Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Triệu Đóa Hoa Hồng - Tản Mạn Của Cô H-Mai Trên Đường Từ Pháp_Ý_Thuỵ Sỹ



Triệu Đóa Hoa Hồng - Alla Bugacheva | Video Clip


TÙY BÚT TẢN MẠN BÊN ĐƯỜNG – BÀI 4 :VENICE NIỀM TỰ HÀO -

VENICE xứng đáng là kỳ quan thứ tám của thế giới trong niềm tự hào và nỗi đau
1/Venice , niềm  tự hào:
Venice  là một thành phố nổi  thuộc vùng biển Địa Trung Hải .Đó là vùng đất thịnh vượng nhất vùng đông bắc Ý , một thành phố do con người làm ra  trên mặt nước .Một bên là biển và một bên là hệ thống kênh đào chằng chịt nên chúng ta còn gọi đó là thành phố của những kênh đào .Thành phố đầy sức lãng mạn , hằng năm   diễn ra lễ trao giải thưởng liên hoan phim quốc tế. Nguồn thu nhập chủ yếu  của Venice chính là du lịch
Rời Milan , chúng tôi vào đảo nổi Venice và  qua các ngõ ngách của đảo bằng đường đi bộ -Ở đây các đường nối giữa các đảo thường nhỏ vửa  phải , khách du lịch bao giờ cũng đông đảo .Trên đảo hoàn toàn không có ô tô .
Hướng dẫn viên đoàn du lịch nhắc  nhở nhiều lần :du khách vào đảo  phải ăn mặc gọn gàng , nhất là phải đi giày thấp vì phải di chuyển tham quan nhiều  qua các khu phố tập nập người .Người hướng dẫn còn dặn phải xử l‎ý ‎ như thế nào khi bi lạc đoàn .
Các bạn cứ hình dung Venice  là một quần đảo với tổng cộng 118 đảo, trên đó là những khu phố .Đó là một công trình vĩ đại hoàn toàn do sự sáng tạo của con người .Để đi từ khu phố nầy sang khu phố khác ngưới ta sử dụng  hệ thống 400 kênh rạch hoặc hơn 200 chếc cầu bắc qua các khu ;phố .Thay vì là các đại lộ trong đất liền , ở  Venice ,đó là kênh đào lớn (Grand canal).Các con đường nhỏ  ở đất liền    thì ở Venice là các kênh đào nhỏ (petit canal). Lắm  ngõ ngách như thế  nên du khách muốn tham quan nhiều , cầm  chắc  tối về khách sạn sẽ phải gác chân  .
Dân cư ngụ trên  hòn đảo Venice xinh đẹp  ít sử dụng đường bộ .Phương tiện di chuyển chính của họ là  tàu ,thuyền .Các chàng trai chèo thuyền gỗ gondola  chở du khách  trên các canal  , giống  như các xe  xích lô đạp chở du khách trong thành phố Sài Gòn vậy .
Các bạn nhìn thấy nhiều hình tôi chụp là những con kênh nhỏ len lách qua các khu phố  và bao giờ cũng có chiếc cầu nối giữa khu phố nầy sang khu phố khác  ,cách nhau một kênh đào nhỏ (petit canal). . . .
Đoàn hối hả đi cho kịp tiến độ  đã tính toán ,nhưng tôi  thì  qua một kênh nhỏ nào cũng bị sức hút của nó níu chân .Nên thế nào cũng phải dừng chân ngắm và chụp cho được một tấm hình .Bởi lẽ mỗi con kênh với các chiếc gondola được trang trí khác nhau và mỗi  khu phố đều mang một vẻ đẹp nên thơ riêng biệt  .Thường trên tầng một của căn nhà nào dọc theo các kênh rạch cũng có những hoa là hoa
Dưới kênh thì thuyền chở khách du lịch ngược xuôi ,.Nước lung linh  dưới ánh nắng nhẹ của ban mai ,phía trên là nhà tầng mỗi cái .mang vẻ đẹp khác nhau .Người trên chiếc gondola khi qua chiếc cầu nào đều vẫy tay chào và người trên  cầu thì  rối rít  vẫy tay đáp lại ,y như họ quen biết nhau dù ngừời thì  tóc đen da màu , kẻ thì mũi cao da trắng . Làm sao thoát khỏi sức thu hút  của những vẻ đẹp có một không hai nầy trên thế giới ? Bạn có thấy hình  tôi đứng tần ngần trên mấy chiếc  cầu không ?-mà hình như có vẫy tay chào nữa đấy- để rồi sau đó phải hối hả theo đoàn ,sợ  lạc
Các trạng thái phức hợp   trên đảo Venice  để lại cảm xúc theo dài trên những chặng đường tham quan kế tiếp
Người Venice cũng giống như người Châu Âu nói chung  , họ hôn nhau tích cực trên đường phố , khác là ở Venice thì  hôn nhau trên balcon  –đắm đuối và “điệu nghệ” hơn  diễn viên điện ảnh  VN trên phim truyền  hình-, vì vậy dù sợ bị chê là lạc hậu , tôi cũng nhanh tay ghi lại một tấm hình .Nhìn kỹ hình , các bạn sẽ  thây hai người hôn nhau đắm đuối trong khi các bạn biết –và họ cũng biết rằng  Venice đang chìm dần mỗi ngày 1cm  và dân cư trên đảo,theo khuyến cáo của chính phủ- đã lần lượt rời khỏi đảo thần tiên – Giống hệt  cảnh Jack và Rose trong phim Titanic  ở mũi nhọn đầu tàu trước  giờ tàu  đắm  Thấy một cảnh quá sức cinema  như vậy nên  khi đi qua rồi , phải kềm chế lắm  ,người viết bài mới  không quay đầu nhìn lại lần nữa .
.Lượt trở về  để tiếp tục hành trình quay trở lại Forence trên đường  đến Rome , chúng tôi đi bằng thuyền cao tốc  trên  grand canal –như chúng ta đi trên xe ca  hay phà dọc vậy-Lúc đó ,tôi  nhìn thấy đủ loại tàu thuyền  xuôi ngược  giống như  auto trên cac đường phố ở nước mình ::Tàu taxi , tàu vận tải , tàu police , tàu thuyền tư nhân (như xe hơi , xe gắn máy trên đường bộ Sài gòn )
Dù nhìn thấy suốt theo tuyến tàu cao tốc , tôi không thể rời mắt  những khu nhà dọc dài theo grand canal vì nó lạ quá , chưa bao giở thấy ở nơi khác .Phía trước mỗi nhà có một gara  trong đó đậu một  chiếc –không phải là  auto- mà  là chiếc  tàu .Gara  chỉ là 6 hay 8  cây cọc cắm đều  hai bên  , định vị khỏang rộng vừa đủ neo một con tàu .Tôi ước gì có thể  gọi một chiếc tàu taxi để đến chơi nhà ai đó trên đảo Venice , một hòn đảo cực  kỳ xinh đẹp đang đi vào một bước ngoặt  bi thảm , là số phận chung của cái đẹp trước qui luật khắc nghiệt của sự hủy diệt
(còn tiếp)  HM.


http://www.youtube.com/watch_popup?v=rU4BFd6vtDM&vq=sm  ( Pari )

http://www.youtube.com/watch_popup?v=g3idvt6D8i8&vq=small   ( Thuỵ Sỹ )

http://www.youtube.com/watch_popup?v=ooU_yeTGQqQ&vq=small   ( ITALY )

http://www.youtube.com/watch_popup?v=xB13DpJj9Qk&vq=small     (Ý 2 )

http://www.youtube.com/watch_popup?v=aRT6ZA-jICQ&vq=small     ( Ý 3 )

