Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

TÙY BÚT TẢN MẠN BÊN ĐƯỜNG – BÀI CUỐI :THÁP NGHIÊNG PISA ,ITALY .


THÁP NGHIÊNG PISA-ITALY
Pisa  là  công trình nghệ thuật ,một  công trình kiến trúc vĩ đại của Italy, là  di sản của thế giới .
Pisa đang chịu áp lực của sự hủy diệt như Venice .Nhưng xét về tầm cỡ và vẻ đẹp ,Venice gây sự xúc cảm nhiều hơn bởi vẻ đẹp bề thế  và đầy sức lãng mạn của nó nên tai họa xảy ra cho Venice  là nỗi đau chung của con người.
Pisa không có tầm lớn của một nỗi đau nhưng hấp dẫn du khách bởi cái bí ẩn của nó .Nó cứ  hết nghiêng  bên nầy lại  ngã sang bên kia , như có thể đổ sập bất cứ lúc nào .
Chúng tôi  đến tham quan  tháp chuông Pisa với thời gian không nhiều ,chỉ đủ để chụp hình và mua vài món quà lưu niệm.(những món quà đa phần đều có hình ảnh tháp Pisa hay cả quần thể nhà thờ )
Pisa là một tháp chuông của nhà thờ và nhà nguyện Pisa .Hình ảnh của tháp Pisa thật ra so với những công trình kiến trúc hiện đại cũng không có gì độc đáo lắm .Đó là một tháp hình trụ tròn  chia thành tầng , mỗi tầng  có hàng cột xoay quanh  , đầu cột trang trí những hoa văn cổ  điển đỡ các vòm rèm .Ngày nay rất nhiều nhà thờ lớn thậm chí nhà của tư nhân cũng xây theo  kiểu kiến trúc cột đỡ như vậy .
Điều đáng  ngưỡng mộ  là  tháp nghiêng Pisa  đươc xây lên đã cách nay hơn tám thế kỷ .Nó khẳng định tài năng  của con người La Mã  đi trước gần ngàn năm
Nhưng nếu chỉ thế thôi thì du khách đến Italy có lẽ sẽ dừng chân  ở Venice , không vào đến Pisa .Nhưng vì Pisa là một tháp xây có sự cố kỹ thuật .Nó bị nghiêng. Sức  thu hút của Pisa  chính là ở độ nghiêng  của nó .
Không giống như Venice , độ nghiêng của tháp Pisa xuất hiện ngay khi nó được xây năm 1173.Từ đó đến nay ,Italy và thế giới nỗ lực để nó không bị sập nhưng khi thì nó nghiêng phương Băc ,sửa chữa xong nó lại nghiêng về phương Nam .Nghĩa là nó đang trong tình trạng bất ổn buộc người ta phải liên tục nghĩ ra cách cứu nó  mà  chưa  đạt hiệu quả .Điều đó gieo sự tò mò ở con người , dẫn chân họ đến tham quan .
Biết vậy , nên những công trình sửa  chữa độ nghiêng của Pisa  ngoài nhằm mục đích chủ yếu : ngăn sập ,còn phải tính tới giữ cho nó một độ nghiêng vừa đủ để hấp dẫn khách du lịch  .
Pisa hiện nay là  nguồn  thu nhập tài chính dồi dào của  thành phố nầy, của Italy, vì thế nó vừa mang trong mình một  tai họa  đồng thời lại là  phước báo
Hàng trăm năm trước dân Pisa sống chủ yếu bằng nông nghiệp, liên tục bị mất mùa rồi thêm họa chiến tranh khiến dân sống nghèo khổ .Họ muốn có một nhà thờ ,một thánh đường  để cầu nguyện cho dân tình bớt khổ  .Pisa là tháp chuông của quần thể nhà thờ ,nhà nguyện đó và hang trăm năm nay , người dân ở Pisa đã được ân phước nhờ khách du lịch tham quan
Du khách đến với Pisa ,ai cũng xoay quanh cái tháp nghiêng để chụp hình dù nó chỉ là một phần của quần thể nhà thờ  .
Xung quanh khu vực nhà thờ có tháp chuông Pisa là một vùng sân cỏ rộng được bao bọc bằng một hàng rào thấp  cách khoảng có cột trụ chữ nhật , trên cột có đầu tròn .Trong và ngoài khoảng sân nầy , du khách người nào cũng  giương máy chup hình , họ ít hướng máy ảnh về nhà thờ mà đa phần hướng về tháp Pisa , sừng sững và kỳ lạ với độ nghiêng của nó .
Khác với những thắng cảnh khác , du khách chụp hình ở đây đều không đứng yên, ngay chừ mà tất cả đều làm  động tác liên quan đến tháp nghiêng .Họ nhìn  và  bắt chước nhau hoặc bắt chước những tấm hình mẫu chưng bày trong các tiệm chụp hình  gần đó để tạo dáng .
Có hai động tác chính khi du khách chụp hình:Một là nâng và đỡ tháp .hai là xô cho tháp ngã  sập .
Tuy những  hình chụp du khách  nâng đỡ tháp- đa phần đều bằng tay -nhưng với các dáng vẻ khác nhau :Có dáng nâng hời hợt , có dáng với  tư thế tích cực ,như cố sức để đỡ tháp đứng thẳng  dậy .Thanh niên  có người co chân đá lên cao để  đỡ tháp
Xô sập tháp thi bằng tay ,cũng  có kẻ dùng chân để đạp ,‎ muốn nói :”Cho sập luôn!”  (Cả các cô gái Pháp có dáng hình thon thả như minh tinh  màn ảnh Hollywood) .
Muốn chụp những  động tác nầy , du khách phải leo lên trụ đầu tròn -rất khó giữ thăng bằng khi  đứng – nhưng không hề gì khi người ta muốn có một kiểu hình độc đáo .Tôi đươc một sinh viên người Pháp và một cô bạn Nam Triều Tiên  giúp đỡ để có hai tấm hình “hết ‎ý ‎” đó .Và  tôi cũng đã  chụp tấm hình tương tợ cho họ .
Ở đây ,mọi du khách rất dễ làm quen và thân thiện .Họ  sẵn sàng giúp đỡ , ngắm nghía kỹ khi chụp  để người khác  có tấm hình như ước muốn .Đặc biệt là anh chàng sinh viên người Pháp cứ bắt  người chụp đứng trên cao phải sửa tư thế cho thật khớp với tháp mới chịu chụp.Mấy lần tôi mất thăng bằng định nhảy xuống  nhưng cái giọng  Paris chánh cống, cứ hết “S’il vous plâit” rồi “Pardon ! pardon!” nghe  như tiếng chim hót nên tôi phải ráng , không muốn  làm cho người thợ chụp ảnh không chuyên  đó thất vọng  , Và thế là bạn thấy tôi có mấy kiểu hình đặc sắc chưa ?!
Tôi hỏi người  SV nầy xem có mấy kiểu chụp với tháp .Cậu ta cho biết còn một kiểu  đạp cho nó sập , xô cho  nó ngã và hỏi   tôi :”Bà có muốn chụp kiểu đó  không ,thưa bà”Tôi không trả lời mà hỏi lại liệu cậu ta có muốn ra dáng xô ngã tháp để chụp hình không .Rất nhanh , câu ta trả lời , gãy gọn :
-Non , madame
Tôi buộc miệng :Moi aussi
Tôi thật sự  thích em  trai nhỏ tuổi nầy rồi .Bởi vì dù chụp chơi , co giò đạp vào tháp để có một tấm hình độc đáo để đời   ,cũng  không muốn  làm . . .
Đôi khi trong cuộc sống , có những lúc đột xuất , người ta bộc lộ một phần đúng nhất bản chất  của mình
Tôi tò mò  định vào trong tháp xem sao nhưng nghe cậu SV người Pháp nói bên trong chỉ có một cầu thang hẹp  với 294 bậc thang nghiêng xoắn ốc   .Leo tới đỉnh mệt  thở dốc  .
