh: V.LONG
Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa-Thể thao huyện Kỳ Anh, cho biết sau khi tình trạng các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu sai quy định (không viết chữ Việt, không viết tên nước ngoài lên trên chữ Việt, tên nước ngoài phải nhỏ hơn tiếng Việt…), chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra, ban đầu chỉ buộc ghi lại, tháo dỡ biển và tuyên truyền cho bà con hiểu về các quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc lắp đặt các biển quảng cáo, cửa hàng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa chấp hành. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý.
Ông Vũ Lân, Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, cho biết có một số người Trung Quốc kết hôn với người Việt rồi về đây kinh doanh hoặc làm quen với người dân địa phương rồi nhờ người mình đứng tên mua đất. “Những trường hợp này mình biết nhưng do người Việt đứng tên nên mình không thể cấm. Mình chỉ giao cho xã theo dõi, kiểm tra nắm tình hình” - ông Lân nói!
Theo ông Văn Minh Quốc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Liên, ở nước Việt mà toàn thấy tiếng Trung là không được. Về những trường hợp người Trung Quốc đứng sau người Việt mua đất, nếu diễn ra trên diện rộng rất khó quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh, cho biết việc quản lý người nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những lao động đăng ký, họ đi lại theo thời vụ (đi ba tháng theo diện du lịch), sống không tập trung mà rải rác ở công trường, trong khu dân cư.
VIẾT LONG








Duy tâm


Võ Trung Hiếu
questionBạn trò chuyện với ai trong nghi ngút khói hương ?
Tại sao Hitler cần phải ba lần gặp bà lão mù Vanga để tìm lời tiên đoán ?
Tại sao các nguyên thủ quốc gia vô thần vẫn cần xem ngày lành tháng tốt ?
Tại sao phải mang tảng đá gây tranh cãi nào kia trấn giữa đền Hùng ?
Nếu tồn tại trên đời hai cõi âm dương
Nếu tử vi là mẫu số chung
Và người mang số phận
Vậy còn quê hương, đất nước thì sao ?
Trên hành tinh này
Bên cạnh những hoa thơm mật ngọt
Có những vùng đất nghìn năm chưa ngớt binh đao
Có những xứ sở chưa từng ngẩng đầu hạnh phúc
Có những quốc gia héo mòn và tù ngục
Có những bộ lạc mãi lưu vong trên mảnh đất cội nguồn
Ngay cả những núi rừng suối sông
Cũng được sinh ra, buồn vui và một ngày gục chết
Vạn vật phải chăng đều không ngoài số phận
Sấp ngửa âm dương, nhân quả, mất còn …
Đừng hỏi vì sao lương ì ạch, giá cả lại tăng
Đừng hỏi vì sao lũ trẻ vùng cao vẫn bữa rau bữa cháo
Đừng hỏi vì sao những người tài năng không được làm lãnh đạo
Đừng hỏi vì sao mỗi ngày trôi qua toàn chuyện đáng buồn trên báo
Đừng hỏi vì sao nhìn đâu cũng bộn bề ngổn ngang
Câu trả lời có thể rất bàng hoàng
Cũng có thể giản đơn – Đấy là số phận !
8.5.2013
VTH







Kiến nghị hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP


Ls Trần Vũ Hải
Ls Trần Vũ Hải
Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng)
Đồng kính gửi: Chính phủ (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Tôi - Trần Vũ Hải, công dân Việt Nam, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội - căn cứ Điều 53 Hiến pháp 1992: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước”, xin gửi tới Quý Cơ quan kiến nghị có nội dung sau đây:
Ngày 03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng  hiệu lực từ ngày 25/05/2012. Điều 4 khoản 3 Nghị định này quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếngvà theo Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay mặt Nhà nước thực hiện độc quyền này. Theo Điều 16 khoản 2 của Nghị định này, vàng miếng được bổ sung vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước, tức được coi là ngoại hối theo Luật Ngân hàng.
Chúng tôi thấy rằng quy định về độc quyền này là không phù hợp Luật Ngân hàng, Pháp lệnh ngoại hối hiện hành và một số luật khác.
Điều 4 Luật Ngân hàng (được ban hành năm 2010) về nhiệm vụ, quyền hạncủa NHNN có quy định: “… Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng, “quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước nhưng không quy định NHNN thay mặt Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng làm vàng miếng.
Điều 31 Luật Ngân hàng quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn: “…Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối…”.
Điều 33 Luật này quy định:“Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Luật Ngân hàng 2010 không cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối (trong đó có hoạt động sản xuất vàng miếng, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng), nhưng phải được NHNN cấp phép khi có hoạt động ngoại hối. Luật Ngân hàng 2010 cho phép NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối (trong đó có vàng miếng) nhưng không quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Theo Điều 31 Pháp lệnh ngoại hối 2005: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.” Như vậy, các TCTD và các tổ chức khác được phép kinh doanh vàng được quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu(kể cả vàng miếng), nhưng phải chịu sự quản lý của NHNN. Do đóquy định độc quyền Nhà nước về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP trái với Pháp lệnh ngoại hối 2005 (đang có hiệu lực).
Luật Các Tổ chức tín dụng (ban hành năm 2010) cho phép các TCTD hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoại hối (trong đó có kinh doanh vàng miếng) theo quy định của NHNN, không có quy định nào cấm các TCTD kinh doanh sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Luật Thương mại không có điều khoản nào quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng.
Không có điều khoản nào của Hiến pháp, không có luật nào, Pháp lệnh nàoquy định Chính phủ được quyền tuyên bố Nhà nước tước quyền kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó của các chủ thể khác để giành độc quyền kinh doanh cho mình như theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CPNghị định này của Chính phủ đã tước bỏ quyền kinh doanh sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh vàng, tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh trong những lĩnh vực này. Quy định này khiến nhiều TCTD và các tổ chức khác bị thiệt hại, nhưng không được bồi thường, gián tiếp để các cổ đông của họ bị thiệt hại do doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, dẫn đến giá cổ phiếu (giá trị tài sản của các cổ đông) sụt giảm.
Thực tế, khi NHNN thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng, chênh lệch giá vàng tại Việt Nam và thị trường quốc tế tăng cao. Lãnh đạo NHNN cho rằng chênh lệch này thuộc về ngân sách Nhà nước. Sự biện bạch này rất nguy hiểm, vì thực tế NHNN có lợi là chủ yếu khi công bố kết quả tài chính. Kết quả tài chính tốt, các cán bộ công chức nhân viên của NHNN sẽ được đảm bảo thưởng, phúc lợi ở mức cao, kinh phí khoán và kinh phí khác của NHNN được điều chỉnh tăng. Mặt khác, không thể vì lý do lợi nhuận chuyển về ngân sách Nhà nước để Nhà nước độc quyền kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì.
Rõ ràng việc Chính phủ tuyên bố độc quyền kinh doanh về sản xuất, xuất nhập khẩu vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường pháp lý kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân lo ngại, Chính phủ có thể tuyên bố độc quyền kinh doanh trong các lĩnh vực khác với lý do mang lại lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước. Ví dụ các cơ quan Nhà nước khác noi gương NHNN đề xuất Nhà nước độc quyền kinh doanh sản xuất,xuất nhập khẩu khoáng sản, xăng dầu, lương thực, sữa, dược phẩm…, định giá theo ý muốn (cao hơn hoặc thấp hơn so với thị trường quốc tế) với lý do chênh lệch giá sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước. Trong tình hình khó khăn về ngân sách Nhà nước, những đề xuất này có vẻ hợp lý và Chính phủ có lý do để xem xét, vì đã có tiền lệ tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh về vàng miếng như theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều  91 Hiến pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định  Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005.
Trân trọng.
Trần Vũ Hải 









Trách nhiệm với non sông


Thư trao đổi gửi ông Đặng Văn Âu và các bạn của ông
ap_20110813114447643Tôi đọc trên Dân Luận bài “Trách nhiệm với non sông phần II” của ông. Cảm giác đầu tiên tôi thấy ông là người thật thà, thẳng thắn và tương đối phục thiện. Ông công nhận những lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thua trận, đồng thời nói thêm về tình hình miền Nam trước đây mà ông biết. Ông nói đến cách nhìn của ông về 2 nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, đồng thời nói đến cách đánh giá của ông đối với các lão thành cách mạng đương thời. Tôi rất kính trọng ông, vì vậy xin có lời trao đổi lại với ông và các bằng hữu đáng quý của ông.
Trước hết, xin nói về 2 nhân vật lịch sử. Ở miền Bắc từ trước đến nay luôn đề cao Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do ảnh hưởng của cách giáo dục này, cả miền Bắc đều gọi là Bác Hồ, và nếu nói không quá, nhiều người dân miền Nam cũng gọi là Bác Hồ. Bác Hồ đã trở thành biểu tượng sáng chói, là niềm tin cho nhiều chiến sĩ trẻ trên đường ra trận. Sau năm 1975, một số thông tin “cung đình” lộ ra ngoài, hỉnh ảnh Bác Hồ có khác đi trong dư luận. Tuy nhiên, đối với nhiều người dân ở miền Bắc, hình ảnh Bác Hồ vẫn là hình ảnh đẹp. Đấy là chuyện thực tế. Cho đến tận bây giờ, nhiều thông tin về Bác Hồ vẫn trong vòng bí mật. Cách đây hơn chục năm, tôi có dịp trò chuyện với bậc đàn anh của tôi là anh Hoàng Kỳ, con trai nhà thơ Hoàng Cầm. Anh Kỳ cho biết: Nhà nghiên cứu Đào Phan (Đào Duy Dếnh) có viết một quyển sách dài 2000 trang tên là Bi kịch Hồ Chí Minh. Sách chưa thể xuất bản nên ông Đào Phan gửi nhà thơ Hoàng Cầm giữ hộ. Lúc đó tôi muốn mượn xem nhựng anh Hoàng Kỳ không cho mượn. Bây giờ cả nhà thơ Hoàng Cầm và anh Hoàng Kỳ đều qua đời nên tôi không biết bản thảo quyển sách đó ở đâu. Điều mà tôi muốn nói đến ở đây là: Bây giờ chưa phải lúc đánh giá toàn diện, đầy đủ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy để cho lịch sử sau này phán xét. Tất nhiên, cần bỏ cách nhìn “thần thánh hóa” lãnh tụ, đưa Bác Hồ trở lại với đời thường.
Về Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi được biết qua một số ấn phẩm xuất bản trước năm 1975 ở Sài gòn. Theo tôi, ông là một người yêu nước đáng kính. Sau này, nhà văn Hữu Mai có viết quyển Ông cố vấn kể về nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ. Trong quyển sách này, hình ảnh Ngô Tổng thống hiện lên rất đẹp. Đọc sách, những người trẻ như chúng tôi biết thêm về gia đình họ Ngô, cũng hiểu thêm vì sao Ngô Tổng thống rút cuộc lại thất bại.
Thưa ông, trong bài trước tôi có nói đến một nguyên nhân thất bại của VNCH là ở lòng dân. Trong cuộc chiến vừa qua, nguyên nhân thắng bại có rất nhiều, nhưng ở một bài ngắn tôi không thể kể hết được. Mà thật ra cũng không nên kể hết, vì các nguyên nhân có nặng nhẹ khác nhau, giá trị từng giai đoạn khác nhau. Tôi nhắc đến nguyên nhân có tính quyết định, giá trị lâu dài suốt cuộc chiến là lòng dân. Điều này thì chính ông đã biết. Miền Bắc thời chiến tranh là một xã hội kín, khá thuần nhất, tương đối đoàn kết, trong khi miền Nam là một xã hội chia năm xẻ bẩy, nhiều đảng phái, nhiều nhóm hoạt động xã hội tranh chấp nhau ác liệt. Ngô Tổng thống không sao thống nhất ý chí, thống nhất lực lượng được thì nói gì đến chiến thắng? Còn một nguyên nhân khác cũng cần phải nói đến: VNCH thua hoàn toàn về chính trị.
Tôi sẽ cố gắng làm rõ cái thua này vì theo tôi đây là cái thua gốc rễ của chính quyền miền Nam trước người anh em miền Bắc. Cái thua về lòng dân còn có thể đổ lỗi cho khách quan vì những người đứng đầu miền Nam đôi khi không tác động vào được lòng dân, nhưng cái thua về chính trị thì không đổ lỗi được cho ai, vì nó thuộc về hành động chủ quan của lãnh đạo miền Nam.
Để giành chính nghĩa về mình, miền Bắc giương cao ngọn cờ chống xâm lược, như báo chí miền Bắc thường gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Như ông biết, chính trị luôn dẫn đường cho kinh tế, vì vậy lãnh đạo miền Bắc tuyên truyền phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Thời đó người dân nhìn vào các nước XHCN Đông Âu mà hi vọng. Ông thấy đấy, nhiều lớp thanh niên miền Bắc được trang bị tinh thần chống Mỹ cứu nước, hi vọng sau chiến thắng sẽ được hưởng cuộc sống no đủ như các nước Đông Âu, họ lại không có những mối lo lớn về gia đình vì đã được nhà nước “lo hộ” thông qua chính sách hợp tác xã. Những khó khăn thiếu thốn đều được giải thích do hoàn cảnh chiến tranh nên người lính thanh thản ra trận, và đương nhiên là họ “chỉ biết có tiến công”. Về phía miền Nam, các nhà lãnh đạo giương ngọn cờ “chính nghĩa quốc gia”, nhưng chính nghĩa quốc gia là cái gì vậy? Cơ quan tuyên truyền miền Bắc sẽ bảo chính nghĩa quốc gia là độc quyền làm tay sai, giết hại đồng bào, bóc lột lao động của nhân dân…Chính nghĩa quốc gia tỏ ra hết sức yếu ớt trước ngọn cờ chống Mỹ cứu nước mà miền Bắc đang giương cao. Các bạn ở miền Nam không nhìn ra sức mạnh tập hợp lực lượng của ngọn cờ chống Mỹ cứu nước trên tầm quốc tế. Tôi nhắc lại một sự kiện này là ông hiểu: Cuối năm 1972, khi Mỹ dùng B-52 đánh phá Hà Nội rất nhiều nhân sĩ, trí thức trên thế giới phản đối Mỹ, thậm chí có người còn đề nghị những người nổi tiếng đến Hà Nội đứng dưới bom. Có thể nhiều người sẽ chết, nhưng chính phủ Mỹ nhất định phải chùn tay!
Để tập hợp lực lượng dân tộc trong một cuộc chiến tranh, những người lãnh đạo một tổ chức, một quốc gia phải biết giương cao ngọn cờ chính trị, giành chính nghĩa về mình, tổ chức lực lượng vũ trang đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đáng tiếc là những người lãnh đạo ở miền Nam không làm nổi điều đó. Tôi nhắc lại một chuyện: Tướng Nguyễn Cao Kỳ từng tuyên bố ông ta rất ngưỡng mộ Hít-le, miền Nam cần người như Hít-le(?). Tuyên bố như vậy thì thật là …vô chính trị hết biết, vì Hít-le là người bị cả thế giới ghét. Người lính miền Nam nghe ông Kỳ nói thế chắc là…không còn muốn chiến đấu nữa, nếu thực sự họ là người có nhân bản. Ở miền Bắc đã từng thực hiện chính sách rất mất lòng dân, như việc cải cách ruộng đất. Tôi không nhắc lại những tổn thất ghê gớm của chính sách này, nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính sách đó đem lại ruộng đất cho rất nhiều người. Số người hưởng lợi nhờ chính sách đó lớn hơn số người bị thiệt hại vì chính sách. Đấy là lý do giải thích vì sao cuối cùng chính quyền vượt qua cuộc khủng hoảng trầm trọng nói trên. Ở miền Nam, có chính sách tương tự gọi là “cải cách điền địa”. Tôi thấy chính sách cải cách điền địa của TT Ngô Đình Diệm rất nhân bản, ông mua lại đất của địa chủ để giao cho nông dân. Theo ông, làm như vậy không gây ra mâu thuẫn trong xã hội mà vẫn giải quyết được vấn đề “người cày có ruộng”. Ý tưởng thật là hay! Nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào? Theo từ điển Wikipedia, ông Diệm nhờ cố vấn Đài Loan vạch kế hoạch, rồi ông hạn định cho mỗi chủ đất được giữ không quá 100 ha. Đây là con số lớn hơn nhiều so với chính sách cải cách điền địa ở Nam Hàn, Đài Loan…những nước có hoàn cảnh giống Việt Nam. Do đó, chính sách của ông chỉ tác động được đến khoảng 1/3 số người sử dụng đất, và thực tế diễn ra là chính phủ thu lại số đất mà nông dân nghèo được giao để trao cho lớp người giầu. Có thể thấy quá trình thực hiện đã làm hỏng ý tưởng ban đầu. Cải cách điền địa thất bại nên đến năm 1970 chính quyền VNCH phải tiến hành cải cách điền địa lần thứ hai. Đấy là thất bại của chính sách cụ thể, nhưng tôi muốn nói đến thất bại sâu xa hơn, thất bại về mặt chính trị. Người nông dân sẽ mất niềm tin với chính phủ VNCH, nếu họ có ủng hộ chính quyền Việt Minh, người đã đem lại quyền lợi thiết thân cho họ thì cũng không đáng ngạc nhiên. Nhiều chính sách khác của chính quyền VNCH cũng giống như thế, nghĩa là rất hay trên giấy tờ, nhưng khi thực hiện thì hỏng. Có thể nói đến quốc sách ấp chiến lược của cố vấn Ngô Đình Nhu. Nhìn thử vào lịch sử chúng ta thấy gì? Vào thời Tam quốc ở Trung Hoa cổ, Tào Tháo vận dụng chính sách đồn điền đã xây dựng một nước Ngụy hùng mạnh ở phía Bắc. Tôn Quyền theo đề nghị của Cố Ung cũng dùng đến chính sách này để xây dựng nước Ngô ở phía Nam. Chính quyền Thục Hán áp dụng chính sách đồn điền, là người thực hiện kém nhất trong 3 nước nhưng nhà văn La Quán Trung lại quy công lao đó cho Gia Cát Lượng. Chính sách đồn điền chậm thực hiện, không giúp Khương Duy cứu được nước Thục. Thời phong kiến nước ta, các triều vua áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”, điều đó bảo đảm cho triều đại phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc. Thời hiện đại, chính quyền Ix-ra-el áp dụng mô hình xây dựng các kíp-bu, tạo thế đứng vững trước uy hiếp của khối A-rập đông đảo. Bên cạnh Việt Nam, chính quyền Mã Lai vận dụng thành công chính sách “tát cá ra khỏi nước”, quét sạch du kích cộng sản. Ông Ngô Đình Nhu học tập Mã Lai, thiết kế quốc sách ấp chiến lược, hi vọng đẩy cộng sản ra khỏi vùng chiến lược nông thôn. Quốc sách ấp chiến lược của ông Nhu là một chính sách hay, nhưng ông thất bại khi áp dụng nó, do đó không có hậu thuẫn của lực lượng nông dân đông đảo. Các tướng lĩnh miền Nam sau này không có tầm nhìn chính trị như ông Nhu, chỉ biết cầm súng đánh nhau (đánh cộng sản và đánh lẫn nhau), thua trận là điều tất nhiên.
Thưa ông Đặng Văn Âu, ông là thiếu tá quân lực VNCH, vậy thì ông phải biết các nguyên tắc quân sự cơ bản như: nguyên tắc bảo vệ mình, tiêu diệt địch, nguyên tắc tập trung binh lực ưu thế tiêu diệt từng bộ phận quân địch… Trong đấu tranh chính trị cũng có những nguyên tắc cơ bản tương tự, như nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”, nguyên tắc tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu… Về việc này, lịch sử cho ta nhiều bài học. Nếu ông đọc sách, chắc ông biết khi mới khởi nghĩa, quân của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ giương cao ngọn cờ “hoàng tôn Dương” để tập trung mũi nhọn vào quyền thần Trương Phúc Loan chứ không chĩa mũi nhọn vào chúa Nguyễn, mặc dù chúa Nguyễn là kẻ thù chính. Khi bị chúa Trịnh và chúa Nguyễn đánh kẹp 2 đầu, Nguyễn Nhạc rất nhanh chóng “xin hàng” chúa Trịnh, nhận làm tiên phong đánh quân Nguyễn. Nhờ đó, Nguyễn Nhạc có thể tập trung toàn lực giải quyết chúa Nguyễn ở phía Nam rồi mới đối đầu với chúa Trịnh ở phía Bắc. Thời cộng sản, ông Hồ Chí Minh cho ta nhiều bài học hay. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ông Hồ Chí Minh ra chỉ thị tập trung vào kẻ thù chủ yếu là phát-xít Nhật và liên minh tạm thời với Pháp. Sau khi cướp được chính quyền, chính phủ ông Hồ Chí Minh đối diện với nhiều kẻ thù, trong đó có quân Pháp đang theo chân quân Anh vào nước ta, quân Tầu Tưởng cũng vào miền Bắc. Ông Hồ Chí Minh xử lý bằng cách chấp nhận đàm phán với Pháp để đuổi quân Tầu Tưởng đi, loại bớt kẻ thù nguy hiểm. Đoàn kết với mọi lực lượng có thể đoàn kết được, dù chỉ là tạm thời để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất trước mắt là một nguyên tắc lớn trong đấu tranh chính trị, bất kể thời nào.
Tôi xin quay về với tình hình hiện nay ở Việt Nam (…)* Nhân dân khắp nơi trong nước đang đấu tranh với chính quyền, yêu cầu chính quyền phải tuân thủ pháp luật, tiến tới thực hiện dân chủ, công bằng để xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, đủ sức tự bảo vệ trước nguy cơ xâm lược của bá quyền phương Bắc. Cuộc đấu tranh này đang thức tỉnh tất cả những người yêu nước, kể cả những đảng viên cộng sản trung kiên của đảng. Mũi nhọn cần tập trung tiến công trong giai đoạn này là các nhóm lợi ích đang lũng đoạn đảng và đất nước. Vì vậy, mỗi tiếng nói góp vào cuộc đấu tranh đều đáng quý. Nếu đấy là tiếng nói của những đảng viên chân chính của đảng cộng sản thì càng đáng quý hơn nữa, vì nó có tác dụng cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có các đảng viên trẻ đang còn phân vân trước cuộc đấu tranh. Chính vì vậy, chúng tôi ủng hộ những lời tâm huyết của đại tướng Võ Nguyên Giáp góp ý về dự án bô-xít ở Tây nguyên, thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù những ý kiến của các vị không được Đảng tiếp thu. Điều đó sẽ làm rõ bộ mặt thật của nhóm lợi ích trước dư luận trong và ngoài nước. Các vị lão thành cách mạng khi góp ý tất nhiên phải nêu cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, trong thực tiễn vẫn còn giá trị động viên nhiều tầng lớp nhân dân. Chúng tôi cho rằng phủ nhận ý kiến của các bậc lão thành cách mạng lúc này là việc làm quá khích, chỉ gây mất đoàn kết, không mang lại lợi ích gì. Hãy để cho các loại ý kiến đều được phát biểu công khai, thẳng thắn, nhân dân sẽ lựa chọn xem ý kiến nào đúng và ủng hộ. Hãy tin vào nhân dân, vì nâng thuyền hay lật thuyền vẫn là dân, thưa ông Đặng Văn Âu.
……..
*(…) kí hiệu đoạn QC tự đục bỏ









Anh ơi tha cho em… em là đảng viên!


5-chot-0a634Cái clip đang lưu hành trên mạng cho thấy sự thật bẽ bàng của một thằng đảng viên cao cấp. Nó là Phó chánh văn phòng Tỉnh Bình Định tên là Lê Văn Vương còn người được nó năn nỉ là Lê Anh Quốc, người có hân hạnh được nó lấy vợ giùm.
Khi bị bắt quả tang và bị súng điện dí vào người nó mếu máo bật lên lời năn nỉ hèn hạ:
“Anh Quốc ơi tha cho em, em là đảng viên…”
Nghe lời than não nuột của thằng này mà tôi tức muốn lộn ruột. Tôi cũng là đảng viên đây, tôi tự hứa trong lòng nhiều lần dù có chết cũng không bao giờ làm ô cái danh mà tôi từng ôm ấp từ nhiều chục năm nay mặc dù tôi không hề yêu thương cái đảng này một chút tẻo nào.
Tôi chưa bao giờ chịu ơn của đảng, chưa bao giờ lấy đảng làm bình phong, cũng như chưa bao giờ vận dụng chủ nghĩa Mác Lê một cách sáng tạo vào cuộc sống của chính tôi và gia đình, hay trong cái lý lịch đảng viên mà đã nhiều năm qua tôi không còn đóng nguyệt liễm nữa.
Tôi là một đảng viên không điển hình. Một đảng viên có nỗi buồn mang tên “lầm lẫn”. Và nhất là không cao cấp như thằng mếu máo này.
Tôi vào đảng do tâm lý …bầy đàn. Ban đầu thấy đảng viên có vẻ gì đó oai phong ngầm trong lời nói, trong cách hành xử đối với người khác. Những đảng viên trẻ lúc nào cũng tự hào mình là người biết lắng nghe đồng đội, đồng chí đã ám tôi. Đa số bạn bè tôi đều cảm thấy vào đảng là con đường dẫn tới thành công cho bản thân. Phấn đấu hôm nay sẽ gặt hái kết quả ngày mai. Vậy là tôi phấn đấu để vào đảng.
Không khó khăn lắm khi tôi làm đơn xin vào đảng bởi lý lịch đỏ hoét của mình.Từ ông tới cha cộng với hai người anh liệt sĩ. Tôi vào đảng như một sự hiển nhiên và từ cái hiển nhiên ấy khiến tôi thấy không cần thiết phải phấn đấu như nhiều người khác.
Sau vài năm sinh hoạt đảng, tôi bắt đầu chán. Chán vì nhiều thứ mà thứ quan trọng nhất là tôi không cảm thấy mình thích hợp với cái đám đông được tuyển chọn này. Cái đám đông ấy nếu người đứng bên ngoài nhìn vào sẽ thấy là một toán mặc đồng phục. Còn người bên trong thì lại thấy … bên trong những bộ đồng phục ấy là những con dao nhọn hoắt, sẵn sàng thọc sâu vào đồng chí, đồng đảng của mình nếu quyền lợi bị xâm phạm.
Tôi là người tự đẩy mình ra cái vòng tròn máu lạnh ấy vì …nhát. Và trên hết, tự biết khả năng chống chọi của mình không lại ai trong cái đám người sẵn sàng tàn nhẫn này.
Tôi an phận và đôi khi cảm thấy hối hận vì đã trót vào đảng. Vợ tôi cằn nhằn, mấy đứa con ngây thơ chờ đợi một cái gì đó mà bạn bè chúng có. Tôi không giải thích cho vợ lẫn con, tôi im lặng như gã thiền sư giả mạo, thích nhìn người khác sa vào vòng nghiệt ngã và tự an ủi mình bằng những kết quả mà các ông bà đảng viên kẻ trước người sau rơi vào tròng của nhau.
Mỗi lần như thế tôi hả dạ, tôi âm thầm sung sướng nhưng không lộ ra cho ai biết. Tôi tin nếu có người biết tôi nhát chứ không phải liêm chính như họ tưởng thì sẽ mặc sức mỉm cười. Tôi không chấp nhận những nụ cười như vậy và lý do này khiến tôi tiếp tục đóng vai thiện của cuộn phim nhiều tập về cuộc đời người đảng viên liêm chính.
