Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Góp Nhặt . . . Còn có những điểm sáng . . . Và . . .


 CHIẾN TRANH TRUNG -VIỆT, CUỘC CHIẾN BẤT KHẢ THI - Lê Nguyên Vỹ

 Lê Nguyên Vỹ, với tôi, chơi nhau thân. Một phần tôi phục tài của anh, anh chơi nghệ thuật không giống ai, sống chết với niềm đam mê của mình. Rất giỏi nhạc, họa anh còn " chơi" ảnh chân dung, phong cảnh in trên đá, trên lá... có lẽ cả nước một mình Lê Nguyên Vũ đạt đến mức độ thượng thừa.
            Tưởng như thế, cũng đã là tuyệt vời rồi, nhưng anh còn viết chính luận với những lập luận tôi thấy hay, càng ngẫm càng thấy...hay.
            Thế là tôi lại phục anh một lần nữa.
             trankytrung.com xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết của anh, viết vào thời điểm năm 2011, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
--------------------------------------------
Khác với cuộc chiến tranh đầy bất ngờ tại biên giới Trung Việt năm 1979, những cuộc gây hấn có chủ ý gần đây của Trung Quốc như muốn báo trước một cuộc chiến xâm lấn Trường Sa và độc chiếm Biển Đông của nước này.
Về phía Việt Nam, thái độ đáp trả không còn thể hiện qua những tuyên bố “võ mồm” nữa mà đã có những bước tiến mạnh bạo hơn, biểu lộ sự cứng rắn của những người đứng đầu chính phủ thông qua một số động thái chuẩn bị về mặt quân sự và việc ban hành các văn bản pháp luật cho thời chiến.
Có vẻ như chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc là điều không thể tránh được: Một cường quốc mới nổi lên phàm ăn phàm uống với tổng sản lượng nội địa (GDP) từ 1198 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 nhảy vọt lên đến 5878 tỉ Mỹ kim vào năm 2010. Sự tăng trưởng của kinh tế và thu nhập ở nước này tất yếu kéo theo sự tăng trưởng của nhu cầu. Nếu năm 2000, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc là hơn 1.000 triệu tấn dầu thì vào năm 2010, con số này đã tăng lên đến 2,5 lần, đưa Trung Quốc vượt mặt Hoa Kỳ, trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng cao nhất thế giới.
Năm 2010, tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%; trong đó lượng nhập khẩu dầu khí tăng từ 52% (2009) lên 55% (2010), vượt qua giới hạn đỏ 50% trong 2 năm liền. Theo một số dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 65%. Nước này đang đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng thay thế, thế nhưng toàn bộ 25 nhà máy điện hạt nhân đang trong quá trình xây dựng của nước này cũng sẽ chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu sau khi được chính thức đưa vào hoạt động.
Trung Quốc đầu tư vào sản xuất dầu ở khắp nơi trên thế giới, từ Angola tới Sudan hay Kazakhstan. Tuy nhiên, trong năm 2006, tổng sản lượng dầu ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc chỉ là 0,675 triệu thùng/ngày - chưa đầy 19% lượng nhập khẩu. Và Trung Quốc tiếp tục trông chờ vào dầu Trung Đông, với hơn một nửa sản lượng nhập khẩu từ Ả Rập Xê-út và Iran.
Tính đến năm 2008, Trung Quốc đã có 12.000 dự án đầu tư chính thức ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương vụ mới nhất là việc nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Trung Quốc PetroChina hôm nay ký thỏa thuận mua 60% cổ phần của công ty Athabasca của Canada với giá 1,7 tỷ USD để khai thác bitum. Bitum chủ yếu được sử dụng để rải đường; nó cũng có thể được tinh luyện để trở thành các sản phẩm nhẹ hơn của dầu mỏ. Dự án khai thác này được triển khai tại hai mỏ dầu lớn MacKay và Dover ở tỉnh Alberta, Canada – một tỉnh có trữ lượng dầu thô lớn thứ nhì thế giới, lên tới 1,6 nghìn tỷ thùng. Dù chi phí khai thác tại những mỏ này rất tốn kém, giá dầu phải ở mức 80 USD/thùng mới đem lại nguồn lợi, nhưng phía Trung Quốc vẫn kiên quyết đầu tư.
Ngày 18/7, PetroChina cũng nhất trí mua lại một lượng khí đốt thiên nhiên khổng lồ từ Australia. Lượng khí đốt được mua bán trong thương vụ này lên tới 2,25 triệu tấn mỗi năm, hợp đồng kéo dài 20 năm. Với mức giá thị trường hiện tại của khí đốt tự nhiên, tổng giá trị của hợp đồng này là 41 tỷ USD. Đối tác ký kết thỏa thuận này với PetroChina là hãng dầu khí Exxon Mobile - hãng năng lượng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo tính toán, để phục vụ phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp ba lần trong 10 năm tới, có thể lên tới khoảng 510 triệu m3/ ngày vào năm 2020, đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới, sau Nga và Mỹ.
Trước đó, PetroChina nhất trí mua 45,51% cổ phần của Công ty dầu mỏ Singapore (SPC) với giá hơn một tỷ USD. Thoả thuận này càng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm nguồn tài nguyên tự nhiên ở nước ngoài tại thời điểm mà nhiều công ty về tài nguyên đang rất cần vốn.
Trong tương lai, nếu Trung Quốc không đáp ứng nổi yêu cầu năng lượng, nền kinh tế của nó sẽ bị kìm hãm mạnh.
Trong khi đó, biển Đông với diện tích 3.447 km2 gấp rưỡi Địa Trung Hải, có đặc điểm quan trọng là rất rộng và nông. Phần thềm lục địa bao gồm khoảng một nửa diện tích trong tổng số 3.447km2 có tầm quan trọng lớn về kinh tế, đặc biệt là quần đảo Trường Sa trải dài một chuỗi 600 dặm, có nhiều rạn san hô nhỏ, vừa là vùng đánh cá phong phú vừa có thể là chìa khóa trong việc thiết lập quyền kiểm soát khu vực biển Đông.
Theo các chuyên gia, biển Đông có tài nguyên dầu khí phong phú: Trữ lượng do phía Trung Quốc ước tính khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc. Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m. Ngày 23/5/2011, Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan dầu khí Hải dương 981 kiểu nửa chìm. Đây là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được gọi là “tàu sân bay dầu khí”, hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, giếng khoan sâu tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới. Nó cho phép Trung Quốc tiến từ độ sâu khai thác 300 m gần bờ ra độ sâu 3000 m ngoài biển khơi. Giàn khoan này đang hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông và sẽ được kéo tới Biển Đông chậm nhất là mùa thu năm nay. Ngoài ra, theo một nguồn tin Trung Quốc, giàn khoan 981 có thể được huy động vào mục đích quân sự trong trường hợp cần thiết.
