Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Tội Ác : "Kẻ Thù và Bạn ". . .[2] ‘Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa’





Vòng tròn bất tử ở Gạc Ma và bài học cho người trẻ

  • 11
 Ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.
Năm 2012, tôi may mắn có mặt trong đoàn đại biểu Hành trình vì biển đảo quê hương ra thăm Trường Sa. Trước khi lên tàu, chúng tôi đều được đọc và tìm hiểu về các đảo chìm, đảo nổi của quần đảo yêu dấu.
Dù đã biết lịch trình, tìm hiểu về Trường Sa, nhưng chúng tôi rất bất ngờ khi được chứng kiến giây phút đoàn công tác tiến hành lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa, gần cụm đảo Sinh Tồn – Cô Lin – Len Đao – Gạc Ma (quần đảo Trường Sa).
Cán bộ, chiến sĩ trên tàu cùng mặc niệm và thắp nén nhang tưởng nhớ những đồng đội đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
Thiếu tướng Bùi Sĩ Trinh, Phó chủ nhiệm Cục chính trị, Quân chủng Hải quân cho biết, ngày 14/3/1988 tại vùng biển này, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 Trường Sa; các tàu HQ - 604, 605, 505 (Lữ đoàn 125) và trung đoàn 83 công binh đã chiến đấu quyết liệt, quả cảm, chống lại sự tấn công bất ngờ của Hải quân Trung Quốc, trong lúc bộ đội ta đang làm nhiệm vụ vận tải, xây dựng công trình bảo vệ đảo ở Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma.
"Chúng tôi bồi hồi tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, cán bộ chiến sĩ Hải quân - những người con trung kiên của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh… Trong sự kiện này, 64 cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền của quê hương”, tôi vẫn nhớ rõ những lời nói xúc động của vị thiếu tướng quân đội.
Sau lời điếu của tướng Bùi Sĩ Trinh, những cán bộ, chiến sĩ có mặt trên tàu HQ 571 cùng thả vòng hoa xuống biển.
Vong tron bat tu o Gac Ma va bai hoc cho nguoi tre hinh anh 1
 Vòng hoa tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Ảnh: Khánh An. 
“Theo truyền thống, phong tục của dân tộc Việt Nam, chúng tôi xin thắp nén nhang và thả vòng hoa tưởng niệm này để tưởng nhớ các đồng chí, để các đồng chí thanh thản, mãi mãi ở lại với biển, đảo, cùng chúng tôi canh giữ và bảo vệ Trường Sa, Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc. Nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh”, thiếu tướng Trinh nói.
Lễ tưởng niệm ngắn gọn, nhưng vô cùng xúc động. Nhiều người đã khóc khi những vòng hoa được từ từ thả xuống biển xanh. Kể từ đó, cái tên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao gieo vào tâm trí tôi câu hỏi “Điều gì đã xảy ra ở đây?”.
Sau chuyến công tác, tôi lục tìm trong sách giao khoa và một số sách đại cương lịch sử về sự kiện Gạc Ma năm 1988. Tuy nhiên, tôi không thấy thông tin mình cần, cũng không thấy những hình ảnh hào hùng của trận đánh năm nào trong sách giáo khoa Lịch sử. 
Cũng thật may mắn, Thư viện Quốc gia lại lưu trữ bài viết trên báo Nhân Dân năm 1988, đăng danh sách 64 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến này. Lần mở lại những tài liệu của Hải quân Việt Nam, tư liệu của báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam những năm 1988, 1989, tôi hiểu hơn lịch sử của sự kiện Gạc Ma ngày nào.
