Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Tỷ phú gà tây phố núi



Tỷ phú gà tây phố núi

Cổ nhân nói: “có tiền làm ra tiền…”. Từ một nông dân nghèo đi lập nghiệp sống bằng đủ nghề trầy trật, “Hải xà lách soong”, “Hải xe ôm” của 10 năm về trước nay trở thành một tỷ phú nông dân miệt vườn Ðà Lạt đã vươn lên từ nghề chăn nuôi gà tây duy nhất trên cao nguyên Lâm Viên. Bởi vậy, từ năm 2005 đến nay, anh được bạn bè và nhân dân địa phương “đổi” biệt hiệu khác gọi rất ngộ và anh vui lòng lấy nó đặt luôn cho “thương hiệu” của mình - Hải gà tây!

Ðưa gà tây lên rừng!
Tiếp tôi trong căn nhà cấp 4, không gian sinh hoạt của gia đình anh không mấy rộng rãi, bề thế, sang trọng (thường thấy ở cách bày trí của những bậc “đại gia”, hay ít ra một triệu phú thành đạt); nhưng phía trước ngôi nhà là một cánh đồng trồng rau xanh rộng gần 4ha và xung quanh là các chuồng trại; trong nhà, trong chuồng, ngoài vườn chất đầy trứng giống, gà con mới ấp nở, gà giống, gà thịt kêu chí chóe... Với giá đất thành phố hiện tại, cộng với 1.000 con gà tây giống, trên 100 con gà rừng, mấy cặp công xanh Việt Nam, rồi mấy cặp trĩ đỏ, trĩ 7 màu (loài quý hiếm), … tính sơ, tài sản của gia đình ông chủ tròn 50 tuổi  - Lê Hùng Hải ngót… vài tỷ bạc!
Để có được một gia sản hôm nay mà có lẽ nhiều nông dân Đà Lạt mơ ước đối với ông chủ gà tây này ngoài sự lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và có cả “mối duyên”! Anh Hải kể, vợ chồng anh là người Cần Thơ, năm 1990 đưa nhau lên Đà Lạt lập nghiệp. Vốn liếng dành dụm mang theo cũng chỉ mua được vài sào đất ruộng trong con hẻm sâu của đường Phạm Hồng Thái (phường 10 - Đà Lạt) dựng tạm căn nhà nhỏ làm nơi trú ngụ bắt đầu những ngày tháng mưu sinh. Ngày ngày, vợ trồng rau (chủ yếu xà lách soong), chồng chở ra chợ bán và tranh thủ lúc rỗi nhàn chạy xe thồ… Chật vật tối tăm mặt mũi cốt đủ cái ăn và nuôi hai con học hành. Bởi vậy, anh em thân quen và bà con thường gọi anh bằng các biệt danh: “Hải xà lách soong”, “Hải xe ôm”!
 Đàn gà tây của anh Hải.
Nhân một lần về thăm Cần Thơ, “Hải xe ôm” mang theo mấy con gà tây về  Đà Lạt nuôi chơi chỉ để cho vui và giữ nhà (loại gà này kêu rất to khi động hay có người lạ). Anh Hải phát hiện gà tây dễ nuôi, lớn rất nhanh nhờ khí hậu mát mẻ, Đà Lạt lại có nhiều loại rau xanh (thức ăn khoái khẩu của gà tây). Vợ chồng anh bàn nhau và quyết định mở rộng, nhân lên nuôi thành đàn. Lứa gà đầu tiên nuôi “thử nghiệm” 70 con cho kết quả rất khả quan. Sau 6 tháng, gà trống có trọng lượng từ 8 - 9kg; gà mái khoảng 4kg; đặc biệt khoảng 7 tháng tuổi, gà mái bắt đầu đẻ trứng (mỗi lứa một con gà đẻ từ 20 - 40 quả trứng) và ấp nở thành gà con được bán rất chạy bởi ở Lâm Đồng  hiện chưa có nơi nào chăn nuôi và cung ứng loại thịt gà này.

