Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

SOS . . . . . . SOS . . . . . . .



CHAO ƠI CHUYỆN TUỔI CỦA CÁC VUA HÙNG

Anh Mai Thanh Hải vừa đưa câu chuyện chết cười về tuổi của các vua Hùng, khi người ta gắn biển đồng hẳn hoi, giới thiệu tuổi của từng ngài ở khu đền thờ Vua Hùng công viên Đồng Xanh, Pleiku.

Nếu cứ theo đúng truyền thuyết như thế thì trung bình mỗi ngài thọ đến mấy trăm năm...

Nước ta ấy, đến giờ vẫn lẫn lộn khá nhiều giữa truyền thuyết và lịch sử, giữa chính sử với dã sử... nên nhiều khi cứ tréo ngoe. Lâu dần không ai giải thích, không ai chứng minh, hoặc biết mà... không dám nói ra, sợ này sợ kia... nên càng tù mù.

Mình cho rằng, những người gắn biển lên tượng các ngài cũng chưa chắc đã sai, bởi họ cứ lấy số năm chia cho đời các cụ, ra tuổi, làm gì nhau, bởi bây giờ, có bác nào oách nói ra cho dân chúng biết rằng thì là tại sao 18 đời Vua Hùng lại kéo dài thế đâu, vậy nên cứ là loanh quanh luẩn quẩn. May mà hình như chưa có năm nào có đề thi là: em hãy cho biết tuổi thọ của các Vua Hùng là bao nhiêu???

Dưới đây là bài của Mai Thanh Hải mình cop từ blog của hắn về, và bài của mình, hồi mấy cái tượng này đang làm:

LẠY CON CHÁU VUA HÙNG

Mai Thanh Hải - Đến Pleiku (Gia Lai) đúng mấy ngày mưa nên đến đâu cũng mịt mù sương mây và ướt lướt thướt, đúng chất "Phố núi cao phố núi đầy sương", chẳng thăm thú được chỗ này chỗ khác, mang tính chất cao nguyên.

Thấy mình thở dài thườn thượt, bác Văn Công Hùng mách: "Thôi thì ra công viên Đồng Xanh mà xem mấy cái thứ na ná Tây Nguyên" khiến mình à nhớ ra cái khu vui chơi tổng hợp nằm ở xã An Phú, cách Pleiku khoảng 10 km, trên đường xuống Quy Nhơn - Bình Định.

Công viên này của Cty Cổ phần Gia Lai CTC và được giới thiệu trên website rất hoành tráng, đại loại:

"Nguyên là khu đất cằn cỗi và là sân phơi Hợp tác xã An Phú, công viên được đầu tư xây dựng từ năm 1998 với diện tích 14 ha. Qua nhiều năm vừa đầu tư xây dựng vừa khai thác kinh doanh, đến nay công viên là công trình mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc Tây Nguyên. Hàng năm tiếp đón hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí. Công viên gồm nhiều khu vực: khu văn hóa tâm linh, khu văn hóa các dân tộc thiểu số, khu vườn thú mi ni, khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu dịch vụ ẩm thực nhà hàng tiệc cưới…"

Đặc biệt, việc giới thiệu rất nhấn mạnh đến: "Khu Văn hóa tâm linh nơi có Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây theo kiến trúc truyền thống với mái nhà Rông cách điệu cao 18m. Trong điện thờ, tượng Vua Hùng cao 6m, nặng gần 3 tấn gỗ mít sơn son thiếp vàng, kiến trúc văn hóa Việt bố trí sắp đặt hài hòa được thực hiện bởi các nghệ nhân từ thủ đô Hà Nội. Trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi. Cạnh đó, chùa Một Cột -“Tây Thiên Nhất Trụ” được xây dựng theo đúng nguyên mẫu của Chùa Một Cột Hà Nội gợi nhớ về kiến trúc tâm linh thiêng liêng bậc nhất của Thủ đô. Xung quanh quần thể văn hóa Việt còn có lầu Thần tài, tượng Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn, cổng Tam Quan bằng đá Ninh Bình; các loại cây quý được bố trí hài hòa, tạo ấn tượng và sự trân trọng đối với du khách khi đến nơi này"...

Mình lọ mọ mua vé 20.000 VND vào thăm Công viên Đồng Xanh vắng ngắt cũ kỹ xuống cấp và dĩ nhiên phải tìm đến Khu Văn hóa tâm linh để tìm đến Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu dưới đế chân tượng 18 Vua Hùng không có những tấm bảng chú thích rành mạch về tên, húy, số tuổi, số năm làm vua, số vợ con cháu chắt...

Mọi lời bình, xin dành cho người đọc.

Mình chỉ nói rằng: Việc đưa số liệu (dù mãi khi xem hết các chú thích, phải thật chú ý mới phát hiện tấm biển "Ghi chú" quay ngược phía sau như đánh đố du khách "Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, con, cháu của 18 Vua Hùng ghi chú trước bức tượng được trích từ nguồn tài liệu Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn do Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản 2006") cho dù có trích từ nguồn nào, cũng nên giải thích cặn kẽ, kẻo sự đánh đồng huyền thoại sự tích và đời thực, không chỉ gây thắc mắc khó chịu mà còn tạo tác dụng ngược, rất phản cảm với không chỉ du khách nước ngoài, mà ngay với người Việt.

Người xem, khó có thể tin một người sống được vài trăm năm, thậm chí gần 1.000 năm, cho dù đó là vua cháu ngày xưa và cho dù những lời chú thích này được ghi rành mạch bằng tiếng Việt, trong công viên "chính thống", chứ không phải công viên nhà của những người... "khác người" tự lập lên.

Người xem không dám trách các nhân vật trong lịch sử bởi huyền thoại thì luôn là huyền thoại, sự nghiên cứu - sưu tầm có chăng cũng chỉ gói gọn lại trong cứ liệu lịch sử.

Và người xem, chỉ biết lắc đầu: "Lạy con cháu Vua Hùng", khi đọc những dòng ghi chú sưu tầm từ huyền thoại, được ghi rành mạch giữa thanh thiên bạch nhật, ở ngay nơi đang phấn đấu "đến năm 2015 khi xây dựng hoàn chỉnh đây sẽ là một công viên hiện đại, hấp dẫn bậc nhất của khu vực", mà thôi..

Thờ phụng Vua Hùng là điều rất đáng làm, không thể phủ nhận được. Nhưng thờ phụng kèm những chú thích không cần thiết, gây sự hoài nghi - phản tác dụng như ở Công viên Đồng Xanh Gia Lai như thế này, thì có khi cả nước có duy nhất ở TP Pleiku, nên mình cũng đành: "Xin lạy con cháu Vua Hùng!"..
-----------------------------------------------------------------------

Bài của mình, not ảnh:



RƯỚC VUA HÙNG VÀO TÂY NGUYÊN

          Một cú điện thoại từ Đà Lạt kéo tôi từ nhà chạy xuống công viên Đồng Xanh Pleiku lúc chiều đang non.  Gió hây hẩy và nắng mưng mưng. Cái tên họa sĩ  Hà Trí Dũng thì tôi nghe lâu rồi. Cái việc ông Đinh Vạn Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần văn hóa du lịch Gia Lai làm nguyên cái chùa Một cột và đền Hùng thu nhỏ ở công viên văn hóa Đồng Xanh tôi cũng biết rồi, nhưng việc ông Dũng Gia Lai mời ông Dũng Hà Nội vào làm mười tám ngài Hùng Vương thì quả thật bây giờ tôi mới nghe, và đấy chính là lý do khiến tôi sấp ngửa chạy xuống lúc chiều nhuôm nhuôm này.

          Theo tư liệu lịch sử thì 18 đời Vua Hùng bắt đầu từ Kinh Dương Vương, đến Hùng Hiền Vương tức Lạc Long Quân thì có truyền thuyết mẹ Âu Cơ với bọc trăm trứng. Tôi cho rằng ý nghĩa của sự tích bọc trăm trứng nó vô cùng vĩ đại. Chả phải ngẫu nhiên mà bây giờ trong ngôn ngữ Việt có từ "đồng bào". Đồng bào chính là cùng trong một bọc. Năm mươi con ở lại dưới biển, năm mươi con theo mẹ lên rừng làm nên non sông cẩm tú hôm nay. Qua đời Hùng Quốc Vương thì có sự tích Tiên Dung Chử Đồng Tử, một trong tứ bất tử của dân tộc Việt. Đến Hùng Hồn Vương thì lại sinh ra Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng, nhân vật thứ hai của Tứ bất tử mà hôm qua đúng ngày trùng cửu cả dân tộc cùng hướng về Sóc Sơn chiêm bái việc đúc tượng đồng ngài. Ngài là nhân vật mang triết lý "Công thành thân thoái" rất đẹp của dân tộc Việt. Đến đời Hùng Chiêu Vương thì có sự tích Lang Liêu và sự tích bánh chưng bánh dày. Đến đúng đời 18, tức đời Hùng Duệ Vương thì sinh ra các sự tích Sơn Tinh Thủy tinh, An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tình yêu Mỵ Châu Trọng Thủy. Sơn Tinh chính là Tản Viên Sơn thánh là nhân vật thứ ba trong tứ bất tử. Vị thánh cuối cùng trong tứ bất tử là một thánh nữ, là bà Liễu Hạnh. Như thế, 18 đời vua Hùng đã sinh ra ba trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đưa nước ta từ tên Xích Quỷ (2 đời) qua Văn Lang (15 đời) và cuối cùng là Âu Lạc (1 đời).

          Đền Hùng thu nhỏ đã được làm xong tại công viên Đồng Xanh từ mấy năm trước, nhưng tượng 18 Vua Hùng thì họa sĩ Hà Trí Dũng mới bắt tay làm từ tháng 10/ 2008. Công việc khá công phu. Trước hết là phải lên Đền Hùng ở Việt Trì lấy tư liệu, sau về làm phác thảo, duyệt rồi đổ tượng tại xưởng của Hà Trí Dũng tại Hà Nội, rồi sau đó xếp lên xe tải xuôi Nam. Hà Trí Dũng kể: Hôm ở Hà Nội vừa rước các ngài lên xe xong thì trời mưa. Vào đây vừa hạ các ngài xuống thì trời lại mưa, như là các ngài "tẩy trần" vậy. Tôi ngồi với Hà Trí Dũng trong một chiều Pleiku tuyệt đẹp nói chuyện lan man từ lịch sử cho đến nghệ thuật và cảm nhận ở anh một tình yêu chân thành và đắm đuối với lịch sử. Ngắm 18 vị Hùng Vương ở mọi tư thế trước cửa đền, trong lòng cứ lâng lâng niềm tự hào thiêng liêng khó tả. Hà Trí Dũng là một họa sĩ điêu khắc có tiếng của Việt Nam, 20 tuổi anh có tác phẩm tham gia triển lãm tại Cộng hòa dân chủ Đức. Ba mươi tuổi được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam. Bốn mươi tuổi giải nhất mẫu tượng đài Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và sau đấy được chọn để dựng tại tỉnh Hải Dương, là bức tượng đá lớn nhất Việt Nam lúc ấy, khi hô thần nhập tượng rất nhiều lãnh đạo cấp cao của đất nước đã có mặt. Năm mươi tuổi làm tượng đài Sóc Trăng cao 28 mét, lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long bây giờ. Gần đây nhất là làm tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi...

          Và bây giờ là 18 vị vua Hùng.

          Thực ra thì kích cỡ 18 vị này không lớn, không hoành tráng và cũng không tốn kém như các tượng đài khác. Nhưng nó mang một ý nghĩa tâm linh và cả chính trị rất lớn. Cùng "Đồng bào" trong cộng đồng 54 dân tộc, hậu duệ nhiều đời của 50 người con của mẹ Âu Cơ vĩ đại lên rừng khai sơn phá thạch, nhưng đến bây giờ chúng ta mới được chiêm ngưỡng 18 vị vua lập quốc uy nghiêm đầu đội lông chim, uy dũng trong một dáng vẻ đậm đặc chất Giao Chỉ. Họa sĩ Hà Trí Dũng kể anh phải xử lý rất kỹ để các tượng ra chất Giao Chỉ. Muốn thế phải nghiên cứu. Ấy là người Giao Chỉ cổ chỉ cao không quá một mét năm sáu. Các cụ săn bắt hái lượm nên phần trên cơ thể phát triển hơn. Ngón chân Giao Chỉ đặc trưng là tõe ngón cái ra nằm gần như ngang. Khi sáng tạo vào tượng, anh đã xử lý để tôi chỉ lướt qua một vòng đã thấy ngay rằng... đúng là các cụ, dù đây là loại tượng huyền sử, không có mẫu, cũng chưa ai thấy bao giờ, không lưu lại ảnh tranh, mỗi người có một mẫu của mình, thế mà nhìn vào, ta thấy ngay đấy chính là các cụ tổ...

          Tôi đã dăm bảy lần được lên núi Nghĩa Lĩnh ở thành phố Việt Trì viếng Vua Hùng, ấy cũng là nhân các cuộc công cán, chứ nếu đằng thằng ra, dẫu rất thành tâm cũng khó mà tự nhiên bỏ ra một chuyến để đi như thế. Bây giờ, các cụ về đây, quây quần trên đất Tây Nguyên, có cả đền và tượng, con dân toàn vùng tha hồ có dịp chiêm bái ngưỡng mộ. Đấy chính là ý nghĩa tích cực của việc dựng Đền và tượng các ngài ở công viên Văn hóa Đồng Xanh Gia Lai, nó sẽ thỏa ước mơ của biết bao người con Tây Nguyên mong một ngày được tự tay thắp hương kính cẩn nghiêng mình trước các tiền hiền của dân tộc...
         
                                                                                      VCH



ĐÒ LÊN THẠCH HÃN... TÊN ĐỤC BỎ

Hôm qua ngồi ở sân bay Pleiku, mình ngớ người khi đọc cái tin Tỉnh Quảng Trị đã... đục bỏ tên tác giả Lê Bá Dương ra khỏi 4 câu thơ nổi tiếng của anh, khắc vào đá ở thành cổ Quảng Trị. 4 câu thơ ấy là: "Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ có tuổi hai mươi thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm". Không tin được, mình điện ngay cho anh Lê Bá Dương và một người bạn đang làm ở báo Quảng Trị...
Tên Lê Bá Dương đã được kỳ khu thay bằng một bông hoa



Ông Dương xác nhận việc này và người bạn làm báo thì... ớ ra không biết.

Dù gì thì mình cũng coi đây là một việc làm khuất tất, một ứng xử rất kém của những người mang tầm văn hóa rất vịt. Mà Quảng Trị thì mình đầy ngưỡng mộ và trân trọng, cả nhân dân và cán bộ ở đấy, khá đông là bạn mình (mình không dám nói là em dù họ học cùng trường mình, nhưng ra sau).  Tấm bia ấy đã khắc 4 câu thơ trên với tên tác giả ở dưới, giờ ở chỗ tên tác giả là một... bông hoa hay cái hoa văn gì đấy. Phải là một chủ trương lớn của một cấp lớn người ta mới dám làm một việc tày đình như vậy. Trong khi chờ xác minh lý do mình đăng lại bài mình đã viết về 4 cấu thơ của Lê Bá Dương:
-------------
Mưa và gió, những cây nhang cứ run lên bần bật trong chiều. Nghĩa trang liệt sĩ ở đâu mà chả giống nhau, những tấm bia tăm tắp, những ngôi sao đỏ, những cuộc đời, số phận... giờ lạnh lùng là những dòng chữ tên tuổi quê quán ngày nhập ngũ ngày hy sinh... chao ơi, những chàng trai căng tràn nhựa sống, hừng hực tuổi hai mươi, giờ chỉ còn có thế thôi sao. Rất nhiều, tuyệt đại bộ phận trong ấy, những người con ưu tú của dân tộc kia, ra đi khi chưa biết cái mùi tóc con gái nó mềm mại thế nào, nó mỏng manh mời gọi bí ẩn hấp dẫn ra làm sao... thế mà lại vẫn còn những người chỉ đơn sơ dòng chữ: liệt sĩ chưa biết tên- ngày xưa còn lạnh lùng hơn với tấm biển liệt sĩ vô danh.


Một con người bình thường thì ngồn ngộn nghênh ngang như thế, nói cười đi đứng như thế, hoành tráng như thế... thế mà giờ, mỗi bác mỗi ô, im lìm dưới mưa, trong bàng bạc khói hương và nhòe nhoẹt nước mắt chúng tôi. Cái nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn này khác hàng ngàn nghĩa trang khác trên khắp đất nước ta bởi nó là nghĩa trang của các nghĩa trang, là nơi quy tụ đông nhất các liệt sĩ từ mọi miền đất nước, và vì thế mà gần như tỉnh nào cũng có một khu riêng, với một cái nhà thờ theo phong cách văn hóa tỉnh ấy. Hẳn sẽ ấm lòng hơn khi giữa nơi heo hút này, các liệt sĩ như được nằm giữa quê nhà. Cũng phải tỏ lòng trân trọng với ai đấy, tác giả của việc thiết kế nghĩa trang này ra từng khu, để nghĩa trang có vẻ nhỏ lại, ít đi, tầm nhìn gần lại, không thấy dằng dặc miên man hàng chục cây số mộ liệt sĩ mà ớn lạnh, mà hoang mang. Cảm giác gần gụi khá rõ khi các khu ngăn nhau bởi các lối đi và cây xanh...



   
    Quảng trị nổi tiếng cả nước bởi mấy tiêu chí, là gió lào, là con sông Bến Hải với cầu Hiền Lương... và 2 cái nghĩa trang cấp quốc gia. Chắc chả ai tự hào vì tỉnh mình lại có 2 cái nghĩa trang to thế, nhưng lịch sử đã chọn Quảng Trị để giao phó việc này, vậy thì phải nhận thôi. Một đồng nghiệp và là đàn anh của tôi cũng để lại dấu ấn của mình ở Quảng Trị. Anh nhập ngũ lúc 15 tuổi, trở thành dũng sĩ diệt Mỹ và suýt được phong anh hùng ngay sau đấy một năm. Là người đầu tiên khởi xướng việc thả hoa trên sông Thạch hãn vào mỗi dịp 27/7 hàng năm. Năm nào cũng thế, ngày này, từ Nha Trang anh lại nhảy tàu ra Quảng Trị, bỏ tiền túi mua hết hoa ở các chợ gần đấy, thả xuống sông Thạch Hãn viếng đồng đội. Từ cái việc đầy ân tình ban đầu của cá nhân ấy, giờ đây, tỉnh Quảng Trị đã chính thức lấy ngày 27/7 để toàn dân thả hoa xuống sông Thạch Hãn viếng các liệt sĩ. Con sông hiền hòa bây giờ trở thành dòng sông hoa ngày nay, thời chiến tranh nó là dòng sông máu. Lê Bá Dương, vâng, người cựu chiến binh mà tôi đang nhắc ấy là Lê Bá Dương, còn có 4 câu thơ, mà theo tôi là rất hay, hay không kém một câu thơ hay nào của các nhà thơ chuyên nghiệp: Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm... Vào thành cổ Quảng Trị bây giờ vẫn nguyên nỗi xúc động thiêng liêng khiến cho ai cũng như khe khẽ bước chân, như sẽ làm động giấc ngủ của các liệt sĩ, bởi ai dám nói dưới xanh rờn cỏ kia không còn di hài liệt sĩ. Cũng như thế, Lê Bá Dương dặn người chèo đò hãy nhẹ tay bởi dưới lòng sông Thạch Hãn kia vẫn còn những người lính, mà phải là người trong cuộc mới khiến chàng cựu chiến binh thốt ra những câu thơ dứt ruột kia được.




Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.



 


Trước hết nói một chút về tác giả.


          Anh Lê Bá Dương hiện nay là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn Hoá tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành. Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Hồi ấy, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm, hồi ấy, máu và lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân... 



          Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng ấy. Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào hồi đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả. Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay... 




                           Lê Bá Dương là người đang kẹp AK 



Trở lại bài thơ



          Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, anh ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn. Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra: 



Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Tan chợ chiều xuôi đò có vội

Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.



          Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990, nhà văn Đỗ Kim Cuông (giờ là phó chủ tịch LHVHNTVN) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là: 



Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.


          Nhưng vấn đề là, với bài thơ 4 câu, bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua. 



          Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “Xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”. Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ "xin" thành “Ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước. Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ "xin" rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “Xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, ấy là “còn đó” thành “còn có”. Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã sử dụng chữ rất hợp lý và chính xác. Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh… 



          Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ  một vài  câu, người khác nhớ cả  bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau: 



      Dị bản 1: 



Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


      Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu 



Đò xuôi Thach Hãn ơi  chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm


      Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ "Có" thay cho từ "Đó":


Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn  bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm... 



      Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi… 



Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại. 



          Do bài thơ là tiếng lòng lại  được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả… Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa  đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy  thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tác giả giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ… 



          Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối: 



Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc

Một dấu chân in màu đất hai miền.


          Mãi gần đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, "cô bé" bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương  tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ. Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương. 






                    Lê Bá Dương hiện nay (ảnh chụp tại Trường Sa)




          Chia tay Quảng Trị trong một ngày mưa lạnh, tôi vẫn nhẩm mấy câu thơ của Lê Bá Dương: Đò lên Thạch hãn ơi chèo nhẹ... Con sông ấy, giờ yên bình thao thiết chảy sau xe chúng tôi...


----------
Và đây là bài của nhà văn Xuân Đức, nguyên là giám đốc sở Văn hóa thông tin Quảng Trị sau khi đọc bài viết của VCH:
---------
Nhà thơ Văn Công Hùng có kể trên trang Blog của mình về nguồn gốc lễ thả hoa trên sông Thạch Hãn ( Quảng Trị) nhân bài viết hiệu đính lại bốn câu thơ của Lê Bá Dương. Tôi đã đọc bài viết này một lần trên một tờ báo viết, nay được dịp đọc lại trên mạng, vừa thêm quý trọng Lê Bá Dương, lại vừa cảm kích tấm lòng bạn thơ VCH. Công bằng mà nói, văn trên mạng thời buổi này quá hiếm những bài bàn luận về chuyện ấy. Đọc văn là hiểu người. Nếu Lê Bá Dương là một điển hình đặc biệt của  một cựu chiến binh với chiến trường xưa và đồng đội, thì VCH cũng là một nhà thơ có cái tâm như vậy, và cũng không còn được nhiều nhà văn như thế đâu, kể cả một số người đã trực tiếp kinh qua những năm tháng ấy.

     Qua trao đổi với nhau trên mạng, VCH có đề nghị tôi viết một bài " nói lại cho rõ". Tuy nhiên tôi thấy cũng chẳng có gì phải nói lại cả, chỉ xin kể thêm vài chi tiết nhỏ thôi.

     1/ Về 4 câu thơ của Lê Bá Dương, phần hiệu đính như vậy là chính xác. Tôi và LBD cũng là bạn rất thân với nhau nên có biết thêm vài chuyện. Hiện nay, rất nhiều thư của các bạn trẻ Việt nam ở nước ngoài gửi về bằng Email hỏi về xuất xứ bài thơ. Năm ngoái, trong dịp đại lễ kỉ niệm 30/4, người ta đã phổ 4 câu thơ của LBD thành một hợp xướng, tôi đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần và rất xúc động. Hãy bình tĩnh mà nghĩ xem, vậy thì chân giá trị thơ ca nó ở chỗ nào, thước đo thành công của nó ở đâu, sao gần đây người ta lại tỏ ra ghẻ lạnh với thơ truyền thống đến vậy ?

     Xin đính chính một chi tiết nhỏ thế này, mấy câu thơ của LBD hiện lưu giữ tai Bảo tàng Thành cổ chứ không phải ở Nghĩa trang Quảng Trị. ( Nói cho đúng thì không có cái gọi là Nghĩa trang Quảng Trị. Hiện ở QT có 72 nghĩa trang, trong đó có hai nghĩa trang Quốc gia rất hùng vĩ là Nghĩa trang Trường Sơn và NT Đường Chín, mỗi nơi có trên 11 ngàn mộ. Có nghĩa trang của Thị xã QT nhưng nằm ngoài khu di tích Thành cổ)

    2/ Về lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn xin bổ sung như sau.

    Đúng là người đầu tiên khơi mào cho nghĩa cử này là Lê Bá Dương. Rất nhiều năm, anh từ Nha Trang ra QTrị, lặng lẽ một mình mua hoa ở chợ, hái hoa dại trên các bãi sông thả xuống dòng Thạch Hãn, dòng Bến Hải và nhiều đoạn sông khác nữa để tưởng nhớ đồng đội. Sau vài lần thì nhiều người nhận ra nghĩa cử của anh và làm theo, nhất là dân ở Thị xã Quảng Trị và Triệu phong. Tuy nhiên đến đó thì vẫn âm thầm, chưa thật nhiều người biết kể cả bản thân tôi.

     Người có công đưa sự kiện ấy để nhân dân toàn tỉnh biết lần đầu tiên chính là phóng viên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh QT. Họ đã làm một phóng sự ngắn có tên " Người thả hoa trên sông". Khi xem phóng sự đó xong, tôi cũng như nhiều anh em làm công tác văn hoá ở Quảng Trị rất xúc động. Mấy hôm sau, tôi đi vào Thị xã Quảng Trị để tìm hiểu kỹ thêm.( Xin lưu ý với bạn đọc nào chưa quen với địa bàn Quảng Trị là, thị xã Quảng Trị không phải tỉnh lị, tỉnh lị Quảng trị đóng ở thị xã Đông Hà ) Tôi bàn với anh em phụ trách 2 phòng văn hoá Triệu phong và Thị xã Quảng Trị là làm sao để đưa nghĩa cử này thành một lễ hội mới, lễ hội cách mạng. Vào thời điểm này, Bộ VHTT và Ban Tư tưởng VHTW lấy Quảng Trị làm nơi thí điểm việc xây dựng mô hình các loại lễ hội mới. Vì vậy trong một cuộc giao ban, Lãnh đạo sở Văn hoá quyết tâm chỉ đạo để hình thành lễ hội thả hoa trên sông.Vào năm đó QT chuẩn bị kỷ niệm 30 năm giải phóng quê hương ( 1/5/1972-1/5/2002 ), với trách nhiệm của mình, tôi đã dự thảo kế hoạch và kịch bản cho lễ kỉ niệm, theo đó, ngoài lễ mét tin, sẽ có lễ hội quần chúng mang tên : Ngày hội  thống nhất non sông. Ngày hội thống nhất non sông được tổ chức thành 2 địa điểm. Tại khu di tích Đôi bờ Hiền lương sẽ tổ chức lớn do Ban tổ chức cấp tỉnh chủ trì. Thời gian vào ngày 30/4. Tại thành cổ Quảng Trị giao cho Ban tổ chức thị xã chủ trì thẹơ chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh. Trong kịch bản của cả 2 điểm hoạt động đều có lễ thả hoa. Tại di tich Đôi bờ hiền lương, trước khi thả hoa có đọc văn tế. Tôi là người chấp bút và cũng trực tiếp đọc bài văn tế đó. ( Có dịp nào đó sẽ gửi tặng riêng VCH nhé ! ) Còn ở Thị xã Quảng Trị tổ chức vào đêm sau (1/5), thả hoa cùng hàng vạn đèn của bà con phật tử. Lần đó chính Lê Bá Dương cũng ra dự.Ngày hội thống nhất non sông năm đó có rất nhiều đại biểu Trung ương như ông Trần Hoàn cùng với các vụ của Ban VHTT TW, lãnh đạo Bộ VHTT và nhiều khách các nơi nữa, vì vậy mà ảnh hưởng của nó rất lớn. Ngay sau năm đó , có cuộc liên hoan văn nghệ của các Nhà văn hoá băc miền trung tại Hà tĩnh với tiêu đề là Nối những câu hò, Ban tổ chức đã ra một đề bài cho tiết mục dự thi của các tỉnh rất hóc búa là, tiết mục phải kết nối với nhau thành một màn sân khấu xuyên suốt, có ý tưởng độc đáo và đặc biệt là..chỉ được dùng các điệu hò, không được sử dụng bất kì làn điệu dân ca khác. Thêm nữa trong đó bắt buộc phải hò một điệu hò của tỉnh bạn.( Tôi nghi đó là mẹo vặt của nhà thơ Đức Ban, GĐ sở VH Hà tĩnh để làm khó các tỉnh bạn? ) Giám đốc nhà văn hoá tỉnh tôi phát hoảng, buộc phải cầu cứu tôi. Thế là tôi phải viết một màn sân khấu đúng theo cách ra đề của ban tổ chức mà nội dung là kể lại hình ảnh Lê Bá Dưong thả hoa trên sông Thạch Hãn. Vở hoạt cảnh có tựa đề là Dòng sông hoa đỏ. Không ngờ một tác phẩm văn nghệ quần chúng mà lại có tiếng vang lớn đến như vậy. 3 lần đoạt giải nhất ở 3 cuộc liên hoan khác nhau, sau đó rất nhiều đội văn nghệ quần chúng đã dựng và biểu diễn. Tôi khoe chuyện này là để nhấn mạnh một ý. Nghĩa cử của Lê Bá Dương, tự nó có một sức lay động lớn. Và việc thả hoa trên sông ở Quảng Tri đựợc kích hoạt bởi rất nhiều duyên cớ hội tụ với nhau. Từ đó đến nay việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn, sông Bến Hải đã trở thành một nghĩa cử thường xuyên của nhân dân Quảng trị mỗi lần có lễ trọng. Riêng về lễ hội cách mạng ở Quảng Trị thì sau khi tổ chức thành công một loạt các kịch bản lễ hội như : Ngày hội thống nhất non sông lần 1 và 2; Lễ hội Nhịp cầu xuyên á ; Lễ hội Huyền thoại Trường sơn và Tri ân tháng bảy..Sở VHTT đã tổ chức hội thảo để giúp UBND tỉnh ban hành quy định chính thức về tên gọi, hình thức, thời gian tổ chức các lễ hội ở Quảng Trị. Theo đó hiện nay Quảng Trị duy trì các hoạt động lễ hội sau : Ngày hội thống nhất non sông tổ chức 5 năm một lần vào ngày 30/4 năm chẵn và năm tròn ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam, thống nhất đất nước. Lễ thả hoa trên sông Thạch Hãn được tổ chức lớn vào ngày 1/5 năm chẵn và năm tròn ngày giải phóng tỉnh Quảng Tri 1972. (Đương nhiên hàng năm vào dịp có các hoạt động lễ tưởng niệm liệt sĩ thì địa phương vẫn có việc thả hoa đèn ) Lễ hội Văn hoá-du lịch Nhịp cầu xuyên á, được tổ chức 3 năm một lần. Lễ hội Tri ân tháng bảy được tổ chức lớn vào năm chẵn và tròn kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ.
                                                                                   XUÂN ĐỨC 



Báo . . . Báo . . . SOS




Thế này mà gọi là pháp luật ư?

Hoàn toàn tôi chả muốn thả chữ nào về vụ án xử mấy cô gái bán dâm và môi giới bán dâm bữa qua. Chẳng qua tôi không muốn dính vào trò xử đó. Nhưng báo chí thì cứ lồng lộn lên, báo in báo mạng, đài phát thanh, truyền hình, cả chính thống lẫn không chính thống. Vậy mà cuối cùng cầm lòng chẳng đậu. Nhưng dứt khoát không nói chi về "tội" của mấy cô gái đó, chỉ nói chuyện tòa, chuyện báo.

Xứ ta hầu như ngày nào cũng mở tòa, ngày nào cũng kết án. Tội phạm nhiều, luật hình lắm nên tòa bận rộn. Tuyên đúng người đúng tội là đương nhiên, nhưng oan sai cũng chả thiếu. Cái cần xử kín thì hở toang toác, vụ cần công khai thì lại dấm da dấm dúi. Nhìn vào chỗ thần công lý ngự trị nhiều khi thấy cũng nực cười.

Giở lại vụ xử mấy cô gái trên. Tất nhiên các cô ấy phạm luật, mà đã vi phạm thì phải chịu sự phán xét của pháp luật, nên tôi không có ý bênh họ (phải nói trước ra như thế). Xứ ta cấm hành nghề mua bán dâm. VN chứ không phải Hà Lan hay nước Đức. Không có phố đèn đỏ, chỉ luật đỏ thôi, vượt lằn ranh thì ráng chịu. Nhưng...

Đối với người đàn bà, hầu hết khi chọn sự bán dâm để sống tức là đã chả còn cách nào khác phù hợp với chính mình. Chấp nhận sự khinh rẻ của cộng đồng, xã hội. Vì tham tiền, muốn hưởng thụ, lười lao động, ham muốn thân xác, bị đẩy vào bước đường cùng... thôi thì đủ thứ lý do. Muốn lên án họ thế nào cũng được. Những cô bán dâm nhưng vẫn cố ý giấu diếm tức là trong họ vẫn còn chút mong muốn quay trở lại cuộc sống bình thường. Vậy mà tòa nỡ lòng nào, báo chí truyền thông nỡ lòng nào phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật. Ừ thì để cảnh báo, để làm gương, để rút ra bài học, để kẻ khác thấy mà chừa. Nhưng liệu có hồ hởi hăng hái tàn nhẫn thái quá chăng khi chưa xử đã công bố ngày này ngày nọ lôi ra tòa, khi xử thì mở cửa không khác gì tháo khoán cho người đến coi mặt bọn "đĩ" (dư luận kháo như thế), mời đủ cơ quan báo chí truyền thông, muốn quay phim chụp ảnh phỏng vấn cứ thoải mái. Phòng xử chật ních. Nhà báo đông hơn kiến cỏ. Có cảm giác nếu xử trùm phát xít Hitler cũng không đến nỗi thế. Mấy "cô gái sông Hương" ấy co ro nhưng con giun con dế giữa tòa, trong vòng vây trùng điệp của những người có nhân cách hơn họ. Dù tòa có tuyên án nhẹ, án treo, thậm chí trả tự do ngay sau đó thì cũng đã phăng một nhát dao tàn nhẫn chặt nốt đường về của họ. Phụ giúp đắc lực cho tòa là những anh chị nhà báo hăng hái kia, những người từng đọc leo lẻo truyện Kiều "chữ trinh còn một chút này/Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan". Lôi người đàn bà đang mắc nợ nhân phẩm ra trước chợ người, liệu tòa có chút băn khoăn nào không nhỉ? Dí cái ống kính máy ảnh vào tận mặt người ta trong giới hạn cuối cùng của lương tâm, thử hỏi các nhà báo có cảm thấy đắng chát lòng không nhỉ?

Giá như xử "mấy tên phản động" Hà Vũ, Điếu Cày, tòa lôi ra công khai thế này, cho báo chí tung hoành tác nghiệp thế này để dân tình thấu hiểu "tội lỗi của chúng" có phải hợp lý hợp tình không. Và ngược lại, với mấy cô gái ấy, lôi toẹt vào cái phòng kín, cấm tiệt bọn báo chí, ngắt điện tivi, thì dù án tuyên thế nào chăng nữa cũng vẫn có chút tình người.

28.6.2013
Nguyễn Thông

Ghi chú: Ảnh của mạng kênh14.vn


Mại dâm

Văn Công Hùng 

Võ Thị Mỹ Xuân, từng đoạt giải Hoa hậu Nam Mê Kông 2009
Mấy hôm nay đề tài mại dâm đang Hot trên các báo và cả trong dư luận vỉa hè. Sáng ngồi nhẩn nha ly cà phê liếc báo thì mới thấy hôm nay xử em hoa hậu Mỹ Xuân bán dâm. Tối qua thì tv trung ương đưa 1 phóng sự về mại dâm Đồ Sơn, đưa chi tiết, cận cảnh, tuốt tuột, mà người làm phóng sự là một em phóng viên nữ. Mình đã sởn da gà khi xem cái phóng sự ấy. Đến thế là cùng, nhân phẩm của con người...


Báo Tuổi Trẻ cũng đang chơi Fơi a tông mấy kỳ mại dâm, mà là mại dâm nam, đủ nam phụ lão ấu mua bán trên ấy.

Dư luận sôi lên là bởi một bác nào đấy ở cái cục  có nhiệm vụ chống mại dâm nói rằng ở Đồ Sơn và Quất Lâm không có mại dâm. Báo hại bao nhiêu người cười khẩy, chứng minh cái câu của người Nam "Nói dzậy mà không phải dzậy" là đúng.

Nó chứng minh một điều rằng: Mại dâm là cái món không thể chống được, kể cả các bác hô hào to nhất là chống thì có khi các bác ấy cũng thừa biết là không thể chống theo kểu hành chính mệnh lệnh cấm đoán được. Nó sinh ra và tồn tại từ khi có loài người. Thời phong kiến thối nát bỏ rọ trôi sông thế mà còn chả chống, chả cấm được, huống gì bây giờ. Nàng Kiều vĩ đại trong văn học Việt đấy, dẫu nàng thốt lên "Thân lươn bao quản lấm đầu/ chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa" thì nàng vẫn 15 năm lưu lạc, nhưng rồi nàng vẫn ngời ngời sáng, vẫn bắt biết bao sĩ tử học trò từ phổ thông tới tiến sĩ phải chứng minh là nàng trong sạch...

Thế thì hà cớ gì chúng ta bây giờ, cứ bắt chị em làm cái nghề ấy, phải là tội phạm, phải là xấu xa bẩn thỉu.

Tôi có nghe một vài chị em phụ nữ, có chức hẳn hoi, bảo nếu công nhận mại dâm là 1 nghề là xúc phạm, là hạ cấp nhân cách phụ nữ. Xin thưa chính cái kiểu cấm không xong, bắt không xong, lâu lâu lại lôi ra một ít chị em làm vật tế thần, bêu riếu họ, xỉ nhục họ... mới là xúc phạm, là hạ cấp nhân cách chị em.

Xưa thời Pháp sài lang đô hộ, nó cho mở nhà Săm, chị em muốn vào đấy phải làm thủ tục rất đàng hoàng, có nhân thân, có phiếu khám sức khỏe, chịu sự quản lý, và như thế tất nhiên có... đóng thuế. Chị em nào không có môn bài đi vạ vật ngoài đường đón khách là a lê hấp, về đồn. Rành mạch và nhân đạo, và an toàn và không xỉ nhục nhau kiểu như tối qua tivi chiếu 2 anh chị ấy ngồi thổn thện trên giường, xấu hổ không chịu được.

Bây giờ ví dụ nhé, ở mỗi thành phố, chọn chỗ nào khuất khuất tí, cho xây ở đây một khu nhà, màu vàng chẳng hạn. Chị em vào đấy  được chăm sóc sức khỏe, được tư vấn, được bảo vệ, được nộp thuế... tôi đố các anh chàng nào ở thành phố ấy dám láng cháng vào đấy, ngược lại, dân nơi khác đến, nếu bí, vào mua vé đàng hoàng, được bảo hộ, ngẩng cao đầu mà vào chứ không phải như bây giờ lén lén lút lút, chỉ béo mấy anh cò chăn dắt...

Chính khi ấy, chị em được tôn trọng, được bình đẳng, nghề ấy cũng như mọi nghề khác- tất nhiên đấy là nghề có điều kiện.

Chứ như những gì báo chí nước ta đang đưa, chao ơi, mại dâm cả nam cả nữ, cả nửa nam nửa nữ nó... rầm rộ như hội thế, nhà cầm quyền lâu lâu mở một cú chiến dịch, một vài em lên thớt, nhục nhã ê chề, rồi đâu lại vào đấy.

Như cô bé Mỹ Xuân đang đứng trước tòa kia, rồi tương lai của cô ấy như thế nào khi thanh thiên bạch nhật xử như thế? Liệu đấy có phải là hành vi nhân đạo... Còn bao nhiêu người chưa bị bắt, chưa bị lộ... mà thực ra, đấy có phải tội không nhỉ?

Theo như những gì tôi hiểu, và đọc trên báo- như loạt bài trên Tuổi Trẻ chẳng hạn- thì đấy là một nhu cầu- của nhiều người, cả nam và nữ. Cấm nó vẫn xì, mà lại tốn người thực hiện lệnh cấm, mà lại bất ổn xã hội vì không quản lý được, vậy có nên xem lại không?

Là nhà cháu uống cà phê vào, đọc mấy tờ báo xong gõ chơi vậy, coi như phát chào buổi sáng, nghe thì nghe không nghe thì... thôi,...
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

24-06-2013


Gửi Thủ Tướng Ba Dũng

NGUYỄN TRỌNG TẠO

 Tôi có gặp Thủ tướng Dũng một lần dịp động thổ nhiệt điện Vũng Áng (Hà Tĩnh) và ấn tượng về câu nói của ông lúc đó: “Hà Tĩnh rất giàu truyền thống cách mạng, nhưng kinh tế thì rất nghèo”. Tôi ấn tượng vì chưa ai nói như thế, nghĩ như thế.
Trước đó, tôi xúc động khi ông mới lên chức vào Vinh quê tôi tìm gặp cho được người đồng đội cũ và thăm nhà anh ấy với bao tình cảm sâu sắc.


Rồi một lần anh Trương Đình Tuyển (bộ trưởng) mời tôi uống rượu với anh Tư Kiên (thượng tướng,  Anh hùng lực lượng vũ trang), và tôi nghe anh Tư Kiên kể là đã chở thương binh Ba Dũng bằng cối giã gạo (làm bằng gốc cây mù u) giữa rừng U Minh Hạ. Tư Kiên còn nói “Tôi thấy anh Dũng một tay ôm súng, tay kia ôm bắp chân máu chảy ướt đẫm ống quần”. Người lính thế hệ chúng mình là thế đó. Tôi cảm động lắm.

Hôm 19/6 có người trong đoàn anh Tư Sang từ Trung Quốc điện cho tôi bảo đã có danh sách 20 blogger có thể bị bắt. Tôi nói vui: Bắt hết nhân dân đi, xem họ sống với ai.

Hôm qua, tôi xem một Video clip thấy một bà mẹ Anh hùng cầm cây gậy chống ngồi trước cửa nhà cản xe xúc nhà mẹ. Tôi ấn tượng về cánh tay nổi gân của một thanh niên dành chiếc gậy của Mẹ, và Mẹ cố giữ lại cây gậy chống. Và tôi đã khóc. Tôi nghĩ, nếu Thủ tướng biết chuyện này chắc ông cũng khóc.
Tôi không muốn Thủ tướng khóc. Năm 1978 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khóc khi họp với các Bộ trưởng, vì dân không đủ ăn; và tôi đã viết câu thơ: “Nước mắt không thể thay mưa ngày nắng hạn”. Bài thơ sau đó được tạp chí Văn Nghệ Quân Đội chọn là “bài thơ hay nhất trong năm”.

Tôi viết bài này không có mục đích làm Thủ tướng Ba Dũng khóc, nhưng ông nên biết hình ảnh bà Mẹ anh hùng đang không khóc trước những người Nhà nước đang thi hành “công vụ” cưỡng chế Mẹ như thế nào qua Video clip hôm qua. Nếu Thủ tướng bận nhiều thì tôi cũng muốn ông dành mươi phút xem Video clip này để có cách thương dân hơn, như ông đã thương những “ân nhân” của mình thời chiến tranh. 
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
......................................
Ảnh: Cảm xúc dâng trào khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng gặp lại người đồng chí, đồng đội năm xưa sau 24 năm bặt tin tức.

      Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

      Góp Nhặt . . . Còn có những điểm sáng . . . Và . ....


      Đĩa mài sừng tê giác bày bán tràn lan tại làng gốm

      Buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác đã bị cấm nhưng sức nóng và niềm tin vào loại "biệt dược" có thể chữa bách bệnh này càng trở nên nóng hơn bao giờ hết với những người lắm tiền nhiều của theo kiểu "phú quý sinh lễ nghĩa". Để phục vụ cho những người tin vào sự diệu kỳ của nó, một loại đĩa chuyên dụng để mài sừng tê giác được sản xuất rầm rộ và bày bán la liệt ở làng nghề gốm cổ truyền.

      Mua bao nhiêu cũng có
      Tin vào sự kì diệu của sừng tê giác có thể chữa bách bệnh từ đau đầu đến bệnh gút, bệnh nan y và thậm chí cả ung thư, tăng cường sức mạnh đàn ông, nhiều đại gia, những người lắm tiền nhiều của không tiếc tay, vung cả trăm triệu đồng để sở hữu khoảng 100 gam sừng tê giác. Thực chất, công cụ chế biến loại "thần dược" này khá đơn giản, thông thường chỉ cần mài sừng tê giác thành dạng bột pha với nước để uống là có thể chữa bách bệnh. Để mài được sừng tê giác chỉ cần một đĩa chuyên dụng, làm sao khi mài sừng không bị lẫn với các tạp chất khác. Vì thế mà một số làng gốm cổ truyền đã bắt tay vào sản xuất đĩa chuyên dụng để mài sừng tê giác phục vụ cho các bậc "đế vương" thời hiện đại. Những người thợ ở làng gốm, họ nắm bắt thị trường, nhu cầu của đại gia rất nhanh.
      Tê giác có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn trộm lấy sừng
      Nắm bắt được xu hướng đó cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều thợ gốm làng gốm Bát Tràng cổ truyền ở huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội đã bắt tay vào sản xuất đĩa mài sừng tê giác.  Tại chợ gốm ở Bát Tràng, chỉ nhìn qua các cửa hàng bày bán sản phẩm của họ là phát hiện ra, ki-ốt nào cũng có hàng bày bán sẵn. Dù không được bày bán ở những vị trí bắt mắt, nhưng là mặt hàng khá được "chuộng" trong thời gian gần đây nên chỉ cần hỏi mua là quý khách được đáp ứng nhu cầu ngay. Chúng được đặt ở vị trí sâu bên trong bởi những người biết và mua loại đĩa này phần lớn là đại gia, người thật sự giàu có hoặc những người bị bệnh thập tử nhất sinh, coi uống sừng tê giác là cơ hội cuối cùng để sống sót. Tuy nhiên, cũng có cửa hàng treo hẳn một biển nhỏ ghi rõ, có bán đĩa mài sừng tê giác.
      Qua khảo sát của PV, những chiếc đĩa mài sừng tê giác được chia làm bốn cỡ, có đường kính khác nhau, loại 14cm, 16cm,  20cm và 22cm. Trong đó cỡ trung bình 20cm được nhiều người tìm mua nhất. Mặt trong của đĩa thô giáp, thành đĩa được tráng mem xanh hoặc trắng bóng láng có in hình một con tê giác với cái sừng dài hoặc chữ thọ, mặt dưới đĩa được in chữ "đĩa mài sừng" và hình con tê giác kèm theo địa chỉ nơi sản xuất "Bát Tràng - Việt Nam".
      Chị Loan, chủ cửa hàng Loan Tuấn (kiot 76 chợ gốm Bát Tràng) cho biết: "Đĩa mài loại nhỏ, giá chênh nhau ít nhưng loại to thì chênh nhiều hơn. Với chất liệu gốm loại hai có màu xám hơn, loại kích cỡ nhỏ nhất có giá 40.000 đồng, tương ứng các kích cỡ tiếp theo là 60, 70, 80.000 đồng/ chiếc. Trong khi đó, đĩa mài gốm có màu trắng được bán với giá đắt gấp rưỡi đến gấp đôi. Nếu mua nhiều có thể giảm hơn một chút nữa".
      Trò chuyện với ông chủ cửa hàng Đạt Hải (kiot 63 chợ gốm), chúng tôi được ông tiết lộ: "Cửa hàng của tôi chỉ bán cỡ 22cm, các loại cỡ khác, khách hàng ít mua lắm. Giá bán tùy thuộc vào chất liệu gốm sứ. Đĩa mài sừng được làm bằng chất liệu gốm tốt, được nung ở 1.350 độ nên có thể mài thoải mái và rất bền. Nếu chất liệu gốm nhẹ, kém, không đạt tiêu chuẩn về độ nung, sau khi mài xong sẽ không đảm bảo mùn của sứ có bị lẫn vào trong nước hay không". Theo ông chủ Đạt Hải, đĩa mài sừng tên giác, lượng tiêu thụ cũng ít, khách chỉ mua một đến hai cái, ai mua nhiều mới đến năm cái, chứ chưa có ai mua đến mấy chục cái liền một lúc. Cũng vì thế mà ở các cửa hàng, trữ lượng đĩa mài sừng tê giác không nhiều. Muốn mua số lượng lớn, khách phải đặt hàng trước thì chủ lò gốm mới sản xuất.
      Chị Lan Anh ở cửa hàng Lan Anh (kiot 19) thì chia sẻ: "Cùng là loại chất liệu gốm sứ nhưng loại hàng sứ trắng nhiệt độ nung cao hơn, đất đẹp và khó làm hơn nên giá cao hơn. Còn hàng nhìn như men ngọc (hàng ôxi) thì giá thấp hơn một chút. Về cơ bản giá của loại đĩa này ở các cửa hàng như nhau, chênh lệch không đáng kể. Với lại lượng khách tìm mua không nhiều, toàn là khách đại gia, nhiều tiền nên họ không quan tâm nhiều đến giá cả mà họ quan tâm đến chất xứ và thẩm mỹ". Cũng theo bà chủ Lan Anh, nhiều mối lấy đĩa mài của chị còn ngỏ ý hỏi chị có nhu cầu mua sừng không để cung cấp nhưng chị không dám mua. Vì một miếng sừng giá hàng trăm triệu đồng, hơn nữa không biết thật, giả thế nào.
      Bộ đĩa mài sừng tê giác có bốn loại kích cỡ khác nhau
      Giá c đa dạng
      Nằm ở vị trí lối vào cổng chợ nên cửa hàng của bà chủ hiệu Tâm Thuận có phần đắt khách, người ra người vào tấp nập. Khi chúng tôi đặt vấn đề mua đĩa mài sừng tê giác với số lượng lớn, bà Thuận không ngần ngại cho biết: "Hiện, đĩa mài sừng tê giác cũng khá nhiều người tìm mua. Cửa hàng của tôi có bốn kích cỡ khác nhau, từ nhỏ cho đến lớn và được làm từ hai loại chất liệu là loại đẹp và loại thường. Loại đẹp thì chất men trắng và mịn hơn, còn loại thường thì chất mem đen hơn. Vì thế, giá của sản phẩm phụ thuộc vào kích cỡ và chất liệu. Cùng một kích cỡ nhưng loại đẹp đắt gấp đôi loại thường. Hàng có sẵn không nhiều, nhưng nếu khách đặt thì bao nhiêu cũng có. Cỡ nhỏ nhất, loại thường có giá 35.000 đồng, loại to hơn chút có giá 70.000 đồng. Cứ tăng dần lên thế theo kích cỡ và loại đẹp thì gấp đôi lên. Nếu mua buôn với số lượng lớn thì sẽ được giảm giá từ 10.000 - 15.000 đồng/ đĩa".
      Trong khi đó, tại cửa hàng gốm sứ Dũng Mai, bà chủ cửa hàng đưa ra mức giá khá hấp dẫn. Chị Mai cho biết: "Loại đẹp, cỡ lớn nhất có giá 120.000 đồng, nhỏ hơn 85.000 đồng, nhỏ hơn nữa là 70.000 đồng và nhỏ nhất là 50.000 đồng. Cả bộ bốn chiếc là 325.000 đồng, nhưng nếu mua nhiều sẽ được giảm còn 310.000 đồng/bộ, không thể thấp hơn. Cửa hàng sẽ đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn hàng cho khách. Giá này là giá đã đóng gói và giao tại cửa hàng, chưa bao gồm công vận chuyển, nếu khách hàng có yêu cầu, cửa hàng sẽ chuyển đến tận nơi và người mua chịu chi phí vận chuyển".
      Quy luật có cầu ắt có cung, điều này cho thấy dù ít hay nhiều thì xu hướng ngày càng nhiều người tìm đến loại "thần dược" sừng tê giác ngày càng đáng báo động. Trong khi đó, hội nghị lớn nhất hành tinh vừa diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) để thảo luận các biện pháp đối phó với nạn săn bắt trộm tê giác, Việt Nam bị liệt vào "tầm ngắm" và được coi là trung tâm tiêu thụ và sử dụng sừng tê giác của thế giới.
      Như vậy, liệu việc sản xuất và buôn bán đĩa mài sừng tê giác có bị coi là một hành vi cổ súy, tiếp tay cho hoạt động buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng thiết nghĩ, việc buôn bán và tiêu thụ sừng tê giác trái phép cần lên án và hình phạt cũng cần nghiêm khắc hơn. Đặc biệt cần tuyên truyền để mọi người hiểu rõ, sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh "ghê gớm" như nhiều người vẫn nghĩ.    
      Không thể xử phạt
      Luật sư Lê Minh Trường, công ty Tư vấn luật Sunlaw cho rằng: "Buôn bán đĩa mài sừng tê giác, về mặt pháp lý, chưa có tiết chế nào để xử phạt việc sản xuất và buôn bán loại đĩa này. Và một thực tế hiển nhiên là không phải cứ cấm sản xuất và buôn bán đĩa mài sừng thì việc buôn bán trái phép sừng tê giác sẽ giảm. Hai điều đó không có mối liên hệ nào, xét về mặt kinh tế hay khoa học. Hơn nữa, đĩa mài sừng tê giác sản xuất ra không chỉ là để phục vụ vào việc mài sừng tê giác mà có thể mài sừng các con vật khác.
      Kể cả khi họ để hình tê giác hay in chữ trên đĩa mài sừng tê giác thì đó cũng chỉ là một biểu trưng chứ không phải chứng cớ để khép tội. Hiện tại, về mặt pháp lý việc buôn bán tràn lan loại đĩa này không ảnh hưởng gì, vì nó có nguồn gốc xuất xứ và nhà sản xuất rõ ràng nên ta không thể cấm việc sản xuất. Còn nếu nghĩ rằng đó là việc tiếp tay hay cổ suý cho hành vi săn bắt và buôn bán sừng tê giác thì là hiểu dưới góc độ suy diễn. Không có cơ sở nào chứng minh việc một người thợ sản xuất ra 1.000 chiếc đĩa mài sừng thì sẽ có 1.000 con tê giác bị giết chết lấy sừng. Các nhà quản lý có thể xử phạt khi hành vi này bất hợp pháp, còn việc sản xuất kinh doanh là theo cung cầu của thị trường và đương nhiên không có lý do gì để cấm vấn đề này cả".  
      Theo Người đưa tin





      'Cá thần' trăm tuổi được nuôi làm thịt ở Hà Giang

      Nghe nhiều lời đồn ở Hà Giang có những con “cá thần” kỳ lạ, sống lâu cả trăm năm tuổi, nặng ngót nghét trăm kg, đang được người dân nuôi làm thức ăn và cúng lễ, chúng tôi tìm về để mục sở thị.
      Ông Nguyễn Văn Giằng nhẹ nhàng kéo cánh cửa gỗ có mái che phía trước ngôi nhà sàn rộng rãi, mời khách vào nhà. Thôn Hạ Thành (xã Phương Độ, TP.Hà Giang) vốn đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nên việc khách lạ đến tham quan sinh hoạt người dân là chuyện khá bình thường. Tuổi ngoài 80, ông Giằng vẫn rất khỏe mạnh, quắc thước. Ông đang tự mình nấu cám làm thức ăn cho đàn gà, đàn lợn của mình. Thấy khách hỏi thăm đàn cá lạ, người đàn ông dân tộc Tày vui vẻ chỉ xuống cái ao trong xanh.
      Ao cá được đồn là có cá trăm năm tuổi.
      “Cả ao này có chừng 2 - 3 tạ cá, nhưng chỉ có rất ít cá bỗng (giống "cá thần" ở Cẩm Lương, Thanh Hóa) thôi. Các anh đợi chút, tôi đem ngô ra nhử chúng lên ăn, tha hồ xem”, vừa nói, ông Giằng vừa nhanh nhẹn chui vào gầm sàn, hào phóng đem ra gần nửa chậu ngô. Cái ao của gia đình ông Nguyễn Văn Giằng được tận dụng gần như triệt để diện tích đất của gia đình. Ao "chui" cả vào nền bếp và gầm ngôi nhà sàn. Nước ao sạch nhưng khá sâu nên không nhìn thấy đáy.
      Mặc dù ngô khô nổi lềnh bềnh trên mặt nước, nhưng không thấy một con cá bỗng nào ngoi lên đớp mồi. Ông Nguyễn Văn Giằng giải thích: “Có thể chúng sợ rét nên chui hết vào gầm bếp, không ra chăng?”. Chúng tôi nhòm qua khe nứt rộng của nền bếp, săm soi kỹ những chuyển động dưới nước. Ai cũng reo lên khi thấy có một con cá khá to đang lượn lờ. Thân nó cũng có nhiều màu đỏ ở đầu, vây và đuôi như loài “cá thần” ở suối cá Cẩm Lương.
      Ông Nguyễn Văn Giằng đem ngô ra nhử cá.
      Mọi người bắt đầu bàn tán về trọng lượng của con cá. Tôi khăng khăng cá chỉ tầm 10kg là hết cỡ, mặc dù anh cán bộ xã đi cùng cứ quả quyết nó nặng không dưới 20kg. Chủ nhà phân giải: “Đây là một trong 8 con cá lớn nhất của thôn Hạ Thành này. Trước đây chúng đều ở trong ao của tôi, nhưng gần đây tôi chia bớt 2 con cho người nhà. Từng nuôi chúng cả chục năm nay, đã quá quen thuộc nên dù chúng ở trong ao nào thì tôi vẫn dễ dàng nhận ra. Thực ra, trước đây thôn này nhiều cá to như vậy lắm. Cá biệt có những con nặng ngót 40kg. Còn nặng cỡ 20 - 30kg thì nhiều, vài chục con như thế. Cá này đều được bắt từ sông Lô, đem về thấy nhỏ thì thả vào ao nuôi cho lớn dần. Nhưng những năm chiến tranh, cư dân biên giới phía Bắc này phải đi sơ tán, không có ai nuôi và chăm sóc chúng, nên mất dần đi. Tám con cá lớn nhất hiện nay là số cá cỡ 7 - 8kg còn lại từ khoảng năm 1980. Nuôi lâu nhưng lớn chậm, nay chúng chỉ tầm 12kg thôi”.
      Rất khó khăn để nhìn thấy cá lạ ở Phương Độ.
      “Có nghĩa rằng chúng không phải là những “cụ” cá 100 năm tuổi?”, tôi hỏi. “Tôi sống hơn 80 tuổi đời rồi, chưa từng thấy ở Hà Giang này có con cá bỗng nào già như vậy. Nhiều nhất cũng chỉ là những con cá trong ao nhà tôi thôi, nhưng chưa con nào đến 40 tuổi cả”, ông Nguyễn Văn Giằng trả lời.
      Chưa nhìn thấy kỹ càng những con cá lạ, chúng tôi lại ngược đến nhà ông Nguyễn Văn Đoàn để xem. Nhà ông Đoàn không có ai ở nhà. Đàn cá bỗng thấy bóng người thì chạy rẽ sóng trong ao cạn trước ngõ. Cái ao bé như một vũng nước, sâu độ vài gang tay, có đám bèo non cho cá bỗng trú ẩn. Dùng cây sào chọc cho động nước, đám cá lại phóng vụt đi, không con nào dám lại gần.
      Nhưng từ trên bờ có thể nhìn thấy rất rõ đàn cá, gần 10 con. Chúng có những chiếc vây hồng, môi hồng, đuôi hồng rất đẹp. Con to nhất đàn nặng chừng 6 - 7kg. Chủ nhà đi vắng, nên dù rất muốn nhưng chúng tôi không thể dùng lưới xúc cá lên để xem cho rõ chúng có giống cá ở Thanh Hóa không?
      Cá bỗng ở nhà ông Nguyễn Văn Đoàn.
      Tôi cũng từng nhiều lần xem đàn “cá thần” ở suối Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), nhận thấy chúng có những điểm gần giống nhau, đều có nguồn gốc ở các con sông lớn (sông Lô, sông Mã). Màu sắc, hình dáng khá tương đồng, có lượng màu đỏ hồng ở những bộ phận nhất định. Dù người Hà Giang gọi là cá bỗng, nhưng người xứ Thanh gọi là cá dốc, nhưng có vẻ chúng đều cùng một chủng loại.
      Điểm khác biệt cơ bản ở đây chính là “thái độ” của loài cá với người. Cá ở suối Cẩm Lương (và nhiều suối khác mới phát hiện ở Thanh Hóa) khá gần gũi thân thiện, không sợ người. Kể cả hàng chục người xung quanh chuyện trò, chỉ chỏ huyên náo chúng vẫn cứ bơi lững lờ nhưng chẳng cần bận tâm.
      Cá bỗng giống với "cá thần" ở Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa).
      Thậm chí, một số người cầm chiếc lá, cọng cỏ giơ sát mặt nước, chúng có thể nhảy lên đớp gọn. Không như ở Phương Độ, cá trốn chạy rất nhanh khi có người đến gần. Thức ăn thả đầy mặt nước, nhưng có tiếng động chúng cũng không dám nổi lên.
      Vén lớp màn bí ẩn của những con “cá thần”, người ta biết, hàng chục năm trước, nhiều người đã từng ăn cá ở Cẩm Lương mà chẳng ai bị thần linh “quở phạt” gì cả. Nhưng có một sự thực là tín ngưỡng lâu đời thờ các vật linh của người Mường địa phương (cụ thể ở đây là đàn cá và thần rắn) luôn được tôn trọng.
      Nhưng dù gì đi nữa, chuyện con cá bỗng (dốc) có thể sống cả trăm năm, nặng cả tạ thì thực phi lý. Chúng cũng có vòng đời bình thường như những loài cá khác. Nhưng nếu tôn trọng, bảo vệ chúng, những hiệu quả khác đem lại cho người dân là rất nhiều, như những gì suối cá Cẩm Lương đang đem lại.

      Theo Zing





      Một 'địa ngục' không thể hình dung nổi ở Việt Nam



      Những hình ảnh được tạp chí Spiegel Online của Đức ghi nhận bằng camera bí mật ở Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng trước thảm trạng của các loài linh trưởng ở nơi đây.

      Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm bậc nhất trên thế giới. Đáng buồn thay, đây cũng là nơi mà sự tồn tại của các loài vật họ hàng gần với con người này bị đe doạ nặng nề nhất. Nguyên nhân chính của thực trạng này chính là thói quen ăn thịt khỉ của một bộ phận người dân và sự hoạt động của hệ thống nhà hàng bán thịt khỉ.

      Cảnh báo: Nội dung dưới đây có nhiều hình ảnh nhạy cảm.


      Do người nước ngoài không thể thâm nhập được vào những nhà hàng bán thịt khỉ, Spiegel Online đã cử một cộng tác viên người Việt đóng vai một khách hàng đang tìm nguồn cung cấp thịt khỉ cho nhà hàng ở Hà Nội. Người này đã được tiếp cận nhà bếp và kho trữ của nhà hàng và ghi lại những hình ảnh vô cùng kinh khủng.


      Trong gian phòng tối, con khỉ còn sống bị trói quặt tay ra sau lưng. Người đầu bếp dúi nó xuống sàn. Một người phụ nữ xối nước nóng vào nó để người kia vặt lông. Con khỉ không kêu la, nhưng nó giẫy giụa mãnh liệt. Người đầu bếp dùng con dao to đập nhiều nhát vào cái đầu trọc của con khỉ. Khi đã chết hẳn, người ta bắt đầu phanh thây nó.


      Người phụ nữ hứng máu khỉ vào một cái túi nilon. Con khỉ được đưa sang trong phòng bên cạnh. Ở đó có hai xác khỉ đã được làm lông và loại bỏ nội tạng. Sẽ không có phần nào của những con khỉ bị bỏ sót. Chúng sẽ được chế biến thành món ăn hoặc các vị thuốc theo kiểu truyền thống Trung Quốc. Bà chủ quán cho biết có thể cung cấp hàng trăm con khỉ trong ít tuần. Mặc dù không được pháp luật cho phép nhưng thịt khỉ vẫn được phục vụ bán công khai tại nhiều nhà hàng.


      Tại một vùng gần biên giới Việt Nam, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Karl Ammann đã mua từ người dân một con cu li, một loài thuộc họ linh trưởng.


      Con cu li này kém may mắn hơn nhiều. Nó đã bị hành hạ đến chết tại một ngôi làng miền núi gần biên giới Lào - Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng chỉ khiến cho số phận của các loài linh trưởng trở nên thê thảm hơn. Con người đã có thể xâm nhập những vùng hẻo lánh nhất của Đông Nam Á, trong khi việc ăn thịt thú hiếm trở thành một thứ mốt thời thượng.

      Những bộ xương của cu li tại một khu chợ ở Mong La, Myanmar, gần biên giới Trung Quốc. Thịt nhiều loài linh trưởng được coi là một món ăn ngon, cũng như vị thuốc quý tại một số khu vực của châu Á.


      Ông Kloeble George, chuyên viên hỗ trợ phát triển của Đức và nhóm kiểm lâm đã giải thoát cho nhiều cá thể cu li tại vùng rừng thuộc tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. "Ở khắp mọi nơi trong khu vực này đều có các nhà hàng phục vụ thịt khỉ", ông cho biết.


      Kloeble và các cán bộ kiểm lâm Việt Nam bên một con khỉ vừa được tịch thu từ những kẻ nuôi giữ trái phép. Cuộc đấu tranh chống lại sự tàn sát khỉ trong các nhà hàng là cuộc đấu tranh rất gian nan. Cần có cả một hệ thống “tình báo” để có thể tìm ra các nhà hàng đó. Những nhà hàng mới thì mọc lên ngày càng nhiều.


      Ở nhiều nơi, săn khỉ được coi là một môn thể thao giải trí. Vào cuối tuần, cánh thanh niên chạy xe máy vào rừng để săn bắt lũ khỉ. Những con khỉ sẽ được đem bán ở chợ để làm thịt, làm thuốc, hoặc cũng có thể là làm vật nuôi trong nhà.


      Tương lai của các loài linh trưởng ở khu vực Đông Nam Á rất bấp bênh. Việc bảo vệ và phục hồi chúng sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng không thể không làm điều đó.


      Hiện tại, George Kloebles đang làm việc tại một trạm kiểm lâm ở Thanh Hoá dưới sự phân công của một tổ chức viện trợ phát triển Đức nhằm bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh này.


      Các cán bộ kiểm lâm Việt Nam vừa tịch thu được hai chú gấu đen còn nhỏ. "Chúng được nuôi bằng thức ăn trẻ em và các loại hoa quả, với chi phí lên tới 1.500 Euro cho mỗi con gấu một năm," Kloeble nói. Hiện tại, trạm kiểm lâm của ông đang nuôi 17 con khỉ, gấu đen và hai chủ tê tê nhỏ. Với việc ngày càng nhiều động vật được tịch thu, trong tương lai trạm kiểm lâm có thể sẽ trở thành một vườn thú nho nhỏ.


      Chỉ có một tỉ lệ rất ít động vật rơi vào tay thợ săn được kiểm lâm giải cứu. Đại đa số không được may mắn như vậy. Trong ảnh là một con cầy sắp bị xẻ thịt taị một ngôi làng ở Lào, gần biên giới Việt Nam. Nhiều cánh rừng đã bị chặt phá đến mức trống rỗng tại khu vực này.
      Theo Người đưa tin