Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .



Tài năng và lãnh đạo

burning-chairÔng Nguyễn Tài, con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan, người phụ trách an ninh T4 thuộc Trung ương Cục miền Nam, bị Sài Gòn bắt vào tháng 12 năm 1970 trong khi đang từ Bến Tre đi Hồng Ngự để dự cuộc họp Thường vụ cấp ủy do ông Năm Xuân (Mai Chí Thọ) triệu tập khẩn cấp. Lúc đầu, với bình phong là một Đại úy tình báo, được miền Bắc đánh vào, chuẩn bị điều kiện đầy đủ để sang Pháp hoạt động lâu dài, ông đã qua mặt được bộ máy tình báo VNCH và CIA.
 Song, ông đã bị một sơ hở về nghiệp vụ. Đó là khi ông được yêu cầu viết một bài “tiểu luận” về “Việt Nam hóa chiến tranh”, ông nghĩ đề tài này không sợ bị lợi dụng, lại có thể “chửi địch” nên viết khá dễ dàng và ông còn sẵn sàng trả lời nhiều câu hỏi khác. Nhưng, bài “tiểu luận” của ông không qua khỏi những cặp mắt tình báo nhà nghề của đối phương. Sau khi phân tích bài “tiểu luận”, họ đi đến nhận định cực kỳ quan trọng: một Đại úy tình báo không thể có hành văn và sự phân tích xuất sắc như thế này được! Có nghĩa là, ông ta không thể là Đại úy tình báo mà phải là cấp cao hơn (Đại tá?). Quả là một nhận định sáng suốt!
Thế nhưng, nếu như CIA áp dụng kiểu suy luận này đối với cán bộ, lãnh đạo VN ngày nay thì kết quả sẽ rất “nguy hiểm”. Hãy xem, một ông “vua” đi “Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây. Anh đến Cuba một sáng ngày” để thuyết giảng về “chủ nghĩa xã hội”, bị đất nước của ông “vua thật Pêlê” ngay lập tức hủy bỏ chuyến thăm chính thức. Và nếu ai góp ý để xây dựng đất nước mà trái ý mình thì ông cho là “suy thoái”. Ai suy thoái? “Bầy quan liêu đang tan phe ngắc ngoải. Những cấp trên suy thoái đến bùn nhơ” (Mưa – Việt Phương).
Đến đây, tôi chợt nhớ đến tầm nhìn xa rộng, sự mềm dẻo và linh hoạt của Lê Duẩn sau năm 1975. Bấy giờ, “Cuba nhiều lần thiết tha mời anh Ba Lê Duẩn sang thăm. Fidel cứ giục mãi, nhiều đồng chí nhắc, anh Ba mắng: “Các chú muốn dân đói à?”. Rồi, anh Ba nói với Bộ Ngoại giao: “Đúng là Fidel sang ta mấy lần, nhưng ta mới thắng Mỹ, sang Cuba không tuyên bố chống Mỹ thì Cuba không chịu, tuyên bố chống Mỹ thì, các chú thấy, sang cạnh nhà nó chửi nó, nó cấm vận mình suốt đời thì mình chết. Vì lợi ích quốc gia, tôi chưa thể đi được’. Rồi anh Ba cử Lê Đức Thọ đi, anh dặn: “Nên nói với đồng chí Fidel, tôi rất muốn sang, nhưng sức khoẻ có vấn đề, bác sĩ không cho đi máy bay xa, đồng chí Fidel thông cảm” (Giải Phóng, Bên Thắng Cuộc – Huy Đức).
Rồi một “tể tướng” chưa sạch lỗi chính tả, không phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã, chữ viết hoa hay viết thường, nói chi đến việc viết một cái luận văn về chính trị như ông Nguyễn Tài. Chưa hết, một ông nghị, nhưng “văn vẻ” không khác gì một kẻ tâm thần thực sự. Còn rất nhiều thí dụ tương tự về tài năng và lãnh đạo VN có thể thách thức CIA!
Mặc dù Tự Đức là một ông vua khá nhu nhược nhưng không phải là ông không có những hành động có khí phách. Để chứng minh tài năng của mình, vua rất tự tin khi cùng một số vị quan đại thần làm một bài luận rồi gửi sang nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp. Dù bài luận của Tự Đức xếp cuối nhưng câu chuyện vẫn cho ta thấy được tài năng và khí phách của ông. Xét cho cùng, hành động này của nhà vua cũng đáng để cho chúng ta nể phục.
“Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp” – lời Giáo sư Trần Văn Giàu. Điều lý thú là việc Hồ Chí Minh chọn Võ Nguyên Giáp phụ trách quân sự cũng là một sự lựa chọn thiên tài. Theo bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, nếu không phụ trách quân sự, có lẽ anh Văn cũng chỉ làm đến Bộ trưởng Giáo dục là cùng. Có Hồ Chí Minh bên cạnh, ông Giáp rất yên tâm. Làm bất cứ việc gì, ông đều thấy Hồ Chí Minh đã suy nghĩ kỹ vấn đề đó từ rất lâu rồi. Hồ Chí Minh đi chiến dịch Biên giới cùng Võ Nguyên Giáp, nhưng không bao giờ can thiệp vào công tác chỉ huy của Tổng tư lệnh, kể cả khi trận Đông Khê mở đầu chiến dịch có trục trặc. Hồ Chí Minh bình thản để Tổng tư lệnh xử lý và không ai biết trong đầu ông lúc ấy đang nảy ra những tứ thơ.
Bây giờ, ta đến với một nhà lãnh đạo “cỡ bự”, một ông tổ cộng sản khác – Xtalin.
Thời kỳ đầu chiến tranh Xô – Đức, do tính tự tin và sự độc đoán, Xtalin ít khi nghe lời người khác. Nhưng, tiếc thay, nhiều sai lầm dẫn đến thất bại nặng nề, quân đội LX phải rút lui từ thành phố này đến thành phố khác. Dù ông ta không sợ sự thiệt hại lớn, song một nhà lãnh đạo sắt đá nhất cũng nhận thấy, không thể chiến thắng nước Đức nếu không duy trì được sỹ khí cần thiết. Ta hãy lắng nghe các tướng lĩnh quân sự, nhất là Giucốp, Vaxilépxki, Saphosnhicốp – Xtalin nghĩ.
Tài năng chỉ huy quân sự của Xtalin bấy giờ ra sao? Vào mùa hè năm 1942, Giucốp báo cáo cho Xtalin về chiến dịch ở Phương diện quân Tây, ông dự định rằng sẽ mở hai mũi đột kích: mũi bên phải là mũi chủ yếu, mũi bên trái – bổ trợ. Trên bản đồ, mũi tên bên phải to hơn màu đỏ sẫm, bên trái – nhỏ hơn. Chú ý nhìn vào mũi tên thứ hai, Xtalin hỏi:
- Đây là cái gì?
Giucốp nói, mũi tên nhỏ ký hiệu mũi đột kích bổ trợ.
- Sao lại có mũi đột kích bổ trợ ở đây? Chúng ta phân tán lực lượng để làm cái gì? Cần tập trung lực lượng vào một chỗ mà không được phân tán.
Giucốp:
- Chúng ta mở mũi đột kích ở hai nơi sẽ gieo cho địch mối hoài nghi, không biết mũi đột kích chính ở đâu, nên chúng phải giữ lại một bộ phận lực lượng làm nhiệm vụ dự bị trên hướng đột kích bổ trợ của ta. Sang ngày thứ hai chiến dịch, khi chúng ta thực sự giáng đòn đột kích chủ yếu thì chúng không kịp cơ động những lực lượng dự bị ấy nữa.
Lập luận của Giucốp rất có lý lẽ, song Xtalin vẫn không hiểu. Điều đó chứng tỏ bấy giờ ông không am hiểu những điều sơ đẳng của tình huống và như thế, làm sao Tổng tư lệnh tối cao có thể chỉ huy quân đội?
Nhưng thời gian sau đó, tài năng và trí thông minh đã giúp Xtalin nắm vững nghệ thuật chỉ huy, nhất là các vấn đề về chiến lược, chiến dịch là những vấn đề gần với lĩnh vực chính trị mà ông thông thạo.
Tuy Xtalin rất độc tài, phạm nhiều tội ác mà lịch sử đã làm sáng tỏ, nhưng trong chiến tranh, có những ứng xử tinh tế của ông ta đối với cấp dưới. Chẳng hạn, khi chuẩn bị chiến dịch Vôrônegiơ, Bộ Tổng tham mưu đã xác định tầm quan trọng hàng đầu của tuyến đường sắt Vôrônegiơ-Milerôvơ, trong khi tướng Moxcalencô, Tư lệnh tập đoàn quân 40 cũng có ý tưởng tương tự. Sau khi suy nghĩ kỹ, Moxcalencô quyết định gọi cho Xtalin báo cáo về ý kiến của mình. Xtalin chăm chú nghe và nói: “Tôi hiểu đề nghị của đồng chí. Đồng chí hãy đợi, sau hai tiếng sẽ có trả lời”. Và đúng hai tiếng sau, điện thoại của Xtalin từ Mátxcơva gọi cho tướng Moxcalencô, đồng ý và ủng hộ đề nghị của ông.
Ở đây, ta thấy Xtalin rất tôn trọng ý tưởng sáng tạo của cấp dưới, mặc dù lúc đó kế hoạch phản công của chiến dịch Vôrônegiơ đã được Đại bản doanh thông qua. Nhưng thay vì làm “cụt hứng” Moxcalencô, Xtalin đã lắng nghe và kích thích tư duy sáng tạo chủ động của tướng lĩnh. Hai tiếng đồng hồ mà Xtalin yêu cầu Moxcalencô chờ đợi chính là để khẳng định thêm một số chi tiết, đồng thời cũng đủ để cho Moxcalencô tin tưởng vào đề nghị của mình đã được Tổng tư lệnh nghiên cứu. Trong trường hợp này, nhà độc tài Xtalin quả thật là một nhà tâm lý trong việc ứng xử với cấp dưới.
Lãnh đạo mà độc tài – tất nhiên không hay ho gì, dù độc tài “thông minh” có thể tốt hơn độc tài “dốt nát”? Nguy hiểm nhất vẫn là độc tài mà dốt nát. Không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, nó sẽ đưa dân tộc đến chỗ diệt vong. Cho nên, nói đến lãnh đạo, trước hết là phải nói đến tài năng của họ – tài năng tương xứng với chức vụ mà họ đảm nhiệm. Dĩ nhiên, lãnh đạo cần có nhiều phẩm chất, nhưng bi kịch lớn nhất của một nhà lãnh đạo chính là không có tài năng – “bất tài”. Đã bất tài thì lộ ra ngay, bởi “trăm con mắt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào”. Chỉ có kết quả là đáng kể, mới chứng minh được tài năng của nhà lãnh đạo, cũng như thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý vậy.



Trung Quốc không cho trục vớt - tìm kiếm Tàu vận tải HQ-605 bị bắn chìm 14/3/1988



Tàu vận tải quân sự HQ-605 (Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân) bị tàu chiến đấu của Hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14/3/1988, trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại đảo Len Đao (thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa).
Năm 2008, trong khi lặn tìm san hô tại vùng biển Len Đao - Cô Lin - Gạc Ma, một số ngư dân Quảng Ngãi đã phát hiện xác tàu đắm và vớt được một số di vật, hài cốt liệt sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh trong trận đánh 14/3/1988.
Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục triển khai trục vớt - tìm kiếm, tàu chiến Trung Quốc đã phát hiện và quấy phá, không cho thực hiện nhiệm vụ, cho đến ngày hôm nay.
Hình ảnh: Nhà báo Lê Đức Dục. Theo: Maithanhhaiddk
*****


Trung Quốc lo ngay ngáy khi Myanmar ’quay lưng’

(Quốc phòng) - Ngày 10/3, Ấn Độ và Myanmar sẽ khai mạc cuộc diễn tập hải quân song phương đầu tiên tại Vịnh Bengal, tín hiệu cho thấy Naypyidaw đã sẵn sàng làm bạn với New Delhi nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tàu chiến hiện đại nhất Myanmar số hiệu F11 lớp Aung Zeya
Tàu chiến hiện đại nhất Myanmar số hiệu F11 lớp Aung Zeya


Trong ngày 7/3, hai chiếc tàu chiến của Hải quân Myanmar, một khinh hạm và một hộ tống, sẽ đến cảng Visakhapatnam của Ấn Độ và ở lại đó trong 4 đến 5 ngày, trong thời gian này, thủy thủ trên tàu sẽ giao lưu với các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ.

Sau đó, hai tàu Hải quân Myanmar, cùng với hai tàu chiến của Ấn Độ sẽ tiến hành phối hợp tuần tra chung tại khu vực gần quần đảo Coco, quần đảo được cho một địa điểm quan sát của Trung Quốc.

Mặc dù có những tranh cãi xung quanh quần đảo Coco, nhưng cuộc tuần tra chung vẫn sẽ được tiến hành tại khu vực này vì nó nằm gần đường hải giới giữa Ấn Độ và Myanmar. Cuộc tuần tra sẽ kiểm tra các ngư dân hoạt động bất hợp pháp, bọn buôn lậu và các nhóm chống đối.

Theo ANTĐ, cuộc diễn tập song phương này diễn ra ngay sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Myanmar hồi tháng 1 với mục đích là tiếp cận sâu hơn vào một nước đang chịu ảnh hưởng đáng kể của Trung Quốc.

Cảng Sittwe của Myanmar được cho là một trong những mắt xích trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc, với chiến lược này Trung Quốc được cho là có kế hoạch sử dụng các cảng Gwadar (Pakistan), Hambantota (Sri Lanka) và Sittwe để giám sát Ấn Độ.

Việc bàn giao quản lý cảng Gwadar gần đây cho một công ty Trung Quốc đã được ông Antony miêu tả là một vấn đề đặc biệt quan tâm đối với chính phủ Ấn Độ. Cảng Gwadar nằm ở cửa Vịnh Persian và cách Eo biển Hormuz khoảng 400 km, một tuyến đường cung cấp dầu quan trọng của thế giới.
Trong khi đó, quan hệ Myanmar - Nga ngày càng được củng cố khi trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 4/3 vừa qua, hai bên đã cam kết thúc đẩy mối quan hệ song phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, và đặc biệt là hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Quân đội Myanmar được trang bị chủ yếu vũ khí các loại vũ khí do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, nhưng phần lớn đã cũ.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ quân sự giữa hai nước tiếp tục được cải thiện. Myanmar cũng đã đặt nhiều đơn hàng mua máy bay chiến đấu và trang thiết bị quân sự của Nga.

Trong một diễn biến khác, Mỹ cũng đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược thân thiết về lâu dài với Ấn Độ. Ngày 5/3 vừa qua, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel J. Locke Lyle cho biết, chỉ có Ấn Độ mới đủ khả năng trở thành  “người bảo hộ” an ninh trong khu vực của chính họ, tức Ấn Độ Dương, mà Mỹ lại rất hoan nghênh điều đó.

Xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Ấn Độ hiện đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết, vừa giúp ích cho Ấn Độ mà cũng có lợi cho Mỹ, Tư lệnh Locke Lyle chốt lại.
  • KH (Tổng hợp)


No China Shop - nơi không bán hàng Trung Quốc
SGTT.VN - Trong khi hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, một doanh nhân trẻ đã nghĩ đến việc bán và sử dụng các hàng hóa tiêu dùng không có xuất xứ từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nguyễn Hồ Nhật Thành, 27 tuổi, chìa cho tôi một chiếc phong bì lì xì in bản đồ Việt Nam kèm theo câu “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Tết vừa rồi, Thành đã in khoảng 10.000 chiếc phong bì như vậy để bán và “bán chạy đến không ngờ, khách hàng đặt in thêm 3.000 cái nữa mà không kịp thời gian” - Thành kể.
Các sản phẩm của No China Shop đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận trong dịp tết vừa qua.
Không chỉ in phong bì, Thành còn in 100 chiếc áo thun với hình ảnh và khẩu hiệu “Việt Nam khẳng định chủ quyền” vừa để kinh doanh, vừa để cổ vũ cho chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo. Những ngày này, Thành đang đi từ TP.HCM ra Hà Nội bằng đường bộ, vừa kết hợp đi “bán rong”, vừa cổ động cho phong trào kinh doanh hàng không xuất xứ từ Trung Quốc.
“Tất cả áo thun tôi đều mua từ các nhà sản xuất trong nước, chỉ trong một tháng trước tết, cứ nghĩ làm chơi mà thu về hơn 50 triệu đồng”. Thành kể: “Hiện nay tôi đang tìm các nguồn cung cấp thực phẩm, hàng may mặc, tiêu dùng từ những nguồn trong nước hoặc các nước không phải Trung Quốc để cung cấp cho thị trường. Phân khúc thị trường của những người không muốn sử dụng hàng Trung Quốc đang ngày càng lớn, nhưng các doanh nghiệp trong nước lại bỏ quên vì không để ý, hoặc vì không tìm được nguồn hàng”.
Mọi chuyện bắt đầu từ giữa tháng 12.2012, khi doanh nhân trẻ này lập một trang facebook với tên gọi No China Shop để giới thiệu thông tin về những mặt hàng không có xuất xứ từ Trung Quốc cho người tiêu dùng. Hằng đêm, Thành biến cửa hàng bán đồ nội thất của mình trên đường Tô Hiến Thành (Q.10) trở thành một sạp hàng bán các sản phẩm không xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu là quần áo cho trẻ em và nam giới. Tuy vậy, trong những ngày khai trương, cửa hàng của Thành không phải “luôn nhận được cái nhìn thiện cảm từ mọi người” - như lời doanh nhân này kể.
“Tôi đang muốn nhắm đến các mặt hàng thực phẩm, trái cây sạch và quần áo, vì đó là những mặt hàng tiêu dùng có thể dễ dàng thay thế bằng hàng Việt Nam và được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi” - Thành nói - “Từ ý tưởng No China Shop, tôi nhận thấy có rất nhiều ngành hàng có thể phát triển vì nhu cầu người tiêu dùng đối với mặt hàng này rất cao, nhưng sức một mình tôi không thể làm nổi. Do đó, tôi rất muốn dùng tên gọi No China Shop để liên kết các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước lại, nhằm chống sự khuynh loát thị trường của hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng thêm những lựa chọn tiêu dùng an toàn”.
Giờ đây, doanh nhân trẻ này không chỉ muốn No China Shop là tên gọi của một cửa hàng kinh doanh như ý định ban đầu của anh, mà còn hy vọng No China Shop được phát triển thành một nơi để các cửa hàng, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phổ biến thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
No China Shop chỉ là đơn vị trung gian để giới thiệu hàng Việt Nam, chúng tôi không lấy bất kỳ chi phí nào. Nếu có, thì phần trích đó sẽ được đưa vào để giảm giá cho người tiêu dùng, khi họ tìm đến với hàng Việt” – Thành quả quyết.
Theo kế hoạch, No China Shop sẽ cung cấp cho khách hàng thẻ thành viên, khi khách hàng mua hàng tại các đơn vị có liên kết sẽ được giảm giá. Cách làm này, theo Thành, vừa giảm được chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp, vừa tạo ra được một mạng lưới kinh doanh hàng không xuất xứ từ Trung Quốc, đồng thời giúp người tiêu dùng có lợi hơn khi họ tìm đến với những mặt hàng sản xuất trong nước.
Nhật Thành nói: “Chỉ cần tạo được một mạng lưới khách hàng thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ mạnh dạn thay đổi thói quen kinh doanh, nguồn hàng. “Cứ mỗi khi nhìn vào con số nhập siêu 10 tỉ USD hằng năm từ Trung Quốc và hàng hóa kém chất lượng của nước này khuynh loát thị trường Việt Nam, cùng với những động thái xâm lăng mọi mặt với Việt Nam, tôi lại thấy tức giận vô cùng. Đã đến lúc biến lòng yêu nước từ những lời nói thành hành động”.
THEO LAO ĐỘNG





 Trò hề!


Nội dung tài liệu và chỉ đạo của Phường, Tổ dân phố hướng dẫn dân “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”
image00141Độc giả N.K. gửi email tài liệu dưới đây cùng vài lời bình luận:
Ông chủ tịch phường dặn các tổ trưởng dân phố để hướng dẫn bà con “Góp ý dự thảo sửa đổi hiến Pháp” :
“Không được để trống, tờ góp ý gồm 2 phần: Phấn 1 thì chỉ cần ghi chữ “Đồng ý” là xong, phần 2 thì là để góp ý thêm. Mọi người nên dặn bà con là tránh ghi phần 2 nhé, nhất là về điều 4 và các điều về Công An. Nếu ai ghi phần 2 thì các tổ trưởng nhớ ghi nháy thêm địa chỉ nhà hộ đó”.
 Thật là màn hề tốn cả trăm tỷ tiền thuế !
 Nếu như màn hề này sau này được thông qua thì các điều hiện hành nằm bên cột bên trái sẽ được thay nội dung bằng các điều bên cột bên phải mà họ đã soạn sẵn rồi bắt dân “hợp thức hóa” cho ta đây có vẻ dân chủ phải không bác Ba Sàm ?
DAKOTA DUAL WIFI­Þ­Þ¨ìe+7
DAKOTA DUAL WIFI­Þ­Þ¨ìe¤G







Sự thật


Võ Trung Hiếu
questionSự thật bây giờ hiếm hơn đất hiếm
Muốn biết sự thật cần phải đi tìm
Vào thuở ít ai muốn nghe sự thật
Có khi còn hơn xuống bể mò kim

Sáng nay vừa xem thấy báo đưa tin
Câu chuyện éo le, bao người thờ thẫn
Sáng mai, ” sự thật đằng sau tin này “
Hoá ra sự việc “chỉ là nhầm lẫn … “

Vô vàn những bức ảnh ở quanh ta
Bức nào nguyên bản, bức nào cắt ghép ?
Vô vàn những phim, phóng sự điều tra
Cái nào không bị nhào nặn, phù phép ?

Thông tin bây giờ khác gì ma trận
Lề trái – lề phải, ai mực – ai đèn ?
Phe nọ phe kia, cuộc chiến quyền lực
Ai tà – ai chính, ai trắng – ai đen ?

Những lời chém gió nghe mãi thành quen
” Xăng sẽ không tăng ! “, ” Nên mua chứng khoán ! “
Có lẽ lời nói không mất tiền mua
Cho nên cứ lên tivi mà phán …

Nhìn quanh thế sự thấy sao mà ngán
Xí xập xí ngầu, thụt thò mua bán
Minh bạch chỉ là khái niệm vui đùa
Sự thật được rỉ tai nhau ngoài quán

Thời dùng ngoại giao thay cho súng đạn
Nguyên thủ gặp nhau tay bắt mặt mừng
Sự thật được giấu phía sau phòng họp ?
Hay được gọt giũa cho vừa diễn văn ?

Biết bao sự thật đành chịu phi tang
Nhường cho dối trá được làm vai chính
Nhân loại tiến hoá trong lớp sương mờ
Những chiếc bánh vẽ không hề ảo ảnh

Bao nhiêu cái chết, bao nhiêu số phận
Bao nhiêu cuộc chiến nhân danh hoà bình
Bao nhiêu những thứ ” hồ sơ tuyệt mật “
Đã đưa thế giới này vào hôi tanh

Nhiều khi nghĩ mà rùng mình ớn lạnh
Khi sống mà không tin nổi điều gì
Khi sống mà nói điều thật cũng khó
Khi sống mà luôn cứ phải hoài nghi

Ngày xưa có nhà xuất bản Sự Thật
Cái tên nghe qua rõ quá là kêu
Bao nhiêu sự thật đã được xuất bản ?
So với dối trá tôi nghĩ không nhiều …

 Đêm nay lặng im giữa lòng thành phố
Tôi mở cửa xem đêm có còn trăng
May mắn dẫu sao vẫn còn rất thật
Là chiếc bánh trăng tròn lúc đêm rằm
 22.9.2012
 VTH
Tác giả gửi QC


Nhân Danh Một Cuộc Đời
Nhân danh người mất cắp
Buồn tuổi thơ bao nhiêu
Nhân danh đời héo hắt
Hậu thân loài rong rêuimagesCA40C5D1

Cánh tay trần gẫy khúc
Ôm tình yêu bọt bèo
Nhân danh tôi bóng tối
Xin người chút lửa vui

Nhân danh ngày tháng rỗng
Với linh hồn chết trôi
Đôi mắt quầng đắm đuối
Từ khi đeo tình người

Nhân danh tôi hiện tại
Sau một lần đầu thai
Nhân danh là dĩ vãng
Sau một lần yêu người

Tôi trốn vào quên lãng
Cùng ngấn lệ khôn vơi
Thơ Du Tử Lê
1959.
NHÂN DANH TÔI
Nhân danh Tôi, nói với người đi truớc
Tài năng người tôi vô cùng ngưỡng mộ
Ý chí người tôi vô cùng cảm phục
Tâm đức người tôi hết lòng học tập
Nhưng tôi không đặt chân mình lên đúng vết người quarose_lady_by_moonywolf

Nhân danh Tôi, nói với những ai là bạn
Có thể chúng ta không cùng sở nguyện
Không thể giống hệt nhau
Không thuộc một giai tầng
Không tương thích cả mọi điều trong tính cách
Nhưng vẫn đẹp một tiếng cười trong hể hả thân quen

Nhân danh Tôi, nói với những ai đối nghịch
Hãy cứ việc cợt đùa mỉa mai giễu cợt
Hãy cứ việc tị hiềm đố kỵ mưu toan
Hãy cứ vạn lần nghĩ rằng hơn tôi rất rất…
Chẳng sao đâu
Vì trong mắt người
Tôi luôn là kẻ đáng gờm khó chịu
Khổ thay…

Nhân danh Tôi, nói với người không quen biết
Giữa cõi người này chúng ta vạn vạn điều khác biệt
Như trái đất đây cũng vạn vạn nẻo đường
Đâu có lạ, đường anh đường anh anh cứ bước
Đâu có kỳ, tình chị chị cứ say
Nào có hại chi đâu, lời em em cứ hát
Và chúng ta luôn hoà nhịp giữa trời này

Nhân danh Tôi, nói với bản thân mình
Cho dẫu lắm đường xa kém cỏi
Cho dẫu nhiều bậc chẳng thể qua
Cho dẫu hoa hồng vẫn mãi mãi ngàn xa
Thì tôi vẫn song hành cùng bao sáng tối

Tôi vẫn bước dù chân mình thấp ngắn
Tôi vẫn ca dù giọng có khê khàn
Tôi vẫn vẽ dù tranh mình dang dở
Nhưng những sắc màu vẫn phối tác vào nhau
Đừng trách hờn, đừng vật vã đớn đau
Khi tạo hoá chỉ cho mình có thế
Hãy đắm say với những gì có thể
Để sống với đời này bằng tất cả yêu tin

Nhân danh Tôi.





ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM 
TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI

Lê Ngọc Thống

Điều chúng ta quan tâm ở đây chưa phải là tổ chức lực lượng, chiến thuật hải quân của ai mà là tổ chức lực lượng, chiến thuật hải quân đó như thế nào. Từ đó Việt Nam mới có kế sách, chiến lược xây dựng tổ chức lực lượng, chiến thuật hải quân phù hợp để sẵn sàng đối đầu trực tiếp trong một cuộc chiến trên biển bảo vệ Tổ quốc nếu kẻ thù gây ra.
Tổ chức, lực lượng, chiến thuật của hải quân trên thế giới, về tính chất, được chia thành 2 loại: Hải quân tác chiến tầm xa (hải quân nước xanh) và hải quân tác chiến tầm gần (hải quân ven bờ).
Hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) là của một cường quốc biển, có nhiệm vụ khống chế khi cần thiết và bảo vệ an toàn hàng hải trên biển; răn đe hoặc tấn công bất kỳ một quốc gia ven biển nào vì lợi ích quốc gia của cường quốc đó...ở trên một vùng biển rất xa với chính quốc.

Cụm tàu chiến đấu sân bay Mỹ, thiếu nó không thể gọi là hải quân tác chiến tầm xa
Với nhiệm vụ như vậy, đương nhiên HQTX phải có lực lượng, tổ chức và chiến thuật khác với hải quân tác chiến tầm gần (HQTG).
Chẳng hạn như về tổ chức lực lượng, hải quân cường quốc đó phải có một khung cơ bản gồm: Cụm tàu sân bay chiến đấu; lực lượng tàu ngầm (bao gồm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân); lực lượng tàu khu trục, tàu đổ bộ có lượng giãn nước lớn; lực lượng hậu cần trên biển (các căn cứ quân sự, hoặc các tàu chở xăng dầu phục vụ, sửa chữa, trang bị vật tư thiết bị, bổ sung đạn dược, tên lửa…); các hệ thống trinh sát, định vị bằng vệ tinh; vân vân và vân vân.
Nếu thiếu hay yếu một trong các lực lượng cơ bản này, như lực lượng tàu hậu cần trên biển chẳng hạn thì Hải quân đó, ai cũng biết là không thể tác chiến tầm xa được, không đe dọa ai được.
Hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) là của một quốc gia ven biển mà không có nhiệm vụ như của HQTX. Nghĩa là chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các đảo và vùng biển gần hoặc rất gần với chính quốc. Vì vậy, không cần thiết phải có cụm tàu sân bay chiến đấu; tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu hậu cần, tàu khu trục lớn…có hay không có, phụ thuộc vào chiến thuật của Hải quân quốc gia đó mà không bắt buộc như HQTX.




Tàu phóng tên lửa Kh-35 (trên) và tàu phóng lôi cánh ngầm (dưới)
nhỏ nhưng nhanh trong lực lượng hải quân Việt Nam.
Có thể nói, HQTX được coi như một đội bóng có thể hình, thể lực và kỹ thuật, còn HQTG thì là đội có thể lực, kỹ thuật và sân nhà. Do đó, kết quả chỉ phụ thuộc vào chiến thuật, bản lĩnh. Đây là 2 yếu tố gần như quyết định.
Nhìn sang làng giềng, Trung Quốc đang trên đường phát triển để trở thành một cường quốc biển, cho nên, không khó để nhận thấy Trung Quốc đã trở thành một cường quốc biển hay chưa khi nhìn vào chiến lược xây dựng phát triển lực lượng Hải quân của họ.
Trung Quốc, chắc chắn phải mất nhiều thời gian và tiền của để có đủ lực lượng trong cơ cấu tổ chức của HQTX, trong khi chưa bàn đến nội dung và đặc biệt là chất lượng.
Bởi vậy, Trung Quốc đóng tàu chiến hiện đại, phát triển lực lượng tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu sân bay… là tất yếu, chẳng có gì là rùm beng. Một vài tàu khu trục tập phóng tên lửa trên Biển Đông, biển Hoa Đông…chưa là gì to tát của lực lượng Hải quân tác chiến tầm xa mà dư luận quan tâm.
Nói chung, nếu như coi đó là hành động răn đe, đe dọa ai đó thì không có giá trị lớn đối với một lực lượng Hải quân tác chiến tầm gần đúng nghĩa và đặc biệt nếu đội quân HQTG này có bản lĩnh, trí tuệ và dày dạn chiến trận thì giá trị chỉ là con số “0”.
Hải quân Nhân dân Việt Nam, với sự tăng cường lực lượng trong thời gian qua được các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá là “chỉ mới có khả năng tác chiến tầm gần, HQTG”.
Trong tình hình hiện nay, đối tượng tác chiến của Hải quân Việt Nam tất nhiên phải là Hải quân tác chiến tầm xa của đối phương. Cho nên xây dựng, tổ chức lực lượng, chiến thuật phù hợp nhằm khắc chế lực lượng, chiến thuật của HQTX, phát huy lợi thế của HQTG trong một cuộc chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao là một nghệ thuật có từ bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm.
Chính vì thế, đối đầu với một lực lượng Hải quân tác chiến tầm xa của đối phương “bồng bềnh trên biển”, lực lượng Hải quân tác chiến tầm gần có đất liền làm điểm tựa chắc chắn thì không gì phải sợ, phải hốt hoảng.
Bởi lẽ, chiến tranh trên biển ngày nay, với vũ khí công nghệ cao chính xác uy lực mạnh thì vấn đề “tàu to, súng dài, quân đông” không quan trọng (“to thuyền thì to sóng” mà thôi); tên lửa – vũ khí chủ lực, phóng ra từ tàu khu trục hiện đại, từ máy bay tàng hình hay từ một container, từ một tàu chiến nhỏ, từ một hòn đảo nhỏ hay một máy bay lạc hậu không quan trọng. Vấn đề là tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng như thế nào, chiến thuật ra sao… để tên lửa – vũ khí chủ lực đó, bay đến đúng mục tiêu mới là quan trọng mang tính quyết đinh.
Với sự dày dạn kinh nghiệm của mình, Hải quân Việt Nam đang tích cực chủ động chuẩn bị theo hướng đó.
 Lê Ngọc Thống
 
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-3-13




Bi hùng hải chiến Trường Sa

THÁNG BA 10, 2013
25 năm trước, ngày 14-3-1988, hải quân Trung Quốc đưa tàu đến gây sự ở 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, những người lính hải quân Việt Nam đã xả thân giữ đảo, để máu mình tô thắm cờ Tổ quốc.
Mạnh Duy- Hồng Ánh
Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988 được đồng đội ứng cứu (Ảnh do đại tá Trần Minh Cảnh cung cấp)
Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988 được đồng đội ứng cứu (Ảnh do đại tá Trần Minh Cảnh cung cấp)
Quyết tử vì Gạc Ma
Dù đảo Gạc Ma đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép nhưng trong cuộc hải chiến 14-3-1988, hình ảnh những cột cờ sống và “vòng tròn bất tử” vẫn khắc sâu trong tâm trí bao người…
Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, người vào sáng 14-3-1988 đã cùng thiếu úy Trần Văn Phương và các chiến sĩ hải quân (HQ) được cử từ tàu vận tải HQ-604 lên đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc, nhớ lại: “HQ Trung Quốc (TQ) hạ xuồng từ tàu lớn mang theo nhiều lính trang bị vũ khí hạng nặng đổ bộ lên Gạc Ma. Chúng cho rằng công binh đang xây dựng đảo của ta ít, chỉ trang bị thô sơ, có người thậm chí không vũ khí trong tay, sẽ dễ dàng bị khuất phục. Nhưng chúng đã nhầm!”.

Còn cờ, còn đảo
Trong trận hải chiến  ngày 14-3-1988, trong 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, cuộc đối đầu khốc liệt nhất diễn ra tại Gạc Ma. Theo đại tá Nguyễn Hữu Doanh, người chuyên lo kế hoạch cung ứng, tiếp tế nhu yếu phẩm và lên kế hoạch xây dựng nhà chủ quyền kiên cố trên các đảo ở Trường Sa những năm 1980, sở dĩ HQ TQ tấn công Gạc Ma dữ dội nhất vì đảo này nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực quần đảo Trường Sa và biển Đông.
Khi lính TQ đổ bộ lên Gạc Ma, đại úy Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng tàu HQ-604, giao nhiệm vụ cho thiếu úy Trần Văn Phương lên đảo cắm chốt, bảo vệ cờ Tổ quốc để xác định chủ quyền. Thấy lính TQ tiến vào đảo với số lượng lớn và sẵn sàng bắn vào ta, đại úy Trừ ra lệnh: “Ai bơi giỏi, lập tức vào hỗ trợ thiếu úy Phương”. “Tôi cùng 10 chiến sĩ nhảy xuống biển bơi vào đảo hỗ trợ anh Phương giữ cờ. Lúc ấy, trên đảo có khoảng 40 công binh của ta bị địch chĩa súng nã đạn không thương tiếc” – ông Nguyễn Văn Lanh hồi tưởng.
Ông Lanh không thể nào quên hình ảnh thiếu úy Phương hôm đó. Khi bị lính TQ bắn trọng thương, anh vẫn cố ngoi lên mặt nước, tay luôn giữ chặt lá cờ, tự biến mình thành cột cờ sống. “Khi bơi đến nơi, tôi đề nghị thiếu úy Phương về tàu cứu chữa nhưng anh ấy nói như ra lệnh: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng HQ”. Sau khi dặn tôi và đồng đội tiếp tục giữ cờ Tổ quốc bằng mọi giá, anh Phương hy sinh” – ông Lanh nghẹn ngào.
Thấy người trước ngã xuống, người sau vẫn tiếp tục lao tới tự biến mình thành cột cờ sống trên biển, lính TQ lao đến giằng lấy. “Chúng dùng lưỡi lê và báng súng đâm và uy hiếp chúng tôi. Trong tay không vũ khí nhưng tôi vẫn chiến đấu không chút run sợ. Hai tên lính TQ lao vào, một tên đâm xuyên lưỡi lê qua vai tôi. Lúc đó, nhiều đồng đội bơi tới yểm trợ tôi tiếp tục giữ cờ” – ông Lanh xúc động.
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ là một nghi lễ thường xuyên trong những chuyến tàu đến với Trường Sa Ảnh: MẠNH DUY
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ là một nghi lễ thường xuyên trong những chuyến tàu đến với Trường Sa. Ảnh: MẠNH DUY
Lòng quả cảm, ý chí sắt đá
Ông Nguyễn Văn Lanh cho biết những người lính HQ Việt Nam trong gần 1 giờ quần thảo với lính TQ đã đứng kề vai nhau thành một “vòng tròn bất tử” để bảo vệ cờ, ngăn chặn chúng tiến sâu vào đảo. Chứng kiến ý chí chiến đấu quyết tử giữ đảo của HQ ta, lính TQ đành rút về tàu. Chúng nã pháo điên cuồng vào tàu HQ-604 neo đậu bên ngoài và những người lính trên đảo Gạc Ma. Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh hoặc chìm theo tàu HQ-604 mất tích. Nhiều người bị thương nặng, trôi lênh đênh trên biển…
Anh hùng – đại tá Vũ Huy Lễ, người thuyền trưởng của tàu HQ-505 nhận trách nhiệm đóng giữ đảo Cô Lin năm xưa, xúc động: “Tôi nhìn sang vùng biển Gạc Ma, thấy nhiều đồng đội vừa ngã xuống. Không thể để anh em nằm lại giữa biển khơi, chúng tôi đưa xuồng sang cứu. Tuy nhiên, HQ TQ dùng súng AK bắn phá, không để chúng tôi cứu thương. Mặc, chúng tôi vẫn bình tĩnh, tiếp tục bơi xuồng sang. Suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã vớt được 44 thương binh và tử sĩ”.
Đại tá Trần Minh Cảnh giờ đã bước sang tuổi 78 nhưng vẫn nhớ như in những giờ phút nóng bỏng 25 năm trước. Vị Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ vào thời điểm đó, người được anh em HQ xem là “ra Trường Sa như đi xe buýt”, trầm mặc hồi tưởng những hình ảnh bi hùng của đồng đội năm xưa. “Đó là cuộc chiến không cân sức khi TQ với nhiều tàu chiến lớn, vũ khí hạng nặng; còn ta chủ yếu giữ đảo bằng lòng quả cảm và ý chí sắt đá bảo vệ chủ quyền” – ông tự hào.
Giữ vững Cô Lin, Len Đao
Sự kiện ngày 14-3-1988 được biết đến trong lịch sử HQ Nhân dân Việt Nam với tên gọi CQ88 hay “Chủ quyền 88”. Khi đó, Tư lệnh HQ là Đô đốc Giáp Văn Cương cùng Bộ Tham mưu đã trực tiếp chỉ huy Vùng 4 và các đơn vị có mặt ở Trường Sa chiến đấu, quyết giữ đảo. Một sở chỉ huy tiền phương được thành lập và đóng ở Quân cảng Cam Ranh – Khánh Hòa.
Đại tá Lê Xuân Bạ, nguyên chính ủy Lữ đoàn 146, Bí thư Huyện ủy Trường Sa, lúc đó là trung tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ – thuộc Sở Chỉ huy tiền phương, cho biết: Ngày 11-3-1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ được lệnh đến đóng giữ Gạc Ma, tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đóng giữ Cô Lin và tàu HQ-605 nhận lệnh đến Len Đao. Phối hợp với các tàu này còn có 2 phân đội công binh thuộc Trung đoàn 83, 2 tổ chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 do trung tá – lữ đoàn phó Trần Đức Thông chỉ huy.
Sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, dù chúng ta gặp tổn thất lớn về người với 64 chiến sĩ hy sinh nhưng HQ TQ không dám mở rộng phạm vi xâm lấn; các đảo Cô Lin, Len Đao được giữ vững.
Kỳ Nam