http://www.youtube.com/watch_popup?v=8u3pAlHeZ2M&vq=small




                                                  Cô HUỲNH MAI Du Lịch Châu Âu



TẢN MẠN BÊN ĐƯỜNG TỪ PARIS ĐẾN  THỤY SĨ và  ITALY
1)BUỒN
Từ phi trường Charles De Gaulle-Paris , đoàn du lịch và tôi về đến khách sạn NOVOTEL CRETEIL LE LAC .Đó chỉ là một khách sạn 3 sao nhưng từ receiptionists cho đến người dọn phòng đều  cư xử lịch sự , thân thiện (không phải kiểu lịch sự giả tạo và lạnh lùng của các khách sạn 4-5 sao sau nầy đến ở)
Theo chương trình  thì lẽ ra đoàn về  đến  khách sạn lúc 7 giờ nhưng do lịch  tham quan khá dày , đầy thú vị ở Paris
ngày đầu  nên hơn 9 giờ xe  mới chạy vào  sân trước rộng rãi xinh đẹp , thoang thoảng mùi hương  loài hoa lạ của hotel Novotel.
Tôi có phần sốt ruột vì trời đã tối mà biết chắc là gia đình hai em đang chờ gặp chị từ 7 giờ .Trẻ con đến đón dì,  chơi mãi trong receiption room đã chán nên cả gia đình kéo ra đồi cỏ trong sân trước khách sạn .Xe chạy vào cổng ,nhìn thấy nhiều người ,có trẻ con chạy loanh quanh trên sân cỏ , tim chị thắt lại .Cô em cũng cảm nhận được xe của đoàn , chạy bay đến ,kêu lên những tiếng gì không rõ mà nghe đầy xúc động
Đó là hai cô em ,con của dì dượng nhưng tôi quen gọi dượng là thầy vì thầy là giáo sư đại học dược Sài Gòn .Một cô em  là bác sĩ nha khoa , một cô là dược sĩ  , mở phòng dược  tại Paris .Tôi phải nói những chi tiết nầy vì nó khiến tôi phải viết những dòng đầu tiên  cho kí‎‎ sự “Tản mạn bên đường . . .”
Sau khi rời Pháp vài ngày ,tôi đến Rome thì cũng gặp cháu gái tôi chờ  sẵn ở khách sạn CAPANELLE , cũng vào khoảng 9 giờ tôi trong không gian mờ tối .Cháu Hiền của tôi một mình bay từ Đức , qua Marseille rồi vào Rome cũng chỉ để gặp dì
Ba dì cháu ,hai sống ở Pháp đã yên bề , riêng một cháu  ở nước Đức còn đang làm việc cho ngành Medical technical ,  phấn đấu cho tương lai. Cả ba  đã khiến tôi mong đợi , hồi hộp và mừng vui vì được gặp mặt .Ba người nầy có một điểm chung mà tôi rất yêu .Họ sống giản dị , chân thật , hiền lương và có ‎ chí phấn đấu cao .Tôi còn nhớ em Phương nói với chị :”Em thích môn toán lắm nhưng ba cứ muốn em học ngành dược để ba dẫn dắt nên em phải theo , nghĩ đến đó , em rùng mình” .Vậy mà khi đến Paris , em đã nhanh chóng trở thành dược sĩ va Huy trở thành bác sĩ nha khoa .Hai em đã là người mẹ , người vợ bình thường mà cao quí .Đó là những người Việt dấu yêu (Tôi quen nói như vậy).Bởi vì họ sống ở nước người , rất giản dị đầy tự tin .Họ sống và làm việc khiến  người ngọai quốc phải quí trọng nước Việt  mình .Để không phải buồn vì người nước bản xứ  khi  nào thấy mình làm viếc xuất sắc thì họ hỏi “Are you Japanese?”  (Như em trai tôi ở Missourri –America –từng tâm sự ).
Các em , cháu tôi  sống và làm việc luôn nghĩ đến sĩ diện của quốc gia .Cháu Hiền bay từ Đức vào Rome một mình lần đầu tiên để gặp dì , đi đến đâu , giở bản đồ đến đấy .Có hôm lạc đường ,đến khách sạn 11 giờ khuya .Dì lo nghẹn tim mà gặp thì cháu cứ nói :Không sao , con quen rồi
Tự lập , bản lĩnh là đặc điểm của sinh viên Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới .Điều đáng quí là họ vẫn giữ đước bản chất của người Á Đông ,không chạy theo lối sống phù phiếm ,khoa trương .
Điều tôi muốn nói hơn hết và là nỗi buồn vì  tôi thấy em cháu tôi đều không thoát khỏi tâm trạng của tôi , người đang sống ở trong nước .Ở Phú Nhuận ,trộm cắp đầy rẫy ở nơi tôi sống làm tôi luôn bất an .Tôi bi giựt dọc mấy lần .Nhà bên phải , bên trái là của em , của chị tôi , đều bị trộm vô vét của .Ngỡ sống ở những nước văn minh tiến bộ thì em cháu không khỏi khổ .Nào ngờ kế hoạch đề ra :đến nhà hai đứa em ở Paris  cho biết bị vỡ vì trời đã tối mà  bọn xấu thì không tha ai .Ngay cả khi tôi đưa dượng và hai em ra xe ,(khoảng sân khá rộng ) , hai em hối chị quay lại không cho đi xa nữa vì sợ .Chao ôi tôi thấy chúng tôi ở trong nước , ngoài nước đều có nỗi khổ giống nhau
Cháu Hiền tháp tùng cùng tôi tham quan Rome, Ba lô  cháu luôn ôm trước ngực , dì bảo :”con xách tay  cho khỏe”,cháu nói :”Xách tay có ngày mất của” .Đi một lát  vào cổ thànnh Saint Angel , vào chính trường Forum Romain, tôi thấy một người phụ nữ ôm con .Cô ta có nét xinh của người Pháp nhưng da  hơi đậm một chút .Cô nầy cứ đi kè kè , nhìn vào túi quần của cháu ,đoạn cô ta quay lại ,ngang nhiên  nhìn vào túi xách của tôi .Vừa lúc cháu Hiền quay lại , kéo khóa  chiếc túi xách của tôi đang mở.Buồn!
Tôi nhớ như in trong trí tôi cái tâm trạng  bàng hoàng , ngạc  nhiên và thất vọng khi tôi nhìn thấy những tấm bảng chữ trắng trên nền đỏ chót , bằng nhiều thứ tiếng :ATTENTION AUX  PICKPOCKETS ở Pháp , ở Italy khi vào đến Rome.
HM


'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Thư ONE YA gửi cho Cô Huỳnh Mai...
Thưa cô.
     Năm nay em năm mươi bốn tuổi tây và năm mươi lăm tuổi ta. Công danh đã xong xuôi, sự nghiệp cũng về chiều (*). Ngày nọ bỗng dưng em nhớ lại mình đã không còn trẻ để giữ mãi trong lòng những cảm xúc tuổi thanh xuân. Thư từ và hình ảnh cũ có cái để dành được, có cái thủ tiêu trước ngày kết hôn, vì sợ cháy nhà. Mà nhà cháy thì xây lại khó lắm vì đồng lương công nhân ăn còn không đủ lấy đâu sắm nhà mới. Cho nên kỷ niệm xưa chỉ còn trong mớ ảnh nhòe nhoẹt, trong ký ức bị tai biến lúc nào không hay.
     Một ngày sang nhà Thanh Lùn xem bói, tới quẻ cơ hội nó nói có cơ hội; cơ hội gì? biết chết liền. Vậy đành về nhà chờ và đúng là cơ hội đến chỉ sau cú nhấp chuột tìm bạn xưa. Cố nhớ lại những bài học môn văn từ thưở còn cột áo dài nhảy dây, em cặm cụi viết, xóa rồi viết, rồi xóa bằng computer. Do viết và xóa dễ như vậy nên em không ngại viết. Em viết trong giờ hành chánh vì em làm thêm ngoài giờ hành chánh. Công việc nhẹ nhàng lương hấp dẫn không thể bỏ: ôsin cho chồng con (chồng em nói làm ôsin như em chắc chỉ có một và chỉ một mà thôi). Từ ngày cầm chuột em thấy mình chưa quên nhiều thứ. Năm học tiểu học cô giáo ra đề tập làm văn tả con mèo và con chó gây lộn với nhau,  sau một hồi viết nhăng viết cụi em kết luận nếu hai con vật này có trí khôn như người ta nó sẽ không đánh nhau vì khúc xương. Năm lớp mười (lúc này em chưa có được bài văn nào cho ra hồn chớ đừng nói tới viết quá hay như em học sinh lớp mười một ấy) Thầy HVN cho đề bình luận câu ca dao:
             Một mai thiếp phải xa chàng,
             Đôi bông thiếp giữ. con chàng thiếp xin.
  Bông tai giữ, con để chàng nuôi đi sao cô này dại dột, em nghĩ vậy, nhưng phải viết sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, với lề lối phu xướng phụ tùy của nước ta nên viết mãi chỉ được nửa trang giấy. Đại khái người phụ nữ VN trung trinh tiết liệt, không tham lam, trả lại cho chồng đôi bông để chồng đi cưới vợ khác. Còn con mình phải nuôi vì đó là con của mình không thể để cho nó có mẹ ghẻ, rồi ngày nào đó chồng thấy tội nghiệp quay về…. May quá thầy thông báo không lấy điểm bài văn này sau khi chờ một tuần lễ thấy cả lớp chưa nộp bài và nhất là cái miệng Thanh Lùn lải nhải khó quá Thầy ơi. Nếu cả ba lớp mười buộc phải nộp bài có lẽ các thầy cô đã có cơ hội cười xả stress.
      Viết để kể lể nỗi lòng mình thiệt là khó nhưng mỗi lần cầm chuột với đề tài tình cờ bắt được khi xem báo, trên xe bus, đi chợ hay từ cái lằng nhằng của bạn bè em hình dung ra Thanh Mập chăm chú đọc rồi cười mím chi trúng ý tui, tui tính viết bà viết trước, tui nhường cho bà. Rồi Phù Mỏ lên trang nhắn tin One Ya còn nhớ nhiều dữ ha. Rồi Xôi nhắc Ya mở hàng trang log của cô giáo đi…,vui lắm, cảm động lắm. Nhờ có BTX chúng em có nơi làm điểm nhấn quay vòng về quá khứ, tạm quên hiện tại vẫn còn quá nhiều rối ren chưa rảnh để gở mớ tơ lòng thòng và em có chổ để khoe chút ký ức núp lùm bấy lâu nay. Có người còn định dụ dỗ để em cởi …mở nỗi lòng ra cho xem mấy chục năm qua em nghĩ gì, làm gì. Khi bị phát hiện còn gán cho em cái tội chảnh nhưng em cũng cứ viết vì sợ lúc nào đó không còn cơ hội viết và nhất là không có bạn cố tri để cùng ngoái lại tìm nhau. Tiếng nhà thơ Nguyễn Khuyến khóc bạn xót xa lắm:
               Rượu ngon, không có bạn hiền,
               không mua, không phải không tiền không mua…
       Thưa cô.
       Từ lúc có sự hiện diện của cô ở nhà chung chúng em rất mừng vì từng tuổi này còn có được cô giáo cùng đi trên khúc đường còn lại, chia xẻ chuyện nắng mưa vui buồn. Cám ơn cô đã vì tình thương dành cho lũ học trò cũ rích mà bôn ba theo chuột đến với chúng em. Em vẫn thấy trong cô nỗi buồn lẻ bạn xa vắng, xin cho chúng em được làm chút nắng ấm xoa dịu băng giá, đem tiếng cười lấp dần nỗi trống vắng trong trái tim cô.
        Kính tặng cô tình cảm chân thành kính yêu cô giáo của chúng em.
(*) Dựa theo Thưa mẹ, trái tim của Trần Quang Long:
PHẠM THỊ Y
Trả lời phản hồi của KIM THANH:
Dạ thưa cô, những điều bạn Y vừa viết ở trên đúng y chang những ý nghỉ của em, em chưa tỏ bày cùng cô thì bạn ý đã tỏ trước. Phàm ờ đời cái gì ra tay trước tất thắng, Bạn Y cơ hội dành lấy nhiều tình cảm của cô, nhưng cô phải suy nghĩ kỷ nhen cô, em mới là người học trò bẽn lẽn khi phải trả đôi bông tai lại cho chồng (nếu một mai có xa) vì em nghĩ chồng chắc ko nhận đâu! vì làm chồng ai làm thế…
Còn bạn ý hư cấu mèo với chó lại càng không đúng vì bạn ấy yêu chúng chứ em thì phải dọn vệ sinh và chăm sóc chúng( cả hai con ) thì em nhận xét chân thực hơn Y nhiều. Khúc xương chỉ là cái cớ để hai đứa choảng nhau thôi cô ơi, có khi chỉ vì tờ giấy pơluya nằm vô tình trên đất…
Mà bạn Y của em chơi với bạn gì mà mang rượu ngon ra nhử, bạn hiền của Y nghiện hết rồi sao? Cô thấy hông cô? Chỉ một là thơ gởi cô, bạn ý đã cho thấy con người rất mê tín, ham mê coi bói mà còn cả tin nữa cô. Làm việc thì tắc trách, ăn cắp giờ hành chánh để viết thơ cho cô. ngày xưa học hành thì ham chơi thầy cho bài không làm ,đổ thừa hoàn cảnh, tính tình ham vàng nên không muốn trả bông chỉ muốn trả con để dễ bề ôm cầm sang thuyền khác…..Cô ơi, lại thêm tính nhẹ dạ, nên mới bị dụ dỗ vội vàng cởi mở rộng tấm lòng thòng cho người ta biết đó cô.
Bi nhiêu đó để thấy bạn Y của em không bằng em một góc,vì có sự hiện diện của cô trong nhà chung này nên en tranh thủ nhờ cô nhận xét, còn yêu ai nhiều ít còn tùy sự nhận xét sáng suốt của cô.
Người học trò luôn viết sau, nói sau, làm sau đuôi người khác…là em đây. Mập của cô
Kim Thanh
(tái bút: cô ơi bạn Y lần nào lại thăm cô cũng kéo theo mưa gió bão bùng, lạnh lẽo và ướt nhẹp, vậy mà dám khoe là nắng ấm xua tan băng giá…em méc ít, cô hiểu nhiều mong cô thấy em là người tốt, chỉ nói vè người khác, không nói về mình, luôn đề cao mọi tính xấu của bạn cho cô thấy còn mình thì dấu luôn, sợ cô nghe nhiều bị stress)
CÔ NGHE HAI HỌC TRÒ CÔ GANH TỴ BÈN PHÁN CHO MỘT BÀI ĐỂ GIẢNG HÒA
Cô muốn bàn một chút về đề bài văn của thầy N .Chủ nhật nầy , em nhắc đại diện đi dự giỗ thầy thì hỏi thầy xem lời bình luận của ai là đúng nhất .
Riêng về khỏan nầy thì cô cho cả hai bài của Y và KThanh lọt vào khung khá giỏi bởi vì hai người đểu đồng lòng ‎để người phụ nữ ấy trả vàng cho chồng dù có người hiên ngang trả (người nầy được một điểm son vì thái độ không lưỡng lự khi trả ) , người khác bẽn lẽn trả .Trả nhưng chắc ăn là ông chồng cho lại vì “là chồng ai làm thế bao giờ” (người nầy được một điểm son vì quá trời ngây thơ) .Cả ba cô trò mình đồng tình trả vàng bởi vì vàng ở đôi bông tai có là bao mà vàng ngày xưa đâu có mắc quá xá như vàng ngày nay , có khi leo thang đén gần 50 triệu một lượng , down gia cực kỳ bây giờ cũng phải trên 40 .Vậy trả vàng hồi xưa chẳng mất là bao nhiêu mà được tiếng không tham vàng mà chuộng nghĩa , hợp với truyền thống đạo l‎y lâu đời của tổ tiên
Cô cũng thống nhất : Con thì phải rinh về nuôi .Cái nầy cũng đạt phẩm chất truyền thống .Con cò cổ cao ,chân dài , lông trắng muốt còn phải “lặn lội nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” thì nuôi con ngẫm có sá gi. . .!!!
Nuôi con để có ngày còn trông ông chồng tiếc con mà châu về hiệp phố thì vừa chứng tỏ còn yêu chồng , đã vậy dũng cảm nuôi con còn là hành động có kế sách đường dài hẳn hoi không kém gì Gia Cát Lượng (khỏan nầy Y thêm 1 điểm) .
Mạnh mẽ lên án người phụ nữ vội vàng trả con để vui duyên mới , cho ông chồng mặc sức ngâm câu “Đưa người ta không đưa sang sông –Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng” (Thái độ phản kháng đầy chính trực nầy cho KT thêm một điểm son )
Cân đi nhắc lại , một bên tám lạng , một bên nửa cân nên hai người được đánh gía huề :Đều là học sinh khá xuất sắc
Cô nói nhỏ với Thanh nha , lẽ ra cô trừ điểm Thanh nhưng nghĩ tình riêng , cô thôi .Bởi cái tội hứa với cô sáng lại nhà mà mười một giờ hơn còn ngồi đó làm bài văn .-Nghĩ tình siêng chuyện văn chương- Lỗi lời quên hẹn cũng thương tha giùm-nên cho y xì điểm đó
Còn Y nữa , qua bài viết nầy , có còn dám nói chở nắng về cho tan băng giá nữa không ?
HM


OneYamaha
15/06/2012 at 3:33 Chiều
Thưa cô, tóm lại tụi em toàn là đồ cổ có giá phải không cô? Cám ơn cô đã góp phần đánh bóng hai đứa em thêm nữa để mấy ổng bớt coi thường mấy bà phụ nữ dù rằng cô trò mình có hẳn hoi ngày tám tháng ba và ngày hai mươi tháng mười. Hôm trước có bạn qua sự rèn dũa của Thanh lùn trong mươi mười phút đã thấy lên đô. Còn em, Mập cùng các học trò khác của cô sẽ còn hoài chuyện kéo nắng ấm về sân nhà cô cho tới khi nào băng giá ra khỏi con đường Nguyễn Trọng Tuyển, số nhà 54.





Tản mạn: Cô HUỲNH MAI

18THÁNG 7
TẢN MẠN BÊN ĐƯỜNG TỪ PARIS ,QUA THUY SĨ ,ĐẾN ROME
 2-Tôi mặc áo dài Việt Nam ở Paris , Swiss và Rome
Tôi lên đường đến Châu Âu , trải qua một đêm dài 12 tiếng trên máy bay từ sân ga quốc tế Tân Sơn Nhất đến sân bay Charles De Gaulle-Paris , quá cảnh tai Bangkok –Thái Lan .
Mười hai tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay về đêm , chưa kể phải lên xuống kéo hành lý‎‎‎ để chuyển máy bay ở Bangkok nên khi đi , tôi và các bạn ai cũng phải ăn mặc gọn gàng :Quần thun bó , áo cách tân ngắn trên gối và giày xẹp có thun ôm bàn chân .
Nhưng vì tôi quyết tâm mặc ở mỗi quốc gia đi qua ít nhất mỗt chiếc áo dài nên tôi phải cố gắng .Tôi muốn mặc áo dài trong chuyến đi Châu Âu lần nầy bởi vì đó là sản phẩm của chính tôi làm ra (chính vì yêu thích nó nên tuy là một cô giáo , tôi đã đi học may áo dài khi có‎ ‎ý định định cư bên Mỹ (chỉ sợ không ai may áo dài cho mình mặc khi mình sang Mỹ sống ). Hơn nữa , mặc áo dài giữa chốn du lịch đông người ở Châu Âu còn là niềm hãnh diện mang tính chất quốc gia .Đó là quốc phục Việt Nam .
Vì quyết tâm nầy , tôi có hơi vất vả nhưng nào có hề gì khi tôi thật sự cảm thây vui sướng , tự hào
Tại phi trường Charles De Gaulle-Paris ,chỉ kịp chụp một tấm hình tại một shop mỹ phẩm trong phi trường (để kỷ niệm chiếc áo của em H mang tặng cho cô mặc đi xa) tôi vội đi tìm chỗ thay đồ .Từ Paris đến Rome ,chỗ thay đồ duy nhất là Rest room ,có khi phải bỏ vào máy đồng coin 1 Euro , thanh chắn cửa mới bung ra mời mình vào .Nhưng thật xứng đáng, vì rest room nào cũng sạch sẽ ,bóng loáng ,thoáng  như khách sạn 3 sao
Tôi có cái tật ít trang điểm , có trang điểm cũng cực kỳ nhanh 5’(Kim Thanh đã góp ‎ với cô rồi đó) nên khoảng nầy không mất thì giờ lắm .Chỉ hơi luộm thuộm là khâu thay đổi xiêm y vì phải tranh thủ theo cho kịp đoàn
Khi tôi mặc áo dài xong thì các bạn đồng nghiệp bị bất ngờ ồ lên, khen tôi chịu khó .
Chúng tôi bắt đầu cho chuyến tham quan ở Paris .Lúc tôi kéo hành l‎‎ý (hơi cồng kềnh I chút , vì tham mang theo tới 5 bộ áo dài , mà đã mặc áo dài thì phải đi giày cao gót nên mang luôn ,lại thêm nguyên một vali quà cho hai em ở Pháp ,một em ở Đức , Ngọc Trang (học trò rất thân ở Đức ) và nhiều nhất cho cháu Hiền cũng ở Đức .
Vai mang túi , hai tay hai bên là hai vali to đùng , người thì mặc áo dài .Nhờ vali có 4 chân trượt nhẹ nên chắc không làm xấu dáng khi kéo .
Cảnh quan một phi trường Châu Âu lần đầu tiên đến ít nhiều đã cuốn hút tầm nhìn của tôi.Bỗng tôi nghe tiếng một người đàn ông nói gì đó gần tôi .Tôi dừng lại .Ông nầy cao , to, da ngăm ngăm , gương mặt gợi dến cựu thủ tướng Thái Lan .Ông muốn đỡ tay cho tôi .Không phải tôi sợ người ta lừa ( hướng dẫn viên du lịch đã nhiều lần nhắc nhở khoản nầy)nhưng vì tính tôi ít khi nhờ ai và từ khi là sinh viên ,tôi nổi tiếng làm việc tốt .lao động tốt nên tôi cám ơn ông ta .Nhìn thấy ông ta có vẻ đẹp đường hoàng , phúc hậu lại vui vẻ, tôi buộc miệng hỏi (coi tôi nhẹ dạ chưa !)::
-You come from Thai Lan or Philippines?
-No , I work here .I am Vietnamese .My father is Arabie(Ả Rập Xêut) , my mother ‘s Vietnamese
Câu chuyện trao đổi hết sức ngắn ngủi nhưng dầy niềm vui và thiện cảm.Ông nầy đã nhận ra tôi là người VN qua chiếc áo dài .Ôi lúc đó tôi vui làm sao .Nhìn thấy những người phụ nử Ấn Độ , Hồi giáo đi ngang qua tôi, nhìn tôi từ quốc phục của họ , tôi quên hết mệt , thấy mình xinh đẹp,thanh nhẹ hơn trước mọi tầm nhìn
(còn tiếp)
HUỲNH MAI





2/ Tôi mặc áo dài Việt Nam ở Paris , Swiss và Rome(tiếp theo)

Chiếc  áo dài tôi mặc ở Paris  màu cánh sen -có kết sa thành những bông hoa đổ chéo xuống eo- Tôi đi thong dong  giữa kinh đô ánh sáng Paris , trên những đại lộ đẹp nhất thế giới.Đường phố Paris không thênh thang như ở Hoa Kỳ nên trông   thân thiện hơn .Dọc phố thường thấy những  caféteria nhỏ xinh .Vì ngày  cuối tuần . các caféteria  khá  đông  người ngồi (một chút gì đó giống ở  VN).

Ở Paris , người ta thường được phép lấy lề đường -có đóng thuế-để kinh doanh ,Phố xá trưng bày đầy màu sắc , dập dìu du khách , đông vui .Hình ảnh một mình tôi mặc áo dài đi giữa phố đông , hình như đã  quen thuộc với mọi người .Không ai tỏ ra ngạc nhiên , lạ lẫm .Họ trao đổi , nói chuyện  với tôi  thân thiện ,lịch sự.

Từ giã Arc de triomphe , từ giã Plave de Con Corde , tour Eiffel, du thuyền trên sông Seine,viện bảo tàng Louvre với tuyệt tác phẩm của thế giới : Nàng Mona Lisa  (La Joconde) của Leonardo da Vinci,từ giã nhà thờ Sacré Coeur –nơi  có hai chàng lãng tử say sưa song tấu  mandoline -chúng tôi chuẫn bị vào Thụy sĩ.
Từ Thụy sĩ  , đêm hôm đó tôi viết bài gởi về trang web “áodaihuynhmai.wordpress.com” ,  có   phát biểu  một chút cảm nghĩ  về mối quan hệ giữa chiến tranh và việc phát triển đất nưóc.
Trong bài ngắn gởi nhanh ấy,tôi đã  viết  :“Nghĩ mà thương cho dân Việt Nam  mình” “.Tại sao tôi lại viết thế?.Ấy là vì trên đường xe tour chạy vào Thụy sĩ .Vì đường còn quá xa  , để giải trí cho mọi người và theo yêu cầu của đoàn , hướng dẫn viên du lịch  mở dĩa Thúy Nga Paris ra xem , vừa đúng lúc  ca sĩ trình bài bản nhạc “Một mai giã từ vũ khí” của Nhật Ngân .Xe đang chạy giữa một đất nước thanh bình với những mái nhà xinh , với những dóng suối vô tư  chảy tung bọt trắng xóa dọc theo quốc lộ ,với những đàn bò sữa ung dung găm cỏ bên đường ,với những cánh đồng lúa mạch trông  như những bức tranh trải thảm vàng trên mặt đất .Các bó mạ  được cuộn chắc bọc tròn bên ngoài bằng một lớp nhựa trong ,xén phẳng hai đầu nhìn giống như những  quân cờ màu vàng khổng lồ  thả lăn trên mặt thảm mạ .Đồng ruộng lúa mạch , lúa mì . sau khi gặt xong khô ráo  như những bức tranh đẹp , không chút gợi tưởng chút nào đến những nhọc nhằn  cơ cực của những con người phải cày sâu cuốc bẩm , sụt  chân trong bùn ,đội nắng cháy da như ở nước ta khiến tôi chạnh lòng khi nhớ về họ.
Tiếng hát từ dĩa Thúy Nga  Paris by night bay ra  buồn buồn , da diết..
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
Ngoài con tim héo em ơi
. . .
Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa
Rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em
Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say ngủ yên
      . . .
Ðể có một ngày, có một ngày cho chúng mình
Ta lại gặp ta, còn vòng tay
Mở rộng thương mến bao la.
Chuông chùa làng xa, chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu, có nương dâu
Thiên đường này mơ ước bao lâu.


      Bài hát Việt Nam chứa chan  nỗi  khao khát thiết tha một cuộc sống giản di ,tuy nghèo nàn nhưng thoát khỏi  chiến tranh của những người hằng ngày đang phải rát bỏng vì  tiếng đạn bom ,đang héo tim vì  sự khốc liệt của chiến tranh, được nghe giữa một đất nước xa lạ cực thanh bình  yên vui  làm sao không thắt tim .Giữa một cảnh quang hiển hiện trước mắt như một thiên đường với một thiên đường của kẻ khó còn ở xa phía trước khiến qua những ngón tay tôi , dòng chữ hiện lên n hanh chóng , mồn một  “Nghĩ mà thương cho dân Việt Nam  mình”.
Xe chạy băng băng qua nhiều đường hầm xuyên núi để đến Engelberg .
Leo đỉnh núi TiTlis cao 3020 m.Tôi sẽ mặc một áo dài  .Áo nào đây ?
Đầu tiên vào nước Pháp ,. Tôi mặc bộ cánh sen .Đó là màu của loài hoa đươc đưa vào bình chọn làm Quốc hoa  Việt Nam.Chuẩn bị  vào Thụy sĩ ,chúng tôi được báo trước trời sẽ lạnh hơn và phải đổi 3 lần cáp chuyền lên đến  đỉnh núi 3020m nên mặc đầm ngắn gọn , đi giày thể thao nhưng không quên mang theo để lên đến  đỉnh núi , mặc bộ áo dài đen sa  .Đến  khi đã vào Thụy sĩ  , với  một đất nước có cảnh quang xinh đẹp  khác hẳn ở Pháp và Ý  , khắp nơi cây lá xanh , bông hoa màu sắc tươi rói ,con người hiền lành , thong dong ,hạnh phúc, không gian hoàn toan êm ả thanh bình  , tôi đổi , chọn mặc bộ dài màu xanh đính những hạt đá trắng nhỏ lấp lánh như những vì tinh tú.
Thụy sĩ  rất hiếm nhà cao tầng .Nếu tôi đã  viết :  người dân Thụy sĩ chăm chút cho đất nước họ như chăm chút cho chính ngôi nhà mình thì đáp lại chính phủ cũng chăm chút cuộc sống nhân dân như chinh người trong gia đình họ . Nhà dân nào tích lũy được  nước mưa để xài thì chính phủ trả tiền thêm cho họ .Mùa đông , dân đóng cửa đi làm , nhà nước cho bật đồng hồ điện , nước , tư đun cho mỗi nhà một bình nước 1000 lít để chiều tối về nhà , dân  có nước nóng xài .
Mùa hạ thì nhà nước tự cho chạy hệ thống làm mát từng nhà  và lọc cho không khí trong nhà dân được  trong lành  .Đó là một đất nước mà dân là nước , nước là dân.
Tôi muốn được  chụp hình mặc áo dài ở nơi cao ngút 3020m của đỉnh Titlis làm kỷ niệm .Trời lạnh , ở đỉnh núi cao  , dù mùa hạ , tuyết còn  đóng trắng xóa  khắp nơi .Loáng qua vài shop quà lưu niệm , tôi đi tìm chỗ thay áo dài .May thay , ở tầng hai có một toilet rộng rãi dành cho người di chuyển bằng xe lăn  nhưng hầu như không có ai dùng .Và nhờ thế , tôi mặc đươc bộ áo dài xanh chụp  trên nền tuyết trắng.
Mênh mông ở trên cao  phủ đầy tuyết trắng ấy , tôi nhìn thấy hình bóng  một người . . .và chỉ một người thôi . . . còn đậm sâu trong tâm tưởng . . .(còn tiếp)
HM

Daddy Cool - Boney M | _Tám Chuyện Cái Sự CHẢNH

Daddy Cool - Boney M | Video Clip




Thư viết cho Cô mà không dám gửi…

Thưa cô ,
Từ nhà cô về ngày càng mưa lớn , vậy mà gần đến nhà trời trong không hạt mưa đường xá khô ran .
Em cùng nhóc nhỏ ( là dân quê lên chợ Bắp trước nhà em làm bốc xếp ) , hai chú cháu loay hoay treo tranh , nó cứ chắc lưởi hít hà – đẹp quá chú ơi …mà sao cô giáo chú còn trẻ vậy ?? Ừ thì cô dạy chú môn Văn hồi chú học lớp 11 đó , cô giáo lớn hơn tụi chú chắc 5 , 6 tuổi mà …
Vậy đó cô ,
Càng ngắm tranh , lòng em chùng lại nhớ  bạn bè nên gởi mail cho 3 họ ( là Đặng Trần Đổ ) , cho Thái Tri củng chỉ để tào lao thôi , để biết rằng bạn vẩn còn an lành …gọi ĐT cho Mập ( KT ) mới biết bạn YA bệnh ( Y ) nên em hẹn Mập cùng các bạn khác cùng đi thăm .
Cà nhóm 8g30 sáng CN kéo nhau xuống nhà Y , củng chỉ nhìn rồi tào lao xí đế tiếp làm Chiến chồng Y ( lại là bạn Đồng Nghiệp củ của em ) sợ quá chạy mất dép luôn…Đả vậy , gặp Thanh lùn mả tử , trổ tài làm Thầy Lang Băm , bạn bị bệnh sốt , cúm siêu vi có tiền sử bệnh án Tụt Huyết Áp , bà Lùn lại Day Bấm Huyệt , xoa , bóp vuốt đủ trò…lớn tiếng bảo đảm 3 ngày sau hết , không biết là hết gì nửa , em khều bà Y – nè coi chừng ò ì e nhen …
Thị Y tỉnh rụi – nè nó mua cái cối xay Tỏi cho tui nè , nó biểu khi bệnh thì xay Tỏi hửi , chứ đừng ăn hôi lắm ,nó kêu tui viết Di Chúc trước để ổng lại cho nó nửa …Vậy rồi cả nhóm cứ tám cho đến giờ về .
Ra cửa thị Y còn hẹn mau hết bệnh để CN tuần tới xuống phá cô nửa đó chứ !!!
Thiệt là …hết thuốc luôn .
Học trò cô .
Phù Viên .


Tám..chuyện:CÁI RỐN

15THÁNG 7
CÁI RỐN
 Khi thấy người nào ăn nói hợm hĩnh, vẻ mặt dương dương tự đắc thì người Việt ta thường nêu nhận xét, bình phẩm: “Nó tưởng nó là cái rốn của vũ trụ”. Tây thì họ cũng có nhận xét, bình phẩm như thế nhưng họ không nói thanh tao, văn vẻ bằng mình, mà nói nghe sống sượng, phũ phàng hơn: “Nó tưởng cứt của nó không thối” (He thinks his shit does not stink).
Người Việt ta khi nói đến cái rốn trong trường hợp này là ta đã dùng nghĩa ẩn dụ (metaphorical sense) của nó để chỉ cái trung tâm, cái tụ điểm, cái nằm ở giữa. Nói trắng ra là cái rốn có cái tầm quan trọng vô cùng. Tây thì họ lại không nghĩ thế. Khi nói đến chuyện ngồi ngắm rốn (navel-gazing) là họ nói đến trạng thái nhàn rỗi, ăn không ngồi rồi, không có việc gì làm, nên ai đó mới vạch rốn mình ra mà ngắm. Mà nói khác đi là cái rốn là cái gì chán ngắt. Khi nói ai ngồi ‘ngắm rốn’ (contemplating one’s navel) là có ý chê bai, có ý chửi khéo.
Người Việt ta khi ngồi rỗi thì không có thói quen ngồi ngắm rốn, nhưng khi ngồi buồn thì cũng ‘gãi háng dái lăn tăn’ như cố Thủ Tướng Trần Văn Hương của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã có lần nói. Nhưng nói gì thì nói, đấy là đàn ông, con trai họ gãi, chứ đàn bà, con gái ngồi buồn có gãi không? và nếu gãi thì gãi ở đâu? Chuyện này tuyệt nhiên không thấy ai nói đến, kể cả đến nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng không chịu tiết lộ.
Nếu trong quá khứ ngắm rốn ‘mình’ mà bị chê, bị chửi thì nay ngắm rốn ‘mình’ cũng vẫn bị chê, bị chửi như thường. Nhưng ngắm rốn ‘người’ lại là việc làm đáng khuyến khích. Mới đây hiện tượng ngắm rốn, đặc biệt là ngắm rốn thiên hạ, mang một tầm mức quan trọng trong xã hội phương Tây. Rốn đột nhiên xuất hiện, phơi bầy ở khắp mọi nơi, ngoài đường phố, trong siêu thị, đâu đâu người ta cũng thấy những rốn là rốn.
Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang đã để cho những cô gái mới dậy thì, để cho phụ nữ có thân hình thon thả, mảnh mai được dịp mặc quần, mặc váy xệ xuống dưới rốn, được dịp mặc áo ngắn cũn cỡn, có khi lên gần sát tận ngực, để lộ cái rốn ra, để lộ rốn ra đã đành, nhưng đâu phải chỉ để lộ ‘xuông’ có cái rốn, nhiều rốn còn được đeo khoen, đeo nhẫn xanh xanh đỏ đỏ để thu hút sự chú ý của người ngắm nữa chứ! Nay thử hỏi ai dám bảo là rốn không phải là trung tâm của vũ trụ?
Thật ra, cái rốn đã được người Châu Phi quan tâm, để ý đến bắt đầu từ thế kỉ thứ tư trước Công Nguyên, tức là cách đây 24 thế kỉ, có thể là khi vũ điệu múa bụng (belly dancing) mới ra đời. Người Ai Cập kể từ hồi đó đến giờ đã biết đeo đính đủ loại khoen, nhẫn hoặc quấn quanh rốn bằng đủ loại dây lưng có dát vàng bạc, châu báu, ngọc ngà hầu trang điểm, làm đẹp cho nó.
Ở Úc-đại-lợi thì mãi cho đến thập niên 1960 người ta vẫn còn bảo thủ, chưa dám cho phụ nữ của họ có cơ hội phơi bầy cái rốn của mình nơi công cộng. Vào thời kì đó bất cứ phụ nữ nào mặc áo tắm hai mảnh ‘bikini’ để hở bụng, hở rốn trên bãi biển là sẽ bị thanh tra bãi tắm mời đi chỗ khác chơi liền. Vì hội đồng hành chánh địa phương nghĩ đàn bà để rốn như thế là loại đàn bà, phụ nữ dâm đãng, thiếu thẩm mĩ, phạm thuần phong mĩ tục.
Ở Mĩ, người ta cũng có thái độ tương tự. Loạt phim truyện truyền kì trên truyền hình Mĩ vào thập niên 1960 có tựa đề là ‘I Dream of Jeanie’ (Tôi Mơ tưởng đến Nàng Jeanie) là một trường hợp điển hình. Truyện kể về một vị nữ thần trẻ đẹp bị nhốt chặt trong một cái chai, và về sau được một phi hành gia Mĩ giải cứu. Trong phim truyện cô mặc quần áo khá khêu gợi, kiểu dành cho vũ nữ múa bụng, nhưng giới chức kiểm duyệt phim thời đó chỉ cho phép cô được mặc quần áo đó với điều kiện là không được để hở rốn. Có điều áo may cắt khéo đến nỗi làm cho người ta có cái ảo tưởng là vẫn trông thấy rốn.
Người Việt Nam khôngcó ai cố ý để hở rốn, nhất là không may có cái rốn lồi. Nếu con cái trong nhà vô tình có đứa nào mặc quần mặc áo để lòi rốn ra ngoài, thì y như rằng đứa đó cũngđược bậc cha mẹ nhắc nhở là phải che đi, đậy lại, kẻo không khí, gió trời sẽ lọt vào bụng làm đau bụng. Khi bụng đau, rốn được xoa dầu nóng. Khi rốn bẩn vì ghét đóng, rốn sẽ được nậy ghét, được rửa sạch. Tính chất vô duyên, vô dụng của cái rốn đã được trẻ em Việt Nam nhận xét như sau: ‘Rốn là để bôi dầu!’. Rốn mà được bôi dầu là điều vạn hạnh, chứ rốn mà để cho chuồn chuồn cắn hòng mong được biết bơi thì mới là đại bất hạnh. Nhưng tầm quan trọng, linh thiêng của cái rốn là ở câu ‘nơi chôn nhau cắt rốn’. Qua câu nói đó, cha mẹ Việt Nam đã khuyên con cái phải nhớ quê hương mình, tức là nhớ đến nơi đã chôn cái nhau nuôi dưỡng mình khi còn trong bụng mẹ, nơi cái rốn của mình đã được bà mụ khéo tay cắt dùm.
Không hiểu theo truyền thống ‘rốn hở bụng đau’, theo quan niệm ‘rốn là để bôi dầu’, cộng thêm với nhu cầu bảo vệ ‘công dung ngôn hạnh’ cho người phụ nữ, các cô gái Việt mới lớn, bụng thon mông nở, có sẽ để rốn phơi phới giữa phố phường Sài Gòn, Hà Nội hay không? Chúng ta chắc phải để hậu hồi phân giải.
Có điều là ở Sydney bỗng một sớm một chiều, đàn ông, con trai bị choáng ngợp bởi lỗ rốn. Từ một cái gì nhỏ nhoi, tầm thường, không quan trọng, nay rốn thi nhau chường ra, chĩa vào mặt, dí vào mắt, nhì sang bên phải thấy rốn, quay qua bên trái lại thấy rốn. Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang phụ nữ đã giúp cho đấng mày râu có cơ hội khỏi phải ngắm rốn ‘mình’, mà chỉ tập trung vào ngắm rốn ‘người’.
Cứ theo cái đà này thì người ta có thể tiên đoán là những kẻ coi mình là ‘cái rốn của vũ trụ’ sẽ không những không có đất dụng võ, mà còn bị xã hội ruồng bỏ, bạn bè chê… vì bầu không khí bao quanh họ bị ô nhiễm bởi khí Hydrogen Sulfide (H2S), có mùi thum thủm.

Phù Viên – st





Tám..chuyện: SÀI GÒN BÂY GIỜ..

04THÁNG 5
BẠN PHÙ VIÊN VỪA MỚI…TÁM BẰNG MỘT SỐ BÀI VIẾT ĐƯỢC SƯU TẦM. ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN SÀI GÒN XƯA VÀ NAY, MỘT CÂU CHUYỆN KHÁ “TẾ NHỊ”, MỜI CÁC BẠN …TÁM
SÀI GÒN BÂY GIỜ…
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!
Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!
Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.
Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!
Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!
Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm
BS Đỗ Hồng Ngọc
29-4-12
SÀI GÒN HIỆN NAY, THẤT VỌNG NHIỀU HƠN HÃNH DIỆN
Tuesday, May 01, 2012 (trích báo Người- Việt) nguồn: nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) – Lần đầu tiên tại Sài Gòn diễn ra một cuộc hội thảo về “giá trị của thành phố Sài Gòn hiện nay” với cái nhìn thất vọng nhiều hơn hãnh diện. Có người đã trải qua thời gian sống thời “Sài Gòn cũ” không ngần ngại bày tỏ nỗi ngậm ngùi luyến tiếc thuở xa xưa…
Trẻ em Sài Gòn chơi đùa trên Bến Chương Dương. Với nhiều người, Sài Gòn hiện nay “thất vọng nhiều hơn hãnh diện.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Cuộc hội thảo này do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hôm 25 tháng 4 mang tựa đề “Người trẻ và đất hứa” cho thấy phần lớn cư dân Sài Gòn hiện nay không phải là dân “chính gốc.”Ông Nguyễn Ðức Lộc, giảng viên trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Sài Gòn (trường Ðại Học Văn khoa cũ) cho rằng hiện nay “ít ai dám vỗ ngực tự xưng mình là người Sài Gòn.” Trái lại, đa số cư dân Sài Gòn là người nhập cư từ nơi khác đến, trong đó có rất nhiều người đến để “đổi đời,” đặc biệt từ sau năm 1975 trở lại đây.Một diễn giả thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Ðới Sài Gòn, ông Ngô Văn Trí, tỏ ý tiếc về việc phá bỏ nhiều kiến trúc thơ mộng của Sài Gòn xưa. Theo ông, những hàng cây sao, cây dầu tỏa bóng mát trên đường Tự Do cũ (nay là đường Ðồng Khởi) của một Catinat yêu kiều nay chỉ còn là “hoài niệm.”
Ông nói: “Vẻ đẹp xưa với những kiến thức cổ kính đã dần mất đi để thay vào đó là những tòa nhà cao tầng.”
Trong số các diễn giả góp ý về sự đổi thay của con người ở Sài Gòn, nhận định của ông Trần Bảo Minh, giám đốc điều hành công ty thực phẩm Á Châu tại Sài Gòn khiến cử tọa kinh ngạc. Người nghe không ngạc nhiên về nhận định “không mấy gì mới” của ông, nhưng ngỡ ngàng vì những lời lẽ hùng hồn, đanh thép của một người trẻ khi chỉ trích khuynh hướng chạy theo đồng tiền của người Sài Gòn hiện nay.
Ông nói: “Ba tôi là một cán bộ tập kết đưa tôi về Sài Gòn sống với những người bạn của ông đều là cán bộ nhà nước. Tôi ngưỡng mộ những người này vì ai cũng làm việc không kể giờ giấc, hy sinh quyền lợi của bản thân mình vì lợi ích chung. Nhưng chỉ vài năm sau, khi tôi vào trường đại học, gặp lại các ông ấy thì tôi thấy họ thay đổi ghê gớm. Tư hữu, tư lợi nẩy sinh, họ chiếm nhà, chiếm đất, lấn đất làm nhà…”
Cử tọa còn choáng váng khi nghe diễn giả, giám đốc Trần Bảo Minh, thú nhận ông mang cảm giác “lạc lõng” khi đứng giữa Sài Gòn sau chuyến du học từ Úc về. Ông Trần Bảo Minh cho rằng xã hội Sài Gòn đang “phân hóa dữ dội vì mọi giá trị của con người đều dựa vào thước đo của đồng tiền.” Ông còn nói rằng, “Ðồng tiền có giá trị vô song trên đất Sài Gòn hiện nay và đồng tiền lôi cuốn giới trẻ rơi vào vòng xoáy của trận cuồng phong đầy bất an.”
Ý kiến của giám đốc Trần Bảo Minh đã được sự tán đồng của ông Nguyễn Ðức Lộc khi cho rằng các bậc cha mẹ hiện nay hết sức lo lắng cho thế hệ con em trong “vòng xoáy của đồng tiền – một thế lực và một quyền lực chi phối, thống trị mọi thứ.”
Trong khi đó, theo họa sĩ trẻ Vũ Ðình Giang thú nhận đã từng lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần cũng như nhiều người khác thuộc giới trẻ ở Sài Gòn vì đồng tiền làm đảo lộn mọi thứ.
Bài tường thuật của báo Sài Gòn Tiếp Thị về cuộc hội thảo đặc biệt này còn ghi nhận lời tâm sự của nữ phó giám đốc công ty Ocean Eyes, Ðoàn Phi Nga, nói rằng từng “ôm một cục tiền về nhà và chợt nhận ra mình không còn gì hết.”
Sau phần lớn những lời tâm sự não nùng từ cuộc hội thảo, cũng có diễn giả đưa ra một số “lối thoát” trước cử tọa, chẳng hạn như “tìm cách thoát khỏi đám đông, tìm cách gây lại sự tự tin” v.v…
Tuy nhiên, không ai nói được nguyên nhân vì sao Sài Gòn bây giờ làm nhiều người thất vọng hơn là hãnh diện. Vì chẳng lẽ nói rằng sự thay đổi đáng tiếc của Sài Gòn hiện nay là bởi “tàn dư của chế độ Sài Gòn cũ từ trước năm 1975 để lại”? (PL)
Sưu tầm…

Có 5 phản hồi
Người viết : 11b3 , thuộc chủ đề : HOMETÁM...CHUYỆN
Thẻ : 


Viết bình luận






Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

  1. KIM THANH
    04/05/2012 at 10:53 Sáng
    Ông này thiệt là, đang còn dư âm ngày lễ, dư âm của những cuộc hội ngộ bên bàn tiệc, đọc bài của ông đưa lên lo ngay ngáy, nào là tim mạch, béo phì,đần độn,dậy thì, sanh non…sức khỏe đáng được suy ngẫm, rồi lại sức mạnh đồng tiền, quyền lực chi phối rồi lại thống trị bất an..v…v…ai còn dám sống để xem sự thay đổi của sègềnh. Mà tui tự vỗ ngực xưng là người Saigon không thay đổi, được hông??? được quá đi chứ.

  2. Trần Ứng Long
    04/05/2012 at 3:56 Chiều
    Đề nghị cô Bảy bán vịt quay cho ý kiến về cái vụ buôn vịt này .Trước đây cô có đưa ra lý thuyết ”…ông thầy đời và con vịt ….” giờ xem cái lý thuyết đó có hạp với ca này không.Quý ông ủng hộ lý luận ”..Cạp ..Cạp ” của cô Bảy đấy .Thân ái

  3. Nguyễn thị Thanh
    07/05/2012 at 8:16 Chiều
    mình cũng vậy, đã từ lâu minh không còn thấy Saigon cua mình thời xưa nữa, Saigon thay đổi từng ngày, con người cũng vậy, tìm đâu những người của Saigon yêu dấu ngày xưa!!!!!! có ai tìm giúp dùm tôi Saigon của tôi?

    • 07/05/2012 at 9:28 Chiều
      Bạ

    • 07/05/2012 at 9:33 Chiều
      Bạn ơi , trang BTX toàn là dân Sa2ige62n không đó . Vào đi bạn sẻ thấy Sài gền ngày xưa và cả bi giờ đều tập trung ở đây
      !



Tám…chuyện:CÁI MIỆNG

04THÁNG 5
Nhà văn Võ Hoài Nam, trước 1975, phụ trách mục biếm văn “Trò Đời” của nhựt báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử. Là bút hiệu mà tác giả vẫn dùng cho những truyện ngắn hay tạp văn mà ông viết sau này, từ khi ông sống ở nước ngoài. Biếm văn  hay gọi như BTX là Tám chuyện,  bạn PHÙ VIÊN vừa post lên một tạp văn khá sắc sảo của ông . Chúng ta xin chia sẻ tạp văn CÁI MIỆNG…
CÁI MIỆNG
Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v…

Có lẽ tại vì nó…hạ cấp quá nên bị coi thường !
Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi.
Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào…
Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo “truyền thống” để chỉ viết về hai chức năng ” ăn và nói ” của cái miệng.
Ăn…Từ hồi còn nằm trong bụng mẹ, con người đã biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! )
Mới lọt lòng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đã biết…đớp (Về sau, khi đã thành nhơn, có đòi đớp như hồi bêbê là một…cái gì khác chớ không phải là ăn ! )
Thành ra ” ăn ” là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn…hối lộ không nằm trong ” diện ” tự nhiên trời sanh này ! )
Khái niệm ” chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được ” chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn.
Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đòi ” ăn ngon “, biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho ” khoái khẩu “.
Cái ” ăn “, vì vậy, đã chiếm…đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu “dĩ thực vi tiên” ( ăn trước đã ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ ” món ăn đặc sản ” để làm…chảy nước miếng du khách
( Ở Hà Nội bây giờ “chảy nước miếng hay chảy nước dãi ” được gọi là ” toát mồ hôi lưỡi ” ! Từ ngữ cách mạng vốn…trừu tượng ! )
Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về ” cái ăn ” ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình. Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã…đẻ ra chữ ” ăn ” thật to tổ chảng !
Trong từ ngữ thông thường, chữ ” ăn ” lúc nào cũng thấy như người lãnh đạo, nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm gì nhưng vẫn phải…đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như ” ăn quịt, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp”
…Tiếng ” ăn “…ăn nhậu gì với những chuyện ” quịt, gian, trộm, cướp “, vậy mà phải có lãnh đạo ” ăn ” vào đó nghe nó mới…xuôi lỗ tai ! Rồi thì…ăn tùm lum, lúc nào ở đâu cũng thấy ăn: ăn giỗ, ăn cưới ( Hồi xưa còn nói “ăn đám ma ” nữa ! ) ăn khánh thành, ăn lên lon, ăn Tết, ăn đầy tháng , ăn thôi nôi, ăn…hối lộ
…Chỉ có ” ăn ” thôi, vậy mà cái miệng sao mà ” lắm chuyện ” !
Bây giờ, xin nói đến ” nói “.
Con người nếu sống một mình chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy, biết nói để nói với ai ?
Rồi, bởi vì con người cần sống với con người nên mới phải “nói ” để hiểu nhau.
Mới đầu nói bằng…tay chân ( bây giờ gọi là ” ra dấu ” ) Lần hồi, chắc ra dấu…mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói ( Dầu sao, mỏi miệng vẫn…dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu…ló dạng ! )
Cái miệng , ngoài chức năng ” ăn ” của Trời cho, bây giờ có thêm chức năng ” nói ” do con người đẻ ra vì muốn người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì.
Con người mới sanh ra chưa biết nói, chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là ” tiếng khóc chào đời “.
Hay quá ! Thật vậy, nếu không có tiếng khóc thì làm gì có tiếng nói ? Rồi từ chỗ ” oa oa ” đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu. Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách, học nói cho có lễ độ, học nói cho thanh tao.
Có một điều lạ là những tiếng…chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách ” tài tình ” !
Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề, dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam còn dạy trẻ con hô khẩu hiệu, nói những lời ” dao to búa lớn ” theo…phong cách xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì.
Cái “nói” – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm…cách mạng ! Than ôi !
Nói về ” nói “, con người nói thôi…đủ thứ. Nào là ” nói thánh nói tướng “,” nói láo nói phét “, ” nói hành nói tỏi “, ” nói trăng nói cuội “…Rồi ” nói phang ngang bửa củi “, ” nói dộng trong họng người ta”, ” nói trên trời dưới đất “, ” nói mà cái miệng không kịp kéo da non “, ” nói như con két “…v.v.
. Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng ?
Tóm lại, cái miệng là để ăn và để nói. Vậy mà chính cái miệng nó “hành” con người.
Ông bà mình hay nói :” Bịnh từ miệng mà vào, Vạ từ miệng mà ra “. Đúng quá !
Tại vì mình ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại vì mình nói mới đụng chạm sanh chuyện. Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
Ở Việt Nam, Nhà Nước ta đã thấu triệt cái ” chân lý ” vừa kể cho nên đã…phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước.
Cái miệng của nhân dân là cái miệng ” ăn ” còn cái miệng của Nhà Nước là cái miệng ” nói “. Nhà Nước ” quản lý ” cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải, đúng tiêu chuẩn, để nhân dân đừng…bị bịnh !
( Bệnh từ mồm mà vào, đúng thế đấy…Ta đã học tập và triển khai cái chân lý ấy từ thời…không có gì để ăn cơ ! )
Còn ” nói ” thì nhân dân không nên nói, bởi vì ” nói ” là mang vạ vào thân đấy thôi.
Để Nhà Nước nói, bởi vì Nhà Nước, đã là đỉnh cao trí tuệ của loài người, biết nói thế nào để không bao giờ phải…mang vạ vào thân. Và bởi vì cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ…mòn, không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế.
Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ…ngừng !
Ngoài ra, Nhà Nước vì thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân, tội nghiệp ! Một cử chỉ…đẹp như vậy mà thiên hạ cứ…vo tròn bóp méo !
Nếu ” ăn ” là để sống thì ” nói ” là để cảm nhận rằng mình đang sống. Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi…
TIỂU TỬ





Tám..chuyện:BÀN VỀ CÁI SỰ CHẢNH

09THÁNG 5
Vừa rồi bạn PTY đã đưa ra một vấn đề..nho nhỏ thôi, nhưng khá thú vị để tám cho ra chuyện. Chúng ta đang sinh sống, giao tiếp với mọi người phần lớn theo thói quen  và đã hình thành một cách vô thức, nhất là ngôn ngữ. Như từ “chảnh”chẳng hạn. Vậy “chảnh” là gì, tra tự điển không tìm ra.Bạn PTY “Bàn về cái sự chảnh” như vậy..Dạo một vòng trên mạng lại tìm thấy …nhiều kết quả ngạc nhiên. Không thể không chia sẻ với các bạn.
BÀN VỀ CÁI SỰ CHẢNH
Ông bạn già, khi chưa tới kỳ lương cô Y ơi cho tui mượn năm trăm lãnh lương trả. Sau này tình yêu từ Úc gởi tiền về cô Y ơi có mượn tiền không tui cho mượn, có ai đổi đô Úc giá phải chăng không. Tui phàn nàn chảnh quá cha nội, không phải chảnh đâu cô, là phách chó…
Cô bạn đồng nghiệp đầu tháng chị cho em mượn tiền đóng tiền nhà trẻ cho con em, chiều trước khi về em hết tiền đi chợ rồi. Khi chồng ăn nên làm ra hẹn đi chơi, tới trễ với lý do mắc đi xem mẫu xe hơi mới, cả bọn lắc đầu. Chảnh…ch…
Anh bạn cùng phòng thuở còn hàn vi sáng vào công ty lầm lủi vừa đi vừa tính toán lương tháng này ít quá sao sống nổi đây. Phải cho vợ nghỉ làm ở nhà vừa trông con vừa may vá thêm mới trang trải đủ các thứ. Lúc có đô la Mỹ cha mẹ gởi về rủng rỉnh trong túi mọi người nghẹt thở vì mùi nước hoa, có sự cố gì phải mất tiền buông một câu cây me rụng mấy cái lá có sao đâu. Chảnh…ch…
Anh nhân viên quèn mọp lưng, dẻo miệng gò xếp từ việc công ty đến việc nhà. Ngày được sắc phong cái lưng thẳng băng, cặp mắt sáng quắc, cái miệng có nanh có vuốt. Chảnh…ch..
Khi người ta trẻ mắt sáng da trơn, dáng vẻ yểu điệu thướt tha. Sau năm mươi bốn năm mắt có quầng còn đeo thêm hai cái đít chai, da nhăn nheo, tướng đi chậm chạp lỡ có ai xô một cái té lăn queo vì mấy cái khớp tới ngày đại tu…Vậy thì có ai già mà đẹp hơn hồi còn trẻ đâu để mà chảnh, sao dễ bị gạt vậy….
PHẠM THỊ Y
CÒN TRÊN MẠNG RA SAO ?
Lướt  trên mạng bạn sẽ thấy, từ này xuất phát từ tuổi teen…và không rõ xuất xứ của từ “chảnh” ở đâu, và nghĩa xác thực như thế nào, nhưng họ có chung các “định nghĩa” như sau:
- “Khi người ta có một ưu điểm gì đó nổi trội hơn người (ví dụ: đẹp, giàu, giỏi, tài năng…) thì tất yếu sẽ có sự chảnh. Nhưng mà còn tùy cái hành động biểu hiện cho sự chảnh đó có quá đà không, có làm người khác khó chịu không. Chảnh quá thì bị nhiều người ghét và ít có bạn lắm. Hoặc cũng có thể người này không chảnh, nhưng vì nổi bật, hay ho hơn người nên bị để ý, rùi nhìu người ghen tỵ, cho người ta là chảnh.” (Ny_sk8ergurl)
- “Nhưng mà chảnh có nhiều loại lắm, tui đồng ý với ông Ny_sk8ergurl nhưng mà nhiều lúc mình busy không chat được, cũng bị mấy đứa nó phán cho 1 câu “sao chảnh vậy bạn?” <~ nghe câu này, tức quá trời” (NST_89)
Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dương, “chảnh” là một từ địa phương Nam bộ được giới trẻ sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây, có nghĩa là “lên mặt, làm cao, tỏ vẻ ta đây”. Có lẽ vì xem đây là từ địa phương nên từ điển tiếng Việt do các nhà ngôn ngữ học hàn lâm của Viện Ngôn ngữ học biên sọan không có mục từ này.
Nạn nhân của từ “chảnh” là những ai?
Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ trước danh sách dưới đây, cùng những nguyên nhân khiến họ bị cho là “chảnh”
- Ban cán sự lớp – những người có chức có quyền: “Chảnh” vì công tư phân minh, “chảnh” vì làm tròn trách nhiệm!!!
- Những bạn tự tin và không bao giờ lúng túng trước đám đông: “Chảnh” vì bị người khác ganh tị, “chảnh” vì không tự ti như bao người.
- Những học sinh giỏi: “Chảnh” vì…học giỏi, “chảnh” vì tài năng, “chảnh” vì không chỉ bài cho bạn bè!
- Những bạn có tài, có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó: Bị xem là “chảnh” khi thể hiện tài năng.
- Những “hot teen” trong trường: “Chảnh” vì nổi tiếng!
- Các teen chính hiệu: ăn mặc thời thượng, có “đẳng cấp” nhất định: “Chảnh” vì điệu!
- Những bạn hay dè dặt: “Chảnh” vì không thèm bắt chuyện với người khác!
- Những bạn dễ thương, xinh đẹp: “Chảnh” vì “đẹp”!
Tóm lại là, trong mọi hoàn cảnh, nếu sơ ý, bạn cũng có thể bị xem là “chảnh” mọi lúc, mọi nơi! Bạn thấy đấy, những người bị xem là “lemon question”, đa phần đều không “chảnh” theo đúng nghĩa gốc của nó!
Bạn có chắc là họ “chảnh”?
Mỗi khi bạn nói rằng họ “chảnh”, phải chăng bạn chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài rồi tiên đoán như thế? Hoặc bạn có một chút ganh tị, tủi hờn khi mình không bì được với họ?
Teen thường không công bằng, chỉ xét đoán, rồi nói rằng ai đó chảnh qua cảm tính, và những teen bị nói là chảnh thì cảm thấy buồn, không biết tại sao bị gán cho điều đó, thế rồi mặc nhiên, chỉ vài hành động, cử chỉ vô ý, họ cũng nghiễm nhiên bị cho là “kênh kiệu”.
Tớ thường nghe được cùng một câu từ khá nhiều bạn: “Hồi đó, tao tưởng mày… chảnh, ai dè tiếp xúc rồi mới hiểu”. Thật sự nghe câu đó không mấy dễ chịu, uất ức vì mọi người nghĩ sai về mình. Nhưng quan trọng là tớ đã được thời gian “bào chữa” cho mình.
Một quy luật hiển nhiên: Khi bạn không ưa ai đó, bạn có chắc rằng mọi người đều quý mến bạn? Bạn có thói quen hay ghét người khác, thì hiển nhiên bạn cũng sẽ bị “ghét”. Vì thế, hãy sống hòa đồng với bạn bè, đừng buột miệng nói rằng ai đó “lemon question” một khi chưa tìm hiểu kĩ về họ.
ST.

Có 17 phản hồi
Người viết : 11b3 , thuộc chủ đề : sáng tácTÁM...CHUYỆN


Viết bình luận






Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

  1. KIM THANH
    09/05/2012 at 4:43 Chiều
    Đây là bằng chứng về sự nhẹ dạ của One Ya, Nhưng đây là bàn rộng ra cho người ta khỏi nói mình chảnh

    • 09/05/2012 at 7:18 Chiều
      Nè bạn già , bà One YA nhà tui hông có chảnh đâu nhen chỉ Chanh – Hỏi chút thui mà , không tin nhìn hình lại đi , đứng với con gái ai hổng biết nói là 2 chị em đó chứ…thấy chưa

      • OneYamaha
        09/05/2012 at 7:47 Chiều
        Con gái tui mà biết nó khóc đó

  2. Trần Ứng Long
    09/05/2012 at 7:05 Chiều
    Phụ nữ nào cũng vậy thôi ….tài giỏi mấy đi nữa vẫn bị dụ dỗ như thường …..One Ya là bằng chứng rõ ràng nhất….

  3. Yamaha
    09/05/2012 at 7:08 Chiều
    Đưa cái visit lên cũng là chảnh đó bạn mình. One Ya đâu có nhẹ dạ chỉ là không muốn bị nói khen cũng giận mà chê cũng giận nên phải bàn về cái sự chảnh để xóa đi cái vụ “tạm thời ngưng không …”

  4. KIM THANH
    09/05/2012 at 8:40 Chiều
    Đừng hiểu nhầm nhen, mọi hình ảnh của tui do tay 2 bạn tui sắp xếp, chỉ gởi cho bạn xem cho vui, ai dè Long thay áo cho tui luôn, mới biết đó???

    • 09/05/2012 at 9:12 Chiều
      Cũng đẹp đấy KT, cháu nội hả..

    • OneYamaha
      10/05/2012 at 4:19 Sáng
      Giống con voi tha con chuột quá bà nội mấy nhỏ ơi.

    • Trần Ứng Long
      10/05/2012 at 8:30 Sáng
      Định đưa hình Kim Thanh gởi với hai sự nghiệp ngang hông .Một sự nghiệp bên tay trái là ẵm cháu nội.Sự nghiệp bên tay phải là Nhất Dương Chỉ sử dụng máy tính .Khi đưa lên mới biết bị cắt bớt cái máy tính còn có hai bà cháu .Thôi cũng tạm được cái avatar ẵm cháu nội vậy.Mai mốt có cái nào ngộ hơn sẽ đổi lại .Cái hình kia có máy tình thì lại quay mặt vào trong không làm biểu tượng được .Thân ái

  5. KIM THANH
    09/05/2012 at 9:24 Chiều
    Cô con gái độc nhất mới học lớp bảy, vậy thì lâu lắm mới được làm bà ngoại.

  6. KIM THANH
    09/05/2012 at 9:27 Chiều
    Đổ, Long ơi, bên trang kimthanhvhqd hình như bị hư hay sao? Thanh mở ko được, nó cứ xoay vòng tròn hoài.





Tám..chuyện :NHÂN TRƯỜNG HỢP CHỊ THỎ BÔNG

06THÁNG 5
BTX xin phép được trích đăng đầy đủ tản văn “Nhân trường hợp chị thỏ bông”của Thảo Hảo (một bút danh khác của nhà văn Phan Thị Vàng Anh). “Nhân trường hợp chị thỏ bông” đặt tên chung cho tập sách gồm 34 truyện, viết từ 3/2002 đến 1/2004. Thật ra “Nhân trường hợp chị thỏ bông” và những truyện khác vốn là những bài viết đã đăng thường kỳ trên báo Văn Hóa Thể Thao. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép, từ 9/2004, chỉ là việc tập hợp lại cho có không khí tản văn. Mời các bạn đọc lại để thấy “sức nặng” của thỏ bông, dường như nó không phải là chuyện tiếu lâm hay câu đố mẹo mà là những điều đáng suy gẫm đấy bạn.
NHÂN TRƯỜNG HỢP CHỊ THỎ BÔNG
Bạn tôi, vợ về quê thăm mẹ. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật, thì buồn. Alô cho một người bạn, và cả hai đi mát-xa. 
Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. Cô kể chuyện chị thỏ bông đi lạc. 
“Chị thỏ bông có chồng là anh thỏ bông. Một hôm chị thỏ bông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay trở ra thì bị lạc. Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ trắng bảo, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chị thỏ bông đành ở lại. 
Ngày hôm sau, chị đi tiếp, mãi vẫn không thấy đường. Chị nhìn thấy anh thỏ nâu. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ nâu nói, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chị thỏ bông cắn răng ở lại đấy một đêm. 
Hôm sau nữa, chị đi tiếp. Vẫn lạc đường. Lần này thì gặp anh thỏ đen. Chị đến hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ đen cũng nói, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chị thỏ đen tặc lưỡi ở lại. 
Sáng hôm sau, chị tỉnh dậy, và lên đường. Ði được một đoạn thì thấy nhà, với anh thỏ bông đang đánh răng trước cửa. Chị về nhà được hai hôm thì biết mình có mang.”
Cô mát-xa đố: “Em đố anh, con của chị thỏ bông sẽ có màu gì?” 
Bạn tôi đoán, cà phê sữa bông, khoang đen bông…, mãi cũng sai, đành hỏi cô. 
Cô bảo: “Muốn biết thì ở lại đây đêm nay”. 
Ðương nhiên là bạn tôi không phải thỏ bông nên không ở lại. Chỉ cười khà khà, tí sau rút ví ra, cho tiền boa, và về kể tôi nghe, tấm tắc khen mãi cô gái massage tinh ranh làm anh buồn cười – cái việc mà cả mấy năm nay vợ anh không làm được.

Thưa chị em phụ nữ, 
Không làm chồng cười được là một cái tội rất to. Nó khiến cho chồng các chị phải đi tìm nụ cười ở những nơi khác. Và đó là một cái quyền của đàn ông. 
Cái này không phải là mình tôi nghĩ ra và phát ngôn. Mà điều này, báo (dành cho phụ nữ) nào cũng có nói. “Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình.” Nghe như một châm ngôn. 
Bởi vì các chị không biết kể chuyện chị thỏ bông, cho nên các anh phải đi nghe người khác kể lại câu chuyện ấy. 
Bởi vì các chị không biết mát-xa, cho nên các chị không thể cấm các anh đi mát-xa. 
Bởi vì các chị không biết quá nhiều thứ nên các anh phải đi lấy kiến thức từ nơi khác. 
Bởi vì các chị quá hiền, 
Bởi vì các chị quá dữ, 
Bởi vì các chị quá ngăn nắp, 
Bởi vì các chị quá bừa bộn… 
Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi. 
Và báo (có lẽ đã ăn hối lộ của đàn ông) mà đề cao quá sức cái công dung ngôn hạnh, gần như đặt hẳn các chị lên bàn thờ, khiến các chị không leo xuống được để đấu tranh bình đẳng với đàn ông, cho nên các chị đành ở đó mà vui vầy với bếp núc cùng con cái.
Trong khi đó, 
Thưa các chị, 
Một món quà nhân ngày phụ nữ mà tôi muốn tặng cho các chị, dù mở ra các chị có thể nhăn mặt, thấy vô đạo đức, gói lại không nhận, là phần phân tích sau vụ việc chị thỏ bông vừa qua để các chị biết thực lực các chị đến đâu:
Các chị dễ rơi vào tình huống “chị thỏ bông” hơn các anh 
Có lẽ, chẳng ai nói cho chồng các chị biết rằng: phụ nữ có khả năng sa ngã hơn đàn ông rất nhiều. Lại không phải kiểu sa ngã ăn-bánh-trả-tiền-một-lần-rồi-quên như đàn ông, mà đây là sa ngã tinh thần, thương thương nhớ nhớ mà chồng các chị có biết thì chỉ có nát tim gan. Không báo nào răn đe người đàn ông rằng nếu anh cứ để bụng bia đi lại nghênh ngang trong nhà mà quăng quật vợ, thì vợ anh, tuy cúi mặt hiền thục nấu ăn trong bếp cho anh đó, nhưng tâm trí là hướng về người khác rồi; như một nơi an ủi, như một chốn yêu thương; chỉ rất may cho anh, rằng chị đã ở cái thế “bàn thờ” của phụ nữ Á đông, nên ít khi để cho mọi việc đến nơi đến chốn, chứ còn không thì…
2. Luôn có những người khác mà chị không biết 
Chị thỏ bông chỉ cần đi ra đường cũng đã thấy muôn sắc thỏ đón chào mình. Anh thỏ bông có thể thấy vợ là nhàm, nhưng những anh thỏ khác thì không thế. 
Các chị cũng thế, để ra một ngày nhìn quanh mình đi, rồi các chị sẽ thấy, nếu các chị bật đèn xanh, sẽ có vài người đàn ông mong được các chị cười với họ một cái, hay ăn một bữa cơm của các chị nấu, hay được các chị xoa đầu. 
Lâu nay các chị vẫn được giáo dục trở thành một bông hồng duy nhất cho một người duy nhất. Ðó hình như là chiến lược của cánh đàn ông. Ðàn ông không nói với các chị rằng, nếu càng nhiều người ngắm, thì họ càng quý bông hồng của mình. Không đời nào họ nói như thế. Họ chỉ muốn an toàn, nên cố hướng dẫn các chị nở mãi một cách, tỏa hương mãi một loại; loại nào, cách nào công dung ngôn hạnh tiết liệt nhất. Thế rồi sau đó, khi đã đúc được chị thành bông hoa nhựa rồi, họ lại chỉ muốn tìm đến những bông hoa dại biết kể chuyện thỏ bông. 
Thường bao giờ họ cũng bắt các chị lựa chọn: hoặc là hoa dại và không có anh ấy, hoặc là thành hoa nhựa và có anh ấy; các chị sẽ chọn ngay con đường hoa nhựa. 
Các chị không biết, rằng nếu các chị cứng đầu làm hoa dại, thì các chị sẽ không mất gì cả, mà còn kích thích người ta giữ các chị lại hơn.
Gia đình còn hay mất là do đạo đức các chị 
Chị thỏ bông có cái khả năng đi ba đêm về mà anh thỏ bông vẫn không biết, và trên đường có rất nhiều anh thỏ đen, nâu, trắng sẵn sàng rủ chị phiêu lưu. Cái gia đình thỏ bông thật ra còn hay mất là do chị, do đạo đức của chị đến đâu. Chị thỏ bông hoàn toàn có thể tạo ra những vụ việc đi lạc lần nữa để phiêu lưu mà chẳng mất gì. Nhưng trời phú cho chị thỏ bông (cũng như cho các chị em phụ nữ) cái khả năng nghĩ về đạo đức rất mạnh, cho nên anh thỏ bông mới còn vợ cùng nhai cà rốt với mình.
** 
Tóm lại: 
Sau vụ việc chị thỏ bông này, hẳn các anh đã thấy mình cũng cần cảnh giác mà giữ vợ? Bởi vì con đường hư hỏng của phụ nữ không cần mất công như các anh đâu. Theo một thống kê mật, những lời đề nghị của phụ nữ được chấp nhận tới 8/10, trong khi đàn ông chỉ có 1.5/10 mà thôi. 
Bình đẳng với phụ nữ là cho họ biết vũ khí mà họ có, và để họ tùy nghi xử dụng sau khi đã cân nhắc được mất. Hôm nay, nhân vụ chị thỏ bông, tôi lấy lại chút bình đẳng cho các chị. Còn bây giờ, tôi phải đi. Có người đang đợi tôi để hỏi: muốn làm hoa dại hay hoa nhựa. 
Tôi nghĩ kỹ rồi. Tôi chỉ hung hăng thế thôi. Ðể không mất anh ấy, tôi sẽ làm hoa nhựa.
10.2002
Thảo Hảo
Có 10 phản hồi
Người viết : 11b3 , thuộc chủ đề : HOMETÁM...CHUYỆN
Thẻ : 


Viết bình luận






Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

  1. Yamaha
    07/05/2012 at 5:06 Sáng
    Vàng Anh còn có chuyện ngắn Khi người ta trẻ nữa đúng không? Đọc lâu quá rồi nhưng rất tâm đắt, khi người ta trẻ người ta hành động rất teen. Khi già người ta ngồi bó gối suy gẫm, mà có khi không còn được sống tới già để có được cảm giác mộng mơ của một bà già.

  2. Trần Ứng Long
    07/05/2012 at 8:30 Sáng
    Việc đầu tiên quý cô rút ra trong truyện ngắn trên đây là học cấp tốc cái nghề mát xa để về phục vụ cho ông chủ hộ của mình đã.Anh Thỏ bông đi lạc mới đáng sợ….Cô Thỏ còn biết đường về chứ Anh Thỏ là ..biệt tích .Đến khi về là có thêm một bầy Thỏ Con của Bà Thỏ Bé ……

  3. KIM THANH
    07/05/2012 at 9:15 Sáng
    Vậy chứ ông ko đọc đoạn cuối của cô nhà văn này sao, sau khi phân tích thiệt hơn nà đã đưa ra 2 điều mà Thanh cần ghi vào sổ tay nội chợ là :
    – Đừng tin nhà báo vì nhà báo đã ăn hối lộ của đờn ông.
    – Hãy làm hoa nhựa nếu không muốn mất chồng
    Nghe tui đi…tui ái mộ cô này nên đã lấy tên đặt cho bé út nhà tui y chang PHAN THỊ VÀNG ANH, hên quá ko có PHAN THỊ VÀNG EM…

    • Đỗ
      07/05/2012 at 2:10 Chiều
      Ut của KT cũng tên Vàng Anh hả, nhà văn PTVA là con gái nhà thơ Chế Lan Viên sinh 1968,con nhà nòi có gen văn chương của bố , tuy đã tốt nghiệp Y Sài gòn từ 1992 nhưng..hoạt động nhiều về văn hóa, hiện đang sống ở SG , lúc này hình như ít viết…. Bút pháp và khẩu khí của cô ta không hạp với tuổi già như tụi mình đâu..Cách đây 10 năm có đọc thì thấy là lạ và hơi sốc ..tưởng chừng như một tài năng mới. Thực ra đọc cũng thấy nhiều ý tưởng lạ và khác thường chỉ vậy thôi. Tụi mình già lại thích đọc tản văn của bạn bè như KT,Y,Hay…viết thật hơn,tự nhiên và có cảm xúc không hề có dấu vết của kỹ năng,

      • KIM THANH
        07/05/2012 at 2:18 Chiều
        Thì có một cô con gái duy nhất cũng học đòi mơ mộng, muốn con mình cũng là bác sĩ và cũng giỏi văn như người nó mang tên vậy mà

    • OneYamaha
      07/05/2012 at 2:34 Chiều
      Quay hết mấy con thỏ này luôn đi.

      • KIM THANH
        07/05/2012 at 2:47 Chiều
        Quay thỏ bà bé hay quay thỏ cha khi về dắt theo một đống thỏ con????????

  4. KIM THANH
    07/05/2012 at 2:31 Chiều
    Tối nay tui sẻ làm anh xã tui cười bằng câu chuyện thỏ bông, kèm theo lời bình là :
    - Vợ là cơm nguội của ta
    - Nhưng là ĐẶC SẢN của cha láng giềng…

    • OneYamaha
      07/05/2012 at 2:46 Chiều
      Sao tui đọc thấy hay và vui mà, tuy có hơi teen nhưng người già đọc cũng thấm ý lắm. Ông hơi bị khó tính rồi đó.

      • KIM THANH
        07/05/2012 at 2:49 Chiều
        hơi cái gì mà hơi, khó và xét nét thấy ghê.