Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

SUY . . . GẨM . . .




Tin buồn ngày cuối năm: 87 triệu người dân bị bốc hơi một nửa tổng tài sản sau 6 năm

Wegreen Vietnam
 536Một thống kê sẽ khiến không ít người vội ôm chặt lây ví tiền của mình và chột dạ: Làm thế nào mà một người thông minh, chăm chỉ, mẫu mực như mình lại có thể dễ dàng bị ăn cắp và đang ngày càng trở nên nghèo khó đến thế?
TRONG 6 NĂM (2006 – 2012), ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ HƠN 50%. Nói cách khác, hơn 50% tài sản của người dân được chôn dưới 3 tấc đất từ năm 2006 tới nay sau 6 năm đã bị bốc hơi đi hơn một nửa. Thật vô cùng khủng khiếp. Vậy AI LÀ THỦ PHẠM CƯỚP TIỀN của gần 90 triệu người dân Viêt Nam một cách tinh vi, trắng trợn và dã man đến vậy? Câu trả lời, đó chính là LẠM PHÁT, hệ quả của của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục…
564007_352959861469493_1968627246_n
Hòa nhịp vào cơn sốt vi rút của nền kinh tế toàn cầu, Viêt Nam đang rơi vào những trận ốm co rút chưa có hồi kết thúc cho dù Chính phủ Viêt Nam đã bằng cách này hay cách khác kê đơn cho bệnh nhân nền kinh tế Việt Nam đang nằm liệt chiếu (tung tiền giải cứu bất động sản, giảm thuế, tăng tín dụng, hạ lãi suất cho vay, tái cấu trúc DNNN,…). Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,03% [1]- mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1999. Cùng với mức tăng trưởng đáng thất vọng của một nền kinh tế được nhiều kỳ vọng và nhiều quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được dự trù đạt 9,21%. Con số này là sự nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam một năm qua ra sức bít lỗ hổng của nền kinh tế lấy DNNN làm chủ đạo, nơi mà sự suy sụp của khu vực doanh nghiệp này đã khiến toàn dân Việt Nam nghèo đi nhanh không kể xiết (lạm phát 18,13% riêng trong năm 2011).
229991_579468562069190_278855403_nNếu so sánh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy được sự khác biệt về năng lực điều hành của bộ máy chính phủ các quốc gia [2]:
– CPI Trung Quốc: 1,901%
– CPI Phần Lan: 2,194%
– CPI Đức: 1,809% 
– CPI Italy: 2,507%
– CPI Nhật Bản: -0,400%
– CPI Hàn Quốc: 1,622%
– CPI Indonexia: 4,320%
Sự yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo trở nên khánh kiệt hơn:
– Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
– Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
– Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
(nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, & Tiền rơi vào túi ai, xin mời quý độc giả vào cuộc???



Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?


Ba Sàm
Anh hùng Vũ Xuân Thiều
Anh hùng Vũ Xuân Thiều
NQL: Mình là lính tên lửa, máy bay máy bò không thạo lắm. Nhưng hồi đó có ông đại úy tham mưu phó trung đoàn thắc mắc: Mic bay không quá 10 ngàn mét, trong khi B52 bay cao hơn 10 ngàn mét, bắn sao được nhỉ? Không ai trả lời, mọi người chỉ tủm tỉm cười.
Điều dễ thấy súng trường có thể bắn rơi F105, F4H trong thế bổ nhào nhưng B52 không bổ nhào để cho Mic bắn, he he
.Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.
Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.
 Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.
Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.
Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:
Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.” 
Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mụcPhạm Tuân, có đoạn:
“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.” 
Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.
Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.  
Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:
“Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.
Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”
Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”
Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.
Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang Ba Sàm:
“Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.
Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt. Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì:
Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”
Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.
Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:
“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”
Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.
Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:
thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”
Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy? 
Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:
1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà lại “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?
2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?
3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?
4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?
5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?
Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:
1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:
a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.
b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.
c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.
2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn từ cấp trên của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.
Cả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.   
Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.   
Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.  
Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.
Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!
Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!





Đòi bồi thường về khoản … sợ


 Nguyễn Tường Thụy
?Trận đánh đẹp" của Đại tá Đỗ Hưu Ca
“Trận đánh đẹp” của Đại tá Đỗ Hữu Ca
Nhà thơ Văn Công Hùng ( tại đây):”Các bố kéo quân hùng tướng mạnh vào tấn công nhà người ta, sai lè lè đến mức bị khởi tố cả đám, người ta tự vệ, một bên là mấy ông nông dân nghèo khó chân đất mắt toét, một bên là quân nhân chuyên nghiệp trang bị vũ khí tận răng (trông các bố ấy mặc áo giáp súng lăm lăm mà ghê), thế mà giờ lu loa lên đòi… bồi thường. Chưa nói cái lý cái lẽ gì cả, chỉ nguyên sự tự ái nghề nghiệp (nếu các đồng chí bộ đội công an kia có) thì cũng khiến các đồng chí ấy, lẽ ra là yên lặng cho lành, đằng này cũng bu bám vào đòi bồi thường.”
Vụ Đoàn Văn Vươn lại bùng lên vì đã có kết luận điều tra.
Vụ án này đã ầm ỹ trên báo chí với rất nhiều góc cạnh khác nhau, tạo ra những cảm hứng khác nhau, trong đó có yếu tố hài qua “trận đánh đẹp cần ghi vào sử sách” của đại tá Đỗ Hữu Ca.
Chuyện về “trận đánh đẹp” người ta không nhắc đến nữa nhưng bây giờ lại nổi lên một chuyện hài không kém: Công an, bộ đội tham gia vào vụ tấn công nhà Đoàn Văn Vươn giờ lại yêu cầu anh em Vươn bồi thường tổn thất về tinh thần.
Nói thế, chẳng khác quái nào đòi anh em Vươn bồi thường vì đã làm cho họ … sợ.
Mà sợ thật còn gì. Khi mà anh em Vươn nổ mấy phát súng hoa cải, họ chạy tan tác, hồn xiêu phách lạc. Sợ tới mức độ phải lâu lắm mới tổ chức tấn công lại. Khi dò dẫm rón rén mò vào được thì anh em Vươn đã cao bay xa chạy từ lúc nào.
Số tiền đòi bồi thường do anh em Vươn làm họ sợ khiến chuyện đã khôi hài còn khôi hài thêm. Các “đồng chí” công an đòi 44.888.812 đồng, các “anh” bộ đội cụ … Trọng đòi 12.297.646 đồng, tổng cộng 57.186.458 đồng.
Nếu mà bồi thường tổn thất về vật chất thì con số lẻ có thể chấp nhận được sau khi đã làm các phép tính, cộng trừ hóa đơn mà thành. Nhưng đòi bồi thường do sợ cũng có con số lẻ đến từng đồng thì quả là chuyện lạ. Hay là họ tính theo các phép tính của sổ sách kế toán, tức là lấy số lượng “sợ” nhân với đơn giá “sợ” nhưng chẳng biết đơn giá mỗi đơn vị “sợ” nó có số lẻ như vậy không. Phen này chết anh cu Vươn rồi. Đưa chẵn trăm thì họ không thèm lấy thừa mà đưa chính xác thì lấy đâu ra tiền 1 đồng bây giờ.
Nói về mặt lý, đã có nhiều bài viết phân tích rất thuyết phục và kết luận anh em nhà Vươn chẳng chống người thi hành công vụ, vì đấy là cướp chứ có phải người thi hành công vụ đâu mà chống, cũng chẳng phạm tội giết người. Nếu có anh nào đó lăn quay ra cũng chẳng qua do sợ quá mà chết chứ vài phát súng hoa cải chỉ có tác dụng dọa thôi chứ giết làm sao được người.
Vì sao nói cái đám đến cướp phá nhà anh Vươn ấy không phải là thi hành công vụ? Vì cái lệnh cưỡng chế đã sai, và trong cái lệnh sai ấy thì nhà anh Vươn không phải là đối tượng cưỡng chế. Bạn thử tưởng tượng mình đang ở yên lành, tự nhiên có đám quân hơn trăm người rùng rùng kéo đến với đủ súng ống trong tay đến tấn công nhà bạn, bạn sẽ nghĩ đám người đó là gì? Là cướp chứ còn là gì nữa.
Trong bài Lạ thay! Kẻ đi cướp phá bắt đền nạn nhân, JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng việc đòi bồi thường này là rất ngược đời: “đám người tự dưng đến nổ mìn, nổ súng phá nhà, bắt đánh người, kia lại còn đòi nạn nhân phải bồi thường”.
Và JB NHV nhận xét: “Xưa nay trên thế giới, chẳng có quốc gia nào mà nạn nhân lại phải đền bù cho bọn cướp được coi là pháp luật. Loại trừ những toán thổ phỉ cậy mạnh hiếp yếu trong rừng sâu hoặc bọn Tàu cướp bóc ngoài biển Đông đang làm với ngư dân Việt Nam mà thôi”.
Lại còn “đồng chí” thủ trưởng đơn vị bộ đội nào đó nữa. Ai cho “đồng chí” mang quân đến cướp phá nhà dân. Chức năng của quân đội là gì? “Đồng chí” đã sai, không mang tiền lương ra để bồi thường cho lính lại còn tru tréo lên đòi người ta bồi thường về khoản sợ, thực chẳng khôn ngoan tẹo nào.
Thấy bất công, vô lý thì nói thế chứ cứ để rồi xem, khi ra tòa, anh em nhà Vươn vẫn cứ phải bối thường như thường. Lý do đơn giản là: anh em Vươn chỉ là dân thường còn đám người đòi bồi thường vì sợ kia lại là người nhà nước.
29/12/2012





Liệu rằng quá khứ có trở thành vô nghĩa ?


Hạ Đình Nguyên
Anh Nguyễn Văn Nhã (trái) – “người tù gan lì số 1″ ngày ấy và người bạn chiến đấu một thời Hạ Đình Nguyên (nguyên phó chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn) – Ảnh: T.Bình
Anh Nguyễn Văn Nhã (trái) – “người tù gan lì số 1″ ngày ấy và người bạn chiến đấu một thời Hạ Đình Nguyên (nguyên phó chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn) – Ảnh: T.Bình
Trong một buổi họp mặt của anh em cũ, đề cập đến phong trào đấu tranh thời “chống Mỹ cứu nước”, có một ý kiến phát biểu mà lâu nay,riêng tôi có cảm nhận tương tự : “Nói đến cái tự hào của thế hệ tham gia phong trào đấu tranh trước đây, ở thời điểm nhận thức hôm nay, chúng ta thấy ngượng lắm !”.
Quả thật, chúng ta không thể không có cái cảm giác ấy. Nhưng cái cảm giác ngượng ấy là gì ? Nó có sự mâu thẩu nội tâm liên quan với hiện tại. Từ đây, thoáng qua, ta nhận ra nhiều thái độ sống :
Có người chủ trương gát quá khứ qua một bên, nhân danh tuổi già sức yếu, điều nầycũng có một phần nhỏ sự thật. Có người thì an phận sốngnhư mình đang sống, nếu có lúc day dứt một điều gì về thời cuộc, thì tự vỗ về bằng ý nghĩ bất lực. Có người lại vô tư về quá khứ, và để nó ngủ yên. Có người xem đó là hành trang để thăng tiến, hoặc là một chút hài lòng để sống với đời, tự cho là mình đã góp phần vào một giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm. Có người phủ nhận hoàn toàn và cho rằng đó là sai lầm.
Nhưng cũng có nhiều người day dứt, không vì quá khứ, mà vì hiện tại, bởi sự lệch pha giữa mong muốn và hiện thực, từ đó có thái độ đòi hỏi một sự thay đổi, tự cải tổ nào đó từ phía nhà nước. Nhưng lại có ý kiến cho rằng, hệ thống nhà nước không thể tự thay đổi, nhưkhông ai tự giải phẩu được cho mình.
Một sự thật lớn nhất cho số đông của phong trào : Ngoài một số người có thiên hướng chính tri , còn phần lớn là thái độ phản kháng tự nhiênvới trái tim yêu nước, dưới tác động mạnh mẽ của khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” trong bối cảnh chiến tranh, trước một VNCH không mấythuyết phục. Và, theo cái logique của tiến trình, một số trong họ được kết nạp vào Đảng. Thế là họ trở thành Đảng viên CS, mà thực chất, CS là gì, họ mơ hồ với vài khái niệm chung chung, chứ chưa phải là hiểu thật sự về nó. Theo lý luận CM Vô sản, họ là tầng lớp tiểu tư sản, có thuộc tính dao động và không kiên định lập trường. Đúng vậy, họ chẳng có “căm thù giai cấp”, chẳng có ý thức về “quyền lợi ắt qua tay mình”,để làm nền tảng và v.v…Tuy nhiên dù với khái niệm chung chung ấy,đã có nhiều điển hình sống động trong chiến đấu rất ngoan cườngkhông thua bất cứ thành phần nào, với khí tiết và niềm tin đáng tự hàovề một giá trị nhất định, trong cái toàn cục ngoài tầm hiểu biết của tuổi 20. Trong đấu tranh, họ có thể giận dữ nhưng không có “căm thù sâu sắc” theo quan điểm giai cấp. Phần lớn, họ không có cái tâm làm chính trị, sau đó, họ quay về với cuộc sống bình thường, làm ruộng vườn, hay một công việc nghề nghiệp trong một đất nước thanh bình, một xã hội lương thiện như mong muốn. Nhưng không, họ đã từng bước ngỡngàng trước thực tế.
Sau ngày 30-4, hiện thực xã hội bày ra dần dần, ảo tưởng về niềm tin vỡ từng mảng qua năm tháng. Cái ảo tưởng ấy vỡ, chứ không phải cái gì khác. Ảo tưởng ấy lại là phổ quát. Vả lại, ngày nay đã có điều kiện về thực tế và phương tiện thông tin hiện đại để nhìn lại lịch sử. Tư liệu về lịch sử hôm qua, cùng với hiện thực hôm nay đã cung cấp thêm một số hiểu biết cần thiết, khả dĩ làm họ bớt điều hồ đồ của tuổi trẻ, khi chỉ đứng ở một khúc sông, mà không biết con sông quanh co ngắn dài và biển trời thì rộng bao la.
Lớp lớp người đi trước, với trái tim vì độc lập, dân chủ và tiến bộ, không ít người lần lượt bị loại bỏ một cách đau thương hoặc tự mai một bởi guồng máy chuyên chính vô sản của một thứ chủ thuyết liên tục biến dạng, khó lường. Giới trẻ ngày ấy, nay không thể không suy nghĩ và tựđặt những câu hỏi cho mình, và để còn phải trả lời cho thế hệ sau.
Sở dĩ nó được đem ra suy xét, tự vấn mình, là vì nó liên quan đến hiện tại.
Cuộc hành trình vào “cỏi đời” là của cha mẹ dành cho mọi người, nhưng tham dự lịch sử thì không phải là “năng khiếu” của tất cả.
Nhưng mọi lý lẽ trên, dù theo hướng tung hô hay chỉ trích, đều có điều chưa thỏa đáng.
Phong trào đấu tranh nầy, trước hết là một bộ phận nằm trong quỹ đạocuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước toàn diện, do đảng CS lãnh đạo,trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, song hành với đấu tranh ý thức hệ, mà những thành viên tham gia có nhận thức từ không đến có, và từ có, đến có những mức độ khác nhau, hẳn nhiên dưới sự chi phối hoặc lãnh đạo trực tiếp của Đảng CSVN, thông qua các tổ chức có tính sách lược, như mặt trận Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, hay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam…Nó nằm trong một quỷ đạo, nên toàn cục chi phối bộ phận, song không vì thế mà mỗi bộ phận không có sắc thái riêng của nó, đặc biệt đáng nói – cho nên nó đã thành vấn đề – là bộ phận đấu tranh ở các Đô thị Miền Nam của số đông TNSVHS, cùngvới một bộ phận dân chúng các giới. Họ không nằm trong bối cảnh hoàn toàn bị thúc ép, đẩy vào chiến trường hay vào cuộc đấu tranh. Họ có điều kiện tương đối cho một sựchọn lựa trước thời cuộc : đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt, lại cósự hiện diện của đội quân nước ngoài khổng lồ, do Mỹ cầm đầu, có mộtsố quân các nước tham gia, như Úc, Đại Hàn, Thái Lan,…, Một quốc gia như thế, rõ ràng không độc lập và một chính thể VNCH không mấy thuyết phục. Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là một sự kiện quan trọng, là điều mà Ngô Đình Diệm, Tổng Thống VNCH, từng nói với Mỹ : “Nếu đưa quân đội Mỹ vào VN, thì Chính phủ ông sẽ mất chính nghĩa trướccái nhìn của nhân dân VN.” Lời nói đó chứng tỏ ông ấy là người am hiểu thời cuộc và tâm lý của nhân dân, nó xuất phát từ ý thức độc lập dân tộc. Ông kiên quyết chống Chủ nghĩa Cọng sản, đồng thời không chấp nhận lệ thuộc bất cứ nước ngoài nào, dù là Mỹ, là quốc gia đã bảokê ông. Một phần lịch sử có thể đánh giá Ông là một người yêu nướctheo cách của mình, và những người theo ông. Thế rồi ông bị nội bộ đảo chánh và giết chết. Nhữngngười lần lượt lên thay ông lãnh đạo VNCH, đã không đủ sức đương đầu với cuộc chiến tranh, vào lúc thếlực đã yếu.
Tuy nhiên, phải thừa nhận phía CSVN đã phát huy được lòng yêu nước, đẩy mạnh tuyên truyền, và tác động có hiệu quả trong một bộ phận thanh niên, cùng với hình ảnh của một đội quân kháng chiến gian khổ, kiên trì đánh đuổi được thực dân Pháp,. Họ là thế hệ lớn lên từ âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ và trải qua dưới chế độ VNCH, chưa có thực nghiệm và hiểu biết về lịch sử, sự cọ xát của giai đoạn 1945 và 1954 của các thế hệ trước. Họ đã chọn đứng về phía gian khổ chứ không ở phía có thể êm ả hơn, nếu thừa nhận rằng, tác động ý thức hệCS không phải là chủ yếu đối với các thế hệ thanh niên đang lớn lên trong bối cảnh chế độ Cọng hòa. Vì vậy, đặc trưng đáng lưu ý của phong trào đấu tranh là tính tự nguyện, hướng về mục tiêu hòa bình, chấm dứt chiến tranh, độc lập dân tộc, và sau đó là dân chủ. Họ mơ một xã hội lương thiện – công bằng – văn minh, nhưng lại rất mơ hồ về khái niệm“dân chủ”, không chỉ riêng với họ, mà mơ hồ với cả toàn dân VN cũng không là điều nói quá, và cái mơ hồ đó vẫn đúng cho đến hôm nay.
Lịch sử VN cận đại, hơn 100 năm những người yêu nước đã bàn cãi chuyện Quốc gia- Cộng sản, để tìm đường cứu quốc, đã không thống nhất được, nên mới thay vào bằng khẩu súng. Nay, tiếng sung ấy đã im, một hoạt cảnh cách mạng bạo lực xem như tạm chấm dứt, VN lại tiếp tục phân hóa như lúc bắt đầu, mà trong thế kỷ mới nầy, những vấn đề then chốt của một trăm năm trải qua, đáng lẽ đã được vượt lên, như độc lập thống nhất đã có, ý thức hệ CS cũng đã chín mùi. Nhưng không,mâu thuẩn dường như lại tiếp nối trong các thế hệ tiếp theo, cùng với những nhận thức mới của thời kỳ mới, trong một bối cảnh phức tạp rất khác xưa.
Cuộc đấu tranh Nam-Bắc vì độc lập dân tộc, lồng trong chiến tranh ý thức hệ của hai phe, trong phạm vi cục bộ của VN, dù có hay không có phong trào đấu tranh đô thị của TNSVHS, thì phe thất bại vẫn thất bại,phe thắng cuộc vẫn thắng cuộc, vì nhiều yếu tố khác. Cái giá trị của phong trào đấu tranh không có vai trò gì lớn trong sựthành bại của đôi bên. Quan niệm chính thống của CSVN xem nó khônghơn một quả pháo.