Gà tây, còn gọi là gà lôi (tên khoa học Meleagris Gallopavo) có nguồn gốc từ gà tây rừng sống ở Bắc Mỹ và Mêxicô. Trước đây, người Ðà Lạt rất xa lạ với loại gà to lớn, trông khác thường, có nguồn gốc hoang dã được thuần hóa và du nhập, nhưng hiện nay loại gia cầm cho mức thu nhập khá cao này được nhiều người biết đến gắn với tên của một tỷ phú nông dân có biệt danh: “Hải gà tây”.
Nhận thấy hiệu quả chăn nuôi gà tây có hướng phát triển tốt cho thu nhập cao, điều kiện chăn nuôi chuồng trại lại dễ dàng (chủ yếu chăn thả từng đàn trong vườn, dưới các đồi thông, bãi cỏ…) có nguồn thức ăn dồi dào, vợ chồng anh tập trung đẩy mạnh số lượng con giống, tăng đàn.  Cùng với số tiền tích lũy được, anh Hải vay thêm 7 triệu đồng vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân phát triển của Hội Nông dân phường 10 đầu tư xây dựng chuồng trại, mua thêm đất mở rộng diện tích trồng rau xanh, mua thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gà và các phương tiện khác… Để có kiến thức tự chăm sóc đàn gà, anh Hải đã tìm mua nhiều tài liệu, sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi về nghiên cứu và tham gia các lớp tập huấn về  kỹ thuật chăn nuôi do Trung tâm Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng tổ chức…. Nhưng theo anh, kinh nghiệm và đức tính cần cù, chịu khó vừa tự học, tự nghiên cứu vừa đúc rút từ thực tế lao động đã cho anh “kho” kiến thức về chăn nuôi gà tây và các loại gia cầm khác khá vững. Qua nghiên cứu đặc tính, anh phát hiện gà tây mái biết ấp trứng nở thành gà con nhưng không biết chăm sóc gà con (như gà ta), chúng ấp trứng vụng về nên số lượng gà con sống không cao; hơn nữa, nhằm gia tăng số lần đẻ cho gà mái trong năm, anh Hải đã tự nghiên cứu, sáng chế ra máy ấp trứng bằng điện công suất ấp trên 500 trứng/mỗi lần. Gà con vừa nở được anh tách ra và nuôi trong lồng kín gió,  được sưởi ấm bằng bóng đèn điện, chăm sóc gần 1 tháng tuổi là có thể bán con giống hoặc nuôi đại trà lấy thịt…
Biệt danh “Hải gà tây”
Giai đoạn 2005 - 2007 là thời điểm đàn gà tây của anh Hải đông nhất, có lúc gần 3.000 con gà thịt, hàng trăm gà giống và vài ngàn gà con. Hiện nay, nhờ ấp và lai giống thành công các loại gà, trong vườn nhà anh còn chăn nuôi hơn 100 gà rừng, vài cặp công xanh Việt Nam, vài cặp trĩ đỏ và trĩ  7 màu. Anh cho biết, những cá thể mới này đều được anh tìm mua trứng (có khi gửi mua ở nước ngoài) về và ấp nở thành công. Riêng gà rừng, anh mua con giống về phối giống với gà nhà (giống gà tre) để cho ra gà rừng lai. Hiện anh đang có hơn 100 con giống chuyên đẻ trứng và ấp nở gà rừng con bán cho các nhà vườn, du khách có nhu cầu mua với giá rất cao. Dù trọng lượng một con gà rừng trưởng thành chỉ vài gram đến 1kg, nhưng gà rừng có bộ lông rất sặc sỡ, trông đẹp mắt và gáy rất đúng giờ nên được giới chơi chim cảnh, các “đại gia” ưu thích, chấp nhận mua giá rất cao. Anh Hải dự định, ngoài kinh doanh gà tây chủ lực sẽ nhân giống và chăn nuôi gà rừng thành các đàn trong trang trại của mình sắp tới.
Những năm trước, người Đà Lạt và du khách đến Đà Lạt chưa quen với thịt gà tây, anh đã tự mang gà tây và thịt gà tây (do anh tự chế biến) giới thiệu, tiếp thị các nhà hàng; khách nước ngoài rất ưa chuộng loại thức ăn khoái khẩu này và dần dần khách trong nước cũng thích thú, một số nhà hàng đã đưa thịt gà tây vào thực đơn cho khách lựa chọn. Hiện nay, 5 nhà hàng lớn ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng ký hợp đồng lấy hàng thường xuyên của anh. Trung bình mỗi tháng, anh xuất từ 100 - 200kg gà thịt (giá mỗi kg gà lông hiện tại 120.000đồng) và 500 con gà con giống bán ra thị trường. Mặc dù tại Đà Lạt đã có 10 cơ sở vệ tinh của anh Hải chăn nuôi gà tây (gà giống, công nghệ chăn nuôi do anh cung cấp và bao tiêu toàn bộ sản phẩm) thành một đầu mối, nhưng “cung” vẫn chưa đáp ứng đủ “cầu” của các nhà hàng và người dân trong vùng!
 “Đầu ra” của sản phẩm thịt gà tây ở Đà Lạt - Lâm Đồng có nhiều hứa hẹn làm giàu trong những năm tới, hiện nay anh đang tập trung vốn đầu tư mở một lúc hai trang trại chăn nuôi tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), có diện tích 1ha và trang trại khác 1,5ha tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) - cách TP. Đà Lạt chừng 20km. Anh còn dự định mở một nhà hàng chuyên chế biến thịt gà tây các món tại Đức Trọng (dọc quốc lộ 20) phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến cao nguyên Lâm Viên du lịch và nghỉ dưỡng. Từ lúc chăn nuôi manh mún “lấy công làm lãi”, để thực hiện kế hoạch làm ăn lớn và làm giàu cho gia đình, anh Hải cho biết, đang đầu tư toàn diện: mở rộng quy mô chăn nuôi theo mô hình trang trại có thương hiệu! Ngoài 7 lao động làm việc thường xuyên cho anh mấy năm nay (lương 3 triệu đồng/ người/tháng), anh đang “chiêu sinh” thêm khoảng 20 người trực tiếp lao động tại các trang trại của mình (trong đó phải có 1 bác sĩ thú y, 1 kỹ thuật viên…). Điều đáng nói là tất cả lao động ở đây, ông chủ “ưu tiên” chọn đều là thanh niên!
Hiện nay, bất cứ ai khi đến phường 10 (thậm chí cả Đà Lạt) hỏi “Hải gà tây”, dường như mọi người đều biết tên và giới thiệu đúng người để khách cần gặp và anh rất vui vẻ, sẵn sàng bàn chuyện hợp tác làm ăn. Được biết, có mấy Việt kiều về nước biết tiếng đã tìm đến anh đề nghị hợp tác, mở rộng chăn nuôi, sản xuất…
Hiện tại, mỗi tháng “Hải gà tây” thu nhập từ việc bán gà thịt, gà giống các loại trên 80 triệu đồng. Ở những thời điểm lễ, tết, mùa du lịch Đà Lạt… mức thu nhập còn cao hơn. Ngoài ra, vườn rau của anh mỗi ngày bán từ 5 - 7 tạ cũng thu về 4- 5 triệu đồng. Cái lợi của việc trồng rau là có cái bán chạy chợ hằng ngày và số rau thải ra, trộn với cám, bắp vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa là thức ăn cho gà tây rất nhanh lớn. Trung bình mỗi tháng, gia đình “Hải gà tây” thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Mỗi năm, (trừ chi phí đầu tư và trả công cho lao động), hộ nông dân này tích lũy trên 1 tỷ đồng.
Hai trang trại chăn nuôi đang xúc tiến (tháng 6/2011 sẽ đưa vào hoạt động) và vài ngàn gà giống đang chuẩn bị chăn thả là kế hoạch hướng tới mùa bội thu vào dịp cuối năm nay của “Hải gà tây”. Anh cho biết, thời điểm gà tây bán chạy và hút hàng nhất là vào dịp Lễ Noel, Lễ tạ ơn của người theo đạo Tin lành, Tết dương lịch…
  Bài và ảnh Thanh Dương Hồng

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây (gà lôi)

EmailInPDF.

Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.
Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Thịt gà Tây thơm ngon, nhiều nạc, tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới 0,5%, có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà Tây.
ở Việt Nam ta, gà Tây đã được nuôi từ lâu, nhưng những hiểu biết và đầu tư cho chăn nuôi gà Tây hãy còn nhiều hạn chế, nhất là kỹ thuật chăn nuôi gà Tây theo lối chăn thả tự nhiên, nên tỷ lệ nuôi sống thấp, chỉ khoảng 20 - 30% ... Nếu đầu tư chăn nuôi theo lối công nghiệp (giai đoạn gà con được úm đúng kỹ thuật), thì tỷ lệ nuôi sống có thể tăng lên 70 - 80%. Đó là một trong những bí quyết thành công trong chăn nuôi gà Tây: Chúng tôi xin giới thiệu để bạn tham khả
1 . Tháng thứ nhất:
Chuồng nuôi: Nuôi lồng hoặc nuôi nền.
Mật độ: Tuần thứ 1, 2: 50 con/ m2. Tuần thứ 3, 4: 25 con/m2.
Nhiệt độ úm: Có thể úm bằng đèn dầu hoặc đèn điện nhưng phải đủ nhiệt cho gà ấm. Tuần thứ nhất từ 33 - 350C sau đó giảm dần, mỗi tuần 30C, đến tuần thứ tư, nhiệt độ bình thường (không cần úm nữa)
Thức ăn: Yêu cầu về dinh dưỡng: Protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2800 - 3000 kcal/kg con. Tập cho gà Tây ăn thêm thức ăn thô xanh.
Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà uống tự do.
Phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà Tây bằng vaccin và hóa dược theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Tháng thứ 2: Nuôi chuồng và tập thả vườn từ từ để gà không bị Stress. Tăng dần khẩu phần thức ăn thô xanh lên.
3. Tháng thứ 3: Nuôi thả vườn. Gà Tây có khả năng sử dụng tốt thức ăn thô xanh, cho nên cần cho gà Tây ăn nhiều thức ăn thô xanh. Nuôi gà Tây thả vườn "đúng nghĩa" năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Thị trường tiêu thụ thịt gà Tây hãy còn nhiều hạn chế do người Việt Nam chưa quen dùng, công nghiệp chế biến thịt gà Tây chưa phát triển? cho nên chăn nuôi gà Tây chưa phát triển được. Vì vậy, bạn chưa nên phát triển trang trại lớn để nuôi gà Tây.
Theo vietlinh.vn












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét