Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Thời Sự ......



Hết thuốc chữa

23751_380607635367309_701753051_n
Bệnh viện tâm thần hết thuốc chữa rồi chăng? Câu khẩu hiệu cũng điên điên: “… học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời” là thế nào? Thật là: Trăm năm trong cõi người ta/ chữ điên chữ tỉnh khéo là ghét nhau



Ba câu hỏi đắng chát gửi lên anh Tư nhân ngày 22/12


20121214200809_s11Nhân ngày 22/12 mình đọc lại bài Mãi mãi là sao sáng dẫn đường  của chủ tịch nước Trương Tấn Sang ( tại đây). Có lẽ đây là bài viết hay nhất của anh Tư từ trước tới nay, nó ấm áp thân thiện và đáng tin. Trong đó anh Tư  đã nói: “Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo”. Chẳng biết mọi người có tin không, nhưng mình tin.
Chính vì tin tưởng sâu sắc như vậy nên khi đọc bài Hoàng Sa ư? Đừng mơ! của Dong Phung Viet ( tại đây) mình lại ngờ ngợ. Bài này dài, đặt nhiều câu hỏi đắng chát nhưng rất đáng để cho ta suy nghĩ. Trong đó mình đặc biệt chú ý đoạn sau:
“Trong mục “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, còn có một chi tiết khác, đó là riêng Hải quân nhân dân Việt Nam thì có lời thề thứ 11.
 Lời thề thứ 11 nội dung như vầy: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
 Tra tìm thêm trên mạng thì có vài chỗ cho biết là lời thề thứ 11, xuất hiện sau khi xảy ra vụ Trung Quốc tấn công Trường Sa, chiếm đảo Gạc Ma, bắn chìm ba tàu, giết 64 người lính Việt Nam.
 Chừng đó thông tin khiến mình nảy ra vài thắc mắc:
 a/ Tại sao Hải quân nhân dân Việt Nam chỉ thề “bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa” mà không nhắc gì đến Hoàng Sa? Chẳng lẽ Hoàng Sa không phải là “một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”?
 b/ Tại sao lời thế thứ 11 lại chỉ dành cho quân nhân Quân chủng Hải quân? Còn Lục quân và Không quân – hai quân chủng khác của Quân đội nhân dân Việt Nam không thề lời thề thứ 11?
 c/ Phải chăng cả (a) và (b) cùng là “chủ trương lớn” của Đảng?”
Ba câu hỏi của Dong Phung Viet cũng là ba câu hỏi của tui, và chắc chắn là của bất cứ ai đọc được thông tin này. Vậy xin chép nguyên ra đây gửi lên anh Tư, mong anh Tư  sớm giải đáp.
Rất mong lời thề thứ 11 không chỉ là lời thề riêng của Hải quân mà là lời thề chung của QĐNDVN, lời thề đó nhất định phải có câu “giành lại bằng được quần đảo Hoàng Sa”, như thế này:
“Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, giành lại bằng được quần đảo Hoàng Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Nếu anh Tư  bỏ qua lời mong mỏi đó thì từ nay về sau tui không tin lời anh Tư nữa, anh Tư có nói hay bằng giời tui cũng không tin, chẳng phải vì kẻ xấu  nào đâu, tại anh Tư đó, hu hu.
NQL




Đặng Hùng Võ – LẤY NHỤC LÀM VINH !?


MINH DIỆN
vg9c_DHVoMột khuôn mặt ngắn, vuông chằn chặn, giống y hệt mặt Phật Di Lặc, cái  trán hói tận sau gáy, hai vệt lông mày bện thừng, cái miệng cười hết cỡ giữa đám râu rậm rạp, một thân hình thấp bé dị dạng trong  bộ đồ jean, hai tay khua khoắng đồng điệu với cái miệng cười tươi, Đặng Hùng Võ giống một thương gia buôn chuyến, một thuyết trình viên hài hước hơn một chính khách đạo mạo, hoặc giả vờ đạo mạo!
Ấy thế mà Đặng Hùng Võ chẳng những đã làm chính khách, mà còn tỏa sáng  suốt 5 năm ở cương vị thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường,  được bộ trưởng Mai Liêm Trực cực kỳ quý mến, và  sau đó lại được E-kíp mới sử dụng lám cố vấn cao cấp.
                 Nhắc đến Đặng Hùng Võ, người ta nhớ  đến  bộ Luật đất đai 2003, mà ông là trưởng nhóm biên soạn hoàn thành chỉ trong vòng mấy tháng, và ông được gọi là “ Võ đất” từ đó, cũng như Trần Xuân Giá là  “ cha đẻ” luật doanh nghiệp.
                  Hình ảnh Đặng Hùng Võ thường xuất hiện trên TiVi đã quá quen thuộc với gương mặt tươi rói,  cười tít mắt, nói năng lưu loát , toát lên sự sung mãn thể chất và tinh thần , mà như ông tự nhận  “  cái tâm của tôi trong nên lúc nảo cũng cảm thấy sảng khoái”
                  Nhưng  bây giờ  nụ cười ấy hình như  đã  tắt trên môi Đặng Hùng Võ,   mặt ông  xuất hiện nhiều nếp nhăn sâu, không hồng hào tươi tốt mà héo đi như cây thiếu nước!
                  Người ta nói tướng tại tâm ! Điều gì khiến tướng cách “ Võ đất” suy sụp như vậy?
                  Nhớ lại ngày 8-11-2012, Đặng Hùng Võ được Bộ tài nguyên môi trường “cho mượn cái văn phòng cũ” để gặp  đại diện của bà con Văn Giang. Tại đây với một thái độ cởi mở,thành thật , Đặng Hùng Võ thừa nhận mình đã sai khi thay mặt Bộ tài nguyên mội trường ký hai tờ trình số 14/TTr-BTNMT và số 99/TTr-BTNMT gửi Thử tướng chính phủ, là nguyên nhân dẫn đến viêc Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thu hồi đất trái luật, không được sự đồng thuận của dân,  dẫn đến cuộc cưỡng chế lửa khói gậy gộc căng thẳng như một cuộc chiến tranh.
                 Ngày hôm  đó, Đặng Hùng Võ nói : “ Tôi thừa nhận thẩm quyền ký thu hồi đất trong vụ này không đúng, hay hiểu cách khác là, đã làm sai thẩm quyền, làm thất thoái cho bà con là lỗi tại tôi!”
                  Lần đầu tiên một chính khách của Việt Nam cỡ thứ trưởng công khai  nhân lỗi trước dân,  cũng là lần đầu tiên một người đã nghỉ hưu quay lại  nơi mình từng làm việc để trả lời, và nhận trách nhiệm  việc mình đã làm.trong quá khứ.
                 Cách hành xử của giáo sư Đặng Hùng Võ trái với  truyền thống công bộc nước ta từ xưa đến giờ:  Khi về hưu, thậm chí chuyển công tác chỗ khác,  vỗ đít đứng dậy khỏi cái ghế đã ngồi là rũ bỏ hết trách nhiệm,  nói cách khác  “hạ cánh an toàn!”. Tám năm trước có một trường hợp không  rũ bỏ được, là thứ trường Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Quang Hà liên quan đến vụ án Lã Kim Oanh,  nhưng đó là một ngoại lệ .
                 Cách hành xử cùa Đặng Hùng Võ đã đẩy ông vào thế kẹt giữa “hai làn đạn” : Dân Văn Giang truy đến cùng để yêu cẩu khắc phục cái sai do ông gây ra, trả lại đất cho họ, các quan chức Bộ tài nguyên môi trường nói riêng , giới quan chức nói chung, bực tức vì ông Võ đã tạo ra một tiền lệ làm khó cho họ! Hình như “làn đạn” bên công quyền dữ dội hơn “làn đạn” bên dân đen.
                   Giữa hai làn đạn ấy, Đặng Hùng Võ ứng biến ra sao?
                  Trong lá thư mới đây gửi  bà con Văn Giang, ông Võ viết: “ Tôi nhận mình sai dễ dàng như thế, vì lúc đó chưa ý thức được rằng từ cái sai của mình có thể dẫn đến cái sai của việc Thủ tướng chính phủ thực hiện thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm, từ 15-10-1993 đến 30-6-2004,  là vấn đề rất lớn”.
                   Bây giờ lại lòi ra  cái sai “thực hiện thẩm quyền của Chính phủ  kéo dài suốt 10 năm”, nghĩa là vi hiến suốt 10 năm ?  Đặng tiên sinh không  nói rõ, mà tỏ  ra vô cùng ân hận, sợ hãi  vì trót mắc sai lầm nhận lỗi trước dân, nên  dắt díu đến  chuyện đó.
                  Đăng Hùng Võ nói rằng, hôm đó cô con gái cưng Kha Du của ông phải nhập viện vì sốt,  và ông cũng sốt rất cao nên “ tôi rơi vào trạng thái bất ổn định ,không còn tỉnh táo”  mới dẫn đến việc nhận cái sai  ấy.
                 Bây giờ “tỉnh táo” lại rồi, Đặng Hùng Võ thấy mình nhận sai khi ký hai tờ trình và nhận lỗi trước dân là quá vội vàng hấp tấp !? Bây giờ theo ông, hai tờ trình ấy không quan trọng bằng  tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên gửi lên Thủ tướng, vì Thủ tướng căn cứ vào đó để ký quyết định thu hồi đất, chứ không phải do tờ trình của Bộ tài nguyên môi trường!?
                  Chao ôi, vậy ông  giải thích sao đây khi chính ông thừa nhận : “ Tờ trình của Bộ tài nguyên môi trường căn cứ vào kết quả thẩm tra xem xét tờ trình của tỉnh, có đúng với pháp luật chưa? có đúng quy hoạch không? có tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội hay không?  Ông đã kiểm tra chưa, kiểm tra như thế nào trước khi nhúng bụt ký tờ trình Thủ tướng? Thử hỏi, nếu ông không thay mặt Bộ tài nguyên môi trường ký tờ trình thì phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ký quyết định thu hồi đất không? Bộ tài nguyên môi trường vừa là “thủ kho” vừa lả người bảo vệ kho tài nguyên đất đai, mà vung tay ký bừa như ông , rồi bây giờ lại đánh bùn sang ao khuấy loãng trách nhiệm?
                  Hôm trước Đặng Hùng Võ  nói có văn bản của Thủ tướng yêu cầu phải làm nhanh thủ tục thu hồi đất đổi công trình, nay, ông Võ lại  nói với bà con Văn Giang : “ Việc bà con đòi văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về việc thu hồi đất là không thể , vì chỉ đạo của Thủ tướng, của Bộ trưởng không phải lúc nào cũng bằng văn bản, văn bản chỉ cho những người ngoài hệ thống hành chính phải thực hiện” . Người ta nói “ miệng quan trôn trẻ” quả không sai ở trường hợp này, Võ tiên sinh ạ!
               Sau khi cố tẩy xóa dấu vết cuộc đối thoại ngày 8-11-2012 với đại diện dân Văn Giang,  Đặng Hùng Võ tỏ ra mệt mỏi, và khuyên bà con : “ Tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi về việc cứ mãi tranh cãi đúng sai theo cách thức gặp gỡ thế này. Cả tôi và các bác đều phải tiết kiệm  tiền bạc, và thời gian, sức khỏe để làm những việc thực sự hiệu quả cho mình và mang lại lợi ích cho đất nước, đều không muốn mình bị lợi dụng vào việc gây tác động xấu tới an ninh xã hội!”
               Ô hay, sao lại có kẻ xấu len lỏi vào đây để lợi dụng gây tác động xấu đến an ninh xã hội nhỉ? Chẳng những lợi dụng dân, mà lợi dụng cả một giáo sư tiến sỹ tài năng và bản lĩnh nguyên thứ trưởng? Người dân Văn Giang mất đất, mất kế sinh nhai vì ông, nên họ nắm áo ông đòi, không ai xui họ cả. Vì người mất đất, kẻ hưởng lợi mà gây nên cảnh chia rẽ, thậm chí đánh đấm nhau,ảnh hưởng xấu an ninh xã hội,  không có thế lực thù địch nào tự nhiên nhảy vào lợi dụng cả. Ở bất cứ quốc gia và chính thể nào cũng tồn tại  sự đối lập và cả những phe phái mâu thuấn đối kháng, đó chính là chất súc tác để chính phủ điều hành đất nước tốt hơn dân chủ hơn.
                Đọc lá thư của giáo sư Đăng Hùng Võ tôi cảm thấy đáng thương và đáng buồn cho nhân cách và bản lĩnh của một người từng được coi là trí thức hàng đầu của Việt Nam. Một người tự khoe rằng : “ các tổ chức quốc tế  đánh giá cao cái tài và cái tâm của tôi, viết gì cũng sâu sắc, nói gì cũng thành tâm, làm gì cũng trách nhiêm!”
               Một người viết gì cũng sâu sắc, nói gì cũng thành tâm, làm gì cũng trách nhiệm, mà mười năm trước ký công văn cho Cao Minh Huệ  , giám đốc sở tài nguyên môi trường tỉnh Bính Dương, bán gần một ngàn héc-ta đất của nhà nước chia nhau mấy trăm tỷ đồng, đã phải ngồi trước cơ quan điều tra để trả lời vế cái gọi là “ cú bắt tay bạc tỷ”? Một người như vậy mà ký một lúc hai tờ trình sai quấy  gây bấn loạn lòng dân, đã nhận sai rồi giờ lại đổ vấy cho người khác?  Cũng con người ấy  hèn nhát đến mức kéo cả đứa con bé bỏng của mình vảo cuộc  để lí giải cho cái gọi là “ vì không tỉnh táo nên nhận lỗi vội vàng”?
              Một con người như vậy nhẽ ra không nên tồn tại ở Đăng Hùng Võ, vì ông là người học hành tử tế,và có ý thức rất rõ rệt về  hành vi của mình.  Hãy nghe ông nói: “ Có thể một chữ ký của mình  một người nào đó  đòi được đất, nhưng khiến cho một cán bộ  bị kỷ luật. Bất cứ hành vi nào của người quản lý  phải ý thức được là nó tác động đến người khác rất nhiều!”
                 Hành vi của Đặng Hùng Võ  đã đang tác động lên hàng ngàn bà con nông dân Văn Giang, làm ảnh hưởng đến chính sách về nông nghiêp, nông thôn, đến an ninh chính trị và xã hội, làm mất niềm tin vào  đảng và chính phủ. Ông phải ngẩng đầu lên đối mặt với nó, nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết, đừng làm con kỳ đà rúc đầu vào cát !
                 Con người ta không ai có thể tránh được khuyết điểm, sai lầm thậm chí tội lỗi trong suốt cuộc đời cùa mình. Một chính khách dù tài ba lỗi lạc như nguyên Tổng thống Mỹ Rudoven, như lãnh tụ Ấn Độ,  M. Gandi cũng mắc rất nhiều sai lầm, vì đó cũng là những con người. Nhân dân tha thứ cho họ, lịch sừ vẫn tôn vinh họ. Nhưng nếu như họ chối bỏ trách nhiệm, không trung thực và quay quắt theo kiểu “ lựa lửa trên đầu mà đồi sắc phù sa!” kiếm chỗ yên thân thì không chì khi sống mà lúc chết họ vẫn bị phỉ nhổ.
           Là một thảo dân, xin mượn ý tứ câu nói của cụ Nguyễn Công Trứ, tôi khuyên giáo sư Đặng Hùng Võ, nếu đúng như ông đã nói rằng ông làm quan không thấy vinh, thì bây giờ ông hãy gượng đứng dậy làm một người dân không thấy nhục. Vinh và nhục dù là hai phạm trù đối kháng nhưng nó luôn tồn tại trong mỗi chúng ta ông ạ! 
M.D
Theo blog BVB




KHOẢNG CÁCH


Võ Trung Hiếu
question[1]Tôi thấy khoảng cách tôi và hàng xóm
Cách nhau chỉ vài bước chân hành lang
Tôi thấy khoảng cách tôi và đồng nghiệp
Cách nhau nhiều khi chỉ một chiếc bàn
Tôi thấy khoảng cách tôi và bạn tôi
Cũng ăn cũng nhậu cũng nói cũng cười
Nhưng trong đáy mắt ánh lên nghi ngại
Bạn vẫn là bạn, còn tôi là tôi
Tôi thấy khoảng cách giữa những nhóm người
Khác nhau cách sống, khác nhau cách chơi
Khác nhau cách nghĩ, khác nhau thái độ
Chạm mặt lạnh tanh như không thấy gì
Tôi thấy khoảng cách giữa những thế hệ
Cha tôi ngồi nhìn thế sự nhỏ lệ
Em tôi cũng nhìn nhưng rồi mặc kệ
Lương tri cũng cần, lương tháng cần hơn
Tôi thấy khoảng cách thành thị – nông thôn
Người làm không ra, kẻ ăn không hết
Một bữa nhậu bằng cả năm làm ruộng
Một ván cờ bằng mười năm cấy cày
Tôi thấy khoảng cách giữa nói và làm
Lời hứa trơn tuột từ miệng các quan
Trên nói một đằng, dưới làm một nẻo
Thế giới bảo ” only in Vietnam ” …
Tôi thấy khoảng cách ôi chao nhiều lắm
Bao người gọi nhau đồng chí, đồng bào
Nhưng giữa họ là ngổn ngang gạch nối
Chính họ cũng không hiểu nổi vì sao
Khoảng cách lên đến mặt trăng đo được
Nhưng làm sao đo khoảng cách lòng người
Tôi ngồi nhìn những con Hồng cháu Lạc
Nghĩ mãi chẳng biết nên buồn hay vui …
Giả sử đất nước rơi vào hiểm nguy
Không ai chìa tay nắm tay ai cả
Là người Việt Nam bạn nghĩ thế nào ?
Riêng tôi thì nghĩ đấy là thảm hoạ
13.9.2012
Tác giả gửi cho QC

Thơ ...Thẩn... Thơ....




KHOẢNG CÁCH

Võ Trung Hiếu
question[1]Tôi thấy khoảng cách tôi và hàng xóm
Cách nhau chỉ vài bước chân hành lang
Tôi thấy khoảng cách tôi và đồng nghiệp
Cách nhau nhiều khi chỉ một chiếc bàn
Tôi thấy khoảng cách tôi và bạn tôi
Cũng ăn cũng nhậu cũng nói cũng cười
Nhưng trong đáy mắt ánh lên nghi ngại
Bạn vẫn là bạn, còn tôi là tôi
Tôi thấy khoảng cách giữa những nhóm người
Khác nhau cách sống, khác nhau cách chơi
Khác nhau cách nghĩ, khác nhau thái độ
Chạm mặt lạnh tanh như không thấy gì
Tôi thấy khoảng cách giữa những thế hệ
Cha tôi ngồi nhìn thế sự nhỏ lệ
Em tôi cũng nhìn nhưng rồi mặc kệ
Lương tri cũng cần, lương tháng cần hơn
Tôi thấy khoảng cách thành thị – nông thôn
Người làm không ra, kẻ ăn không hết
Một bữa nhậu bằng cả năm làm ruộng
Một ván cờ bằng mười năm cấy cày
Tôi thấy khoảng cách giữa nói và làm
Lời hứa trơn tuột từ miệng các quan
Trên nói một đằng, dưới làm một nẻo
Thế giới bảo ” only in Vietnam ” …
Tôi thấy khoảng cách ôi chao nhiều lắm
Bao người gọi nhau đồng chí, đồng bào
Nhưng giữa họ là ngổn ngang gạch nối
Chính họ cũng không hiểu nổi vì sao
Khoảng cách lên đến mặt trăng đo được
Nhưng làm sao đo khoảng cách lòng người
Tôi ngồi nhìn những con Hồng cháu Lạc
Nghĩ mãi chẳng biết nên buồn hay vui …
Giả sử đất nước rơi vào hiểm nguy
Không ai chìa tay nắm tay ai cả
Là người Việt Nam bạn nghĩ thế nào ?
Riêng tôi thì nghĩ đấy là thảm hoạ
13.9.2012
Tác giả gửi cho QC


BẠN HỠI! NẾU NGÀY MAI CHƯA TẬN THẾ?

Nắng vẫn lên nhảy múa trước hiên nhà
Chim trên cành vẫn ríu rít hoan ca
Thì bạn có thầm cảm ơn Thượng Đế?
Nếu ngày mai bạn vẫn còn hơi thở
Mở mắt ra buổi sáng đẹp tuyệt vời
Vẫn ngược xuôi vẫn tất bật dòng đời
Bạn có vui đón mừng một ngày mới?
Nếu ngày mai mặt trời vẫn thức
Bình minh lên cây cỏ lại vươn mình
Và chào đời muôn triệu triệu sinh linh
Bạn có thấy lòng mình như mở hội?
Nếu ngày mai bạn vẫn còn sống sót
Có thể nào làm người tốt hơn không?
Có ăn năn sám hối những tội trần
Và buông bỏ mọi sân si lục dục?
Nếu ngày mai bắt đầu kỷ nguyên mới
Bạn có muốn không làm lại từ đầu?
Đem tình thương gieo trải khắp địa cầu
Đời sẽ đẹp! biết bao là ý nghĩa …! 

(Ngọc Ánh sưu tầm)

thái tri
16:00 (13 phút trước)
tới tôi
Như hôm trước mình đã trao đổi qua điện thoại. Nhờ Phù Viên chép lại 2 bài thơ. Ngày họp mặt gửi lại cho cô gửi lời cảm ơn cô và xin lỗi không thể có mặt. 2 bài thơ này gọi là chút đóng góp trong trang của cô. 
Bài thứ nhất:
                          NỖI BUỒN CỦA TỪ HẢI
Chiếc bách giữa dòng lạc về đâu
Còn thương lữ khách mãi dãi dầu
Nữa đêm dừng ngựa bên lầu khách 
Nghe tiếng đàn Kiều trong canh thâu
Ta từ chinh chiến đã bao năm
Đêm nay say chết với cung đàn
Ngàn chén chưa vơi sầu chất ngất
Tâm sự chưa tàn canh đã sang
Nàng vì chữ hiếu lỡ ba sinh
Mười lăm năm lưu lạc bụi trần
Duyên đầu không trọn buồn dang dỡ
Quê cũ chưa lần trở về thăm
Còn ta nghiệp dĩ nợ non sông
Yên ngựa thanh gươm chốn chiến trường
Ba thước gươm  khua triền sóng dậy
Non sông một cõi tiếng kêu hùng
Ta gặp nhau đã quá muộn màng 
Cùng nhau xây giấc mộng yêu thương
Ba năm hương lữa đang nồng đậm
Bỗng thoắt lòng trai động bốn phương
Vì em ta lỡ mộng đồ vương 
Vì ta em lỡ một cung đàng
Xe chút duyên thưa cho trọn kiếp
Để rồi ôm hận đến nghìn năm.
Bài thứ hai:
                   NHỚ NHỮNG NGÀY Ở NINH THUẬN
Ngày mai xa biển ta về núi 
Bỏ lại trùng dương sóng bạc đầu 
Ngàn năm sóng mãi xô bờ cát 
Và lũ dã tràng bên biển đông 
Ta trở lại núi rừng quê cũ
Chiều mù sương dốc đá chơ vơ
Vang tiếng gọi trên đồi gió lộng
Nghe âm vang chìm trong ngàn xanh
Ta về cô đơn bên núi vắng 
Ngóng về xa tìm lại cánh hải âu
Tìm con sóng bạc đầu ngày cũ 
Và tìm em bên bờ biển xanh
Muốn trở lại đường thì xa ngái
Mà thời gian tóc đã điểm sương
Người cũ có bỏ bờ bỏ bến
Hay vẫn còn đây, hay đi đâu
Ngày cùng em bên bờ biển vắng
Tay trong tay ấm đến bây giờ
Hương tóc còn thơm mùi muối mặn
Nói với nhau như lời biệt ly
Thì thôi em nghìn trùng dịu vợi
Thì thôi em biển núi đã xa
Để ta mỗi chiều lên đỉnh dốc 
Nhìn về biển xa nhớ người xa