Cho tới hôm nay thì tôi cảm thấy bị xúc phạm, xúc phạm trầm trọng cho vai diễn của tôi lẫn con người thật của mình. Cái clip quay cảnh một thằng Phó chánh văn phòng của tỉnh bị chồng kẻ ngoại tình với gã vào phòng bắt quả tang đang đóng phim con heo. “Anh Quốc” dùng súng điện bắn gã và mụ tình nhân. Gã đau, và khi ấy mếu máo lên tiếng năn nỉ thống thiết mà tôi chưa bao giờ nghe một gã đảng viên nào năn nỉ trước đó: “Anh Quốc ơi tha cho em, em là đảng viên, cả đời em theo đảng!..”
Có xem cái clip mới thấy sự đau khổ của tên này. Có điều thằng này dám chơi mà không dám chịu. Khi nó ngồi trong văn phòng tỉnh ủy liệu có ai trên đời này có thể làm cho nó kêu rên thống thiết như vậy hay không? Chắc chắn là không. Khi nó đánh người khác bằng giấy tờ, bằng chữ ký, bằng văn bản liệu nó có thương xót những tiếng kêu than thống thiết của nạn nhân như nó hay không? Cũng chắc chắn là không.
Và một điều nữa: khi nó trình ký lệnh cưỡng chế đất đai của người dân có bao giờ nó nghĩ sẽ có hằng trăm hàng ngàn người cũng đau đớn và hoảng sợ như nó hay không?
Nó hoảng sợ bị mất ghế, mất thẻ đảng. Người bị nó hại sợ té vãi vì sẽ mất đất, mất nồi cơm và có cơ đi ăn mày cả gia đình. Có bao giờ nó nghĩ tới điều này hay không? Cũng chắc chắn là không.
Nó là một tên lãnh đạo, nhưng vẫn còn nhỏ.
Tội ngoại tình của nó đáng bị như thế, nhưng vẫn còn nhỏ.
Những kẻ khác đang ngồi bàn chuyện nước non trong kia mới là lớn. Tội của họ mới là lớn so với tội lấy vợ người khác.
Tội của nó chỉ làm cho một thằng chồng đảng viên khác đau khổ. Tội của mấy người ngồi trong kia là tội làm cho những người không phải đảng viên phải đau khổ. Vì vậy bản án phải nặng hơn.
Không biết mai này khi bị súng điện của người dân cả nước dí vào thì mấy ông ở cái Bộ chính trị cao nhất nước ấy có khẩn thiết kêu than như thằng này không? Mà than sao được hở trời, không lẽ lại nói: Lạy các anh, các chị các bà các cô, em là đảng viên cao cấp cả đời hy sinh vì nhân dân!
Vì vậy mà tôi giận cho cái tên Phó chánh văn phòng tỉnh này. Nó đã làm hoen ố cho cái thẻ đảng của tôi. Mặc dù tôi không còn yêu thích đảng nữa nhưng cái thẻ đảng tôi vẫn thấy nó dễ thương lắm. Cái thẻ đảng không làm tôi sôi máu như mấy thằng đảng viên trong chi bộ của tôi. Cái thẻ nó không biết nói và tôi tin rằng nếu nó biết lên tiếng thì việc đầu tiên nó sẽ khen tôi: Mày là một thằng đảng viên ưu tú!
Và nhất là khi có biến cố gì đi nữa tôi vẫn thoát nạn! cái nạn mà một đảng viên không thể tránh khỏi nếu chưa làm điều gì khiến cho nhân dân căm thù. Cuối cùng cái thẻ đảng trong sạch sẽ cứu tôi vì nó cho phép lãnh lương hưu khi bất cứ chế độ nào nổi lên cầm quyền. Không lẽ họ cắt lương hưu của một đảng viên tốt như tôi?
Nhưng gì thì gì tôi quyết liệt không năn nỉ hay kêu gào bên thắng cuộc. Không lẽ lại la lên: Anh ấy ơi tha cho em, em là đảng viên nhát hít chứ không phải liêm chính gì đâu, anh ấy ơi…cho em xin cái sổ hưu!










Gia đình blogger Hoàng Vi bị công an khủng bố


Bà Nguyễn Thị Cúc bị Công an đánh sưng mắt và dí thuốc lá đang cháy vào trán. (Hình: VRNs)
Bà Nguyễn Thị Cúc bị Công an đánh sưng mắt và dí thuốc lá đang cháy vào trán. (Hình: VRNs)
NQL: Không thể tưởng tượng được công an nhân dân là hành xử với dân lành du côn như đám xã hội đen, tàn ác như những tên khủng bố. Bây giờ mới hiểu vì sao nhiều người chết thảm tại đồn công an.
