Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Vàng . . . ? ? ? . . .



Ngân hàng nhà nước “xiếc” công luận?

imagesBáo Tuổi Trẻ ngày 27-4 có bài Đấu thầu vàng không phải để bình ổn giá. Bài báo cho biết, tại cuộc họp báo chiều 26-4 của Văn phòng Chính phủ, trước thực trạng khó hiểu: sau mỗi phiên Ngân hàng nhà nước đưa vàng ra bán đấu thầu, giá vàng trong nước càng tăng, càng bỏ xa giá vàng thế giới, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng biện bạch: “Khi Ngân hàng nhà nước tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua hoạt động đấu thầu vàng miếng thì Ngân hàng nhà nước đã công bố rõ: đây là hoạt động bình ổn thị trường và Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá”(!). *
Người đại diện Ngân hàng nhà nước tung ra cái hỏa mù: Ngân hàng nhà nước (bán) đấu thầu vàng là góp phần tăng lượng cung trên thị trường vàng. Nếu không, trong bối cảnh không cấp phép nhập vàng để sản xuất vàng miếng, thị trường trong nước còn biến động rất mạnh.
Thế nhưng, ông Hưng lảng tránh câu hỏi: tại sao Ngân hàng nhà nước không cấp phép nhập vàng cho sản xuất vàng miếng, ngõ hầu tăng hơn nữa lượng cung, đủ mức để ổn định, cân bằng thị trường vàng? Trên báo chí, tại các diễn đàn, nhiều chuyên gia đã cảnh báo tình trạng giá vàng trong nước suốt mấy năm quá cao so với thế giới là động lực ghê gớm thúc đẩy hoạt động gom ngoại tệ để nhập lậu vàng, ngân sách thất thu thuế, không lực lượng chống buôn lậu nào ngăn nổi. Lại nữa, vàng càng tăng giá, người ta càng có xu hướng ẩn náu vào vàng, hạn chế bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. Đương nhiên, lực hút của vàng cũng làm giảm chi tiêu mua sắm hàng hóa, hậu quả là sản xuất điêu đứng. Giá vàng trong nước biến động cao bất thường suốt thời gian dài – ai được, ai mất? phương hại đời sống kinh tế – xã hội đến mức nào?
*
Dưới nhãn quang kinh tế học, một cách hài hước, luận điểm “Khi Ngân hàng nhà nước tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua hoạt động đấu thầu vàng miếng thì Ngân hàng nhà nước đã công bố rõ: đây là hoạt động bình ổn thị trường và Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá” của đại diện Ngân hàng nhà nước đáng được lấy làm đề tài luận án tiến sĩ ngành ngân hàng, đem bảo vệ trước Hội đồng nơi chú Cuội – chị Hằng và nhận giải Nobel kinh tế trên sao Hỏa, bởi ý tưởng trên cực kỳ “mới”, có thể coi là phát minh “độc đáo”.
Lịch sử kinh tế học, khi đề cập đến thị trường, các kinh tế gia, thuộc mọi trường phái Đông – Tây, kim – cổ, chưa bao giờ hình dung nổi một kiểu thị trường không liên quan, dính dáng gì đến giá cả, kể cả ở thị trường sơ khai hàng đổi hàng, thời chưa xuất hiện tiền tệ là vật trao đổi trung gian – thời “1 cái rìu = 5 con dê”. Ai có hiểu biết về kinh tế học cũng đều biết điều sơ đẳng: đề cập đến thị trường, không thể không gắn liền với giá cả. Không chỉ vậy, cùng với các yếu tố cơ bản như tổng cung thị trường, tổng cầu thị trường, giá cả là yếu tố xuyên suốt, bao trùm mọi khía cạnh và động thái của thị trường. Nói một cách khác, không có yếu tố giá cả, không có khái niệm thị trường. Quy luật chung của kinh tế thị trường là, khi tổng cung tăng, giá cả sẽ giảm. Nghĩ nát óc, người có kiến thức kinh tế cũng không thể hiểu, bằng cách nào, Ngân hàng nhà nước, trong khi không đặt mục tiêu bình ổn giá vàng, mà lại có thể nhắm tới và thực hiện được bình ổn thị trường vàng? Thị trường là khái niệm kinh tế học, diễn giải nôm na là cái chợ. Có cái chợ nào không dính tới giá cả?
Thực tế, trên thị trường vàng Việt Nam gần đây, sau những phiên Ngân hàng nhà nước tung hơn 12 tấn vàng ra bán, giá vàng không những không giảm, mà lại càng tăng. Phải chăng, đây là đặc điểm riêng có của phương thức quản lý kinh tế thị trường, gắn cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”?!
*
Không cần thông minh cũng hiểu, trước hiện tượng tréo ngoe: càng tung vàng ra bán đấu thầu, giá vàng càng lên, càng bỏ xa giá vàng thế giới, lập luận “Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá” nhằm tránh cơn giận dữ chính đáng của công luận, trước thực tế suốt mấy năm nay, giá vàng trong nước luôn cao chót vót, chênh lệch có thời điểm lên tới 7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trên thị trường thế giới. Và hệ quả của nó, đến các bà nội trợ cũng thấm thía, vàng lên giá không chỉ là chuyện của những người cầm vàng.
Vàng cao bất thường, tác động lên giá cả, từ hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ thiết yếu… đến giá nhà ở, bất động sản, vật tư nguyên liệu sản suất… còn trực tiếp và dữ dội hơn tác động của các phương tiện dự trữ, thanh toán khác như ngoại tệ, đá quý, chứng khoán… Việc giá vàng trong nước liên tục “nổi điên”, không thể không phương hại dữ dằn đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Hiện tượng thực tế hơn 12 tấn vàng được Ngân hàng nhà nước tung ra bán, càng làm thị trường vàng trong nước lên cơn khát, làm giới kinh tế suy đoán hai khả năng. Một là, lượng cung tăng như muối bỏ biển trước nhu cầu của các ngân hàng thương mại và người dân. Nếu tiếp tục bán ra mà không nhập khẩu để thay thế, bổ sung, chẳng mấy nữa, dự trữ vàng trong ngân khố quốc gia làm sao tránh khỏi về “mo”? Nếu không bán nữa, làm sao giá vàng có thể hạ? Hai là, không loại trừ khả năng giới đầu cơ ở các ngân hàng thương mại tin chắc ở khả năng vẫn lũng đoạn được cơ chế điều hành vàng của Ngân hàng nhà nước – tới đây, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục không cấp phép nhập vàng, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng, duy trì mức chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới.
*
“Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá” – Ô hay! Ngân hàng nhà nước đứng ở đâu trong vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? Kìm hãm mức tăng của chỉ số giá cả là mục tiêu tối quan trọng của Chính phủ, đến mức hầu như phiên họp nào cũng bàn tới. Nhưng đó là chuyện của Chính phủ,  Ngân hàng nhà nước bất biết, bất cần?
*
Thị trường là thị trường, chẳng liên quan gì đến giá cả? Bình ổn thị trường không dính dáng gì đến bình ổn giá cả? Với lập luận: “Khi Ngân hàng nhà nước tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua hoạt động đấu thầu vàng miếng thì Ngân hàng nhà nước đã công bố rõ: đây là hoạt động bình ổn thị trường và Ngân hàng nhà nước không bình ổn giá”, Ngân hàng nhà nước đang diễn xiếc trước công luận?
V.V.T.
* Mời xem thêm:  – Phó thống đốc: “Đấu thầu vàng đã đạt mục tiêu” (VnEco).  “… khi Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua việc đấu thầu vàng thì Ngân hàng Nhà nước đã công bố rất rõ đây là hoạt động bình ổn thị trường, không phải là bình ổn giá. Thông qua việc đấu thầu Ngân hàng Nhà nước không nhằm mục tiêu kéo giá vàng xuống ngay lập tức cân bằng với giá vàng thế giới mà chúng tôi chủ yếu thực hiện việc tăng cung ra thị trường để qua đó giải quyết vấn đề nhu cầu vàng.” – Phó Thống đốc NHNN: Chính sách quản lý vàng ‘thành công lớn’ (VNN).


Giải thích số liệu của Hội đồng Vàng


imageBáo cáo “Xu hướng nhu cầu vàng trong cả năm 2012” của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng thỏi của Việt Nam trong năm 2012 là 65,6 tấn, bên cạnh đó còn có 11,4 tấn vàng nữ trang (tổng cộng 77 tấn). Con số này của năm 2011 lần lượt là 87,8 tấn và 13 tấn (tổng cộng 100,8 tấn).
“Nhu cầu tiêu thụ vàng” này thực chất là gì mà đã gây khó cho phóng viên báo Thanh Niên?
Định nghĩa đi kèm với báo cáo cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ [vàng] là tổng lượng vàng nữ trang và vàng thỏi tiêu thụ trong một nước hay nói cách khác, đó là tổng lượng vàng các cá nhân mua trực tiếp”.
Nghe cũng rõ ràng rồi.
Nhưng ở các nước khác, người tiêu dùng thường mua vàng, chủ yếu là vàng nữ trang và giữ lâu dài. Còn ở Việt Nam, người dân có thể mua bán vàng nhiều lần với cùng số vàng đó. Ví dụ, trước đây một người có thể lấy tiền mặt mua 100 lượng vàng để thanh toán tiền mua nhà. Sau đó chủ nhà lại bán 100 lượng vàng này ngay, cứ thế 100 lượng vàng này có thể xoay vòng nhiều lần tạo ra một doanh thu lớn cho các công ty kinh doanh vàng bạc. Vì thế, câu hỏi đặt ra là khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới đã tính đến yếu tố này chưa khi nói về nhu cầu vàng của Việt Nam? Liệu có khả năng tính trùng lắp không?
Tôi liên lạc với Hội đồng Vàng Thế giới ở Luân Đôn và nhận được câu trả lời: Dữ liệu và thông tin trong báo cáo “Xu hướng nhu cầu vàng trong cả năm 2012” là do bộ phận nghiên cứu Thomson Reuters GFMS cung cấp.
Liên lạc tiếp với Thomson Reuters GFMS ở Luân Đôn thì được chuyển về chi nhánh của họ tại Úc và một chuyên viên phân tích cao cấp của GFMS tại Úc cho biết xét về mặt tiêu thụ, họ đã cố gắng tính toán để có được con số “ròng”, tức là đã loại trừ yếu tố mua đi bán lại sau khi thu thập số liệu thông qua các hãng vàng lớn.
Chuyên viên này, bà Cameron Alexander, chuyên trách nghiên cứu thị trường Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, cho biết thêm “Một số lượng lớn vàng nhập vào Việt Nam là theo cách phi chính thức. Trước đây khi có một vài công ty sản xuất vàng miếng, hầu hết hàng nhập khẩu được dập thành vàng mang tính đầu tư. Tuy nhiên, ngày nay khi chỉ có SJC được quyền sản xuất vàng miếng thì vàng nhập được dùng để chế tác nữ trang”.
Bà Alexander không muốn đưa ra con số phỏng đoán là bao nhiêu phần trăm nhu cầu tiêu thụ vàng được đáp ứng bằng vàng nhập theo con đường phi chính thức nhưng nói rõ: “Các bằng chứng riêng lẻ cho thấy vàng vẫn đang được nhập không chính thức vào Việt Nam”. Bà nói thêm là do tiến hành nghiên cứu các thị trường lân cận nên biết rõ chuyện mua bán xuyên biên giới này.



Sự thật đằng sau việc điều hành giá vàng?


vang-canhbac-280x280Cách đây hơn một tháng, báo VNEpress có đăng bài phỏng vấn ông Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Lê Minh Hưng và Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – Lê Hùng Dũng về chủ đề ‘Ngân hàng Nhà nước mua bán vàng không vì lợi nhuận’. Lúc đó hai câu trả lời riêng rẽ của ông Lê Hùng Dũng đã khiến tôi ngờ ngợ về mức độ logic của nó.
Trả lời 1:
Trước đây để giữ giá sát với thế giới, chúng ta phải nhập vàng về đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải nhập 30-40 tấn vàng. Nếu tính tạm mỗi tấn vàng 60 triệu USD, số ngoại tệ bỏ ra lên tới 1,8-2,4 tỷ USD, tương đương 37.000-50.000 tỷ đồng. Đây là một lượng tiền quá lớn, có thể gây ra lạm phát cao và làm cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn và bất khả thi.
Trả lời 2:
Thời gian tới, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường, đồng thời SJC gia công thì nguồn vàng lớn sẽ được bung ra thị trường và đủ lớn thì giá trong nước sẽ về sát thế giới.
Về mặt logic, đây là câu trả lời huề vốn. Câu 1 nêu lên khó khăn của chính phủ trong việc liên thông giá vàng với thế giới, đó là tốn kém lên tới 2,4 tỷ USD. Trong khi đó câu 2 lại trấn an bằng việc nhà nước sẽ can thiệp liên thông giá trong tương lai.
Vậy tóm lại, ý đồ chính thức của của NHNN trong vấn đề này là gì?
Nếu để thực hiện liên thông giá, NHNN không cần phải thực hiện một loạt hành vi rối rắm trong 6 tháng qua mà cứ để mặc thị trường tự do lên xuống như trước đây. Những diễn biến gần đây trên thị trường vàng, từ việc độc quyền kinh doanh, đến cố ý đặt giá chênh lệch so với thế giới, không thể lý giải nỗ lực liên thông giá của NHNN. Giá vàng do NHNN bán ra luôn chênh lệch từ 10 đến 20% giá trị so với giá thế giới.
Có hai cách lý giải:
Một cách chính đạo, có thể đọc lời ông Phó Thống đốc NHNN hôm qua:
Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trước đây, nhiều doanh nghiệp được cấp phép sản xuất vàng, khi thị trường có chênh lệch giữa trong nước và quốc tế thì xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp cần một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng sản xuất vàng miếng, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và gây áp lực nên lạm phát. Đây là yếu tố quan trọng để ban hành Nghị định 24. Quản lý chặt chẽ nhập khẩu, sản xuất vàng miếng là yếu tố quan trọng để ổn định thị trường, tỷ giá.
Điều này có nghĩa là từ đây NHNN sẽ chủ đạo việc kinh doanh vàng bằng một giá bằng phẳng, không lướt sóng lên cũng như sóng xuống theo giá thế giới nữa mà giá vàng sẽ ổn định, nhằm mục đích ổn định tỉ giá trong nước. Theo đó, mục đích liên thông giá vàng sẽ bị bỏ rơi, đúng như lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đó.
Một cách tà đạo, không thể không suy nghĩ về lời phát biểu của ông Lê Hùng Dũng trước đây và nhìn vào con số 2,4 tỷ USD nhập vàng mỗi năm. Trước đây, công việc nhập vàng nằm trong tay các công ty tư nhân và họ mua vàng quốc tế về và bán với giá chênh lệch chừng 5% so với giá thế giới. Trong khi đó hiện nay toàn bộ con số nhập vàng đó sẽ nằm trong tay nhà nước và mức chênh lệch là chừng 10-20%. Tính ra lợi nhuận chênh lệch bán – mua là khoảng 250-500 triệu USD.
Chênh lệch bán mua này sẽ đi về túi ai? Liệu đây có phải là mục đích ẩn đằng sau ván bài ổn định giá vàng? Câu trả lời chỉ có người trong cuộc mới giải đáp được.
Dù giải thích kiểu gì đi nữa, thì sau phát biểu của ông Thống đốc NHNN cũng như Phó Thống đốc, giá vàng trong nước được hiểu là sẽ KHÔNG BAO GIỜ ngang bằng giá quốc tế. Đó là mục đích của Nghị định 24. Câu hỏi đặt ra cần giải đáp hiện nay là chênh lệch đó sẽ đi về túi ai? Đó mới là vấn đề.





Ai đang đầu cơ vàng?


imagesThống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình từng tuyên bố vào tháng 10 năm 2011: “Mục tiêu thời gian tới là đưa chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới về mức 400 nghìn đồng/lượng. Nếu giá vàng có sự vượt quá mốc điểm này tức là bị đầu cơ”. Đây là tiêu chí rất rõ ràng để nhận diện hiện tượng đầu cơ vàng. Hiện nay mức chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới đã gấp cỡ 10 lần con số 400 nghìn đồng/lượng. Như vậy theo đúng tiêu chí mà NHNN từng tuyên bố qua phát biểu của ông Thống đốc, vàng ở Việt Nam hiện nay đang bị đầu cơ. Vấn đề bây giờ là ai đang đầu cơ vàng, hay nói cách khác là tiền chênh lệch giữa hai mức giá đấy đang chảy vào túi ai?
Muốn xác định ai đang đầu cơ vàng thì chúng ta tìm chỉ dấu để xác định. Hiện nay chỉ có duy nhất NHNN đang bán vàng ra để bình ổn thị trường. Phần lợi nhuận chênh lệch giá này tất nhiên chảy vào túi NHNN. Như vậy có thể thấy chỉ dấu này cho thấy chính Chính phủ Việt Nam đang đầu cơ vàng. Chỉ dấu thứ hai là Thống đốc NHNN không bị cách chức. Nếu NHNN làm ra chính sách để tạo điều kiện hình thành đầu cơ vàng cho một nhóm đặc lợi cá nhân nào đó thì cái ghế Thống đốc không thể yên ổn. Ngày 22/12/2012 Tổng bí Đảng Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với NHNNđồng thời đánh giá cao hoạt động của NHNN. Tháng 9 năm 2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo hội nghị kiểm điểm của ban cán sự Đảng của NHNN và cũng đánh giá cao những nỗ lực hoạt động của NHNN. Những hoạt động này là chỉ dấu cho thấy chính sách của NHNN được Đảng cầm quyền và Nhà nước đánh giá cao. Như vậy có thể suy ra Đảng cầm quyền và Nhà nước đang ủng hộ chính sách tạo ra đầu cơ vàng.
Vậy còn ai đang đầu cơ vàng ở đây ngoài chính Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam? Tại sao họ phải làm như vậy? Rất có thể đầu cơ vàng chính là chính sách tận thu tiền từ nhân dân trong bối cảnh nền kinh tế đang be bét và xuống dốc, và ngân sách nhà nước đang bị thâm thủng nghiêm trọng. 





