Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ - Nuôi lươn không cần bùn




Nông dân sáng kiến chăn nuôi: Nuôi lươn không cần bùn
Mặc dù được giới thiệu trước, nhưng chúng tôi vẫn hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn con lươn vàng óng, to bằng nửa cổ tay được nuôi trong bể nước không có bùn của anh Nguyễn Văn Hoàng (ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Ông Lý Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng cho biết, anh Nguyễn Văn Hoàng là một điển hình “Nông dân SXKD giỏi” cấp thành phố. Anh cũng là người đầu tiên ở Củ Chi nghĩ ra cách nuôi lươn mới, không cần bùn đem lại hiệu quả cao. 
Sáng kiến của anh đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, giúp người chăn nuôi lươn rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn. Đây cũng là điểm trình diễn để bà con tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Anh Hoàng cho biết, 5 năm về trước, lúc đó kinh tế gia đình rất khó khăn. Vợ làm ruộng, anh làm công an xã. Khi con gái lớn thi đậu đại học, anh lúc đó vừa mừng vừa lo. Mừng vì con đậu, được mở mặt với hàng xóm, lo ngày mai con lên thành phố học, tiền đâu mà nuôi? Đêm về anh cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
Nhờ nuôi lươn không bùn, mỗi năm anh Hoàng "hốt bạc" 1 tỷ đồng

Đang loay hoay không biết làm gì thì một người bạn mách ở tỉnh An Giang có mô hình nuôi lươn đồng rất hiệu quả. Lập tức anh lặn lội xuống tận nơi để học hỏi và mua giống về nuôi thử. Lúc đầu anh cũng nuôi theo cách truyền thống, cho bùn vào bể, bơm nước và cho lươn giống vào. Sau 12 tháng vừa nuôi vừa nghiên cứu, lứa lươn đầu tiên cũng tới ngày thu hoạch.
Hai vợ chồng cùng cậu con trai hí ha hí hửng tháo nước, bới bùn để bắt lươn, đào bới hoài, mỏi cả tay mà chỉ bắt được vài con. Thì ra lươn nuôi trong bùn bị chết gần hết mà anh không biết, vừa bước vào nghề đã bị thất bại. Mọi người trong gia đình, người nói ra, người nói vào, song anh quyết theo tới cùng.
"Năm 2008 một lần nữa tôi lại khăn gói đi một số tỉnh ở miền Tây, tham quan một số cơ sở nuôi lươn và tiếp tục mua giống về nuôi. Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại đầu tiên, lần này tôi làm bài bản hơn; đặc biệt không sử dụng một tí bùn nào. 
Tận dụng 2 chuồng nuôi heo, sửa chữa lại và ốp gạch men, vừa chống thấm nước vừa không cho lươn bò ra ngoài. Ở dưới đáy bể có để ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào.
Trước khi thả lươn giống, bơm nước vô ngâm bể 1 tuần rồi rửa sạch, xả hết nước và bơm nước mới vào. Trong bể có đóng 3 cái giàn làm bằng tre để cho lươn trú ẩn, sau đó tiến hành thả lươn giống. 
Khi thả lươn vào bể 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn, để lươn tự thích nghi với môi trường. Thời gian đầu cho lươn giống ăn trùn quế, sau 1 tháng cho ăn cá biển xay nhỏ, cứ thế cho ăn, tháo xả nước thường xuyên và chờ tới lúc thu hoạch, anh Hoàng chia sẻ.
Hồi mới nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu và cho là “ông công an viên gàn dở”. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng anh âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngày mong đợi đã đến.
Thật bất ngờ khi chiếc van xả đáy được mở ra, hàng trăm con lươn to bằng nửa cổ tay vàng óng, bò lúc nhúc. Vợ anh không giấu được cảm xúc vui mừng, chạy sang hàng xóm mượn cái cân tạ về cân thử, cân được 400 kg lươn/1 chuồng rộng 6 m2.
Qua quá trình nuôi lươn không bùn, anh Hoàng nhận thấy lươn không bị bệnh, mau lớn, suốt thời gian nuôi không phải tốn một đồng thuốc thú y nào, giảm được rất nhiều công lao động như công lấy bùn, cho ăn, thu hoạch. Đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng. 
Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn nhàn hơn.
Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. 
Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần.
Anh Hoàng kể, từ thành công ban đầu, tôi mạnh dạn mở rộng thêm diện tích nuôi, tính đến nay đã có 3 cơ sở nuôi lươn với tổng diện tích khoảng 1.200 m2. Trong đó có 700 m2 làm khu ương giống, còn lại 500 m2 nuôi thương phẩm.
Theo đông y, thịt lươn không những là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ rất tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng chữa được nhiều bệnh. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ lươn trong nước cũng như xuất khẩu rất mạnh, SX ra không đủ bán.
Hiện, giá lươn giống anh Hoàng bán ra 220.000 đ/kg; lươn thương phẩm loại 1 (5 con/kg) từ 100.000 - 135.000 đ/kg. Một năm anh cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 10 tấn lươn thương phẩm và 5 - 6 tấn lươn giống. Ngoài ra, còn cung cấp cho thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc.
“Vừa qua có 2 Cty của Nhật sang tham quan, kiểm nghiệm và đặt vấn đề ký kết hợp đồng, nhưng tôi chưa dám vì đơn đặt hàng quá lớn, khả năng của mình không cung cấp đủ”, anh Hoàng nói.
Theo NNVN

Mặc dù được giới thiệu trước, nhưng chúng tôi vẫn hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn con lươn vàng óng, to bằng nửa cổ tay được nuôi trong bể nước không có bùn của anh Nguyễn Văn Hoàng (ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Ông Lý Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng cho biết, anh Nguyễn Văn Hoàng là một điển hình “Nông dân SXKD giỏi” cấp thành phố. Anh cũng là người đầu tiên ở Củ Chi nghĩ ra cách nuôi lươn mới, không cần bùn đem lại hiệu quả cao. 
Sáng kiến của anh đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, giúp người chăn nuôi lươn rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn. Đây cũng là điểm trình diễn để bà con tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Anh Hoàng cho biết, 5 năm về trước, lúc đó kinh tế gia đình rất khó khăn. Vợ làm ruộng, anh làm công an xã. Khi con gái lớn thi đậu đại học, anh lúc đó vừa mừng vừa lo. Mừng vì con đậu, được mở mặt với hàng xóm, lo ngày mai con lên thành phố học, tiền đâu mà nuôi? Đêm về anh cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
Nhờ nuôi lươn không bùn, mỗi năm anh Hoàng "hốt bạc" 1 tỷ đồng

Đang loay hoay không biết làm gì thì một người bạn mách ở tỉnh An Giang có mô hình nuôi lươn đồng rất hiệu quả. Lập tức anh lặn lội xuống tận nơi để học hỏi và mua giống về nuôi thử. Lúc đầu anh cũng nuôi theo cách truyền thống, cho bùn vào bể, bơm nước và cho lươn giống vào. Sau 12 tháng vừa nuôi vừa nghiên cứu, lứa lươn đầu tiên cũng tới ngày thu hoạch.
Hai vợ chồng cùng cậu con trai hí ha hí hửng tháo nước, bới bùn để bắt lươn, đào bới hoài, mỏi cả tay mà chỉ bắt được vài con. Thì ra lươn nuôi trong bùn bị chết gần hết mà anh không biết, vừa bước vào nghề đã bị thất bại. Mọi người trong gia đình, người nói ra, người nói vào, song anh quyết theo tới cùng.
"Năm 2008 một lần nữa tôi lại khăn gói đi một số tỉnh ở miền Tây, tham quan một số cơ sở nuôi lươn và tiếp tục mua giống về nuôi. Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại đầu tiên, lần này tôi làm bài bản hơn; đặc biệt không sử dụng một tí bùn nào. 
Tận dụng 2 chuồng nuôi heo, sửa chữa lại và ốp gạch men, vừa chống thấm nước vừa không cho lươn bò ra ngoài. Ở dưới đáy bể có để ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào.
Trước khi thả lươn giống, bơm nước vô ngâm bể 1 tuần rồi rửa sạch, xả hết nước và bơm nước mới vào. Trong bể có đóng 3 cái giàn làm bằng tre để cho lươn trú ẩn, sau đó tiến hành thả lươn giống. 
Khi thả lươn vào bể 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn, để lươn tự thích nghi với môi trường. Thời gian đầu cho lươn giống ăn trùn quế, sau 1 tháng cho ăn cá biển xay nhỏ, cứ thế cho ăn, tháo xả nước thường xuyên và chờ tới lúc thu hoạch, anh Hoàng chia sẻ.
Hồi mới nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu và cho là “ông công an viên gàn dở”. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng anh âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngày mong đợi đã đến.
Thật bất ngờ khi chiếc van xả đáy được mở ra, hàng trăm con lươn to bằng nửa cổ tay vàng óng, bò lúc nhúc. Vợ anh không giấu được cảm xúc vui mừng, chạy sang hàng xóm mượn cái cân tạ về cân thử, cân được 400 kg lươn/1 chuồng rộng 6 m2.
Qua quá trình nuôi lươn không bùn, anh Hoàng nhận thấy lươn không bị bệnh, mau lớn, suốt thời gian nuôi không phải tốn một đồng thuốc thú y nào, giảm được rất nhiều công lao động như công lấy bùn, cho ăn, thu hoạch. Đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng. 
Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn nhàn hơn.
Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. 
Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần.
Anh Hoàng kể, từ thành công ban đầu, tôi mạnh dạn mở rộng thêm diện tích nuôi, tính đến nay đã có 3 cơ sở nuôi lươn với tổng diện tích khoảng 1.200 m2. Trong đó có 700 m2 làm khu ương giống, còn lại 500 m2 nuôi thương phẩm.
Theo đông y, thịt lươn không những là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ rất tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng chữa được nhiều bệnh. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ lươn trong nước cũng như xuất khẩu rất mạnh, SX ra không đủ bán.
Hiện, giá lươn giống anh Hoàng bán ra 220.000 đ/kg; lươn thương phẩm loại 1 (5 con/kg) từ 100.000 - 135.000 đ/kg. Một năm anh cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 10 tấn lươn thương phẩm và 5 - 6 tấn lươn giống. Ngoài ra, còn cung cấp cho thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc.
“Vừa qua có 2 Cty của Nhật sang tham quan, kiểm nghiệm và đặt vấn đề ký kết hợp đồng, nhưng tôi chưa dám vì đơn đặt hàng quá lớn, khả năng của mình không cung cấp đủ”, anh Hoàng nói.
Theo NNVN




>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ
03/07/2013, 10:28 (GMT+7)
Anh Nguyễn Minh Tuấn là người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk.





Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.
Tuấn cho biết, quê anh ở Hải Hậu (Nam Định). Năm 1990 anh vào Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) lập nghiệp. Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, anh phải làm đủ thứ nghề như trồng cà phê, sửa xe honda, cơ khí, buôn cá lăng ở Đồng Nai…
Trong thời gian buôn cá, anh cứ trăn trở, tại sao ở Đồng Nai nuôi cá lăng được mà Đăk Lăk chưa nuôi được? Năm 2002 anh quyết định khăn gói về Đồng Nai "tầm sư học đạo". Nói là đi học chứ thực ra là đi làm thuê cho một cơ sở nuôi cá lồng bè ở hồ Trị An. Sau 3 năm miệt mài vừa học vừa làm, anh đã có được một số vốn kiến thức, kinh nghiệm và quay trở về Đăk Lăk với khát khao, hy vọng sẽ làm giàu bằng nghề nuôi cá.

Kiểm tra cá lăng đuôi đỏ
Khác với nhiều người nuôi cá lăng trong ao đất, anh nuôi trong lồng bè và chọn huyện K’rông Nô làm bản doanh để nuôi thử nghiệm. Lúc đầu anh chọn nhiều giống cá để nuôi thí điểm như cá lăng đuôi đỏ, rô phi, điêu hồng…
Qua 2 năm nuôi thử, do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chưa cao, hơn nữa do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước đục, cá bị chết nhiều dẫn tới thất bại. Khổng nản chí, anh lại lặn lội đi khắp các địa phương trong tỉnh để khảo sát địa hình, nguồn nước để tìm địa điểm nuôi. Cuối cùng anh đã chọn được hồ nước tự nhiên là hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột để nuôi cá lăng đuôi đỏ.
Anh Tuấn cho hay, rút kinh nghiệm từ bài học thất bại lần trước, lần này trước khi thả cá, anh lấy nước trong hồ để xét nghiệm, thấy độ pH, sau đó mới quyết định làm lồng bè và tiến hành thả cá giống. Để thử nghiệm chắc chắn anh làm 10 lồng, trong đó nuôi 3 lồng cá lăng và 7 lồng vừa nuôi cá rô phi và điêu hồng.
Sau thời gian nuôi anh thấy cá rô phi không có hiệu quả, ngượi lại cá lăng nha lại phát triển rất tốt, cá mới nuôi 14 tháng trọng lượng đạt 2 kg/con. Thời điểm thu hoạch bán được 200.000 đ/kg. Từ thành công ban đầu tới nay anh đã đầu tư được 40 lồng, mỗi lồng rộng 36 m2, trong đó có 20 lồng nuôi cá thương phẩm và 20 lồng ương cá giống.
Anh Tuấn chia sẻ, so với nuôi trong ao đất, thì nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng bè hiệu quả hơn nhiều. Nuôi trong hồ có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên môi trường luôn sạch, cá ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, không phải tốn tiền thuốc thú y thủy sản.
Hơn nữa dễ kiểm soát và cân đối lượng thức ăn, cho cá ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Nuôi theo phương pháp này tiết kiệm được 5% tiền chi phí thức ăn. Đặc biệt thịt cá dai và ăn ngon hơn, giá bán cao hơn cá nuôi trong ao từ 5.000 - 10.000 đ/kg. Sản lượng cũng cao hơn. Năm 2012 gia đình anh thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1 lứa (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.
Hỏi về thức ăn cho cá, anh Tuấn cho biết, thức ăn cho cá lăng chủ yếu là cá biển, trùn quế, tôm nhỏ… mua ở chợ về xay cho ăn. Tuy nhiên, giá cả thức ăn ngoài thị trường đôi khi cũng thất thường. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh đã xây dựng khu nuôi trùn quế rộng 300 m2 và chế ra một chiếc máy để xay cá và trùn quế.
Bí quyết làm thức ăn cho cá của anh Tuấn là: Cá tạp + trùn quế (cả phân trùn, để làm chất kết dính) + cám gạo, tất cả cho vào máy xay nhuyễn vo viên cho cá ăn. Trộn thức ăn theo cách này, khi thức ăn xuống nước sẽ chậm tan, giúp cho cá ăn hết không bị lãng phí. Đặc biệt giảm được 1/3 chi phí tiền mua thức ăn cho cá, đồng nghĩa với tăng 1/3 lợi nhuận.
Ngoài sáng kiến tự chế máy làm thức ăn cho cá của gia đình, hàng năm anh còn xuất bán 20 tấn trùn giống với giá 30.000 đ/kg cho các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh.
Anh Tuấn cho biết thêm, cá lăng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đang trở thành món ăn đặc sản nên được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Chính vì vậy sản lượng cá thương phẩm và cá giống của gia đình SX ra không đủ cung cấp cho thị trường…
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè, tháng 7/2011, NM thủy điện Sêrêpôk 4 đã đầu tư lồng và thả nuôi hơn 40.000 con cá lăng đuôi đỏ trong 44 lồng. Sau gần 6 tháng nuôi, trọng lượng từ 70 con/kg ban đầu đã tăng lên 3 - 4 con/kg.
Anh Trần Duy Viễn, PGĐ NM thủy điện Sêrêpôk 4 cho biết: Sau khi tham quan một số mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên địa bàn tỉnh, Cty đã hỗ trợ công đoàn NM đầu tư gần 2 tỷ đồng làm lồng, mua giống cá lăng về thả. Qua theo dõi thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt.







Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme  
H

NGHỀ NUÔI GÀ TÂY . . . . .




NGHỀ NUÔI GÀ TÂY Ở ĐA LỘC

Xã Đa Lộc (Ân Thi) là địa phương có nghề nuôi gà tây từ trước những năm 1945, từ đó đến nay, nghề chăn nuôi gà tây vẫn được người dân địa phương duy trì. Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia. Người nuôi đã tiếp cận được một số tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi mới, nhiều giống gà tây mới năng suất, chất lượng cao đã được nhà nông đưa vào sản xuất, các hộ gia đình không chỉ thuần nuôi gà tây thương phẩm mà còn phát triển nuôi gà sinh sản, đầu tư mua máy ấp nở trứng gia cầm cung ứng con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Ông Trần Duy Cải, chủ nhiệm HTX dịch vụ Nông nghiệp xã cho biết: Năm 2010 vừa qua, tổng lượng đàn gà tây toàn xã đạt trên 10 nghìn con các loại, trong đó có hơn 600 con là gà bố mẹ sinh sản, nuôi tập trung nuôi chủ yếu ở 2 thôn Bình Nguyên và Trắc Điền, giá trị sản lượng ước trên 6 tỷ đồng. Năm 2011 này dự kiến địa phương sẽ đưa ra thị trường hơn 50 nghìn con gà tây giống chất lượng tốt và 50 -70 tấn gà tây thương phẩm. Đáng chú ý mặc dù là vùng chuyên nuôi gà tây lâu năm, nhưng địa phương chưa năm nào để xảy ra dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh lớn khác, công tác tiêm phòng, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi an toàn bền vững luôn được địa phương quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, người chăn nuôi có ý thức tuân thủ chặt chẽ qui trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, nên các sản phẩm chăn nuôi xuất ra từ đây có thể coi là an toàn dịch bệnh và vệ sinh thú y. Anh Đoàn Văn Hợi (thôn Bình Nguyên) là chủ trang trại chuyên chăn nuôi gà tây từ hơn 20 năm nay. Gia đình anh thường xuyên nuôi hơn 300 gà bố mẹ và hàng nghìn con gà tây lấy thịt khác, mỗi năm sau khi trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn lãi thuần 200 - 250 triệu đồng. Toàn bộ gà hậu bị, gà bố mẹ đều được anh tiêm vắc xin phòng đủ các bệnh cơ bản: H5N1, tả, sưng gan... trước khi cung ứng ra thị trường. Theo anh Hợi, gà tây là giống gia cầm khoẻ, thể trọng lớn, dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh, thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái, có thể nuôi theo nhiều hình thức: Chăn thả, nuôi công nghiệp (cho ăn toàn bộ bằng thức ăn công nghiệp) và nuôi bán công nghiệp (cho ăn công nghiệp kết hợp các chất hữu cơ: rau, bèo, cám, cỏ), mỗi cách nuôi có ưu điểm, nhược điểm riêng, nhưng trung bình hiệu suất đầu tư đạt 40 - 70% tuỳ từng cách nuôi. Nghề nuôi gà tây của gia đình anh đã qua 3 đời, hiện thế hệ thứ 4, con gái lớn của anh tiếp tục đầu tư, học kinh nghiệm từ ông, cha, các cụ để phát triển chăn nuôi gà tây.
Anh Nguyễn Văn Mỹ, thôn Trắc Điền, người nuôi gà tây từ những năm 1966 - 1967 đến nay cho biết: Nuôi gà tây theo lối bán công nghiệp là hiệu quả nhất, vì các loại phụ phẩm hữu cơ: cỏ, lá rau đặc biệt là bèo tây trên đồng ruộng rất sẵn, với định lượng khẩu phần ăn 30% bèo tây thái nhỏ và 70% thức ăn công nghiệp, có thể bảo đảm sau 6 tháng từ 1 con gà tây mới ấp nở có thể tăng trọng lên 14 - 15kg, trừ mọi chi phí đầu tư vẫn còn có giá trị tương đương gần 50kg gạo bắc thơm 7 tại thời điểm, đủ lương thực cho cả gia đình 4 người ăn trong suốt tháng.
Xã Đa Lộc là địa phương vùng sâu vùng xa của huyện Ân Thi, không có lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Để bảo đảm đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì trọng tâm phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, chất lượng, hiệu quả cao và khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính là hướng đi hoàn toàn đúng của đảng bộ và chính quyền sở tại. Trong đó cần ưu tiên đầu tư, mở rộng gia tăng nhanh đàn gà tây giống bố mẹ và gà thịt nuôi thương phẩm, vì gà tây khá dễ nuôi so với các loại gia cầm khác, hiệu quả chăn nuôi cao, tiềm năng thị trường còn rất lớn, hầu hết người dân giàu kinh nghiệm, có truyền thống chăn nuôi gà tây. Để đạt được các mục tiêu này, địa phương cần bằng nhiều giải pháp đồng bộ: Tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá chất lượng sản phẩm, con giống; hỗ trợ xây dựng mô hình, trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới chăn nuôi an toàn, sinh học theo tiêu chuẩn VietGap, ưu đãi vốn vay tín dụng cho các chủ trang trại chăn nuôi lớn…
            Từ hiệu quả chăn nuôi gà tây ở Đa Lộc và tiềm năng thị trường sản phẩm, có thể nhân rộng mô hình sản xuất ra toàn tỉnh, tận dụng thu vớt các loại bèo tây trên các trục thủy nông cho phát triển chăn nuôi gà tây rất hiệu quả vừa tăng thu nhập trong chăn nuôi vừa giảm chi phí đầu tư thu vớt rau bèo khơi thông dòng chảy
Nguyễn Hải Tiến


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Mô hình nuôi gà tây HUBA tại Hải Dương
Xem kết quả: / 4
Bình thườngTuyệt vời 
Quản lý khoa học Lĩnh vực Nông nghiệp
Đăng bởi: CN. Nguyễn Thị Thuận   
Thứ ba, 20 Tháng 3 2012 08:57
Picture_215
Giống gà tây Huba. ảnh: Thuỵ Phương
Tại Hải Dương, nhiều địa phương đã đưa một số giống gà tây vào chăn nuôi nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, công tác giống và các biện pháp kỹ thuật chưa được chú trọng nên năng suất còn hạn chế, hiệu quả kinh tế còn thấp. Với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình nuôi gà tây mới (Huba) ở một số địa phương của tỉnh Hải Dương" trong 2 năm 2011 và 2012.
Từ năm 2006, Hiệp hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen Hungary hợp tác với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương thí nghiệm nuôi khảo sát khả năng thích nghi gà tây Huba với điều kiện Việt Nam. Đến năm 2008 thực hiện nhiệm vụ nghị định thư, Hiệp hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen Hungary đã xuất 1.600 quả trứng gà tây giống để Trung tâm triển khai ấp nở, nuôi thích nghi và phát triển ra sản xuất tại một số tỉnh như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội....Gà tây Huba là giống gà mới có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, có sức đề kháng cao, đến tuổi trưởng thành, con đực nặng từ 6-16kg/con, con mái nặng từ 4-9kg/con, thịt thơm, ngon.
Năm 2011, đề tài đã triển khai điều tra chọn hộ chăn nuôi gà tây tại 2 địa điểm xã Cổ Bì, huyện Bình Giang và phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, với quy mô là 30 hộ tại huyện Bình Giang và 30 hộ thị xã Chí Linh. Qua điều tra tại 2 địa điểm trên cho kết quả:  Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung. Kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu là theo kinh nghiệm nên tỷ lệ nuôi sống còn thấp, đặc biệt là nuôi gà tây sinh sản giống ngoại giai đoạn con, hậu bị chỉ đạt từ 76,66-82%, đối với gà thương phẩm chỉ đạt từ 74,86-82,75%.
Sau khi tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi, Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi gà tây Huba sinh sản giai đoạn con, hậu bị theo 2 khẩu phần thức ăn: Mô hình 1: sử dụng thức ăn hoàn chỉnh ở xã Cổ Bì là 37 con, phường Chí Minh là 37 con. Mô hình 2: sử dụng nguồn thức ăn đậm đặc + nguyên liệu địa phương như (ngô, thóc...) ở xã Cổ Bì là 37 con và ở phường Chí Minh là 37 con. Mỗi mô hình được lặp lại 3 lần: 74 con x 3 = 222 con, Tổng số con/2 huyện là 444 con.
Qua quá trình theo dõi giai đoạn gà tây HUBA tuổi từ 0-32 tuần tuổi ở 2 huyện cho thấy. Tỷ lệ nuôi sống ở mô hình 1 đạt 95,49%, mô hình 2 đạt 93,69-94,59%. Khối lượng cơ thể ở tuần thứ 32 con trống đạt 7,21-7,34 Kg/con, con mái từ 4,32-4,55 Kg/con. Hiện nay, đàn gà tây HUBA tại các hộ nông dân xã Cổ Bì, huyện Bình Giang và phường Chí Minh, thị xã Chí Linh sinh trưởng và phát triển tốt và đang trong giai đoạn vào đẻ .
Để hoàn thiện mô hình, trong năm 2012, Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục theo dõi, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi giống gà tây HUBA phù hợp với điều kiện của tỉnh Hải Dương.
Hoà Thuận










Tỷ phú gà tây phố núi



Tỷ phú gà tây phố núi

Cổ nhân nói: “có tiền làm ra tiền…”. Từ một nông dân nghèo đi lập nghiệp sống bằng đủ nghề trầy trật, “Hải xà lách soong”, “Hải xe ôm” của 10 năm về trước nay trở thành một tỷ phú nông dân miệt vườn Ðà Lạt đã vươn lên từ nghề chăn nuôi gà tây duy nhất trên cao nguyên Lâm Viên. Bởi vậy, từ năm 2005 đến nay, anh được bạn bè và nhân dân địa phương “đổi” biệt hiệu khác gọi rất ngộ và anh vui lòng lấy nó đặt luôn cho “thương hiệu” của mình - Hải gà tây!

Ðưa gà tây lên rừng!
Tiếp tôi trong căn nhà cấp 4, không gian sinh hoạt của gia đình anh không mấy rộng rãi, bề thế, sang trọng (thường thấy ở cách bày trí của những bậc “đại gia”, hay ít ra một triệu phú thành đạt); nhưng phía trước ngôi nhà là một cánh đồng trồng rau xanh rộng gần 4ha và xung quanh là các chuồng trại; trong nhà, trong chuồng, ngoài vườn chất đầy trứng giống, gà con mới ấp nở, gà giống, gà thịt kêu chí chóe... Với giá đất thành phố hiện tại, cộng với 1.000 con gà tây giống, trên 100 con gà rừng, mấy cặp công xanh Việt Nam, rồi mấy cặp trĩ đỏ, trĩ 7 màu (loài quý hiếm), … tính sơ, tài sản của gia đình ông chủ tròn 50 tuổi  - Lê Hùng Hải ngót… vài tỷ bạc!
Để có được một gia sản hôm nay mà có lẽ nhiều nông dân Đà Lạt mơ ước đối với ông chủ gà tây này ngoài sự lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và có cả “mối duyên”! Anh Hải kể, vợ chồng anh là người Cần Thơ, năm 1990 đưa nhau lên Đà Lạt lập nghiệp. Vốn liếng dành dụm mang theo cũng chỉ mua được vài sào đất ruộng trong con hẻm sâu của đường Phạm Hồng Thái (phường 10 - Đà Lạt) dựng tạm căn nhà nhỏ làm nơi trú ngụ bắt đầu những ngày tháng mưu sinh. Ngày ngày, vợ trồng rau (chủ yếu xà lách soong), chồng chở ra chợ bán và tranh thủ lúc rỗi nhàn chạy xe thồ… Chật vật tối tăm mặt mũi cốt đủ cái ăn và nuôi hai con học hành. Bởi vậy, anh em thân quen và bà con thường gọi anh bằng các biệt danh: “Hải xà lách soong”, “Hải xe ôm”!
 Đàn gà tây của anh Hải.
Nhân một lần về thăm Cần Thơ, “Hải xe ôm” mang theo mấy con gà tây về  Đà Lạt nuôi chơi chỉ để cho vui và giữ nhà (loại gà này kêu rất to khi động hay có người lạ). Anh Hải phát hiện gà tây dễ nuôi, lớn rất nhanh nhờ khí hậu mát mẻ, Đà Lạt lại có nhiều loại rau xanh (thức ăn khoái khẩu của gà tây). Vợ chồng anh bàn nhau và quyết định mở rộng, nhân lên nuôi thành đàn. Lứa gà đầu tiên nuôi “thử nghiệm” 70 con cho kết quả rất khả quan. Sau 6 tháng, gà trống có trọng lượng từ 8 - 9kg; gà mái khoảng 4kg; đặc biệt khoảng 7 tháng tuổi, gà mái bắt đầu đẻ trứng (mỗi lứa một con gà đẻ từ 20 - 40 quả trứng) và ấp nở thành gà con được bán rất chạy bởi ở Lâm Đồng  hiện chưa có nơi nào chăn nuôi và cung ứng loại thịt gà này.

Gà tây, còn gọi là gà lôi (tên khoa học Meleagris Gallopavo) có nguồn gốc từ gà tây rừng sống ở Bắc Mỹ và Mêxicô. Trước đây, người Ðà Lạt rất xa lạ với loại gà to lớn, trông khác thường, có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa và du nhập, nhưng hiện nay loại gia cầm cho mức thu nhập khá cao này được nhiều người biết đến gắn với tên của một tỷ phú nông dân có biệt danh: “Hải gà tây”.
Nhận thấy hiệu quả chăn nuôi gà tây có hướng phát triển tốt cho thu nhập cao, điều kiện chăn nuôi chuồng trại lại dễ dàng (chủ yếu chăn thả từng đàn trong vườn, dưới các đồi thông, bãi cỏ…) có nguồn thức ăn dồi dào, vợ chồng anh tập trung đẩy mạnh số lượng con giống, tăng đàn.  Cùng với số tiền tích lũy được, anh Hải vay thêm 7 triệu đồng vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân phát triển của Hội Nông dân phường 10 đầu tư xây dựng chuồng trại, mua thêm đất mở rộng diện tích trồng rau xanh, mua thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gà và các phương tiện khác… Để có kiến thức tự chăm sóc đàn gà, anh Hải đã tìm mua nhiều tài liệu, sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi về nghiên cứu và tham gia các lớp tập huấn về  kỹ thuật chăn nuôi do Trung tâm Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng tổ chức…. Nhưng theo anh, kinh nghiệm và đức tính cần cù, chịu khó vừa tự học, tự nghiên cứu vừa đúc rút từ thực tế lao động đã cho anh “kho” kiến thức về chăn nuôi gà tây và các loại gia cầm khác khá vững. Qua nghiên cứu đặc tính, anh phát hiện gà tây mái biết ấp trứng nở thành gà con nhưng không biết chăm sóc gà con (như gà ta), chúng ấp trứng vụng về nên số lượng gà con sống không cao; hơn nữa, nhằm gia tăng số lần đẻ cho gà mái trong năm, anh Hải đã tự nghiên cứu, sáng chế ra máy ấp trứng bằng điện công suất ấp trên 500 trứng/mỗi lần. Gà con vừa nở được anh tách ra và nuôi trong lồng kín gió,  được sưởi ấm bằng bóng đèn điện, chăm sóc gần 1 tháng tuổi là có thể bán con giống hoặc nuôi đại trà lấy thịt…
Biệt danh “Hải gà tây”
Giai đoạn 2005 - 2007 là thời điểm đàn gà tây của anh Hải đông nhất, có lúc gần 3.000 con gà thịt, hàng trăm gà giống và vài ngàn gà con. Hiện nay, nhờ ấp và lai giống thành công các loại gà, trong vườn nhà anh còn chăn nuôi hơn 100 gà rừng, vài cặp công xanh Việt Nam, vài cặp trĩ đỏ và trĩ  7 màu. Anh cho biết, những cá thể mới này đều được anh tìm mua trứng (có khi gửi mua ở nước ngoài) về và ấp nở thành công. Riêng gà rừng, anh mua con giống về phối giống với gà nhà (giống gà tre) để cho ra gà rừng lai. Hiện anh đang có hơn 100 con giống chuyên đẻ trứng và ấp nở gà rừng con bán cho các nhà vườn, du khách có nhu cầu mua với giá rất cao. Dù trọng lượng một con gà rừng trưởng thành chỉ vài gram đến 1kg, nhưng gà rừng có bộ lông rất sặc sỡ, trông đẹp mắt và gáy rất đúng giờ nên được giới chơi chim cảnh, các “đại gia” ưu thích, chấp nhận mua giá rất cao. Anh Hải dự định, ngoài kinh doanh gà tây chủ lực sẽ nhân giống và chăn nuôi gà rừng thành các đàn trong trang trại của mình sắp tới.
Những năm trước, người Đà Lạt và du khách đến Đà Lạt chưa quen với thịt gà tây, anh đã tự mang gà tây và thịt gà tây (do anh tự chế biến) giới thiệu, tiếp thị các nhà hàng; khách nước ngoài rất ưa chuộng loại thức ăn khoái khẩu này và dần dần khách trong nước cũng thích thú, một số nhà hàng đã đưa thịt gà tây vào thực đơn cho khách lựa chọn. Hiện nay, 5 nhà hàng lớn ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng ký hợp đồng lấy hàng thường xuyên của anh. Trung bình mỗi tháng, anh xuất từ 100 - 200kg gà thịt (giá mỗi kg gà lông hiện tại 120.000đồng) và 500 con gà con giống bán ra thị trường. Mặc dù tại Đà Lạt đã có 10 cơ sở vệ tinh của anh Hải chăn nuôi gà tây (gà giống, công nghệ chăn nuôi do anh cung cấp và bao tiêu toàn bộ sản phẩm) thành một đầu mối, nhưng “cung” vẫn chưa đáp ứng đủ “cầu” của các nhà hàng và người dân trong vùng!
 “Đầu ra” của sản phẩm thịt gà tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng có nhiều hứa hẹn làm giàu trong những năm tới, hiện nay anh đang tập trung vốn đầu tư mở một lúc hai trang trại chăn nuôi tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), có diện tích 1ha và trang trại khác 1,5ha tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) - cách TP. Đà Lạt chừng 20km. Anh còn dự định mở một nhà hàng chuyên chế biến thịt gà tây các món tại Đức Trọng (dọc quốc lộ 20) phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến cao nguyên Lâm Viên du lịch và nghỉ dưỡng. Từ lúc chăn nuôi manh mún “lấy công làm lãi”, để thực hiện kế hoạch làm ăn lớn và làm giàu cho gia đình, anh Hải cho biết, đang đầu tư toàn diện: mở rộng quy mô chăn nuôi theo mô hình trang trại có thương hiệu! Ngoài 7 lao động làm việc thường xuyên cho anh mấy năm nay (lương 3 triệu đồng/ người/tháng), anh đang “chiêu sinh” thêm khoảng 20 người trực tiếp lao động tại các trang trại của mình (trong đó phải có 1 bác sĩ thú y, 1 kỹ thuật viên…). Điều đáng nói là tất cả lao động ở đây, ông chủ “ưu tiên” chọn đều là thanh niên!
Hiện nay, bất cứ ai khi đến phường 10 (thậm chí cả Đà Lạt) hỏi “Hải gà tây”, dường như mọi người đều biết tên và giới thiệu đúng người để khách cần gặp và anh rất vui vẻ, sẵn sàng bàn chuyện hợp tác làm ăn. Được biết, có mấy Việt kiều về nước biết tiếng đã tìm đến anh đề nghị hợp tác, mở rộng chăn nuôi, sản xuất…
Hiện tại, mỗi tháng “Hải gà tây” thu nhập từ việc bán gà thịt, gà giống các loại trên 80 triệu đồng. Ở những thời điểm lễ, tết, mùa du lịch Đà Lạt… mức thu nhập còn cao hơn. Ngoài ra, vườn rau của anh mỗi ngày bán từ 5 - 7 tạ cũng thu về 4- 5 triệu đồng. Cái lợi của việc trồng rau là có cái bán chạy chợ hằng ngày và số rau thải ra, trộn với cám, bắp vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa là thức ăn cho gà tây rất nhanh lớn. Trung bình mỗi tháng, gia đình “Hải gà tây” thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Mỗi năm, (trừ chi phí đầu tư và trả công cho lao động), hộ nông dân này tích lũy trên 1 tỷ đồng.
Hai trang trại chăn nuôi đang xúc tiến (tháng 6/2011 sẽ đưa vào hoạt động) và vài ngàn gà giống đang chuẩn bị chăn thả là kế hoạch hướng tới mùa bội thu vào dịp cuối năm nay của “Hải gà tây”. Anh cho biết, thời điểm gà tây bán chạy và hút hàng nhất là vào dịp Lễ Noel, Lễ tạ ơn của người theo đạo Tin lành, Tết dương lịch…
  Bài và ảnh Thanh Dương Hồng

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây (gà lôi)

EmailInPDF.

Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.
Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.
ở Việt Nam ta, gà Tây đã được nuôi từ lâu, nhưng những hiểu biết và đầu tư cho chăn nuôi gà Tây hãy còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ thuật chăn nuôi gà Tây theo lối chăn thả tự nhiên, nên tỷ lệ nuôi sống thấp, chỉ khoảng 20 - 30% ... Nếu đầu tư chăn nuôi theo lối công nghiệp (giai đoạn gà con được úm đúng kỹ thuật), thì tỷ lệ nuôi sống có thể tăng lên 70 - 80%. Đó là một trong những bí quyết thành công trong chăn nuôi gà Tây: Chúng tôi xin giới thiệu để bạn tham khả
1 . Tháng thứ nhất:
Chuồng nuôi: Nuôi lồng hoặc nuôi nền.
Mật độ: Tuần thứ 1, 2: 50 con/ m2. Tuần thứ 3, 4: 25 con/m2.
Nhiệt độ úm: Có thể úm bằng đèn dầu hoặc đèn điện nhưng phải đủ nhiệt cho gà ấm. Tuần thứ nhất từ 33 - 350C sau đó giảm dần, mỗi tuần 30C, đến tuần thứ tư, nhiệt độ bình thường (không cần úm nữa)
Thức ăn: Yêu cầu về dinh dưỡng: Protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2800 - 3000 kcal/kg con. Tập cho gà Tây ăn thêm thức ăn thô xanh.
Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà uống tự do.
Phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà Tây bằng vaccin và hóa dược theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Tháng thứ 2: Nuôi chuồng và tập thả vườn từ từ để gà không bị Stress. Tăng dần khẩu phần thức ăn thô xanh lên.
3. Tháng thứ 3: Nuôi thả vườn. Gà Tây có khả năng sử dụng tốt thức ăn thô xanh, cho nên cần cho gà Tây ăn nhiều thức ăn thô xanh. Nuôi gà Tây thả vườn "đúng nghĩa" năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Thị trường tiêu thụ thịt gà Tây hãy còn nhiều hạn chế do người Việt Nam chưa quen dùng, công nghiệp chế biến thịt gà Tây chưa phát triển? cho nên chăn nuôi gà Tây chưa phát triển được. Vì vậy, bạn chưa nên phát triển trang trại lớn để nuôi gà Tây.
Theo vietlinh.vn












Những Bài Thuốc Dân Gian . . . .







#1
Cái này hay, chắc cũng nhiều người quan tâm. Thuốc hay mỗi ngày...


CHỮA DỨT ĐIỂM ĐAU DẠ DÀY
Đậu rồng già được trồng phổ biến tại khu vực miền Trung và miền Nam, ngoài Bắc còn có tên gọi khác là đậu khế.
Hãy lấy hột đậu rồng già rang với muối cho vàng thơm, không để cháy. Sáng sớm bụng đói, lấy ra nhai, ăn khoảng 10 - 12 hột nếu răng bạn còn khỏe.
Nếu răng chỉ còn đôi 3 chiếc, thì xay nhuyễn, song vẫn phải nhai 1 muỗng cafe bột đó. Nhai khoảng 20 lần rồi mới nuốt từ từ...
Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh. Nếu bạn bị nặng thì cần thời gian lâu hơn, cứ kiên nhẫn đến khi dạ dày lành hẳn.
PS: Hãy chia sẻ để mọi người cùng đọc và tự chữa trị nhé các bạn. Có thể ta không bị bệnh này, nhưng còn có rất nhiều người vẫn đang bị nó hành hạ mỗi ngày đấy.













#1
Mình bắt đầu đau dạ dày kể từ sau khi sinh con gái đầu được 6 tháng, nguyên nhân chính là do thức khuya và suy nghĩ nhiều (khủng hoảng hậu hôn nhân). Đau dạ dày rất khổ, ăn đồ nóng một chút, thức khuya nhiều một chút, đói một chút, ăn uống linh tinh một chút... là biết tay nhau ngay.

Bố chồng mình từng đi cắt cho mình 12 thang thuốc bắc của thầy lang nổi tiếng nhất Ninh Bình, uống cũng đỡ nhưng không khỏi dứt điểm, nên thỉnh thoảng lại tái phát.

Sau khi mình sinh mổ bé thứ 2 xong thì không khác gì sống trong địa ngục. Do vết mổ của mình bị nhiễm trùng, nằm viện điều trị kháng sinh liều cao xong, về nhà mình bị chảy máu dạ dày, đau khốn khổ khốn nạn luôn, chỉ biết nằm ôm bụng khóc, chồng với mẹ xót xa lắm mà không biết làm gì hơn. Uống thuốc vào chỉ kìm được cơn đau lúc đó, rồi hết thuốc lại đau trở lại.

Sau đó, mình có uống tinh nghệ mật ong mỗi sáng, nhưng rất nóng, mình bị nổi mụn và táo bón, đành bỏ dở. Cuối cùng, mình tìm được cách chữa dân gian này, áp dụng xong khỏi hẳn luôn. Cách này ít người biết nên không phổ biến.