Biển Đông là một tuyến đường huyết mạch nối các mỏ dầu ở Trung Đông tới các nhà máy ở Đông Á, trong đó, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua vùng biển này. Một khối lượng dầu lửa và hàng hoá khổng lồ từ vùng Cận Đông đi qua biển Đông. Khoảng 1.1 tỷ tấn hàng hoá đi lại hàng năm tới Nhật qua eo biển Malacca, Biển Đông và eo Bashi. 900 triệu tn nhập vào Nhật và khoảng 200 triệu tấn xuất từ Nhật, tức là vào khoảng 3 triệu tấn hàng và 15 con tàu trọng tải 200 ngàn tấn hàng ngày đi qua khu biển này. Chỉ nói tới dầu thô không thôi, Nhật sử dụng 238,37 triệu tấn hàng năm, tương đương với 650 ngàn tấn hàng ngày, tức là 3,3 con tàu trọng tải 200 ngàn tấn. 90% dầu lửa của Nhật chuyển qua eo Malacca, Biển Nam Trung Hoa và eo Bashi.
Là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, biển Đông chứa đựng những hành lang đường biển đông đúc nhất thế giới. Hơn một nửa số lượng tàu chở dầu của toàn thế giới lưu thông qua nơi này. Cùng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biển Đông có tầm quan trọng chiến lược vô giá. Các chuyên gia coi đây là "Địa Trung Hải của châu Á".
Một kho báu khổng lồ hấp dẫn như thế mà chỉ bị một anh tiểu quốc Việt Nam đang trong thời kỳ rệu rả và phân hóa xã hội chính trị nghiêm trọng ngáng đường, hỏi sao không khêu gợi lòng tham của Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, tuy khả năng không thể ngốn hết biển Đông và thực tế hiện nay thu nhập các khoản từ biển Đông chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế quốc gia: Xuất khẩu thủy hải sản 5 tháng đầu năm 2011 đạt 2,13 tỷ USD, dầu thô hơn 6 tỷ USD, các bộ phận còn lại không đáng kể, nhưng hiện tại, mất biển Đông là mất nguồn thu nhập thủy hải khoáng sản cực kỳ quan trọng đang là tiền đề cho kinh tế biển. Mất biển Đông là mất niềm hy vọng trở thành cường quốc biển khu vực và quan trọng nhất: Mất vĩnh viễn con đường thông thương ra Thái Bình Dương.
Biển Đông với Việt Nam là tài sản hợp pháp nhiều đời không thể đánh mất, bất cứ chính quyền nào không bảo vệ được sẽ bị nhân dân loại bỏ. Chết sống gì chính quyền Cộng Sản Việt Nam cũng phải chống trả lại Trung quốc để bảo vệ biển Đông.
Cả hai nước đều có những khó khăn riêng và chung nên không thể đánh nhau, mặc dù biển Đông đối với hai nước đều là vấn đề sinh tử.
Thời điểm hiện nay, theo Ting Lu thuộc ngân hàng Merrill Lynch, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Trung Quốc là 4.200 USD, chỉ bằng 9% của Mỹ. Mức sống hiện nay tại Trung Quốc mới bằng mức sống của Nhật Bản giai đoạn năm 1954, Đài Loan năm 1972 và Hàn Quốc năm 1976. Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với lạm phát tăng cao, nợ chính phủ, bong bóng tài sản phình to, bộc lộ những khó khăn do nóng vội tăng trưởng bất chấp quy luật phát triển bền vững, làm mất cân đối sự bình ổn của toàn xã hội và môi trường sinh thái. Chuyên gia kinh tế Dylan Grice đến từ Ngân hàng Societe Generale (Pháp) mô tả hiện tượng tăng trưởng bùng phát "công nghiệp" của Trung Quốc giống như "bong bóng bất động sản" của Mỹ và Nhật. Dylan Grice cho rằng về bản chất toán học thì hai hiện tượng này là như nhau: mức lãi suất đầu tư thấp dẫn đến lạm phát và phá sản. Nhận định của Dylan Grice có sức thuyết phục hơn khi có tin chính phủ trung ương Trung Quốc đã đồng ý cung cấp khoản cứu trợ hơn 463 tỷ USD cho các chính quyền địa phương sau khi điểu chỉnh GDP. Số tiền này bằng 1/2 khoảng TARP mà chính phủ Mỹ đã đưa ra để cứu trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện GDP của Trung Quốc bằng 1/3 của Mỹ, vậy khoản cứu trợ cho thấy mức độ khủng hoảng nợ xấu của họ hiện nay, và ước tính ít nhất các khoản nợ xấu của nền kinh tế Trung Quốc cũng gấp rưỡi mức độ khủng hoảng năm 2008.
Hơn bao giờ hết, Trung quốc cần ổn định tâm lý xã hội nói chung và tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước nói riêng. Chiến tranh lúc này sẽ là đòn nốc ao kết thúc giai đoạn phát triển thần kỳ của Trung Quốc; các nhà đầu tư sẽ dè dặt trong mọi kế hoạch và họ sẽ chuyển vốn đến những quốc gia khác để tránh rủi ro. Biển Đông dậy sóng cũng đặt con đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa xuất nhập quan trọng của Trung Quốc lâm vào nguy hiểm.
Nhưng quan trọng nhất: nếu Trung Quốc đánh chiếm biển Đông, họ sẽ đẩy phần còn lại của thế giới vào thế nghi ngại họ và chắc chắn, Việt Nam nhận được rất nhiều hỗ trợ của các cường quốc để tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao trên biển vốn là sở trường du kích ngàn đời của dân Việt. Đây là cuộc chiến tranh được nhiều cường quốc chờ đợi để kềm chế Trung Quốc.
Về phương diện quốc gia, Việt Nam nhẹ nhàng hơn Trung Quốc vì Việt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng với thế giới; nếu xảy ra chiến tranh với một người khổng lồ như Trung Quốc, chắc chắn Việt Nam sẽ được nhiều cường quốc hỗ trợ đầy đủ. Khi đất nước nguy biến, người Việt trong nước và khắp thế giới sẽ xóa bỏ những mâu thuẫn, dị biệt, đoàn kết chống ngoại xâm. Với hơn 4 triệu người Việt hải ngoại so với 85 triệu dân trong nước, khi cần thiết họ có thể gánh vác một phần gánh nặng kinh tế thời chiến của Việt Nam.
Nhưng về phương diện nhà nước thì Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào thế: nếu muốn có lực đánh lại Trung Quốc, phải thỏa hiệp và chia sẻ quyền lực với tất cả các thành phần chống đối trong và ngoài nước, phải minh bạch hóa toàn bộ đường lối chính sách quốc gia, công khai hệ thống chi tiêu của Đảng Cộng Sản và nhất là phải cam kết rời bỏ chủ trương độc quyền lãnh đạo.
Nhiều chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam một mình một chợ làm mưa làm gió không ai kiểm soát. Chỉ có trời mới biết ánh sáng dân chủ rọi vào sẽ phơi bày những điều khủng khiếp nào trong quá khứ và dòng chảy tài chính quốc gia lọt vào túi của những ai. Viễn cảnh này chắc chắn không thích thú gì với những vị lãnh đạo đương chức cũng như đã về hưu vì lúc đó nhân dân không chỉ nguyền rủa mà còn đưa họ lên đoạn đầu đài.
Nhưng tại sao thời gian gần đây Trung Quốc và Việt Nam đều có động thái nắn gân lẫn nhau?
Tình hình thế giới đang có nhiều thay đổi ở châu Phi và Trung Đông. Hệ thống quyền lực phương Tây đang bị cầm chân ở nhiều nơi: Từ Afghanistan, Pakistan, Trung Đông, Châu Phi, nơi nào cũng sôi sục bạo động và chiến tranh. Một bộ phận nóng đầu của chính quyền Trung Quốc cho rằng đây là thời cơ nuốt trọng Việt Nam không ai làm gì được. Họ tin tưởng chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong cái thế đơn độc trên chính trường thế giới; đang bị Trung Quốc kềm kẹp mọi mặt về kinh tế và quân sự sẽ không dám phản kháng. Và sự thành công này giúp họ củng cố quyền lực phe nhóm mình.
Họ không ngờ tinh thần dân tộc vẫn sôi sục trong lòng đảng viên Cộng Sản Việt Nam đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải có thái độ mạnh mẽ chống trả.
Khi mặt trận võ mồm giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu căng thẳng, hai bên đều hiểu chiến tranh hoàn toàn không có lợi cho ai: Việt Nam chắc chắn sẽ có biến đổi chính trị và Trung Quốc sẽ bị cuốn vào cuộc chiến tranh không khoan nhượng trên biển Đông: Người Việt Nam khắp thế giới trở về với đủ loại khí giới góp sức đồng bào trong nước tiến hành chiến tranh du kích trường kỳ trên biển. Mọi công trình của Trung Quốc trên biển Đông sẽ không tồn tại, tàu thuyền chở hàng của Trung Quốc sẽ bị nổ tung không chỉ trên biển Đông mà trên các đại dương. Chỉ cần người Việt duy trì kiểu tấn công như cướp biển Somali trong 6 tháng, nền kinh tế Trung quốc sụp đổ thê thảm.
Trung quốc sẽ không dám mở cuộc chiến tranh tổng lực với Việt Nam vì cuộc chiến tranh ăn cướp và ăn hiếp nước nhỏ như thế sẽ đóng sập cánh cửa được thế giới thừa nhận là quốc gia văn minh, cường quốc toàn cầu.
Nhưng nếu Trung Quốc dám liều lĩnh mở cuộc chiến tranh tổng lực thì cũng vậy. Người Việt không dại gì trực diện đương đầu với vũ khí hiện đại của Trung Quốc. Họ sẽ phân tán mỏng lực lượng với hỏa tiễn cầm tay hoặc tên lửa quy mô nhỏ trên các con thuyền thô sơ lang thang khắp mặt biển. C o dẫu Trung Quốc có bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam thì cũng chẳng ích lợi gì. Quân đội Việt Nam sẽ tan loãng vào dân chúng và với sự hỗ trợ của người Việt khắp thế giới, họ sẽ là niềm kinh hãi của Trung Quốc không chỉ trên biển mà còn trên bộ.
Một cuộc chiến tranh du kích như vậy sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc xuống vực thẳm vì nếu lưu thông trên biển Đông bị đình trệ trong vòng hai tháng, toàn bộ kho hàng dự trữ của Trung Quốc từ lương thực thực phẩm đến nhiên liệu các loại đều cạn kiệt. Điều này đặt dấu chấm hết cho giấc mộng trở thành cường quốc toàn cầu của Trung Quốc.
Trong thời đại cạnh tranh hôm nay, chỉ cần chậm chân một chút là vĩnh viễn tụt hạng. Một cuộc chiến tranh như thế sẽ đẩy Trung Quốc – một quốc gia còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài rơi ngay vào suy thoái không hãm được.
Cả nhà cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam đều bằng lòng khoanh vùng mâu thuẫn chờ cơ hội giải quyết. Những động thái gần đây của hai bên đã cho thấy điều đó.
Nhưng thực tế không phải vậy.
Hiện nay đồng bạc VN mất giá 20% trong vòng ba năm nay, chính phủ VN nợ ngoại quốc 29 tỷ USD, mỗi năm phải trả tiền lời 4 tỷ USD. Chỉ trong tháng 5-2011, nhập cảng nhiều hơn xuất cảng 1.7 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ chỉ còn 12,2 tỷ (theo Tổng Cục Thống Kê), không đủ trả tiền lời và mua hàng nhập cảng cho năm nay, trong đó có những nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy. Chắc chắn nhà nước sẽ phải đi vay nợ thêm, dù số nợ công đã tăng tương đương 52,6% tổng sản lượng nội địa (GDP). Hệ thống ngân hàng rối loạn. Ngân hàng nhỏ vay tiền ngân hàng lớn của nhà nước với lãi xuất 20% để chi phí cấp thời và cho vay lại với lãi xuất 14% theo luật định (đài BBC 23-5-2011, theo hãng tin tài chính Bloomberg).
Hiện trạng kinh tế Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn thi hành chính sách tằm ăn dâu lãnh thổ Việt Nam và đục khoét ruột kinh tế Việt Nam cũng như mua chuộc quan chức Việt Nam các cấp bằng nhiều hình thức.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, hầu hết các dự án nhiệt điện than, khai khoáng,hóa chất, luyện kim, xi măng triển khai từ năm 2005 đến nay do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, với tỷ lệ trúng thầu rất lớn. Đơn cử, tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc lên tới 90%. Chất lượng đấu thầu thấp đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động là, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC bị kéo dài thời gian xây dựng và chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng.
Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Mức nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỷ đôla năm 2010, tức là tăng gần gấp 5 lần!
Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, trong 5 tháng đầu năm nay, mức thâm thủng mậu dịch, tức là nhập siêu của Việt Nam chưa gì đã lên tới khoảng 6,5 tỷ đôla và trong đó, phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc. Nói chung, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc hiện là lớn nhất và kinh tế Việt Nam đang bị Trung Quốc thôn tính dần.
Về lãnh thổ trên đất, Trung Quốc thông qua các tập đoàn khai thác lâm khoáng sản Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc thuê 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) ở các tỉnh xung yếu biên giới phía bắc để trồng rừng nguyên liệu và nhất là khai thác bauxite trên 10.000 ha vùng đất chiến lược Tây nguyên kéo theo hàng trăm ngàn công nhân Trung Quốc không ai kiểm soát được.
Trên biển, họ thu hẹp vùng đánh bắt của ngư dân Việt Nam bằng những hành động bạo lực hung dữ quy mô nhỏ từng ngày và đã thành công: Ngư dân từ lâu không dám đánh bắt quanh quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Hậu quả , chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, khoảng 147 trong tổng số 793 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã ngừng chế biến.
Họ luôn khiêu khích các đơn vị tàu thuyền nhà nước Việt Nam vào giới hạn 50km tính từ bờ; áp lực này dai dẳng và tăng lên mỗi ngày. Ngay cả lực lượng hải quân cũng tránh va chạm với lực lượng tuần duyên Trung Quốc.
Đối với Asean – một tập hợp lỏng lẻo trong đó có Việt Nam, Trung Quốc dùng chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế thương mại. Các nền kinh tế của phần lớn các nước ASEAN đã không thể tách rời kinh tế Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 26,5%. Dự kiến cả năm sẽ vượt 300 tỷ USD. Và như vậy trong quan hệ thương mãi với Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn cách cúi đầu nhận lệnh.
Những cái thòng lọng này mỗi ngày mỗi siết chặt vào toàn bộ nền kinh tế quốc gia, kèm theo các biện pháp mua chuộc và răn đe các kiểu nhắm vào từng cá nhân lãnh đạo; đến một lúc nào đó chính quyền Việt Nam như cá nằm trên thớt, Trung Quốc muốn gì chẳng được.
Thời gian qua, Trung Quốc có những động thái giống như sắp chiến tranh đến nơi, thực chất là một kiểu hù dọa và thăm dò dư luận Việt Nam và dư luận thế giới, cũng như đánh lạc hướng dư luận Trung Quốc không để ý quá nhiều đến những khó khăn hiện nay, chứ thực ra Việt Nam chỉ là con cua đang trên hành trình vào nằm trong giỏ chờ đúng thời điểm là Trung Quốc bỏ vào nồi cần gì đánh nhau cho rắc rối.
Đà Nẵng 12-7-2011
Lê Nguyên Vỹ
          





CHÍNH TRỊ ››

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với ông Tập Cận Bình

Hai bên trao đổi về phương hướng, các biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Chiều 19/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thủ đô Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Tập Cận Bình, Trung Quốc
Lãnh đạo cấp cao hai nước duyệt đội danh dự. Ảnh: VOV


Sau lễ đón, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu đoàn đại biểu hai nước tiến hành hội đàm. Hai bên đã điểm lại tình hình quan hệ hai nước trong thời gian qua trên mọi lĩnh vực, trao đổi ý kiến sâu rộng về phương hướng và các biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Trung Quốc; khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng chuyến thăm; tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác cùng có lợi giữa hai Đảng, hai nước và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định chính sách cơ bản, nhất quán lâu dài của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc nỗ lực đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung lên tầm cao mới.

Về quan hệ song phương, hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua tiếp tục có bước phát triển mới; bày tỏ vui mừng và đánh giá cao việc hai bên ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc và nhiều văn kiện hợp tác quan trọng khác trong chuyến thăm lần này.

Hai bên nhất trí cần làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tiếp tục đẩy mạnh giao lưu và triển khai có hiệu quả những nội dung, thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan Đảng, bộ ngành, địa phương hai bên; thúc đẩy giao lưu giữa các đoàn thể, nhất là thế hệ trẻ nhằm tăng cường giáo dục truyền thống hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Hai bên cần hoàn thiện và phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của các cơ chế hợp tác song phương, nhất là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật..., không ngừng làm phong phú thêm nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, trong thời gian tới, hai bên cần chỉ đạo các bộ ngành hai nước quán triệt, triển khai hiệu quả các nội dung thỏa thuận hợp tác đã ký kết trước đây cũng như được ký kết trong dịp này; không ngừng nâng cao chất lượng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, phối hợp có các biện pháp hiệu quả và quyết liệt thúc đẩy thương mại hai nước vừa tăng trưởng ổn định, vừa giảm nhập siêu của Việt Nam, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 60 tỷ USD vào năm 2015.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh và mong muốn phía Trung Quốc tăng cường đầu tư những dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ với công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Hai bên hoan nghênh việc Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác biên phòng (sửa đổi), Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền nhân chuyến thăm này, cho rằng các thỏa thuận này sẽ nâng cao hiệu quả phối hợp hợp tác quản lý giữa hai bên, duy trì an ninh trật tự và tạo thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, giao thương giữa nhân dân hai nước tại khu vực biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và nhất trí duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tìm kiếm và trao đổi các giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, không để ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai nước cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Tập Cận Bình, Trung Quốc



Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Trong thời gian tới, hai bên tích cực triển khai các dự án đã thoả thuận liên quan các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đặc biệt nhấn mạnh, vấn đề nghề cá liên quan đến đời sống và lợi ích của hàng triệu ngư dân Việt Nam, đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp, xử lý thỏa đáng vấn đề này, bảo đảm lợi ích, quyền lợi chính đáng của ngư dân.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Thoả thuận về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển được ký kết nhân dịp này.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hai nước cần tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương như LHQ, APEC, hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trân trọng mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc sớm thăm Việt Nam.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã vui vẻ nhận lời thăm vào thời gian thuận tiện cho cả hai bên, đồng thời trân trọng mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp.
Theo VOV


    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Medvedev


    Rate This

    Nhà báo LÊ PHƯƠNG DUNG
    Theo nguồn tin của cơ quan báo chí Chính phủ Nga:” Các ông D.Medvedev và Nguyễn Tấn Dũng trao đổi về vấn đề song phương chủ đạo với sự nhấn mạnh về thương mại, hợp tác kinh tế và đầu tư “.
    Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev có cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Mátxcơva
    Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev có cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Mátxcơva
    Theo nguồn tin của cơ quan báo chí Chính phủ Nga:” Các ông D.Medvedev và Nguyễn Tấn Dũng trao đổi về vấn đề song phương chủ đạo với sự nhấn mạnh về thương mại, hợp tác kinh tế và đầu tư “.
    Hai bên đặc biệt lưu ý các yếu tố đàm phán về ký kết thoả thuận khu vực thương mại tự do giữa các thành viên Liên minh Hải quan ( Nga, Belarus. Kazakstan ) và Việt Nam, cũng như việc thực hiện những đề án chung về năng lượng và công nghiệp.
    Theo ” Tiếng nói nước Nga “: trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trọng tâm chú ý là triển vọng hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Nga và Việt Nam. Ngoài ra, hai nước còn đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực quân sự – kỹ thuật.
    Một trong những lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) của hai nước là đào tạo nhân sự cho Hải quân Việt Nam. Hiện nay Nga đang xây dựng Trung tâm đào tạo kỹ thuật số tiên tiến nhất. Trên cơ sở của Trung tâm này sẽ đào tạo thủ thuỷ đoàn cho các tàu ngầm, động cơ diesel” Varshavyanka ” mà Việt Nam mua của Nga. Trung tâm được lắp ráp tại Vịnh Cam Ranh, nơi có căn cứ của Hải quân Việt Nam. Mô phỏng tàu ngầm và các thiết bị trực quan dành cho việc đào tạo thuỷ thủ được tái tạo một cách chính xác, cho phép tất cả các thành viên của thuỷ thủ đoàn tương lai tập thực hiện các công việc thực sự của mình…
    Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Mátxcơva
    Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Mátxcơva
    Gần đây, Việt Nam đã tích cực theo đuổi chương trình phát triển và hiện đại hoá Hải quân. Một lý do cho điều này là xung đột lãnh thổ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.
    Bình luận quân sự của tờ” Novaya Gezeta “, ông Pavel Felgennhauer cho biết:” Trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ đối với một số đảo trên Biển Đông. Vì vậy, Việt Nam mua vũ khí, chủ yếu là vũ khí hải quân, tàu chiến, máy bay, tàu ngầm “.
    Để bảo vệ biên giới trên biển và chống hải tặc, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớn ”
    Varshavyanka ” của Nga. Lực lượng biên phòng Việt Nam đã nhận được 6 tàu tuần tra” Svetliak “, một số tàu khu trục tên lửa tấn công” Gepard “. Hai tên lửa” Molniya “, bán cho Hải quân Việt Nam, đã chứng minh tính năng công dụng rất tốt nên Việt Nam đã ký kết hợp đồng với Nga để cấp phép sản xuất trong nước hàng chục tàu tương tự. Các hệ thống tên lửa” Bastion “, đang bảo vệ bờ biển của nước Việt Nam chống lại các đe doạ từ phía biển. Hai tổ hợp như vậy đã được bàn giao cho Việt Nam. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ 600 km bờ biển, và giám sát vùng biển trong khu vực lên đến 200.000 km vuông. Hiện tại Bộ Quốc phòng Việt Nam đang đàm phán để mua thêm một tổ hợp ” Bastion “.
    Trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành một đối tác số 1 của Nga trong hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
    Nhà phân tích quân sự của báo ” Komsomolskya Pravda”, ông Vitor Baranez cho biết: ” Gần đây Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống pháo – tên lửa chống máy bay mới” Pantsir ” tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới “.
    Đến cuối năm 2013, Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam Trung tâm mô phỏng tàu ngầm mới nhất dành cho việc đào tạo thuỷ thuỷ đoàn. Theo các chuyên gia, danh mục hợp đồng mua vũ khí của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng.
    Một hướng hợp tác quan trọng khác trong hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước là hiện đại hoá vũ khí Việt Nam đã mua của Liên Xô và Nga trước đây.
    Thủ tướng Nga D.Medvedev cũng đã từng đến thăm Việt Nam ba lần, với một tâm trạng ” Có thể nói rằng tôi lên đường với tâm trạng rất vui vẻ, với tình cảm nồng ấm dành cho nhân dân Việt Nam “.
    Tôi cũng rất ấn tượng về câu nói của ngài Thủ tướng D.Medvedev: ” Như tôi đã nói, mỗi chuyến thăm đều để lại những cảm xúc nhất định và về điều này tôi có thể nói là đối với riêng tôi hay đối với các đồng nghiệp của tôi thì mỗi chuyến thăm Việt Nam đều để lại cảm xúc tích cực nhất “.
    Thủ tướng D.Medvedev cũng cho biết: ” Tôi sẽ thảo luận tất cả các vấn đề với các nhà lãnh đạo Việt nam, mà cụ thể là ngài Nguyễn Tấn Dũng. Trước tiên cần phải nói rằng, chúng ta đã đi theo hướng thực hiện một số dự án chính, mà có thể hiện nay còn chưa được nhanh chóng như mong muốn, mặc dù những lĩnh vực cơ bản then chốt của hợp tác như năng lượng vẫn là điểm được chú trọng. Xuất phát từ việc coi trọng Việt Nam như một đối tác chiến lược, nên chúng tôi cũng xem xét các dự án khác nữa. Trong những năm gần đây, các dự án đó đã được hình thành. Tôi có thể nêu ví dụ như dự án khí đốt của GazpromViet, một dự án thú vị nữa liên quan tới nòng cốt của ngành năng lượng Nga là lĩnh vực để chúng tôi thu hút những khả năng của đối tác Việt Nam, đó là việc hợp tác khai thác những khu mỏ của Nga nằm ở khu tự trị Yamal-Nenets. Cần nói thêm rằng, đó là khu mỏ mang tầm chiến lược Liên bang.
    Tôi xin nói một cách chân thành rằng, trên thực tế chúng tôi không cho phép các đối tác nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng đối với Việt Nam chúng tôi coi là trường hợp ngoại lệ, bởi tôi nhận thấy tính chất đặc biệt trong mối quan hệ của chúng ta và của những triển vọng phát triển hợp tác với đất nước Việt Nam thân thiện”. (hết trích).

    Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

    Góp Nhặt . . . Còn có những điểm sáng . . . Và . . .



    JUN 18, 2013

    1m2 đất đổi được tô phở, thưa các vị ĐBQH

    Đào Tuấn 

    1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.. Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.

    Ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua khung giá đất mới năm 2011, một biểu giá mà chính Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, ngay khi đó, thừa nhận “Cách xa so với giá thực tế”.

    Xa thực tế là bao nhiêu? Thanh tra tài chính Thành phố sau đó ít lâu công bố một báo cáo, rằng giá thực tế cao hơn bảng giá đất của Hà Nội từ vài chục đến 400-500%.
    Vì sao bảng giá đất luôn “lạc hậu hàng chục năm” ngay sau khi ban hành là điều mà người dân không hiểu được. Nhưng hậu quả của nó, thì rõ ràng, dân là người hiểu hơn ai hết với những mức đền bù giống y như một bất công, một nguyên cớ để người ta không kiện cáo không xong, xảy ra ở khắp nơi. Một m2 đất có giá bằng nửa cân thịt bò. 1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. 1m2 đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo. Hay 100m2 đất thu hồi không mua nổi 1m2 đất dự án.
    Thưa các vị ĐBQH, những cái tít báo không ca ngợi sự so sánh tuyệt vời của các nhà báo, nó chỉ phản ánh những bất hợp lý mà khung bảng giá đất do nhà nước quy định đang hiển hiện như một điều mà ai cũng chịu đựng.
    Nhưng không chỉ người dân là nạn nhân của sự vô lý. Câu chuyện cũng không chỉ là những cái tít báo. Ngày hôm qua 17.6, khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định), trước nghị trường đã đưa thực tế “Giá đất được quy định tại bảng giá chỉ bằng 40% giá thị trường. Ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí chỉ bằng 18-30% giá thị trường”.
    Bà Thụy cũng nói “Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”. Bởi “Nếu cho thuê theo Bảng giá đất sẽ thấp hơn rất nhiều so với thị trường”.
    Không bù đắp được điều tiết địa tô. Không đủ bù đắp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Không đảm bảo cân đối thu chi. Không tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Không thu được chính xác những đồng thuế khi cho thuê, chuyển nhượng dựa trên mức giá bèo bọt trong bảng giá đất. Có lẽ, còn rất nhiều chữ “không”, được liệt kê sau bảng giá mà trong đó, mức giá đất “âm sâu dưới đất” gây hại cho cả nhà nước và người dân.
    Chỉ có người sử dụng đất sau thu hồi là được lợi, và có lẽ, đây cũng chính là nguồn cơn cho cái gọi là “lợi ích nhóm”.
    Trở lại với phiên họp ngày 10-12-2010 của HĐND TP Hà Nội, sự “cách xa so với thực tế” còn được chính Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh “thêm” rằng: Như mọi năm.
    Phát biểu thừa nhận này có vẻ là một biểu tượng của sự bất lực khi những quy định trong luật khiến các đại biểu nhân dân buộc phải biểu quyết một biểu giá không hề có lợi cho dân, không hề có lợi cho nhà nước.
    Gọi là tiếp cận với giá thị trường hay phù hợp với thị trường, thế nào cũng được, tuy nhiên, ngay bây giờ sự không đúng với thực tế, bất chấp thực tế phải được sửa đổi bằng những quy định chặt chẽ ngay trong luật, để bảng giá không tiếp tục “lạc hậu hàng chục năm” so với thực tế và trở thành một trong những nguyên nhân tiếp tục gây khiếu kiện.
    Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
    Đánh giá (31 Bình chọn)