Nhớ hồi nào tham quan địa đạo Củ Chi , tôi cũng bắt chước mọi người chui vô cho biết .Quanh co khúc khuỷu , tới độ sâu , đường đi tối om, hẹp té ,cảm giác như mình đang đi xuống âm phủ .vừa đi vừa bò  .Lúc đó mắt hoàn toàn không thấy đường , hai  tay cứ quờ quạng đi tới , điếng hồn vì sợ nên bây giờ đành chào thua tháp nghiêng dù lúc đó chẳng phải sắp hàng chờ lâu .Với lại , nói dại , rủi mình chưa leo tới đỉnh , nó sập thì làm sao ?
Từ giã tháp nghiêng lên xe ,mở máy ảnh ra coi thấy hình mình cũng ra dáng dũng cảm đỡ tháp như ai mà tức cười .
Hoàn toàn tôi không thấy một chút nào nỗi buồn của cảm xúc : « Thương hoa tiếc ngọc » như ở Venice  .Sao thế nhỉ ???

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

TÙY BÚT TẢN MẠN BÊN ĐƯỜNG – BÀI 5 : ROME


5/ROME
Venice của Italy là nguồn cảm xúc  mang dấu ấn thế kỷ về sự hủy diệt của cái đẹp  và bây giờ là Rome
Ở Rome đoàn du lịch được đưa đi tham quan thành phố Vatican,cổ  thành Saint Angel, đấu trường Coolisé , nghị chính trường Forum Romain, điện Panthéon ,quảng trường Navora.. . Nhưng cái còn đọng lại ở tôi không phải là những anh hùng thời đế chế La Mã đã cất quân đi xâm chiếm những vùng đất mới,  mở rông bờ cõi và bao nhiêu chuyện  đánh trận .Một số câu chuyện về các vị vua tranh giành quyền lực  có phần tàn bạo khiến nghe hôm nay , hôm sau quên hết .
Và một mảng còn lại của  đấu trường Coolisé nơi từng đẫm máu những đấu sĩ bị phanh xác dưới nanh ác thú cho thỏa những ham thích tàn bạo của con người vẫn còn đó , phơi mình dưới ánh mặt trời
Tôi không thích những trò tàn ác nên phớt qua đấu trường .Tôi không ưa anh hùng hay phiêu lưu  chiếm lĩnh  đất mới , gây ra chiến tranh .nên không thiết tha với thành quách. Những năm dạy trich đọan  sử thi Odyssé của Hy Lạp , tôi luôn phải đối phó với thời gian  để sớm  tiễn  các anh hùng  mau chóng ra đi khỏi tiết dạy

Đã vậy ấn  tượng đến nhanh nhất trước  khi vào trong lòng  Milan và Roma là sự thất vọng :Vệ sinh đường sá ở đây không khác gì ở VN  ,có khi còn kém hơn những đại lộ ở quận nhất .Dọc dài hai bên đường ở Roma  đầy lá khô và cát bụi hình như lâu ngày chưa được vệ sinh  .Những bồn xây quanh cây cảnh không được chăm sóc , khô xơ ,kém  thua cây cảnh dọc đường Nam Kỳ khởi nghĩa hay Pasteur VN.
Xe cộ ở Rome chạy cũng lộn xộn không kém gì ở nước  ta .Nạn trộm cắp nhiều hơn và điêu luyện  hơn ở Paris .Móc túi  diễn ra khắp nơi :Trên đường phố , nơi quảng trường , subway
Có người nói vào nội thành Rome mới thấy hêt vẻ nguy nga tráng lệ của nó nhưng đứng trong lòng của nó ,tôi chỉ thấy mệt và muốn  quay về khách sạn
Điều  khiến  tôi ngac nhiên là đi sâu vào Roma , dọc trên  các bức tường hai bên lề , chúng tôi nhìn thấy những chữ viết bằng  cách xịt chai sơn –thường là màu đỏ-đọc không ra chữ gì ) hệt như ở một số bức tường ở VN (tường trước nhà sách Phú Nhuận ,tường sau chợ Phú Nhuận và trên một số con đường khác dọc theo kênh Nhiêu Lộc ).
Đó là thứ chữ lạ, vừa thẳng , vừa ngoằn  ngoèo ,móc dính vào nhau ,mỗi chữ  rộng và cao gần 7 – 8 tấc .Một sự giống nhau kỳ lạ  khiến ta nghĩ người viết chữ đó ở các bức tường VN có quan hệ gì đó với  người viết nó ở Italy
.Người ở Roma mang bản  chất hung bạo của người La Mã cổ đại.Họ  nóng nảy ,hay gây gổ và lái xe lộn xộn trên  đường phố hệt ở nước ta
Điều duy nhất khả dĩ có thể cầm chân tôi ít chút trên các quảng trường ở Rome là sinh hoạt của các nghệ sỹ đường phố . Các hình thức nghệ thuật đường phố ở đây  phong phú  hơn Paris nhưng đặc biệt hơn hết , ở Rome có một kiểu nghệ sỹ đường phổ cũng  nói lên đúng bản chất ngưới La Mã :thích đánh trận  Những diễn viên đường phố  diễn vai anh hùng thời La Mã cổ đại dàn cảnh ngay trên đường phố, họ đón du khách  lại , đưa du khách  thanh gươm , chỉ vào ngực họ và thúc giục  du khách  . “Kill me , kill me”{giết tôi đi , giết tôi đi) . Có “anh hùng”cứ dí thanh gươm vào tay và hướng dẫn khách kề gươm vào cổ họ ,lại giục :Cut , cut  (Cắt đi , cắt di , y‎ biểu cắt cổ đi).Mỗi tấm hình chụp cảnh cắt cổ anh hùng hoặc đâm trúng tim anh hùng giá chỉ vài EU,  tùy hỷ .Được mời mọc ân cần như vậy , trừ các cô các bà người Châu Âu  to béo đồ sộ ngang tầm qúy anh hùng mới tham gia diễn trò , còn lại phụ nữ Châu Á chạy tháo thân khiến  các đấng anh hùng tiu nghỉu.
Khi vào Roma, tôi đã  mặc chiếc áo dài màu xanh lam,thiết kế  cổ hở  vuông –style tây phương-  với nhiều  dây đeo như quí bà La Mã để được đứng gần , chụp hình với các nghệ sỹ đường phố .Nhưng khi vào với khu vực thành quách và lúc trở lại ,  bộ áo dài tôi chọn mặc có màu vàng rêu  ,nửa phần trên được thiết kế bằng vải cứng vàng sọc đứng , trông như những chiếc cột của thành quách La Mã từ ngàn xưa , cho nó hài hòa với background  đa phần đều là “Thành quách trăm năm sầm mặt lạnh”mỗi khi chụp hình  .
Mặt đường thành Rome lát từng viên đá bong nhẵn  độ 8cmx2 tấc lót  từ hơn 2000 năn  về trước  (Các bạn nhìn qua hình ,thấy rõ  thay vì tráng nhựa )Đó là nhựng di tích có tính lịch sử  .Có những chỗ mặt đường lồi lên lõm xuống có lẽ do lún  làm  những ai mang giày gót cao  phải vừa đi vừa xúyt xoa . Dẫu sao , đó cũng  là kỷ niệm khi chúng  tôi phải bước đi nơi  một quãng trường rộng ,trên những viên đá thành Rome cổ kính có bề dầy lịch sử đáng nễ phục
Chúng tôi cũng được hành  quân qua cổ thành Saint Angel, đấu trường Coolisé để thấy sức mạnh của đế chế La Mã và đặc biệt cũng đã được hướng dẫn tham quan thành phố Vatican , vương quốc nhỏ nhất thế giới nhưng đầy quyền lực với vô số  nhà thờ
Rời các quảng trường , còn chăng trong tâm khảm  của du khách là hình ảnh những nghệ sỹ gập người vẽ trên măt đường vẽ tranh biểu diễn ,hoặc những họa sĩ lấy đầu gối làm giá vẽ và  du khách được mua những bức họa đẹp không kém gì
của các danh họa .Tôi mang về Việt Nam vài bức trong số những bức tranh đường phố ấy.Phải thừa nhận các họa sĩ đường phố chép tranh thật giỏi .Dù biết là tranh chép , người mua vẫn cứ thích  được mang về
Niềm vui lớn khác của đa số du khách nhất là các bà các cô là :Shopping and . . shopping .
