Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

SUY GẨM....





Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?

Câu chuyện chống tham nhũng đến nay đã gần chục năm đến nay gần như chưa thu được kết quả nào đáng kể. Cách đây hai năm Trương Chủ Tịch đã than: “không phải một vài con sâu mà cả một bầy sâu”. Mới hôm qua, tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Chủ Tịch lại than: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn…” Như vậy chục năm qua sâu năm sau nhiều hơn năm trước, từ vài con sâu đến một bầy sâu và bây giờ là cả một tập đoàn sâu, tham nhũng trở thành đại họa của Đất nước.
Trước cuộc Chỉnh đốn Đảng, Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhận định: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”. Đương kim Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người phất cao ngọn cờ Chỉnh đốn Đảng đã nhận định: “một bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Những nhận định đó làm dân rất phấn khởi vì Đảng đã thấy được sự thật. Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho biết: “ bệnh đã chẩn, thuốc đã bốc” dân lại càng càng phấn khởi hơn.  Và khi đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  tuyên bố về công cuộc Chỉnh đốn ĐảngKhó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” thì toàn Đảng toàn dân phấn khởi vô cùng.
Nhưng rồi sau một thời gian dài cuộc Chỉnh đốn Đảng chưa thu được kết quả nào đáng kể. Ngoài việc chuyển ban chống tham nhũng từ Chính phủ sang Trung ương Đảng và Quốc hội biểu quyết thông qua bỏ phiếu tín nhiệm, mọi việc vẫn còn nguyên như cũ, tập đoàn sâu vẫn còn nguyên đấy. Trương Chủ tịch đã thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải thích  cho cái sự “ chưa làm được bao nhiêu” này là phê cái gì thì phê vẫn phải quán triệt “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”. Mục đích chính là cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe. Đến đây thì dân buộc phải hỏi: thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?
Lời kêu gọi chống tham nhũng của Trương Chủ Tịch thật khẩn thiết:“ Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “đã có hàng mấy trăm thư, hàng nghìn ý kiến từ cơ sở, kể cả thư ngỏ, kiến nghị của giới trí thức góp ý chân tình, nói thẳng, nói thật…” Nhưng rồi, cũng theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “ những thư từ, ý kiến góp ý lặn đi đâu hết rồi, kết quả đến nay hầu như chẳng mang lại cái gì, chẳng nên cơm nên cháo gì cả! Thêm mất công chờ đợi và hy vọng!” Tại cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi Trương Chủ Tịch lại nói “ Tôi đánh giá rất cao đóng góp của bà con”. Đến đây, nói như đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, dân buộc phải kêu lên: Đánh giá cao rồi sao nữa chớ, không lẽ đánh giá cao rồi thôi? Tiếng kêu ấy cho biết niềm tin của dân đã mất.
 Chính Trương Chủ Tịch cũng đã thú nhận: “Tôi thấy buồn lòng khi niềm tin trong dân giảm sút”. Dân rất chia sẻ với nỗi buồn đó và không phải họ không buồn vì niềm tin của họ đã mất đi. Nhưng để lấy lại niềm tin của dân thì, sau những phát ngôn mạnh mẽ và quyết liệt ấy, Đảng và Nhà nước phải cho dân thấy tập đoàn sâu bị lôi ra ánh sáng như thế nào, nguyện vọng của dân phải trở thành mệnh lệnh ra sao. Đó là cách duy nhất để bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ, chỉ có cách ấy thôi, không có cách nào khác.
NQL




CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI GIỠN MẶT VỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Huỳnh Ngọc Chênh
Đến khi người dân cùng kiệt vì thiếu đói thì nhà nước mới hiểu ra rằng cần phải quay về với kinh tế thị trường và sự thay đổi nầy đã giúp cho người dân được cởi trói, hồ hởi bung ra làm ăn. Bộ mặt đất nước từ đó thay đổi.
Nhẽ ra phải nương theo đà đi lên ấy mà tiếp tục thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với cơ chế mới thì nhà nước lại muốn quay lại cỡi lên để “định hướng” thị trường.

Nhưng kinh tế thị trường có quy luật vận hành riêng của nó. Để kiểm soát được nó cần phải có sự am hiểu và kinh nghiệm dày dạn qua hàng trăm năm sống chết trong nó, qua bao lần điêu đứng vì nó bởi khủng hoảng như Mỹ và các nước tiến tiến đã trải qua.
 Nhà nước ta mới chân ướt chân ráo làm quen với cơ chế đã hình thành nên từ bao đời nay của nhân loại đã vội vã đòi khống chế hoàn toàn nó bằng cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” đầy hoang tưởng và mơ hồ. Giống như một anh chàng ẻo lã mới lần đầu tiên sờ vào ngựa đã đòi cỡi lên khống chế ngựa bất kham.
Vì cái đuôi “định hướng” đó mà phải cho rằng kinh tế quốc doanh là chủ đạo: các Vina quả đấm thép ra đời.
Vì cái đuôi “định hướng” đó mà toàn bộ tài nguyên, khoáng sản và đặc biệt là đất đai đều thuộc sở hữu nhà nước (che đậy dưới danh nghĩa sở hữu toàn dân) nghĩa là thuộc toàn quyền, và có thể nói là độc quyền, khai thác và kinh doanh của các Vina nói trên, sau nầy chia thêm cho các nhóm lợi ích phát sinh ra.
Vì cái đuôi “định hướng” đó mà toàn bộ nguồn vốn kể cả vốn huy động của xã hội đều được nhà nước nắm giữ trong tay rồi muốn phân cho ai thì phân.
Từ đây, những hệ lụy phát sinh:
-Do được ưu đãi hoặc độc quyền làm ăn nên các Vina dễ làm bậy để đưa đến thua lỗ triền miên và phát sinh ra nhũng lậu.
- Để chống thất thoát và nhũng lậu lại xây dựng ra bộ máy chống tham nhũng quá sức to lớn, tốn kém,(nhưng không bao giờ hiệu quả), thu hút tiền vốn và sức lực đáng kể vào đó thay vì dành toàn bộ cho sản xuất làm ăn.
-Vì đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên giá đất được định đoạt theo chủ quan không theo cơ chế thị trường, rồi muốn thu thì thu, muốn giao cho ai thì giao, từ đó phát sinh ra việc kinh doanh đất đai là món béo bở, thu hút sự đầu tư của các vina, kể cả các vina không liên quan gì đến lĩnh vực nhà đất, thu hút đầu tư các doanh nghiệp tư nhân có quan hệ mật thiết với quan chức nhà nước gọi là nhóm lợi ích.
-Các vina được ưu tiên vốn vay của ngân hàng, các nhóm lợi ích cũng được ưu tiên vốn vay của ngân hàng. Hầu như toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào 2 bộ phận nầy nên các doanh nghiệp làm ăn sản xuất khác không còn cơ hội tiếp cận nguồn vốn, hoặc nếu có tiếp cận được thì cũng rất ít mà chi phí quá cao do lãi suất cộng với phí bôi trơn cao. Sản xuất toàn xã hội đình trệ.
- Nguồn vốn to lớn của xã hội tập trung vào hai kênh chính là các vina và nhóm lợi ích để hai kênh này dẫn toàn bộ chảy vào hai vùng trũng tưởng dễ kiếm ăn là chứng khoán và nhà đất. Hai thị trường ấy được bơm lên căng phồng, các vina và nhóm lợi ích đặc quyền ấy kiếm ăn vào khoảnh khắc ngắn ngủi nầy, chính là ăn vào vốn vay từ ngân hàng cho đến khi nguồn tiền ấy cạn kiệt, cả hai thị trường đều xệp xuống và xì hơi mạnh đến bẹp dí như hiện nay.
Vốn bốc hơi theo chứng khoán, vốn chôn vùi vào đất, vốn chảy vào túi tham ô, vốn thất thoát do làm ăn hoang tưởng… Nhà nước nợ nần, ngân hàng cạn tiền, các Vina và các nhóm lợi ích ngập trong biển nợ.
Nhà nước nợ đến 129 tỉ USD (trong khi GDP chỉ đạt 122 tỉ), các vina sụp đổ, các nhóm lợi ích đang khốn đốn, ngân hàng đứng bên bờ vực, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, lạm phát tăng cao, người lao động thất nghiệp hàng loạt…
Cơ chế thị trường đã quật ngược lại một đòn hiểm ác vào kẻ đòi cỡi lên lưng nó để bỡn cợt với định hướng nầy, định hướng nọ.
Vĩ thanh
Làm sao để cứu vãn tình hình bi đát nầy?
Nhận tiền cứu giúp của quốc tế? Dễ thôi, nhưng phải minh bạch chi tiêu từ trước đến nay và trong tương lai, phải tôn trọng các quy luật thị trường và chưa nói là phải kèm theo điều kiện về nhân quyền. Những yêu cầu ấy dễ cho các nước khác nhưng e rằng không dễ đối với nhà nước đang đòi cỡi lên cơ chế thị trường bằng “định hướng XHCN”.
Có lẽ tốt nhất là nhận tiền cứu giúp từ quốc gia không yêu cầu về các điều kiện đó. Trung cộng.
Lịch sử cho thấy “người bạn lớn” nầy chưa bao giờ cho không VN một cái gì.
Hay là vì vậy mà người bạn ấy càng ngày càng trở nên ngang nhiên trong việc chiếm đoạt biển Đông?
Nhiều người cho rằng, người bạn lớn xác ấy rất ngu khi ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò vào hộ chiếu. Không. Họ không hề ngu, họ luôn thận trọng trong việc xâm lấn nầy. Họ biết chắc nắm được biển Đông trong tay rồi nên họ mới cho vẽ đường lưỡi bò ấy cũng như chính thức công bố bản đồ thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của VN và hầu như gần hết biển Đông.
Mất biển Đông là mất nước. Cái giá quá đắt.





Một lần nữa tôi tạm tin Anh


Thiện Tùng
Tôi vốn đã nuổng, nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu trước cử tri TP HCM càng nuổng.
Không rõ với cương vị Chủ tịch nước hay Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, anh Sang thốt ra những lời không tương xứng với cương vị của mình, sau khi nói xong về nhà Anh có nghĩ lại hay không.  Là đại biểu Quốc hội, với cương vị Chủ tịch nước nói chuyện với cử tri mà sao Anh luôn đứng ở góc độ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN và hình như chỉ muốn đóng có một vai ấy mà lên tiếng với dân thì phải. Anh sao không chịu nghĩ thực bụng người dân họ muốn Anh đến với họ trong tư cách nào?
Anh Sang nói:
+“Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người chớ không thể trù úm cả dân tộc này” – Những kẻ nào đang trù úm Dân chẳng lẽ anh Tư không biết? Với cương vị của mình là một ông Chủ tịch đứng đầu cả nước, sao Anh không trị chúng để cứu Dân? Dân chịu oan khiên như thế bộ chưa đủ sao Anh còn xúi cả dân tộc va đầu vào đá?!
“… Nếu vì cái ghế mình ngồi thì chế độ sẽ suy vong. Muốn chế độ vững bền thì người cầm lá phiếu phải đầy trọng trách” –  Anh làm như mình từ trên trời mới rơi xuống không bằng. Anh quên rồi sao, gần như tất cả đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp đều là đảng viên do Đảng của Anh cơ cấu. Họ là những thành viên của Đảng, họ suy nghĩ và hành động theo chỉ giáo của  Đảng. Người ta không sợ chế độ (độc tài) suy vong đâu Anh đừng lầm tưởng. Về nhân sự “Đảng chọn Dân bầu” mà Anh bảo cử tri khi cầm lá phiếu phải đầy trách nhiệm là điều hoang tưởng, chẳng lẽ chọn người ngoài danh sách ứng cử?! Về việc này bộ Anh chưa đọc những câu vần vè dân gian – và hình như xuất phát từ sĩ phu Bắc Hà – được Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhắc lại trong bài viết của ông ấy:
Đảng chỉ tay
Quốc hội giơ tay
Mặt trận vỗ tay
Chính phủ khoanh tay
Quốc doanh ngửa tay 
Tội phạm ngoặc tay
 Công an còng tay
Trí thức phẩy tay
Quan chức đầy tay
Dân trắng tay.
Xin Anh hãy đọc và chịu ngẫm nghĩ một chút.
+ “Để làm được những điều cử tri mong muốn, còn quá nhiều thách đố và cản ngăn” –Thế lực nào, những ai… thách đố và cản ngăn những điều cử tri mong muốn? Là Chủ tịch nước và là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng cầm quyền, sao anh Tư không điều binh khiển tướng trị bọn mọt nước sâu dân mà thốt ra những lời than thở nghe có vẻ bất lực như thế? Nếu thật sự anh Tư và Đảng của Anh bất lực thì hãy lo “tắm rửa” cho nhau trong nội bộ Đảng mình, giao cho Dân chọn và cử người vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, qua đó họ sẽ có quyền bãi miễn, xử tù bất cứ ai bất tài, thất đức  trong bộ máy công quyền, sớm lành mạnh hóa xã hội.
+ “… Cũng hơi chạnh lòng là cô bác, anh chị chưa tin Trung ương lắm. Niềm tin bị sa sút, tôi thấy thật xấu hổ” – Anh chạnh lòng vì Dân mất lòng tin đối với Đảng của Anh, chớ không phải chạnh lòng trước bao nỗi oan khiên của người Dân do Đảng Anh gây ra? Oan khiên tính ra không xuể đó Anh, mà ác cái nó vẫn đang diễn ra hàng ngày. Anh ngồi trên cao chứ người dân ở thấp lắm, những gì đám bộ hạ các anh giáng xuống không phải đầu cũng phải tai. Cho nên ai cũng có tâm lý “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, họ cười giã lả thế thôi chớ họ tránh các anh đấy. Nhưng nếu thật sự Anh còn biết xấu hổ vì dân chẳng tin các anh thì riêng đối với Anh xem ra còn có thể chơi được.
+ “Chậm nhất là đầu năm 2013, Trung ương sẽ ban hành nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm” – Anh  nói Trung ương tôi đoán chắc là Trung ương Đảng? Quốc hội, các chức danh chủ chốt các cấp các ngành đều là đảng viên, họ đã hình thành phe cánh, đã và sẽ chơi luật giang hồ “Mi không đánh ta, ta không đánh mi ” thì huề cả làng – Hội nghị lần 6 khóa 11 của Đảng CSVN đã nói lên điều đó?
Nếu mất hết lòng tin là không còn sức sống. Tôi còn muốn sống, một lần nữa tạm tin Anh, dòng dõi của  tướng quân Trương Công Định.
Mỹ Tho, 28/11/2012
T.T





Facebook, tại sao lại sợ nó?


Cánh Cò
Ngày 16 tháng 11 vừa qua, báo Giáo Dục Việt Nam Online đăng ý kiến của độc giả có tên Phạm Quốc Dũng với tựa gây sốc:”Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook Việt Nam” Bài viết này ngay sau đó được nhiều báo trích dẫn lại để lấy ý kiến độc giả. Cho tới nay số comment chưa nhiều lắm so với con số người chơi facebook tại Việt Nam.
Trước nhất có lẽ nên biết đôi điều về con số người tham gia facebook tại Việt Nam xem có đáng để đặt vấn đề cấm hay không cấm, từ đó lần tìm manh mối tại sao lại phát sinh ra ý kiến đóng cửa facebook do một người tự nhận là thành viên trong mạng lưới này đưa ra.
Theo VietnamNet loan tải ngày 20 tháng 7 năm 2012 thì “Người dùng facebook tại Việt nam tăng cao nhất châu Á” tờ báo này viết: “Theo ước tính số liệu người dùng Facebook tại châu Á trong quý 2/2012, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng người dùng cao nhất trong khu vực, bỏ xa nước đứng thứ 2 là Nhật Bản. Tổng số thành viên Việt Nam tham gia mạng xã hội lớn nhất thế giới này đạt gần 5,5 triệu, tăng mạnh 55,6% so với quý trước đó.
Quốc gia châu Á có số người sử dụng Facebook nhiều nhất là Ấn Độ, với gần 50 triệu thành viên. Với số người sử dụng Internet tại Ấn Độ là 121 triệu, Facebook có độ thâm nhập tại đây lên tới 41%.”
Phải chăng con số gần 5 triệu rưỡi thành viên facebook tại Việt Nam làm cho tác giả Phạm Quốc Dũng cảm thấy lo ngại cho tình trạng mất kiểm soát của xã hội Việt Nam khiến ông mạnh miệng bảo nên dẹp. Và câu hỏi đặt ra tại sao tác giả lại lo ngại?
Mở đầu bài viết Phạm Quốc Dũng khẳng định cái lợi của facebook: “người dùng có thể thỏa sức kết nối, kết bạn với bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước và thế giới, khoảng cách địa lý ở đây dường như bị thu hẹp, thậm chí là bỏ đi. Mọi người có thể thỏai mái bày tỏ những lời chia sẻ, những tâm sự thậm chí là những quan điểm cá nhân trước một hay nhiều sự việc, sự kiện nhất định của bản thân hay xã hội mà không bị giới hạn.
Không chỉ thế, ở đây còn là một diễn đàn mở, khi không phải chỉ ý kiến một người mà nhiều người khác cũng có thể tham gia cùng bình luận, chia sẻ các ý kiến, quan điểm của mình.”
Điều lợi còn nhiều hơn nữa nhưng do nóng vội hoặc không nhận thức đầy đủ mà tác giả không đưa ra. Hãy nói về những cái lợi khác:
-Facebook là một khối thông tin đồ sộ rất riêng tư mà nhiều trang Internet không có, hoặc có nhưng không đầy đủ hay tốc độ thông tin chậm. Mỗi một thành viên facebook là một cổng thông tin mở khi họ trang trải kinh nghệm sống, kiến thức chuyên môn về mọi vấn đề và điều quan trọng nhất đó là không gian của facebook. Là không gian mở nó cho phép người đọc liên lạc trực tiếp với người viết để bù đắp thêm thông tin hay hỏi han thêm những điều muốn biết. Khả năng này thật khó xảy ra trong mặt bằng xã hội và do đó facebook hấp dẫn và cuốn theo một con số thành viên khổng lồ trên khắp thế giới.
Facebook lan tỏa nhanh và rộng với cấp số nhân vì vậy khi một tin tức thời sự được tung lên thì hầu như khắp thế giới biết. Nó nhanh hơn trang blog cá nhân và dĩ nhiên nhanh hơn rất nhiều so với báo Online đang phổ biến hiện nay.
Facebook đa dạng vì sự đa dạng của thành viên tham gia nó. Người thích chính trị sẽ lướt qua những thông tin được thành viên trích lại từ các nguồn trong và ngoài nước. Những tin mấu chốt sẽ tiết kiệm cho người search một khoảng thời gian không nhỏ. Hãy thử tưởng tượng: 100 người trong danh sách của bạn yêu thích tin tức chính trị, mỗi người tìm một nguồn khác nhau và post lên facebook có phải bạn hưởng lợi từ những yêu thích rất cá nhân ấy không?
Bên cạnh tin tức, hình ảnh sưu tập từ những người yêu nghệ thuật cũng giúp bạn thay đổi quan niệm sống rất nhiều. Âm thanh cũng được facebook hào phóng cho phép khiến thành viên của nó có thể chia sẻ những bản nhạc tuyệt vời do chính họ làm ra mà không có phượng tiện xuất bản…
Facebook cũng là nơi kêu cứu hữu hiệu và tiếng kêu của bạn sẽ lan xa với tốc độ phi thuyền không gian.
Facebook còn là chỗ để bạn sáng tác những câu status ngắn gọn, ý nghĩa và nếu là nhà văn bạn sẽ cảm ơn nó vì đã giúp bạn mài giũa kỹ năng ngôn ngữ một cách thành công nhất khi nhiều người dẫn lời của bạn khiến cho câu status sáng giá trong khung trời bao la của facebook.
Quay lại với tác giả Phạm Quốc Dũng: Tại sao lại cấm facebook?
Lý do rõ rệt nhất mà tác giả đưa ra: ” bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép. Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước, khó kiểm soát!
Không những vậy, nhiều cá nhân, facebook còn dùng lợi thế trên để chế giễu, xúc phạm từ các cá nhân bình thường đến các lãnh đạo cấp cao.”
Như sợ người đọc không hiểu, tác gỉa viết thêm: “Có thể thấy rõ, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này.
Trên những trang facebook đó, những đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức….Không chỉ thế, các hội nhóm này còn kêu gọi nhiều nội dung xấu, tiêu cực, không tốt đến nhiều người bằng những hình ảnh bôi xấu cá nhân, bôi xấu lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Dù không phải là một chuyên gia Luật nhưng tôi thấy rõ ràng đây là hành vi xúc phạm cá nhân, xúc phạm lãnh đạo… cần phải bị xử lý thật nghiêm theo các qui định đã được ban hành của pháp luật.”
Bây giờ thì chiếc màn đang từ từ được kéo ra để người chơi facebook hiểu cặn kẽ hơn lý do chính mà tác giả đưa ra: Ông Đinh La Thăng và các ông cấp to khác đang bị cộng đồng bôi xấu, tấn công nên facebook phải bị đóng cửa để bảo vệ cái mà ông Quốc Dũng gọi xúc phạm lãnh đạo.
Thưa ông Phạm Quốc Dũng, tôi thành thực ghi nhận thiện chí của ông, dù thiện chí ấy chỉ dành cho một hay vài người mà ông kính trọng, ông xun xoe. Tuy nhiên tôi rất không đồng tình với đề nghị của ông, một đề nghị tôi cho là nông nổi và mang đậm hơi thở công an văn hóa..
Tôi không nhấn mạnh tới cách hành văn như một văn thư của cơ quan, nhưng tôi chú ý tới cách ông đặt vấn đề. Ông cho rằng ” Việc tự do, thoải mái là tốt nhưng phải trong khuôn khổ, qui định của pháp luật cho phép, còn thực tế hiện nay, tôi thấy, việc không kiểm soát được facebook như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ xấu.”
Nguy cơ xấu mà ông nói thì nhà nước đã nói nhiều và cộng đồng facebook cũng đã thấm nhuần khá kỹ. Ông không cần phải nhắc lại. Ông chưa thuyết phục được chúng tôi ở chỗ: Tại sao viết những lời phê phán  ông Đinh La Thăng hay các cán bộ có những hành vi sai trái trên facebook lại xấu và đáng bị cấm?
Người dân có quyền phát biểu và cách phát biểu của họ nặng hay nhẹ, thông minh hay xốc nổi, lịch sự hay bỗ bã tùy thuộc vào kiến thức, tâm trạng và năng khiếu viết lách của từng người. Ông không thể đòi hỏi họ diễn tả nỗi uất ức bằng một đoạn văn cầu kỳ đậm chất văn học trong khi họ là một công chức bình thường chỉ có thể viết những câu cú tương tự như ông mà thôi.
Nếu sự chửi bới lên tới mức đáng lo ngại như ông nói thì không cần ông phải chỉ bảo, chính những thành viên facebook sẽ delete tên của họ trong danh sách và những chửi bới hạ cấp, vô bổ sẽ tan biến trong không gian mạng một cách âm thầm mà không cần phải có biện pháp đao to búa lớn nào.
Tôi xin mạn phép chỉ ra điều mà ông muốn nói nhưng chưa phải lúc: Ông sợ facebook sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội phản kháng đại trà và có thể đi đến cuộc cách mạng trong tương lai khi facebook chiếm lĩnh tuổi trẻ trong khu vực trung và đại học vì sự lan tỏa rộng lớn, nhanh chóng và khó kiểm soát của nó đối với một phong trào, một khuynh hướng hay ngay cả một cuộc cách mạng.
Sự lo ngại này khiến người ta tạo nên cái tên Phạm Quốc Dũng và cố thuyết phục những ai chưa biết facebook là gì thì nên tránh xa nó. Nếu quả thật như vậy thì đây là sai lầm thứ hai, tương tự sai lầm thứ nhất khi chính phủ tố cáo ba trang mạng Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông…
Kết quả mà ai cũng biết: Chỉ là cách quảng cáo không công khiến số người truy cập vào chúng tăng lên với cấp số nhân và bây giờ thì không biết tới cấp số nào nữa.
Ông Đinh La Thăng liệu có đáng nổi tiếng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không? đó mới là vấn đề của cái đề nghị thiếu trí tuệ này.






Dân Philippines chơi ngon


Dân Philippines chơi ngon vậy.
  Dân ta chơi vậy chắc bị đồng chí bốn tốt lôi vô đồn






Mỹ không thừa nhận bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc


Mr. Đo dịch theo báo Times of India

Bà Vitoria Nuland
Hôm nay, chính quyền tại Mỹ tuyên bố rằng họ không thừa nhận tấm bản đồ mới “đầy tranh cãi” trên hộ chiếu Trung Quốc, trong đó có thể hiện một số vùng lãnh thổ là của họ, gây nên căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng với Ấn Độ.
 ”Không, không hề có sự thừa nhận. Lập trường của chúng tôi về biển Đông, như quý vị biết, vẫn tiếp tục theo hướng những vấn đề này cần phải được đàm phán bởi các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc, và quý vị cần biết rằng, một tấm hình trên hộ chiếu thì chẳng thể thay đổi được điều đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Victoria Nuland, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hằng ngày.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland nói rằng bà hiểu là có những chuẩn mực quốc tế nhất định mà một hộ chiếu cần phải có.
“Quý vị biết rằng một phác thảo bản đồ không phải là một phần của điều đó (chuẩn mực quốc tế – ND)”, bà nói.
“Về mặt kỹ thuật, bản đồ đó không liên quan tới việc một hộ chiếu có đủ điều kiện để nhận thị thực hoặc được chấp nhận nhập cảnh vào Mỹ…”, bà nói.
“Tôi không chắc là liệu chúng tôi đã có một dịp để trao đổi với người Trung Quốc, một cách thẳng thắn, thì lần đầu tiên một số chúng tôi biết tới chuyện này là vào dịp cuối tuần qua, khi một số nước bắt đầu từ chối mẫu hộ chiếu kia”, bà nói.
“Vì thế, ở góc độ khả năng tấm hộ chiếu này bị một số nước kia coi là hành động gây hấn, chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi về vấn đề này, nhưng ở góc độ kỹ thuật của việc liệu hộ chiếu đó có…”, bà nói.
“Tôi cho rằng chúng tôi có thể sẽ có cuộc trao đổi ở khía cạnh vụ việc này (phát hành hộ chiếu – ND) bị một số nước cho rằng khó chấp nhận”, bà Nuland nói.
Hết phần dịch
——-
Lời bàn: Theo lời bà Nuland, thì Mỹ không thừa nhận tấm bản đồ trên hộ chiếu của Trung Quốc. Có nghĩa là Mỹ không cho rằng việc in tấm bản đồ đó lên hộ chiếu đồng nghĩa với việc Trung Quốc có chủ quyền trên các vùng đất, biển mà họ vẽ trên bản đồ. Tuy nhiên, vấn đề kỹ thuật của hộ chiếu – tức là hộ chiếu đó có bị cơ quan cấp thị thực của Mỹ từ chối hay không – thì lại là chuyện khác. Lời bà Nuland có ý rằng người Mỹ sẽ không quan tâm tới hộ chiếu lưỡi bò hay không lưỡi bò và việc nếu họ có đóng dấu thị thực hoặc dấu nhập cảnh vào một hộ chiếu lưỡi bò thì không có nghĩa là họ thừa nhận các yêu sách về chủ quyền mà Trung Quốc thể hiện lên đó.






Con tin của luật im lặng


André Menras Hồ Cương Quyết
Nguyễn Huệ Chi dịch
Giải mã hiện tượng Bắc Kinh tăng tốc chiến lược bành trướng các vùng biển và những hải đảo quanh vùng. Việt Nam là nạn nhân chính của tình trạng này.
Ba năm nay, Bắc Kinh đã tăng tốc chiến lược bành trướng các vùng biển và những hải đảo quanh vùng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipinnes, Việt Nam bị tấn công hung bạo.
Tuy nhiên, Việt Nam chắc chắn là nạn nhânchính của áp lực “Trung Hoa hóa” nói trên. Việt Nam đã bị mất một quần đảo và một phần của quần đảo khác (1). Trước mỗi một sự xâm lấn của Trung Quốc, trong tình thế đất nước hiểm nghèo, nhà cầm quyền Hà Nội, trong khi công khai loan báo những lời kháng nghị rắn rỏi, thực tế vẫn không có phản ứng tự vệ cụ thể nào cả. Thay vào đó, dư luận quốc tế chứng kiến một điệu nhảy dị thường về chính trị-ngoại giao kiểu bạo dâm giữa hai thủ đô: cứ sau mỗi trò bẩn mới của bọn Tàu, nhiều công dân Sài Gòn và Hà Nội biểu tình trên các đường phố bất chấp sự ngăn cấm; thế là dùi cui, bắt bớ, bỏ tù.
Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Một vài ngày sau, một phái viên của Chính phủ hoặc một viên chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam lập tức đánh đường vội vã sang Bắc Kinh để trấn an các đồng chí đảng anh em, công khai hứa chấm dứt các cuộc biểu tình và một lần nữa khẳng định “tình hữu nghị vĩnh viễn và sự hợp tác toàn diện giữa hai đảng anh em và hai nước”. Và đó, một cuộc xâm lược mới của Trung Hoa được tái khởi đầu. Đối với những người Việt Nam yêu nước, đó là một cơn ác mộng. Một số người thì nói đây là “sự thần phục”, số khác nói “đi theo quỹ đạo”, còn số nữa nói “phản quốc”.
Chấn thương tươi rói nhất và chắc chắn là nói rõ nhất về tấn thảm kịch này là sự chịu đựng hàng ngày của thân phận những ngư dân con tin miền Trung Việt Nam phải làm ăn sinh sống tại các khu vực quần đảo dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Một biên niên chính xác mặc dù không đầy đủ về các cuộc xâm lấn của Trung Quốc chỉ riêng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã được xác lập. Những nguồn tài liệu sau đây là khách quan hơn cả: báo cáo của lực lượng phòng vệ bờ biển, báo chí chính thống, lời khai của nạn nhân. Nó xác nhận rằng, trong suốt thập kỷ qua, gần 1.400 ngư dân Việt Nam đã phải chịu đựng những nỗi đau của “tình hữu nghị rắn” của Trung Quốc. Tên các nạn nhân, ngày tháng, con số đăng ký những tàu cá bị khám xét, bị đánh chìm hoặc bị tịch thu, các biên bản bằng tiếng Trung Quốc kèm theo con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền, những tài liệu ghi rõ khoản tiền chuộc khổng lồ mà các gia đình người bị bắt phải thanh toán tại ngân hàng Trung Quốc để giải thoát cho thân nhân của họ, tất cả mọi thứ đều có thể truy cập và kiểm chứng được.
Một cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 20 tháng 10 tại Munich đòi hỏi tôn trọng quyền chủ quyền của các dân tộc. Ảnh: dr
Một số ngư dân đã bị bắn giết, những người khác thì mất tích, tàu của họ bị húc chìm trong đêm tối, những người nữa biến mất trong những trận bão, ở ngay gần các hòn đảo mà kẻ chiếm đóng từ chối cho họ trú ẩn. Tất cả những người bị bắt đều bị xâm phạm thân thể, một số bị đánh đập dã man. Những tin tức gần đây nhất còn cho thấy có việc dí điện bằng dùi cui điện. Trong vòng mười năm, 413 người trong số họ, theo như tôi biết, đã bị giam giữ trên đảo Phú Lâm, từ nhiều ngày đến hàng mấy tháng.
Những tù nhân chiến tranh thật sự
Tất cả họ đều tả lại cùng một kịch bản: bị bịt mắt và còng tay vào một nhà giam 40 m2, sàn xi măng, mái phi-brô xi măng. Trong tháng 4 năm 2012, 21 ngư dân đã bị lèn chật ních tại đây suốt 49 ngày. Trong cái nóng ngột ngạt. Đói bụng tới mức phải gặm những lá chuối với được qua song sắt. Nước cấp theo hạn mức. Hầm cầu thối khẳm. Muỗi như trấu đến nỗi phải lấy áo che mặt để cố tìm giấc ngủ. Sự bùng phát của bệnh sốt rét và các bệnh đường ruột khác do nước lã và mỗi ngày hai bát cơm hẩm. Những lời khai được ghi lại cẩn thận trùng hợp với nhau gần như hoàn hảo: những người lao động hiền lành giữa biển này đang bị đối xử như những tù nhân chiến tranh thực sự. Bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau tím tái” do tôi thực hiện gần một năm trước trên đảo Lý Sơn, nơi xuất phát của số ngư dân ấy, đã cung cấp cho mọi người lời nói của họ, cũng như lời nói của các góa phụ của những ngư dân đã không trở về.
Tuy nhiên, những tài liệu này có vẻ đã làm phiền phức nhiều đến thế giới ngoại giao, kinh doanh và thậm chí cả báo chí quốc tế.
Việc công chiếu bộ phim tại Việt Nam bị ngăn trở. Ở Montpellier, Hội trường quan hệ quốc tế đã từ chối nó. Ở Leizig, một nhà báo địa phương chính thức thổ lộ với chúng tôi rằng chủ đề này khá tế nhị khi các nhà máy BMW [tên hãng xe hơi Bringt Mich Werkstatt của Đức] và Porsche [cũng là thương hiệu nổi tiếng về các mẫu ô tô thể thao của Đức] của thành phố đang có những “áp phe” ngoạn mục tại Trung Quốc. Đã phải đoàn kết đấu tranh rất nhiều để tổ chức công chiếu được bộ phim ở 5 thành phố của Pháp, 7 thành phố lớn của Đức, Séc, Ba Lan … May mắn thay, Youtube đã mở rộng cửa với chúng tôi: hơn 460.000 khán giả đã truy cập bộ phim được lưu hành trên các trang web khác nhau với các phiên bản tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Nhật.
Cho đến nay chưa có tờ báo nào đề cập một cách cụ thể về số phận của các ngư dân này và gia đình họ. Chỉ có một bài viết tổng quát của AFP, một tờ tuần báo của Philippines “Buổi trưa tự do” và nhất là tờ “La Marseillaise” là đã mở ra cho chúng tôi một không gian ngôn từ để cố gắng phá vỡ luật im lặng đó.
Biểu tình cho quyền sống, nhân phẩm và việc làm
Kể cũng hơi nghịch lý, cho dù các hồ sơ về các vụ giam giữ là chắc nịch không bắt bẻ vào đâu được, các tổ chức như “Ân xá Quốc tế” (Amnesty International) hoặc “Theo dõi nhân quyền” (Human Rights Watch) vẫn giữ sự im lặng, tuy rằng họ thường hay bắt bẻ đến từng ly từng tí mỗi khi đụng tới quyền con người. Không một hội nghị quốc tế nào dành một tí không gian nhỏ nhất cho các ngư dân được đứng ra làm chứng.
Tại Munich, vào ngày 20 tháng 10, tôi đã biểu tình để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm và việc làm của những con người ấy, bảo vệ chủ quyền của các dân tộc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa, bên cạnh các công dân Việt Nam và bạn bè Đức của họ, thuộc tất cả chính kiến, tầng lớp xã hội, không phân biệt nghi thức, màu cờ. Như một thông điệp mạnh mẽ tại thành phố này, nơi mà vào năm 1938, cuộc đầu hàng nhục nhã đã mở đường cho chủ nghĩa bành trướng Hitler đi vào châu Âu. Có những tình huống mà im lặng là đồng nghĩa với hèn nhát. Hèn nhát tất sẽ phải trả giá, không ngày này ắt ngày khác, trong một thế giới đã trở nên quá nhỏ.
(1) Xem hai bài trên La Marseillaise của cùng một tác giả: 1. “Trung Hoa hóa vùng biển Đông Nam Á, một bầu không khí điện giật”, 17/05/2010; 2. “Leo thang quân sự”, 27/06/2011.






TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN


Chúng tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.
 Đã có nhiều nước trên thế giới nghiêm khắc lên án những hành động trái luât pháp quốc tế này của nhà cầm quyền Trung Quốc và không chấp nhận hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình xâm phạm chủ quyền nước khác.
 Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.
 Chúng tôi đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:
 - Tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông,
 - Từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.
 Chúng tôi cùng nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông, đồng thời đoàn kết và cùng hành động với nhân dân các nước hữu quan đấu tranh cho hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên Biển Đông.
 Chúng tôi luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mong nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế về biển, không bị lừa mị và kích động bởi chính sách bành trướng của nhà cầm quyền mang danh chủ nghĩa dân tộc.
 Chúng tôi, những người ký đầu tiên vào tuyên bố này mong đồng bào ở trong và ngoài nước tham gia ký tên để biểu thị sự đoàn kết nhất trí của dân tộc ta kiên quyết chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.
 Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25.11.2012

ĐỒNG KÝ TÊN:
 1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
 2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
 3. Trần Việt Phương, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
 4. Trần Đức Nguyên, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
 5. Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
 6. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Giáo phận Sài Gòn
 7. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
 8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
 9. Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
 10. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
 11. Đặng Lương Mô, GS TS, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn, nguyên GS Đại học Hosei, Tokyo, hiện là cố vấn Đại học Quốc gia TP HCM
 12. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
 13. Lê Văn Tâm, TS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật, Tokyo
 14. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học, Pháp
 15. Lê Đăng Doanh, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
 16. Nhà thơ Hoàng Hưng, TP HCM
 17. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế
 18. Nguyễn Văn Dũng, võ sư, thành phố Huế
 19. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, hiện cư trú tại Cộng hòa Czech
 20. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên của Viện IDS
 21. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
 22. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
 23. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
 24. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
 25. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
 26. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), TP HCM
 27. Kha Luơng Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng
 28. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
 29. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
 30. Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Cty Tư vấn Hội nhập toàn cầu GIBC, Chủ tich Câu lạc bộ dẫn đầu LBC (Leading Business Club, VCCI), nguyên Chủ tịch, TGĐ PepsiCo, Indochina
 31. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Đại biểu Quốc hội, Hà Nội
 32. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
 33. Đào Duy Chữ, TS, Phú Mỹ Hưng, TP HCM
 34. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
 35. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị, Pháp
 36. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức Hải Phòng
 37. Lê Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám Đốc Riverside, Nha Trang
 38. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động
 39. Phạm Xuân Phương, đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
 40. Phạm Khiêm Ích, PGS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam
 41. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
 42. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
 43. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
 44. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
 45. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên giảng viên Đại học UPPA (Pau, Pháp)
 46. Nguyễn Phúc Cương, PGS TS, bác sĩ, Hà Nội
 47. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
 48. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS TSKH, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
 49. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
 50. Nguyễn Thịnh Lê, TS, nghiên cứu giảng dạy tại Clausthal University of Technology, CHLB Đức
 51. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT TP HCM
 52. Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (1996-2006), Hà Nội
 53. Phạm Công Cường, TS, Hà Nội
 54. Trần Minh Hải, Linh mục Công giáo, Gwangju, Hàn Quốc
 55. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
 56. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
 57. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
 58. Nguyễn Quang Lập, nhà văn
 59. Võ Quang Dũng, Việt Kiều, CHLB Đức
 60. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển
 61. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước TP HCM
 62. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
 63. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, nguyên Tổng Thư ký BCH SV Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965
 64. Lương Thị Thuỷ, Hà Nội
 65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, TP HCM
 66. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, nhà văn, báo Xa Xứ tại Cộng Hòa Czech
 67. Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
 68. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
 69. Phạm Gia Khánh, cán bộ hưu trí, 92 tuổi, TP HCM
 70. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
 71. Nguyễn Xuân Hoan, chuyên viên kinh tế, TP Pleiku, Gia Lai
 72. Lê Duy Mạnh, Sinh viên, Trung Đô – Vinh – Nghệ An
 73. Nguyễn Quang Thạch, phụ trách chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, Hà Tĩnh
 74. Bùi Văn Bồng, Đại tá, Cần Thơ
 75. Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA
 76. Nguyễn Kim Khánh, nhà báo nữ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thương gia, Hà Nội
 77. Dennis Ho, Hoa Kỳ
 78. Nguyễn Phương Tùng, PGS TS, TP HCM
 79. Phạm Thanh Liêm, Vũng Tàu
 80. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Giám đốc Chi nhánh phía Nam NXB Hội Nhà văn
 81. Tô Oanh, TP Bắc Giang
 82. Khai Tâm, Nhật Bản
 83. Phí Văn Lịch, nguyên Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
 84. Đạt Nguyễn, Surveyor, Australia
 85. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
 86. Nguyễn Công Thanh, TP HCM
 87. Nguyễn Đăng Hưng, GS TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège
 88. Nguyễn Hoàng Hải, CHLB Đức
 89. Nguyễn Hồng Phương, CHLB Đức
 90. Minh Trình Nguyễn, cựu chiến binh, cựu cán bộ nghiên cứu Viện Mác-Lênin, Hà Nội, CHLB Đức
 91. Thị Bích Hằng Nguyễn, CHLB Đức
 92. Trần Quang Thái, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Hữu nghị Việt-Séc TP. Hồ Chí Minh
 93. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
 94. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
 95. Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt
 96. Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Lâm Đồng
 97. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
 98. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
 99. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
 100. Đinh Xuân Dũng, cựu dân biểu Sài Gòn, Hoa Kỳ
 101. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
 102. Đặng Ngọc Quang, Phú Thọ
 103. Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo điện tử NguoiViet, CHLB Đức
 104. Phạm Lê Vương Các, sinh viên Luật, TP HCM
 105. Nguyễn Đình Hòa, Sales Engineer Văn phòng đại diện AL-KO THERM
 106. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
 107. Huy Đức, nhà báo, TP HCM
 108. Hồ Văn Chiến, hưu trí, TP HCM
 109. Lê Tấn Hùng, TP HCM
 110. Hoàng Quý Thân, PGS TS
 111. Lê Mạnh Chiến, hưu trí, Hà Nội
 112. Trần Xuân Huyền, lao động tự do, Nghệ An
 113. Nguyễn Xuân Liên, Giám đốc Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành, Quảng Bình
 114. Nguyễn Đức Thọ, Hà Nội
 115. André Menras – Hồ Cương Quyết, Pháp
 116. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
 117. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, Hà Nội
 118. Nguyễn Trọng Nhân, nhiếp ảnh, Tiền Giang
 119. Trần Minh Phú, Đà Nẵng
 120. Đặng Danh Ánh, hưu trí, TP HCM
 121. Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty du lịch Lửa Việt
 122. Nguyễn Quốc An, hưu trí, Hà Nội
 123. Bùi Phương Linh, chuyên viên, Hà Nội
 124. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
 125. Hoàng Thị Nhật Lệ, cán bộ về hưu, TP HCM
 126. Hà Thúc Huy, PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
 127. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa
 128. Phạm Văn Quang, TS, giảng viên đại học, Đồng Nai
 129. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
 130. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội
 131. Nguyễn Thị Minh Lê, Hà Nội
 132. Nguyen Thi Minh Dung, Doctor of Pharmacy, Hoa Kỳ
 133. Nguyễn Hữu Chuyên, giáo viên, Thái Bình
 134. Tôn Đức Hải, kỹ sư, hai.ton@truongtonco.com
 135. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
 136. Mai Nguyen, giáo viên, Hoa Kỳ
 137. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
 138. Nguyễn Quốc Cẩm, công dân Hà Nội
 139. Nguyễn Mạnh Cường, kỹ sư, luật sư, TP HCM
 140. Nguyễn Tiến Tài, hưu trí, Hà Nội
 141. Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học, Hà Nội
 142. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
 143. Phạm Đức Nguyên, TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng, Hà Nội
 144. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, Thành phố Huế
 145. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc NXB Tri Thức
 146. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện IDS, Hà Nội
 147. Đào Tiến Thi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
 148. Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Ứng dụng trường Đại học Kinh tế TP HCM
 149. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
 150. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thành viên của Viện IDS, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam






Tướng Đồng Sỹ Nguyên và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Mạo danh là hèn và phạm pháp


Lời dẫn của Ba Sàm: Sau khi xuất hiện Một bức thư ngụy tạo, bịa đặt tác giả là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tướng Đồng Sỹ Nguyên, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã gọi điện cho tướng Đồng Sỹ Nguyên (hiện đang nằm viện) để trao đổi. Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã nhất trí hoàn toàn việc cần viết vài lời để phê phán hành động của những kẻ mạo danh kia và làm rõ quan điểm của hai ông liên quan tới những gì lá thư mạo danh đã nêu. Dưới đây là nội dung bức thư của hai vị tướng.
Thư của hai lão tướng:
Trước hết chúng tôi, Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, lên án kẻ xấu nào đã mạo danh chúng tôi và dùng kỹ thuật in chữ ký của chúng [tôi] cóp từ những văn bản chân chính mà chúng tôi đã ký, [đưa] vào cái gọi là “bức thư ‘gửi lãnh đạo Đảng và Quốc Hội’”.
Nội dung bức thư ngụy tạo đó chủ yếu là nói tốt cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bôi nhọ chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Những nội dung ấy hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chúng tôi.
Lâu nay nhân dân đã biết tinh thần vì dân vì nước của chúng tôi qua các bài phát biểu nói lên sự thật, thẳng thắn phê phán sai trái của bất cứ cấp nào, bất cứ ai.
Chúng tôi đã thẳng thắn nêu lên những sai trái của Thủ tướng, gây thiệt hại lớn cho đất nước, cùng những yếu kém của Thủ tướng và muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức.
Còn nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “làm tay sai” cho nước ngoài thì chúng tôi chưa thấy có bằng chứng gì. Ngược lại chúng tôi còn nghi vấn cuộc gặp của Thủ tướng với Tập Cận Bình nhân Hội chợ Quảng Tây, mặc cả với nhau những gì?! Sau này chắc sẽ rõ.
Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh
Hà Nội ngày 22/11/2012








Làm thế nào để Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Dân?


Mai Thái Lĩnh
NQL: Có nhiều bình luận, phân tích chung quanh chất vấn của bác DTQ và trả lời của TT. Bài viết của bác Mai Thái Lĩnh mình cho là xác đáng nhất. Đúng là có ở trong chăn mới biết rận thế nào.
Sáng ngày 14-11-2012, trong phiên chất vấn tại Quốc hội Việt Nam, đại biểu Dương Trung Quốc đã đề nghị Thủ tướng nên từ chức để làm gương tốt, mở đầu cho “một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm”.
Ông đặt hai câu hỏi: (1) Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân? (2) Thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Trong phần trả lời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đề cập gì đến việc “hướng tới một văn hóa từ chức”, cũng không nói gì về “trách nhiệm với dân”. Thay vào đó, ông nhắc đến quá trình “51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng” qua đó ông trần tình: “Và Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi”.
Về việc đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng, ông lập luận: “Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi. Tóm lại có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi”.
Từ đó, ông khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua”
Phản ứng chung của dư luận là không hài lòng với phong cách và nội dung trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhà báo Trương Duy Nhất bình luận trên blog của ông: “Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân. Tôi có cảm giác dường như Thủ tướng nhầm lẫn quốc hội với đảng. Quốc hội là đại diện của dân, trả lời chất vấn trước quốc hội là trách nhiệm trước dân chứ không phải trách nhiệm trước đảng”

1) Tại sao Thủ tướng lại nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với Dân?
Vấn đề đặt ra là: tại sao Thủ tướng lại có thể “nhầm lẫn Quốc hội với Đảng”, đặt nặng trách nhiệm với Đảng mà xem nhẹ trách nhiệm với Dân?
Để có thể hiểu rõ điều này, có lẽ chúng ta phải trở lại với cuộc “chỉnh đốn Đảng”, mà trọng tâm là Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (từ 1-10 đến 15-10-2012). Căn cứ vào Thông báo cuối hội nghị, chúng ta được biết kết quả của “việc xem xét trách nhiệm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư” trong đợt “chỉnh đốn Đảng” vừa qua là như sau:
“Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Nhưng: “Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”
Mặc dù trong thông báo chỉ nói đến “một đồng chí trong Bộ chính trị” và trong cuộc tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 17-10-2012, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cũng không nêu đích danh mà chỉ gọi là “đồng chí X”, hầu như  mọi người dân trong nước – và ngay cả báo chí nước ngoài, cũng có thể đoán ra “đồng chí X” đó chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Như vậy, “cuộc chỉnh đốn Đảng” từng được quảng cáo rầm rộ đã dẫn đến kết quả “Ban chấp hành Trung ương biểu quyết không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Bình luận về sự kiện này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh có nhận xét:
“Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào ? (…) Tôi nghĩ rằng, đây là một điều rất không bình thường, và không biết rằng là sắp tới đây Bộ Chính trị sẽ thực hiện sự lãnh đạo của mình như thế nào, nếu như mà việc Bộ Chính trị quyết định 100% đồng ý rồi, mà ra đến Trung ương lại không thuyết phục được. Đây là điều mà cá nhân tôi, đã từng phục vụ cho một số đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, hết sức lấy làm chú ý. Và hiện nay tôi chưa có thể giải thích được điều này”
Việc Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam biểu quyết “không kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng” đã dẫn đến hệ quả “Quốc hội không thể tiến hành biểu quyết bất tín nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều người đặt lòng tin vào cuộc “chỉnh đốn Đảng” cảm thấy hụt hẫng.
Xét về mặt hình thức, nếu căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi, bổ sung năm 2001), chúng ta thấy Quốc hội có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm” một số chức vụ – trong đó có chức vụ Thủ tướng Chính phủ; đồng thời cũng có quyền “ bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” (trong số đó có chức vụ Thủ tướng). Thế nhưng, mặc dù quy định về thủ tục “bỏ phiếu tín nhiệm” đã được ghi trong Luật Tổ chức Quốc hội 2002 và cả trong bản sửa đổi năm 2007, Quốc hội lại không thể tự mình thực hiện quyền này. Thực tế cho thấy chế độ “đảng trị” đã vô hiệu hóa công cụ hữu hiệu nhất của Quốc hội để kiểm soát quyền lực của bộ máy hành pháp.
Cách đây hai năm, vào ngày 1-11-2010, tại Quốc hội khóa trước (khóa XII), đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã từng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ nhưng bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác bỏ. Giải thích sự khó khăn của việc tiến hành thủ tục này, đại biểu Lê Văn Cuông đã có nhận xét: “Điều này đúng với pháp luật Việt Nam và điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay thiết chế ở Việt Nam là một đảng duy nhất lãnh đạo toàn xã hội trong đó có Quốc hội, cho nên Quốc hội muốn “quyết” thì cũng phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền là Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương, những nơi này cân nhắc vấn đề sau đó có chủ trương để cho Đảng đoàn Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo qui định pháp luật và điều lệ đảng cộng sản Việt Nam”
Có thế nói nhận định hết sức thẳng thắn và trung thực của vị cựu đại biểu Quốc hội này đã nói lên thực chất của Quốc hội Việt Nam: đó chỉ là một cơ quan “đóng dấu” (rubber stamp) nhằm hợp pháp hóa các quyết định của Đảng Cộng sản. Vì thế cho dù Hiến pháp và Luật có quy định, việc “bỏ phiếu tín nhiệm” cũng chỉ có thể tiến hành một khi có lệnh của Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Điều này giúp chúng ta hiểu được thái độ “tự tin” (mà những người không hài lòng có thể coi là “ngạo mạn”) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Quốc hội. Là người theo Đảng lâu năm, ông hiểu rất rõ một điều: nếu Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định không kỷ luật ông thì không bao giờ Quốc hội có thể tiến hành bất cứ thủ tục pháp lý nào để buộc ông phải từ chức. Thái độ xem thường Quốc hội (đồng nghĩa với xem thường Dân) bắt nguồn từ nhận thức đó.
2) Làm thế nào để buộc Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Dân?
Trái với suy nghĩ của một số người, tập quán từ chức (tức là cái mà ở nước ta những người sính chữ nghĩa hay gọi là “văn hóa từ chức”) không chỉ là kết quả của một nền giáo dục, mà chủ yếu là kết quả của việc áp dụng các nguyên tắc dân chủ trong một thời gian dài. Không phải người nắm quyền lực nào cũng sẵn sàng tự nguyện từ chức, nhất là người đứng đầu một chính phủ. Sau vụ bê bối Watergate, Tổng thống Richard Nixon từ chức vào ngày 9-8-1974 là nhằm để tránh nguy cơ bị Quốc hội Hoa Kỳ xét xử, nhất là sau khi Ủy ban Tư pháp của Hạ viện đã bắt đầu tiến hành thủ tục luận tội Tổng thống. Tại các quốc gia theo chế độ đại nghị, có lúc chính phủ chưa bị Nghị viện “biểu quyết bất tín nhiệm” nhưng Thủ tướng vẫn từ chức, nhường chức vụ đó cho một người khác trong đảng cầm quyền để tránh cho đảng không bị mất phiếu trong kỳ tổng tuyển cử sắp tới.
Nói cách khác, tập quán từ chức – một đặc điểm của “văn hóa chính trị” (political culture) tại các quốc gia dân chủ, chịu ảnh hưởng của quy trình “bỏ phiếu bất tín nhiệm” (vote of non-confidence) hay thủ tục “luận tội” (impeachment) đối với các quan chức cao cấp trong bộ máy hành pháp. Vì thế, thay vì “kêu gọi” hay “van xin” các quan chức cao cấp từ chức, cách tốt nhất là khởi động các biện pháp chế tài để khi cần thiết, có thể bãi nhiệm, cách chức hay luận tội bất cứ nhân vật nào trong chính phủ, để không ai có thể đứng trên pháp luật hoặc ngoài pháp luật.
Xét về nguyên tắc, dưới chế độ đại nghị, người dân không trực tiếp bầu người đứng đầu chính phủ mà chỉ bầu các thành viên của cơ quan lập pháp (Nghị viện hay Quốc hội). Chính Nghị viện (hay Quốc hội) – với tư cách là cơ quan được nhân dân giao quyền lực, mới là cơ quan duy nhất có thẩm quyền chọn bộ máy hành pháp (Thủ tướng và Nội các) để điều hành các công việc của đất nước. Vì lẽ đó, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hay Quốc hội) và bất cứ lúc nào, Nghị viện (hay Quốc hội) cũng có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm để buộc Thủ tướng từ chức nếu xét thấy Thủ tướng không hoàn thành nhiệm vụ. Tất nhiên, để bảo đảm sự công bằng giữa hai bên, Thủ tướng có quyền đề nghị với nguyên thủ quốc gia (Vua, Nữ hoàng hay Tổng thống) một giải pháp khác: giải tán cơ quan lập pháp để bầu lại một Nghị viện (hay Quốc hội) khác. Trong trường hợp này, quyền lực được giao trả lại cho nhân dân và cử tri cả nước sẽ trở thành trọng tài phân xử: một Nghị viện (hay Quốc hội) mới sẽ hình thành để làm nhiệm vụ bầu chọn Thủ tướng và Chính phủ mới.
Kiến nghị về một cuộc “bỏ phiếu bất tín nhiệm” có thể xuất phát từ hai phía. Nếu xuất phát từ Nghị viện nhằm chứng minh sự bất tín nhiệm của Nghị viện (hay Quốc hội) đối với Thủ tướng hay một Bộ trưởng nào đó, kiến nghị này được gọi là kiến nghị bất tín nhiệm (motion of non-confidence)hoặc kiến nghị khiển trách (motion of censure). Nếu xuất phát từ phía ủng hộ chính phủ nhằm hỗ trợ cho một dự án hay một dự luật được đánh giá là cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ, kiến nghị này được gọi là kiến nghị tín nhiệm (motion of confidence). Để tạo điều kiện cho mỗi nghị sĩ hay dân biểu có thể tự mình đề xuất việc bỏ phiếu tín nhiệm, tại nhiều quốc gia có quy định một “ngưỡng tối thiểu” về số chữ ký ủng hộ để kiến nghị có thể được Nghị viện hay Quốc hội xem xét. Vd: tại Thụy Điển, điều 4 chương 12 của “Văn kiện về chính quyền” (Instrument of Government) – một trong bốn luật cơ bản hợp thành Hiến pháp Thụy Điển, quy định: “Một kiến nghị làm căn cứ cho một tuyên bố bất tín nhiệm chỉ được xem xét khi nó được đề xuất bởi ít nhất 10% số thành viên của Nghị viện”.
Có thể nói “bỏ phiếu bất tín nhiệm” chính là cơ chế vận hành then chốt của các chế độ đại nghị trên thế giới. Không thực hiện được điều này, Nghị viện hay Quốc hội không thể bãi nhiệm chính những người mình đã giao trách nhiệm điều hành bộ máy hành pháp.
Cũng cần lưu ý một điều: “bỏ phiếu bất tín nhiệm” ở các quốc gia theo đại nghị chế trên thế giới hoàn toàn khác với kiểu “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội Việt Nam sắp thực hiện – sau khi đã thông qua đề án trong kỳ họp cuối năm này. Sự khác nhau căn bản nằm ở chỗ: biểu quyết bất tín nhiệm dưới chế độ đại nghị là một quy trình do Nghị viện tự định đoạt, nhằm mục đích kiểm soát Thủ tướng và Nội các – những người được Nghị viện giao trách nhiệm điều hành bộ máy hành pháp. Không có cá nhân, tổ chức nào đứng trên Nghị viện, kiểm soát Nghị viện trong việc thực hiện quy trình này. Còn quy trình “lấy phiếu tín nhiệm – bỏ phiếu tín nhiệm” ở Việt Nam hiện nay – với thủ tục cực kỳ rườm rà, lại là một quy trình chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản (nhất là của Bộ chính trị). Quy trình này sẽ có tác dụng như thế nào trong việc răn đe, ngăn chặn nạn lạm quyền, tham nhũng? Về điều này, ngay cả Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – một người ít nhiều vẫn còn tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cũng tỏ ý hoài nghi. Theo đài BBC: “Giáo sư Thuyết cũng nói ông nghi ngờ khả năng nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh trong đó có cả Thủ tướng và Chủ tịch nước mà Quốc hội đang bàn luận sẽ thay đổi được tình hình hiện nay”
Mặt khác, cũng cần phải phân biệt giữa “bất tín nhiệm” và “luận tội”: khi Nghị viện hay Quốc hội bất tín nhiệm Thủ tướng thì điều đó chỉ có nghĩa là Thủ tướng không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ năng lực, đánh mất sự tin cậy của cơ quan đại diện nhân dân, chứ không có nghĩa là Thủ tướng “phạm tội”. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp của Tổng thống trong các chế độ tổng thống hay nửa-tổng thống. Ở Hoa Kỳ, Quốc hội không thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống vì Tổng thống do toàn dân bầu, chỉ có cử tri mới có quyền thay đổi Tổng thống trong các cuộc bầu cử theo định kỳ. Nhưng Quốc hội (cả hai viện) lại có quyền luận tội Tổng thống nếu xét thấy Tổng thống “phạm tội”. Dựa theo thủ tục luận tội (impeachment) tại Hoa Kỳ, Hạ viện được quyền luận tội (nghĩa là lập cáo trạng, indictment) và Thượng viện được quyền xét xử. Hình phạt được áp dụng là bãi nhiệm Tổng thống, và có thể cấm đương sự giữ chức vụ đó trong tương lai.
Các chế độ cộng sản (vd: Việt Nam và Trung Quốc) mặc dù xét về mặt hình thức khá giống với mô hình đại nghị chế nhưng trong thực tế quyền hành lại không nằm trong tay Quốc hội mà nằm trong tay Đảng.
Theo định kỳ, cứ 5 năm một lần, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành một kỳ Đại hội Đảng toàn quốc; đại hội này bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. Và trong suốt thời gian giữa hai kỳ Đại hội, Ban chấp hành Trung ương trở thành một thứ “Quốc hội” của Đảng, trong khi “Bộ chính trị” trở thành một cơ quan hành pháp của Đảng. Chính hai cơ quan này điều khiển tất cả các công việc của Đảng và thông qua bộ máy Nhà nước điều khiển tất cả các công việc của đất nước.
Có thể nói ở các quốc gia cộng sản, các Đại hội Đảng thay thế cho các cuộc tổng tuyển cử. Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, vấn đề nhân sự có thể coi như đã được giải quyết xong – nhất là những chức vụ then chốt trong bộ máy Nhà nước. Vì thế, Đại hội Đảng mới thực sự là “tổng tuyển cử”, còn Bầu cử Quốc hội chẳng qua cũng chỉ là một màn kịch mà hồi kết là phiên họp đầu tiên của Quốc hội nhằm “đóng dấu” hợp thức hóa các chức vụ đã được Đảng chọn trước. Chỉ cần nhìn sang Trung Quốc – một đất nước với một hệ thống chính trị giống với nước ta “như một cặp song sinh”: mặc dù đến năm 2013, Đại hội Đại biểu Toàn quốc (tức Quốc hội) khóa XII mới được thành lập, ngay từ bây giờ người ta cũng có thể đoán trước chức vụ Chủ tịch Nước sẽ do Tổng bí thư Tập Cận Bình đảm nhiệm và ông Lý Khắc Cường sẽ là người nắm giữ chức vụ Thủ tướng.
Chính việc Đảng Cộng sản giành quyền chọn lựa Quốc hội, giành quyền bố trí các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước là nguyên nhân sâu xa khiến cho Quốc hội trở thành “Quốc hội của Đảng”, chỉ biết làm theo lệnh Đảng chứ không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Có thể nói việc các nhà lãnh đạo không phục tùng Quốc hội hay không tôn trọng nhân dân bắt nguồn từ chỗ: nhân dân không có quyền chọn lựa một Quốc hội xứng đáng và có đủ uy quyền để thực hành quyền lực do nhân dân trao cho.
Vì thế, chỉ có một Quốc hội của Dân (chứ không phải là một Quốc hội của Đảng) mới có thể lựa chọn một Thủ tướng và một Chính phủ đáng tin cậy và đủ năng lực để điều hành các công việc của đất nước – dưới sự kiểm tra, giám sát của Quốc hội (chứ không phải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Chỉ có một Quốc hội của Dân mới có thể buộc Thủ tướng và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội (chứ không phải trước Đảng). Và một khi Thủ tướng hay bất cứ thành viên nào trong Chính phủ tỏ ra không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc phạm sai lầm trong công tác, Quốc hội có thể tự mình tiến hành “bỏ phiếu bất tín nhiệm” để bãi nhiệm thành viên ấy, thậm chí bãi nhiệm cả Thủ tướng (có nghĩa là bãi nhiệm toàn bộ Chính phủ). Trong trường hợp cần thiết, nguyên thủ quốc gia có thể tuyên bố giải tán Quốc hội nhằm giao lại quyền lực cho nhân dân và bằng một cuộc tổng tuyển cử mới, nhân dân sẽ bầu ra một Quốc hội mới, từ đó hình thành nên một Chính phủ mới.
Đó chính là cách tốt nhất để buộc Thủ tướng phải xem trọng “trách nhiệm với Dân”, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên quyền lợi của gia đình và quyền lợi của đảng phái. Đó cũng là cách tốt nhất để buộc Thủ tướng phải tôn trọng Quốc hội – cơ quan đại diện nhân dân đã tín nhiệm mình. Một Quốc hội của Dân sẽ là một Quốc hội có thực quyền, có đủ khả năng kiểm tra, giám sát Chính phủ do mình bầu chọn và khi cần thiết, “đuổi Chính phủ” một cách nhẹ nhàng, đúng theo Hiến pháp và pháp luật, không cần lựa chọn giải pháp cách mạng, không cần dựa vào bạo lực.
Không có được một Quốc hội của Dân, người dân chỉ còn là những kẻ mất quyền làm chủ ngay trên quê hương mình. Không có được một Quốc hội của Dân, chúng ta “sống một đời sống chính trị trung cổ” ngay trong một thế giới văn minh, để “việc nước” rơi vào tay những kẻ đầu cơ chính trị, lạm quyền và tham nhũng. Không có một Quốc hội của Dân, dân oan chỉ có thể khóc thầm hay chết một cách oan khuất vì không thể trông cậy vào bất kỳ một vị “đại biểu nhân dân” nào. Không có một Quốc hội của Dân, những người tù chịu những bản án bất công sẽ không thể lên tiếng đòi lại sự công bằng. Không có một Quốc hội của Dân, chúng ta không thể biểu tình một cách ôn hòa cho dù “tên láng giềng đê tiện” ngang nhiên xây công sở, lập nhà máy, thậm chí tổ chức đi du lịch trên những hòn đảo bị hắn chiếm đóng bằng vũ lực ngay trước cửa nhà mình.
Không có Quốc hội của Dân, chúng ta sẽ không bao giờ có được người đứng đầu chính phủ biết chịu trách nhiệm trước Dân, hết lòng bảo vệ Tổ quốc!
Đà Lạt ngày 19-11-2012
M.T.L.