Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Dư LUẬN . . . hay Thừa Luận . . .







Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"

(GDVN) - Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ...
Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ? Ảnh: The New York Times.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp ly hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 
Ảnh chụp màn hình bài báo xấc xược của Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm danh dự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bôi nhọ Việt Nam.
Thứ hai, theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký, Cộng hòa Pháp trước đó đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bàn giao hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền cho các chính thể ở niềm Nam Việt Nam: Đầu tiên là Quốc gia Việt Nam và kế đó là Việt Nam Cộng hòa.
Các chính thể này đã tiếp quản và thực hiện nhiệm vụ quản lý phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam, chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cả trên phương diện pháp lý và thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đầy đủ chủ quyền hòa bình, hợp pháp, liên tục đối với 2 quần đảo này, kịp thời và liên tục lên tiếng phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 
Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục kể từ khi Cộng hòa Pháp bàn giao năm 1954.
Trong giai đoạn 1954 – 1976, trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, thì các chính thể: Quốc gia Việt nam, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam là những chủ thể  kế tục nhau, đại diện cho Nhà nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ chủ quyền đối với với quần đảo này theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý của Công pháp quốc tế hiện hành.
Bởi vậy, mọi tuyên bố hay phát ngôn của cá nhân, tổ chức nào về Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn này không phải do các chính thể nói trên đưa ra đều vô giá trị trước Công pháp quốc tế. Giai đoạn này ngoài các chính thể nói trên ra, không tổ chức, cá nhân nào có quyền phát ngôn về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước sự tấn công xâm lược của lính Trung Quốc năm 1974, các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu anh dũng, đổ máu hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dù không giữ được đảo trước sức mạnh bành trướng xâm lược, nhưng sự thực lịch sử đó không thể thay đổi được!"
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trung Quốc đã không ngừng tìm mọi cách “đổi trắng thay đen”, với rất nhiều thủ thuật, thủ pháp hết sức tinh vi, xảo quyệt, điển hình là lập luận này trên Thời báo Hoàn Cầu : "Năm 1933, Đan Mạch và Na Uy kiện nhau ra tòa về chủ quyền đối với đảo Greenland, cuối cùng Đan Mạch thắng kiện. Một trong những lý do để tòa án quốc tế đưa ra phán quyến này là vì năm 1919 Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus đã nói với Công sứ Đan Mạch rằng, Na Uy không phản đối yêu sách chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland. Vụ kiện này đã trở thành án lệ của nguyên tắc "trước sau như một".
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam vài chục năm qua cũng tương tự: Trước năm 1974, các tuyên bố, sách báo, bản đồ do Việt Nam phát hành bao gồm cả công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam lại lật mặt, không chỉ cất quân đánh chiếm Trường Sa mà còn ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình?!"
Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định: "Trung Quốc đã cố tình lý giải sai nguyên tắc pháp lý quốc tế, nguyên tắc 'tiền hậu bất nhất'. Bởi vì, vấn đề là cần phải hiểu và xác định chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ này là ai?
Câu trả lời duy nhất đúng là: Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, đó là các chính thể: Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, tiếp đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Hiệp định Geneva 1954. Vì vậy, lập luận về nguyên tắc "trước sau như một" của ông Tôn Lực Chu hay Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo là đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và vì vậy, nó hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Phải chăng đây là sự thiếu hụt về kiến thức pháp lý hay là chủ tâm trong việc cố tình đánh tráo khái niệm về chủ thể trong quan hệ quốc tế theo Công pháp quốc tế?" Tiến sĩ Trần Công Trục bình luận.
Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thới báo Hoàn Cầu đã xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi viết rằng: "Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đánh nhau với hải quân Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), sau đó bức hải quân Nam Việt phải rời khỏi Hoàng Sa. Bắt đầu từ lúc này, lập trường của Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu thay đổi rõ rệt, tranh chấp biển đảo giữa 2 nước bắt đầu từ đây."
Tháng 4/1975 khi chiến tranh thống nhất đất nước Việt Nam sắp bước vào hồi kết, lãnh đạo Bắc Việt (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp nhanh chóng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa. Từ đầu năm 1975 Bộ Tư lệnh Hải quân Bắc Việt đã tiến hành các công tác chuẩn bị đánh chiếm (tiếp quản) các đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Ngày 4/4/1975 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp đã gửi quân lệnh đặc biệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu nắm chắc thời cơ lên kế hoạch tác chiến, thời cơ đến lập tức chiếm (tiếp quản) Trường Sa. Ngày 13/4 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp chỉ thị, quân đội Nam Việt rút khỏi đảo nào, Bắc Việt chiếm (tiếp quản) đảo đó lập tức".
Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: "Không cần phải bình luận nhiều đối với luận điệu xuyên tạc này, chỉ cần nhìn hình ảnh người chiến sỹ quân Giải phóng niềm Nam Việt Nam kéo lá cờ hai màu xanh đỏ rất nổi tiếng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên quần đảo Trường Sa khi được lệnh ra tiếp quản quần đảo này vào đầu năm 1975 thì cũng đã thấy rõ tính chất hợp pháp của sự tiếp quản này.
Lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được trang trọng kéo lên tại Trường Sa khi tiếp quản.
Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng quân giải phóng của Chính phủ này mới có đủ tư cách để tiếp quản quần đảo này. 
Ông Trục cho biết: "Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân Giai phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tai kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa."

Hồng Thủy
TỪ KHÓA :
quốc hội , công tác , nhân dân , lãnh đạo , Đảng , nhà nước , Võ Nguyên Giáp , nhiệm vụ , Thời báo Hoàn Cầu , xúc phạm danh dự
CHỦ ĐỀ : BIỂN ĐÔNG


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Cần thiết phải khởi tố để điều tra vụ cá chết hàng loạt


Description: http://static.laodong.com.vn/Uploaded/trinhxuanquang/2016_06_30/cachet_RNYT.jpg
Trước khi nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung được công bố, một số luật sự cho rằng cần phải khởi tố vụ án.
Theo Luật sư Trần Thu Nam – Trưởng VPLS Tín Việt và cộng sự, sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải Miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng) đã gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho các ngư dân, nhiều tổ chức và cá nhân khác liên quan đến kinh doanh hải sản, du lịch... 
Ngoài ra, theo các chuyên gia nhận định, phải mất khoảng 70 năm mới khôi phục được môi trường tự nhiên của đáy biển, khôi phục được các rặng san hô. Về vấn đề sức khoẻ con người, việc ô nhiễm có thể gây tổn hại về sức khoẻ cho nhiều thế hệ. Ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến các thực phẩm khó có thể kiểm soát như muối ăn, nước mắm bởi những mặt hàng này do người dân sản xuất mà không qua khâu kiểm nghiệm.
Có thể khẳng định, sự kiện cá chết gây ra một sự tàn phá, thiệt hại vô cùng lớn cho nhà nước và nhân dân. Vì vậy, nếu nguyên nhân gây ô nhiêm do con người, cần thiết phải khởi tố vụ án để điều tra theo đúng quy định pháp luật. Tiếp đến, sẽ cụ thể hoá hình phạt, cá thể hoá người chịu trách nhiệm để khởi tố bị can. Trong trường hợp Bộ Luật hình sự 2015 hoãn thi hành vào ngày 1.7.2016 thì điều luật có thể áp dụng trong trường hợp này là Điều 182 BLHS 1999 được sửa đổi năm 2009. 
Còn Luật sư Hoàng Văn Hướng – Trưởng VPLS Hoàng Hưng bày tỏ quan điểm: Bộ Luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1.7.2016 đã đưa trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong các tội phạm về hủy hoại môi trường, chúng tôi rất mong muốn việc áp dụng pháp luật để điều tra, truy tố và xét xử được áp dụng ngay trong vụ việc này thì hiệu quả sẽ rất cao và mục tiêu cũng như chính sách hình sự của nhà nước ta là thiết thực và đúng đắn đối với tội phạm môi trường đang hết sức nóng bỏng trong thời gian hiện nay.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Cty luật TNHH Trường Lộc phân tích: Thiệt hại được xác định theo quy định của Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (có hiệu lực 1.1.2015), gồm: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Khi xác định được thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục theo quy định của Điều 164, Luật Bảo vệ môi trường 2014: Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình; Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra; Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Việc bồi thường được thực hiện theo nguyên tắc được quy định Điều 624 Bộ luật dân sự 2005 thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Về chủ thể yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại về nguồn nước, biển là Nhà nước Việt Nam được xác định theo Điều 53, Điều 63 Hiến pháp 2013, quy định của Điều 200 Bộ luật dân sự 2005, nguồn nước, biển thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và chức năng, tính hữu ích của môi trường là một lợi ích công cộng mà người đảm bảo cho lợi ích này cũng là Nhà nước. Đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp thì chủ thể có có quyền đòi bồi thường là tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Điều 605 Bộ luật Dân sự: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Trường hợp tổ chức, các nhân không bồi thường hoặc bồi thường không thỏa đáng thì Nhà nước, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


CÁCH CHỨC NGAY KẺ ĐÃ BAO CHE CHO FORMOSA


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Dẫn lại bài báo này để mọi người thấy sự dốt nát và độc ác của tay phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh.
Nên đuổi cổ những kẻ như này khỏi hệ thống công quyền. Nếu có liêm sỉ chắc hắn sẽ tự cắn lưỡi mà chết sau vụ họp báo hôm nay.


Phó Chủ tịch Hà Tĩnh cho biết, hải sản đang bơi ở trong các lồng bè (Vũng Áng)…
BAOGIAOTHONG.VN|BỞI BÁO GIAO THÔNG


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

"CAVN chỉ nhìn thấy việc đã dẹp yên dư luận, đảm bảo 'ổn định chính trị' mà không nhìn thấy cái chết của cả dân tộc trong nhiều thế hệ". (Phạm Đoan Trang)


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Dũng Mai với Dũng Mai.
20 giờHà Nội
Formosa đã phải thú nhận tội lỗi xả thải đầu độc 200 cây số biển miền Trung, gây ra tai hoạ cho cả đất nước Việt nam này.
Dư luận đòi hỏi phải xử Thứ trưởng bộ Tài nguyên & Môi trường như thế nào về tội lừa dân khi tuyên bố "cá chết do thuỷ triều đỏ, không phải lỗi của Formosa".


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


"Người ta ước tính với 500 triệu dola đem chia cho số dân của 4 tỉnh bị thiệt hại vào khoảng 10 triệu người, thì mỗi người sẽ có được 50 dola. 50 dola ấy là nguồn sinh nhai trong 20 năm là thời gian sớm nhất có thể để biển hồi sinh.
50 dola này chắc chắn không là nồi cơm của Thạch Sanh! Khốn nạn nó lại là của Lý Thông thời đương đại!". (Uyên Thảo Trần Lê)


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

FORMOSA LÀ THỦ PHẠM GÂY RA THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Cách đây hơn 2 tháng khi trả lời nhà báo Lê Thọ Bình, Phó Tổng biên tập báo Viettimes Tôi đã khẳng định sự cần thiết phải khởi tố vụ án gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung. Vì thời điểm đó được coi là nhạy cảm và tế nhị nên bài báo chưa được đăng.
Nay được biết sau một thời gian dài trao đổi cuối cùng thì Formosa cũng đã phải công nhận họ chính là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển và cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung. Vì vậy theo tôi:
1. Việc Formosa xin lỗi Chính phủ và Nhân Dân Việt Nam phải được tiến hành công khai chứ không phải chỉ gửi cho Thủ tướng.
2. Việc đền bù thiệt hại phải thỏa đáng với hậu quả đã xảy ra.
3. Việc khắc phục hậu quả và làm sạch biển phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc và phải có kiểm định của các chuyên gia quốc tế.
4. Việc đánh giá tác động môi trường của dự án cần phải xem xét lại một cách khoa học và nghiêm túc, đúng pháp luật.
5. Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế và vận hành bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế và theo pháp luật Việt Nam.
6. Đối với các quan chức Việt Nam, tùy mức độ sai phạm và liên quan trách nhiệm của từng người trong vụ Formosa phải được làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật dù đó là ai, đương chức hay đã về hưu.
7. Bộ Công an vẫn cần phải khởi tố vụ án hình sự về các tội gây ô nhiệm môi trường, cố ý làm trái các quy định của pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để bảo đảm sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật.
8. Đối với người dân Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt, ôn hòa, không manh động, tuyệt đối không được đập phá tài sản của bất cứ cơ quan tổ chức nào để tránh bị mắc bẫy mà hậu quả là cá nhân và đất nước phải gánh chịu. Bài học xương máu trước đây vẫn còn nóng hổi.
Ngày mai 30/6 sau phiên họp chính phủ sẽ tổ chức họp báo để công khai kết luận chính thức về vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung.
29.6.2016
*****
Tin từ Hà Tĩnh, hôm nay Formosa đã ra thông báo đến tất cả các nhà thầu cho nhân viên Việt Nam nghỉ 5 ngày, bắt đầu từ 29.6 đến chủ nhật vì sợ bạo loạn. Các nhân viên khác bị buộc đi trực ca nhằm bảo vệ tài sản công ty. Tất cả các lò đã ngừng hoạt động, tàu chở nguyên liệu cũng không thấy cập cảng nước sâu Sơn Dương. Tình hình an ninh Hà Tĩnh đang xiết chặt, lực lượng cơ động được tăng cường. Nhiều hộ dân được các cơ quan chức năng địa phương đến dặn dò từ 28 trở đi không được ra khỏi nơi cư trú!


>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


"Bồi thường 500 triệu đô, bao nhiêu trong đó sẽ tới tay dân khi mà ba tháng nay chưa hề có ai đến thăm hỏi, động viên người dân?" (Vì Dân - Viết cho Đông Yên)
BẠN CHỌN 500 TRIỆU USD HAY ĐÓNG CỬA FORMOSA?