Và thế là chấm dứt những ngày loanh quanh đấu trường , quảng trường  cổ thành , trường thành. . .
Có lẽ sẽ có cảm hứng hơn khi tôi viết  về tháp nghiêng Pisa
HM

Tản mạn:QUÊ HƯƠNG TRÊN ĐÔI VAI GẦY _ CHS VHQT



Tản mạn:QUÊ HƯƠNG TRÊN ĐÔI VAI GẦY

30THÁNG 7
QUÊ HƯƠNG TRÊN ĐÔI VAI GẦY
Sài Gòn bây giờ có thể đã vắng nhiều những tiếng rao, nhất là về đêm. Không thiếu gì người bán hàng rong vẫn quang gánh kĩu kịt từng con hẻm quanh co nhưng tiếng rao của họ đã bị vô số tiếng ồn xe cộ, TV, âm nhạc lấn áp.
Ngày trước, mỗi khi nghe tiếng rao quen thuộc là người Sài Gòn có thể biết giờ mà khỏi cần coi đồng hồ. Tiếng rao trở thành thân thuộc đến nỗi khi vắng nó một vài hôm đã khiến người ta lo lắng cho sức khoẻ của người bán dạo. Để rồi khi được nghe lại tiếng rao thì bồi hồi như thể vừa gặp lại người quen! Tiếng rao Sài Gòn có sắc thái riêng. Bây giờ, tiếng rao có khi được thay bằng những thanh âm khác: tiếng lóc cóc của xe mì gõ lúc nửa đêm, hay tiếng xoành xoạch của anh chàng đấm bóp…
Cuộc sống Sài Gòn như đầy đặn hơn trong những con hẻm nhỏ. Chỗ này là quán cà phê cóc, kế bên là quán cơm bình dân, đối diện là quán bún bò nằm cạnh quán phở… Ăn uống ở những quán này, giá cả rất bình dân mà chất lượng cũng… chấp nhận được! Với những người tỉnh lẻ lên Sài Gòn ở trọ vài năm thì chắc chắn những tiếng rao của cái đô thị này đã ngấm vào ký ức. Sài Gòn là vậy, hối hả, ồn ào nhưng rất dễ thương dễ nhớ. Nhớ tiếng rao, là một phần hồn của Sài Gòn, ai đã đến rồi đều mang theo khi tạm biệt. Đó là một phần đặc trưng, một phần bản sắc của Sài Gòn vậy!
Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”,. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa, “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “xôi khúc bánh tét bánh giò” vào buổi chiều kéo tận đến khuya. Đêm Sài Gòn không thể thiếu tiếng lóc cóc của đội quân xe mì gõ suốt hai mùa mưa nắng … Gần đây, dân nhập cư, nông nhàn đổ về thành phố ngày càng đông. Tiếng rao cũng “phong phú” nhiều mặt hàng hơn: ve chai, khoai lang, khoai mì, đậu phộng nấu, bắp nấu…
Bước trên đường phố Sàigòn náo nhiệt và sống động, ta có thể nghe thấy khắp các đường, hẻm những tiếng rao “tiếp thị”. Đường phố thì ồn ào, nhà ở thì cao tầng, tiếng rao dường như không còn ngân nga như trước. Người rao cố vươn dài cổ, hét thật to để át đi những âm thanh hỗn độn của cuộc sống.
Tiếng rao Sài Gòn tựa như một bài hát có âm, có điệu, có vần nghe thật hấp dẫn. Nhưng đằng sau những âm thanh đó là nếp sinh hoạt người dân chốn thị thành từ lâu đời, chống chọi với gian khổ để giành lấy cuộc sống bản thân!
Tiếng lóc cóc của những xe hàng rong đi qua
Mùi thơm đánh thức cả con hẻm nhỏ
Náo nức những tiếng rao buổi sáng
“Báo đê… ê… , bánh mì nóng, xôi vò đê…ê!”
(Thành phố buổi sáng – Thơ: Trương Trọng Nghĩa)
Sài Gòn hôm nay có những tiếng rao mới: “Thịt ngon, cá tươi, rau xanh các bác ơi!”… Đó là âm thanh của tiếng rao vào sáng sớm trong các khu phố bình dân. Người rao là những cô gái trẻ quê phía Bắc. Các cô cột hai cái rổ sắt hai bên yên sau chiếc xe đạp, chứa vài thứ thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau củ quả… Thật tiện lợi, mang chợ đến tận nhà! Đi theo “sau lưng” các cô là những anh chàng mà tiếng rao được “hiện đại hoá” bằng băng cassette, phát ra liên tục, đều đều: “Bánh mì Sài Gòn đặc ruột thơm bơ một ngàn một ổ”… Xen kẽ theo “bánh mì đặc ruột”, là các cô, các bà cưỡi xe đạp, chở phía sau một nồi xôi rất… Bắc Kỳ và cất tiếng rao: “Xôi khúc đây!”.
Rồi tiếng rao buổi sáng trên các hẻm hóc Sài Gòn sẽ được nâng lên “cao trào” khi xuất hiện những anh chàng đạp xe, cùng chiếc loa phát ra lời rao lanh lảnh từ máy cassette: “Keo dính chuột sản xuất bằng công nghệ hóa màu đã được kiểm nghiệm cực kỳ khoa học, không gây độc hại cho người!”… Keo dính chuột có thể không gây hại, nhưng tiếng rao oang oang của anh ta có thể đã lập tức gây “ngộ độc” màng nhĩ của bà con trong xóm! Rồi sẽ xuất hiện từ đầu hẻm một người đẩy chiếc cân sức khỏe, cao nghễu nghện đi vào với lời rao tự động: “Cân nặng 55 kg, chiều cao 1m60, sức khỏe tốt…”.
Buổi trưa và chiều Sài Gòn những tiếng rao vẫn tiếp tục cất lên nhằm “giới thiệu sản phẩm”: bò bía, bột chiên, hủ tiếu gõ, trái cây… cả tiếng rao mài dao mài kéo!
Sài Gòn về đêm làm cho người ta ít nhiều có những ký ức mông lung gợi nhớ… Những tiếng rao đêm như xói vào lòng người. Xe mì gõ nơi góc đường bốc hơi nghi ngút toả hương thơm cả một quãng phố dài. Tiếng gõ lóc cốc của thằng bé bán mì vang đi khắp xóm. Tiếng gõ nhịp vang lên trong từng con hẻm – như một tiếng rao đêm nhẹ nhàng mà da diết – khi mọi người đã say trong giấc ngủ thì có ai còn thao thức bởi những con người này không? Saigon về đêm vẫn còn ẩn chứa biết bao điều…
Ngồi trên căn gác xép, người Sài Gòn đêm đêm lại nghe văng vẳng đâu đó một mớ âm thanh hỗn độn: tiếng rao đêm, tiếng chổi của những người quét rác, tiếng bước chân người qua lại, tiếng gõ phát ra từ những xe hủ tiếu mì… Những âm thanh ấy ngày càng nhỏ dần và rơi vào khoảng không vô tận, hun hút của màn đêm. Trong đó có lẫn tiếng rao của những người mẹ – tiếng rao nuôi lớn cuộc đời những đứa trẻ nghèo thành thị.
Tiếng rao đêm đã khàn hơn một chút
Chiếc xe già nua mỏi hơn thời trước
Người đạp xe quen gọi tóc muối tiêu
Nhớ thật nhiều và quên cũng thật nhiều
Không thể quên phần ba ly cà fé đậm
Trong mưa khuya nhớ thương lời rao sáng
Giữa nắng ngày thương nhớ tiếng rao đêm
(Sài gòn trong khúc nhớ quên –
thơ TRẦN KIÊU BẠC,)
Đêm càng khuya, tiếng rao càng nhỏ, nhưng lại vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố, nhẫn nại và chậm chạp. Tiếng rao nối những con phố dài vắng lặng hun hút ánh đèn, làm cho đêm như sâu hơn. Tiếng rao đêm lanh lảnh của ai kia văng vẳng vọng về. Bên ngoài kia còn biết bao người lam lũ vất vã… Thành phố phát triển có những đổi thay xa lạ với chính nó. Điều này quá hiển nhiên như bây giờ ít được nghe tiếng rao đêm của người bán ăn khuya vì ở ngã tư kia giờ đã có hàng quán sáng ánh điện suốt đêm, ký ức thỉnh thoảng vẫn vọng lại tiếng rao đêm, ánh đèn dầu….
Có tiếng rao như lời Mẹ tôi, như lời chị tôi
Mang quê hương trên đôi vai gầy
Những trái ổi sẻ, những trái me
Ðậu phộng luộc, đòn gánh tre
Ai mua, ai không mua, ai mua

Đặng Tràn Đổ










  1. 30/07/2012 at 7:56 Chiều
    3 Họ à ,
    Bạn làm tui nhớ gánh Bún Riêu Cua quá , ngày xưa …giờ nghỉ lại đúng là vô tư quá phải không bạn .
    Cùng học với nhau , đến nhà bạn chơi gần cả năm trời mà không biết , củng chẳng hỏi han gì cho đến một ngày Hè . Thật bất ngờ khi bước vào nhà bạn , thấy mẹ cùng em trai , em gái chuẩn bị gánh bún riêu cua , bạn một mực kéo mình lên gác gổ , cái giang sơn riêng mà bạn bè tụi mình chiếm cứ khi về nhà bạn chơi . Chỉ lúc sau mình lại mò xuống ngồi cùng em trai kế bạn học cách giả cua đồng , đứa em gái cùng mẹ bào rau muống , cái cách giả cua củng lắm công phu mà thằng em làm coi bộ gọn gàng …cua đồng cho vào ca bình toong inox của lính , lấy chày giả nhuyển , xong cho nước vào đánh lên rồi gạng nước sao cho không bị lẩn xác cua .
    Kể cả bào rau củng vậy , phải nhặt bỏ hết lá ,đem ngâm vào nước rồi mới bào , lại ngâm vào nước sạch cho đến lúc chuẩn bị gánh đi mới vớt ra rổ …Mẹ bảo vậy nó mới tươi , khi cho vào tô nó dòn mà không chát …
    Hai đứa em đó giờ có gặp chắc mình nhìn không ra rồi !!! Mà mình củng quên tên mấy đứa nó nửa , Thôi thì đến đám giổ tới bạn cho mình biết để còn có dịp gặp lại mấy đứa em , không thì biết đến bao giờ …!!!!!

    • Đổ
      31/07/2012 at 11:30 Sáng
      Comment của bạn gợi nhớ hình ảnh của hơn 40 năm trước, mẹ mình với gánh bún mọc mỗi sáng gánh theo “lộ trình” quen thuộc ở Trung Chánh. Là bún “mọc” bạn ơi, là món ăn sáng của dân “Bắc kỳ”, nước lèo là nước hầm xương sống và xương đuôi heo , nước càng trong veo lại càng..ngọt. Còn “mọc” là chả lụa sống chưa gói lá để luộc, mọc được vo viên như bò viên.Nhà nghèo, đông con nếu không có gánh bún đỡ đần giải vây thì một mình ba với lương lính tính liền sao đủ thu chi.Hơn 6 năm ở Trung Chánh, bằng gánh quà sáng đơn giản, mẹ đã tảo tần nuôi bầy con sinh năm một … Mình có nhiệm vụ 4 giờ sáng đạp xe ra chợ T.C. chở về một giỏ 12 kg bún, rồi chạy ra lò chả lụa ngồi ngủ gà ngủ vịt để…chờ lấy 2-300 gam “mọc”. Còn bún riêu thỉnh thoảng để chữa cháy vì có bữa lò chả có việc nên nghỉ. 40 năm qua mau quá, thế mà người còn người mất ngổn ngang…