Bạn nào đang bị đau dạ dày, chịu khó áp dụng nha.

Các bạn lấy hạt đậu rồng già, miền Bắc gọi là đậu khế, rang với chút muối cho vàng rộm, tỏa mùi thơm nức (tránh để bị cháy). Sau đó, các bạn đem nghiền nhuyễn chỗ hạt đậu vừa rang. Mỗi sáng, khi vừa ngủ dậy, các bạn ăn khoảng 3 thìa cafe bột đậu rồng, nhớ nuốt từ từ từng chút một (dễ ăn lắm nên đừng lo). Nếu khô quá, các bạn nhấp vài ngụm nước ấm cho dễ nuốt nha.

Các bạn ăn liên tục trong vòng 2 tuần, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu ai bị quá nặng, dạng viêm loét mãn tính, cần thời gian lâu hơn, nhưng kiên trì thì nhất định dạ dày sẽ lành hẳn.

Vậy, đậu rồng và hạt của nó có gì mà tốt cho dạ dày đến thế? Trong đậu rồng có nguồn khoáng sản tự nhiên, cung cấp dồi dào vitamin A và C, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa tế bào. Đậu rồng có nhiều chất sắt, rất cần thiết với bà mẹ mang thai, cho con bú, người thiếu máu, chúng đặc biệt tốt cho dạ dày vì có nhiều men tiêu hóa tự nhiên, phòng và chữa viêm nhiễm đường ruột. Ngoài ra, đậu rồng cũng rất giàu protein thay thế thức ăn từ động vật, tốt cho người ăn chay, phòng bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn và trẻ nhỏ.

* Nếu các bạn không bị bệnh này, hãy share hoặc mách lại cho những người đang bị đau dạ dày hành hạ biết mà áp dụng. Có bệnh vái tứ phương!

Các bạn có thắc mắc gì có thể comment ở đây, hoặc pm cho mình ở link Facebook bài này, mình sẽ trả lời nha: https://www.facebook.com/notes/halan...54?pnref=story

https://www.facebook.com/halangirl.tramy


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Bấm _Day Huyệt Lòng Bàn Chận


Em hay ho, em phải học thuộc bải này. Xin Share lại nhằm chữa bệnh cho mình may ra làm thầy nữa chứ.
CÁCH TRỊ HO RẤT GIẢN DỊ, KHÔNG TỐN KÉM, MÀ HIỆU QUẢ THẦN DIỆU

Một số bác sĩ và khoa học gia ở bên Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị " ho hành hạ " bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi !...
Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân hoac sau khi xoa nóng bàn chân, các bạn cắt một miếng nhỏ Salonpas dán vào Huyệt Dũng Tuyền và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt."
Chẳng cần phải đi bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn day dưa lâu khỏi ! Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng , dứt tuyệt và không còn ho nữa ? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem thế là tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là hại đâu.
Mà kỳ lạ thay quý vị ơi ! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối thoa Bengay (gel nóng) vào ngay gan bàn chân và mang vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.
Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? tôi liền áp dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn.. Vợ tôi thực hành cách trên thêm hai hôm nữa, bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo mà các khoa học gia Gia Nã Ðại đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời... tôi liền chỉ cho mọi người cách trị ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân ? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới gan bàn chân có một đại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền .
Xin quý vị hãy phỗ biến rộng rãi cách trị ho thần diệu này đến với mọi người để cúng dường thế gian và gây nhân lành cho quý vị.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Nhà thơ Trần Đăng Khoa "tiết lộ" bài thuốc chữa khỏi ung thư

Cập nhật lúc 11:02 15/09/2014

Ung thư là bệnh hiểm nghèo, vậy hãy cùng xem nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ về bài thuốc chữa ung thư nhé!



Bệnh nào trời sinh ra, trời cũng cho thuốc trị. Những vị thuốc đơn giản ở ngay xung quanh ta lại có thể trị được cả bệnh ung thư.
Câu nói chắc như đinh đóng cột này không phải kết luận của một nhà khoa học hay một thầy thuốc lừng danh nào đó, mà lại là sự khẳng định của một bà nhà quê chân lấm tay bùn, đã ở tuổi 90, hầu như cả đời chẳng bao giờ bước chân ra khỏi làng.
Bà cũng dị ứng luôn với cả giới khoa học. Cứ như lời bà thì dân có học chỉ là lũ mách qué, ăn no rửng mỡ rồi nói linh tinh. Không phải chỉ nói trong những buổi tuyên truyền vệ sinh dịch tễ ở xóm, ở phường, mà họ còn viết đầy cả lên mặt báo.
Sức khỏe, ung thư, chữa bệnh ung thư, gia đình, chăm sóc sức khỏe, Trần Đăng Khoa, nhà thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa
Các vị thuốc "có sẵn"  quanh chúng ta được sử dụng hữu hiệu, ngăn chặn các loại bệnh.
Thì đấy! Họ bảo hôn nhau là truyền sang nhau hàng triệu triệu con vi trùng. Khiếp! Thế chả nhẽ trước khi hôn nhau, người ta phải nhúng miệng vào nước sôi, đeo khẩu trang hoặc sát cồn và bôi I ốt ư? Ngày xưa, , bà toàn nhai cơm rồi mớm cho chúng. Miếng cơm đỏ quạch quết trầu, thế mà, có thấy con vi trùng, virus nào đâu. Sáu đứa con bà lớn lên, ai cũng ùng ục như đô vật cả.
Cũng theo lời bà thì “giời sinh voi, giời ắt sẽ sinh cỏ”, rồi đâu cũng vào đấy tất. Bệnh tật nào giời sinh ra, giời cũng lại cho thuốc chữa trị. Thuốc đầy vườn kia kìa. Thuốc ở trong cây lá đấy. Thuốc đầy xung quanh ta,  cũng có. Chỉ con người mới ngu đần. Không ngu đần sao lại chết ngay bên đống thuốc?
Tưởng đó chỉ là chuyện tầm phào. Ai ngờ thật, giời ạ!
Cách đây cũng đã lâu, không biết ai đó đã gửi cho tôi một bài thuốc chữa ung thư. Một căn bệnh hiểm nghèo, cả thế giới còn đang bó tay mà cách chữa lại quá đơn giản, chỉ lấy lá đu đủ nấu uống như uống nước chè, thế mà lại khỏi bệnh. Người gửi cho tôi bài thuốc rất quý ấy lại không ghi tên. Bài thuốc như một cái đơn nặc danh, người nói không chịu trách nhiệm về những gì mình nói. Thế thì, làm sao mà có thể tin được?
Tôi không tin nhưng rồi cứ để đấy tham khảo. Như người ta nói, “có bệnh thì vái tứ phương”, đã vái khắp thiên hạ rồi thì vái thêm một cái nữa vào cõi mịt mù thì cũng đã sao? 
Tôi nghĩ thế và chuyển bài thuốc vu vơ ấy cho một số bạn bè, như một tư liệu tham khảo. Thế mà rồi bất ngờ, tôi nhận được mấy lời cảm ơn, không phải lời cảm ơn theo kiểu xã giao, mà “Cảm ơn anh. Bài thuốc đúng là thần dược. Nhà em chuyển bệnh rồi”. Có người lại còn hỏi tôi địa chỉ nhà để đến hậu tạ.
Gần đây nhất là nhà thơ Trương Hữu Lợi. Anh nhiều năm là Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi (Đài TNVN), là tác giả của chuyên mục: “Kể chuyện và hát ru cho bé”. Trương Hữu Lợi bị ung thư phổi. Anh đã xạ trị, tóc cũng đã rụng hết. Bệnh ung thư phổi thường đi rất nhanh, nhiều người không trụ nổi ba tháng. Vậy mà nhà thơ đã qua 5 năm, tóc xanh mướt, da hồng hào.
Thật là một điều kỳ diệu!
Khi viết lại mấy dòng này, tôi đang ở Hà Giang. Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức một lớp học báo chí cho bà con miền núi phía Bắc. Giờ giải lao, bên chén trà rừng, mọi người lại bàn về những bài thuốc quý của bà con miền sơn cước.
Còn nhớ thời gian khổ, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cũng đã từng từng ốm nặng, tưởng không thể qua khỏi, thế mà rồi chỉ bằng mấy nắm lá rừng, một bà mế Việt Bắc đã chữa cho Bác khỏi bệnh. Chuyện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã kể khá chi tiết trong một cuốn hồi ký của ông.
Giảng viên Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã sưu tầm được rất nhiều bài thuốc hay. Anh bảo, có căn bệnh có thể điều trị rất nhanh, rất hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Ví như bệnh đau đầu. Đầu nhức như búa bổ, chỉ cần day mạnh vào hai vết hõm ở sau tai, thế là khỏi tắp lự. Anh cũng bày cho mọi người. Thấy ứng nghiệm, có người cảm ơn anh: “Sao anh tài thế! Đúng là tuyệt thật!”. “Nhưng mình có tài gì đâu. Bài thuốc của dân gian đấy chứ! Thuốc mà không phải thuốc”.
Cũng theo cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, nếu bị viêm họng, ho dữ dội, kể cả những người bị bệnh viêm họng mãn tính, cũng có thể chữa rất đơn giản, chỉ xoa dầu gió vào huyệt Dũng Tuyền ở dưới gan bàn chân. Nếu ai không biết cái huyệt này thì cứ xoa dầu vào phần hõm ở nửa trên dưới lòng bàn chân, đắp Salonpas lên rồi ngủ một giấc, sáng sau sẽ không còn ho nữa.
Nhưng hay nhất, theo anh Doãn, là bài thuốc chữa ung thư gan và men gan cao. Đúng như ai đó đã gửi cho tôi nhưng chưa đầy đủ. Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. 
Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu.
Sức khỏe, ung thư, chữa bệnh ung thư, gia đình, chăm sóc sức khỏe, Trần Đăng Khoa, nhà thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa
Các vị thuốc nam, thuốc bắc có  chữa bệnh như thuốc tây.
Gần đây, thầy Thích Thông Thức, Tiến sĩ Phật học, Đại đức, trụ trì chùa Linh Am, Bắc Ninh cũng đã bày cho tôi một bài thuốc trị mỡ máu rất hay. Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu.
Thầy Thích Thông Thức còn dặn tôi, trước khi uống cần qua viện, thử máu để thấy hiệu quả cụ thể. Điều này thì tôi đã thực nghiệm. Tôi qua phố Lãn Ông, mua cây chó đẻ răng cưa (loại chó đẻ bình thường, không hiệu nghiệm). 
Hầu như quầy thuốc nào cũng có cây chó đe răng cưa, mà rẻ vô cùng. 70 ngàn đồng một bó khá to, phải đến mấy kg. Vừa rồi, khám bệnh, kiểm tra lại, tôi kinh ngạc vì thấy cholesterol và cả triglyceride của mình đều trở lại thưở mười tám, đôi mươi.
Cả tiểu đường, một căn bệnh nan giải nhưng rất nguy hiểm nếu biến chứng, thành nỗi ám ảnh của bao nhiêu người, có thể chữa được bằng thuốc đông y mà rất hiệu nghiệm. Người bày cho tôi cách chữa này là anh Vũ Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Anh Hiền nhiều năm bị tiểu đường. Anh phải uống đến cả chục viên thuốc tây. Uống thuốc tây có thể trị được tiểu đường nhưng rồi lại bị phản ứng phụ, có thể dẫn đến nảy sinh những căn bệnh khác. Uống thuốc đông y sẽ tránh được hệ lụy này.
Thuốc không đắt mà hiệu quả cao. Đây là bài thuốc gia truyền của gia đình, không bị  phụ, giữ ổn định đường huyết có chỉ số từ 4,5 đến 5,5. Thật kỳ diệu. Đúng là thuốc quý có ở xung quanh ta. Chỉ có điều ta có biết không mà thôi.
Bởi thế, tôi phải gạt mọi chuyện sang một bên, để thông báo cho các  khả kính của tôi, đặc biệt những ai đang có bệnh để biết mà điều trị.
Trần Đăng Khoa (Theo Trithuctre)



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

8 món ăn dưỡng gan, giải độc cực tốt mà bạn có thể tự nấu


Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, có chức năng giải độc và phòng vệ.
 Các chất bã gây hại được sản sinh trong quá trình trao đổi chất và chất độc, độc tố từ bên ngoài , đều phải được giải độc tại gan.
Dưới đây là một số món ăn có tác dụng dưỡng gan giải độc:
Canh khoai môn -củ năn
Vật liệu: Khoai môn 300 g, củ năn 150 g, hạt tiêu một ít, muối vừa đủ, nước cốt gà 1/2 muỗng nhỏ, dầu ăn 2 muỗng lớn.
Cách làm: Khoai môn rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát mỏng. Đổ nước vào nồi nấu sôi, khoai môn, củ năn lần lượt trụng qua nước sôi trong 1 phút, vớt ra dội nước lạnh. Củ năn rửa sạch, xắt lát, sử dụng sau. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn, cho vào hạt tiêu, khoai môn, củ năn xào chín một nửa, đổ vào 8 ly nước dùng, thêm muối, nước cốt gà nấu đến thấm vị thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh phòng ngừa ung thư, chống ôxy hóa, bài trừ chất độc hóa học ở gan.
8 món ăn dưỡng gan, giải độc cực tốt 1
Gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế rất quan trọng.
Canh thịt nạc – hoàng kỳ
Vật liệu: Thịt nạc heo 0,5 kg, hoàng kỳ 10 g, đậu hòa lan 50 g, cải thảo 200 g, muối vừa đủ, bột tiêu một ít, nước 1 lít.
Cách làm: Thịt nạc rửa sạch xắt lát, trụng qua nước sôi, vớt ra, sử dụng sau. Hoàng kỳ rửa sạch, cải thảo rửa sạch xắt lát, đậu hòa lan rửa sạch, sử dụng sau. Đổ nước vào nồi nấu sôi, thêm hoàng kỳ, thịt nạc nấu sôi lại, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm cải thảo, đậu hòa lan nấu 20 phút, nêm muối, bột tiêu thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.
Canh hàu nấu cải thảo
Vật liệu: Hàu 200 g, cải thảo 100 g, củ hành xắt sợi một ít, muối 1 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ, rượu 2 muỗng lớn, dầu mè một ít.
Cách làm: Hàu dùng nước rửa sạch đất cát. Thịt hàu trụng qua nước sôi, vớt ra, cho ráo nước, sử dụng sau. Cải thảo rửa sạch xắt lát. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu, phi thơm gừng, hành, thêm cải thảo xào sơ, đổ nước dùng nấu sôi, thêm hàu nấu 15 phút, nêm muối, bột nêm cho thấm vị, rưới dầu mè thì hoàn tất.
Công hiệu: Hàu được cơ thể hấp thu nhanh, theo đó, cải thiện tuần hoàn máu và tim mạch, tăng cường chức năng gan, dưỡng gan giải độc. Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch, bài trừ chất độc hóa học ở gan.
Canh sườn dê nấu hà thủ ô
Vật liệu: Hà thủ ô 20 g, đậu đen 20 g, sườn dê 0,5 kg, rong biển 100 g, nấm hương 2 tai, gừng lát một ít, muối vừa đủ, nước dùng.
Cách làm: Sườn dê chặt đoạn 4 cm, trụng qua nước sôi, vớt ra. Đậu đen ngâm trước 3 giờ, nấm hương bỏ cuống, rửa sạch, rong biển xắt nhỏ, hà thủ ô rửa sạch, sử dụng sau. Đổ nước vào nồi nấu sôi, cho tất cả vật liệu vào, nấu sôi lại bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, bỏ bột nêm thì hoàn tất.
Công hiệu: Món canh chống ôxy hóa, kích hoạt tế bào miễn dịch.
Cháo bồ công anh
Vật liệu: Bồ công anh 60 g, kim ngân hoa 30 g, gạo 100 g, muối 1/2 muỗng nhỏ, bột nêm 1/2 muỗng nhỏ.
Cách làm: Bồ công anh, kim ngân hoa sắc lấy nước cốt, bỏ bã. Gạo vo sạch, ngâm nước nửa giờ. Bắc nồi lên bếp, đổ nước dùng, nấu sôi, chuyển lửa nhỏ ninh khoảng 1 giờ cho đến khi nhừ thì hoàn tất. Đổ vào nước thuốc nấu chung. Chia 2 lần ăn ấm.
Công hiệu: Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh vị ngọt tính bình, không độc, có tác dụng ức chế vi khuẩn phổ rộng và diệt khuẩn thấy rõ, có tác dụng ức chế và tiêu diệt đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Món cháo phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, bài trừ độc tố ở gan.
Cháo gan dê
Vật liệu: Gan dê 150 g, gạo 100 g, hành, gừng, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ, muối 1/2 muỗng nhỏ.
Cách làm: Gan dê rửa sạch, xắt lát nhỏ, sử dụng sau. Gạo vo sạch, cùng với hành, gừng, dầu ăn, muối với 1 lít nước, ninh cháo bằng lửa nhỏ cho đến khi cháo nhừ, gan chín thì hoàn tất. Dùng ăn nóng sáng và chiều lúc bụng đói.
Công hiệu: Món cháo giúp lọc máu, chống ôxy hóa.
Cháo gan heo – gân bò
Vật liệu: Gan heo 70 g, gân bò 150 g, nếp 200 g, muối 1/3 muỗng nhỏ, gừng xắt sợi 5 g, hành nhuyễn 5g.
Cách làm: Gan heo xắt lát mỏng, trụng qua nước sôi, loại bỏ sợi máu, sử dụng sau. Gân bò nấu đến mềm vớt ra, xắt lát, sử dụng sau. Nếp vo sạch cho vào nồi nấu sôi, khi nếp nở, thêm gan heo, gân bò, gừng sợi, hành nhuyễn và một ít muối thì hoàn tất.
Công hiệu: Món cháo giúp chống lão hóa, bài trừ độc tố ở gan.
Cháo gan heo – măng tươi
Vật liệu: Cháo trắng 1 chén, măng tươi 100 g, gan heo 100 g, hành và gừng một ít, rượu 1/2 muỗng nhỏ, muối một ít, bột năng một ít, nước dùng vừa đủ, bột nêm 1/3 muỗng nhỏ.
Cách làm: Măng tươi rửa sạch, xắt lát xiên. Gan heo rửa sạch xắt lát, cho vào chén, thêm rượu, muối, bột năng ướp 5 phút, 2 vật liệu này lần lượt trụng qua nước sôi, vớt ra, để ráo, sử dụng sau. Đổ cháo vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, thêm măng tươi, gan heo và nước dùng, muối, bột nêm trộn đều, rắc lên hành, gừng xắt nhuyễn, múc ra chén.
Công hiệu: Món cháo thúc đẩy hoạt hóa tế bào, bài trừ độc tố ở gan.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Thứ năm, 14/11/2013 | 12:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Viêm mũi xoang và cách điều trị

Kế thừa bài thuốc Thương nhĩ tử tán được gia giảm hợp lý với một số vị thuốc như kim ngân hoa, phòng phong…, Công ty Mediplantex đã bào chế ra sản phẩm thuốc trị viêm mũi viêm xoang Esha.
Viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15% đến 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh, kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể. Bệnh này khi chuyển sang mãn tính luôn là nỗi lo sợ và phiền toái của nhiều người.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nghĩa Đô, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi 24 tuổi, bị bệnh viêm mũi đã hơn 5 năm. Từ trước đến giờ tôi cũng đã dùng đủ cách để chữa trị như dùng thuốc nhỏ mũi, đi khám uống thuốc Tây, dùng thuốc xông mũi... nhưng bệnh vẫn không khỏi, cứ cách khoảng 2 đến 3 tuần là tôi lại bị nghẹt mũi, chảy nước mũi”.
VNE_14.11.jpg
Cùng chung nỗi niềm như chị Thủy, bác Ngô Mai Hoa (Đại La, Hà Nội) cho biết: “Tôi bị viêm đa xoang mủ mạn tính đã 20 năm nay. Dịch ở trong mũi tiết ra rất nhiều, có màu xanh như mủ và mùi tanh hôi rất khó chịu. Tôi thường xuyên phải đến bệnh viện để hút dịch nhầy trong mũi, nhỏ thuốc... Dùng thuốc Tây thì bệnh thuyên giảm nhưng một tháng sau khi ngưng thuốc, bệnh của tôi lại trở lại như trước. Sống chung với bệnh tật 20 năm nay, tôi dường như đã hết hy vọng chữa khỏi”.
Chị Thủy và bác Hoa là những bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang đã ở giai đoạn mãn tính đang phải sống chung cùng với những phiền toái, khó chịu mà nó gây ra trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh này rất dễ chuyển sang thể mãn tính và thành viêm xoang khó chữa trị. Bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút ở những lần bạn bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, sâu răng… cộng với những yếu tố thuận lợi như môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc… Những yếu tố này làm ảnh hưởng đến hệ thống niêm mạc xoang, mũi, tạo điều kiện cho bệnh tái phát. Nhiều lần như vậy, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính. Viêm xoang mũi cũng có thể do yếu tố chủ quan của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị đúng và dứt điểm, bệnh dễ chuyển thành mãn tính, gây nên những khó khăn trong điều trị về sau.
Theo PGS. TS Bùi Mai Hương: "Bệnh viêm xoang có thể chữa khỏi được với điều kiện được khám sớm và điều trị đúng. Người bệnh nên khám và điều trị ở các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm. Bệnh viêm mũi xoang sẽ được điều trị dựa theo từng giai đoạn, tùy vào tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây của bệnh mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau".
Hiện có hai xu hướng điều trị bệnh viêm xoang là sử dụng thuốc Tây y hoặc kết hợp dùng Đông y trong phác đồ điều trị, để giảm tác dụng không mong muốn, tăng hiệu quả điều trị về lâu dài, giảm sự tái phát.
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc trị viêm mũi, viêm xoang, trong đó phải kể đến bài Thương nhĩ tử tán của danh y Nghiệm Dung hòa. Bài thuốc đã được đánh giá có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang do phong hàn gây nên (khí lạnh, thay đổi thời tiết thất thường).
image001.jpg
Esha là thuốc trị viêm mũi viêm xoang của công ty Mediplantex, kế thừa từ bài thuốc Thương nhĩ tử tán được gia giảm hợp lý với một số vị thuốc như kim ngân hoa, phòng phong… để phù hợp điều trị với tình trạng viêm mãn tính, hay tái phát của bệnh viêm mũi, viêm xoang. Sự phối hợp này đã làm tăng công năng, hiệu quả của bài thuốc, giúp tiêu viêm, thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau mũi, chống phù nề, sưng viêm, làm hết mủ. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang.
Thuốc trị viêm xoang Esha được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex. Điện thoại Tư vấn: (04) 36636111 & (08). 38682186. Website: www.mediplantex.com; Email: mp@mediplantex.com.
(Nguồn: Mediplantex)


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

CÔNG DỤNG BẤT NGỜ TỪ LÁ HÚNG CHANH
Lá húng chanh còn gọi là tần dày lá: ngoài hiệu quả với bệnh ho, cảm.. nó còn chữa lành vết thương hở rất tốt.. ví dụ như trầy xước, bong móng chân hoặc tay, thậm chí các vết thương rách sâu và dài do vật sắc cắt..
Đặc biệt các vết thương ở vị trí không ổn định như đầu gối, cùi chỏ, vị trí này nếu dùng kháng sinh vết thương sẽ đóng vảy, khi ta cử động vảy sẽ nứt ra và làm ta rất đau, nhưng dùng húng chanh đảm bảo vết thương rất mau lành và không gây đau đớn khi ta cử động.
Cách dùng : chọn lá sạch không dính bụi đất, giã nát đắp vào vết thương đã được rửa bắng oxy già, sau đó băng lại..ngày làm 2 lần.
Lưu ý : đắp bằng lả húng chanh vết thương không khô mặt, các bạn đừng lo nó sẽ dần thu nhỏ cho đến khi liền miệng.
H đã biết có trương hợp một ngươi bị lưởi dao máy cày cẳt rất sâu và dài đi bệnh viện chũa không khỏi vì bệnh nhân này đã kháng thuốc kháng sinh, tuyệt vọng về nhà.. may sao gâp ngươi bày cho cách chữa bắng lá húng chanh.. chỉ sau một đêm sáng ra đã hết đau nhức và một tháng sau vết thương đã lành.
< sưu tầm >


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Nhờ lá sen, tôi giảm cả mỡ máu và mỡ bụng

Cập nhật lúc: 06:55 07/09/2013
Nhờ lá sen, tôi giảm cả mỡ máu và mỡ bụng

(Giảm cân) - Lúc đầu tập uống nước lá sen, tôi không tin rằng thứ nước ngai ngái đó có thể giúp mình, nhưng hiệu quả thì thật bất ngờ…

Hoa sen là loài hoa tôi yêu thích nhất. Tôi vẫn nhớ câu thơ học từ ngày tiểu học: trong đầm gì đẹp bằng sen, lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng, nhị vàng bông trắng lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…
Ngày nét đẹp duyên dáng truyền thống của hoa sen, các bộ phận khác của cây sen đều là vị thuốc rất tốt, từ bắp sen, củ sen, cho đến lá sen. Tâm sen khi sắc nước uống có  an thần rất tốt, củ sen khi nấu lên cũng có tương tự. Còn riêng lá sen, tôi vừa biết thêm công dụng của loại lá này, là giúp giảm mỡ máu và mỡ bụng.
Mùa sen vừa qua, nhà chị họ tôi sở hữu một đầm sen trên khu Tây Hồ. Cuối hè lên nhà chị chơi, chị dẫn ra đầm sen bát ngát và biếu vợ chồng tôi một túi to trà ướp sen cùng với một bịch lá sen sấy khô.
Tôi thắc mắc không hiểu dùng là sen làm gì thì chị bảo khoa học đã chứng minh lá sen có  giảm mỡ máu và . Sỡ dĩ nước lá sen giảm mỡ máu là do tính chất thanh nhiệt, bình can.
Nhờ lá sen, tôi giảm cả mỡ máu và mỡ bụng
Lúc đầu tập uống nước lá sen, tôi không tin rằng thứ nước ngai ngái đó có thể giúp mình, nhưng hiệu quả thì thật bất ngờ…
Mùa hè cũng là vụ chị có thể kiếm bộn tiền nhờ việc bán lá sen. Cuộc sống hiện đại khiến con người tích tụ nhiều chất béo trong cơ thể, ai cũng có nhu cầu  cả, nhiều người mua lá sen nhà chị về dùng và có những phản hồi tích cực lắm.
Nghe lời chị, về nhà mỗi ngày tôi đều sắc nước lá sen để uống thay nước lọc. Để tránh tiêu chảy, đau bụng do tính hàn của lá sen, tôi chỉ sắc lượng ít lá sen, khoảng 10g cho 1 ngày.
Uống đều đặn trong  tháng, kết hợp với chế độ ăn nhiều rau xanh và tập thể dục thường xuyên, tôi giảm được 3 kg. Cùng với đó, khi đi kiểm tra lượng mỡ máu tại bệnh viện, kết quả cho thấy chỉ số cholesterol của tôi đã giảm hẳn, giờ đang ở ngưỡng bình thường.
Quả thực là hiệu quả. Ai có nhu cầu giảm mỡ máu và mỡ bụng thì có thể thử cách này nhé. Mội người cũng lưu ý là lá sen không dành cho những người huyết áp thấp, các bạn bị huyết áp thấp không nên áp dụng cách này.
Chúc cả nhà luôn khỏe!
Phạm Bình Minh (Thạch Thất, Hà Nội)



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

GẠO LỨC RANG/ ĐỜI CHƯA KHÉP LẠI VỚI TÔI
Bình Châu / Y học phổ quát
Gạo lức rang điều trị bịnh thoái hóa khớp từ tây y qua thực dưỡng. Kết quả tốt đẹp không ngờ.
Bạn nên dành 5 phút để đọc bài viết nầy, có thể sẽ giúp được chút gì đó cho bạn, hay người thân của bạn.
Tôi không phải là một nhà văn, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhưng thấy cần phải chia sẻ những gì mình đã được chia sẻ từ người khác. Tôi mạo muội viết ra kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được. Xin gởi đến mọi người. Trong phạm vi bài nầy, tôi chỉ nói đến chửa bịnh thoái hóa khớp và phòng chống loãng xương. Nếu văn vẻ không thông suốt, mong mọi người lượng thứ.
Tôi bị thoái hóa khớp gối chân trái và chân phải, gần 10 tháng rồi. Tôi không chạy xe đạp được, không đi lại được. Tôi tưởng đời đã khép lại với tôi. Nhưng không, đời tôi vẫn màu hồng......
Sau khi uống hết 2 kg bột gạo lức rang, bịnh thoái hóa 2 khớp gối của tôi gần như hết 8/10. Trước khi dùng nước gạo lức, tôi đã phải dùng nịch vải dầy, to bản băng vào 2 đầu gối. Tôi đi từng bước nặng nhọc và có cảm giác đầu gối muốn sụm xuống (tôi bị sụm 1 lần khi bước chân lên xe buýt). Nhiều lúc tôi phải chống gậy để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể đè trên 2 đầu gối, và cũng để an toàn, tránh té ngã. Đồng thời luôn phải nghe tiếng khua lịch kịch của các khớp xương nơi đầu gối. Mỗi khi có đợt đau nhức tôi phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau và giản cơ mấy tuần liền. Trong lúc uống thuốc tây, tôi vẫn khó vận động, đi lại. Điều quan trọng nhất là tinh thần của tôi.Tôi rất buồn khi thấy mình sắp trở thành phế nhân ở tuổi chưa già.
Khi có người quen chỉ cho tôi dùng bột gạo lức rang. Tôi chỉ gật gù cho qua, vì tôi nghĩ thuốc tây còn bó tay với bịnh thoái hóa khớp thì gạo lức rang làm được gì? Thời may, chính người ấy đã tặng cho tôi 1 kg bột gạo lức rang và mong tôi dùng thử. Tôi không tin, nhưng sẵn có bột thì dùng thử, đâu có hại gì?. Tôi nghĩ như vậy và bắt đầu uống. Cứ 1 ly nước sôi khoảng 200 cc, tôi cho vào 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Mỗi ngày tôi uống 2 ly, tức là 4 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Sau đó, tôi lên mạng lục tìm thông tin xem gạo lức rang tốt cở nào? Cũng như trước đây tôi đã lục tìm xem bịnh thoái hóa khớp sẽ dẫn đến đâu? Về bịnh thoái hóa khớp càng tìm hiểu, càng thêm buồn, vì kết cục thê thảm quá, nào là ngồi xe lăn, thay khớp nhân tạo, đau nhức đêm ngày.... Tôi bị ám ảnh mà đêm ngày không sao ngủ được. Vì tôi còn khá trẻ, tôi còn muốn làm rất nhiều việc, đòi hỏi sự đi lại, linh hoạt chân tay như trồng rau, trồng kiểng các loại, nhổ cỏ, xới đất. ...Nếu phải ngồi xe lăn thì buồn biết mấy. Về nước gạo lức rang, càng đọc tôi càng thấy phấn chấn. Tôi được biết gạo lức rang có rất nhiều tác dụng tốt để chửa được nhiều bịnh. Riêng có một câu mà tôi thắc mắc là :gạo lức rang làm cho nhẹ người. Nhẹ người là sao? Tôi không thể hiểu nổi, bởi vì mỗi người cân nặng bao nhiêu là bao nhiêu làm sao làm nhẹ được?
Sau khi uống bột gạo được 10 ngày, thì tôi hiểu chữ nhẹ người là sao? Trước đây người tôi rất nặng nề, (tôi thừa tới 10 kg). Tôi đi, đứng ì ạch. Một đoạn đường ngắn mà tôi đi mãi mới tới nơi. Sau khi uống bột được 10 ngày, tôi có cảm giác mình linh hoạt, bước chân của tôi nhanh hẳn lên. Tôi không thấy nặng nề, ì ạch nữa. Lúc nầy thì tôi đã hiểu nhẹ người là sao? Và sau khi dùng hết 2 kg bột, tôi không còn phải băng đầu gối nữa, tôi đi nhanh như chạy cũng được. Đầu gối của tôi không còn khua lịch kịch nữa. Không có cảm giác gì lạ ở đầu gối, giống như tôi chưa từng bị thoái hóa khớp vậy.Tôi chỉ còn cảm giác hơi khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên. Nhưng tôi biết, tôi sẽ hết bịnh hoàn toàn sau khi uống thêm vài kg bột gạo lức nữa. Người chỉ cho tôi uống bột đã khỏi bịnh hoàn toàn, đến nay đã 3 năm rồi, bịnh vẫn không tái phát. Chị nói người khỏe khoắn, nhanh nhạy và chị đã chỉ cho nhiều người. Ai cũng hết bịnh.Thật tình, tôi mừng không thể tả vì đời tôi vẫn còn màu hồng, đời còn chưa khép lại với tôi.
Có 3 cách dùng gạo lức rang( một món thuốc tiên):
1/ Bột gạo lức rang:
Dễ làm (gạo lức rang lên, rồi xay nhuyển, mịn như bột mì). Bạn rang gạo như phần 2 đã hướng dẫn, rồi bạn rang tiếp thêm một lúc nữa cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung, rất đẹp mắt là được rồi. ( không làm nở bung hết, chỉ 1 số hạt thôi là được rồi. )
* một loại thực phẩm rẻ tiền ( từ 55-70.000 đồng/kg), ( tại chợ của người Châu Á tại Mỹ : dưới $6.00/5lb, mua hàng của Thailan , không mua hàng của China)
* dễ tìm (ở đâu cũng có, nếu không làm được thì mua),
* an toàn (có ai ăn gạo mà chết bao giờ),
* dễ bảo quản, dễ cất giữ (4- 5 tháng không hư)
* làm giảm cân (ăn gạo lức không bao giờ mập)
* Không phản ứng phụ với bất cứ ai,
* Không kỵ với tất cả các loại thuốc tây y khác.
* Không giới hạn tuổi xử dụng ( từ lâu đã được dùng cho trẻ nhỏ là bột gạo lức Bích Chi)..
* Bạn có thể dùng bột Bích Chi, mua trong chợ hay các siêu thị. (tôi thấy giá rất mềm, không biết họ có độn thêm gì không?)
2/ Còn 1 cách dùng khác là trà gạo lức. Nếu bạn không tiện xay nhuyển như bột, hay bạn không thích uống bột. Bạn hãy uống trà gạo lức rang;
Cách làm như sau:
Mua gạo lức huyết rồng (khoảng 25.000 đồng /kg). Bạn vo sạch, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì bạn rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, khuấy đều tay. Khi hạt gạo hơi sậm màu và có mùi thơm (như bạn rang đậu phọng vậy) là được rồi.
Bạn đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẳn 1 miếng vải. Bạn phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi bạn đổ gạo rang vào hủ có nắp kín để bảo quản. Mổi ngày, bạn múc vài muổng gạo lức rang ra pha như pha trà. Trà có màu cánh dán rất đẹp, rất thơm. Uống đậm hay nhạt, nhiều hay ít tùy bạn thích. Càng uống nhiều thì bịnh càng mau có kết quả. Khi uống xong nước thứ 1, bạn lại chế nước sôi vào lần 2, rồi lần 3. Hoặc bạn pha 3 lần, rồi trộn lẫn vào nhau mà uống. Cuối cùng, hạt gạo đã nở mềm. Bạn có thể vứt đi, hay ăn cho khỏi tội.
Trà gạo lức rất thơm, ngon, đẹp mắt. Trong tình cảnh trà khô vừa mắc tiền, vừa bị trộn tạp chất, vừa bị xịt thuốc trừ sâu. Bạn hãy dùng trà gạo lức, như một biện pháp phòng tránh ngộ độc thuốc sâu, an toàn, thơm ngon, rẻ tiền, chửa bịnh khớp, và phòng chống loảng xương.
Bạn hãy dùng trà gạo lức rang. Bạn sẽ ghiền vị thơm ngon của chúng.
Phụ nữ chúng ta, ở độ tuổi 45 trở đi. Trên 90 % dễ bị thoái hóa khớp, do cơ thể không tạo đủ chất nhờn để bôi trơn các ổ khớp. Khi bị thoái hóa là bị tất cả các khớp. Nhưng khớp đầu gối bị trước tiên, vì nó chịu sức nặng của cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi chân tay. Đứng lên, ngồi xuống không linh hoạt như trước. Dần dần các khớp sẽ kêu răng rắc khi vận động. Ở các nước tiên tiên, mỗi ngày 1 người phụ nữ trên 45 tuổi thường uống 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn), cùng với 1 viên calci D. Uống suốt đời, để ngăn chận bịnh thoái hóa khớp. Vì cơ thể tạo chất nhờn thiếu, nên phải uống bổ xung mỗi ngày. Đây là thức ăn, dưới dạng thuốc, nên còn gọi là thực phẩm chức năng.
Bạn hãy xem người nhà bạn, hàng xóm bạn, họ hàng bạn, người tình cờ gặp trên đường, người có tuổi, (thỉnh thoảng có người trẻ tuổi). Thường là phụ nữ, nam giới rất ít
* Ai đau nhức mình mẩy.
* Ai bị loảng xương.
* Ai bước xuống cái bửng dắt xe máy mà sính vính, chới với.
* Ai bước đi mà mặt mày nhăn nhó vì đau đớn
* Ai sợ đi xe buýt (vì sợ chậm lên xuống, xe chạy mất)
* Ai bước đi chầm chậm (vì đi nhanh sợ bị sụm xuống do khớp gối lỏng lẻo)
* Ai ngồi thấp xuống khó khăn, đứng lên phải bò hay níu một vật gì đó.
* Ai không ngồi xổm được .
* Ai không lên cầu thang được( phải bám vào thành cầu thang để kéo mình lên, đi phải chụm 2 chân , đi từng bước một, hoặc từ chối lên cầu thang, hoặc thấy thang lầu là sợ khiếp).
* Ai bước đi mà nghe xương kêu răng rắc (tình trạng nầy là bịnh thoái hóa khớp đã nặng rồi. Chất nhờn đã khô, các đầu xương chạm vào nhau phát ra tiếng kêu). Nếu bị một thời gian thì gạo lức rang vẫn chữa được như tôi đã từng bị. Những người có 1 trong những triệu chứng kể trên, có thể là dấu hiệu của bịnh thoái hóa khớp. Bạn nên giới thiệu cho họ uống bột gạo lức rang. Cứu 1 người còn hơn xây 9 ngôi chùa mà. Nếu bạn nghi ngờ, xin hãy dùng thử. Như tôi đã từng nghi ngờ và đã dùng thử. Khi bạn đã dùng bột hay uống trà thì yêu cầu phải liên tục mỗi ngày. Nếu 1 kg bột mà uống 2-3 tháng mới hết thì không có kết quả. Chỉ uống hết 1 kg bột thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tốt hơn ngay. (bạn có bịnh về khớp, thì cảm nhận được liền. Bạn không bịnh thì thử máu mới thấy kết quả tốt). Những bà con bị bịnh nặng, đã từng đau khổ vì bịnh thì sẽ cảm nhận kết quả tốt từng ngày, vì đó là niềm hy vọng cuối cùng và mong manh ( tin sao nổi!. Tôi đã từng ra vào khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy. Điều trị theo tây y, bịnh không có chiều hướng tốt) Trước đây, tôi phải uống thuốc tạo chất nhờn mỗi ngày. Khi được chỉ dẫn, tôi uống bột gạo lức rang cùng với thuốc tạo chất nhờn được 1 tháng thì tôi ngưng không uống thuốc nữa. Chỉ uống bột gạo rang thôi. Bạn là phụ nữ trên 45 tuổi. Bạn phải có 1 sự lựa chọn tốt cho xương cốt của bạn đến suốt đời. Bạn phải chọn 1 trong 2 cách sau: 1/ Mỗi ngày 1 viên glucosamine 1.000mg (thuốc tạo chất nhờn cho khớp), 1 viên calci D,(thuốc chống loãng xương. Thuốc nầy phải uống vào buổi sáng, với nhiều nước. Uống xong phải đi lại, không được nằm. Làm ngược lại sẽ bị sạn thận). 2/ Mỗi ngày uống ít nhất 2 lần. Mỗi lần 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang, chế vào 200cc nước sôi, khuấy tan bột, đậy lại 10 phút sau thì uống được. Uống loãng loãng thôi, đừng pha đặc như cháo, khó uống). Hoặc nước trà gạo lức rang (uống thoãi mái, tùy thích). Sau khi uống hết 3-4 kg bột, khi cơ thể đã khỏe, nhanh nhẹn, thì uống ít đi hoặc vẫn uống như cũ. (cũng tùy thích). Bột gạo lức rang và nước trà gạo lức, dùng tốt cho mọi người. Có bịnh hay không có bịnh, dùng cho nam-phụ-lão ấu. Không kiêng kỵ với thuốc gì. Bài viết trên, tôi nhấn mạnh đến giới phụ nữ trên 45 tuổi. Vì ở độ tuổi đó người phụ nữ rất dễ bị thiếu chất nhờn ở các ổ khớp. Tỉ lệ 90 người nữ/10 người nam. Hôm nay, tôi viết những lời nầy, gởi đến các bạn, để cùng nhau phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Hãy giúp đem lại nụ cười cho những ai đã từng đau khổ như tôi. Nước gạo lức rang, thần dược của mọi người.
(Tác giả: Bình Châu)