Theo tin được các bloggers truyền nhau trên các mạng xã hội, blogger Nguyễn Hoàng vi và bà mẹ (bà Nguyễn Thị Cúc), em gái, Nguyễn Thảo Chi, con trai và người bạn Châu Văn Thi, tới trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, để đòi lại các tài sản cá nhân mà Hoàng Vi đã bị công an cướp mất.
Các tài sản này gồm một máy ipad, một điện thoại di động, một thẻ nhớ 2GB và bóp đựng tiền trong có 600,000 đồng. Công an bắt cóc cô lúc cô tham dự buổi sinh hoạt ngoài trời sáng Chủ Nhật 5/5/2013 “dã ngoại nhân quyền” đã được loan báo rộng rãi từ trước.
Dù nhất định không chịu về nếu không nhận lại được các tài sản đã bị cướp, cô cũng vẫn bị Công an khống chế và hộ tống về nhà chứ không chịu trả. Ngày hôm sau tức Thứ Hai, thì cô và các người thân trong nhà tới trụ sở công an phường nói trên tiếp tục đòi.
Cô Nguyễn Thảo Chi,  em của blogger Nguyễn Hoàng Vi, bị Công an đánh hội đồng, gẫy 3 cái răng. (Hình: VRNs)
Cô Nguyễn Thảo Chi, em của blogger Nguyễn Hoàng Vi, bị Công an đánh hội đồng, gẫy 3 cái răng. (Hình: VRNs)
Tại đó, không những không trả các tài sản của công dân bị cướp đoạt không hề có biên bản như luật lệ của chế độ đòi hỏi, những người đi đòi còn bị đám Công an trong phường Phú Thạnh đánh hội đồng rất dã man.
Theo sự mô tả lại, bà Nguyễn Thị Cúc, 57 tuổi, không những bị Công an đánh sưng mặt mà còn lấy điếu thuốc lá đang cháy dí vào trán. Cô Nguyễn Thảo Chi, 22 tuổi, em Hoàng Vi, bị Công an đánh nặng nhất, gãy 3 cái răng và mất nhiều máu.
Nhằm khủng bố tinh thần cô và cả gia đình, nhà cầm quyền địa phương đã huy động một lực lượng đông đảo gồm nhiều thành phần khác nhau đến nhà cô.
“…chiều nay lúc 14g tại công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, nhà cầm quyền huy động rất đông công an, dân phòng, Hội phụ nữ…đoàn viên, thanh niên đến đàn áp, đánh và sách nhiễu gia đình Hoàng Vi cũng như bạn bè của cô”, báo mạng chacuuthe.com tường thuật.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi.(Hình: VRNs)
Blogger Nguyễn Hoàng Vi.(Hình: VRNs)
“Mình thì đã quá quen với những trò khốn nạn của nhà cầm quyền mà công cụ là lực lượng an ninh rồi…Nhưng đau nhiều khi chiều nay chứng kiến cảnh bọn họ huy động tất cả các lực lượng công quyền: công an, dân phòng, hội phụ nữ, đoàn viên – thanh niên của phường để đánh đập gia đình và bạn bè mình…Nước mắt rơi thật nhiều…Nhưng vẫn cố gắng cầu nguyện đừng để lòng mình hận thù họ… Và xin ban bình an & sức mạnh lên những người đã bị nhà cầm quyền bách hại chiều nay…” Cô Hoàng Vi viết trên facebook.
Theo nguồn tin, Bà Cúc, cô Thảo Chi và blogger Châu Văn Thi (bị đánh vào đầu) tới bệnh viện quận 3 điều trị thương tích cũng vẫn bị một đám Công an đông đảo bám theo và tiếp tục khủng bố.
Theo nguồn tin của Dân Làm Báo “sau khi đánh đập dã man gia đình Hoàng Vi tại đồn CA, bọn chúng tiếp tục bám theo mọi người đến bệnh viện. Khi vừa xuống xe tại bệnh viện, bọn chúng lại bất ngờ lao đến hành hung gia đình và bạn bè Hoàng Vi. Gia đình và bạn bè cô liên tục hứng chịu những đòn trả thù hết sức tàn bạo của những tên công an, côn đồ. Mẹ của Hoàng Vi dù rất yếu do bị lên cơn đâu tim cũng bị những tên công an, mật vụ dùng điếu thuốc đang cháy đâm thẳng vào mặt”.
Buổi sinh hoạt phân phát và thảo luận về bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” được các nhóm công dân có tên là “Công dân tự do” tổ chức tại 3 địa điểm Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn buổi sáng Chủ Nhật 5/5/2013. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động một lực lượng Công an thật đông đảo để đàn áp ngay từ khi họ bắt đầu xuất hiện. (TN)