Song ý nghĩa lớn nhất ở chỗ, nó thể hiện tinh thần yêu nước thuần khiết, thái độ dấn thân tự nguyện của thế hệ thanh niên, biết quan tâm đến Tổ quốc trước họa xâm lược, biết yêu độc lập và tha thiết với dân chủ tự do. Nhân dân cũng thế, cũng vì hòa bình, độc lập, vì một xã hội lương thiện mà đi theo, chứ không vì hận thù hay vì một chủ thuyết xã hội nào.
Sự thật, số đông nào cũng chỉ hướng về một mục tiêu chung nhất: độc lập và phồn vinh.
Xem xét lại lịch sử, là vấn đề của lịch sử.
Nhưng sự tự vấn của mỗi người, mỗi nhóm người trong từng thế hệ thì không thể không có, về một giai đoạn lịch sử mình đã trải qua. Điều nầy sẽ thuộc về nhận thức và quyền tự do của cá nhân.
Có một câu nói đáng chú ý của Putin:
“Không ai thoát khỏi được lịch sử”. Putin đã nói trong bối cảnh chuyển hóa từ một Liên bang Xô Viết thành một Liên bang Nga, trong sự đảo lộn tinh thần, tình cảm, lý trí, nhân sinh quan, và cả đời sống vật chất. Dù thế, không ai có thể can thiệp được vào quá khứ, dù phủ định, tô bồi, hay luyến tiếc. “Không ai thoát được khỏi lịch sử”, có thể được hiểu làphải nhìn quá khứ bằng tinh thần khách quan của thời điểm lịch sử, của bối cảnh cá nhân đã cống hiến, đã trải qua. Chấp nhận nó và không chỉnh sửa. Đó là cách để giả từ quá khứ. Đó là cách thu xếp sòngphẳng nhất cho hiện tại và tương đất nước. Không vay mượn nó bất cứ điều gì. Không lợi dụng và ăn gian nó bằng bất cứ cách nào. Ăn gianquá khứ, hay ăn mày quá khứ đều đáng xấu hổ, đều là thể hiện sự yếukém về nhân cách.
Đó cũng là cách đoàn kết và hòa hợp dân tộc. Vì lịch sử đã dâng hiến cho ta những gì thiêng liêng nhất mà nó có thể. Mặt khác, quá khứ cũng đã làm nên hiện tại. Hiện tại là lời giải đáp làm sáng tỏ quá khứ, hiện tại còn có khả năng làm cho quá khứ có ý nghĩa hoặc là trở thành vô nghĩa.
Truyền thống được nuôi dưỡng như thế nào, để phát huy, và định hướng đúng cho hoàn cảnh hôm nay, để không bị lạc hướng ? Truyền thống không phải để đóng khung tôn thờ và lợi dụng hoặc bị lợi dụng cho một ưu thế không chân chính. Truyền thống yêu nước sẽ phải là nguyên chất, thuần khiết, là cống hiến cho mục tiêu cao nhất : Tổ quốc trên hết.
Trước tình thế hôm nay, chúng ta cần nhìn rõ đâu là thế lực thù địch ? Tại sao đó không phải là bành trướng Bắc kinh ? Nó không chỉ là tai họa riêng cho VN, mà nó đang khiến cả thế giới lo lắng ?
Với đất nước Trung Hoa, Đảng CSTQ đã dám hy sinh hằng trăm triệu sinh mạng, chấp nhận cho hằng tỉ dân sống trong khổ ải để đánh đổicho sự vươn lên ở ngôi vị bá chủ siêu cường, bằng bạo lực không dấu diếm, (điều nầy Mao Trạch Đông đã từng nói), và họ đã trở thành mộtnước bành trướng hung bạo như hôm nay. Mặc cho cái giá phải trả, vàdù xu hướng bành trướng bạo lực nầy, về mặt đạo đức nhân sinh và thời đại, không phải là điều đáng khuyến khích, mà thậm chí đáng ghêtởm, nhưng phải thừa nhận, đó cũng là một mặt thành tựu. Về lịch sửlâu dài, nói đúng sai là không dễ, nhưng nếu ngay cái thành tựu ấy, tỉ như cũng không có, thì ý nghĩa trăm năm của sự hy sinh sẽ là gì ? Phải chăng đó là trường hợp VN ? Cái giá phải trả thì đã rất cao, mà kết quả đem lại ra sao, sau chừng ấy sự hy sinh của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua ? Kinh tế suy sụp đến cơ cấu hạ tầng, xã hội đổ đốn đến độ bất lương, văn hóa dân tộc bị bật gốc, giáo dục tụt hậu thê thảm, lãnh thổ co rút lại, nền độc lập đang từng bước bịcô lập và bị đe dọa hằng ngày, tư tưởng thì mất phương hướng… Kết quả nầy có phải là hoài bảo và trách nhiệm của hằng triệu đảng viên và thanh niên đã ngoan cường ngã xuống cho cuộc chiến đấu hay không ? Có phải vì vậy mà hằng triệu thanh niên miền Nam trong VNCH ngã xuống trở thành có ý nghĩa hay không ? Không có câu trả lời đơn giảncho một đúng một sai. Tất cả những người đã ngả xuống không còn trách nhiệm với hôm nay, vì tất cả họ đã hoàn thành nghĩa vụ dưới lá cờ Tổ quốc “của mình”. Ví phỏng, sau ngày “thống nhất đất nước” vài thập niên, Việt Nam trở thành một nước phát triền và lương thiện, có tư thế đỉnh đạc của một quốc gia, không nằm trong bóng râmđe dọa nào, thì có lẽ hôm nay, không có sự bàn cãi đúng sai của ngày hôm qua, mà linh hồn của tất cả, dù bên nầy bên kia, đều được giải oan, vì ước mơ chung của dân tộc đã được thực hiện, sư hy sinh củatất cả họ không phải là vô ích. Nhưng nó đã không diễn ra như vậy. Toàn bộ trách nhiệm nầy thuộc về những ai đang có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm, chứ không thuộc về nhân dân, không thuộc về những người đã ngã xuống, hoặc đang tàn phế bởi chiến tranh. Nhân dân đã đóng góp xương máu và thân phận mình theo yêu cầu của mỗi bên trong cuộc chiến.
Người thua trong cuộc chiến thì không còn trách nhiệm nữa, có chăng, đó là cái lỗi với dân tộc vì sự thua cuộc, nếu cho rằng con đường chọn lựa của mình là đúng nhất.
Trách nhiệm thuộc về những người hiện đang dẫn dắt đất nước nầy, với món nợ to lớn của quá khứ, trên đôi vai lịch sử, chính là sự trả lời cho câu hỏi: có giữ được độc lập, đưa đất nước thoát khỏi nanh vuốt của bành trướng Bắc Kinh, có tạo dựng được một nước VN độc lập, dân chủ, phát triển, và là một xã hội lương thiện, xứng đáng một quốc gia ngang với giá trị mà nó đã đánh đổi hay không ? Không thể là câu trả lời ởm ờ, hay hứa hẹn bâng quơ lần lửa với một thực tại nhàu nát đang tiếp tục diễn tiến. Ngườ i dân cần nhìn thấy cái kết quả cuối cùng, sau những lớp lớp hy sinh gần cả thế kỷ, chứ không phải theo dõi và nghe giải thích quá trình sai và sửa sai, từ chình đốn tới củng cố, rồi lạitới chuyện nhóm lò, đốt củi ngô nghê…,cùng với tiếng của bước chân bạo lực rình rập quanh quẩn bên nhà.
Hiện tại sẽ làm cho quá khứ có ý nghĩa hoặc trở thành vô nghĩa. Nhưng chúng ta đang nghe các lãnh đạo nói gì ? Dân chúng nghe nói ngày và đêm về các “Thế lực thù địch”. Lý do gì đất nước nầy có nhiều thù địch đến thế ? Tại sao phải nuôi dưỡng hận thù, luôn giương cao ngọn cờ thù địch, nhằm bảo vệ điều gì mà rất trái ngược với khẩu hiệu “làm bạn bốn phương”, và cũng ngược chiều giá trị thời đại ?.Càngvặn nút tăng âm “thế lực thù địch” thì càng tự cô lập mình. Tiếng kêu đòi dân chủ, các đòi hỏi về nhân quyền, dân quyền, các ý kiến về sửa đổi Hiến pháp, các vụ đấu tranh về ruộng đất, các sự kiện biểu dương tinh thần bảo vệ đất nước chống bành trướng, kể cả việc chống tham nhũng, tất cả đều là những yếu tố lành mạnh, vô cùng cần thiết cho một xã hội phát triển bền vững, sao lại có thể bị gom vào cụm từ “Thế lực thù địch”. Là tại sao ? Là tại sao ???
NQ Hội nghị TƯ 6 đã từng khẳng định về một sự suy thoái toàn diện :
“tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống”, nó đẻ ra vô vàng thứ ung nhọt, nhưng đó là quả, chứ chẳng phải là nhân. Cái cốt lỏi xuyên suốt nào là nguyên nhân đích thật cho sự lụn bại và biểu hiện qua các lúng túng về hướng đi ? Hay chính sự suy thoái nầy đã hạ sinh ra các Hoàng tử giả, có tên là “Thế lực thù địch”, soán ngôi Thái tử của chủ trương lớn “Làm bạn với bốn phương” đã bị cô lập và đuổi ra khỏi Hoàng thành ?
Dân gian có câu “thêm bạn bớt thù”, chứ không ai đi tạo dựng cho nhiều kẻ thù để rồi lên gân quyết liệt “ai thắng ai” với nhân dân.!
Liệu rằng: quá khứ có trở thành vô nghĩa ?
Mọi sự nói về quá khứ đều oan uổng, nếu nó không gắn liền với tình thế hôm nay, một đất nước bị lở lói toàn thân mà ngoại xâm thì đang phủ bóng ?. “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm, là cuộc đương đầuquyết liệt không thể tránh né, mà Thủ đô Hà nội đang tưng bừng làm kỷ niệm, không đổi hướng dư luận được, không thể che lấp mấy vạn quânđã vừa hy sinh năm 1979, cũng không làm ai quên đi nổi đau Hoàng sa, Trường sa và cái họa biển Đông đang từng bước bị bao vây.
Vấn đề là thái độ trách nhiệm của ngày hôm nay, của mỗi con người , và của những người đang dẫn dắt đất nước đi về đâu, là lời giải đáp cho điều mà hôm nay ta gọi là truyền thống.
Suy nghĩ nầy chỉ như lời chia sẻ vụn vặt trong cơn gió chiều, tâm hồn,cảnh vật thì vẫn y nguyên, nhưng cái đẹp thì đã biến mất : “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (1)
Nổi buồn thi vị của nhà thơ cũng làm nhẹ đi một chút sự hỏng hóc của xưa và nay.
Tản mạn đêm Noel 12-2012.
Theo blog HDTG, đầu đề của QC
…………………………
Ghi chú:
(1) Thơ Lý Bạch
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ






Xung quanh phóng sự “Đi tìm sự thật…” của nhà báo Ngọc Niên


180NQL: Bỗng nhiên chiều nay có hàng chục trang mạng đăng bài Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang của nhà báo Ngọc Niên ( tại đây), mình cũng hơi bị bất ngờ, bất ngờ về nhà thờ họ và bất ngờ cả sự đồng loạt đăng… Một người bạn của mình cho biết: Ngọc Niên nói anh vào xem tình cờ thôi chứ không cóchủ ý viết nhưng thấy quá bất ngờ nên viết bài này. Đọc thì thấy nhiều chi tiết đáng tin. Duy nhất có hai điều ngờ ngợ, một là để chứng minh diện tích khuôn viên “cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu” anh chỉ nói” bề dài mặt tiền chừng ba bốn chục mét” chứ không hề nói gì đến chiều sâu của khuôn viên là bao nhiêu; hai là các tấm ảnh không chứng minh được điều Ngọc Niên muốn chứng minh là sự thật. Một nhà báo lão luyện như Ngọc Niên vô lẽ không để ý đến những tấm ảnh có tác dụng như thế nào? Vì hai điều đó không thuyết phục được mình nên mình cứ vẫn phải chưa tin.
Vì vậy nhất thời mình chưa bình luận gì, chỉ xin đưa hai bình luận, một của nhà sư Thích Thanh Thắng và một của nhà văn Thùy Linh
Sư  thầy Thích Thanh Thắng
NHÀ THỜ… VÀ TAM ĐOẠN LUẬN
Hôm nay, đọc bài báo “Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ở Kiên Giang” của tác giả Ngọc Niên trên web Nhà báo và Công luận, nhìn mấy cái ảnh có vẻ “cũ kỹ” về ngôi nhà của gia đình Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang, tôi thấy tác giả Ngọc Niên có vẻ “dụng công” hơi nhiều và không cần thiết trước thông tin đồn thổi về ngôi nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng. 
Hầu hết các đại gia đình người Việt đều rất quan tâm đến việc thờ phụng tổ tiên, nên một gia đình nào đó có nhà thờ họ có hoành tráng một chút cũng không phải là điều quá mức ngạc nhiên. Hơn nữa, các con của Thủ tướng đều là những người thành đạt, chỉ riêng cô Nguyễn Thanh Phượng, ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Bất động sản Bản Việt. 
Thiết nghĩ, những người con của Thủ tướng và kể cả bản thân Thủ tướng cũng có thể xây một nhà thờ cho dòng họ của mình một cách đàng hoàng, không cần phải giấu giếm, vì đó cũng là việc văn hoá, tâm linh, uống nước nhớ nguồn.
Còn ở chỗ mười mắt trông vào, trăm tay chỉ vào, người có địa vị như Thủ tướng cũng chẳng thể tránh được những lời đồn thổi, thêu dệt. Vì thế quan trọng là nhân cách và việc làm của Thủ tướng sẽ minh chứng tất cả, chứ chẳng có hình thức nào có thể bao biện, bao che được. Và cũng chẳng cần một bài viết kiểu “thanh minh, thanh nga” như Ngọc Niên, bởi nó sẽ càng tác động để cho những thêu dệt kia cất cánh mà thôi. Thực tế, có những lãnh đạo cáo cấp chẳng có ngôi nhà hay ngôi nhà thờ hoành tráng nào, nhưng của chìm thì ăn bao đời cũng không hết.
Đặc biệt khi tác giả viết: “Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc!”.
Nhẽ ra tác giả chỉ cần viết một bài: “Đi thăm ngôi nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng ở Kiên Giang” là đủ, và nếu cần thì đưa ra những hình ảnh đầy đủ cho mọi người thấy sự chính danh và không quá phô trương của ngôi nhà thờ này, còn viết theo cái kiểu vì một cái này không đúng, nên tất cả cái khác đều không đúng như trên, thì đúng là ấu trĩ. Như thế có khác gì lý luận theo kiểu tam đoạn luận: “tất cả loài chim đều biết bay, đà điểu là chim nên đà điểu cũng biết bay”.
Nhà văn Thùy Linh:
MỘT ĐỀ NGHỊ NHO NHỎ
Nhân bài báo này, mình có một đề nghị nho nhỏ dành cho “Nhà báo và Công luận” và nhà báo Ngọc Niên như sau: để phát huy tình yêu với sự thật, Ngọc Niên nên tìm hiểu một số vấn đề (như đã cất công tìm hiểu nhà thờ của thủ tướng) mà dư luận còn đang tranh luận, thiếu đồng tình, khó chấp nhận những gì báo chí đăng tải lâu nay:
 1.Các vụ án mà nhiều luật sư cho rằng không tuân thủ theo tố tụng, gây nhiều bức xúc cũng như đánh mất niềm tin của người dân trong thời gian qua. Mới ngày hôm nay là vụ án Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Và luật sư Lê Quốc Quân vừa bắt, tòa chưa luận tội thì các báo đã đăng tin luật sư này bị bắt do tội trốn thuế???
 2. Các vụ cưỡng chế đất đai có gì khuất tất mà gần như vụ cưỡng chế nào cũng khiến dân oan bỏ nhà cửa, công việc đi khiếu kiện? Không lẽ họ vô công rồi nghề đến mức điên khùng lang thang ngày này năm khác để đi kiện trong vô vọng?
 3. Nhóm lợi ích là ai mà đến giờ chưa báo chí nào chỉ mặt, đặt tên cho bất cứ ai, nhóm người nào? Không lẽ đó là “người vô hình”? Hội nghị TW, chính phủ cũng nói về nhóm lợi ích này nhưng chưa tỏ rạng? Nói như tiến sỹ Lê Đăng Doanh thì “Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị – xã hội”. Họ là ai?
 4. Nguyên nhân gây ra sự suy giảm kinh tế, khủng hoảng toàn diện, đời sống khó khăn, đất nước kiệt quệ…là do ai? Vì sao? Vì đâu mà sự chênh lệch giàu nghèo ở VN lại có khoảng cách khủng khiếp như vậy? Sự bất bình đẳng này là vì sao? V.v…
 5. Đồng chí X là ai mà đảng chưa thể (không thể) kỷ luật dù mắc nhiều khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng? v.vv…vvv…
 Nhân dân rất muốn các nhà báo học tập nhà báo Ngọc Niên trung thực với nghề nghiệp, yêu và tôn trọng sự thật điều tra làm sáng tỏ vài vấn đề “nho nhỏ” trên để rộng đường dư luận…
 Liệu có được chăng, thưa các nhà báo?








Một cuộc “bắt cóc” ly kỳ ngày 9/12/2012


Lê Công Giàu
imagesGhi lại của ông Lê Công Giàu về những sự việc xảy ra ngày 9/12/2012 tại nhà riêng
Lý do : Thời gian qua một số thân hữu, các bạn thanh niên, bà con hàng xóm và các Ba, Má Phong trào học sinh sinh viên đã điện thoại, email và cả đến gặp tôi hỏi thăm sự việc xảy ra ngày 9/12/2012, ngày có cuộc mít ting phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi xin kể lại sự việc như sau :
Như mọi người đã biết, ngày 7 tháng 12, năm 2012, năm người : Giáo sư Tương Lai, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Lê Hiếu Đằng và tôi, Lê Công Giàu,(thay mặc 42 người ký tên trong bản đề nghị ngày 27/7/2012) đã ký một thông báo gởi Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP và báo chí để công khai báo tin, sẽ tổ chức Mít tinh tại nhà hát TP lúc 8 giờ 30 sáng ngày 9/12/2912 (xem chi tiết thông báo trên các mạng Bauxit VN, Người Lót Gạch, Ba Sàm v.v…) 
Ngày 8/12/2012 Tôi nhận được thư hỏa tốc của UBND TP mời họp 15g tại phòng tiếp dân số 15 Nguyễn Gia Thiều, Q.3 . Tại cuộc họp 4 người chúng tôi (ông Hồ Ngọc Nhuận bị bệnh, nằm bệnh viện) đã trình bày lý do tại sao phải tổ chức mít ting: Nhà cầm quyền Trung quốc ngày càng hung hăng gây hấn, mới đây lại cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tuyên bố sẽ xét tàu Việt Nam v.v..Người dân rất bức xúc đòi hỏi Nhà Nước, các đoàn thể phải có thái độ phản đối Trung Quốc, nhưng nhà nước và các đoàn thể không làm gì, nên chúng tôi dù lớn tuổi, sức khỏe kém nhưng vẫn cương quyết làm để người dân bày tỏ thái độ yêu nước. 
Nghe xong ông Phó Chủ tịch UBNDTP Lê Minh Trí chia sẻ sự bức xúc của chúng tôi trước tình hình đất nước và ông nói Đảng cho rằng lúc nầy chưa phải là lúc cần mít ting, biểu tình, khi cần sẽ làm và làm rất mạnh. Cuộc trao đổi hòa nhã, thiện chí nhưng rất thẳng thắn, vì đây là vấn đề sống còn của đất nước. 
-18 g về tới nhà thì nhận được điện thoại của một vị nguyên là cán bộ lãnh đạo của TP. Nội dung : 
Cán bộ : – Anh Giàu ơi đừng đi mít tinh ngày mai nghe ! 
Ô. Giàu : – Tại sao ? 
Cán bộ : – Không có lợi cho đất nước, bọn xầu sẽ lợi dụng, 
L C Giàu : – Bọn nào phá hoại thì cứ ngăn chặn vì trong thư chúng tôi có yêu cầu Chủ tịch TP cho cảnh sát bảo vệ an ninh cho cuộc mít tinh rồi và cũng nói rõ là chỉ có 3 khẩu hiệu chống bành trướng Trung Quốc, không có nội dung khác 
Cán bộ : – Anh nhờ rằng khi anh xuất hiện, người dân, thanh niên T/phố xem anh là một lãnh tụ phong trào thanh niên trước và sau giải phóng chứ không như 1 người biểu tình bình thường. 
LC Giàu : Ông nói xong giờ tới phiên tôi nói, tôi rủ ông ngày mai đi dự mít tinh với tôi nghe! 
Cán bộ : Ô không được, không được ! 

Cả 2 cùng phá lên cười.
Phản đối TQ trước nhà hát TPHCM ngày 9/12/2012 người có đánh dấu là BS Huỳnh Tấn Mẫm
Phản đối TQ trước nhà hát TPHCM ngày 9/12/2012 người có đánh dấu là BS Huỳnh Tấn Mẫm
-19g : lãnh đạo xã, Huyện hẹn gặp nhưng tôi từ chối nói rằng vừa mới gặp Phó Chủ Tịch UBND TP và mệt cần nghỉ ngơi. 
-4 giờ sáng ngày 9/12 Tôi đưa cha vợ và người anh thứ ba ra cửa để đón taxi ra bến xe trở về Vĩnh Long (sau khi ông cụ đã tái khám bệnh tai biến mạch máu não,tai biến tim).Nhưng không biết tại sao sáng nay 3 lần gọi taxi cả 3 xe đều đến khúc quanh vào nhà lại quay đi ? 
-Ít phút sau thì đông đảo người của chi bộ, Cán bộ xã, huyện kéo tới thuyết phục “chú ơi đừng đi biểu tình, chú già rồi ở nhà nghỉ ngơi”. Tôi cũng đáp lại nhẹ nhàng : “Trung Quốc gây hấn như thế, không thể ngồi yên, chúng tôi chỉ mít tinh, không làm gì sai, hãy nói tôi nghe, tôi sai chỗ nào thì tôi sẽ không đi! Cán bộ không trả lời được cứ lập lại “chú ở nhà đừng đi biểu tình, đừng đi mít ting..”. 
Trời bắt đầu sáng tôi nhìn thấy cách nhà khoảng vài chục mét, khoảng 20 người lạ mặt đứng lố nhố, cạnh đó là 2, 3 chiếc xe cảnh sát, xe dân sự, hôm sau nghe người quen trong xóm, người đi tập thể dục sáng sớm, mấy anh chạy xe ôm, mấy chị hàng rong kể lại là đêm qua rất nhiều người đến canh trước cửa và phong tỏa các ngã đường ra vào nhà chú. Như vậy toàn hệ thống chính tri có mặt đông đủ để bao vây nhà tôi 
-Đến 5 giờ 30 sáng vẫn không thể gọi đựơc taxi, tôi nói “Ông già tôi đang bị tai biến phải ra bến xe về Vĩnh Long ngay, không thế đứng đây mãi được, nếu ông có chuyện gì các anh phải chịu trách nhiệm. Còn chuyện tôi đi mít ting sẽ tính sau”. Cán bộ gọi điện thoại xin ý kiến và báo là sẽ có xe đưa chúng tôi ra bến xe. Ít phút sau 1 xe 16 chỗ đến , lái xe là 1 người đàn ông to con như cận vệ của Tổng Thống Nga Putin, đầu trọc, mặt áo già lam, trên xe còn có 4 người lạ khác!! Tôi hỏi xe của ai và những người ngồi trên xe là ai thì được trả lời xe của bạn và đấy là những người bạn?!.
Ông Lê Công Giàu tại nhà riêng
Ông Lê Công Giàu tại nhà riêng
Anh Ba, anh vợ tôi chỉ đường ra bến xe, nhưng tài xế cứ chạy ra hướng đường Nguyễn Văn Linh về miền Tây. Lúc nầy tôi nổi giận lớn tiếng : “Các anh bắt cóc tôi phải không, dừng ngay xe lại cho chúng tôi xuống !? ” Tôi kéo cửa để nhảy xuống, dù xe đang chạy rất nhanh. Cán bộ xã chận cửa lại, nói “Hôm nay chủ nhật,trời đẹp chú cháu mình đưa ông cụ về quê và đi chơi luôn”. Lúc đó anh vợ tôi phản đối: “ chúng tôi đã mua vé và đồ đạc cũng gởi ở nhà xe rồi, các anh làm ông già tôi mệt lắm rồi, ông bị tăng huyết áp, tai biến lần nữa, các anh chịu trách nhiệm” . Cán bộ nói ta đi ra bến xe Miền tây ngay bây giờ! Nhưng tài xế vẩn chạy trên xa lộ Nguyễn văn Linh về Miền Tây 
-6g sáng cán bộ xã vẫn cù cưa “Tất cả chúng ta đi xuống Vĩnh Long, mọi việc như vé xe, đồ đạc tôi sẽ thu xếp”. Xe chạy rất nhanh trên xa lộ 
Tôi la lớn: các anh bắt cóc tôi là vi phạm pháp luật, dừng xe lại ngay! Tôi cương quyết kéo cửa xe nhảy ra lần thứ 2. Tài xế phải dừng xe, chúng tôi ra khỏi xe và gọi xe khách đến ngả tư quốc lộ 1A đón. 
-6 g 20 ông cụ lên xe về Vĩnh Long, họ o ép tôi phải lên xe quay về nhà, không còn cách nào khác, tôi lên xe. Về dến nhà họ mời tôi đi ăn sáng nhưng tôi từ chối và đi ăn với gia đình. 
-7g đến quán thì 1 tốp can bộ, công an ngối ở bàn bên cạnh, 1 tốp dứng bên ngoài. Tôi đi về đều được hộ tống chặt chẽ, tiêu chuẩn đông hơn của chủ tịch nước NMT 
-8g điện thoại, tin nhắn liên tục gởi đến “5 người các ông ở đâu sao chưa thấy ra nhà hát TP để bắt đầu mít ting ?”. Tôi trả lời “tôi bị vây, nhốt trong nhà, yên tâm ,thời thế tạo anh hùng” có ý là cuộc mít tinh thế nào cũng nổ ra vì đồng bào, thanh niên TP cũng rất phẩn uất bọn bành trướng Trung Quốc gây hấn. 
-8g30 điện thoại reo : “ Ông Giàu ơi nổ ra rồi. Thanh niên tự động phất cờ, giương cao khẩu hiệu chống bành trướng TQ trước nhà hát TP rồi,HTMẫm cũng đã bất ngờ xuất hiện”. Cái cảm giác sục sôi trong những lần đi biểu tình chống Mỹ của thời 18-20 tuổi cách đây 45 năm tràn ngập trong tim tôi. Thế hệ trẻ đã khẳng định vài trò tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm của cha ông. 
-9 giờ xe cảnh sát, xe honda công an, xe 16 chỗ lúc sáng “bắt cóc” tôi và đông đảo CA, cán bộ vẫn còn trước nhà. Gia đình, hàng xóm lo lắng không biết lúc nào sẽ bắt chở tôi đi, tôi thì lo cho ông cụ, không biết qua vụ căng thẳng lúc sáng có làm ảnh hưởng tới bệnh tại biến của ông cụ đã 92 tuổi không? Điện thoại, tin nhắn liên tục gọi hỏi thăm 
-Đến 10 giờ tôi bảo với cán bộ: các anh chị quá mệt rồi (họ cũng thú nhận là đã thức suốt đêm) nên về nghỉ ngơi để ngày mai còn làm việc. Như vậy các anh đã thành công theo sự chỉ đạo của cấp trên là đã bắt cóc và giam tôi trong nhà. Giờ cho tôi nghỉ ngơi, tôi quá mệt. 
Chiều hôm đó và các ngày sau tôi nhận được nhiều email, điện thoại và có người đến gặp hỏi những câu như sau : 
Câu Hỏi 1 :Bác đã làm gì mà đêm thứ bảy, ngày chủ nhật cả khu dân cư bị phong tỏa bởi vài chục người của xã, huyện, công an và xe cảnh sát, xe hơi, xe 2 bánh, người dân không đi tâp thể dục, không buôn bán được? 
Đáp : Tôi đi mít ting chống Cầm Quyền Trung Quốc ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh 2, xét bắt tàu cướp cá của VN đánh bắt trong lãnh hải của VN . Tôi và mọi người muốn bày tỏ thái độ yêu nước , Hoàng Sa- Trường Sa là của VN.
Câu hỏi 2 : Tại sao bác làm đúng mà nhà nước lại ngăn cấm? 
Đáp : Tôi cũng đã hỏi như thế với lãnh đạo TP và Trung ương nhưng chưa ai trả lời rõ ràng, chỉ bảo là giờ chưa phải lúc biểu tình. Vậy đến lúc nào thì chưa có lời đáp? Tôi vô cùng lo lắng vì Trung Quốc đã “xâm lược” một số nước không bằng quân đội, máy bay, tàu chiến, vì trong tình hình thế giới hiện nay nếu họ xâm lược bằng quân sự sẽ bị lên án mạnh mẽ, nên TQuốc bỏ tiền ra mua chuộc hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, hối lộ để giành các dự án lớn, nhằm khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước để đem về “mẫu quốc”. Song song đó công nhân Trung quốc tràn sang, thực chất là di dân, lấy vợ địa phương và làm sao biết được đó là công nhân, là lính hay gián điệp?!.Mặt khác họ đưa hàng hóa giá rẻ, không chỉ kém chất lượng mà chủ yếu là độc hại gây bệnh tật cho nhiều thế hệ dân tôc ta.
Câu hỏi 3 : Chú bị “giam lỏng” tại gia như vậy chính quyền làm đúng không? Các nước văn minh như Mỹ, Nhật.. có dám làm thế không? 
Đáp : Không có lệnh của tòa án mà ngăn cản như thế là vi phạm quyền tư do đi lại. Ở các nước có nhà nước pháp quyền thực sự với 3 quyền Lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập và có tự do báo chí thì việc nầy không thể xảy ra. Nếu ở các nước đó bạn không vi phạm luật pháp mà công an và chính quyền ngăn không cho bạn ra khỏi nhà thì bạn có thể kiện họ ra tòa.
Câu hỏi 4 : Chú là cán bộ đoàn trước và sau 1975, chú đã tham gia tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ trước 1975 và chống bành trướng Bắc Kinh năm 1979. Tại sao hiện nay Đoàn Thanh niện Cộng Sản không làm gì để chống lại sự gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc? 
Đáp : Cái nầy chú cũng không hiểu, cháu nên hỏi Đoàn Thanh niện tại trường cháu học và Thành Đoàn Tp, với chú chống xâm lược để bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng, là truyền thống oai hùng ngàn đời của ông cha ta. Nay Đoàn Thanh niên không làm gì là không hiểu tại sao?
Câu hỏi 5Tại sao lớp trẻ không hành động để các ông già 60, 70, 80 tuổi bệnh tật, yếu đuối đi biểu tình ? 
Đáp : Tôi rất tin lớp trẻ, họ không cuối đầu im lặng trước tình hình đất nước hiện nay. Sáng Chủ Nhật 9-12 đã nói lên điều đó, Thanh niên VN yêu nước đều muốn bày tỏ thái độ trước cảnh “Việt Nam đang bị xâm lược, Tổ quốc đang lâm nguy”. Nhưng họ gặp khó khăn hơn thời chúng tôi, nhưng tôi tin họ sẻ vượt qua.
Câu hỏi 6Cả năm nay khu dân cư nầy bị cướp giật rất nhiều, mấy ngày nay an ninh ở đây tốt hẳn lên, mong sao ngày nào cán bộ xã, công an, dân phòng đều canh gác như thế để chúng tôi được sống bình yên. Lần đầu tiên, thấy cả hệ thống chính trị hành động tích cực! 
Đáp : Như vậy thì anh em vất vả quá và rất tốn kém ngân sách mà đó lại là tiền đóng thuế của người dân. 
(Nói thêm : sau đó một tuần, sáng CN tôi tập thể dục, thấy 5 CA mắc võng ngủ gần nhà, tôi mua 5 ổ bánh mì thịt mang đến cho và nói : ăn đi rồi b/cáo xếp ô Giàu sáng nay không đi biểu tình đâu, xin cho A&E về ngũ bù, giờ này nằm đây kỳ lắm!)
Câu hỏi 7 : Chánh quyền nói rằng ông đi biểu tình là “gây bất ổn chính trị” nên không cho ông đi, ông nghĩ sao? 
Đáp :  Một số nước trên thế giới thời gian qua rơi vào bất ổn chính trị, bị sụp đổ vì các lý do : 
1.Những bức xúc của dân không được giải quyết. Tham nhũng nghiêm trọng, luật pháp không được tôn trọng, dân bị áp bức… 
2.Kinh tế suy sụp, vật giá leo thang, thất nghiệp đông đảo, đời sống quá khó khăn, 
3.Không có tư do dân chủ. 
Từ đó dân mất niềm tin, lòng dân không yên mới là yếu tố gây bất ổn lớn nhất, nguy hiểm nhất. Muốn có ổn định chính trị, Nhà nước phải giải quyết tốt những vấn đề nêu trên. Mít tinh, biểu tình chống bành trướng TQ không gây bất ổn chính tri, trái lại sẽ đoàn kết tòan dân, tạo sức mạnh chống ngoại xâm. Người dân VN muốn hòa bình, ổn định để làm ăn, xây dựng đất nước, nhưng quyết không làm nô lệ, không để mất đất nước.
……………………..
Ông Lê Công Giàu:
Sinh 1945 
Trước 1975 : 
Công khai:Phó Chủ Tịch Ban Đại diện học sinh trường Chu Văn An, Phó Chủ Tịch Tổng Đoàn học sinh 1963 
Tổng Thư ký Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn,Tổng Thư ký Ban Đại diện sinh viên Đại học Khoa Học Sài Gòn
Bí mật : 
Ban Lãnh đạo các trường Đại học Sai Gòn (Đảng ủy, Đoàn ủy sinh viên)
Sau 1975 : 
Phó Bí Thư Thường trực Thành Đoàn TNCS HCM 
Phó Tổng Giám Đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon tourist) 
Chủ tịch HĐQT hảng hàng không Pacific airline 
Tổng Giám đốc công ty Savimex, 
Giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Thương mại-Đầu tư (ITPC)








Móc túi trắng trợn!


Nguyên Hằng
loai vang mieng2Không còn là độc quyền sản xuất, độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC để quản lý như cách mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn nói, cuối cùng bản chất của sự độc quyền đã lộ rõ, đó là điều khiển, thao túng giá vàng theo hướng có lợi cho một số công ty. Người mua vàng, chua chát thay một lần nữa lại bị móc túi trắng trợn.
Chuyện tưởng đùa, lại đang diễn ra công khai. Trong 3 ngày trở về đây, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chỉ thu mua vàng SJC với giá niêm yết giảm cả triệu đồng/lượng so với trước đó. Việc ấn định giá mua vào thấp bất thường trong khi giá bán ra không giảm tương ứng đã kéo mức chênh lệch mua vào – bán ra vàng miếng SJC lên kỷ lục, khoảng 700.000 đồng/lượng. Nghĩa là nếu mua vàng SJC ngay tại thời điểm này, người dân phải chấp nhận thiệt thòi mua cao – bán thấp. Những người mua vàng SJC trước đó thì không dám bán vì sẽ lỗ. Những người mất tiền chuyển đổi từ vàng miếng phi SJC sang SJC lại mất thêm một lần nữa vì giá vàng đã bị ấn định ở mức thấp. Nhưng điều nguy hiểm hơn là từ nay, giá vàng SJC – cũng chính là giá vàng của thị trường nội địa đã chính thức được điều khiển.
Giải thích việc này trên một số báo, đại diện Công ty SJC cho rằng do lực bán hiện đang vượt trội so với mua nên họ phải hạ giá thu gom vàng để hạn chế rủi ro. Đúng là cái lý của kẻ “độc quyền”. Bởi xét theo nguyên tắc thị trường, nếu cầu ít thì phải giảm giá để kích cầu, hoặc chí ít thì giá mua – bán phải giảm tương ứng để người dân có quyền lựa chọn. Người nhìn thấy cơ hội khi giá vàng giảm thì mua vào, người sợ rủi ro thì bán ra. Thật vô lý khi giảm giá mua nhưng vẫn để giá bán cao. Thực chất của việc này là do khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện đã ở mức kỷ lục, gần 4,5 triệu đồng/lượng. Đây là một khoảng cách quá rủi ro khiến nhiều người muốn bán vàng, nên công ty này giảm giá mua vào để vừa hạn chế người bán, vừa tạo ra chênh lệch mua thấp – bán cao kiếm lợi. Đúng là “nhất cử lưỡng tiện”.
Có thể thấy rất rõ, việc điều khiển giá vàng nói trên đã “chốt” lại và hoàn thiện “quy trình độc quyền” mà dư luận vẫn nói lâu nay. Đầu tiên là tuyên bố độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, tạo ra sự chênh lệch vô lý giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác trên thị trường, dù về chất lượng cùng là vàng 9999.
Một cuộc chuyển đổi điên đảo sang vàng miếng SJC diễn ra sau đó khiến Công ty SJC và những đơn vị được tham gia dập vàng miếng SJC kiếm bộn. Trong khi người giữ vàng phi SJC vừa mất tiền chênh lệch giá (lên tới vài triệu đồng/lượng), vừa mất phí dập lại vàng.
Cũng ngay sau đó, vàng giả thương hiệu SJC, vàng miếng nhẫn, vàng miếng vòng xuất hiện gây rối loạn thị trường. Thiệt hại, cũng thuộc về người dân. Đến khi đã “một mình một chợ”, giá vàng SJC được đẩy lên trời. Điều này luôn được giải thích là do năng lực dập vàng của SJC có hạn, dẫn đến cung không đủ cầu. Đáng nói là trước khi tiến hành độc quyền, chẳng thấy ai nói đến năng lực sản xuất thiếu hay đủ, cần thêm hay bớt. Chỉ tội người dân, không còn sự lựa chọn nào khác, họ buộc phải mua vàng miếng SJC với giá cao. Đến lúc này, khi thấy rủi ro quá lớn, họ muốn bán vàng thì công ty lại chỉ mua vào giá thấp.
Quy trình độc quyền đã đi đúng bản chất của nó, đó là dẫn đến thao túng.










” Thế lực thù địch” ở ngay trong nội bộ Đảng!


Bùi Văn Bồng
Hội thảo Chống 'tự diễn biến, tự chuyển hóa'
Hội thảo Chống ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’
Báo Quân đội nhân dân ngày 27-12 đưa tin: Tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 90 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo quản lý các cấp, các tướng lĩnh.
Quả là ít có hội thảo nào mà số bản tham luận lại nhiều đến thế. Điều đó đã thể hiện đây là vẫn đề cấp thiết, là trăn trở lớn của xã hội từ lâu, bộc lộ rõ từ gần 3 thập niên đã qua. Và hiện nay đã trở thanh căn bệnh trầm kha nặng nề, biến chứng phức tạp. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu gọi là “ung thư” quá nặng, hết thuốc chữa. Từ thực trạng đó phải coi đây hội thảo đặc biệt, rất nhiều người mong chờ, kỳ vọng, ít nhất là thay đổi một cách nhìn chủ quan, khô cứng, duy ý chí, bảo thủ, đánh lừa nhân dân. Qua đây, có thể coi việc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam xuất phát từ thực tế tình hình trong Đảng và đất nước, nhạy bén, chọn lọc, xác định và xoáy sâu vào chủ đề này là một liều thuốc được chăng?
Đây là nội dung không mới, nhưng đề tài này vẫn rất thời sự và hóc búa. Gần 20 năm qua trên báo QĐND thường có chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. Ai? Thế lực nào “diễn biến”, “thù địch” thì chưa thấy rõ. Nhưng “tự diễn biến”, phá từ nội bộ phá ra, chính mình tự phá mình thì ai cũng thấy.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đưa tin về Hội thảo này, tác giả Vũ Xuân đã viết: Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể: Về nội hàm khoa học những khái niệm mà Đại hội XI của Đảng và trực tiếp là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) chỉ ra, đòi hỏi trả lời: ‘Tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là gì? Mức độ, sự giống và khác nhau, biểu hiện căn bản chủ yếu, mối quan hệ ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ với “diễn biến hòa bình”; Về việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ’tự chuyển hóa’ trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành; Về dự báo sự biến động của tình hình, lý giải ở tầm cao hơn, ở mức độ sâu hơn việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong tiến trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế….
Điểm nổi bật là các tham luận tại hội thảo đã phát hiện, góp phần tháo gỡ những lực cản, vướng mắc về chủ quan và khách quan: Từ nâng cao nhận thức tư tưởng tới dỡ bỏ những ách tắc về cơ chế vận hành, từ đổi mới phương thức thực thi tới đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách…
Các tham luận đều thống nhất khẳng định: Công tác phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đây là nhân tố quyết định thành công trong công tác này.
Ghi nhận trên đây được đăng trên báo QĐND là nét mới về ‘nhãn quan tả thực’, khác xa với những bài nếp cũ chỉ hô khẩu hiệu, trích nghị quyết và biểu dương thành tích một chiều, che giấu yếu kém, sai lầm nội bộ, đổ lỗi cho khách quan, cho “địch phá hoại”! Có phải chăng đây cũng là sự mở đầu cho đổi mới cách tuyên truyền của báo “lề phải”? Những căn bệnh tự diễn biến, tự chuyển hóa đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. PGS. TS Vũ Huy Phúc khẳng định đó chính là những nguy cơ “tự tan vỡ từ bên trong”.
Mới đây, tại Bộ Công an, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những thách thức đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, nổi lên là các thế lực thù địch chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bằng diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý…
Nhiều người cho rằng, đó vẫn là cách chỉ đạo theo tư duy cũ, nếp quen. “Thế lực thù địch” ở đâu thì chưa thẳng thắn chỉ ra được, chưa có chứng cứ, vụ việc, con người cụ thể, nhưng rõ ràng giặc nội xâm trong một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm dân chủ nghiêm trọng thì “nhìn ở đâu cũng thấy, sợ ở đâu cũng có” (Nguyến Phú Trong). “Thế lực thù địch” ngay trong lục phủ ngũ tạng cơ thể Đảng đã công khai trắng trợn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thậm chí độc đoán chuyên quyền thì thấy quá rõ. Đó là nguy hại của ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, không nên né tránh đến mức đồng chí X,Y,Z…”.
Tinh thần tự phê bình, kiểm điểm của Nghị quyết Trung ương 4 và những cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bản nghị quyết về sự tồn vong của chế độ đã được nhiều đại biểu dẫn lại như lời cảnh báo, cảnh tỉnh với đội ngũ đảng viên. Các tham luận cũng tập trung phân tích tình trạng suy thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo.
Nhiều nhà nghiên cứu quân đội đã chỉ ra, ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ là nguy cơ xảy ra từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng…Điều quan trọng là giải pháp để đấu tranh với nguy cơ nói trên để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo
Nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo
Nhắc lại bài học của Đảng cộng sản Liên Xô, cựu nhà báo Hữu Thọ (Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) nêu rõ, chỉ có sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng mới có thể đưa đến sự suy sụp của Đảng. Do vậy phải phân tích và đấu tranh với các biểu hiện tự chuyển hóa, tự diễn biến ngay trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu nhà báo lão thành cũng trăn trở: “Tôi nhận thấy mối quan hệ giữa đảng viên và người lãnh đạo có khoảng cách ngày càng xa trong tình đồng chí chung chiến hào”.
Theo ông Hữu Thọ, sự xa rời ấy dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ tham mưu hiện nay tuy hùng hậu, bằng cấp đầy đủ nhưng không dám can ngăn thậm chí không dám phản ánh sự sai trái của một số chính sách. Đội ngũ tham mưu cũng không phản ánh trung thực những luồng ý kiến dư luận phàn nàn về đạo đức, lối sống của một số vị lãnh đạo. “Mà lãnh đạo ngày càng không muốn nghe những lời nói thẳng. Chỉ muốn nghe lời nói khen bùi tai nên đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”, ông Hữu Thọ kết luận.
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
 Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn – Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng phân tích: “Diễn biến” bắt đầu từ sự suy thoái đạo đức, hoài nghi, dao động về chính trị, mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, vô cảm, buông lỏng kỷ cương, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng thời, cũng là quá trình diễn biến trong nội bộ mỗi chúng ta’’.
Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an)  bổ sung thêm, lòng tin của đảng viên và người dân đang ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém. Rồi những vấn đề khác về đời tư, lối sống, tình trạng thất thoát, tham nhũng… Theo ông Triều, dư luận đặc biệt bức xúc quanh câu chuyện bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ không có đức tài. Hàng loạt yếu kém yếu kém nói trên đang làm mai một niềm tin của những đảng viên chân chính và của mọi tầng lớp nhân dân.
PGS. TS Vũ Văn Phúc nói thẳng ra rằng những căn bệnh ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. Đó chính là những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”. Theo ông Phúc, những “kẻ thù từ bên trong” ấy nằm ẩn khuất ngay trong đội ngũ, trong chính mỗi con người, rình chờ ai đó mất cảnh giác hay do dự, ngập ngừng để “tấn công”.
Thực trạng ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đã lộ diện ngay trong nội bộ đã được báo động từ Đại hội VI của Đảng: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”. Thế nhưng, suốt 26 năm, qua 5 nhiệm kỳ Đại hội, nhiệm kỳ nào trong Nghị quyết Đảng cũng đánh gia như vậy, thậm chí còn sâu hơn, phân tích rõ hơn. Nhiệm kỳ nào cũng nêu quyết tâm cao, “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi”, nhưng ‘tự diễn biến’ rất nguy hại ấy ngày càng nặng nề. Đến cuối tháng 12-2011, Hội nghị Trung ương 4 vẫn nêu là “cấp bách”, đâu có khác hai chữ “cấp bách” trong Báo cáo Chính trị Đại hội VI cách đây 26 năm?
Lần này, Hội nghị Trung ương 4 chỉ rõ, lại liên tiếp 2 Hội nghị cùng chuyên đề này là 5, 6 nhưng kết cục vẫn là các ẩn số X,Y,Z…Hội thảo lần này nói thẳng, nói thật là thế, liệu rồi khi thực hiện có đi đến đâu? Các “thế lực thù địch” của Đảng, của dân lâu nay chỉ lo cố thủ trong nhiều thứ vỏ bọc, như nhà báo Hữu Thọ nói rằng họ “đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”. Chính vì thế mới đẻ ra thành bầy sâu, thành “bộ phận lớn”. Chính những kẻ đó mới là “thế lực thù địch”. Đừng để cho những kẻ ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ lợi dụng chức quyền, thế lực tiếp tục có cơ hội cố thủ vững, cố kết chặt hơn; để rồi làm hại, bắt bớ những người trung thực, thẳng thắn, vu cho họ là “thế lực thù địch”, kết tội họ là bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu Đảng, Nhà nước, quy chụp người trung kiên, yêu nước là “phản động”. 
Trung tướng, Phó GS,TS Nguyễn Tiến Bình nói: “Khi người cán bộ, đảng viên bị cuốn hút vào vòng xoáy của chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng, chạy theo những toan tính cá nhân vì lợi ích gia tộc hoặc “lợi ích nhóm” thì họ chỉ mang danh “cán bộ của Đảng, Nhà nước”, lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để vụ lợi, trở thành những người giàu tiền bạc và nhiều của cải, nhưng nghèo tâm huyết và thiếu dũng khí, chắc chắn không thể là người tận tâm, tận lực vì nước, vì dân; trái lại còn làm tổn hại lợi ích của đất nước và của nhân dân, làm tổn thương uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị”. Nhìn rõ sự vật, hiện tượng, con người để đặt tên gọi chính xác nhất: Ai làm mất uy tín Đảng cộng sản và Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân và kìm hãm sự phát triển của đất nước, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, làm lung lay chế độ, làm xa rời, tách biệt khoảng cách dân với Đảng, đưa tới nguy cơ tồn vong của Đảng thì đó chính là thế lực thù địch của cách mạng, của toàn dân.  
Trước thực trạng bệnh tứ chứng nan y lâu năm trong Đảng, cần nhận diện và nghiêm khắc trừng trị “thế lực thù địch” ngay trong nội bộ. Cần gì tìm ở đâu xa?