Những trang tư liệu ấy giúp tôi hình dung ra thời điểm 6h sáng 14/3/1988 trên bãi đá Gạc Ma. Với quyết tâm không để Hải quân Trung Quốc hạ cờ Tổ quốc cắm trên đảo, thiếu úy Trần Văn Phương đã bị bắn, tử thương. Trước khi về với biển, ông hô to: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".
Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Ngày 4/3/1988, Hải quân ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 1150, trong đó, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng.
6h, ngày 14/3/1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lính Trung Quốc nổ súng bắn vào bộ đội ta. Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay.
Hình ảnh bi tráng của những chiến sĩ hải quân hy sinh ở Trường Sa năm 1988 sau này được tôn vinh là “vòng tròn bất tử”. Tên gọi tuy ngắn gọn nhưng diễn đạt trọn vẹn sự hy sinh cao cả của những người lính bộ đội cụ Hồ. Gạc Ma, vòng tròn bất tử đã trở thành bài học vô giá cho thế hệ trẻ hôm nay.
“Nhiều anh em đã ngã xuống ngay sau những loạt đạn đầu tiên. Người này ngã xuống, người kia lại cầm cờ lao về phía cột cờ, không để rơi vào tay giặc”, những chia sẻ của ông Lê Hữu Thảo - người lính Gạc Ma may mắn sống sót - như muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ rằng: Bài học đoàn kết, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ăn sâu vào lý tưởng sẽ giúp người trẻ vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đất nước.
Từ vòng tròn bất tử, thanh niên hôm nay có thể "nối vòng tay lớn" để đi đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc gọi. Vòng tay tình nguyện đoàn kết của những người mười chín, đôi mươi mang trên mình màu áo xanh thanh niên quen thuộc đã và đang đến những vùng sâu, vùng xa giúp đỡ người dân còn khó khăn trong cuộc sống.
Hay "vòng tay tri thức" trải rộng khắp năm châu của những du học sinh Việt "mang chuông đi đánh xứ người", mà thành tích xuất sắc của họ làm rạng danh đất nước.
Vòng tay của sức mạnh thông tin mà người trẻ kết lại vững chắc trên mặt trận truyền thông kiên quyết chống Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông. 
Và có lẽ ý nghĩa nhất vẫn là bài học lịch sử: Như hình ảnh người trước ngã xuống, người sau anh dũng lao lên, những người trẻ hôm nay mạnh mẽ phấn đấu, vươn lên, học tập, lao động để xây dựng đất nước.
Gần đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khởi công công trình Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma với nguồn kinh phí từ sự đóng góp của tổ chức công đoàn và công nhân lao động, các cơ quan, đơn vị, đồng bào trong nước, kiều bào ngoài nước, nhằm tỏ lòng thành kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ hải quân.
Việc xây dựng tượng đài và đưa sự kiện lịch sử này vào sách giáo khoa sẽ góp phần giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Mời đón đọc bài 2: Cựu binh Gạc Ma: 'Tôi muốn đồng đội được nhắc tên trong sách giáo khoa'
Ông Lê Hữu Thảo - người trực tiếp tham gia trận chiến Gạc Ma năm 1988 - mong muốn sự kiện này sẽ được nêu trong sách giáo khoa ở cả ba cấp học. Việc đưa Gạc Ma vào sách giáo khoa cũng là cách bác bỏ những thông tin sai lệch đang trôi nổi trên mạng.
Khẳng định lịch sử không thể viết bằng trí tưởng tượng, cựu binh bày tỏ: “Lịch sử trước sau vẫn như một, cần tôn trọng, kể cả đúng hay sai, chiến thắng hay thất bại”.

Có nên đưa trận đánh Gạc Ma, cũng như chiến tranh bảo vệ biển đảo vào SGK Lịch sử?

Xem kết quả

Những lớp học Gạc Ma, Song Tử Tây ở Sài Gòn

Thay cho các ký hiệu A, B, C quen thuộc, các lớp học tại trường THPT Nhân Việt (TP HCM) được đặt theo tên những hòn đảo của Việt Nam như Song Tử Tây, Sinh Tồn, Gạc Ma...
Nguyễn Khánh An


Hà Nội

















http://news.zing.vn/khong-co-chu-gac-ma-nao-trong-sach-giao-khoa-post632872.html?utm_source=facebook&utm_campaign=articlefloating&utm_m


‘Không có chữ Gạc Ma nào trong sách giáo khoa’


“Đề cập Gạc Ma, sách giáo khoa cần viết ngắn gọn về âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này”, thầy Trần Trung Hiếu đề xuất.
Đầu năm 1988, Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp đảo Gạc Ma. 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604.
28 năm trôi qua, đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giáo viên Lịch sử, hải chiến Gạc Ma là một trong những sự kiện lịch sử lớn, phải đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường. Những người đã hy sinh cho đất nước phải được tôn vinh xứng đáng.
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An chia sẻ bài viết với Zing.vn về thực tế vị trí của hải chiến Gạc Ma nói riêng, đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói chung trong sách giáo khoa hiện hành.
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu: "Nhanh chóng đưa trận đánh Gạc Ma vào sách giáo khoa"
Thiếu sót lớn
Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) của Việt Nam. 28 năm qua, vì nhiều lý do khác nhau, người ta đã quên dần sự thật lịch sử này. Nhưng, những người thân của các liệt sĩ Gạc Ma và cả đồng đội còn sống sót sau sự kiện vẫn không thể và không bao giờ quên nỗi đau đó. Vết thương chưa lành và vẫn còn đau, bởi sự kiện Gạc Ma đang nhạt dần và có nguy cơ biến mất.
28 năm, thời gian quá dài và quá đủ để chúng ta nhìn nhận lại một sự thật hiển nhiên, dù nó rất phũ phàng và đau xót. Rất đáng để chúng ta phải trăn trở là tại sao một sự kiện như thế nhưng không hề được nói một từ nào trong sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành.
‘Khong co chu Gac Ma nao trong sach giao khoa’ hinh anh 1
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu (bên phải) cùng giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây- Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988).
Một thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông thắc mắc vấn đề chủ quyền 2 quần đảo (hiện nay là hai huyện đảo) Hoàng Sa, Trường Sa không được nhắc đến trong sách giáo khoa môn Lịch sử. Và đương nhiên, các sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm như Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (1988) cũng không được viết một dòng chữ nào.
Với góc độ giáo viên dạy Lịch sử trường phổ thông, tôi cho rằng đó là thiếu sót lớn, dù người ta cố tình biện minh với bất kỳ lý do gì.
Vấn đề này, sách giáo khoa cần minh bạch thông tin, nói đúng, nói đủ sự kiện. Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) hiện nay thuộc quyền chiếm đóng và quản lý trái phép của Trung Quốc.
Nói đến sự kiện này, sách giáo khoa chỉ cần viết ngắn gọn: Âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm và sát hại 64 bộ đội Việt Nam ở Gạc Ma, từ đó nêu lên hệ quả của sự kiện này.
Sách giáo khoa cần khẳng định lại rằng cuộc đấu tranh đòi chủ quyển đã mất (Hoàng Sa, Gạc Ma và một số đảo khác) là vấn đề phức tạp, không dễ dàng. Dù xét về phương diện lịch sử và pháp lý quốc tế, Việt Nam đấu tranh đòi lại chủ quyền là hoàn toàn đúng đắn.
Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên này, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin: Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet?
Sách giáo khoa phải tôn trọng và trả lại những sự thật lịch sử. Sự kiện Gạc Ma bị “quên” trong sách giáo khoa là điều khó chấp nhận.
Chúng ta không tưởng nhớ, tri ân đúng nghĩa các liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa nói chung, Gạc Ma nói riêng thì làm sao giáo dục cho thế hệ trẻ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng những giá trị lịch sử, từ đó có thái độ và trách nhiệm với Tổ quốc?
Nhắc lại sự kiện Gạc Ma 28 năm trước không phải nhằm khơi sâu mối thù hằn và sự tàn ác của chiến tranh, phá vỡ quan hệ hợp tác trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Nhưng thế hệ trẻ cần biết lịch sử để luôn đề phòng, cũng như tôn vinh, tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân ngã xuống vì Tổ quốc, từ đó sống có trách nhiệm và yêu đất nước mình.
Vị trí của Trường Sa, Hoàng Sa trong sách giáo khoa
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu là giáo viên nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại trường chuyên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An. Thầy Hiếu là người góp nhiều tiếng nói trên báo chí để giành lại vị trí môn Lịch sử trong trường phổ thông.
Tháng 10/2015, ông viết thư gửi Bộ GD&ĐT đề xuất không tích hợp Lịch sử và cho rằng đây là môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT quốc gia.
Sau đó, ngày 3/11/2015, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ và một số tổ chức liên quan bàn về Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, trong đó chủ đề chính là không tích hợp môn Lịch sử.
Trên thực tế, từ năm 2012 đến nay, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông vẫn giữ nguyên như cũ và chưa có thêm dòng chữ nào về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Ở sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527), trang 95, hình 44, có Lược đồ Hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ, hoàn toàn không vẽ và không giải thích về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Bài 25: Phong trào Tây Sơn (trang 123, hình 57) có Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, có đánh dấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác, nhưng không có thông tin nói đến chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này.
Trong bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (trang 135, hình 6) có Lược đồ các đơn vị hành chính thời Nguyễn (từ năm 1832), đánh dấu Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác, nhưng không giới thiệu thông tin nào về chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này.
Tại sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122, hình 53, có hình thái chiến trường trên mặt trận Đông Xuân 1953-1954. Dù đánh dấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác nhưng không giới thiệu thông tin về hoạt động của quân dân ta ở Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954.
Đến bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975), trang 163, hình 77, có Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có vẽ đường mũi tên từ khu vực Cam Ranh ra Trường Sa, nhưng không một lời giải thích. Người đọc không thể hiểu vấn đề lịch sử chủ quyền ở đây như thế nào.
Với sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn, trang 126, hình 49, có Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng, vẫn đánh dấu vị trí  Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác, nhưng không có lời giải thích về chủ quyền của Việt Nam.
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), trang 193, hình 79, có Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giống như lược đồ của sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Học sinh cũng không thể nhận ra lược đồ này “thể hiện rõ quân ta giải phóng đảo Trường Sa từ tay quân đội Sài Gòn”.
Như vậy, hầu hết lược đồ chỉ xác định vị trí của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức Việt Nam hiện nay, mà không minh chứng cho vấn đề nào của chủ quyền biển đảo trong lịch sử. 
Ngoài ra, sách giáo khoa Lịch sử phổ thông đều không nhắc đến 2 sự kiện quan trọng liên quan cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo này sau năm 1975. Đó là sự kiện đầu năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và trận chiến Gạc Ma năm 1988.
Tôi là người dạy Lịch sử và các đồng nghiệp cũng rất mong muốn Bộ GD&ĐT, trong khi chờ sách giáo khoa mới, nên kịp thời chỉ đạo các trường, sở GD&ĐT trong cả nước bằng văn bản, để lồng ghép nói về công cuộc bảo vệ biên giới và chủ quyền biển đảo.
Mời đón xem bài 4: 'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người thiếu đôi mắt'
Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà sử học Dương Trung Quốc cùng nhiều chuyên gia giáo dục, thầy cô dạy môn Lịch sử, du học sinh đều cho rằng: Phải đưa cuộc chiến Gạc Ma, cũng như những cuộc chiến tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc vào sách giáo khoa.

Có nên đưa trận đánh Gạc Ma, cũng như chiến tranh bảo vệ biển đảo vào SGK Lịch sử?

Xem kết quả


'SGK nên có một chương về chiến tranh bảo vệ biên giới'

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét