Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Tội Ác : "Kẻ Thù và Bạn ". . . TRUNG QUỐC THẢM SÁT GẠC MA 14/3/1988 ĐỂ CƯỚP ĐẢO





Trang bạn thích · 5 giờ 

CÔNG BỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DẢI NƯỚC ĐỎ TẠI HÀ TĨNH
(BẢNG PHÂN TÍCH ĐỘC LẬP DO GREEN TREE THỰC HIỆN)


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Hiện tượng này xuất hiện cách đây khoảng 1 tháng ở Hà Tĩnh giờ có lẽ đang chìm dần vào quên lãng. Một hiện tượng gây lo ngại trong số đông người dân mà như báo Thanh Niên mô tả là "mé nước", rồi báo VNExpress gọi là "tảo bùng phát", Dân Trí thì có cái tên kêu hơn "tảo nở hoa". Vậy chung quy nó chứa cái gì?

Rất xin lỗi mọi người vì phải đến hôm nay mới nhận được bản kết quả xét nghiệm, để lấy được mẫu và tìm được nơi chấp nhận làm cũng rất là khó khăn và nguy hiểm.

Vệt nước đỏ đó đã được xác định là do nước thải công nghiệp gây ra, với một số các hàm lượng như COD, Phenol, Nito cao bất thường. Chi tiết các bạn có thể xem ở hình dưới, những thông số vượt chuẩn cần lưu ý như sau:

1. COD -> 2640
Cùng với màu hồng phớt & mùi ngọt ngái đặc trưng của dung môi công nghiệp. Chúng tôi sẽ sớm xác định cụ thể loại chất độc này.‎

2. Phenol -> 1,68
- Tiêu chuẩn xả thải CN Thép: 0,5 (cao hơn gấp 3 lần cho phép) (**)
- Tiêu chuẩn nước biển: 0,03 (cao gấp 56 lần cho phép).

3. Các chỉ số kim loại nặng cũng cao bất thường, khẳng dịnh đây là chất thải từ hoạt động công nghiệp.‎

Xin cảm ơn những người dân và một số bạn khác đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lấy mẫu và xét nghiệm.

(Để đảm bảo thông tin bảo mật, một số vị trí trên ảnh chụp bảng kết quả xét nghiệm chúng tôi đã làm mờ. Rất mong các bạn thông cảm!)
----
(**) Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xảy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.

Phenol là HCHC có tính rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và mọi sinh vật sống.

Trên góc độ môi trường phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.

Khi xâm nhập vào cơ thể các phenol nói chung và Clophenol nói riêng gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.

Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam. Tác dụng ăn mòn tại chỗ và ức chế chuyển hoá.

Nguồn: Green Trees
https://www.facebook.com/greentreesVN/photos/a.140460889690478.1073741828.140411729695394/315869908816241/?type=3&theater

26 bình luận
Bình luận
Phê Rô Lần nào nó xã ra là lần đó cá chêt ngoài cá thì nhìn còn tươi nhưng bên trong cá thịt tím tái .kho lên rất nặng mùi .ko độc sao đựơc . nó còn thì ko biết rồi người dân ở gần nó sẽ đi về đâu nữa . thấy lo quá
Nguyễn minh Hương Sao lại xóa mẫu xét nghiệm mà chỉ để bản mẫu vậy , những ng 0 chuyên môn hóa có thể so sánh còn xóa mờ thì ai biết . Vậy có mất công xét nghiệm 0 chỉ 1 số ít có thể biết mà s sánh phần đông 0 ai biết cả
Trả lời
1
5 giờ
Trần Vũ Đại Mang nước này cho nhũng thằng công bố biển đã sạch và cả họ chúng uống để trường sinh bất lão mà tiếp tục đục khoét.
Trả lời
4
5 giờ
Phạm Việt Đấu Sao biết đây là nước lấy từ Hà Tĩnh? Trên kia có ghi thông tin gì đâu. @@
Trả lời
1
3 giờ
Đạt Trần Sao k Lấy H2SO4 hay HCL làm mẫu xét nghiệm r công bố cho người khác tin luôn đi. Wed ngày càng xàm + lố
Trả lời
4
4 giờ
Khanh Ho Sao cac vi ko dua ket qua nay len lien hiep quoc de truy to bon diet chung , chung toi trong nuoc luon bi khung bk de doa nen ko lam duoc
Trả lời
2
5 giờ
Hien Cao Cần gì phải làm mờ nếu đúng thì đưa ra cho rỏ trắng đen có gì sợ
Nhân Thành Nguyễn Truy ra trụ sở Green Tree k khó, nhưng truy ra thì mọi người càng để ý.
Chắc chắn bọn nó sẽ lờ đi, như chưa biết gì
Đăng Hoàng Không để thời gian nhận mẫu và thử nghiệm thì biết lấy mẫu lúc nào? Vãi cả đái.
Kisk Anh mã cha lũ cs, lũ chúng nó ăn chưa đủ sao giờ còn đầu độc dân
Trả lời
1
5 giờ
Thịnh Trương Sao làm mờ chi vậy Việt Tân
Đỗ Huy Chiến Dấu củ khoai hả mấy thanh niên dân chủ
Thiet Phan Noi chung la ke me chung may
Nguyễn Hoàng Vũ Cu Gồ nay "Phản Động" nè ACE :)~ Dog lake= Hồ chó :)~
Nguyễn Hoàng Vũ Dog lake= Hồ chó Google dịch ra  hahaha
Nguyễn Thắng Phải có video clip nhé
Băng Gia Trái Tim Cái này hình như ra ngoài người ta đánh máy được ni
Hồngvân Phanthi Tôi ko tin cộng sản nhưng cũng chả tin bản xét nghiệm này
Thắng sun Thế mà ngdân mình vẫn làm ngơ

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>



Những ai từng và đang chống lưng Formosa Hà Tĩnh?

Nguyễn Phúc - Việt Nam Thời Báo

8


Ông Hoàng Trung Hải tại hiện trường vụ sập giàn giáo ở Formosa
(VNTB) – Người đứng đầu danh sách nghi vấn là cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
***
Nhận rất nhiều ưu ái từ chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
/ormosa Hà Tĩnh có tên đầy đủ là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan (một nguồn tin cho biết đa phần cổ đông của tập đoàn này là Trung Hoa lục địa).


Nguyễn Tấn Dũng ôm Tập Cận Bình

Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (còn gọi Sơn Dương Formosa) bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II).
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê.
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất xi măng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ…; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản.
Khi vào Việt Nam, chủ đầu tư dự án Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền…
Thậm chí để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.
Phớt lờ khuyến cáo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát lệnh khởi công xây dựng khu liên hợp gang thép – cảng Sơn Dương Formosa vào ngày 6-7-2008, tại Khu Kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh.
Năm 2009, Tập đoàn mẹ của FHS bị tổ chức bảo vệ môi trường của Đức Ethecon, trao giải “Hành tinh đen”. Giải này dùng để bêu tên doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường lớn nhất trong năm. Tuy nhiên chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng, mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là người đại diện chính phủ để quản lý các hoạt động của FHS, đã bỏ qua mọi khuyến cáo khi ấy về chuyện gây ô nhiễm môi trường của FHS.


Gs Nguyễn Đình Lương (trái)

GS Nguyễn Đình Lương, cựu Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, nhắc nhở rằng phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế. Trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thì Việt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó.
Khi ấy, ông Nguyễn Đình Lương đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thứ nhất, đã biết rõ thế giới ‘đẩy ra’, nhưng vẫn đồng ý cho đầu tư, xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh thì không thể không đặt ra câu hỏi: Vì lợi ích gì?
Thứ hai, người ta nói tới vấn đề nhạy cảm chính trị. Vị trí nhà đầu tư xây dựng không chỉ có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng mà ở đây người ta còn nói tới một chiến lược biến Việt Nam thành “cục sắt”. Tức là khi thế giới đẩy ra thì Việt Nam lại ra sức thu về, cụ thể như ngành thép ngay các nước phát triển trên thế giới từ lâu đã không làm và không muốn phát triển trong nước. Trong khi đó, Việt Nam lại coi đây là chiến lược phát triển, với những kỳ vọng như xây dựng nhà máy gang, thép Formosa sẽ trở thành nhà máy thép với quy mô lớn nhất trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, giúp ổn định cơ bản thị trường thép, giảm thiểu nhập siêu thép của đất nước trong những năm qua.
“Đây có phải là mục tiêu của Việt Nam không? Tôi cho rằng, đây không phải là xu hướng phát triển kinh tế hiện đại. Cái tình trạng các tập đoàn thế giới đến đây chủ yếu ngồi cò cử với quan tỉnh, quan huyện, và quan trên… chỉ có ở Việt Nam. Quan tỉnh quan huyện thì sao họ biết làm kinh tế, họ chỉ biết nhận phong bì nên mới có chuyện Hà Tĩnh cắt đất cho Formosa thuê tới 70 năm”. Ông Nguyễn Đình Lương nói.
Tham vọng một khu công nghiệp tự trị
Mặc dù đã nhận nhiều đặc quyền, thế nhưng khá bất ngờ là trong công văn số 1406022/CV-FHS gởi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, FHS tiếp tục những yêu cầu vượt quá khuôn khổ luật pháp và chính sách ưu đãi hiện hành của Việt Nam.
FHS đề xuất được hưởng một loạt biện pháp ưu đãi, như được chính phủ Việt Nam thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, được chính phủ Việt Nam ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn…, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… FHS còn đề xuất thành lập đặc khu kinh tế Formosa, với ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.
FHS đề xuất được xây ký túc xá hộ gia đình để cho thuê, bán lại cho nhân viên, trong đó nhân viên người Việt có thể nhận được quyền sử dụng đất lâu dài trong đặc khu. Thậm chí, mô hình khép kín có thể được hình thành với bệnh viện, trường học, nhà trẻ, lớp học song ngữ hoặc trường song ngữ.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm đầu tư, FHS đặt điều kiện nếu xảy ra các cuộc bạo động mà không phải do chủ quan từ phía nhà đầu tư, dẫn tới tổn thất kinh doanh và tài sản, toàn bộ sẽ do chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm bồi thường.


Ông Bùi Quang Vinh

Tuy nhiên, đề xuất của FHS vấp phản ứng mạnh mẽ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, người nổi tiếng với phát ngôn: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Trước áp lực phản đối, Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã để cho Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo từ chối đề xuất thành lập đặc khu kinh tế Formosa.
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ưu ái Formosa Hà Tĩnh
Trong Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về ô nhiễm, phục hồi và quản lý môi trường với chủ đề: “Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý” diễn ra tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 8-3-2017, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trong bài phát biểu, có nhấn mạnh (trích):
“Với hiện trạng công nghệ sản xuất còn lạc hậu ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới công nghệ để hướng tới một nền kinh tế xanh là thách thức không nhỏ, nếu không có sự trợ giúp về khoa học, vốn và công nghệ của các nước phát triển có công nghệ cao trên thế giới. Những thách thức về môi trường ấy đòi hỏi Việt Nam cần có chiến lược nhìn xa trông rộng để môi trường thực sự là trụ cột trong phát triển bền vững…”.
Trong thảm họa Formosa Hà Tĩnh, các nhà khoa học Việt Nam chỉ rõ đây là hệ lụy tất yếu của việc FHS tự ý thay đổi công nghệ xử lý từ “cốc khô” có trong nội dung giấy pháp đầu tư, thành “cốc ướt”. Tuy nhiên, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lúc nhận 500 triệu USD gọi là “tiền bồi thường”, đã gật đầu “không đánh kẻ chạy lại”, bằng việc cho phép FHS tiếp tục sản xuất theo công nghệ lạc hậu “cốc ướt” đến tháng 6-2019.
Như vậy, nếu lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà là thật lòng, thì kẻ phá bĩnh môi trường Việt Nam ở đây không ai khác, chính là người đặt bút ký kéo dài thời hạn “cốc ướt” cho FHS đến cuối tháng 6-2019.
Nguyễn Phúc – VNTB: http://www.ijavn.org/2017/03/vntb-nhung-ai-tung-va-ang-chong-lung.html

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>




Loạn: dấu hiệu báo trước

Người Buôn Gió Blog

5



Loạn - dấu hiệu báo trước cho sự thúc một chế độ.
Trước tiên điểm qua hiện trạng các nguồn thu của chế độ cộng sản Việt Nam.
1- Bán tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ. Những năm trước doanh thu của dầu khí Việt Nam đạt đến 24% tổng thu ngân sách quốc gia. Tương đương với 200 nghìn tỷ đồng trên tổng doanh thu gần 800 ngàn tỷ. Đến năm 2016 nộp ngân sách được 72 nghìn tỷ tính đến tháng 10, trên tổng doanh thu hơn 350 nghìn tỷ đồng. Giảm một nửa so với trước kia khoảng 100 nghìn tỷ, tương đương với gần 6 tỷ usd.
2- Đi vay nợ các nguồn vốn từ nước ngoài, bán trái phiếu quốc tế. Hiện nay nợ công theo công bố đã đến ngưỡng cuối cùng là 65% GDP, khi mà vài năm trước con số này công bố chỉ là 54%. Tuy nhiên thì chính thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải cay đắng thú nhận con số thực tế nếu tính toán thì đã vượt ngưỡng giới hạn. Về trái phiếu quốc tế đã được quốc hội chấp nhận, nhưng khi thăm dò xúc tiến tìm người mua không có, chính phủ phải tuyên bố hoãn phát hành vì chưa phù hợp với tình hình quốc tế để che đậy sự xuống cấp uy tín trái phiếu Việt Nam không ai mua. Không vay được thêm những món vay lãi suất ưu đãi, không bán được trái phiếu, Việt Nam đang tính đến những khoản vay theo lãi thị trường và một mức lãi suất cao đến thảm hại ngang với những nước sắp vỡ nợ. Các khoản trả nợ và lãi ngày càng đến gần và cấp bách.
3- Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp dạng FDI và bán các doanh nghiệp nhà nước. Tức là mở đường cho doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư trực tiếp và có quyền quản lý, khuyến khích họ bằng việc cung cấp đất đai giá rẻ và bỏ qua những điều kiện về môi trường, an toàn lao động. Dạng ưu đãi này làm vừa lòng cho những công ty, tập đoàn châu Á, đặc biệt là Trung Quốc là nơi những ông chủ vì lợi ích của mình bất chấp tất cả thiên nhiên môi trường hay quyền lợi người lao động. Việc bán các doanh nghiệp dùng số tiền này để trả nợ vay và trang trải chi tiêu trước mắt. Hai nguồn thu này được gọi mỹ miều là thu hút đầu tư và thoái vốn nhà nước. Thực chất có thể hiểu được là người nông dân bán ruộng và trâu lấy tiền ăn và trả lãi và nợ vay.
Loạn xảy ra trên đường phố, trong trường học, bệnh viện không từ một nơi nào. Trước khi kết thúc một chế độ, những điều như thế xảy ra là dấu hiệu báo trước.
Ba nguyên nhân và hiện trạng trên là những ví dụ cơ bản cho thấy chế độ cộng sản Việt Nam không còn nhiều cơ hội để các quan chức kiếm chác. Những nguồn thu ngày càng hẹp đi, đất đai còn lại cũng hẹp đi dẫn đến nguyên nhân những cuộc thanh trừng nhau ngày càng khốc liệt trong nội bộ cộng sản. Ở những năm tháng trước kia cơ hội và nguồn thu còn nhiều, đủ cho các phe cánh, quan chức thoả mãn. Vì thế sự yên bình giữa các phe cánh còn tồn tại, nhưng đến khi các nguồn thu hẹp lại, theo quy luật sinh tồn cuộc tranh giành buộc phải diễn ra.
Bởi vì thế càng ngày các cuộc đấu đá xảy ra tràn lan, nếu ngày trước xảy ra ở trên chóp bu đầu não. Thì ngày nay, ở cấp tỉnh, xã cũng xảy ra tranh giành và mức độ đôi khi khốc liệt bằng máu như vụ bí thư Yên Bái hay những vụ xe sang ở Cà Mau, Đà Nẵng, Thanh Hoá… đây là những vụ việc khiến dư luận khó hiểu và không hình dung được. Bởi trước nay các vụ việc như thế thường từ cấp Bộ Chính Trị như vụ Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng… Sự khó hiểu là đương nhiên, vì những sự việc này chẳng phải từ trung ương, mà do những mâu thuẫn tranh giành nguồn lợi dưới địa phương với nhau.
Hiện tượng địa phương, cơ sở đấu đá, tranh giành, hại nhau đang lan rộng và gia tăng sẽ khiến hàng ngũ nội bộ cộng sản ngày càng trở nên mâu thuẫn gay gắt không thể dàn xếp để che đậy. Với những nguồn thu eo hẹp thì cuộc đấu đá nội bộ càng trở nên gay gắt hơn. Sẽ có nhiều cá nhân, đơn vị tầm trung sẽ bị cuốn vào cuộc chiến ở địa phương và làm chiến trường cho các quan chức đang như con hổ háu đói. Sự bất an sẽ đến không báo trước vào bất kỳ cá nhân quan chức hay đơn vị kinh doanh nào. Chỉ có báo chí và cơ quan công an là hai đơn vị kiếm chác được nhiều nhất trong những trận chiến địa phương như vậy. Các phóng viên, nhà báo hàng ngày đi lùng sục moi móc nạn nhân của các cuộc chiến địa phương, bộ ngành  để tống tiền. Trong thời cuộc giao tranh hỗn loạn, không ai muốn mình bị phơi ra làm tâm điểm cho những con hổ đói mồi. Đây là thời kỳ kiếm tiền hoàng kim nhất của nhiều nhà báo, chỉ cần một mặt họ chạy theo tấn công những đối tượng mà Nguyễn Phú Trọng săn đuổi để được núp bóng Trọng, mặt khác họ nương đà tấn công vào các đối tượng khác để tống tiền. Chính những nhà báo thế này sẽ khiến cho cuộc đấu đá, tranh giành sôi động hơn và các quan chức dấn sâu hơn vào cuộc.
Đất nước bây giờ như một bãi chiến trường trải dài trong thế trận của các sứ quân, các doanh nghiệp, các quan chức, các đài báo, cơ quan công an đang cuốn theo vào cuộc chiến sinh tồn.  Như những loài động vật hoang dã trong thiên nhiên, trong đó doanh nghiệp và quan chức là hổ, sư tử vừa săn mồi vừa thanh toán địch thủ giành địa bàn. Còn bọn nhà báo là lũ kền kền cơ hội ăn những con thú bị đánh ngã, công an là những tay thợ săn được mùa bởi những con thú đánh nhau thương tích khiến chúng chậm chạp và sơ hở.
Cuộc tương tàn từ cấp bộ chính trị đã lan xuống địa phương, cùng với những be bét nợ nần. Con đường thống trị Việt Nam của giai cấp cộng sản đang ngày càng ngắn đi. Trên con đường ngắn và bức bách ấy, việc dùng vũ lực và đàn áp bắt bớ những người dân bất mãn với chế độ  diễn ra gay gắt hơn.
Một điều rất lạ là dường như có sự  tương đồng giữa sự đấu đá của quan chức cộng sản và những nhà đấu tranh dân chủ. Khi sự đấu đá tranh giành giữa các quan chức cộng sản lan rộng, thì trong phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam sự chia rẽ, bất đồng cũng gia tăng.
Một đất nước sắp loạn thì ở đâu cũng loạn, có khi ngay lúc này trong mỗi gia đình cũng có sự bất ổn, mâu thuẫn mà trước kia không thấy có, hoặc có nhưng không gay gắt. Loạn xảy ra trên đường phố, trong trường học, bệnh viện không từ một nơi nào. Trước khi kết thúc một chế độ, những điều như thế xảy ra là dấu hiệu báo trước. Chỉ mong thời gian không kéo dài quá lâu.
Người Buôn Gió Blog


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

TRUNG QUỐC THẢM SÁT GẠC MA 14/3/1988 ĐỂ CƯỚP ĐẢO
Tàu chở hàng HQ-604của Việt Nam đưa người ra đá Gạc Ma - chìm dưới nước khi thủy triều cao - để xây dựng và cắm cờ chủ quyền. Hải quân Trung Quốc với 2 tàu chiến 502 và 531 đã trang bị súng ống áp sát và tấn công, bắn chết la liệt mà không hề có đàm phán hay cảnh báo gì sất, bắn chìm tàu chở hàng của Việt Nam với pháo 37mm. Nghe tiếng tên sĩ quan trên tàu Trung Quốc kêu ''Tả la tả la''. Sau đó ít ngày chúng chiếm luôn đá Sin Cowe của Việt Nam.
Mời mọi người xem clip do chính bọn Trung Quốc quay để biết rõ kẻ xâm lược.


The Johnson South Reef Skirmish of 1988 (Vietnamese: Hải chiến Trường Sa; Chinese: 赤瓜礁海战) was a naval battle that took place between…
YOUTUBE.COM



Bình luận
Nguyễn Gia Linh Thế mà tại sao có những người cứ coi chúng là đồng chí tốt, láng giềng tốt là sao hỡi đồng bào ơi?
Chú Trần Gia Quốc ơi!

2
4 giờ
Tran Chuy Chẳng hiểu nó Anh em cái kiểu gì . Đá đảo anh em cai kiểu này ..... Hãy trả lại HS và các đảo chiếm đóng bằng vũ lực tại TS cho người VN. Mối thù ngàn đời không thể nào quên và món nợ cần phải đòi . Thành kính sự hy sinh của những người lính VN đã hy sinh cho món nợ này .....Đất nước này sẽ không bao giờ chịu khuất phục bọn bá quyền , bành trướng !
Suong Nam Giặc Tầu, mối hiểm họa lớn cho Dân tộc VM , chúng luôn rình dập, tham lam, tâm địa tàn độc vô cùng...

4
3 giờ
Nguyễn Kim Chi Chuyện này quá rõ rồi !

1
33 phút