Vàng và Vinashin


gold-bullion-93b8f-813ecVào thời điểm mà thị trường vàng trở nên sôi động nhất từ trước đến nay với ồ ạt các phiên đấu thầu, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động này.
Như để hưởng ứng cho quyết định thanh tra này, ngày 23/4, có hẳn một cuộc hội thảo mang cái tên khá “giật gân” là “Thị trường vàng Việt Nam và những ẩn số” do Trung tâm Nghiên cứu, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức tại Tp.HCM. Tuy nhiên, chưa có ẩn số nào được nhìn ra tại cuộc hội thảo này. Và dư luận sẽ càng phải “nín thở” hơn trong chờ đợi kết quả của cuộc thanh tra.
 Thực tế, vấn đề quản lý thị trường vàng và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thị trường vàng, trong suốt thời gian qua đã dấy lên nhiều hoài nghi.
 Tại Nghị trường Quốc hội cũng như tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đề nghị của số đông đại biểu Quốc hội, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đã có không dưới hai lần phải trả lời chất vấn nội dung này và ông Bình cũng là thành viên Chính phủ có tần suất đăng đàn nhiều nhất tại 4 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII.
 Trong hầu hết các phiên trả lời chất vấn, Thống đốc Bình đều không đem lại sự thỏa mãn cho các đại biểu Quốc hội, thậm chí, như tại phiên trả lời chất vấn hồi tháng 11 năm ngoái, ông Bình đã phải cảm thán rằng: “Tôi đã giải thích quá nhiều và năng lực giải thích của tôi cũng có hạn cho nên đại biểu chưa hiểu hết được”.
Song vấn đề, có lẽ không phải do năng lực giải thích, mà nằm ở những ẩn khuất trong điều hành. Bởi như chất vấn của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch: “Thống đốc hứa rằng thị trường biến động chênh lệch 400.000 giữa trong nước, ngoài nước thì Ngân hàng Nhà nước điều tiết. Bây giờ không làm được thì lại bảo rằng không cần liên thông với thị trường nước ngoài, thì Thống đốc nghĩ thế nào?” và “Bình ổn hay là tiêu diệt thị trường vàng?”.
 Hay như chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu): “Vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng miếng chưa đem lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu là đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước không tập trung vào quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu để tạo ra sự độc quyền và có biểu hiện lợi ích nhóm trong vấn đề này hay không?”.
 Câu chuyện với vàng hiện nay có nhiều tình tiết tương đối giống với câu chuyện nổi tiếng về “con tàu” Vinashin. Vinashin ban đầu được nhắc đến, như một tập đoàn nhà nước có nhiều sáng kiến hoành tráng và táo bạo, có nhiều bước đi hùng dũng tưởng như đưa ngành công nghiệp tàu biển của Việt Nam lên đỉnh cao đến nơi.
 Rồi Vinashin bắt đầu gây sóng ở nghị trường Quốc hội, ban đầu chỉ là sự hiện diện khá ẩn ý mà trong kỳ họp hồi cuối năm 2009, Bí thư Đà Nẵng khi đó là ông Nguyễn Bá Thanh có nhắc đến là con tàu nghìn tỷ đồng, chạy chưa được mấy chuyến đã phải nằm “đắp chiếu”.
 Sau những ẩn ý ban đầu này, nỗi nghi vấn về Vinashin ngày càng trở nên lớn hơn và được đề cập đến ngày một thẳng thắn, quyết liệt hơn. Bão tố đã thực sự đến với con tàu khổng lồ này một năm sau đó.
 Ở nghị trường Quốc hội tháng 10/2010, lần lượt các bộ trưởng phải đăng đàn giải trình, trong đó có Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Tổng thanh tra cho biết, Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm của Vinashin và đã ba lần đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chưa làm được.
 Một trong những lý do khiến chưa thanh tra toàn diện, được ông Truyền nhắc đến là vào năm 2009 khi Thanh tra Chính phủ tiếp tục đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin, Chính phủ đã duyệt kế hoạch thanh tra nhưng đến tháng 3/2009, Chính phủ họp ra nghị quyết là phải điều chỉnh để giảm áp lực thanh tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước để các đơn vị này tập trung vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả kinh tế, khắc phục suy thoái.
 Kết cục của vụ bê bối mang tên Vinashin đến nay dư luận đều đã rõ. Qua vụ bê bối này, có thể thấy rõ rằng, “linh cảm” của Quốc hội là khó có thể sai, vấn đề là Chính phủ có kịp thời và cầu thị trong khi lắng nghe và tiếp nhận những linh cảm này hay không. Như với Vinashin, là quá chậm.
 Với vàng, hiện chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy cuộc thanh tra này sẽ gặp phải trắc trở như với cuộc thanh tra dành cho Vinashin. Cùng đó, còn thêm một thuận lợi nữa là “linh cảm” của Quốc hội về những điều chưa minh bạch trong quản lý, điều hành thị trường này đến nay đã là rõ hơn nhiều so với thời kỳ linh cảm về Vinashin. Bởi khi nhắc đến lĩnh vực này, đại biểu Quốc hội luôn nói thẳng mà chưa từng phải giữ ẩn ý như với Vinashin.







Thấy gì qua vụ bài báo “Rửa vàng bằng cơ chế?” bị “bóc”?


137Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế – tài chính – tiền tệ quốc gia.
Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.
Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…
Ngay tối 24-4, Thời sự VTV1 đưa tin, chiều cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo, ra thông cáo bác bỏ quan điểm bài báo Rửa vàng bằng cơ chế?, lớn tiếng chối bỏ sự thật rành rành giành độc quyền cho thương hiệu vàng miếng SIC(!?). Trước đó vài giờ, trên thanhnienonlines, bài báo trên bỗng âm thầm không cánh mà bay! Rõ ràng, phản ứng của Ngân hàng nhà nước trong vụ này bén nhạy và quyết liệt hơn hẳn phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền. Theo kinh nghiệm của báo giới, việc “bóc” bài báo trên ngoài tầm tay của Thống đốc Bình. Muốn “bóc” được, phải có lệnh từ Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, hoặc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Có bình thường không, khi một bài báo kinh tế làm cho Ngân hàng nhà nước nhảy dựng như đỉa phải vôi? Vì sao mấy tháng trước đây, hàng loạt tờ báo đăng tải vụ bê bối các “cá mập” Bầu Kiên, Trầm Bê… thao túng ngân hàng, khuynh đảo tài chính – tiền tệ quốc gia, không thấy Ngân hàng nhà nước phản ứng tương tự?
(Quê Choa bỏ đoạn cuối vì tác giả đã bàn sang vấn đề khác)
V.V.T.

Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới:
“Rửa” vàng bằng cơ chế?

Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được “kể” ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Lượng vàng VN nhập khẩu

136.jpg
Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới – Đồ họa: Hồng Sơn
Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới trung bình là 3 triệu đồng / lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu đã lên hàng trăm triệu đô la.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng “sóng tỷ giá” vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.

Hợp pháp hóa vàng lậu?

Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài “chui” vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN “bỗng dưng” (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Thị trường vàng như thùng không đáy!
Phiên đấu thầu sáng 23.4, 26 ngàn lượng vàng mà NHNN đem ra đấu giá đã được 8 đơn vị mua hết! Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các vị mua hết. Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng / lượng. Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang “ẩn” trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất – tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu… Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất – nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ… thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD:
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.
Anh Vũ (ghi)
Nguyên Hằng
Nguồn: Thanh niên







“Rửa vàng” từ chính sách của Ngân hàng nhà nước


imageNgân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Tổng cục 2 thuộc Bộ Công an điều tra những sai phạm của một bài báo trên tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu “rửa vàng” trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng. Tại sao lại xảy ra một sự việc có thể nói là rất nghiêm trọng đối với một tờ báo như vậy?
“Rửa” vàng bằng cơ chế?
Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thốngkê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.
Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Tuy nhiên bài báo giữ sự chừng mực cần thiết là không đưa ra nhận xét nào về  những đối tượng hưởng lợi quá lớn này.
Bài báo phân tích sự cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập ra vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước đã tạo kẻ hở cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào một lần nữa nhằm hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi.
Đúng như nhiều người nhận xét bài báo này không thể không bị rút xuống vì những con số và lập luận logic của nó sẽ khiến cho thị trường vàng phải nhìn lại cuộc chơi của mình, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nơi ban hành và chỉ đạo các chính sách kỳ lạ được gọi là quản lý thị trường vàng mà không một nước tư bản nào thực hiện.
Ngay sau khi bài báo lưu hành, Ngân hàng Nhà nước ra công văn gửi Tổng cục An ninh II – Bộ Công an cho rằng bài báo đã “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.
Bài báo đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. AFP
Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. AFP
Câu hỏi đặt ra tại sao Ngân hàng Nhà nước vốn có truyền thống chậm chạp khi đối phó với giá vàng nhảy múa nay lại tỏ ra căng thẳng với một bài báo như vậy? Phải chăng vấn đề mà bài báo đưa ra đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng hiện nay của Ngân hàng Nhà nước hay không? Nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng là một Tiến sĩ kinh tế cho biết nhận xét của ông:
Có thể nói là phản ứng của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đối với vấn đề biến động thị trường vàng là rất chậm và rất ít. Thí dụ trong lần biến động giá vàng vào tháng Tám năm 2011 chênh lệch với giá thế giới tới 5 triệu đồng. Sau cơn điên đó khoảng 5 ngày sau Ngân hàng Nhà nước mới có một văn bản và từ đó tới giờ phải nói là rất ít văn bản nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi của giới buôn bán vàng cũng như người dân trữ vàng. Cho nên việc NHNN có văn bản có thể nói phản bác đối với báo Thanh Niên thì tôi cho là một động thái rất là nhanh, nhanh một cách kỳ cục và có thề nói đầy nghi ngờ.
Người ta có thể đặt câu hỏi là số vàng nhập lậu này được nhập theo cách nào? Câu hỏi này phải được chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người phải trả trả lời vì trong phiên chất vấn của Quốc hội vào ngày 13 tháng 11 năm ngoái ông đã cho rằng trước khi Nghị định 24 có hiệu lực, lượng vàng buôn lậu mỗi năm lên tới từ 10 tấn tới 30 tấn.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc vàng nhập lậu và câu hỏi đặt ra với bài báo của Thanh Niên là không thề chứng minh được sự nhập lậu ấy từ đâu:
Trước đây thì ông Nguyễn Văn Bình khi còn làm phó Thống đốc NHNN đã viết trên tạp chí Cộng sản thừa nhận rằng là hàng năm có đến 20, có năm đến 40 tấn vàng lậu chảy vào Việt Nam. Thế nhưng cái khó của bài báo trên báo Thanh Niên là chứng cứ ở đâu, mà đã là hàng lậu thì làm gì có chứng cứ? Đây cũng là một câu hỏi rất lớn. Trước đây Hội đồng Vàng Thế giới mà tôi có gặp trong một cuộc hội thảo thì họ cũng nói rằng họ có các căn cứ đáng tin cậy cho biết họ biết các chỗ bán vàng ra tại Bangkok hay Hongkong và họ cũng biết rõ đường dây từ Bangkok hay Hongkong chuyền về Việt Nam. Nói thế thôi chứ bây giờ đòi hỏi chứng cứ thì không có cho nên cái chỗ sơ hở hay khó chứng minh của bài báo này là cái điểm ấy.
Vàng SJC Rồng Vàng bán ngoài thị trường. RFA
Vàng SJC Rồng Vàng bán ngoài thị trường. RFA
Trong công văn ghi rõ chính Ngân hàng Nhà nước đã liên hệ với Hội đồng Vàng thế giới và biết đây chỉ là con số dự báo nhu cầu vàng của Việt Nam chứ không phải là con số thật số lượng nhập khẩu vàng của Việt Nam hàng năm. TS Phạm Chí Dũng phân tích điều này:
Những số liệu báo Thanh Niên đưa ra  tôi cho là chỉ để tham khảo. Mà báo Thanh Niên cũng nói là số liệu tham khảo từ Hiệp hội Vàng Thế giới. Trong suốt bài báo của Thanh Niên có thể nói là dựa trên những số liệu tham khảo như vậy thì báo Thanh Niên chỉ đặt ra những giả thiết chứ không phải là tiết lộ. Rửa vàng cũng không phải là sự tiết lộ.
Báo Thanh Niên đặt ra một thực trạng là vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo hai con đường: Con đường thứ nhất là NHNN cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và con đường thứ hai là nhập lậu. Từ đó báo Thanh Niên nêu ra giả thiết là vàng lậu đã đang và sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam và đây là một thực tế và đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá suốt trong thời gian qua. Báo Thanh Niên cũng đặt ra ngay thời điểm này khi khoảng cách giá vàng trong nước và giá vàng thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục trên 6 triệu đồng một lượng thì tỷ giá ngoài thị trường tự do bị hun nóng lên một cách đáng ngờ. Điều đó là đúng. Giả thiết và nghi ngờ của báo Thanh Niên đặt ra là đúng. Trong thực tế giá vàng trong nước có thời điểm lên cao hơn 7 triệu một lượng so với giá vàng thế giới nhưng vẫn không có một lời nhắc nhở không có mọt động tác nào của NHNN.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đưa ra nhận xét về thái độ của Ngân hàng Nhà nước đối với điều mà ông cho là dẫm chân lên Bộ Công an, ông nói:
Đặt lại vấn đề NHNN có văn bản phản bác có thể nói là cáo buộc đối với báo Thanh Niên một số câu từ giống như trong một bản cáo trạng và hình sự hóa vấn đề. Những câu từ như vậy nó làm cho người đọc nảy sinh câu hỏi tại sao NHNN lại có thái độ cực đoan và có vẻ cáo buộc báo Thanh Niên. Tôi có cảm giác NHNN trong văn bản này dường như đóng thế vai của Bộ Công an và đang dường như muốn đưa cho báo Thanh Niên đội cái mũ đó là điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong công văn gửi Tổng Cục II Bộ Công an. Ngân hàng Nhà nước phân trần rằng Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC như bài báo viết.
Như vậy là Ngân hàng Nhà nước đã bác bỏ chính quyết định độc quyền vàng của mình trong nghị định 24. Thật ra nghị định này đã được báo chí phân tích rất nhiều trong đó dẫn lại tuyên bố của ông Bình cho rằng sự độc quyền vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tiến hành kinh doanh vàng với vai trò người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng.
Thực tế cho thấy từ 8 thương hiệu vàng miếng đang sản xuất, lưu thông trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố chỉ duy nhất SJC là thương hiệu vàng quốc gia”.
Một Ngân hàng Nhà nước lại không thể thống nhất ý nghĩa của một nghị định quan trọng và lái nội dung của nó sang hướng khác nhằm chống lại một tờ báo đăng bài phân tích những bất cập của chính mình thì được phải xem là điều không đơn giản trong tình hình phức tạp dễ dẫn tới đổ vỡ hiện nay.









Vàng hay tiền?


money-vs-goldNăm 2012-2013, Việt Nam chịu cùng lúc ba sức ép lớn nhất góp phần chính làm cho nền kinh tế suy thoái sâu, mà trước đấy may mắn không bị vướng phải.
Đó là: thị trường bất động sản, thị trường ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Ba sức ép cùng hội tụ, tạo ra sự cộng hưởng và gây ra những nguy hiểm chưa bao giờ có cho nền kinh tế nước nhà. Các lời giải cho từng điểm một đã được đưa ra, nhưng lời giải tổng thể thì chưa tới.
Điều ngạc nhiên là trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, vấn đề quản lý thị trường vàng vẫn bị bỏ ngỏ. Đây là một lĩnh vực rất nóng, cực mới nhưng chưa hề được nhắc đến, kể cả cấp cao và những hội nghị, hội thảo lớn.
Thứ nhất, muốn chống “vàng hóa” tiền tệ nhưng lại quản lý bằng cách tiệm cận hóa vàng, bằng việc quy định về vàng miếng, vàng thương hiệu quốc gia và để cho giá trị của vàng miếng thương hiệu cao hơn tới gần 5 triệu đồng so với vàng bình thường cùng hàm lượng 9999.
Như vậy, đã vô tình biến vàng thành tiền. Cách làm này dù vô tình hay cố ý đã gây tác động ngược và biến nó thành một mô hình rất nguy hiểm, điều này cần phải được xem xét.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) năm 2005 đã khẳng định, trừ vàng với tư cách là vàng tài chính dự trữ quốc gia, còn lại vàng hàng hóa có hàm lượng như nhau thì phải được đối xử như nhau. Như vậy, không lý nào lại thực hiện việc dùng một cái dấu SJC để biến vàng bình thường thành vàng “thương hiệu” quốc gia!
137Thứ hai, quản lý tập trung và độc quyền nhà nước mâu thuẫn với kinh tế thị trường. Rất tiếc, cho đến nay, mới có lời tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thương hiệu vàng miếng mà chưa có một đề án chính thức mang tính pháp lý về vàng thương hiệu, không có quy trình, quy chế, mà trách nhiệm, lợi ích cũng không rõ ràng.
Ngay cả Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ cũng chỉ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chứ chưa quy định liên quan đến thương hiệu vàng miếng, thương hiệu vàng quốc gia. Nói “tùy tiện” thì hơi nặng nhưng thực sự là rất duy ý chí.
Hơn nữa, nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 được thông qua, phần về vàng ghi: “Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế”. Đây như một tiêu chí được mọi người ủng hộ.
Năm 2011, khi giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới 2 triệu đồng/lượng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ đưa mức chênh lệch này về 400 ngàn đồng, nhưng đến cuối năm 2012, chính ông lại cho rằng, không có lý do gì để bình ổn giá vàng.
Mục tiêu mà ông quan tâm là chống đầu cơ vàng. Như vậy, quan điểm của ông Thống đốc đã thay đổi rất mạnh, rất cơ bản và rất ngược nhau.
Thứ ba, việc độc quyền của Nhà nước về vàng có gắn với lợi ích nhóm và lợi ích DN hay không khi mà mức chênh lệch giá lớn đã và đang kéo dài trong nhiều tháng qua? Tiền chênh lệch đến gần 5 triệu đồng giữa giá vàng trong nước và thế giới, chênh lệch đến 400 ngàn đồng/lượng giữa vàng thương hiệu SJC với các loại vàng khác, đã đi đâu?
Nếu tiền được bổ sung vào ngân sách nhà nước thì rất tốt, nhất là khi ngân sách nhà nước đang khó khăn. Nhưng đến nay, trách nhiệm giải trình của cá nhân về các vấn đề liên quan đến thị trường vàng vẫn chưa có.
Không dừng lại ở đó, khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ áp đặt biên độ giá vàng. Nhưng biên độ giá đó sẽ căn cứ vào đâu, nếu giá vàng trong nước không liên thông với giá quốc tế, nếu không lấy cơ chế thị trường, giá thị trường làm căn bản? Những điều này, không rõ Quốc hội có biết không, Chính phủ có biết không, nhưng rõ ràng người dân không được biết.










Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả


goldNgân hàng Nhà nước (NHNN) phản ứng mạnh bài ‘Rửa’ vàng bằng cơ chế đăng trên báo Thanh Niên ngày 24-4 đến nỗi báo này phải rút bài xuống, hôm sau thì đăng đính chính trên báo in.
Vấn đề được NHNN đẩy đến chỗ hình sự hóa khi mời Bộ Công an (Tổng cục An ninh II) “cùng xử lý thông tin rửa vàng”, tạo một tiền lệ chưa từng có.
Bình tĩnh đọc lại bài báo trên báo Thanh Niên thì thấy căn cứ để tác giả nêu ra cáccon số nhập lậu vàng vào Việt Nam trong các năm qua là một báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới. Theo đó, bài báo cho rằng Việt Nam đã nhập khẩu 87,8 tấn vàng thỏi trị giá 4,561 tỷ đô-la vào năm 2011; 75,2 tấn vàng thỏi trị giá trên 4 tỷ đô-la vào năm 2012. Với vàng nữ trang thì ít hơn, năm 2011 nhập năm 2011 là 13 tấn, năm 2012 thêm 12,5 tấn nữa.
Cái sai về mặt kỹ thuật ở đây là báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới dùng khái niệm “gold demand”, tức nhu cầu vàng, được họ định nghĩa là “tổng lượng vàng nữ trang và vàng miếng tiêu thụ trong cả nước”. Nhu cầu vàng này được ước tính dựa trên cung vàng từ các nguồn, gồm vàng chế tác và vàng nhập từ các nguồn không chính thức. Nói tóm lại, họ lấy các con số do các công ty vàng bạc lớn của cả nước bán ra trong năm để ước tính ra “demand” (cầu vàng), còn các công ty này lấy vàng từ đâu thì họ không quan tâm (vì cũng chẳng biết). Vàng đó có thể từ nhập lậu, cũng có thể từ các dạng vàng khác dập thành vàng miếng hoặc vàng nguyên liệu nhập từ trước.
Ví dụ theo thông tin trên trang web của SJC, doanh thu của SJC năm 2010 là 4,27 tỷ đô-la, năm 2011 là 5,28 tỷ đô-la (khoảng 100 tấn giá lúc đó), chủ yếu là nhờ mua bán vàng miếng ra thị trường. Lưu ý là doanh thu này không có nghĩa SJC bán ra 100 tấn mà có thể xoay vòng nhiều lần, mua vào rồi bán ra nhưng cuối cùng cũng tính thành nhu cầu tiêu thụ vàng của toàn thị trường. Nhưng vàng nguyên liệu ở đâu ra để bán? Có thể từ nhập khẩu, có thể từ mua vàng đủ loại trên thị trường (từ chuyên môn là scrap gold) về chế biến thành vàng bốn số chín.
Vậy nếu bài báo nói những con số này là nhu cầu vàng, trong đó một tỷ lệ nào đó là từ vàng nhập lậu thì hoàn toàn chính xác, không cãi vào đâu được. Vàng nhập lậu tác động lên tỷ giá là chuyện ai cũng biết nên đoạn tiếp theo cũng không có gì sai cả.
Bây giờ đến đoạn quan trọng nhất là câu “hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để ‘rửa’ số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam”. Chỉ cần biên tập bỏ chữ khổng lồ (vì như đã nói ở trên là không xác định được khối lượng vàng nhập lậu là bao nhiêu) thì câu này đâu có cáo buộc trực tiếp NHNN điều gì đâu. Bài báo chỉ nói đến khả năng người khác trục lợi do chính sách chứ đâu nói chính sách là nhằm rửa vàng lậu?
Tôi đã từng phê phán chính sách cho tạm xuất tái nhập vàng rồi nên ở đây không nhắc lại nữa nhưng rõ ràng chính sách này dễ bị một bên khác lợi dụng để hưởng lợi nhiều cách, kể cả không loại trừ khả năng hợp thức hóa vàng lậu nhập trước đó (dù số lượng có thể ít) mà NHNN không biết.
Nếu NHNN là nơi muốn lắng nghe dư luận để điều chỉnh chính sách thì đây là dịp rất tốt để hiểu thị trường bên ngoài đang nghĩ như thế nào về mình, công tác tuyên truyền còn yếu ra sao để họ hiểu nhầm như thế ấy, chứ tại sao lại hình sự hóa vấn đề lên như thế? Lắng nghe như thế biết đâu là nguồn thông tin để NHNN rà soát lại chính sách xem có để ai lợi dụng không chứ chưa gì đã phủ định hết sạch như thế thì chủ quan quá.
Chính sách liên quan đến vàng đang tiếp tục nhận những phê bình của công luận. Dù báo Thanh Niên có đính chính thì báo Pháp Luật TPHCM lại có bài Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại! (Với câu dẫn rất ấn tượng: Thanh tra cần làm rõ: Vàng lậu vào VN là bao nhiêu? Đấu giá vàng và tạo ra tình hình độc quyền thương hiệu để làm gì?); báo Tuổi Trẻ thì có bài Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?” đặt vấn đề NHNN đã tung ra hơn 12 tấn vàng nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.
Đâu có thể “méc” bên Bộ Công an hết được!











Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?


vangNQLChuyện “Rửa vàng bằng cơ chế” báo TN phải lên tiếng đính chính . Nhưng ngay sau đó báo PL Tp HCM và báo TT lại lên tiếng mạnh mẽ. Hoan hô báo TT và PL Tp HCM!
Những lúc này tiếng nói bảo vệ đồng nghiệp là rất cần thiết. Không thể để bọn tham nhũng cả vú lấp miệng em. Báo TN lùi 1 bước để tiến 2 bước chứ không phải lùi để mà lùi. Rất mong là như vậy.
Tính đến ngày 24-4, hơn 12 tấn vàng (315.000 lượng) đã được Ngân hàng Nhànước (NHNN) tung ra trong các phiên đấu thầu và được tiêu thụ hết, nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.
Ai tiêu thụ số vàng này, và vì sao giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới 6-7 triệu đồng/lượng?
 Thùng không đáy
 Với mức giá trung bình 42-43,5 triệu đồng/lượng, ước tính tổng trị giá số vàng mà NHNN tung ra thị trường lên đến hơn 1.500 tỉ đồng, bằng nửa vốn điều lệ của một ngân hàng (NH) thương mại loại nhỏ.
ImageView.aspx
 Giám đốc một công ty kinh doanh vàng tại TP.HCM ước lượng trên 90% số vàng đấu thầu của NHNN do các NH mua để bù đắp lại số vàng huy động trong dân cư trước đây và đã bán ra để lấy VND. Số ít còn lại là các công ty kinh doanh vàng đã mua, nhưng trong số này nhiều công ty là sân sau của các NH nên thực chất vàng cũng chảy về túi NH chứ không được đưa ra thị trường.
Box1:
Loại doanh nghiệp nhỏ khỏi cuộc chơi đấu thầu
 Theo một số công ty vàng, hiện nay NHNN đã nâng khối lượng đặt thầu tối thiểu lên mức 1.000 lượng, tương đương 42 tỉ đồng, chưa kể phải chuyển trước một ngày nên cuộc chơi đấu thầu vàng gần như chỉ còn các NH và vài công ty vàng lớn như AJC, DOJI, PNJ. Trong khi những doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn khoảng 100 tỉ đồng nhưng nằm hết trong hàng hóa, nên việc huy động được một lúc 42 tỉ đồng là chuyện bất khả thi, chưa kể NHNN còn có lệnh cấm các NH cho các công ty vàng vay tiền để tham gia đấu thầu vàng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói với điều kiện mà NHNN đưa ra, trong đó tỉ lệ đặt thầu tối thiểu từ 500 đến 1.000 lượng tùy phiên, những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có lực để tham gia đấu thầu. Để tham gia doanh nghiệp phải có số vốn 20-40 tỉ đồng, chỉ những ông lớn đang cần mua vàng để bù đắp trạng thái mới có đủ lực tham gia. Lãnh đạo một NH từng nói vui rằng chỉ cần NHNN thông báo đấu thầu, ông có thể biết trước được đơn vị nào sẽ thắng thầu vì đã quá biết NH nào cần mua vàng, số lượng bao nhiêu.
 Ông Nguyễn Thanh Trúc, chủ tịch Công ty vàng Agribank (AJC), nhận định trong 11 phiên đấu thầu qua, lực mua chính xuất phát từ các NH cổ phần. Họ mua để bù đắp lại số vàng huy động của dân mà trước đây họ đã bán ra để lấy tiền đồng, nay phải mua để trả lại cho người gửi vàng trước thời điểm 30-6. Do vậy, dù NHNN bán ra số vàng rất lớn nhưng số vàng này không ra được thị trường mà nằm trong dự trữ của các NH để chi trả cho người gửi tiết kiệm. Như vậy thực chất thị trường vàng không được tăng nguồn cung nên giá vàng trong nước không thể thu hẹp cách biệt với giá vàng thế giới.
 Theo ông Trúc, trước đây có thông tin các NH cần phải mua 20 tấn vàng để đóng trạng thái. Nếu con số này chính xác, các NH vẫn còn thiếu gần 8 tấn vàng để chi trả cho dân do đến nay NHNN chỉ mới bán ra 12,1 tấn. “Có thể sau ngày 30-6, khi các NH đóng trạng thái xong thì NHNN sẽ đưa việc bình ổn thị trường vàng thành mục tiêu chính khi thực hiện đấu thầu” – ông Trúc nói.
 20 tấn vàng hay nhiều hơn thế?
 Chưa bao giờ NHNN chính thức đề cập số vàng thực chất mà các NH buộc phải mua trước hạn chót phải tất toán trạng thái là ngày 30-6. Tuy nhiên, số liệu của một số NH cho thấy con số này không hề nhỏ. Trong báo cáo gửi đến cổ đông của mình, NH SCB cho biết trong năm 2012 đã mua tổng cộng 63.987 lượng vàng để giảm trạng thái âm nguồn. Tuy nhiên tính đến 31-12-2012, tổng trạng thái âm nguồn vàng của SCB vẫn còn 247.031 lượng và NH này phải tiếp tục mua vàng vật chất trong thời gian tới hướng đến đóng trạng thái hoàn toàn trong năm 2013 theo chủ trương của NHNN.
 Còn số liệu của NHNN TP.HCM, tổng nguồn vốn bằng vàng của các NH trên địa bàn là hơn 1,6 triệu lượng, trong đó tính riêng tiền gửi bằng vàng của khách hàng là 664.776 lượng, tương đương 25 tấn. Số vàng giữ hộ cũng khoảng 24,7 tấn. Số vàng huy động này phải trả lại cho khách hàng chậm nhất vào ngày 30-6.
 Đến nay chỉ có một số ít NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Nhiều NH vẫn phải miệt mài mua từ nguồn đấu thầu của NHNN. Tổng giám đốc một NH tại TP.HCM nói những năm trước khi bị áp lực thanh khoản tiền đồng, NH đã phải bán ra để chuyển một lượng vàng thành VND và sử dụng vàng làm tài sản thế chấp để vay vốn liên NH. Việc này vào thời điểm đó được NHNN cho phép, nhưng nay chính sách thay đổi và NH đang phải trả giá. Ngay cả NH hoàn tất việc đóng trạng thái cũng vẫn phải mua vào để hỗ trợ khách hàng vay vàng chuẩn bị đáo hạn.
 Đến cuối ngày 24-4, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 6,32 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 42,22 triệu đồng/lượng. Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng việc đấu thầu thực chất chỉ nhằm giải quyết việc đóng trạng thái cho các NH chứ không thể bình ổn được thị trường ngay cả sau thời điểm 30-6 khi các NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Theo ông Hải, các NH bán vàng một năm trước khi vàng ở mức giá 41-42 triệu đồng/lượng, lấy tiền đồng cho vay với lãi suất có thời điểm lên đến hơn 20%/năm rõ ràng đang lời. “NHNN nên công khai các NH đang bị âm trạng thái và đề nghị tất toán ngay đợt này, không cần chờ đến 30-6. Bên cạnh đó NHNN cần kiểm soát chặt, tránh trường hợp NH lạm dụng ôm vàng chờ giá lên để bán” – ông Hải đề nghị.
 Box2:
“Dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6”
 Sau 11 phiên tung ra bán hơn 12 tấn vàng, NHNN vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đưa giá vàng trong nước về sát giá thế giới mà ngược lại, khoảng cách ngày càng nới rộng, từ mức chênh lệch 3 triệu đồng/lượng vào phiên đấu giá vàng đầu tiên ngày 28-3, đến ngày 24-4 đã lên đến 6,29 triệu đồng/lượng.
 Một quan chức NHNN thừa nhận phần lớn số vàng được bán ra thời gian qua được các ngân hàng mua để tất toán số dư vàng huy động trước ngày 30-6. Đây cũng là lý do mà giá vàng trong nước và thế giới vẫn chênh nhau khá lớn. Theo vị này, thị trường cần có độ trễ nhất định, khi số vàng được đấu thầu ra thị trường, cung cầu sẽ cân bằng. Mức chênh lệch giá trong nước và thế giới sẽ giảm. “Thị trường vàng trong nước được dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6. Lúc đó, khoảng cách giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới” – vị này nói.
 L. THANH












Thấy gì qua vụ bài báo “Rửa vàng bằng cơ chế?” bị “bóc”?


137Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế – tài chính – tiền tệ quốc gia.
Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.
Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…
Ngay tối 24-4, Thời sự VTV1 đưa tin, chiều cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo, ra thông cáo bác bỏ quan điểm bài báo Rửa vàng bằng cơ chế?, lớn tiếng chối bỏ sự thật rành rành giành độc quyền cho thương hiệu vàng miếng SIC(!?). Trước đó vài giờ, trên thanhnienonlines, bài báo trên bỗng âm thầm không cánh mà bay! Rõ ràng, phản ứng của Ngân hàng nhà nước trong vụ này bén nhạy và quyết liệt hơn hẳn phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền. Theo kinh nghiệm của báo giới, việc “bóc” bài báo trên ngoài tầm tay của Thống đốc Bình. Muốn “bóc” được, phải có lệnh từ Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, hoặc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Có bình thường không, khi một bài báo kinh tế làm cho Ngân hàng nhà nước nhảy dựng như đỉa phải vôi? Vì sao mấy tháng trước đây, hàng loạt tờ báo đăng tải vụ bê bối các “cá mập” Bầu Kiên, Trầm Bê… thao túng ngân hàng, khuynh đảo tài chính – tiền tệ quốc gia, không thấy Ngân hàng nhà nước phản ứng tương tự?
(Quê Choa bỏ đoạn cuối vì tác giả đã bàn sang vấn đề khác)
V.V.T.

Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới:
“Rửa” vàng bằng cơ chế?

Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được “kể” ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Lượng vàng VN nhập khẩu

136.jpg
Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới – Đồ họa: Hồng Sơn
Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới trung bình là 3 triệu đồng / lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu đã lên hàng trăm triệu đô la.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng “sóng tỷ giá” vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.

Hợp pháp hóa vàng lậu?

Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài “chui” vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN “bỗng dưng” (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Thị trường vàng như thùng không đáy!
Phiên đấu thầu sáng 23.4, 26 ngàn lượng vàng mà NHNN đem ra đấu giá đã được 8 đơn vị mua hết! Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các vị mua hết. Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng / lượng. Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang “ẩn” trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất – tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu… Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất – nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ… thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD:
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.
Anh Vũ (ghi)
Nguyên Hằng
Nguồn: Thanh niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét