Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ - Nuôi lươn không cần bùn




Nông dân sáng kiến chăn nuôi: Nuôi lươn không cần bùn
Mặc dù được giới thiệu trước, nhưng chúng tôi vẫn hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn con lươn vàng óng, to bằng nửa cổ tay được nuôi trong bể nước không có bùn của anh Nguyễn Văn Hoàng (ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Ông Lý Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng cho biết, anh Nguyễn Văn Hoàng là một điển hình “Nông dân SXKD giỏi” cấp thành phố. Anh cũng là người đầu tiên ở Củ Chi nghĩ ra cách nuôi lươn mới, không cần bùn đem lại hiệu quả cao. 
Sáng kiến của anh đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, giúp người chăn nuôi lươn rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn. Đây cũng là điểm trình diễn để bà con tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Anh Hoàng cho biết, 5 năm về trước, lúc đó kinh tế gia đình rất khó khăn. Vợ làm ruộng, anh làm công an xã. Khi con gái lớn thi đậu đại học, anh lúc đó vừa mừng vừa lo. Mừng vì con đậu, được mở mặt với hàng xóm, lo ngày mai con lên thành phố học, tiền đâu mà nuôi? Đêm về anh cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
Nhờ nuôi lươn không bùn, mỗi năm anh Hoàng "hốt bạc" 1 tỷ đồng

Đang loay hoay không biết làm gì thì một người bạn mách ở tỉnh An Giang có mô hình nuôi lươn đồng rất hiệu quả. Lập tức anh lặn lội xuống tận nơi để học hỏi và mua giống về nuôi thử. Lúc đầu anh cũng nuôi theo cách truyền thống, cho bùn vào bể, bơm nước và cho lươn giống vào. Sau 12 tháng vừa nuôi vừa nghiên cứu, lứa lươn đầu tiên cũng tới ngày thu hoạch.
Hai vợ chồng cùng cậu con trai hí ha hí hửng tháo nước, bới bùn để bắt lươn, đào bới hoài, mỏi cả tay mà chỉ bắt được vài con. Thì ra lươn nuôi trong bùn bị chết gần hết mà anh không biết, vừa bước vào nghề đã bị thất bại. Mọi người trong gia đình, người nói ra, người nói vào, song anh quyết theo tới cùng.
"Năm 2008 một lần nữa tôi lại khăn gói đi một số tỉnh ở miền Tây, tham quan một số cơ sở nuôi lươn và tiếp tục mua giống về nuôi. Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại đầu tiên, lần này tôi làm bài bản hơn; đặc biệt không sử dụng một tí bùn nào. 
Tận dụng 2 chuồng nuôi heo, sửa chữa lại và ốp gạch men, vừa chống thấm nước vừa không cho lươn bò ra ngoài. Ở dưới đáy bể có để ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào.
Trước khi thả lươn giống, bơm nước vô ngâm bể 1 tuần rồi rửa sạch, xả hết nước và bơm nước mới vào. Trong bể có đóng 3 cái giàn làm bằng tre để cho lươn trú ẩn, sau đó tiến hành thả lươn giống. 
Khi thả lươn vào bể 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn, để lươn tự thích nghi với môi trường. Thời gian đầu cho lươn giống ăn trùn quế, sau 1 tháng cho ăn cá biển xay nhỏ, cứ thế cho ăn, tháo xả nước thường xuyên và chờ tới lúc thu hoạch, anh Hoàng chia sẻ.
Hồi mới nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu và cho là “ông công an viên gàn dở”. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng anh âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngày mong đợi đã đến.
Thật bất ngờ khi chiếc van xả đáy được mở ra, hàng trăm con lươn to bằng nửa cổ tay vàng óng, bò lúc nhúc. Vợ anh không giấu được cảm xúc vui mừng, chạy sang hàng xóm mượn cái cân tạ về cân thử, cân được 400 kg lươn/1 chuồng rộng 6 m2.
Qua quá trình nuôi lươn không bùn, anh Hoàng nhận thấy lươn không bị bệnh, mau lớn, suốt thời gian nuôi không phải tốn một đồng thuốc thú y nào, giảm được rất nhiều công lao động như công lấy bùn, cho ăn, thu hoạch. Đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng. 
Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn nhàn hơn.
Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. 
Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần.
Anh Hoàng kể, từ thành công ban đầu, tôi mạnh dạn mở rộng thêm diện tích nuôi, tính đến nay đã có 3 cơ sở nuôi lươn với tổng diện tích khoảng 1.200 m2. Trong đó có 700 m2 làm khu ương giống, còn lại 500 m2 nuôi thương phẩm.
Theo đông y, thịt lươn không những là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ rất tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng chữa được nhiều bệnh. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ lươn trong nước cũng như xuất khẩu rất mạnh, SX ra không đủ bán.
Hiện, giá lươn giống anh Hoàng bán ra 220.000 đ/kg; lươn thương phẩm loại 1 (5 con/kg) từ 100.000 - 135.000 đ/kg. Một năm anh cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 10 tấn lươn thương phẩm và 5 - 6 tấn lươn giống. Ngoài ra, còn cung cấp cho thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc.
“Vừa qua có 2 Cty của Nhật sang tham quan, kiểm nghiệm và đặt vấn đề ký kết hợp đồng, nhưng tôi chưa dám vì đơn đặt hàng quá lớn, khả năng của mình không cung cấp đủ”, anh Hoàng nói.
Theo NNVN

Mặc dù được giới thiệu trước, nhưng chúng tôi vẫn hết sức bất ngờ khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn con lươn vàng óng, to bằng nửa cổ tay được nuôi trong bể nước không có bùn của anh Nguyễn Văn Hoàng (ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Ông Lý Văn Minh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng cho biết, anh Nguyễn Văn Hoàng là một điển hình “Nông dân SXKD giỏi” cấp thành phố. Anh cũng là người đầu tiên ở Củ Chi nghĩ ra cách nuôi lươn mới, không cần bùn đem lại hiệu quả cao. 
Sáng kiến của anh đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, giúp người chăn nuôi lươn rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn. Đây cũng là điểm trình diễn để bà con tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Anh Hoàng cho biết, 5 năm về trước, lúc đó kinh tế gia đình rất khó khăn. Vợ làm ruộng, anh làm công an xã. Khi con gái lớn thi đậu đại học, anh lúc đó vừa mừng vừa lo. Mừng vì con đậu, được mở mặt với hàng xóm, lo ngày mai con lên thành phố học, tiền đâu mà nuôi? Đêm về anh cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
Nhờ nuôi lươn không bùn, mỗi năm anh Hoàng "hốt bạc" 1 tỷ đồng

Đang loay hoay không biết làm gì thì một người bạn mách ở tỉnh An Giang có mô hình nuôi lươn đồng rất hiệu quả. Lập tức anh lặn lội xuống tận nơi để học hỏi và mua giống về nuôi thử. Lúc đầu anh cũng nuôi theo cách truyền thống, cho bùn vào bể, bơm nước và cho lươn giống vào. Sau 12 tháng vừa nuôi vừa nghiên cứu, lứa lươn đầu tiên cũng tới ngày thu hoạch.
Hai vợ chồng cùng cậu con trai hí ha hí hửng tháo nước, bới bùn để bắt lươn, đào bới hoài, mỏi cả tay mà chỉ bắt được vài con. Thì ra lươn nuôi trong bùn bị chết gần hết mà anh không biết, vừa bước vào nghề đã bị thất bại. Mọi người trong gia đình, người nói ra, người nói vào, song anh quyết theo tới cùng.
"Năm 2008 một lần nữa tôi lại khăn gói đi một số tỉnh ở miền Tây, tham quan một số cơ sở nuôi lươn và tiếp tục mua giống về nuôi. Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại đầu tiên, lần này tôi làm bài bản hơn; đặc biệt không sử dụng một tí bùn nào. 
Tận dụng 2 chuồng nuôi heo, sửa chữa lại và ốp gạch men, vừa chống thấm nước vừa không cho lươn bò ra ngoài. Ở dưới đáy bể có để ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào.
Trước khi thả lươn giống, bơm nước vô ngâm bể 1 tuần rồi rửa sạch, xả hết nước và bơm nước mới vào. Trong bể có đóng 3 cái giàn làm bằng tre để cho lươn trú ẩn, sau đó tiến hành thả lươn giống. 
Khi thả lươn vào bể 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn, để lươn tự thích nghi với môi trường. Thời gian đầu cho lươn giống ăn trùn quế, sau 1 tháng cho ăn cá biển xay nhỏ, cứ thế cho ăn, tháo xả nước thường xuyên và chờ tới lúc thu hoạch, anh Hoàng chia sẻ.
Hồi mới nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu và cho là “ông công an viên gàn dở”. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng anh âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ngày mong đợi đã đến.
Thật bất ngờ khi chiếc van xả đáy được mở ra, hàng trăm con lươn to bằng nửa cổ tay vàng óng, bò lúc nhúc. Vợ anh không giấu được cảm xúc vui mừng, chạy sang hàng xóm mượn cái cân tạ về cân thử, cân được 400 kg lươn/1 chuồng rộng 6 m2.
Qua quá trình nuôi lươn không bùn, anh Hoàng nhận thấy lươn không bị bệnh, mau lớn, suốt thời gian nuôi không phải tốn một đồng thuốc thú y nào, giảm được rất nhiều công lao động như công lấy bùn, cho ăn, thu hoạch. Đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng. 
Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn nhàn hơn.
Nuôi lươn theo cách truyền thống từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. 
Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần.
Anh Hoàng kể, từ thành công ban đầu, tôi mạnh dạn mở rộng thêm diện tích nuôi, tính đến nay đã có 3 cơ sở nuôi lươn với tổng diện tích khoảng 1.200 m2. Trong đó có 700 m2 làm khu ương giống, còn lại 500 m2 nuôi thương phẩm.
Theo đông y, thịt lươn không những là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ rất tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng chữa được nhiều bệnh. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ lươn trong nước cũng như xuất khẩu rất mạnh, SX ra không đủ bán.
Hiện, giá lươn giống anh Hoàng bán ra 220.000 đ/kg; lươn thương phẩm loại 1 (5 con/kg) từ 100.000 - 135.000 đ/kg. Một năm anh cung cấp cho thị trường nội địa khoảng 10 tấn lươn thương phẩm và 5 - 6 tấn lươn giống. Ngoài ra, còn cung cấp cho thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc.
“Vừa qua có 2 Cty của Nhật sang tham quan, kiểm nghiệm và đặt vấn đề ký kết hợp đồng, nhưng tôi chưa dám vì đơn đặt hàng quá lớn, khả năng của mình không cung cấp đủ”, anh Hoàng nói.
Theo NNVN




>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ
03/07/2013, 10:28 (GMT+7)
Anh Nguyễn Minh Tuấn là người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk.





Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.
Tuấn cho biết, quê anh ở Hải Hậu (Nam Định). Năm 1990 anh vào Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) lập nghiệp. Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, anh phải làm đủ thứ nghề như trồng cà phê, sửa xe honda, cơ khí, buôn cá lăng ở Đồng Nai…
Trong thời gian buôn cá, anh cứ trăn trở, tại sao ở Đồng Nai nuôi cá lăng được mà Đăk Lăk chưa nuôi được? Năm 2002 anh quyết định khăn gói về Đồng Nai "tầm sư học đạo". Nói là đi học chứ thực ra là đi làm thuê cho một cơ sở nuôi cá lồng bè ở hồ Trị An. Sau 3 năm miệt mài vừa học vừa làm, anh đã có được một số vốn kiến thức, kinh nghiệm và quay trở về Đăk Lăk với khát khao, hy vọng sẽ làm giàu bằng nghề nuôi cá.

