Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thơ Thiền sư Thích Nhất Hạnh




Ý nghĩa hình tượng 3 chú khỉ (không nghe,không thấy,không nói)
Thoạt đầu, khi mới nhìn bức tượng này có lẽ ai cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó 3 không :  nghĩa là “không nhìn, không nghe và không nói”. 
Với 3 hình tượng đó có không ít người suy ra rằng : hãy cứ sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh và họ mặc nhiên bàng quan theo thuyết “Mackeno”. (= mặc kệ nó! )
Ý nghĩa hình tượng 3 chú khỉ (không nghe,không thấy,không nói)

Thoạt đầu, khi mới nhìn bức tượng này có lẽ ai cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó 3 không :  nghĩa là “không nhìn, không nghe và không nói”. 
Với 3 hình tượng đó có không ít người suy ra rằng : hãy cứ sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh và họ mặc nhiên bàng quan theo thuyết “Mackeno”. (= mặc kệ nó! )
 
Nhưng giữa cuộc đời đầy những điều thị phi và nhiều nhũng nhương này, nếu cứ an phận như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, tình người nữa cũng sẽ về đâu? 
Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời , thì thử hỏi cuộc sống có còn gì là thi vị nữa không? …
 
Thực ra ,nguồn gốc xuất xứ của bức tượng, và ẩn ý che dấu đằng sau ba chữ “không” kia mà người xưa muốn truyền lại cho con cháu có nhiều 
ý nghĩa sâu xa : Nguồn gốc của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn độ từ vài ngàn năm trước. 
Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần – Thần Vajrakilaya , là vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng.
Nhằm để răn dạy con người ( mà dân chúng Ấn Độ đa số là Phật tử )với ý khuyên là : không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy. 
 
Tư tưởng 3 không theo các nhà tu Phật giáo đi qua nước Tàu không rõ vào thời kỳ nào ?
Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ tám đời nhà Đường (Tang Dynasty, có bài viết là năm 838), một thiền sư người Nhật  trong chuyến Phật sự ở Trung hoa, đã mang theo về Nhật tư tưởng này. 
 
 
 
Tại Nhật, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng 8 bức khác nhau) có tượng 3 con khỉ tên Mizaru, Kikazaru và Iwazaru : bịt tai, bịt mắt, bịt miệng,  bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỷ 17.
 
Vì từ “zaru” gần âm với “saru” nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý này. 
Con che mắt tên là mizaru nghĩa là “tôi không nhìn thấy điều xấu” . Con bịt miệng là iwazaru nghĩa là “tôi không nói điều xấu”. Con bịt tai là kikazaru – “tôi không nghe những điều xấu”. 
Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy). 
 
Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều, họ muốn:
            *  Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn . 
            *  Bịt  tai để dùng TÂM mà nghe .
            *  Bịt miệng để dùng TÂM  mà nói .
 
Khi TÂM ở trạng thái "Tịnh" , không bị quấy rầy bởi những điều xấu , thì từ TÂM mới phát sinh những điều "Thiện" ,
" dùng cái TÂM thiện, TÂM đẹp .... mà nói " 
Ngăn ngừa  : những lời nói không tốt , làm đau khổ người khác , những lời nói làm chết người.
Đây là một sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật, lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Mong rằng những ai đang có món quà này trên bàn làm việc sẽ càng yêu quý và trân trọng nó hơn.


(sưu tầm)
www.hanhhuongdulich.com

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Hoàng Hưng giới thiệu
photo(1)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Hoàng Hưng:Năm 2012, có duyên qua Làng Mai – trung tâm tu tập thiền phái “Tiếp hiện” quốc tế ở Pháp – tôi được Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp. Tôi thưa: “Thưa Thầy, tôi biết nhà thơ Nhất Hạnh trước khi biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh” (biết từ thuở làm báo ở Hà Nội, “nghe nói” về Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện… ở Sài Gòn). Thầy tặng tôi một quyển Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt, tuyển thơ Thích Nhât Hạnh, NXB Lá Bối 1996. Tức là thơ cũ. Nhưng với tôi là hầu hết là mới. Hai năm nay, lâu lâu tôi lại đem ra đọc, vì ý thức đây là Thơ của một vị Thiền sư uy danh bậc nhất thế giới bây giờ, tất phải chứa đựng uyên áo thâm sâu triết lý Thiền, Phật. Mà tư tưởng, triết lý là cái thiếu nhất trong thơ của ta lâu nay. Và… tôi đã gặp, bên những bài thơ dấn thân của một trí thức trẻ 50 năm trước, những bài thơ-thuyết pháp của vị lão đại sư hôm nay, không ít Thơ… là Thơ, thế thôi. Tôi muốn được chia sẻ với Văn Việt một số bài trong tập thơ ấy đã cho tôi sự rung động và sự thức tỉnh, rung động Thơ-thức tỉnh Người hay rung động Người-thức tỉnh Thơ.
Hoàng Hưng

Hãy gọi đúng tên tôi

Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi
Bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới
Hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây
Làm đọt lá trên cành xuân
Làm con chim non cánh mềm chiêm chiếp vui mừng trong tổ mới
Làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng
Làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá

Tôi còn tới để khóc để cười
Để ước mong để lo sợ
Sự xuất nhập của tôi là hơi thở
Nhịp sinh diệt của tôi cũng là tiếng đập một lần của hàng triệu trái tim

Tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước
Và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sông đón bắt phù du
Tôi là con ếch bơi trong hồ thu
Và cũng là con rắn nước trườn đi
Tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái
Tôi là em bé nghèo Ouganda, bao nhiêu xương sườn đều lộ ra, hai bàn chân bằng hai ống sậy
Tôi cũng là người chế tạo bom đạn
Để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi.

Tôi là em bé mười hai
Bị làm nhục nhảy xuống biển sâu
Tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm
Tôi là người đảng viên cao cấp, cầm quyền sinh sát trong tay
Và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân đang chết dần mòn trong trại tập trung cải tạo

Nỗi vui của tôi thanh thoát như trời Xuân, ấm áp cỏ hoa muôn lối
Niềm đau của tôi đọng thành nước mắt, ngập về bốn đại dương sâu.

Hãy nhớ gọi đúng tên tôi
Cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười
Cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một
Hãy nhớ gọi đúng tên tôi
Cho tôi giật mình tỉnh thức
Và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ
Cánh cửa Xót Thương.

photo
Phi cóc tính

Quả vị đầu tiên mà ta tu chứng
Là quả vị phi cóc tính

Nếu bạn bỏ cóc vào đĩa
Chỉ trong vài giây
Cóc sẽ nhảy ra.
Nếu bạn bắt cóc bỏ vào đĩa trở lại
Trong vài giây
Cóc sẽ lại nhảy ra.

Giữ cóc trong đĩa
Thật là khó.

Bạn và tôi
Chúng ta đều có Phật tính trong tâm
Đó thật là một niềm an ủi.

Nhưng bạn và tôi
Chúng ta cũng có cóc tính trong tâm
Vì vậy cho nên
Quả vị tu chứng đầu tiên của chúng ta
Là  đạt tới
Phi cóc tính


Cúc cu đúng hẹn

Cúc cu đúng hẹn, đồi lên ấm
Điện thoại reo vang giữa núi đồi
Mưa xuân nhẹ hạt đất tâm ướt
Hạt đậu năm xưa hé miệng cười

Người đã tới thăm, trăng một túi
Lá tía tô gọi hạt mồng tơi

Rậm lục thưa hồng chuông gợi bước
Chân hôn mặt đất mắt ôm trời
Ngàn xưa một thoáng, mùa tuôn dậy
Tuyết cũng màu xanh, nắng cũng tươi.


Trái ý thức chín rồi

Tuổi trẻ tôi
Trái mơ xanh
Vết răng của em
Gây thành thương tích nhỏ
Những chân răng rúng động
Và nhớ hoài nhớ hoài

Nhưng từ thuở yêu em
Cánh cửa tôi mở rộng trước gió
Thực tại kêu gào cách mạng
Trái ý thức chín rồi
Cánh cửa
Không thể nào còn khép lại

Lửa
Lửa cháy tràn thế kỷ
Loang lổ núi rừng hoang
Gió thét ngang tai
Bão tuyết bên trời quằn quại
Vết thương mùa đông
Vết thương mùa đông nằm nhớ lưỡi thép lạnh
Bồn chồn, trăn trở,
Nhức nhối,
Thâu đêm.


Uyên nguyên

Himalaya là dãy núi nào?
Trong tôi có một ngọn hùng phong đỉnh vươn cao trời mây khói
Hãy đến cùng tôi dưới chân hùng phong không tên gọi
Ngồi trên những tảng đá xanh không tuổi
Lặng nhìn thời gian xe từng sợi tơ óng ánh dệt thành bức lụa không gian

Sông Cửu Long chảy nơi đâu?
Trong tôi có một trường giang cuồn cuộn, không biết đã bắt nguồn từ chốn thâm sơn nào
Ngày đêm nước bạc phăng phăng cuốn về nơi vô định
Hãy cùng tôi tới thả thuyền trên dòng hung mãnh
Để cùng tìm về chung đích của vũ trụ bao la

Andromeda là tên của đám mây sao nào?
Trong tôi có một tinh hà chuyển vận âm thầm muôn triệu tinh cầu sáng chói
Hãy cùng tôi bay, rách lưới không gian, đường mây mở lối,
Tiếng đập cánh của anh sẽ gây chấn động tới mỗi vì sao xa

Homo sapiens là tên giống sinh vật nào?
Trong tôi có một chú bé tay trái vén màn đêm, tay phải cầm một bông hoa mặt trời làm đuốc
Hai mắt bé là hai vì sao, tóc bé bay cuồn cuộn như mây trên khu rừng già giông bão
Hãy cùng tôi tới hỏi bé tìm chi và đang đi đâu?
Đâu là uyên nguyên? đâu là quy xứ? đường về có những ngã nào?
Ô hay, bé chỉ mỉm cười
Bông hoa trên tay bé
Bỗng trở thành một mặt trời đỏ chói
Rồi bé một mình lững thững đi tới giữa những vì sao.


Lanka

Ngàn năm sóng biếc ôm chân đảo
Rào rạt thâm sâu lòng đại dương
Đàn trẻ chân không trên cát mịn
Da thơm biển mặn, gió căng buồm…

Dừa cao rợp bóng nuôi hương đất
Chuối mít xoài thơm vẫn ngọt ngon
Mưa dội đèo cao nghe gió gọi
Bước chân của Bụt vẫn chưa mòn

Nắng lên rực rỡ ngày khai hội
Trống nhịp bàn chân sóng nhạc tuôn
Tay mềm nghiêng dáng nâu thôn nữ
Gợi ý tiền thân Bụt xuống trần.


Cẩn trọng

Qua ngõ vắng
Lá rụng đầy
Tôi theo con đường nhỏ
Đất hồng như môi son bé thơ
Bỗng nhiên
Tôi cẩn trọng
Từng bước chân đi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét