Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Liên Kết - Sự Kiện...










Hội nghị TW 7 - Cuộc sống mái cuối cùng?


 

Kami
-
Đột nhiên mấy ngày này các phương tiện truyền thông báo chí của nhà nước có một cái gì đấy không bình thường. Đó là hầu như tất cả đều đồng loạt dừng đưa tin về việc sửa đổi Hiến pháp 1992, hay việc các tờ báo chính thống hàng bậc nhất, như hai tờ Nhân dân và Quân đội Nhân dân đã xuất hiện các tin tức liên quan đến chủ quyền Biển Đông và đặc biệt báo Nhân dân còn đã đăng một bài tố cáo hàng tiêu dùng của Trung quốc.
Đó là những dấu hiệu bất thường rất đáng lưu ý, đặc biệt những việc này lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 lần thứ 7 (Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11), vào trung tuần tháng 5 sắp tới. Đây là những chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của phe đồng chí X, người thoát chết trong cuộc tắm rửa bất thành của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trọng Hội nghị BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012 vừa qua. Chỉ khác giờ đây đồng chí X đã trở lại ở vai trò người làm chủ cuộc chơi mới mang tính báo thù. Nếu ngược thời gian lại khoảng 2-3 tháng trước đây, nếu không nói đến đòn cảnh cáo mang tính thăm dò của đồng chí X đối với tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và các đồng chí đứng đằng sau Thanh về vụ việc thanh tra việc sử dụng đất đai, thì mấy sự việc dưới đây cũng đã khiến Tổng Bí thư Phú Trọng vã mồ hôi hột. Như:
1. Tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế 3/2013 do Bộ Tài chính tổ chức vừa qua, một trường hợp tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối 2004, đã bị phe đồng chí X nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng. Và số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng đã trở thành siêu lợi nhuận của nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Để đổi lại hành động cố tình “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp, làm thất thu thuế của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng này, thì một số đồng chí đã được doanh nghiệp lại quả bằng các tòa biệt thự triệu đô. Vì thế Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân lãnh đạo cao cấp nhất còn đương nhiệm (ám chỉ đồng chí Lú). Được biết, trong vụ này các cá nhân liên quan gồm các nhân vật cao cấp đã nghỉ hưu như Phan Văn Khải,Nguyễn Công Tạn, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Hồng Khanh và riêng ông Nguyễn Phú Trọng vãn đang tại chức. Nghe nói sắp tới, trong  Hội nghị TW 7 vụ này sẽ được  phe đồng chí X chuyển cho Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh để xem Ban Nội chính sẽ xử lý thế nào?.
2. Chiều 25/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc định kỳ với các chuyên gia, tư vấn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1/2013 và các giải pháp, chính sách thực hiện mục tiêu năm 2013. Được biết, sau những nội dung hoạt động chính bên lề hội nghị đồng chí X đã bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân mình trước thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội. Hôm đó Thủ tướng có nêu ra hàng loạt nguy cơ có biến động lớn nếu như không thay đổi căn bản và nhanh chóng. Đặc biệt trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo, tình hình kinh tế, và quyền tự do dân chủ của dân.
3. Trong việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giữa lúc phe của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm mưa làm gió để biến Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt nam trở thành một văn bản nghị quyết của đảng CSVN. Với mục đích để nhằm biến Hiến pháp trở thành một boongke trú ẩn an toàn của đảng CSVN và một bầy sâu. Thì đùng một cái, tại cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, hội nghị đã có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. Và đã có10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Vì theo chính phủ phải Hiến định như vậy sẽ hàm ý biểu quyết Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó thì Hiến pháp mới bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.
4. Cũng trong cuộc hội nghị này, dưới sự chủ trì của đồng chí X hội nghị cũng chính phủ cũng đã có những kiến nghị rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Ví du, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”. Hoặc đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)… Hay ý kiến về thu hồi đất Chính phủ cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất, cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thì chính phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy phe đồng chí X đang cố gắng lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân sau một thời gian khi mà uy tín của thủ tướng đã rơi xuống điểm thấp nhất chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Bằng tư duy khẳng định vai trò quyền lực của nhân dân là tối thượng, bảo vệ lợi ích của nhân dan trong việc thu hồi đất đai, hay tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì những lý do hạn chế. Phải chăng điều đó cho thấy đồng chí X như đang có vẻ tỏ ra mình là một con người cải cách?
Được biết, trong tháng 5 tới sẽ có các sự kiện quan trọng dự kiến sẽ diễn ra. Thứ nhất, đó là  Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, với nhiệm vụ nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 và tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng nhằm tăng cường chấn chỉnh sự lãnh đạo lãnh đạo của đảng. Thứ hai là tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường niên, với nhiệm vụ nhằm  bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là có nhiều khả năng Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức vụ lãnh đạo cao cấp do dân cử. Đây là những điểm hẹn gặp để so găng một mất một còn giữa các phe phái ở trong đảng CSVN, không chỉ dừng lại ở mức độ ai sẽ lọt qua cửa ải để vào ngồi trong 1-2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị mà còn là chuyện ai ở, ai đi.
Sau kết quả của Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, người mà được dư luận đánh giá rằng sẽ bị buộc phải ra đi đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Người được cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc kinh doanh bất chính gây hậu quả thất thoát lớn của hàng loạt các ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến giờ này, vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gọi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng anh này xem ra vẫn vững như bàn thạch. Và chính sách ổn định vàng, thực chát là một chủ trương mang tính trục lợi của lợi ích nhóm vẫn triển khai, bất chấp phản ứng của xã hội và các khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Điều đó cho thấy phe phái của đồng chí X vẫn đang giữ một sức mạnh đáng gờm, các phe phái khác không dễ gì mà ăn tươi nuốt sống như nhiều người nghĩ. Và không ít người cho rằng, hình như đồng chí X đang có ý định để mượn thời cơ này, thời cơ mà dân chúng muốn có một sự thay đổi mang tính thoát xác, để tập hợp lực lượng trở thành một lực lượng cải cách thực thụ, từ bỏ công thức chính trị giáo điêu đã quá lạc hậu và bảo thủ mà đảng CSVN theo đuổi trong mấy chục năm qua (!?)
Đòn thù trong chính trị, nếu khi đã tung ra mà không tính toàn kỹ để đối phương không chết tươi tức khắc thì coi chừng đòn phản. Phản đòn rất nguy hiểm vì nó được đối phương tung ra khi tưởng chừng họ đang rất yếu thế, khiến đối thủ chủ quan. Ai mà nghĩ một kẻ vừa thoát chết như đồng chí X lại ra đòn hiểm như ta thấy. Trước thềm Hội nghị BCH TW 7 tháng 5 tới, thì cùng một lúc cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai siêu khủng với số tiền thất thoát đều hàng nghìn tỉ, một ở Đà Nẵng và một tại Hà Nội. Đặc biệt là hai vụ tham nhũng trên đều chủ ý nhằm đánh thẳng vào những người người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng của đảng. Đó là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Đó mới là những cái chúng ta đã thấy. Ngoài lề nghe thiên hạ nói còn một số vụ khủng hơn nhiều, nếu tung ra thì đối thủ sẽ không chết thì cũng bị thương
Chúng ta cùng chờ xem rồi sẽ thấy, điều đồng chí X đã từng lớn tiếng với chiến hữu sau trận chiến Hội nghị Trung ương 5 tháng 10.2012 kết thúc rằng "Khóc vờ a, tui sẽ làm cho lão già khóc thiệt. Chờ coi!".
Ngày 12 tháng 4 năm 2013
© Kami
————————
Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>



Thư ngỏ của ls Trịnh Minh Tân, người đã từng bào chữa cho bà Ba Sương, gửi kiểm sát viên Hải Phòng đang tiến hành tố tụng vụ án Đoàn Văn Vươn


HDXX-Doan-Van-Vuon_15e60Thư ngỏ  gửi ông/bà kiểm sát viên đang là người tiến hành tố tụng vụ án Đoàn Văn Vươn
Tôi là luật sư Trịnh Minh Tân, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh
            Địa chỉ: 22 đường 53, phường Bình Thuận quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
            Điện thoại: (08) 6262 4841            E-mail: lsminhtan@yahoo.com.vn
            Thưa quý ông/bà, tôi không phải là người bào chữa cho các bị cáo
trong vụ án Đoàn Văn Vươn, vì thế không biết rõ các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội cho các bị cáo được thể hiện trong hồ sơ vụ án nên tôi chưa thể khẳng định những bị cáo bị truy tố có tội hay không và nếu có tội thì tội gì, mặc dù qua các phương tiện truyền thông tôi cũng có thể hình dung ra sự thật khách quan của vụ án. Nhưng để phân tích theo hướng gỡ tội hay buộc tội thì không, vì người phân tích phải nhìn thấy bản cung, nhìn thấy vật chứng và các tài liệu do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập. Tuy nhiên, bất kỳ một luật sư nào khi đọc bản cáo trạng cũng có thể hình thành trong đầu những ý nghĩ, những lập luận bào chữa, nhưng để bào chữa thật sự như người tham gia tố tụng trong vụ án thì không thể.
            Do đó, tôi viết bức thư ngỏ này gửi tới các ông/ba kiểm sát viên không với tư cách là người hành nghề luật sư, mà với tư cách là người đã từng là kiểm sát viên, đã từng được phân công thực hành quyền công tố hàng nghìn vụ án trong thời gian xấp xỉ 30 năm công tác trong ngành kiểm sát.
            Tôi biết trong vụ án này, kiểm sát viên (KSV) thực hành quyền công tố chịu rất nhiều áp lực:
-         Áp lực từ dư luận: đòi hỏi phải có công lý thực sự với người bị truy tố;
-         Áp lực từ phía lãnh đạo, từ thành ủy: đòi hỏi KSV phải bảo vệ cho được quan điểm truy tố, qua đó chứng minh việc truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo là đúng người, đúng tội.
Tôi hiểu những áp lực như vậy có sức nặng khủng khiếp đè nặng lên tâm lý KSV.
Là người tiến hành tố tụng trong vụ án cụ thể này, KSV không chỉ quan tâm đến các chứng cứ buộc tôi, mà phải rất chú ý đến các chứng cứ gỡ tội, thậm chỉ phải phủ nhận những tình tiết được coi là chứng cứ buộc tội được thu thập trong quá trình điều tra để quy kết các bị cáo phạm tội mà với hiểu biết, với tư duy pháp lý và với niềm tin nội tâm của mình, KSV xác định đó chỉ là ngụy chứng cứ.
Cái dũng của người KSV là phải đặt sự thật, lẽ phải lên trên hết. Người KSV, vì thế phải có sức đề kháng với những áp đặt mang tính chủ quan, để từ đó phân tích các khía cạnh của sự kiện pháp lý trên cơ sở khách quan, khoa học. Điều quan trọng nhất vẫn là phân tích các hành vi khách quan, ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm.
Trong vụ án này, KSV không thể không phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi chống đối lực lượng cưỡng chế của các bị cáo. Điều này thể hiện cụ thể ở các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền ban hành đã vi phạm như thế nào, đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ra sao?
Tôi có một may mắn là làm việc ở một thành phố lớn, áp lực công việc cũng không hề nhẹ, nhưng tâm lý không quá nặng nề giữa cái đúng và cái sai, vì bản thân luôn được bày tỏ quan điểm, và đề xuất ý kiến nhiều khi trái với quan điểm của lãnh đạo, thậm chí được quyền rút ra khỏi vị trí là người tiến hành tố tụng khi quan điểm của mình không đồng quan điểm với lãnh đạo. Đặc biệt, khi tôi còn làm việc ở VKSND TP HCM, Thành ủy luôn tôn trọng ý kiến của cơ quan tiến hành tố tụng, không chỉ đạo cụ thể, không áp đặt phải truy tố thế nào, xét xử ra sao, chỉ yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, đặt công lý lên trên, để sự thăng tiến chức quyền xuống dưới thì người KSV mới bảo vệ được quan điểm đúng của mình trước các áp lực.
Thời gian gần đây, báo giấy cũng như các trang mạng đề cập nhiều đến vụ án Nọc Nạn xảy ra cách đây 85 năm ở miền Tây Nam bộ. Tôi cho rằng chính quyền thực dân (Pháp) không phải vì “thương” nông dân, người đã có công khai khẩn đất hoang mà nương tay tha bổng. Điều quan trọng ở đây là chính quyền không chi phối, điều khiển hệ thống tư pháp, quan tòa được độc lập đưa ra phán quyết mà không chịu một áp lực bởi quyền lực chính trị nào. Đó là đặc điểm của bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, nguyên tắc này tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận cận được với công lý.
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng (khi Hiến pháp 1992 chưa sửa đổi năm 2001): “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”
Với chức năng nêu trên, VKS địa phương có quyền kiểm sát và kháng nghị các văn bản do HĐND và UBND ban hành trái luật. Hình thức tổ chức “quyền kiểm sát” này phù hợp với nguyên tắc tổ chức nhà nước tập quyền, với nền kinh tế kế hoạch hóa. Trong nhiều trường hợp, sự lạm quyền của cơ quan hành pháp cũng bị chế ước bởi “đèn đỏ” do VKS phát ra bằng các kháng nghị để tạm dừng thi hành các văn bản trái luật, đặc biệt là các quyết định hành chính sai gây thiệt hại cho lợi ích chung cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Điều 2 Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 quy định Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Điều 137 được sửa đổi năm 2001: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.”
Kể từ khi quy định trên có hiệu lực, các văn bản của chính quyền địa phương thi nhau phạm luật mà không bị “thổi còi”, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Trong khi đó thì chế định về khởi kiện hành chính còn mới mẻ và chưa hoàn thiện, người dân không có điều kiện để tiếp cận quyền khởi kiện của mình, mà nhiều khi khởi kiện thì cũng không thắng được chính quyền, do cơ chế vận hành của hệ thống tư pháp không hoàn toàn độc lập.
Trong bất kỳ một chế độ nào, nhà cầm quyền, mà cụ thể là những con người được giao quyền cũng tiềm ẩn sự lạm quyền, chỉ chờ có cơ hội là nó sẽ bung ra.
Trong bức thư ngỏ này tôi không phân tích nhiều về thể chế, nhưng chính cơ chế vận hành bộ máy công quyền có nhiều bất cập, không tương tác với thực tiễn đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi những quyết định sai trái do chính quyền địa phương ban hành.
Nội hàm của điều 137 HP năm 1992 sửa đổi năm 2001 chỉ có thể phù hợp trong một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập, không phù hợp trong một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, nhưng cơ sở kinh tế đã có nhiều thay đổi, nền sản xuất không “kế hoạch hóa” như trước đây, mà nó vận hành theo quy luật của thị trường. Đây là sự mâu thuẫn đang tồn tại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cần phải được hóa giải.
Vì vậy, nếu nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền thì VKS phải có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật (không chỉ là kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay). Còn nếu giữ chức năng như điều 137 Hiến pháp hiện hành thì nên đổi tên VKS là Viện công tố, và tất nhiên, bộ máy nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, chế ước lẫn nhau thì mới ngăn chặn được sự quá lạm của các nhánh quyền lực.
Nếu như Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 không bỏ toàn bộ chức năng kiểm sát chung, mà giữ lại chức năng kiểm sát văn bản thì các KSV có thể không bị áp lực đè nặng như bây giờ.
Trở lại vụ án Đoàn Văn Vươn, những thiệt hại do các văn bản trái luật do UBND ban hành thì đã rõ. Đó là:
-         Thiệt hại về tài sản cho gia đình Đoàn Văn Vươn;
-         Thiệt hại về sức khỏe cho các chiến sĩ thực thi lệnh cưỡng chế.
Cả hai thiệt hại này là hệ quả của quyết định trái luật của chính quyền thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng.
Vì thế nên xem xét:
  • Miễn trách nhiệm hình sự cho Đoàn Văn Vươn và các bị cáo liên quan đến hành vi của Đoàn Văn Vươn (nếu các luật sư có đủ căn cứ chứng minh Đoàn Văn Vươn không phạm tội giết người, và chỉ dừng lại ở hành vi chống người thi hành công vụ).
  • Xử lý trách nhiệm, kể cả truy cứu trách nhiện hình sự đối với những cán bộ có trách nhiệm của thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng, gắn với việc bồi thường thiệt hại cho gia đình Đoàn Văn Vươn và những người bị thương.
  • Công nhận thương binh cho những chiến sĩ bị thương nếu họ đủ điều kiện về tỷ lệ thương tật. Điều này có vẻ khôi hài nhưng đó là pháp lý và đạo lý. Những người lính thực thi lệnh cấp trên, họ không có điều kiện và cũng không buộc phải biết là hành vi của họ vào khu đầm thi hành lệnh cưỡng chế là đúng hay sai. Bởi lẽ, đã là người lính thì phải biết “quân lệnh như sơn” (mệnh lệnh trong quân đội là dứt khoát, chỉ biết có chấp hành, ví như là quả núi, không thay đổi, lay chuyển được[1]). Theo logic hình thức thì lệnh cấp trên đương nhiên cấp dưới phải thi hành và trong nhận thức của người lính thì họ đang thực thi nhiệm vụ được giao. Việc đúng, sai phải do người ra lệnh chịu trách nhiệm.
Khó lắm! Trong vụ án này, KSV khó có thể đo được bản lĩnh của mình.
“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”[2] là đức tính cần có của người kiểm sát viên.
Lịch sử tư pháp Việt Nam chắc chắn sẽ tô đậm dấu ấn vụ Đoàn Văn Vươn. Nó được tô bằng dấu son hay dấu đen còn tùy thuộc vào người tiến hành tố tụng.
Vụ Nọc Nạn cách nay 85 năm, dù là Tòa án của chế độ thực dân hà khắc, nhưng nó lại được tô đậm bằng dấu son với tinh thần: Tòa đến với dân, công lý dành cho tất cả.
Nói như vậy không có nghĩa là Tòa án nhân dân hiện nay không mang lại công lý, mà ngược lại, nhiều oan trái đã được Tòa án nhân dân minh oan. Vụ Tạ Đình Đề năm 1976 là một ví dụ.
Người dân cũng đang mong chờ phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng được phát ra từ những thẩm phán “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”[3]
                                               
  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 4 năm 2013
 Người gửi
 Luật sư Trịnh Minh Tân
Tác giả gửi Quê choa
(Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
*LS Trịnh Minh Tân đã từng bào chữa cho bà Ba Sương

[1] Đại từ điển tiếng Việt xuất bản 1998, tr.1370
[2] Lời Hồ Chủ tịch căn dặn cán bộ ngành kiểm sát
[3] Thư Hồ Chủ tịch gửi Hội nghị ngành tư pháp tháng 2/1948

Ngô Minh viết bài này quá tệ. Ông Nguyễn Quang Lập có lẽ cũng ko hiểu biết gì về tình hình Campuchia nên mới cho đăng bài viết kém cỏi này lên. Ông tung hê Hun Sen cho thấy ông ko biết, ko hiểu về kẻ độc tài, tráo trở này. Song song với đó là ông chẳng hiểu gì về tình hình chính trị ở Cambodge. Làm gì có cái việc năm 2013 nếu CPP thắng lợi sẽ cùng Funcipec liên hợp thành lập chính phủ.
Ồng Ngô Minh cũng ko biết được có đến bao nhiêu đối thủ đối lập chính trị, những nhà báo nhân dân đã bị các tên sát thủ của Hun Sen đưa sang bên kia Thế Giới. Hun Sen và đảng CPP của ông ta đang sử dụng cách làm như tất cả các thủ lãnh độc tài khác trên Thế giới và ko ngoại trừ cả cách làm như Việt Nam để giành thắng lợi trong những cuộc bầu cử ở Cambodge.
Lời khuyên cho ông Ngô Minh là, biết thì thưa thì thốt, ko biết thì dựa cột mà nghe. Trong môi trường Internet, sự rối loạn thông tin sẽ làm cho nhiều người sau khi đọc bài của ông nhầm tưởng Hun Sen là vị thủ tướng từ bi, tài ba mà chẳng thể biết được đó là tên tham quyền cố vị, độc ác, tham tàn.





Hun Sen- Người cộng sản không sợ đa đảng


Ngô Minh- Blog NM

HX Nói đến đa đảng, tam quyền phân lập những người cộng sản đều rất sợ vì họ cho đó là những đặc điểm của “bọn tư bản giãy chết”. Nhưng thực ra đây là những phát minh khoa học của nhân loại để tạo nên sự cạnh tranh trong xã hội , làm cho nhân dân ngày càng được bảo vệ hơn, cuộc sống công bằng hơn, chống lạm quyền, tham nhũng hiệu quả hơn. Có một người cộng sản  đã lãnh đạo đảng cầm quyền thực hiện đa đảng từ  20 năm nay, qua 4 nhiệm kỳ đứng đầu chính phủ, vẫn rất uy tín được nhân dân ủng hộ, các đảng dối lập tôn trọng. Đó là Hun Xen, người lãnh đạo cấp cao ( phó chủ tịch) của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), tức Đảng Cộng sản Cămpuchia, Thủ tướng Cămphuchia..

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Samdech Hun Sen (sinh ngày 4 tháng 4 năm 1951) là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia. Ông cũng là thủ lĩnh đảng lãnh đạo Campuchia trong một chính phủ liên hiệp với đảng bảo hoàng Funcinpec kể từ khi Campuchia khôi phục chế độ đa đảng năm 1993. Ông được Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăng hàmThống tướng   ngày 23 tháng 12 năm 2009.  Chính phủ liên hiệp từ năm 1993 có hai đồng thủ tướng với Norodom Ranariddh làm thủ tướng thứ nhất và ông làm thủ tướng thứ hai. Chính phủ liên hiệp bị đổ bể năm 1997, sau sự xung đột bạo lực giữa lực lượng quân đội trung thành của Hun Sen và lực lượng quân đội trung thành của Ranariddh. Cuộc bầu cử 1998, đã đưa ông trở thành thủ tướng duy nhất của Campuchia cho tới hiện nay. Kết quả bầu cử năm 2003 dẫn đến một quốc hội do đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nắm giữ, đảng bảo hoàng Funcinpec và đảng Sam Rainsy có ít ghế hơn. Tuy nhiên, CPP không nắm đủ đa số 2/3 số ghế cần thiết theo Hiến pháp Campuchia để một mình lập chính phủ. Nên phải thành lập một chính phủ liên hiệp giữa CPP và Funcinpec. Và Hun Sen đã để lại dấu ấn của riêng mình trên chính trường Campuchia trong gần ba thập kỷ qua. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ kích động thế giới liên tục tố cáo “Việt nam xâm lược Cămpuchia”, nhưng Hun Sen vẫn tuyên bố :“Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết”. Hun Sen cho biết quân tình nguyện Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia”. Hun Sen nói: “Tôi đã nói với họ (Việt Nam) là nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại thì nhiều người sẽ bị giết Tháng 1-1989, Hun Sen nói thêm: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế”. Đó là một bản lĩnh của một nhà lãnh đạo tài ba, rất trung thực với lịch sử.

 Tại sao Hun Sen cộng sản vẫn sống tốt trong thể chế đa đảng ? Theo sách “Hun Sen – nhân vật xuất chúng của Campuchia”, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, bản quyền tiếng Việt của Youbooks. HARISH & JULIE MEHTA (LÊ MINH CẨN dịch), Hun Sen là một người lãnh đạo luôn biết chấp nhận thử thách. Ông tuyên bố : “Tôi muốn trở thành một nhân vật có thế lực và làm được điều gì đó cho đất nước tôi”. Ông đã cố tranh thủ sự ủng hộ của cử tri bằng những lời hứa hẹn và thật sự đem lại cho họ một số những điều ấy, xây dựng trường học, đường sá và các kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông đã trở lại với những người đã bỏ phiếu cho ông và mang lại những thứ họ cần – trường học, hệ thống kênh mương thủy lợi. Ông chuyện trò với họ, hút chung một điếu thuốc và họ đã đáp lại tình cảm của ông.   Với thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 2003, một lần nữa người dân đã đặt niềm tin vào ông. Vào giữa năm 1999, ông đã cảnh báo với các đảng viên của mình là hãy dẹp bỏ hành động tham nhũng và hành vi thiếu đạo lý. Tại một đại hội đảng được giữ kín gồm 200 đại biểu, Hun Sen nói: “Nếu bất cứ viên chức nào phạm phải hành vi sai trái, họ sẽ bị thay thế, nếu không sẽ bị sa thải”. Chiến lược toàn diện của ông xoay quanh sự ăn khớp của ba yếu tố – sự ổn định chính trị, nguồn viện trợ và sự đầu tư nước ngoài. Với sự ổn định chính trị và cơ sở hạ tầng vật chất thích đáng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi nguồn vốn đầu tư của các công ty tuôn vào để tạo ra việc làm và đưa người dân Campuchia đến gần hơn với giấc mơ hòa bình và thịnh vượng.”. Năm 2013 này, Đảng CPP của Hun Sen lại thắng lợi trong bầu cử, sẽ cùng Funcinpec liên hợp thành lập chính phủ. Và khả năm Hun Sen lại làm Thủ tướng Cămpu chia thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhiều người Việt Nam không đồng tình với Hun Sen việc  ông đang “đi đêm” Trung Quốc để kiếm viện trợ, nên không đồng tình  với việc thông qua Quy tắc ứng xử Biển Đông giữa Asean- Trung Quốc năm 2012 ( DOC). Tôi cũng ở trong số đó.  Nhưng đối với  nhân dân Cămpuchia, Hun Sen đang trở thành một lãnh tụ công sản xuất chúng.

  Hun Sen muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á. Chính điều tâm huyết với dân với đất nước đó đã củng cố quyền lực và uy tín của Đảng nhân dân Cămphuchia ( CPP) trong một thể chế đa đảng, mà Hun Sen là người cầm lái. Không sợ đa đang chỉ sợ đảng không mạnh.

 Còn nếu theo thể chế độc đảng thì rất dễ sa vào sự lộng hành quyền lực ở các cấp từ Trung ương đến địa phương để vơ vét làm giàu cho mình, tham nhũng phát triển không ngăn chặn được,  đẩy nhân dân vào cảnh lầm than đói khổ. Đảng suy thoái đến độ nào đó thì thành phản động, phản lại  quyền lợi nhân dân và đất nước. Nếu không có đảng đối lập bên cạnh thì không có đối chứng để cảnh tỉnh, để cạnh tranh, dẫn đến độc tài. Đa đảng làm cho con người tự do dân chủ hơn, đất nước được quản lý tốt hơn .

  Suy nghĩ từ đảng CPP của Hun Sen, tôi thấy ràng, đảng nào đưa lại thịnh vương cho dân thì họ theo đảng đó. Đảng nào kém  cỏi trong lãnh đạo, ngày càng suy thoái nghiêm trọng, đảng viên, cán bộ từ Trung ương đến địa phương suốt ngày chỉ lo tìm mọi cách thu vén, làm giàu cho mình, tìm mọi cách để đè đầu cưỡi cổ xã hội, thì dân thù ghét, bất hợp tác, chính sách đề ra không thực hiện được, như cái cây mục ruỗng, không cần xô vẫn đổ . Đó là chân lý mà người cộng sản Hun Sen đã nắm được và đang làm chủ nó.







Ở ta, Ngày “cá tháng tư” nên đổi là ngày nói thật.


images Xã hội nào cũng có người gian dối, nhưng ở những nước dân trí cao, giáo dục, gia phong tốt thì mức độ dối gian tương đối thấp , không kể các chính trị gia lão luyện, ranh ma cỡ cố tổng thống Ních-xơn (Nixon), đôi khi phải sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra trong vụ Oa-tư-ghét(Watergate) nổi tiếng…còn lại, từ các giới chức trong chính quyền đến các phó thường dân; nhất là trong các cơ quan truyền thông đại chúng thì quan niệm nói dối là tội ác rất phổ biến. Xã hội, gia đình lẫn trường học dạy trẻ từ trứng nước tính trung thực hàng đầu. Hình phạt nặng nhất, bị chê trách lớn nhất là tội nói dối. Phát sinh từ một thực tế phải sống trung thực như vậy, trong khi tính nghịch ngợm, “phá đám”, trêu chọc vui đùa là một trong những tố chất thường là ai cũng có, không ít thì nhiều. Vì vậy, để xả sì-trét, họ bèn bày trò để “được” nói dối công khai, nghĩ ra trong năm có một ngày vui đùa thoải mái, nói láo chơi nghe láo chơi– chọn ngày 1 tháng 4 làm ngày cá tháng tư–mà không ai chịu trách nhiệm/hình phạt việc đưa tin vịt, tha hồ nói dối, nói bịp để chọc ghẹo, vui đùa.
Miền Nam trước năm 1975, chuyện đùa nghịch vào ngày này chủ yếu là trong giới sinh viên, học sinh cấp 3. Nếu có một vài tờ báo tham gia thì tin cá tháng tư đưa vào một cột/góc báo khiêm tốn, ai đọc thì bán tín bán nghi, rồi ngộ ra hôm nay là ngày “cá tháng tư”; tin vui đùa, cười khà khà để xả sú-bắp, tung tin tào lao láo chơi. Nước Nam ta ngày nay, “tiến bộ” hơn, tiến lên biến ngày cá tháng tư thành một ngày “phổ biến” như chuyện ở huyện, chuyên đưa tin vịt, chuyên láo/bịp; đặc biệt tung tin đưa trên mạng, trên bờ lốc bờ leo tá lả, vô tội vạ(!).
Tàng tôi cảm thấy “phản cảm”, bức xúc bủa xua là quanh năm đã phải ăn quá nhiều quả lừa, quá nhiều chuyện gian dối trùng điệp rồi, nay đến ngày 1 tháng 4 này lại trúng thêm quả lừa, những chuyện nghịch đùa bắt chước tư-bổn-dãy-chết nữa thì chán quá. Vì vậy, ngu Tàng xin kính cẩn đề nghị là nước Nam ta “độc lập” từ lâu, tự sướng tự phá cũng đã lâu, đã nhiều, hệ thống băng hoại chưa thấy thuốc chữa (hay có thấy, nhưng vì đấng thiên đình lo bốn táp mười sáu vâng, sống chết mặc bây) giả điếc giả đui, xin một chút canh tân, sửa đổi ngày này để gọi là đổi đời, đổi đê gì cũng được, làm ngược lại bọn tư bổn để an ủi.
Đổi vầy: ngày một tháng tư hàng năm, nước Nam ta nói gì là chỉ nói thật, tin gì cũng là tin thật. Ngày cá tháng tư của tư-bổn-dãy-chết chúng bịa chuyện mặc chúng. Nước Nam mười sáu vâng bốn táp này nhất định nhà nhà người người hôm nay, “nói dzậy là dzậy”.
Ngu Tàng tôi xin có được một ngày nghe tin thật, đọc tin thật, sự thật.
Ai đồng thuận với Tàng? Mong lắm, người ơi!
 TB: Tàng tôi xin nêu một vài ví dụ là mình nên đưa tin thật, thật thật vào ngày 1/4 như vầy (giật tít cho kêu, thì cũng phải giật thật)
 - Tuy Chưa Đến Ngày Khóa Sổ Lấy Ý Kiến Sửa Đổi HP 1992, Quốc Hội VN Đã Biết Trước Tỷ Lệ Đồng Thuận Trong Nhân Dân Tán Thành Dự Thảo Sửa Sửa Đạt 98,85%
 - Công An Giao Thông Thiết Tha Với Chủ Trương Xe Chính Chủ Để Dễ (Có Cớ) Kiểm Tra Tăng Thu Nhập, “Xoá Đ… Giảm Ngòi” (nói nghịch thật chơi, “xoá đói giảm nghèo” cũng đặng). Lý do: cho anh em, cán bộ đi thu phạt không chạy theo chỉ tiêu vất vả, chẳng phải “nén nút” như anh hùng “Núp” thật tội nghiệp.
 - Báo Cáo Sưu Tra Lý Lịch, Thử Máu, Thử Luôn ADN Của 72 Nhân Sĩ Ký Tên 7 Kiến Nghị Sửa Đổi HP 1992 Công Bố 72 Vị, Vị Nào Cũng Có Máu Yêu Nước 100%. Kết quả bảo đảm không ai có pha máu “tàu” hay “tạp chủng” của các thế lực thù địch.
 - Hãy Khóc Lên Quê Hương Yêu Dấu: Tầu Đã Lấy Mất Biển Đông!
 - Bình luận thời sự thì có bài: Vì Ai Từ Chủ Trương 4 Tốt 16 Vàng Biến Thành 4 Táp 16 Vâng?
 - Chuyện người đương thời thì có thể đưa tít/đưa tin: Tám Tàng Tự Sướng: Nói Láo Chơi Nghe Láo Chơi
 Cuối cùng, Tàng tôi bái tạ, thán phục ai người chịu khó đọc tin “tức” quanh năm của báo đài ta. Nghe nhìn như vậy mà vẫn tỉnh táo, sống không “lú” thì thật là người siêu đẳng, hệ thần kinh ngoài hành tinh. Phục kinh!
TT
trước thềm 1/4









Truy tố ông Đoàn Văn Vươn: Bất ổn trong căn cứ pháp lý


vnm_2012_429430Tháng Tư tới đây, ông Đoàn Văn Vươn, nhân vật trung tâm trong vụ án cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng sẽ bị đưa ra xét xử về tội giết người, cụ thể là giết người thi hành công vụ, theo điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự [1].
Đã có nhiều tranh cãi về căn cứ pháp lý này. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu có thỏa đáng hay không khi căn cứ này bất ổn ngay từ tiền đề ‘người thi hành công vụ’?

Bất ổn thứ nhất: Không đúng ‘người’

Bộ luật Hình sự hiện hành (1999) cùng các văn bản hướng dẫn của nó, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính không giải thích thế nào là ‘người thi hành công vụ’. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29.11.1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985: “Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội“. [2]
Qua định nghĩa trên, có thể xác định ‘người thi hành công vụ’, tức lực lượng cưỡng chế trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, chủ yếu là ‘những công dân được huy động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền’, bên cạnh một số ít ‘người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước’.
Khi vụ cưỡng chế xảy ra vào ngày 5/1/2012, trong lực lượng cưỡng chế hơn 100 người có cả bộ đội. Điều này làm dấy lên một băn khoăn là liệu sự tham gia của bộ đội có phù hợp với tính chất vụ việc, vốn là một vụ cưỡng chế hành chính thông thường?
Về nguyên tắc, bộ đội không được phép trực tiếp tham gia các vụ việc không thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình. Sự tham gia của bộ đội trong những trường hợp như vậy chỉ được phép khi diễn biến của vụ việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của công an và các lực lượng vũ trang khác. Trong vụ án Đoàn Văn Vươn, bộ đội xuất hiện trong lực lượng cưỡng chế ngay từ đầu, tức là khi chưa có gì xảy ra để cho thấy diễn biến của vụ việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của công an và các lực lượng vũ trang khác cả.
Nói về sự xuất hiện của bộ đội trong lực lượng cưỡng chế, Đại tướng Lê Đức Anh – Nguyên Chủ tịch nước, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định “sử dụng bộ đội để cưỡng chế với dân là tuyệt đối sai” [3]. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh VN, cũng có khẳng định tương đồng, rằng “người đưa bộ đội ra trong trường hợp này để gây hậu quả cho dân là phi pháp“. [4]

Bất ổn thứ hai: Không đúng ‘công vụ’

Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính không đưa ra khái niệm thế nào là công vụ. Dựa vào khái niệm ‘người thi hành công vụ’ đã nói đến ở trên và các tài liệu về chế độ công vụ, có thể định nghĩa công vụ là “hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức, hoặc các công dân được huy động bởi người có thẩm quyền, tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội.” [5] Từ định nghĩa này, có thể thấy hai đặc điểm của công vụ là ‘theo quy định của pháp luật’ và ‘phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội’. Hai đặc điểm này cũng phù hợp với hai trong số các nguyên tắc của công vụ mà bài viết này sẽ nói đến.
Trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, đất bị cưỡng chế được xác định là loại đất nuôi trồng thủy sản, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ đã nêu rõ điều này khi trả lời báo chí. [6] Ông cũng chỉ ra rằng không có trường hợp thu hồi đất nông nghiệp khi hết thời hạn, vì theo quy định tại Nghị định 181 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai, việc thu hồi đất nông nghiệp chỉ được thực hiện trong 5 trường hợp: “(1) Nhà nước thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch (thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP); (2) Thu hồi khi không có người thừa kế; (3) Thu hồi khi người sử dụng đất tự nguyện trả lại; (4) Người sử dụng đất có hành vi hủy hoại đất; (5) Người sử dụng đất không đưa đất vào sử dụng ngay sau từ 12 cho tới 24 tháng tùy theo từng loại đất.” Từ đó ông khẳng định: “Việc thu hồi đất ở Tiên Lãng chắc chắn là sai pháp luật”. [7]
Điều này đã được khẳng định hơn nữa bởi thủ tướng chính phủ qua kết luận trong cuộc họp với nhiều cơ quan vào ngày 10/2/2012 về vụ cưỡng chế, rằng quyết định thu hồi đất không đúng với pháp luật. [8]
Như vậy có thể thấy rằng, ‘công vụ’ ở đây là ‘công vụ’ sai pháp luật, mà đã sai pháp luật thì việc truy tố một người chống hay giết người thi hành ‘công vụ’ là bất ổn, bởi ‘công vụ’ sai pháp luật là một phần nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của người này, và khiến cho hành vi vi phạm pháp luật của người này trở nên có lý. Trong vụ án Đoàn Văn Vươn, mặc dù không thể biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật mà ông Vươn đã thực hiện, nhưng cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của ông mà không xét đến mối quan hệ nhân quả giữa ‘công vụ’ sai pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật. Bởi ‘công vụ’ sai pháp luật đã khiến ông trở thành nạn nhân, và từ chỗ là nạn nhân, khi bị dồn đến đường cùng, ông trở thành người phạm tội.
Pháp luật Việt Nam không quy định liệu có thể truy tố một người chống hoặc giết người thi hành công vụ khi ‘công vụ‘ sai pháp luật hay không, nên về mặt hình thức, căn cứ truy tố một người theo các tội danh này không phụ thuộc vào tính hợp pháp của công vụ. Tuy nhiên, về mặt bản chất, ‘công vụ’ sai pháp luật khó có thể được xem là công vụ theo định nghĩa đã nêu. Hơn nữa, xét từ căn cứ pháp lý, công vụ phải đảm bảo các nguyên tắc của nó được quy định tại các khoản 1 và 2, Điều 3 của Luật Cán bộ Công chức 2008, mà hai trong số các nguyên tắc đó là “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật” và “bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. [9] Ở đây, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, ‘công vụ’ đã vi phạm cả hai nguyên tắc này, vì sai pháp luật, và do đó, làm tổn hại tới lợi ích của nhà nước (chưa kể đồng thời làm tổn hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân). [10]

Bất ổn hệ thống: Bất chấp lý luận

Như trên đã phân tích, căn cứ truy tố ông Đoàn Văn Vươn về tội giết người theo điểm d, khoản 1, Điều 93 BLHS là bất ổn ngay trong tiền đề của nó, ở ‘người’ lẫn ở ‘công vụ’. Nếu bất ổn thứ nhất có thể bỏ qua (trong chừng mực nào đó), thì bất ổn thứ hai nhất thiết là không thể chấp nhận. Một khi ‘công vụ’ là sai pháp luật thì việc truy tố một người chống hay giết ‘người thi hành công vụ’ là hết sức bất hợp lý. Dùng căn cứ truy tố như vậy là áp dụng pháp luật một cách hời hợt, nông cạn, thô thiển, và bất chấp lý luận về các nguyên tắc của công vụ, trong đó có nguyên tắc về tính hợp pháp – một nguyên tắc cần được xem như một đòi hỏi đương nhiên khi truy tố các tội danh liên quan đến ‘người thi hành công vụ’.
Cũng bởi bất chấp lý luận như vậy nên chính quyền rất dễ có xu hướng sử dụng ‘người’ tùy tiện vào các ‘công vụ’ tùy tiện.
Cũng bởi bất chấp lý luận như vậy nên khó tránh khỏi làm nảy sinh những mầm mống chống hoặc giết ‘người thi hành công vụ’ như trong vụ án Đoàn Văn Vươn.
Cũng bởi bất chấp lý luận như vậy nên cả hệ thống pháp luật trở nên bất ổn, vì chính quyền tùy nghi trong việc diễn giải pháp luật và áp dụng pháp luật để lấn áp kẻ yếu thế.
Nếu chính quyền huyện Tiên Lãng còn biết xấu hổ thì cần thành thật nhận lỗi về các sai phạm trong vụ cưỡng chế, về ‘người’ lẫn về ‘công vụ’!
Nếu cơ quan truy tố còn biết lẽ phải thì cần thay ngay lập tức căn cứ truy tố này bằng một căn cứ truy tố khác chí ít là dễ chấp nhận hơn (chứ chưa nói đến công bằng)!
Nếu cơ quan xét xử vụ án (tòa án nhân dân TP. Hải Phòng), còn biết công lý thì cần xét xử vụ án một cách công tâm nhất có thể, thay vì chịu sự chi phối của cá nhân hay cơ quan nào!
Vụ án Đoàn Văn Vươn cho thấy rõ một số lỗ hổng của pháp luật, mà ở đây là các quy định liên quan đến công vụ, làm cơ sở cho sự lạm dụng của các cơ quan nhà nước, dẫn đến những thực trạng bất cập trong việc thực hiện pháp luật tại Việt Nam. Thực trạng này đặt cơ quan lập pháp trước đòi hỏi phải xem xét và sửa chữa những lỗ hổng của pháp luật, sao cho cải thiện được tính công bằng, tính khách quan và hướng đến công lý.
27/03/2013
Nguyễn Trang Nhung
Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. HCM
……………………………………………….
[2] Tìm Nghị quyết trên website của tòa án nhân dân tối cao, với số hiệu văn bản là 04/HĐTP:
http://law.toaan.gov.vn:8088/SPCDOC/docFastSearchSubmit.do
[3] Đại tướng Lê Đức Anh: “Sử dụng bộ đội để cưỡng chế là tuyệt đối sai”
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dai-tuong-Le-Duc-Anh-Su-dung-bo-doi-de-cuong-che-la-tuyet-doi-sai/107323.gd
[4] Vụ cưỡng chế: Đã sai luật còn bao biện
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/59258/vu-cuong-che–da-sai-luat-con-bao-bien.html
[5] Tham khảo khái niệm công vụ từ tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối đảng, đoàn thể năm 2011:
http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/admins/Tailieu/5-Chuyen%20de%20Cong%20chuc%20-%20Cong%20vu%20CVC%202012.pdf
[6][7] như [4]
[8] Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Chinh-phu-Nguyen-Tan-Dung-ket-luan-ve-vu-viec-cuong-che-thu-hoi-dat-tai-Tien-Lang/20122/128380.vgp
Trích: “Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”
[10] Cần đặt vấn đề thêm rằng, một khi ‘công vụ’ là sai pháp luật thì liệu nó còn có thể được gọi là công vụ nữa hay không?