Thái Tri






VẪN CHƯA TẬN THẾ …


Võ Trung Hiếu
questionMuốn chết mà đếch được…
Tận thế hoá ra chỉ một trò đùa
Mình lại phải ngồi dậy đi cày trên mảnh ruộng phèn chua
Được tạm gọi mỹ miều là cuộc sống
Sài Gòn lại một ngày nắng rưng rức nóng
Lại Giáng Sinh và năm mới sắp về
Tiếng nhạc ” Jingle Bells … “, ” Jesus to a child … ” trốn tận vào toilet cũng còn nghe
Cây thông Noel, người tuyết và Santa Claus từ lâu đã trở thành thương hiệu
Tất cả đều có giá đi kèm, miễn thiếu
Không có tiền thì đi chỗ khác chơi
Hình như bây giờ cuộc đời
Ngay cả nước lã và đức tin cũng không còn miễn phí …
Thế là vẫn chưa tận thế …
Kim Young Un và Al- Assad vẫn chễm chệ trên ngai hoàng đế
Thế giới vẫn tuyệt vọng chèo trên chiếc thuyền ” khủng hoảng kinh tế “
Mỹ vẫn tạm thời đang đành là con nợ của Tàu
Palestine và Israel lại buồn buồn nã rocket vào nhau
Bom cảm tử lại nổ đì đùng ở Apganistan và Iraq
Biển Đông khiến Asean ngồi lườm nhau nghi hoặc
Lưỡi bò chẳng chút ngại ngần liếm luôn lên passport
Châu Âu vẫn loay hoay với khủng hoảng và đồng euro
Và hàng chục triệu dân đã từ lâu không hề biết thắt lưng buộc bụng
Trong khi người Mỹ cãi nhau nên hay không nên cho dân tự do cầm súng
Những thanh thiếu niên lam lũ của thế giới thứ ba vẫn còng lưng cúi mặt làm thuê
Con người vẫn ngày ngày chết đói trên tài nguyên ở khắp châu Phi
Và đêm đêm trên BBC
Hình như người ta chỉ quanh quẩn phỏng vấn những tỷ phú, doanh nhân béo mượt hồng hào từ China hay vùng Vịnh
Hiệp định Kyoto bàn cãi xôn xao chẳng làm giảm đi sự thờ ơ và hiệu ứng nhà kính
Đang nung tan băng từ hai cực và xé nát tầng ô-zôn
Dân nghèo lại đang vì mưu sinh mà tích cực phá rừng
Chính phủ lại lên tivi buồn bã thanh minh
Và lũ lụt bão giông lại hoành hành cùng chết chóc …
Một ngày qua vật vờ và nặng nhọc
Thượng đế từ đâu đó trên cao nhìn về trái đất
Chắc không khỏi chau mày
Người sẽ nghĩ gì đây ?
Tận thế chưa phải hôm nay
Nhưng một ngày không xa sẽ là sự thật
Bởi thế giới mong manh, ly tán và nhiễu nhương như chưa thế bao giờ
Hạnh phúc vẫn chỉ là viên kẹo ngọt trong mơ
Hoặc rất nhỏ bé mong manh, hoặc vẫn chỉ là những lời nói dối
Hạnh phúc chỉ là củ cà-rốt
Được cố tình treo thơm tho trước mũi
Để cho thêm phần sinh động trò chơi …
Tận thế lại delay …
Giữa sân ga cuộc đời
Tôi và hàng tỷ con người
Đành mệt mỏi chờ chuyến bay Doom’s Day kế tiếp
21.12.2012
Tác giả gửi QC