    THỨ HAI, NGÀY 17 THÁNG SÁU NĂM 2013


    BÀ CON TRỊNH NGUYỄN PHƯỜNG CHÂU KHÊ, TỪ SƠN BẮC NÌNH GIỮ ĐẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH

    1. Tin từ  blog Tễu:


    Theo thông tin từ ngày 12-6 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã làm lều để trông coi ruộng cho các gia đình chính sách. Hàng ngày bà con thay phiên nhau túc trực, có lúc đông nhất lên đến hơn 1000 người. Tối nay ngày 15-6 khoảng 200 bà con ở lại túc trực ban đêm. Trong các ngày vừa qua chính quyền địa phương đã huy động rất nhiều công an, thậm chí công an mặc thường phục để dò la tình hình, nhưng đều được bà con phát hiện và cảnh giác. Hàng ngày lần lượt từ chủ tịch phường Đỗ Văn Hiền và phó chủ tịch phường Trần Văn Thắng lần lượt xuống địa bàn cùng công an để phá lều của bà con nhân dân. Tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được có thể sáng mai chính quyền địa phương huy động một lực lượng công an của tất cả các phường trong thị xã xuống địa bàn để uy hiếp bà con. 
    PV hiện trường
    ________________


    Bà con cho biết: Tối qua (15.6) bọn xã hội đen đã ném đá vào nhà bà Khoa - nhà bà này cạnh nhà ông Toan Chi là nơi có 10 công an tá túc trong đêm.

    Sáng nay, Chủ nhật 16.6.2013, từ hiện trường bà con Trịnh Nguyễn cho biết: 

    07h46: Hiện nay lực lượng công an và bộ đội đang cưỡng ép người dân và làm lung lay tinh thần giữ đất của bà con. Nhưng bà con không nghe và kiên quyết giữ ruộng đến cùng.

    07h48: Cựu chiến binh Hoàng Quốc Hùng đi xe đạp khắp khu phố, hát lời" Quân xâm lược đã đến, toàn dân ta đứng lên đấu tranh giữ lấy ruộng cày".

    07h57: Một số bà con ở khu phố khác trong phường như Đông Phúc và Trịnh Xá đã sang hỗ trợ nhân dân Trinh Nguyễn.

    08h08: Tình hình đang rất căng. Đã có tiếng trống chiêng ngũ liên thúc gọi nhân dân ra đấu tranh giữ đất cho 42 gia đình Liệt sĩ và Thương binh của Trịnh Nguyễn. 

    08h18: Một số công an và bộ đội đã đi xe quanh làng để nắm tình hình.... 

    08h21: Sau 5 phút thúc chiêng gõ trống, nhân dân khắp khu vực tập trung rất đông, ước tính khoảng hơn 500 người. Lực lượng công an và chính quyền chưa ra tay...

    08h26: Bà con nhân dân tiếp tục kéo ra cánh đồng...

    08h33: Tại trụ sở UBND phường Châu Khê đang tập hợp huy động cán bộ và công an để tiếp tục ép buộc bà con nhân dân.

    08h40: Tại trụ sở UBND phường Châu Khê đã có mặt Bí thư Nguyễn Tuấn Khang, Chủ tịch Đỗ Văn Hiền, PCT Dương Quang Sắc. Tất cả đều đang chỉ đạo công việc.

    09h00: Nhân dân đang tập trung lực lượng đội hình. Bên UBND phường cũng đang tập hợp lực lượng. Có thể có xung đột giáp lá cà.





    09h15: Có một số cơ quan báo chí về địa bàn phường để tìm hiểu tình hình của bà con.

    09h20: Chiêng trống vẫn liên hồi thúc giục nhân dân quyết giữ đất.

    09h26: Tiếng reo hò của bà con nhân dân đang lấn át âm thanh của kẻ cướp đất của 42 gia đình liệt sĩ thương binh.

    09h31: Công an và bộ đội mặc quân phục chỉ đứng xem. Có vẻ họ cũng muốn cổ vũ cho nhân dân (?).

    09h39: Có khoảng 20 công an đang dẹp đường cho bà con.

    09h40: Bà con đang hô to khẩu hiệu: BỘ ĐỘI CỨU DÂN!

    09h42: Lực lượng công an đã rút về phường.

    09h44: Tại UBND Phường, Bí thư, chủ tịch và Phó chủ tịch cùng công an đang hội ý, có thể chiều nay ra tay tiếp.

    09h59: Hiện nay bà con ở một số nơi đã kéo về ủng hộ nhân dân. Ước chừng có trên 1000 người đang có mặt tại hiện trường.

    10h06: Trên loa truyền thanh của phường bắt đầu tuyên truyền vu khống các cháu học sinh tham gia giữ đấtcho 42 gia đình chính sách sẽ bị buộc thôi học. Ngày hôm qua Chủ tịch phường Đỗ Văn Hiền còn tuyên bố thách thức sẽ cho con em khu phố nghỉ học hết.

    10h27: Loa truyền thanh đang đọc vu khống nhân dân chống đối dự án. Trong khi dân chỉ đề nghị di chuyển dự án khu xử lý nước thải ra xa, không lấy ruộng của 42 gia đình chính sách.

    14h08: Chuông bắt đầu gióng xung quanh khu phố. Bà con chuẩn bị ra đường và đến khu ruộng Lỗ Vó.

    14h22: Bà con đang kéo ra ruộng rất đông. Tại UBND Phường đang tập hợp các lực lượng.

    2. Từ hiện trường, Trương Văn Dũng gửi cho NTT một số hình ảnh:










    NTT blog


    Thứ hai, ngày 17 tháng sáu năm 2013


    Tham lam, Vô cảm và Hèn nhát?

    GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát


    Chúng ta từng có khẩu hiệu "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí  chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.

    (GDVN) - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".

    Lời tòa soạn: PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,... còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: "Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) - Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng. 
    Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.
    Tự biến mình thành hèn hạ
    -  Là một Giáo sư - Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có  tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dõi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình. Với giới trẻ là thông qua internet, điện thoại trực tuyến...
    Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rõ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.
    "Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế..." - GS. Nguyễn Lân Dũng nói về tính xấu của người Việt. 
      
    Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày này, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
    Chúng ta từng có khẩu hiệu "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí  chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.
    Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
    - GS Văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, lòng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Lòng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách... những đức tính quý giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Lòng tham khiến mất đi sự quý trọng vốn có của nhân dân với  những người cán bộ,  nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.
    Lòng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Lòng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn vì chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa bãi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, còn vì cắt tóc thư giãn, karaoke, nhà nghỉ, game online... đã len lỏi tới tận các vùng quê.
    Lòng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quý tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Đông Gioăng (Don Juan) chuyên hại đời các cô gái mới lớn...
    Đạo lý đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng. Hãy để mắt đến các trang mạng xã hội, trong đó có không ít những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, chứ đâu phải toàn là những điều bị chụp mũ là "diễn biến hòa bình" hay bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch.
    Gần đây vang lên bài thơ thật buồn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phụ tách văn hóa- tư tưởng của Đảng ta:
    "Đất nước những năm thật buồn
    Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
    Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
    Như kẻ khát nước qua sa mạc
    Chung quanh yên ắng cả
    Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
    Người giàu, người nghèo đều ngủ
    Cả bầy ve vừa lột xác
    Sao mình thức?
    Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
    Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
    Có còn bay trong đêm
    Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
    Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
    Mong gặp một con cá hanh khác?
    Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
    Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
    Ấm áp ly cà phê sớm
    Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
    Hớn hở tập thể dục
    Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
    Không phải gạt vội vì xấu hổ
    Ngước mắt, tin yêu mọi người
    Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
    Trong không gian đầy sợ hãi?
    Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
    Đời đời an ủi
    Cho người đã khuất và người sống hôm nay …"
    Ai có thể suy diễn nhà thơ - chiến sĩ này đang bị suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức?
    "Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể"
    - Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Còn Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn bảo đó là căn bệnh nan y khó chữa. Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đã ở mức báo động ra sao?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành gì đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. Vì vậy dân gian mới có câu "Nhà mặt phố, bố làm quan". Cũng còn có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.
    Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết nhưng có lẽ không có cách gì khắc phục nổi.
    Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể. Chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách gì khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, vì không được đỗ (?) nên đã cẩn thận hỏi anh CSGT là phải đỗ chỗ nào? Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy thì lại đã có anh CSGT khác xông ra đòi phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản (!).

    Chuyện này tôi đã nói ở Diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chả có chuyển biến gì. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài - Xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.
    Một nữ doanh nhân rất thành đạt đã trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên TV trong các lần được lãnh đạo đeo cho vòng hoa và cổ: "Chú tưởng ngon lành thế à? Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ!". Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi!
    Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại vì có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân (!), nào cà phê thì hái lẫn lộn cả quả xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm!), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm "anh có tóc" trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó...
    Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng Tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi (!). May mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường Đại học và thường chỉ cần do Hiệu trưởng Đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rõ là Giáo sư của trường nào? Làm gì có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an... như ở nước ta?
    Chuyện xưng danh Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng thực nực cười. Chữ Academy còn có nghĩa là Học viện, Trường phái, Hội đoàn... Member chỉ có nghĩa là Thành viên, còn Academician mới là Viện sĩ!
    Chuyện háo danh còn ở mức Nhà nước. Quốc hội đã từng thảo luận về việc đã nên thành lập Viện Hàn lâm chưa, ý kiến chung là "chưa". Vậy mà bỗng nhiên xuất hiện hai Viện hàn lâm trong khi không có Viện sĩ nào (?). Ai tham mưu làm chuyện này, phải chăng xuất phát từ việc có ba Viện từ lâu đã tự tiện đặt tên nước ngoài là Academy (?). Có lẽ ai cũng nên tìm xem trên YouTube sự hùng biện tài hoa và khá có lý trong trên 1 giờ liền của một học sinh lớp 12 với nhan đề "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng".
    Tôi cảm thấy nó có tính thuyết phục hơn nhiều tham luận của không ít học giả về những tồn tại kéo dài của nền giáo dục nước nhà. Nên chăng cần viết lại bài độc diễn này dưới dạng văn bản để nhiều người, nhất là những người chịu trách nhiệm, có điều kiện tham khảo. Trong các tồn tại được cậu học sinh này thẳng thắn nêu lên thì chính là bệnh thành tích và một chương trình học tập vừa nặng, vừa thấp (!) so với thế giới, hơn nữa khá xa lạ với nhu cầu của đời sống (!).
    Coi nặng tiền tài hơn giáo dục
    - Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt thì ông "dị ứng" nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm gì?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều thì tôi chọn là:
    - Ham tiền
    - Hiếu danh
    - Coi thường danh dự
    - Vô cảm và hèn nhát
    - Coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"
    - Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.
    Chính vì vậy mà không ít người đọc đã quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt còn có cả những trang xấu của một số ít người có ác ý).
    Thứ ba là do thiếu duy trì truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.
    Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).
    Và thứ năm là tình trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lý do gì mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).
    - Nhà văn Vương Trí Nhàn đã từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt, và trao đổi với báo GDVN, vị này cũng nói: Người Việt chẳng có tính tốt nào. Với GS.Nguyễn Lân Dũng thì sao? Người Việt có thể tự hào về điều gì?
    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ chẳng có ai muốn "vơ đũa cả nắm" như vậy! Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy thì làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xã hội, làm sao có được những bước bứt phá về Tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới....
    Hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về lòng nhân ái và sự hy sinh  hết mình dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước (kể cả những quy định tuy tôi đã chất vấn nhiều lần tại Quốc hội mà đến nay nay tôi và rất nhiều người vẫn chưa thông được - chẳng hạn như chuyện phải bắt buộc trích đóng góp từ quỹ lương cho Công đoàn , chứ không phải cho Hội Nông dân, trong khi chưa chắc nơi nào cần hơn?).
    Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.
    Hà Nhi (Thực hiện)

    JUN 17, 2013


    Hình ảnh 'độc' Mỹ - Nhật tập chiếm đảo, Trung Quốc ớn lạnh

    Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc đã đề nghị hủy bỏ cuộc Tập trận chung Mỹ - Nhật ‘Bình minh chớp nhoáng (Dawl Blitz)”. Tuy nhiên cuộc tập trận với mục tiêu dành lại đảo vẫn diễn ra đến hết 28/6. Hình ảnh cuộc tập trận được giữ tương đối kín.
    Vì sao Trung Quốc lại lo ngại sâu sắc về cuộc tập trận này? Tướng Trung Quốc Trần Hổ - một nhà phân tích quân sự cho rằng, nhìn vào các thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo". Ông tướng Trung Quốc đánh giá, mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không đơn  giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku/Điếu ngư thì mới thấy được Nhật Bản đang tính toán gì.
    Đây là cuộc tập trung lớn nhất từ trước tới nay giữa hai đồng minh và là lần đầu tiên máy bay đổ bộ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ hạ cánh xuống tàu đổ bộ sân bay Hyuga của Nhật Bản.
    Binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành động" của Nhật Bản, nhất là từ khi thủ tướng theo đường lối cứng rắn Shinzo Abe tái cầm quyền.
    Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản". 
    Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay không...
    Đó là những lý do khiến Trung Quốc rợn tóc gáy.
    Dưới đây là một số hình ảnh lần đầu công bố về cuộc tập trận lịch sử này:
    Tàu khu trục Nhật Bản lớp Atoga mang tên lửa hành trình tấn công đang tiến vào quân cảng San Diego (California, Mỹ):
    Tàu đổ bộ sân bay Hyuga đang tiến vào bờ biển San Diego với sự hộ tống của tàu khu trục tên lửa lớp Atago:
     
    Hyuga đang neo đậu trong quân cảng San Diego:
    Tướng Kiyoshi Asano - Tư lệnh lực lượng Hải quân Nhật Bản đang thảo luận kế hoạch tác chiến với các đồng nghiệp Mỹ trên chiến hạm Hyuga:
    Binh sĩ liên quân Mỹ - Nhật đang đo đạc boong tàu đổ bộ Hyuga 181 để chuẩn bị cho máy bay đổ bộ cánh lật MV-22 Osprey hạ cánh - Một hình ảnh mang tính biểu tượng cao của Liên minh quân sự Mỹ - Nhật khiến Trung Quốc e ngại:
    MV-22 Osprey đang đáp xuống Hyuga:
    Boong tàu đổ bộ Hyuga nhìn từ máy bay MV-22 Osprey:
    Xe thiết giáp lưỡng cư từ các tàu đỏ bộ ào ạt tiến lên tái chiếm đảo vừa bị quân địch chiếm đóng:
     Nối đuôi nhau tiến vào mục tiêu và bắt đầu tiến công đối phương:
     
    Lính Mỹ đang hiệu chỉnh mục tiêu cho súng cối 81mm:
    Các cánh quân khác cũng nhanh chóng tiếp cận mục tiêu với tàu đổ bộ đệm khí, tàu đổ bộ nhẹ:
    Lính thủy đánh bộ Nhật Bản đang rời khỏi tàu đổ bộ đệm khí:
    Lực lượng biệt kích đổ bộ xuồng cao su từ trực thăng vận tải quân sự CH-47 Chinook:
    Một người lính Nhật Bản ngồi thở dốc sau ngày huấn luyện mệt nhọc:
    Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và Tiểu đoàn hậu cần 11 Nhật Bản đang kiểm tra binh khí kỹ thuật phục vụ cuộc đổ bộ Bình minh chớp nhoáng 2013:
    Khu trục hạm Atago:
    Phong Dao (Tổng hợp)

      Đà Nẵng: Điều gần 60 công chức phục vụ đám ma cựu lãnh đạo liền 5 ngày

      Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 18 tháng sáu năm 2013

      Gần 60 công chức đã được Văn phòng UBND TP Đà Nẵng điều động tới tiếp khách, rửa chén phục vụ đám tang một cựu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) liên tục từ 13 - 17.6.
      Bảng phân công trực phục vụ đám tang vị cựu lãnh đạo có đóng dấu của ông Nguyễn Văn Cán - Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng ghi rõ tên của gần 60 công chức với thời gian phân công rõ ràng ca trực của từng nhóm công chức từ chiều 13.6 đến trưa 17.6.
      Bảng phân công có đóng dấu của Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng

      Trong bảng phân công có đóng dấu này, người ký yêu cầu các đồng chí Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm sắp xếp thời gian để cho các công chức có tên trong danh sách tham gia phục vụ tiếp nước, lau chùi, rửa ly, dọn vệ sinh tại đám tang. Các buổi trực được phân công rất bài bản với sự giám sát của người phụ trách…


      JUN 14, 2013


      Thư của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang

      Kính gửi : Tổng bí thư T.Ư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
      Về việc bắt và xử án Cù Huy Hà Vũ,  nhiều nhân sỹ, trí thức, luật sư đã có ý kiến và tôi cũng đã có ý kiến. Đó là việc đã rồi.
      Nay tôi được biết trong trại giam K5.Thanh Hóa, cán bộ trại Lê Văn Chiến cố ý đối xử tai ác, bất chấp pháp luật đối với Cù Huy Hà Vũ. Trước hành vi vô đạo lý và phi nhân tính của Chiến.Giám thị trại Lương Văn Luyến mặc nhiên vô cảm.


      Quá uất ức, Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối và đòi được đối xử bình thường đúng pháp luật.
      Nhớ lại thời thực dân Pháp giam chúng tôi tại trại Daktô, thuộc tỉnh Kong Tum có khoảng 100 người trong đó có những đồng chí Lê Văn Hiến, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Anh, Chu Huy Mân, Lê Thể Hiếu v..v, chúng tôi cũng đã phải tuyệt thực để phản đối sự khủng bố của chúng và tình trạng sốt rét hàng loạt mà thiếu thuốc men. Sau 7 ngày mệt lả, thì Khâm Sứ Trùng Kỳ điện cho Công Sứ Kông Tum đáp ứng những yêu sách của chúng tôi.
      Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đến nay đã 18 ngày thì rất nguy kịch, cách cái chết không còn xa mấy. Tôi tin rằng Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của 1 con người, bất kể đó là ai.
      Tôi đề nghị hai vị cho kiểm tra và chỉ thị gấp cho Giám thị Trại K5 đối xử bình thường với tù nhân Cù Huy Hà Vũ, cho vợ con thăm nom, cung cấp dinh dưỡng và thuốc men để cứu sống người thân của họ. Nếu để Cù Huy Hà Vũ chết sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với uy tin của nước ta trước dư luận nước ngoài.Tốt hơn thế, kính đề nghị Tổng bí thư và Chủ tịch nước, với chức quyền cao nhất của mình, thể hiện truyền thống nhân đạo của tiền nhân, xuống lệnh tha trước thời hạn tù nhân Cù Huy Hà Vũ nay chỉ còn da bọc xương thôi.
                                                                             KÍNH                                                                                                                                 
      Nguyễn Trọng Vĩnh
      Đảng viên 1939, sinh năm 1916
      Địa chỉ: số 23, ngõ 5, Hoàng Tích Trí, phường Kim Liên,
      quận Đống Đa, Hà Nội, đthoại 35770135