Những con chữ biểu tình


376568_304512359651712_60558138_nNTT: Được tin tàu Trung Quốc nã đạn vào ngư thuyền Quảng Ngãi trên vùng biển thuộc hải phận Việt Nam, lại nhớ đến những cuộc biểu tình chống TQ xâm phạm lãnh hải trước đây. Giờ thì im lặng quá, vì đã có “đảng và nhà nước lo”. Lại nghe các ông nghị đưa ra nhiều đề xuất phản cảm như “Đi kiện phải nạp tiền đặt cọc”, “Gửi tiền tiết kiệm phải nộp thuế”, “CA có quyền bắn người chống người thi hành công vụ”, “Quân đội chỉ trung với đảng…”, v.v… Nghe cứ tức anh ách. Đành phải cho mấy con chữ nó đi biểu tình thay người vậy…
Dân không được biểu tình. Những con chữ biểu tình
Những con chữ dàn hàng ngang hàng dọc
Quảng trường giấy, chữ sắp hàng dày đặc
Chữ hô vang “đả đảo”, “hoan nghênh”…
Đả đảo bọn ngoại bang cướp thuyền, cướp biển
Đả đảo bọn quan tham quan nhũng hại Dân
Đả đảo bọn cướp ngày chém giết
Bọn đạp lên pháp luật làm càn.
Hỡi những chiếc dùi cui hãy quay về đúng hướng
Hỡi súng ngắn súng dài đừng nã đạn vào Dân
Hỡi quân đội hãy xả thân vệ quốc
Hỡi đảng hãy nghe Dân như từng đã bao lần…
Những con chữ hiến thân vì Tổ quốc
Dù mực đen mực đỏ mực xanh
Viết trên mạng hay viết trên giấy úa
Viết bằng tim bằng máu của chính mình.
Chữ hoan nghênh chính đại quang minh
Chữ đâm thủng trò mị dân đen tối
Hoan nghênh người có công, tuyên phạt quân phạm tội
Chữ hát vang Bài ca chữ tự do…
Chữ biểu tình cho áo ấm cơm no
Chữ biểu tình cho dân giàu nước mạnh
Chữ biểu tình cho quyền được sống
Chữ biểu tình cho Độc lập Hòa bình
Hỡi đàn-cừu-con-chữ hãy đứng lên
Đứng dày đặc trên bản đồ Tổ quốc
Những con chữ mấy nghìn năm có được
Chữ là Dân – chữ không chết bao giờ.
Hà Nội, 26.3.2013
NTT










Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên


Rosa-ParksCùng ngày 27 tháng 2, 2013, có hai nguồn tin phát xuất từ hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng xem chừng rất gần nhau:
- Tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Obama làm lễ cống hiến Tượng Vinh danh Rosa Parks.
- Tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhận quyết định “không còn tư cách là phóng viên báo Gia đình & Xã hội”.
Từ năm 1776, nước Mỹ đã có bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng thế giới mở đầu bằng câu thừa nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng, tiếp theo là bản Hiến pháp năm 1791 kèm 10 tu chính được coi là đạo luật nhân quyền căn bản vẫn còn giá trị đến ngày nay. Nhưng một tuyên ngôn hùng hồn chứa đựng tinh thần cao cả với một hiến pháp bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người không đương nhiên thể hiện một chế độ tốt đẹp và một xã hội công bằng. Tuy có những văn kiện đẹp như vậy, nhưng gần một thế kỷ sau khi lập quốc, Tổng thống Lincoln đã phải chịu đựng cuộc nội chiến thiệt hại hơn sáu trăm ngàn người để giải phóng nô lệ, và thêm gần một thế kỷ nữa, học sinh da đen vẫn không được học cùng trường với học sinh da trắng, và người da đen vẫn không được ăn chung trong tiệm, hay ngồi chung với người da trắng trên xe bus.
Rosa Parks là một phụ nữ da đen làm nghề khâu vá. Vào tháng 12 năm 1955, bà Parks bị tài xế xe bus bắt đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Bà nhất định không chịu, ngồi chờ bị bắt. Và bà đã bị bắt đúng như chờ đợi. Thái độ can đảm của bà đã gây một phong trào phản kháng sâu rộng, không những trong hàng ngũ người da đen, mà được cả sự ủng hộ của những người da trắng yêu tự do và trọng sự công bằng. Phong trào đi đến thắng lợi, và cuối cùng, tượng bà Rosa Parks đã đứng chung với tượng George Washington tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 27 tháng 2, 2013 – cùng ngày tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc, vì đã can đảm lên tiếng chống lại người có địa vị cao nhất trong Đảng nắm độc quyền cai trị, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Để biết thêm sự nghiệp của bà Rosa Parks, xin trích sau đây ít lời của ông Obama trong diễn từ cống hiến Tượng:
Sáng nay, chúng ta mừng một người thợ may, yếu về dáng vóc nhưng mạnh về can đảm. Bà đã thách thức những sai trái, và thách thức bất công. Bà đã sống một cuộc đời hoạt động và một cuộc đời có nhân phẩm. Và chỉ trong một lúc, với những cử chỉ giản dị nhất, bà đã giúp làm thay đổi cả Hoa Kỳ – và thay đổi cả thế giới.
Rosa Parks không giữ một chức vụ dân cử nào. Bà không làm chủ cơ nghiệp nào; đã sống một cuộc đời xa những địa vị quyền lực cao cả. Thế mà hôm nay, bà đã có chỗ đứng xứng đáng cùng với những người đã kiến tạo đất nước này.
Vào một buổi chiều mùa Đông năm 1955, Rosa Parks đã không để người ta đẩy bà ra khỏi chỗ ngồi của mình. Khi người lái xe đứng dậy bắt bà nhường chỗ, bà đã không nhường. Khi ông ta doạ gọi người tới bắt, bà nói giản dị “ông có thể làm như thế”. Và ông ta đã làm đúng như lời đe doạ.
Mấy ngày sau, Rosa Parks thách thức vụ bắt bà. Một mục sư trẻ 26 tuổi mới đến thành phố, ít ai biết tới, đã hỗ trợ bà – người đó mang tên Martin Luther King Jr. Hàng ngàn người ở Montgomery, Alabama, cũng làm như vậy. Họ bắt đầu một vụ tẩy chay – giáo viên và công nhân, tu sĩ và người giúp việc, dưới trời mưa lạnh cóng và nóng như thiêu, ngày nọ sang ngày kia, tuần này qua tuần khác, tháng trước đến tháng sau, họ đi bộ hàng dặm đường nếu cần phải đi, xếp đặt đi chung xe nếu có thể, không màng tới chuyện đôi chân nứt nẻ, hay mệt nhọc sau cả ngày làm việc – đi bộ cho nể trọng, đi bộ cho tự do, tiến bước bởi quyết tâm khẳng định phẩm giá của mình đã được Chúa ban cho.
Ba trăm tám mươi lăm ngày sau khi Rosa Parks từ chối nhường chỗ của mình, vụ tẩy chay chấm dứt. Những người da đen đàn ông đàn bà và trẻ em lại lên xe bus ở Montgomery, mới bỏ lệnh kỳ thị, và ngồi tại bất cứ nơi nào còn chỗ trống. Và với thắng lợi đó, cả một thành trì kỳ thị, giống như những bức tường ở cổ thành Jericho [1], bắt đầu từ từ sụp đổ.
… Chỉ một mình bà Parks ngồi lì trên chiếc ghế đó, tay ôm ví, mắt nhìn qua cửa sổ, đợi bị bắt. Giây phút đó cho chúng ta biết sự việc đã thay đổi như thế nào, hay không thay đổi; chọn lựa chúng ta đã làm, hay không làm. Như Kinh Thánh đã nói đúng, “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương” [2]. Hoặc vì bất động hay ích kỷ, hoặc vì sợ hãi hay chỉ giản dị vì thiếu ý hướng về đạo đức, chúng ta thường sống như trong sương mù, chấp nhận bất công, hợp lý hoá sự bất công và bỏ qua những chuyện không thể tha thứ.
Giống như người lái xe bus, nhưng cũng giống như những hành khách trên xe bus, chúng ta nhìn sự việc như chúng xảy ra – trẻ con đói khát trong một đất nước phong phú, cả một khu phố bị tàn phá vì bạo động, gia đình nghiêng ngửa vì mất việc hay bệnh hoạn – và chúng ta bào chữa vì sao không hành động, và chúng ta tự nói với mình, cái đó không thuộc trách nhiệm của tôi, tôi chẳng có thể làm gì được.
Rosa Parks cho biết luôn luôn có vài thứ chúng ta có thể làm. Bà ấy nói rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, với chúng ta và giữa người này với người khác. Bà ấy nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi đã diễn ra như thế nào – không phải chủ yếu bởi sự khai sơn phá thạch của những người nổi tiếng và quyền lực, mà bởi vô số những hành động can đảm thường là của những người vô danh và tử tế và những người mẫn cảm và trách nhiệm đã cứng đầu, tiếp tục phổ biến quan niệm của chúng ta về công lý – quan niệm của chúng ta về những gì có thể.
Chỉ một hành động bất tuân lệnh riêng lẻ của Rosa Parks đã phát động một phong trào. Những bước chân mệt mỏi của những người đi bộ trên những con đường bụi bặm của Montgomery đã giúp cho cả nước nhìn thấy những gì trước đây họ như mù loà. Chính nhờ những người đàn ông và đàn bà đó mà tôi đứng đây ngày hôm nay. Chính nhờ họ mà con cháu chúng ta lớn lên trong một đất nước tự do hơn và công bằng hơn, một đất nước trung thực hơn với tín điều của các nhà lập quốc [3].
130226131543_nguyen_dac_kien_304x171_bbc_nocreditBà Rosa Parks đã bị mất việc sau hành động cứng đầu của mình, và ông Obama đã nói về bà Parks đúng vào ngày Nguyễn Đắc Kiên mất việc vì thái độ không chịu khuất phục của mình. Sự trùng hợp về thời gian và hoàn cảnh cho người ta cảm tưởng vụ Rosa Parks và Nguyễn Đắc Kiên tuy xa nhau về thời gian và không gian, nhưng quá gần nhau về nguyên do xuất phát. Ngày kết thúc hành động của bà Parks cũng là ngày mở đầu hành động của Nguyễn Đắc Kiên.
Thái độ không sợ hãi của Nguyễn Đắc Kiên khá giống thái độ can đảm của bà Parks, nhưng trong khi nhìn thấy phần kết thúc vẻ vang hành động của bà Parks, người ta chưa thể tiên đoán việc làm của anh Kiên sẽ ra sao. Bà Parks đã đánh động được lương tâm của một số đông. Những người có cơ hội thức tỉnh này, sau đó đã làm những gì cần phải làm, theo lương tâm và nhận thức của mình, không phải vì bà Parks, hay theo chân bà. Việc làm của anh Kiên cũng đã gây được xúc động trong số đông, “Lời Tuyên bố của các công dân tự do” là một bằng chứng. Nhưng nếu chỉ có thế, việc làm của anh sẽ chẳng đi đến đâu, và sẽ sớm vào quên lãng.
Bà Parks đã được ghi nhớ và vinh danh, không phải vì bà là anh hùng hay siêu nhân, mà chính vì hành động đơn lẻ của bà đã được số đông ủng hộ, đưa đến thành công. Đó là thành công của quần chúng, bắt nguồn từ một hành vi can đảm cá nhân.
Thái độ can đảm của anh Kiên bắt nguồn từ cuộc thảo luận về dự án sửa đổi Hiến pháp. Nhưng dù Hiến pháp được sửa đổi không còn điều 4, nó sẽ không là chiếc đũa thần biến một xã hội tự do dân chủ và công bằng thành hiện thực. Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, Hiến pháp Hoa kỳ là những văn kiện tuyệt vời, nhưng tám năm sau khi bà Parks đã nổi tiếng về hành vi can đảm của mình, vẫn có ông George Wallace, Thống đốc Alabama, chính tiểu bang nơi bà Parks sinh sống, lớn tiếng tuyên bố trong diễn văn nhậm chức của mình trước toà nhà lập pháp tiểu bang vào năm 1963: “Kỳ thị bây giờ! kỳ thị ngày mai! kỳ thị mãi mãi!” (Segregation now!, segregation tomorrow!, segregation forever!). Không phải chỉ tuyên bố suông, ngày 11 tháng 6, 1963, Thống đốc George Wallace đã thể hiện lời hứa qua hành động. Ông đứng chặn trước cửa University of Alabama ngăn không cho hai sinh viên da đen vào trường. Tổng thống John Kennedy phải gửi Vệ binh Quốc gia tới hộ tống cho các sinh viên này nhập học.
Cho nên, chẳng lấy làm lạ, khi gần 70 năm trước Việt Nam cũng đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với những lời lẽ tuyệt vời chép lại từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, với tên nước Việt Nam kèm theo chế độ “Dân chủ Cộng hoà”, với khẩu hiệu “Độc lập Tự do Hạnh phúc”, nhưng ngày nay vẫn có một Tổng Bí thư Đảng lớn tiếng tuyên bố những ai đòi tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, và không chấp nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng là bọn “suy thoái’, cần “xử lý”. Trước đó cả năm, ngày 27 tháng 2, 2012, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, ông Trọng đã tuyên bố về sự lãnh đạo của Đảng “Trước đây đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy”. Ông Trọng nói như đinh đóng cột, kém gì George Wallace!
Nhưng Hoa Kỳ được như ngày nay, nhờ họ đã thay đổi không ngừng, kể cả George Wallace. Hai mươi năm sau khi nêu cao quyết tâm sống chết với chủ trương kỳ thị, vào năm 1982, George Wallace công khai thừa nhận trước những người da đen, và trước dư luận rằng ông đã hoàn toàn sai lầm về chủ trương kỳ thị. “I have regretted it all my life.” (Tôi hối tiếc về điều đó đến mãn đời).
Để không cản đường tiến của Hoa Kỳ, những người như George Wallace đã phải thay đổi, và hối tiếc việc làm của mình. Họ không tự ý thay đổi đâu. Chính những người như Rosa Parks, những người tuy thấp cổ bé miệng, nhưng cùng hành động, đã tạo thành một khối “cao cổ lớn miệng”, đủ sức bắt những kẻ như Wallace phải thay đổi. Và may thay, ngay cả với những người như Wallace, thay đổi không phải là chết — như nỗi sợ của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát” – thay đổi còn là mở đường sống. Sau khi thay đổi 180 độ, từ chủ trương kỳ thị tới chống kỳ thị, George Wallace đã đắc cử Thống đốc Alabama lần thứ tư, với sự ủng hộ của đa số cử tri da đen.
Ai sẽ làm những người như Nguyễn Phú Trọng và Đảng của ông ta phải thay đổi, để Việt Nam có thể tiến lên? Không cần phải đợi có những người như Gorbachev hay Yeltsin. Một người như Nguyễn Đắc Kiên, trong một khoảnh khắc được thôi thúc bởi ý thức trách nhiệm, đã bất chấp sợ hãi, đương đầu với cường quyền, tạo được sự chú ý trong quần chúng. Như Rosa Parks, Nguyễn Đắc Kiên đã làm bổn phận của mình, trước hết là bổn phận đối với mình, không tiếp tục chấp nhận sống nhục, sau là bổn phận đối với xã hội, và đất nước. Rosa Parks đã tạo được một phong trào, đi đến thành công. Nguyễn Đắc Kiên có may mắn như Rosa Parks không, điều đó còn tuỳ thuộc vào thái độ của những người khác. Nếu đa số những người cùng thời với anh chịu tiếp tục cúi đầu sống nhục dưới quyền tự tung tự tác của một đảng cầm quyền như hiện nay, thì may lắm, anh sẽ còn là một chú thích nhỏ trong một trang sách báo lịch sử nào đó.
Phải cần bao nhiêu người, bao nhiêu hành động cụ thể mới đủ để làm bùng lên ngọn lửa Nguyễn Đắc Kiên đã nhóm? Trách nhiệm với đất nước và tình yêu tổ quốc không phải là thứ có thể cân đo đong đếm để có thể trả lời bằng những con số chính xác. Chỉ cần một vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức để đốt cháy cả chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm nửa thế kỷ trước. Cũng chỉ cần một anh Bouazizi tự thiêu đã đủ làm sụp đổ cả chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali ở Tunisia hai năm trước. Nhưng với trên một trăm vụ tự thiêu của người Tây Tạng trong hai năm qua vẫn chưa đủ để tạo chú ý của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chỉ cần một Giải Nobel, Aung San Suu Kyi đã đủ để thay đổi cục diện Miến Điện, trong khi chủ nhân Giải Nobel Đạt Lai Lạt Ma vẫn lui tới Bạch Ốc nhưng chưa thể đặt chân trên quê hương mình, và chủ nhân Giải Nobel Lưu Hiểu Ba chỉ làm chật thêm nhà tù Trung Quốc. Chừng nào độc tài còn ngự trị, chừng đó người dân chưa làm đủ bổn phận đối với dân tộc mình, đất nước mình.
Cũng cần nói thêm, không phải Tổng thống Obama mang mầu da đen, rồi có quyền tự ý ra lệnh làm tượng bà Parks đem vào đặt ở Quốc hội. Theo đạo luật quy định về việc đặt tượng tại United States Capitol National Statuary Hall ở Quốc hội Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 2 tháng 7, 1864, mỗi tiểu bang được quyền đề nghị hai pho tượng. Chính tiểu bang Alabama từng bốn lần bầu cho “vua kỳ thị” George Wallace làm thống đốc, đã chi tiền đúc tượng Rosa Parks. Trong khi tượng Rosa Parks, người phụ nữ da đen đầu tiên, đứng chung với tượng George Washington, thì George Wallace, dưới mồ với nỗi hối tiếc cả đời.
Để phù hợp với đà tiến của xã hội, chỉ trong 58 năm, Hoa Kỳ đã “đổi trắng thay đen”. Trong khi ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam cương quyết: “Trước đây đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy”.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Thứ ba, 26/3/2013, 14:32 GMT+7



'Trung Quốc dùng vũ lực vô nhân đạo với ngư dân'

Từ đầu năm nay, nhiều tàu cá Việt Nam đã bị tàu, thậm chí cả trực thăng Trung Quốc rượt đuổi. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, không chỉ xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc đang chuyển sang các hành động vũ lực vô nhân đạo.
Yêu cầu Trung Quốc xử lý việc bắn tàu cá Việt NamTàu cá Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắn tan hoang

Vụ truy đuổi và bắn tàu cá Quảng Ngãi vào ngày 20/3 không phải là hành động đơn lẻ của Trung Quốc. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, trong hai tháng đầu năm, Trung Quốc đã gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của Quảng Ngãi với ít nhất 5 vụ việc nghiêm trọng được báo cáo.
Trưa 28/1, một tàu cá khác của Quảng Ngãi cũng bị tàu của Trung Quốc bắn vào cabin làm vỡ hai tấm kính và cháy quần áo của thuyền viên. Các ngư dân bị cướp 200 mét dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Nhiều tàu cá khác bị tàu Trung Quốc, thậm chí cả trực thăng, rượt đuổi.
Hội Nghề cá cho biết, khác với việc bắt giữ như các năm trước, tàu Trung Quốc chuyển qua các hành động vũ lực. Khi tiếp cận được tàu thì cướp, phá tài sản... Từ đầu năm nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông tin liên lạc có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được với các trạm bờ nên không phản ánh kịp thời những sự cố xảy ra.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Bùi Văn Phải bị bắn cháy đen hôm 20/3. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Hội Nghề cá Nguyễn Việt Thắng cho hay, Hội đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp nêu rõ các hành động của Trung Quốc và kiến nghị đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam cũng như bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo tổ quốc. “Các lực lượng của Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam mà còn đánh người, cướp của, vô nhân đạo”, ông Thắng nói.
Theo ông Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, các lực lượng chức năng của Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển mà họ tự đặt chủ quyền rồi sử dụng vũ khí bắn vào ngư dân. Trong mọi hoàn cảnh, với người ngư dân tay không tấc sắc thì không luật pháp nào cho phép sử dụng vũ khí và vũ lực để uy hiếp, đe dọa.
“Các hành động của Trung Quốc không nằm ngoài dự đoán về một Biển Đông ngày càng căng thẳng. Điều quan trọng là Việt Nam cần có cách ứng xử để buộc Trung Quốc phải dừng lại”, ông Việt nói.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị, hành động ngày 20/3 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam", ông Nghị nói.
Cùng ngày 25/3, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.
Trong lúc hành nghề khai thác thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, ngày 20/3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải quê ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và nổ súng gây cháy trần. Khoảng 30 phút sau, tàu Trung Quốc bỏ đi. Tàu của ông Phải quay về quê vì lương thực, quần áo, chăn, chiếu, ngư lưới cụ bị cháy sạch. Thiệt hại trong chuyến biển này của tàu cá khoảng 300 triệu đồng.
Một tuần trước khi bị bắn cháy cabin, tàu cá này cũng đã bị tàu hải giám Trung Quốc rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Nguyễn Hưng










Dõi theo nợ xấu


bad-debt-1363577237755Từ khi Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ vào cuối tháng 2 rằng Ngân hàng Nhà nước báo cáo nợ xấu đã giảm từ 8,6% xuống còn 6%, Thời báo Kinh tế Sài Gòn liên tục có những bài viết nhằm làm sáng tỏ vấn đề này.
Đầu tiên là bài “Nợ xấu đã giảm 80.000 tỷ đồng, liệu có đúng?” của Hồ Bá Tình trên số báo ra ngày 7-3. Tác giả đã cất công đọc báo cáo tài chính của bảy ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, thêm BIDV sắp niêm yết nữa là tám để kết luận nợ xấu của các ngân hàng này, chiếm hơn 50% tổng dư nợ của nền kinh tế, đang tăng chứ không giảm.
Sau đó, trên số báo ra ngày 14-3, Hồ Bá Tình tiếp tục có bài “Tăng trích lập dự phòng đột biết, vì sao?” cho biết vốn tự có của hệ thống ngân hàng giảm 3,79%, tương đương với giảm 15.487 tỷ đồng. Vốn tự nhiên giảm như thế chỉ có thể lý giải vì ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu (trích hết lãi thì phải ăn vào vốn). Tính toán của bài báo cho thấy nợ xấu tháng 1 có thể tăng đến 33.000 tỷ đồng.
Cũng trên số báo này có bài “Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm?” của Vũ Quang Việt. Tác giả lập luận việc giảm nợ xấu là khó lòng xảy ra vì tình hình thực tế không cho thấy doanh nghiệp làm ăn khá lên nên trả được nợ xấu, Nhà nước cũng chưa mua lại nợ xấu hay ngân hàng tự xóa nợ xấu cho doanh nghiệp.
Quan trọng hơn anh Vũ Quang Việt nhấn mạnh dự phòng rủi ro (là con số âm) chính là sự phản ánh mức độ nợ xấu – cho nên dự phòng rủi ro tăng thì nợ xấu tăng chứ không phải giảm. Bài báo đặt vấn đề, có chăng chuyện giảm nợ xấu là do đảo nợ – một thủ thuật kế toán không được chấp nhận ở nhiều nước?
Đến số báo ra ngày 21-3, Huỳnh Thế Du có bài “Bung xung nợ xấu” dùng tài liệu của chính NHNN để khẳng định nợ xấu dù có được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra ngoại bảng vẫn là nợ xấu. Từ đó tác giả yêu cầu NHNN giải thích rõ ràng hơn về chuyện nợ xấu giảm.
Và tuần này TBKTSG có bài “Sự thật nợ xấu giảm” của Hải Lý, cho biết nợ xấu giảm là do… cơ cấu lại nợ. Bài báo viết: “Nợ được phân thành năm nhóm và từ nhóm ba đến nhóm năm mới bị coi là nợ xấu. Nhờ tái cơ cấu, thí dụ nợ nhóm ba được đẩy lên nhóm một, nhóm bốn đẩy lên nhóm hai… nên nợ xấu giảm rõ rệt”. Con số nợ được “cơ cấu lại” theo kiểu này, mà thực chất là đảo nợ, lên đến 260.000 tỷ đồng!
Từ đó có thể  suy ra con số nợ xấu thật của Việt Nam. “Đã cơ cấu rồi mà nó vẫn còn 6%. Lấy tổng dư nợ của toàn hệ thống cuối năm ngoái là 2,984 triệu tỉ đồng, thì 6% còn lại tương đương 179.000 tỉ đồng. Cộng với 260.000 tỉ đồng, trong trường hợp không cơ cấu lại, nợ xấu nhảy vọt 439.000 tỉ đồng, xấp xỉ 14,7% dư nợ. Đây mới là sự thật của nợ xấu!”
Con số 439.000 tỷ đồng nợ xấu có vẻ gần với con số 400.000 mà Thủ tướng nói ra tại một cuộc họp tại TPHCM vào cuối năm ngoái.
Mời mọi người đón đọc bài này và nhiều bài hấp dẫn khác trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn phát hành sáng thứ Năm, 28-3. Loại bài này không đưa lên mạng nên phải mua báo in thôi.