Kiểm tra cá lăng đuôi đỏ
Khác với nhiều người nuôi cá lăng trong ao đất, anh nuôi trong lồng bè và chọn huyện K’rông Nô làm bản doanh để nuôi thử nghiệm. Lúc đầu anh chọn nhiều giống cá để nuôi thí điểm như cá lăng đuôi đỏ, rô phi, điêu hồng…
Qua 2 năm nuôi thử, do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chưa cao, hơn nữa do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước đục, cá bị chết nhiều dẫn tới thất bại. Khổng nản chí, anh lại lặn lội đi khắp các địa phương trong tỉnh để khảo sát địa hình, nguồn nước để tìm địa điểm nuôi. Cuối cùng anh đã chọn được hồ nước tự nhiên là hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột để nuôi cá lăng đuôi đỏ.
Anh Tuấn cho hay, rút kinh nghiệm từ bài học thất bại lần trước, lần này trước khi thả cá, anh lấy nước trong hồ để xét nghiệm, thấy độ pH, sau đó mới quyết định làm lồng bè và tiến hành thả cá giống. Để thử nghiệm chắc chắn anh làm 10 lồng, trong đó nuôi 3 lồng cá lăng và 7 lồng vừa nuôi cá rô phi và điêu hồng.
Sau thời gian nuôi anh thấy cá rô phi không có hiệu quả, ngượi lại cá lăng nha lại phát triển rất tốt, cá mới nuôi 14 tháng trọng lượng đạt 2 kg/con. Thời điểm thu hoạch bán được 200.000 đ/kg. Từ thành công ban đầu tới nay anh đã đầu tư được 40 lồng, mỗi lồng rộng 36 m2, trong đó có 20 lồng nuôi cá thương phẩm và 20 lồng ương cá giống.
Anh Tuấn chia sẻ, so với nuôi trong ao đất, thì nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng bè hiệu quả hơn nhiều. Nuôi trong hồ có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên môi trường luôn sạch, cá ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, không phải tốn tiền thuốc thú y thủy sản.
Hơn nữa dễ kiểm soát và cân đối lượng thức ăn, cho cá ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Nuôi theo phương pháp này tiết kiệm được 5% tiền chi phí thức ăn. Đặc biệt thịt cá dai và ăn ngon hơn, giá bán cao hơn cá nuôi trong ao từ 5.000 - 10.000 đ/kg. Sản lượng cũng cao hơn. Năm 2012 gia đình anh thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1 lứa (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.
Hỏi về thức ăn cho cá, anh Tuấn cho biết, thức ăn cho cá lăng chủ yếu là cá biển, trùn quế, tôm nhỏ… mua ở chợ về xay cho ăn. Tuy nhiên, giá cả thức ăn ngoài thị trường đôi khi cũng thất thường. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh đã xây dựng khu nuôi trùn quế rộng 300 m2 và chế ra một chiếc máy để xay cá và trùn quế.
Bí quyết làm thức ăn cho cá của anh Tuấn là: Cá tạp + trùn quế (cả phân trùn, để làm chất kết dính) + cám gạo, tất cả cho vào máy xay nhuyễn vo viên cho cá ăn. Trộn thức ăn theo cách này, khi thức ăn xuống nước sẽ chậm tan, giúp cho cá ăn hết không bị lãng phí. Đặc biệt giảm được 1/3 chi phí tiền mua thức ăn cho cá, đồng nghĩa với tăng 1/3 lợi nhuận.
Ngoài sáng kiến tự chế máy làm thức ăn cho cá của gia đình, hàng năm anh còn xuất bán 20 tấn trùn giống với giá 30.000 đ/kg cho các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh.
Anh Tuấn cho biết thêm, cá lăng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đang trở thành món ăn đặc sản nên được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Chính vì vậy sản lượng cá thương phẩm và cá giống của gia đình SX ra không đủ cung cấp cho thị trường…
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè, tháng 7/2011, NM thủy điện Sêrêpôk 4 đã đầu tư lồng và thả nuôi hơn 40.000 con cá lăng đuôi đỏ trong 44 lồng. Sau gần 6 tháng nuôi, trọng lượng từ 70 con/kg ban đầu đã tăng lên 3 - 4 con/kg.
Anh Trần Duy Viễn, PGĐ NM thủy điện Sêrêpôk 4 cho biết: Sau khi tham quan một số mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên địa bàn tỉnh, Cty đã hỗ trợ công đoàn NM đầu tư gần 2 tỷ đồng làm lồng, mua giống cá lăng về thả. Qua theo dõi thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt.







Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme  
H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét