Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Đôi Điều Về Phóng Viên .. . Báo Chí . . . VN



Thứ ba, ngày 06 tháng tám năm 2013

BÁO TUỔI TRẺ PHANH PHUI VỤ VIỆC Ở UỶ BAN TW MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM


Nhà báo Hữu Nguyên (trái) trong một chuyến đi Trường Sa khi còn làm ở báo Đại Đoàn Kết - Ảnh: B.N.

Bị buộc thôi việc sau khi tố cáo
04/08/2013 09:00 (GMT + 7) 

TT - Ba nhà báo của báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc VN) bị buộc thôi việc sau khi đã tố cáo những sai phạm của ban biên tập. 

Công đoàn cơ sở Ban công tác phía Nam (Công đoàn cơ quan trung ương MTTQ VN) đã kết luận việc “kỷ luật” nhà báo như trên là có nhiều sai phạm.

Từ ngày 7-5-2012, ba nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân và Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên) gửi đơn tới Ủy ban trung ương MTTQ VN tố cáo ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập (TBT), và một số thành viên trong ban biên tập của báo Đại Đoàn Kết. Nội dung tố cáo gồm: bán tài sản công, tự ý bán trụ sở văn phòng báo tại Đà Nẵng cho công ty tư nhân, sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, vi phạm nguyên tắc Đảng... 

Hơn 1 năm chưa nhận được trả lời

Ông Mạnh Thắng cho biết từ khi gửi đơn tố cáo đến nay đã hơn một năm nhưng chưa nhận được bất cứ trả lời nào từ phía MTTQ. Trong khi đó ngày 20-7-2012, ông bị TBT Đinh Đức Lập ra quyết định điều chuyển từ vị trí phó trưởng ban văn hóa - văn nghệ sang phó trưởng ban kỹ thuật quản trị mạng. Do công việc mới không phù hợp chuyên môn nên ông Thắng làm đơn khiếu nại. Ba ngày sau, ông Thắng bị cắt toàn bộ lương và các chế độ khác. Tiếp tục khiếu nại nhưng không được trả lời thỏa đáng, ông Thắng nộp đơn khởi kiện ra TAND quận Hoàn Kiếm và đã được tòa thụ lý.

Sau ba lần triệu tập ba nhà báo Mạnh Thắng, Kim Ngân và Hữu Nguyên đến họp với hội đồng kỷ luật của báo Đại Đoàn Kết, lần lượt ngày 3-6, 26-6 và 12-7-2013, TBT Đinh Đức Lập đã ký quyết định kỷ luật ba nhà báo này với hình thức cao nhất là buộc thôi việc. Các lý do đưa ra là: thiếu ý thức xây dựng cơ quan, tố cáo nhiều lần, nhiều nơi, nhiều cấp với nhiều nội dung sai, không đúng và không có cơ sở, không chấp hành phân công công tác của ban biên tập, tuyên truyền các vấn đề nội bộ gây ảnh hưởng đến uy tín của báo...

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Xuân (phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng, MTTQ VN) khẳng định: “Chúng tôi đã có kết luận về nội dung tố cáo của ba nhà báo Mạnh Thắng, Hữu Nguyên và Kim Ngân. Ba nhà báo tố cáo có cái đúng, có cái sai. Vì tố cáo có điều đúng mà TBT báo Đại Đoàn Kết đã bị kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền và bị khiển trách. Còn việc nhân sự báo Đại Đoàn Kết nhận ai, cho thôi việc ai thì MTTQ không can thiệp”.

Trả lời câu hỏi về việc các nhà báo gửi đơn tố cáo hơn một năm nhưng chưa nhận được trả lời, ông Xuân cho biết: “Chúng tôi không gửi kết luận bằng văn bản mà đã thông báo bằng việc mời các nhà báo lên và đọc toàn bộ kết luận của Đảng Đoàn”. 

Buộc thôi việc không có cơ sở 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Đức Lập nói nội dung tố cáo của ba nhà báo có điều đúng, điều sai: “Điều đúng thì tôi đã bị kỷ luật, còn tố cáo sai thì phải chịu trách nhiệm”.

Ông Lập cho biết trước khi buộc thôi việc ba nhà báo Mạnh Thắng, Kim Ngân và Hữu Nguyên, báo Đại Đoàn Kết đã thành lập hội đồng họp xét kỷ luật. Ông Lập khẳng định sở dĩ kỷ luật buộc thôi việc là do các nhà báo có một số sai phạm trong quá trình công tác, và trong kết luận trả lời nội dung tố cáo của MTTQ có yêu cầu xử lý sai phạm của các nhà báo này. Nhưng khi chúng tôi hỏi kết luận đó thế nào mà các ông kỷ luật, cho thôi việc cán bộ, ông Lập cho biết: “Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết không ai có bản kết luận nói trên, anh trưởng ban quản trị mạng được MTTQ gọi lên đọc cho nghe, chép lại và về báo cáo lại TBT. MTTQ cũng không cung cấp cho chúng tôi văn bản kết luận này”.

Ngay sau khi nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nhà báo Hữu Nguyên (phó trưởng ban đại diện báo Đại Đoàn Kết tại TP.HCM) đã có đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn cơ sở Ban công tác phía Nam. Ngày 15-7, chủ tịch công đoàn đã có công văn gửi TBT Đinh Đức Lập nêu rõ một số sai phạm trong việc kỷ luật buộc thôi việc nhà báo Hữu Nguyên như: thành lập hội đồng họp xét kỷ luật không đúng thành phần quy định, việc tổ chức kiểm điểm nhà báo Hữu Nguyên cũng không đúng thủ tục, các biên bản họp của báo Đại Đoàn Kết không phải là cơ sở pháp lý làm căn cứ xử lý kỷ luật với ông Hữu Nguyên, những nội dung kết luận của báo Đại Đoàn Kết để nói ông Hữu Nguyên vi phạm pháp luật là chưa có cơ sở...

Công đoàn MTTQ cũng cho rằng báo Đại Đoàn Kết nêu ra ba lý do để kỷ luật ông Hữu Nguyên nhưng mỗi lý do không có một hình thức kỷ luật tương ứng là trái quy định của pháp luật, các lý do kỷ luật cũng không nêu hành vi cụ thể.

LAN ANH - TÂM LỤA

Nhiều cái sai liên tiếp

Theo trình bày thì ba nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân và Bùi Hữu Phước của báo Đại Đoàn Kết là viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn.

* Nhà báo Mạnh Thắng gửi đơn tố cáo đến Ủy ban trung ương MTTQ VN đã hơn một năm, nhưng vẫn không nhận được trả lời thì Ủy ban trung ương MTTQ VN chưa làm đúng quy định tại khoản 1 điều 21 Luật tố cáo 2012. Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

* Hơn nữa, ông Thắng nhiều lần liên hệ và có đơn đề nghị thông báo kết quả bằng văn bản nhưng Ủy ban trung ương MTTQ VN không giải quyết là trái quy định tại khoản 2 điều 26 Luật tố cáo 2012. 

* Việc ông Đinh Đức Lập ra quyết định điều chuyển ông Thắng là điều chuyển trái nghề mà không có lý do chính đáng, vi phạm quy định tại khoản 1 điều 28 và khoản 1, 3 điều 32 Luật viên chức 2010.

* Việc tờ báo cắt toàn bộ lương và các chế độ khác của ông Thắng lại càng sai. Trong khi đơn tố cáo chưa được giải quyết theo luật định, chưa có trả lời bằng văn bản nhưng ông Đinh Đức Lập ký quyết định kỷ luật các nhà báo Mạnh Thắng, Kim Ngân và Hữu Nguyên với hình thức buộc thôi việc là trái quy định tại điều 13 nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6-4-2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Báo Đại Đoàn Kết căn cứ vào kết luận thường vụ Đảng ủy MTTQ VN với: nội dung tố cáo có phần đúng phần sai, từ thông báo của MTTQ chỉ được đọc cho nghe, sau đó chép lại và truyền đạt lại cho BBT... không hề có văn bản kết luận trong tay mà BBT ra quyết định buộc thôi việc ba viên chức của mình là trái với quy định Luật viên chức và Luật tố cáo, và đây không phải là căn cứ buộc thôi việc.

Luật sư Phạm Văn Thạnh
(Đoàn luật sư TP.HCM)
   
Nguồn: Tuổi trẻ

Hoan nghênh Báo Tuổi trẻ đã lên tiếng bảo vệ các đồng nghiệp ở báo Đại Đoàn Kết!
Một Tổng biên tập mà chỉ trong thời gian ngắn, không biết dựa hơi ai mà dám đuổi việc 3 nhà báo kỳ cựu thì hết sức là trắng trợn!

Không hiểu đến giờ này Hội Nhà báo Việt Nam đang ở đâu, sao chưa lên tiếng bảo vệ hội viên? Hay là Hội cũng được chấm mút gì của Đinh Đức Lập rồi? 

Lời bàn của Nhà báo Nguyễn Thông:
-Trung ương MTTQ VN định đứng ngoài cuộc đến bao giờ, định bảo vệ bọn tham nhũng và toa rập với chúng trù dập người ngay thẳng, chính trực đến bao giờ. Hãy nói một tiếng, một câu cho dân biết để dân còn định liệu.
-Vài kết quả xử lý nửa vời của Trung ương MTTQ với ông Đinh Đức Lập chỉ đánh lừa được bọn con nít cởi truồng thôi, diễn kịch thế mà không biết ngượng sao.
-Lúc nào cũng nói hệ thống chính trị thế này thế nọ, nhưng trước sự việc rành rành, con người cụ thể thì chả thấy cái hệ thống đó đâu, thật là nực cười và bi kịch.

-Và không thể trốn tránh là Hội Nhà báo VN bởi đây là việc xảy ra "trong nhà". Tại sao các ông Đinh Thế Huynh, Thuận Hữu, Hà Minh Huệ và Ban chấp hành trung ương hội đến giờ vẫn im thin thít. Luôn nói bảo vệ hội viên nhưng định bảo vệ hội viên quan Đinh Đức Lập hay hội viên dân Hữu Nguyên, Mạnh Thắng, Kim Ngân thì cũng nên sổ toẹt ra. Đợi dân xử lý xong xuôi mới nhảy vào ăn phần thì quá kém. 
-Việc bao che cho ông Đinh Đức Lập, nói cho cùng, đó là sự thách thức của cái xấu cái ác đối với công lý- sự thật- nhân dân, vậy đảng cầm quyền có biết không. Chả nhẽ sờ sờ như vậy mà không biết. Còn có biết nhưng để đến nước này thì chả cần nói nữa.
Nguyễn Thông




08-08-2013



CHUYỆN QUANH BẢN DỊCH TỜ LỆNH PHÁT HIỆN Ở ĐẢO LÝ SƠN


Bàn thêm về Phạm [Văn Thắm] tiên sinh
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Tễu blog đăng lại bài này từ Blog Yêu Hán Nôm của Nguyễn Đức Toàn, vì bài này có nhắc đến bản dịch chung của Lâm Khang chủ nhân và Nguyễn Đức Toàn công bố trên báo Thanh Niên ngày 10.4.2009 - bản dịch bị ông Phạm Văn Thắm lu loa khắp nơi rằng dịch sai đến 90 %. 

Nhớ lại hồi cuối tháng 3 năm 2009, khi có tin Lý Sơn phát hiện văn bản Hán Nôm quý có liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, tôi đã rất quan tâm. Lại được TS Nguyễn Đăng Vũ (khi ấy là PGĐ Sở VH TT và DL) gửi cho bốn tấm ảnh chụp 4 trang văn bản đó. Tôi và Nguyễn Đức Toàn cùng dịch. Rồi chỉ mấy ngày sau, ngày 10.4, gia tộc họ Đặng quyết định hiến tặng cho nhà nước văn bản đó để làm tài liệu đấu tranh với Tàu. Tôi bỏ tiền túi mua vé máy bay đi Đà Nẵng rồi vào Lý Sơn mấy ngày - cùng đi có PV. Chiến Thắng của báo Lao động, muốn tận mắt thấy và tự mình giám định văn bản đó (kết quả sẽ làm chỗ dựa cho báo chí khi đăng tải). Chư vị có thể xem hình ảnh của chuyến đi, bản dịch và bài khảo cứu có liên quan tại các links sau: 





Vì văn của Thạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đượm mùi cổ kính, hơi khó hiểu đối với người không quen đọc cổ văn nên Lâm Khang tôi tạm diễn giải và đính kèm ở cột bên phải. Ngoài ra tôi không có bình luận nào, xin nhường việc bình luận cho chư vị độc giả. Chuyện về ông nghè Phạm Văn Thắm (nguyên Trưởng phòng, nguyên Bí thư chi bộ Viện Hán Nôm) còn nhiều, lúc nào rảnh rỗi, lại xin hầu chuyện chư vị nữa.
  

NGUYÊN VĂN 

 

Bàn thêm về Phạm tiên sinh
Đồ Nghệ 

Phạm tiên sinh, biểu tự ý Son. Vốn cao nhân bổn Viện trí sĩ đã lâu.


Xưa gặp buổi Trung – Việt đối đầu, nghề Trung văn bất lợi. Mộc ân Thánh hóa, bổn viện sáng tân. Các cựu nho thạc học hết dần. Tân chế bài phong kiến, bức cựu học muôn phần. Phu thê đồng nhập Hàn các. Cũng là người trí thức hiền hòa quân tử ở đời, sống chân thành mộc mạc đã quen. Nơi rừng văn múa bút mấy phen; Gặp cội Đào cứng lòng giữa gió. Cũng có vết tích lưu truyền sử ký.





Gần đây, Trung – Việt đông hải dương ba. Những ngờ đời đôi phen sóng gió. Nhưng mệnh trời chẳng bỏ. Cựu thần trí sĩ, văn hiến ích chương. Được Lễ bộ thỉnh vào Tu toản. Sự biển đảo chửa từng qua, nhưng chữ nghĩa hằng xém mặt. Này công trình, nọ dự án. Cũng dự ngồi trung quỹ văn chương. Hành tẩu ngoại phương, ra chiều công cán. Khi phát biểu, khi bàn tán. Cửa Học viện cũng giáng nêu danh. Tỏ ý đua ghanh, phần tôi đúng nhất.







Dân tình bấy giờ để ý đến tài liệu Biển Đảo đã lâu không nhắc tới. Vì sự lãnh thổ chủ quyền ai nấy cũng muốn phát ngôn. Này giáo khoa thư trích dẫn. Kìa bản đồ cổ đề dâng. Đảo Lí Sơn họ Đặng tưng bừng, đem gia bảo nâng làm quốc bảo. Tờ bằng xưa cấp cho cụ tổ, dịp sóng cường quốc tế dâng lên. 

Bản Viện tôi cũng có một tên. Chưa ra dáng nhưng ông Nghè đỗ chắc. Tài văn hay đã nổi hai miền. Thương việc nước mà đau lòng vì nước. Nghĩ quốc bảo còn ở trong dân. Nên cố gắng mua vé đường gần. Bay 1 chuyến Lí Sơn trực đến, bản thảo về tay. Ngẫm văn tài cũng lắm người hay, một mình gánh việc nước cũng gay. Nên triệu tôi cùng ngồi thẩm luận. Hai vai đồng đối. Nghĩ sự lạ Cát Vàng cũng rối. Tôi đây cũng lắm mối mà hóa không. Vậy thì cùng đọc luận cho thông, để mà tường cái rối bời của thiên hạ. Bài dịch gửi báo, láo nháo 2 tên. 


Phạm tiên sinh lại động nỗi niềm. Đem tâm sự tuyên truyền khắp chốn. Nào dịch sai dịch dở. Nào lỗ mỗ ngắt câu. Mới thoáng nghe thực rất đau đầu. Chung quy lại 90 phần sai toét. 

Tai nghe miệng Tiên sinh sổ toẹt. Vội gấp hỏi sai những ở đâu. Phong Văn Tư cụ cũng lắm màu. Chỉ tủm tỉm chữ Khâm chưa được. Hai bên lảng lảng, sai nói bâng quơ. Nhìn nhau mắt những hững hờ. Chuyện béo bở những đâu im tiệt. Giấu chờ xôi chín oản đóng thành khuôn. Phần ai suất nấy, nào dám tơ hào. Nhưng bực cái thói vu phao, giữ phần cho chặt. Đồ Nghệ ta sai là chuyện vặt, mà phải đích danh. Ghét cái sự vòng quanh, sau lưng đưa hớt.

Chuyện cũ gác qua nay đà sách đến. Vạch mặt hỏi tên, chữ nghĩa đôi bên cho tường hư thực. Dẫn lại lời dịch cho kèm nguyên văn.

BẢN DIỄN GIẢI ĐỂ DỄ HIỂU HƠN

 

Bàn thêm về Phạm tiên sinh
Đồ Nghệ

 

Phạm tiên sinh tên Thắm (Tiến sĩ Phạm Văn Thắm), vốn là cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, về hưu cũng đã lâu.


Trước đây, khi Trung – Việt còn đối đầu, người tốt nghiệp ngành Trung văn đều bất lợi. Nhờ chính phủ quan tâm, thành lập ra Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Khi ấy, các nhà Nho lão thành uyên bác thưa dần mà việc bài bác phong kiến cũng làm nghẹt cựu học lắm. Hai vợ chồng Phạm tiên sinh đều về làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tiên sinh cũng là người trí thức hiền hòa quân tử, có lối sống chân thành mộc mạc. Nơi rừng văn múa bút cũng trải mấy phen, có thư hùng một trận với ông Đào Thái Tôn, thành ra câu chuyện lưu truyền trong giới nghiên cứu.

Gần đây, Trung – Việt lại dậy sóng Biển Đông. Tưởng chừng chữ nghĩa yếu như thế, lại đã no đòn như vậy thì cũng không đoái hoài nữa, lại là một cán bộ từng giữ chức bí thư chi bộ đã nghỉ hưu. Nhưng mà vẫn được Bộ Ngoại giao mời đến, giao cho việc sưu tầm biên soạn chỉnh lý tài liệu. Việc nghiên cứu về tư liệu biển đảo chưa từng làm qua, mà chữ nghĩa cũng dốt nát từng bị mắng đến xém mặt. Này công trình, nọ dự án, lại cũng ngồi trong quỹ nọ quỹ kia, đi nước này nước nọ ra chiều bôn tẩu công cán lắm! Khi thì đứng lên phát biểu, lúc cũng lớn tiếng lạm bàn. Phạm tiên sinh cũng đã từng được mời làm giảng viên của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Trong luận bàn, tuy Phạm tiên sinh ù lỳ về tư duy, vẫn cứ có ý đua ganh cho mình là nhất.

Nay, dân tình đang để ý đến tài liệu biển đảo từng nằm im trong các thư viện, ai cũng muốn phát ngôn về chủ quyền lãnh thổ. Nào trích dẫn giáo khoa thư. Nào hiến tặng bản đồ cổ. Họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vui mừng đem hiến dâng cho nhà nước tờ bằng cấp, để từ một của gia bảo thành ra một quốc bảo.

Viện tôi có một anh tiến sĩ  - tài văn ầm ĩ khắp hai miền – thương việc nước mà đau lòng vì nước, nghĩ rằng quốc bảo còn ở trong dân nên đã tự bỏ tiền mua vé máy bay vào Lý Sơn để tận mắt trông thấy văn bản đó. Về, anh ấy mời tôi cùng thảo luận và giám định văn bản. Hai anh em cùng ngồi dịch với nhau. Xong thì gửi đăng báo, ghi tên cả hai chúng tôi.






Phạm tiên sinh lại động nỗi niềm, mới đưa chuyện khắp nơi rằng chúng tôi nào dịch sai, dịch dở, nào là ngắt câu lỗ mỗ rồi kết luận rằng bản dịch dịch sai đến 90 %.

Tôi, tai nghe Phạm tiên sinh sổ toẹt bản dịch, bèn hỏi sai ở chỗ nào. Cụ Phong Văn Tư thì chỉ cười tủm tỉm bảo dịch chữ “Khâm” như thế là chưa được. Tôi với Phạm Văn Thắm tiên sinh thành ra nhìn nhau như người xa lạ. Sau đó, Phạm tiên sinh kiếm được cái dự án béo bở ở Bộ nọ, chuyện đó cũng giấu biệt đi chẳng nói với ai. Xôi đã đóng thành oản, xôi mình mình giữ, oản mình mình ăn. Tôi là dân Nghệ rất ghét cái sự loanh quanh, hớt lẻo sau lưng.

Chuyện bẵng đi đã lâu, nay sách đã ra. Bèn vạch mặt hỏi tên, rồi xem từng chữ nghĩa đôi bên cho rõ hư thực xem thế nào. Thì đây, nguyên văn như thế này:



Đối chiếu so sánh hai bản dịch:
.

Bản dịch của Nguyễn Đức Toàn – Nguyễn Xuân Diện
 
Bản dịch của Bộ Ngoại giao
Quan Án sát và Bố chánh tỉnh (Quảng) Ngãi làm việc cấp bằng này. 

Chiếu theo tháng trước tiếp được công văn của bộ Binh, vâng sắc (triều đình) cho bộ ấy trước là phải thi hành việc tuyển chọn, trưng tập 3 thuyền, sửa sang bền chắc, đợi sẵn ở kinh. Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. 



Nhân kính theo đó mà xem xét và tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt, cùng với đó là các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng – đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền. Cốt yếu là phải chọn mỗi thuyền 8 tên, tổng cộng là 24 tên, cứ đến hạ tuần tháng Ba thì thuận theo thời tiết mà đi.


Nay, nhân các việc đã xong xuôi, các phái viên đã đi lê thuyền đến; chọn thủy thủ giỏi mà Võ Văn Hùng đã tuyển chọn là bọn Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận công việc lái thuyền. Nhân đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thủy thủ trên thuyền theo quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi hành việc công.



Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội.



Các người có trách nhiệm kê ở dưới đây. Vậy nên có bằng cấp này.
Trở lên là bằng cấp.
Đà công Đặng Văn Siểm người phường An Hải huyện Bình Sơn và Dương Văn Định, người thôn Hoa Diêm theo đây mà thi hành.
 Kê:
Thủy thủ:
Tên Đề - Phạm Vị Thanh, An Vĩnh phường;
 Tên Sơ - Trần Văn Kham, An Vĩnh phường;

Tên Lê - Trần Văn Lê, Bàn An ấp; thuộc đội súng ống, 2 tên.
 Vũ Văn Nội,
Tên Trâm - Ao Văn Trâm, Lệ Thủy Đông hai tên
Tên Xuyên - Nguyễn Văn Mạnh, An Hải phường
Tên Doanh - Nguyễn Văn Doanh, Mộ Hoa huyện, An Thạch, Thạch Than thôn
Trương Văn Tài
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), tháng Tư, ngày 15.[1]

Quan Bố chính, Án sát tỉnh [Quảng] Ngãi căn cứ vào việc cấp bằng.

Theo tờ tư1 của bộ Binh nhận được tháng trước có đoạn trình bày: Vâng theo sắc lệnh2 [của nhà vua], bộ đã tư [cho tỉnh] chuẩn bị điều động trước ba chiếc thuyền lớn3, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh, Phái viên4 và Biền binh5 thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa. Hãy tuân mệnh.
[Kính vâng theo, tỉnh thần6] làm lễ cầu khấn7, [sau đó], điều động, thuê ba chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ [cẩn thận]. Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền biển am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi thuyền 8 người cộng 24 người, [đến] mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi.
Nay các việc lo liệu xong xuôi, Phái viên đã đi thuyền đến. Nay căn cứ vào các lý lẽ tuyển lựa của Vũ Văn Hùng [là] phù hợp, [tỉnh thần] thực hiện cấp bằng cho những thủy dân thạo đường biển là bọn Đặng Văn Xiểm đảm đương công việc lái thuyền, [bọn Đặng Văn Xiểm] hãy đi trên một chiếc thuyền, dẫn theo thủy thủ trong đoàn theo Phái viên, Biền binh và Vũ Văn Hùng đến Hoàng Sa thực hiện công vụ.

Chuyến đi này có tầm quan trọng đặc biệt, các người phải dốc lòng thực hiện công việc cho thực sự thỏa đáng. Nếu sao nhãng, sơ xuất tất bị trọng tội.
Tất cả số người bao nhiêu đều liệt kê dưới đây. Các người lái thuyền là bọn Đặng Văn Xiểm, người phường An Hải huyện Bình Sơn, Dương Văn Định người thôn Hoa Diêm được cấp bằng trên đây chiểu theo thi hành.

Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834)
Thủy thủ:
Tên Đề Phạm Vị Thanh, người phường An Hải
 Tên Trâm Ao Văn Trâm, người Lệ Thủy Đông (hai tên)
 Tên Sơ Trần Văn Kham, người phường An Vĩnh
 Tên Xuyên Nguyễn Văn Mạnh, người phường An Hải
 Tên Lê Trần Văn Lê, người ấp Bàn An
 Tên Doanh Nguyễn Văn Doanh, người thôn Thạch Ốc An Thạch huyện Mộ Cách.
 Từ đội Kim Thương đưa sang hai tên
Vũ Văn Nội
 Trương Văn Tài

Vốn chúng tôi còn có Phiên âm, ngắt câu cũng lỗ mỗ. Chả dám đưa lên mà lại phiền đến Tiên sinh chỉ giáo. Ai muốn tỏ thì lên đây thời rõ.http://www.lyson.org/t53-topic
Chú thích:
1-       Tư  : thuật ngữ chỉ một loại hình văn bản hành chính dành cho các quan. Các quan sử dụng loại văn bản này để truyền đạt công việc như dạng công văn ngày nay.
2-       Sắc  : thuật ngữ chỉ một loại hình văn bản hành chính chuyên dành cho nhà vua. Nhà vua sử dụng loại văn bản này để ban mệnh lệnh yêu cầu quần thần phải thực hiện một công việc nào đó.
3-       Chinh thuyền: một loại thuyền lớn chuyên dùng cho việc đi tuần nơi biển khơi xa xôi.
4-       Phái viên: người được triều đình cử đi thực hiện công vụ
5-       Biền binh: chức quan võ cấp thấp trong quân đội thời phong kiến
6-       Tỉnh thần: tên gọi chung cho các quan làm việc ở tỉnh. Ở đây chỉ quan Bố chính và Án sát.
7-       Kỳ  : thuật ngữ trong tế lễ. Xét ở góc độ từ loại, kỳ () là động từ thì mang nét nghĩa cầu mong, kỳ () là danh từ thì mang nét nghĩa là một loại hình thức tế lễ cầu khấn. Từ kỳ () xuất hiện trong văn bản hành chính, mang nét nghĩa tế lễ cầu khấn, điều này phù hợp với các tập tục của người dân vùng biển, trước khi đi biển bao giờ họ cũng làm lễ cầu khấn, mong sự bình yên trước khi ra khơi.[2]


Nhưng các vị biên tập giả nhầm, cái này không phải Châu Bản mà là Bằng cấp của Tỉnh cho cụ tổ họ Đặng. Chẳng có 1 chữ Châu phê nào hết. hi hi !!!



[1] http://www.lyson.org/t53-topic; Tễu – Blog; ...
[2] Bộ Ngoại Giao/ Ủy ban Biên giới Quốc gia. Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nxb Tri thức Hà Nội 2013.
trang 94-100
Nguyên văn ảnh trong sách mới ra:

trang 94
95
96
98
97
99
100
Còn văn bản thứ 18 trang 188, cũng có chữ Sắc tỏ ý vua ban. Phạm tiên sinh không chú thích nữa. 
188
189
191

 Nguồn: Blog Yêu Hán Nôm







Phóng viên báo Pháp luật TP HCM 'bị bắt'


Phóng viên tờ Pháp luật TP HCM, ông Võ Thanh Tùng, bút danh Duy Đông, vừa 'bị bắt', theo một số nguồn tin .

Đại diện tờ báo này không xác nhận thông tin với BBC mà nói còn chờ thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Trong bài đăng sáng 8/8, báo Tuổi Trẻ nói ông Tùng bị bắt ngày 7/8, tại một khách sạn ở Biên Hòa, khi đang gặp một người đại diện một quán bar ở Đồng Nai.


Tờ này cũng dẫn lời một nhân viên nhà hàng khách sạn nói ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp tiền đôla của quán bar. Tuy nhiên, không rõ tổng trị giá số tiền này là bao nhiêu.

Trong khi đó, trang VietnamNet cho biết lực lượng công an tiến hành bắt ông Tùng sau đó đã lập biên bản hành vi phạm tội quả tang đối với ông và thực hiện lệnh khám xét nhà, thu giữ một số giấy tờ, ổ cứng và hiện vật khác.

Cùng bị bắt với ông Tùng còn có hai người được cho là cộng tác viên của ông Tùng trong nhiều bài phóng sự điều tra.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/8, ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn của Pháp luật TP HCM, nói cho đến nay tờ báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.

'Nội dung khó đoán' 

Theo tin đăng trên trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam, việc bắt giữ ông Tùng được phối hợp thực hiện bởi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) và công an Đồng Nai.

Bình luận về điều này, ông Lợi cho biết ông thấy "ngạc nhiên vì C45 của Bộ Công an phải vào bắt người trong một vụ án hình sự bình thường" vì "thường thì công an cấp huyện, cấp tỉnh người ta đã có thể xử lý rồi.

"Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán," ông nói.

Ông Lợi cho biết ông Tùng đã công tác tại Pháp luật TP HCM được khoảng một năm, và là phóng viên thường trú của tờ báo tại tỉnh Đồng Nai.

Phóng viên này gần đây đã có loạt bài về những sai phạm tại các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng từng đạt giải thưởng báo chí nhờ loạt bài "Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20"

Đại diện của tờ báo đặt nghi vấn trước tin nói ông Tùng bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ.

"Báo Tuổi Trẻ ghi là "được cho là bắt quả tang", tức là các phóng viên viết bài cũng không chứng kiến việc ấy. Họ cũng chỉ dẫn nguồn từ một người nhìn thấy việc bắt."

"Trong một tình huống sinh hoạt bình thường, người ta có thể có tiền trên tay, nhưng tại sao lại có tiền. Đấy là những cái mà tôi nghĩ là quá trình điều tra phải làm rõ, tiền đấy là của ai, tại sao lại đưa," ông Lợi nói.

"Loạt bài của Tùng đã đăng rồi, chứ không phải chưa đăng. Nếu chưa đăng thì có thể người ta đưa tiền để đưa ra đề nghị nào đó, nên tôi cũng rất băn khoăn về độ xác thực của những thông tin trên báo," ông nói.


Thông cáo ngắn trên trang web báo Pháp luật TP HCM ngày 8/8 nói tờ báo "đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý cụ thể", ngoài ra không bình luận gì thêm.

Ông Mai Phan Lợi cho biết sẽ đăng tải thêm thông tin về vụ việc liên quan đến ông Tùng trên mặt báo sau khi có thêm thông báo chính thức.

Nhà báo chống hối lộ 

Loạt bài"Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20" hồi tháng 12 năm ngoái của ông Võ Thanh Tùng đã dẫn ra nhiều trường hợp nhận hối lộ của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20, với bình luận "CSGT coi việc các tài xế xe tải “đóng hụi chết” cho mình là điều đương nhiên."

Sau loạt bài này, công an tỉnh Lâm Đồng đã phải điều chuyển 26 cán bộ CSGT khỏi lực lượng. Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã phải thay thế toàn bộ ban chỉ huy trạm CSGT Phú Túc.

Trước đó, một phóng viên khác trong nước từng có loạt bài về nạn nhân hối lộ của cảnh sát giao thông, ông Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, cũng bị kết án bốn năm tù vì tội nhận hối lộ trong phiên tòa ngày 7/9 năm ngoái.

Hai bị cáo khác có cùng tội danh bị mức án lần lượt là bốn năm (Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của Hoàng Khương) và một năm (Trần Anh Tuấn, người nhờ ông Khương giải cứu xe đua). Ba người còn lại bị kết tội môi giới hối lộ và nhận hối lộ, với mức án năm năm và hai năm.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/12 giữ nguyên bản án này.

Mặc dù thừa nhận thiếu sót về nghiệp vụ, cựu nhà báo của Tuổi Trẻ nói hành động của ông chỉ nhằm đưa việc nhận hối lộ của công an ra trước công luận.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
...................
Chú thích ảnh: ( Từ trên xuống dưới)
+Ảnh 1:Ông Tùng từng có loạt bài gây chú ý về nạn nhận hối lộ của cảnh sát giao thông (ảnh chỉ có tính minh họa)
+Ảnh 2: Nhà báo Hoàng Khương, người bị án tù vì tội hối lộ năm ngoái, cũng từng đoạt giải thưởng báo chí nhờ các phóng sự điều tra

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Cùng bạn đọc (08/08/2013)
Với bề dầy truyền thống hơn 71 năm xây dựng và phát triển, kể từ khi ra đời tới nay, Báo Đại Đoàn Kết – Cơ quan Trung ương của MTTQ Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp báo chí Cách mạng Việt Nam và luôn được bạn đọc trong và ngoài nước tin yêu, mến mộ.

Từ 1-1-2012, Báo Đại Đoàn Kết phát triển từ tuần báo lên nhật báo. Đây là thành quả của cả một quá trình nỗ lực và quyết tâm của tập thể cán bộ, phóng viên trong bối cảnh khó khăn về kinh tế và môi trường báo chí cạnh tranh quyết liệt. Cũng do quá trình cơ cấu lại tổ chức, quy trình sản xuất của tờ nhật báo, một số cá nhân không theo kịp sự phát triển, vì lợi ích cá nhân đã tỏ ra bất mãn, dần xa rời tập thể. Họ liên tục có hành vi vi phạm quy chế hoạt động của Báo, vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức, vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng làm việc...

Trong các ngày 30-5-2013, 24-6-2013 và 11-7-2013, Hội đồng kỷ luật Báo Đại Đoàn Kết đã họp kiểm điểm, xét kỷ luật lần lượt với các ông bà: Nguyễn Mạnh Thắng, Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên), Đặng Thị Kim Ngân. Ngoài năm thành viên Hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật, đại biểu tham dự cuộc họp còn có mười thành viên là các lãnh đạo ban, đơn vị chủ chốt, đại diện các tổ chức đoàn thể của Báo (thật đáng tiếc trong buổi họp xét kỷ luật ông Bùi Hữu Phước, Chủ tịch Công đoàn Ban công tác phía Nam lại không tham dự dù Báo đã có Công văn mời họp).

Biên bản các cuộc họp kiểm điểm, xét kỷ luật trên đều thể hiện rõ quan điểm của tuyệt đại đa số ý kiến cho rằng những hành vi bịa đặt và tuyên truyền các thông tin sai sự thật về Báo Đại Đoàn Kết đã gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới uy tín của Báo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Tổng Biên tập Báo. Đồng thời các cá nhân trên còn thể hiện sự vô tổ chức, vô kỷ luật, vi phạm các quy định của Quy chế hoạt động Báo Đại Đoàn Kết trong suốt một thời gian dài. Đề xuất của các thành viên tham dự chủ yếu tập trung vào Khoản 6 Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức là: Buộc thôi việc (riêng trường hợp ông Nguyễn Mạnh Thắng còn đề xuất áp dụng Khoản 5 Điều 13).

Xét thấy việc giáo dục, thuyết phục không thu được kết quả, các cá nhân đều không nhận thức được sai lầm, khuyết điểm, Hội đồng kỷ luật đã kiến nghị và Tổng Biên tập Báo đã ra Quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc với cả ba ông bà Nguyễn Mạnh Thắng, Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên) và Đặng Thị Kim Ngân.

Buộc lòng phải đưa ra khỏi hàng ngũ những kẻ gây rối, cản trở sự phát triển của tờ báo là việc làm cực chẳng đã. Vì sự ổn định và phát triển của tờ báo, Đại Đoàn Kết xin thông báo tới bạn đọc: Hiện thời, các ông bà Nguyễn Mạnh Thắng, Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên), Đặng Thị Kim Ngân không còn là cán bộ, phóng viên của Báo.
Đại Đoàn Kết

>>>>>>>>>>>>>>>

09-08-2013


Cả vú lấp miệng... dư luận

Nguyễn Thông 

Ô. Đinh Đức Lâp TBT báo Đại đoàn kết
Sau khi báo Tuổi trẻ ngày 4.8 đăng bài viết vạch rõ những vi phạm pháp luật của ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trong việc trả thù ba nhà báo đã dám tố cáo ông và Ban biên tập thì ngay lập tức, ngày 5.8 ông Lập đã dùng tờ báo giàu truyền thống 71 năm từ thời vẻ vang mang danh Cứu Quốc ra để đăng bài viết (xem tại đây) để trả thù, vu vạ những nhà báo dám tố cáo mình.

Đó là một bài viết mang tính chất áp đặt, chụp mũ những nhà báo đã có đơn thư tố cáo ông Lập suốt hơn một năm qua chưa được giải quyết đúng đắn theo quy định của pháp luật, đúng với tính chất sai phạm của ông Đinh Đức Lập nhưng lại vừa bị ông này ra quyết định buộc thôi việc. Quyết định buộc thôi việc của ông Đinh Đức Lập áp đặt trái pháp luật cho ba nhà báo đấu tranh với các sai trái, vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Đảng của ông Đinh Đức Lập đã và đang bị các cơ quan chức năng phản đối.

Cả ba nhà báo đấu tranh với các hành vi tiêu cực, tham nhũng của ông Đinh Đức Lập (gồm Nguyễn Mạnh Thắng, Kim Ngân và Hữu Nguyên) đều là cán bộ cấp trưởng phó ban của báo. Việc bổ nhiệm các chức danh cho những nhà báo này theo quy định đều phải có sự phê chuẩn của lãnh đạo MTTQVN. Cả ba nhà báo này đều là những nhà báo làm việc nhiều năm tại báo Đại Đoàn Kết, đều có thâm niên làm báo tại đây nhiều hơn ông Đinh Đức Lập. Công tác tổ chức của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đâu phải là trò đùa mà lại đi bổ nhiệm những thành phần bị ông Lập coi là “vô tổ chức, vô kỷ luật, kém năng lực, gây rối và cản trở sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết”.

Trước khi có đơn tố cáo và bị ông Đinh Đức Lập ra sức trả thù, trù dập, cản trở, gây khó khăn trong công tác, trong thu nhập và đời sống... các nhà báo nói trên đều là những cá nhân liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong nhiều năm trước đó. Đặc biệt, các nhà báo này đều có nhiều bài viết hoặc tham gia phần lớn vào các loạt bài quan trọng góp phần tạo nên uy tín cho báo Đại Đoàn Kết. Cụ thể là nhiều bài báo, loạt bài có sự tham gia của các nhà báo này đã mang lại nhiều giải thưởng lớn cho báo Đại Đoàn Kết trong năm 2011. Có nhà báo còn liên tục được vinh danh trên “Bảng vàng danh dự” trong danh sách các cá nhân xuất sắc nhất của báo Đại Đoàn Kết mà trong đó cũng có tên ông Tổng biên tập Đinh Đức Lập được đưa vào vị trí “ngồi  trên”!

Do vậy xét về năng lực, khả năng đóng góp cho báo Đại Đoàn kết, cả ba nhà báo này đều có phần không nhỏ. Cho nên nếu nói rằng họ thuộc nhóm những người không theo kịp sự phát triển của tờ báo là hoàn toàn quy chụp, cảm tính và không có cơ sở, nếu không muốn nói là hết sức tùy tiện xúc phạm đến nhận thức của nhiều người hiểu biết về quá trình phát triển báo Đại Đoàn Kết trong nhiều năm qua.

Trên thực tế, từ tháng 5.2012,  trước các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật hết sức nhức nhối của Tổng biên tập Đinh Đức Lập gây ảnh hưởng xấu tới cơ quan báo Đại Đoàn Kết và MTTQ Việt Nam mà các nhà báo nói trên đã có đơn tố cáo theo đúng quy định của luật pháp Nhà nước Việt Nam thực hành quyền của công dân và trách nhiệm của viên chức, của người làm báo trong việc đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực ngay trong chính cơ quan mà mình đang công tác.
Các cụ nói: “Con sâu làm rầu nồi canh”. Không có lẽ, người phát hiện và chỉ rõ con sâu trong nồi canh là người gây rối?

Việc xử lý và giải quyết tố cáo của cơ quan chủ quản là Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho tới nay đã hơn một năm vẫn chưa kết thúc như quy định của luật pháp. Ngay thời điểm này, những người tố cáo chưa hề nhận được bất kỳ văn bản kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền theo luật định cho thấy việc xử lý, giải quyết đã được thực hiện theo quy định của Luật Tố cáo.

Trong khi đó, người bị tố cáo lại ung dung bất chấp pháp luật ngang nhiên quay lại trù dập những người tố cáo, dùng thủ đoạn lôi kéo tập thể tiếp tục vi phạm pháp luật một cách thô bạo. Chính những người tố cáo này đã bị ông Đinh Đức Lập lạm dụng chức vụ quyền hạn ra sức trả thù, trù dập mà đỉnh cao nhất là các quyết định buộc thôi việc lần lượt cả ba nhà báo có đơn tố cáo ông Lập do chính ông Lập ký.

Nay, cũng chính ông Đinh Đức Lập, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt dộng của báo Đại Đoàn Kết trong đó có các nội dung được đăng tải trên báo đã cho xuất bản một bài báo chưa từng có trong lịch sử báo Đại Đoàn Kết.
Bài viết “vu vạ” của ông Đinh Đức Lập và ai đó bị sai khiến đã thể hiện rõ sự lạm dụng tùy tiện cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm quy chụp và áp đặt một cách cảm tính các “tội danh tưởng tượng” mà ông Lập vốn vẫn hay quy kết cho những người dám đấu tranh không chấp nhận luồn cúi ông.

Nếu dũng cảm, ông Lập có dám cho đăng toàn văn những nội dung mà ba nhà báo đã tố cáo? Và bản giải trình của ông về các nội dung bị tố cáo?.  Nếu ông Lập không dám cho đăng tải những vấn đề bị tố cáo thì càng cho thấy rõ hơn động cơ thiếu trong sáng và nhận thức vô minh của ông Đinh Đức Lập trong việc đối phó với công luận bằng mọi cách, mọi giá. Phản ứng tùy tiện, bất chấp pháp luật (xem báo Đại Đoàn Kết như là tờ báo của riêng ông Đinh Đức Lập) càng cho thấy đúng như những gì mà ông Lập đã hành xử tại báo Đại Đoàn Kết nhiều năm qua, gây tổn hại uy tín nghiêm trọng cho tờ báo này và tổ chức MTTQ Việt Nam.
T.N.P

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
----
Cách đây nửa tiếng đồng hồ (tối 8.8.2013), tôi có dịp gặp nhà báo Hữu Nguyên. Lúc bắt tay nhau, anh nói với tôi: "Công lý, sự thực nhất định thắng". Tôi tin vào điều ấy.
Nguyễn Thông



    THỨ SÁU, NGÀY 09 THÁNG TÁM NĂM 2013


    Những phản ứng thông minh và dũng cảm của blogger Việt


    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    Một người đàn ông sử dụng iPad kết nối internet tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 06/8/2013
    AFP photo
    Khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt ngay, lập tức chính quyền vận dụng luật 258 để tống giam hai người mà không đưa ra chi tiết sai phạm của họ cụ thể như thế nào. Họ là những nhà báo giỏi nhưng khi Internet tiến vào Việt Nam cả hai đều bỏ làm báo và viết blog, một hình thức thoát ly sự kềm kẹp của nền báo chí chính thống để viết những gì mà họ nghĩ là đáng viết.


    Luật 258, cái còng cho bất cứ ai

    Luật 258 trước đó cũng đã được áp dụng với một nhà báo khác là Phạm Chí Dũng. Ông Dũng bị bắt trong một tình trạng hoàn toàn bí mật. Việc bắt bớ ông tạo ra một màn sương mù dư luận và hàng chục nghi vấn bao trùm trên báo lề trái. Cho tới khi ông được thả người ta mới biết là ông đã vi phạm điều 258 và lý do ông mà được trả tự do vì cơ quan điều tra nhận thấy ông không vi phạm như cáo buộc trước khi bị bắt.

    Hành vi bắt và thả người một cách tùy tiện chỉ dựa vào một điều luật mơ hồ đã đánh động dư luận, đặc biệt trong giới blogger. Ban đầu là chỉ trích sau đó là giận dữ vì chính quyền đã đi quá trớn trong việc đàn áp tự do ngôn luận. Sự giận dữ tuy không dấy lên biểu tình hay bạo động nhưng lại chống đối bằng một hình thức khác do giới trẻ thực hiện: báo động với thế giới biết sự ngược đãi quyền tư do ngôn luận của chính phủ Việt Nam.

    Ngày 31 tháng 7 một nhóm nam nữ thanh niên rất trẻ gồm Nguyễn Thảo Chi, Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã sang Bangkok gặp gỡ với cơ quan nhân quyền Liên Hiệp quốc và Human Rights Watch để trao cho họ thông báo chống lại điều 258.

    Cũng tại Bangkok một số đại diện của Goggle, Yahoo đã gặp gỡ những người trẻ này và lắng nghe sự thật đang xảy ra bên trong một đất nước được xem là Internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng phía sau những hình ảnh hứa hẹn ấy là thế giới của những nhà tù, những sách nhiễu và nhất là một nền pháp lý bị bóp méo, diễn giải một cách tùy tiện về nhân quyền và tự do ngôn luận trên hệ thống intenet.

    Blogger Nguyễn Anh Tuấn, một trong những thành viên của nhóm 258 từ Việt Nam sang Bangkok cho biết:

    "Nội dung mà nhóm trao đổi với Google thì mình cũng đã cam kết với người ta là tạm thời không tiết lộ về nội dung. Muốn thông báo điều gì chính thức thì phải cho người ta xem trước. Đại ý nội dung những lần gặp là cung cấp thông tin cho người ta để họ có thêm thông tin tại Việt Nam. Mình cũng giới thiệu cho họ biết về đìều 258. Như anh biết Google không giống như các tổ chức nhân quyền khác vì họ có những mục tiêu khác nên họ không cam kết gì với mình nhiều nhưng trước sau gì thì họ cũng sẽ có một official statement, tuyên bố chính thức về việc này có lẽ cho tới ngày 1 tháng 9 khi quyết định 72 này hiệu lực."

    Quyết định 72, mở đầu những làn sóng mới

    Khi sự chống đối luật 258 lên tới cao trào thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký tiếp quyết định 72 như một câu trả lời cứng rắn trước đòi hỏi chính đáng của nhóm tranh đấu chống lại điều 258. Nghị định 72 có tất cả 6 chương với 46 điều, nhưng dư luận, đặc biệt là giới blogger và chơi Facebook, Twitter chỉ tập trung vào việc cấm "cung cấp thông tin tổng hợp".

    Thông tin tổng hợp là gì? Đó là những tin tức hay ý kiến quan trọng của báo chí hay cá nhân nào đó mà blog hay Facebook mang vào trang cá nhân của mình để rồi sau đó hàng ngàn người vào đọc rồi lại lấy ra tiếp tục post trên trang cá nhân của họ. Cứ như thế một bản tin, một bài viết được nhân lên nhiều lần và có khi một tin tức như vậy thu hút hàng trăm ngàn lượt nguời đọc.

    Rõ ràng đây là một điều rất nguy hiểm cho sự an nguy của chế độ.

    Trước tiên nó làm cho người dân quen với những bản tin trái chiều với báo lề đảng, kế đó những phiên tòa, bản án tối tăm không được truyền thông lề phải đưa tin thì hôm nay cả thế giới đều biết qua các trang blog và Facebook cá nhân. Các bài viết bàn về dân chủ, nhân quyền cũng như sự lạm quyền, độc tài của chính phủ cũng sẽ được nhân rộng ra trong cộng đồng mạng và từ đó một xã hội dân sự hình thành khiến các điều cấm kỵ trước đây bây giờ sẽ bị xóa bỏ.

    Lổ hổng tạo ra nguy cơ đó được trám kín bằng hai điều 258 và 72.

    Bạn Nguyễn Đình Hà một thành viên trong nhóm 258 cho biết ý kiến về quyết định 72:

    "Về nghị định 72 đang xôn xao trên mạng theo tôi thì rất ngây thơ và ấu trĩ vì không thề áp dụng được. Hiện nay việc chia sẻ thông tin trên mạng quá dễ dàng vì vậy nếu họ có cố gắng cũng không thề áp dụng được vì họ không biết sử dụng cách chế tài nào để áp dụng vào các hành vi đó. Bọn em hôm nay cũng trao đổi với bà Phó đại sứ Thụy Điển về điều này và bà ấy rất ngạc nhiên khi Việt Nam lại có thể ra một nghị định như thế. Bà ấy nói là sẽ chuyển tất cả các công điện đến Ủy ban Nhân quyền Châu Âu."

    Những con chim câu dũng cảm

    Thế hệ trẻ Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của Internet và những nguy hiểm của hai luật 258 và 72. Một tuần lễ sau sự việc Bangkok, sáng ngày 7 tháng 8, năm blogger khác đã có mặt trong  Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội để trao cho Bà Phó Đại sứ Elenore Kanter bản tuyên bố 258 và đồng thời chia sẻ với bà tất cả những thông tin mà chính phủ đang cố thực hiện nhằm chống lại tự do ngôn luận cũng như đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
    Anh Nguyễn Lân Thắng đại diện nhóm blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 31/7/2013Photo: Nguyễn Lân Thắng
    Năm bạn trẻ Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên như những chú chim câu đã thành công trong việc mang những thông tin cần thiết ra thế giới bên ngoài một cách thông minh và khôn khéo. Đại sứ Thụy Điển có lẽ không lạ gì với những hành động trấn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam nhưng khi một nhóm thanh niên trí thức với sự can đảm khó luờng đường hoàng vào thẳng đại sứ quán của họ thì vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn.

    Từ Thụy Điển, sáng hôm sau có lẽ hầu hết các đại sứ trong khối EU sẽ biết con số 258 và 72 nói lên điều gì tại đất nước Việt Nam. Họ không thể im lặng hay lẩn tránh mà buộc phải lên tiếng trực tiếp với chính quyền Hà Nội, giống như Đại sứ quán Hoa Kỳ đã lên tiếng quan ngại về nghị định 72 một ngày trước đó.

    Bạn Thu Trang, một trong năm thành viên vào Đại sứ quán Thụy Điển trao thông  báo 258 chia sẻ ý kiến qua việc Hoa Kỳ quan tâm tới luật 72 vừa mới xuất hiện, bạn nói:

    "Theo em đây là một động thái tích cực của Washington cũng như bên Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vì quyết định 72 này nó giới hạn quyền tự do thông tin của cá nhân. Theo em nghĩ thì các tổ chức trên thế giới cũng vô cùng quan ngại về điều này và các tuyên bố của Hoa Kỳ là một điểm nhấn mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vừa rồi."

    Luật 72 không những lợi dụng pháp luật để đàn áp tiếng nói người dân mà nó còn gây khó khăn cho các công ty khi vào làm ăn tại Việt Nam. Nghị định 72 đòi hỏi tất cả website nước ngoài phải có ít nhất một máy chủ tại VN để chính phủ kiểm soát nhiều hơn nội dung thông tin trên mạng của những người sử dụng.

    Theo Liên hiệp Internet Á Châu, do eBay, Facebook, Google và Yahoo thành lập, thì nghị định 72 này sẽ có tác dụng tiêu cực đối với môi trường Internet của VN và gây trở ngại cho nguồn đầu tư.

    Việt Nam cần phải lựa chọn giữa phát triển hay dẫm chân tại chỗ khi cấm cửa sự tự do chia sẻ thông tin, đặc biệt là thông tin về nhân quyền và tự do ngôn luận. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông David Shear vừa tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ nghiêm túc xem xét việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng kèm theo một số điều kiện.
    Đại diện Mạng lưới bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Elenore Kanter, phó Đại sứ Thụy Điển. Photo courtesy of cafevn.org
    Không nói thì ai cũng biết những điều kiện ấy là nhân quyền và tự do ngôn luận, điều mà những bạn trẻ Việt Nam đang đánh động với thế giới trong vài ngày vừa qua.

    Lúc 8 giờ tối ngày 5/8/2013 hai bạn trẻ Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Nữ Phương Dung khi từ Thái Lan về lại Tân Sơn Nhất đã được các bloggers đón chào nồng nhiệt cho thấy rằng trong hoàn cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay mọi biện pháp bịt miệng thông tin là vô vọng. Chính quyền làm sao có thể đối phó với những con người trẻ trung và gan dạ này khi sự trong sáng của họ đã thuyết phục tất cả mọi người?
    RFA




    Thứ sáu, ngày 09 tháng tám năm 2013


    TIN TỨC MỚI NHẤT QUANH VỤ VIỆC ĐỘNG TRỜI Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀI ĐỨC



    Tạm đình chỉ công tác giám đốc bệnh viện (NLĐ).  – Tiếp tục đình chỉ thêm 6 cán bộ Bệnh viện Hoài Đức(TTXVN).  – Người tố cáo vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm động trời (VNN). “Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo”. – Nhân bản xét nghiệm tại BV Hoài Đức: Cho mượn máy để bán hóa chất (TT).  – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu của BV Hoài Đức: Nhóm tố cáo bị cô lập, o ép (PNTP).  – Tái khám miễn phí cho bệnh nhân bị trả kết quả xét nghiệm giả (VNE). – Khởi tố vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm (PLTP).
    ______________________________________________

    VỤ “NHÂN BẢN” KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
    Tạm đình chỉ công tác giám đốc bệnh viện
    Thứ Năm, 08/08/2013 23:56

    Ước tính với trên 1.000 phiếu xét nghiệm khống, Quỹ BHYT thanh toán cho Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức khoảng 70 triệu đồng


    Liên quan đến việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoài Đức (TP Hà Nội), nhiều cá nhân liên quan đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ việc khởi tố điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

    Lấp chỗ hổng cán bộ

    Chiều 8-8, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Trí Liêm, Giám đốc BVĐK Hoài Đức. Cùng ngày, Sở Y tế TP Hà Nội cũng ký quyết định đình chỉ công tác đối với phó giám đốc bệnh viện này là bà Nguyễn Thị Nhiên. 5 người khác, gồm trưởng khoa xét nghiệm cùng kỹ thuật viên và 3 nhân viên của khoa này cũng bị tạm đình chỉ công tác. 

    Ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, được điều động tạm thời phụ trách BVĐK Hoài Đức. Theo ông Trần Ngọc Tụ, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế TP Hà Nội, trường hợp bà Nguyễn Thị Ngà (nhân viên xét nghiệm) do đang nghỉ thai sản, nếu đi làm bình thường thì cũng sẽ có quyết định đình chỉ công tác.

    Ngoài việc điều động ông Nguyễn Văn Dung tạm thời phụ trách BVĐK Hoài Đức, Sở Y tế TP Hà Nội cũng cử 7 cán bộ thuộc một số BV khác đến hỗ trợ, lấp chỗ hổng do việc đình chỉ nói trên để đảm bảo việc khám, chữa bệnh bình thường tại đây. 

    Một trong những máy xét nghiệm được BVĐK Hoài Đức 
    mượn để xét nghiệm huyết học cho bệnh nhân

    Nhận định đây là sự việc nghiêm trọng chưa từng có, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam, cho biết với mức viện phí tại thời điểm mà BVĐK Hoài Đức áp dụng, ước tính với trên 1.000 phiếu xét nghiệm khống, Quỹ BHYT thanh toán cho BV này khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, có động cơ trục lợi, rút ruột Quỹ BHYT hay không còn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra. “Ước tính thiệt hại tài chính do giả mạo kết quả xét nghiệm thì không ghê gớm nhưng hành vi thì vô cùng nghiêm trọng” - ông Sơn nhấn mạnh. 

    Theo ông Sơn, nếu bác sĩ căn cứ vào kết quả xét nghiệm sai lệch để điều trị thì hậu quả đối với người bệnh là khôn lường. “Một kết quả sinh hóa mà chung cho trẻ hơn 10 tháng tuổi đến người trên 70-80 tuổi là chuyện chưa từng có trong lịch sử những gian dối được phát hiện qua giám định hồ sơ bệnh nhân có BHYT. Việc gian lận xét nghiệm, lập hồ sơ khống để rút tiền BHYT không phải là cá biệt, chúng tôi vẫn phát hiện ở một số BV qua giám định. Song, với hiện tượng khá liều lĩnh như ở BVĐK Hoài Đức thì chưa từng có” - ông Sơn bức xúc.

    Doanh nghiệp thuê máy cho bệnh viện mượn?

    Trong khi chờ cơ quan điều tra làm rõ mức độ sai phạm trong việc giả mạo kết quả xét nghiệm tại BVĐK Hoài Đức, Sở Y tế TP Hà Nội cũng đang  rốt ráo  làm rõ vấn đề mượn máy xét nghiệm của BV này. Đơn vị cung cấp sinh phẩm xét nghiệm là Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (ở quận Hà Đông, TP Hà Nội) bị tố là cung cấp sinh phẩm với giá cao bất hợp lý. Tuy nhiên, đại diện Công ty Cổ  phần Dược phẩm Hà Tây cho biết việc tham gia thầu và cung cấp thuốc, hóa chất vào BVĐK Hoài Đức hoàn toàn do chi nhánh của công ty này là Công ty Đông dược Vật tư y tế thực hiện. 

    “Khi báo chí nêu việc đặt máy tại BVĐK Hoài Đức, chúng tôi mới biết và yêu cầu giám đốc Công ty Đông dược Vật tư y tế báo cáo. Việc công ty cho mượn 3 máy xét nghiệm là do BV có công văn đề nghị để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Chi nhánh đã mượn và thuê máy của một công ty bán hóa chất khác (trong đó có máy phải thuê với giá 10 triệu đồng/năm)” - đại diện công ty này nói. Theo ông,  “chiều” được BV cũng rất vất vả.

    Theo đại diện Công ty Đông dược Vật tư y tế, công ty trúng thầu cung cấp hóa chất sinh hóa và hóa chất huyết học cho BVĐK Hoài Đức trong 2 năm 2011 và 2012 với tổng giá trị trúng thầu lần lượt là 237,360 triệu đồng và gần 1,083 tỉ đồng. Tuy nhiên, doanh số bán hàng mà công ty thực tế đã cung cấp cho BV chỉ đạt 873,806 triệu đồng.

    Trước thông tin tố Công ty Dược phẩm Hà Tây có phong bì cho Khoa Xét nghiệm BVĐK Hoài Đức để được trúng thầu, ông Nguyễn Thạc Hưng, Giám đốc Công ty Đông dược Vật tư y tế, cho biết chỉ nghe qua báo chí.

    Bài và ảnh: NGỌC DUNG