Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Dòng Họ Trần Đức ...(tt)

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6078.0;wap2




UyenNhi05:
LỜI NÓI ĐẦU


Mùa hè năm 1977, tôi được vinh dự tham gia đoàn khảo sát về Phong trào Tây Sơn ở các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thông nhất, do Giáo sư Phan Huy Lê phụ trách. Tôi đã được làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê tại Huế và Bình Định trong nhiều ngày. Đó là kỷ niệm sâu sắc và cũng là vốn liêng quý để cho tôi tiếp bước hành trình tìm hiểu về thời đại Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung.  

Cuối năm 1977, tôi đã xác minh được Núi Bân, nơi vua Quang Trung làm lễ lên ngôi và xuất quân đánh giặc Thanh năm 1788. Cũng vào thời gian đó, tôi đã tìm được quê quán và thân thế của Trung thư phụng chánh Trần Văn Kỷ, một danh thần của triều Tây Sơn.  

Đó là những thành tựu bước đầu để tôi tự động viên mình dấn thân một cách nhiệt thành trên con đường khám phá về Hoàng đế Quang Trung.

Đến nay đã tròn 30 năm, cuộc hành trình khám phá về Hoàng đế Quang Trung đối với tôi chỉ mới là một phần trong muôn điều cần tìm hiểu. Có những vấn đề tôi đã đặt ra 30 năm qua, nay cũng chỉ dừng lại ở điểm xuất phát, như tìm kiếm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung, kinh thành Phú xuân dưới thời Tây Sơn. . .

Tôi vẫn biết cuộc hành trình này còn dài và còn nhiều gian khổ. Nhưng được sự động viên của nhiều bạn đọc trong nước và nước ngoài đã đọc sau 4 lần tái bản cuộn sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, cùng nhiều thế hệ sinh viên 25 năm qua cùng với tôi tìm tòi, thảo luận về chuyên đề Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung.  


Tôi tự biệt sức mình có hạn, nhưng sẽ đem hết khả năng để khôi phục chân dung và những công hiến to lớn của Hoàng đế Quang Trung trong lịch sử dân tộc, cũng để làm phong phú cho bài giảng đôi với sinh viên và đáp ứng sự mong đợi của bạn đọc gần xa.

Huế, tháng 4năm 2006
PGS. TS ĐỖ BANG




Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương có quan hệ họ hàng.
Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục. Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng. Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa. Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3) con Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu. Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm (đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan. Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống. Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12) Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu. Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802). Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822). Sau đây là gia phả họ Hồ nói lên mối quan hệ họ hàng giữa Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương. [Hình: 490bf7983c35c_f.JPG] (sưu tầm sách lịch sử)
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
Nguyễn Huệ quê gốc ở Quỳnh Đôi?
Theo "Trung chi II họ Hồ" (trong "Hồ Tông thế phả"), họ Hồ làng Quỳnh Đôi có các đời họ Hồ như sau: 1. Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684. 2. Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm 3. Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang 4. Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống 5. Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão – Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn – Qui Nhơn. Theo sử sách thì quân của chúa Nguyễn đánh ra Nghệ An, bắt họ Hồ vào nam trong khoảng từ năm 1655 đến năm 1660 (đời Lê Thần Tông), đối chiếu với thông tin của Hồ Tông thế phả thì đó là đời thứ 4 - có Hồ Phi Phúc. Hồ Phi Phúc là cháu 4 đời của tổ Hồ Sĩ Anh, trong khi đó Hồ Sĩ Anh năm đó mới 37 tuổi. Ta làm phép toán thế này: Hồ Sĩ Anh sinh năm 1618, tới tận các cháu 4 đời, trong đó có Hồ Phi Phúc mới rời Quỳnh Đôi đi Nhân Lý và sau nữa mới vào Tây Sơn. Thế nhưng, theo sử sách, quân chúa Nguyễn đánh ra Nghệ An từ năm 1655, khi Sĩ Anh mới có 37 tuổi, làm sao đã có cháu 4 đời (không lẽ 3 đời liền đều lấy vợ năm... 11 tuổi để 12 tuổi có con, 12 tuổi đã có ... 4 con?) ? Mà dù tảo hôn lắm nữa thì làm sao những người cháu này đủ lớn (giỏi lắm thì ... biết đi!) để tự vào Nhân Lý và Tây Sơn? Rõ ràng, thông tin trên là không hợp lý! Do vậy, chúng ta chưa đủ cơ sở để kết luận anh em nhà Tây Sơn thuộc họ Hồ làng Quỳnh Đôi cũng như khẳng định Nguyễn Huệ và Hồ Xuân Hương có họ hàng. Cho đến nay, mọi người mới chỉ chấp nhận ý kiến Nguyễn Huệ quê gốc tại làng Thái Lão, xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An mà thôi.
http://chuyenquangtrung.com.vn/forums/thread-1326.html   (Đọc Thêm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét