Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Có 7 bệnh sau dùng lá lốt trị là khỏi - Loại rau quý chống ung thư kỳ diệu có nhiều ở Việt Nam




Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.



Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
[BaoMoiLa.com]
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Có 7 bệnh sau dùng lá lốt trị là khỏi
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau… Sau đây là một số tác dụng của cây lốt.
- Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
- Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
- Chữa phù thũng do suy thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
-Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
- Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và nhiều bệnh ung thư khác.

Cải xoong còn gọi là xà lách xoong, thủy điều thái, tây dương thái…, có tên khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh có mùi hăng, cay.
Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào hoặc chế biến món gỏi rất ngon và tốt cho sức khỏe bởi trong rau cải xoong chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, lại có vitamin A, B1, B2 và nhiều chất khoáng, chất xơ.
Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc...dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ, chống lão hóa…
Ngoài ra, cải xoog còn giúp chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét trẻ trung và nhất là dùng để chữa thận, mật có sỏi.
Cải xoong có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu , chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
Loại rau quý chống ung thư kỳ diệu có nhiều ở Việt Nam
Tác dụng chống ung thư của cải xoong
Một công dụng lớn của cải xoong rất ít người biết đến là khả năng chống lại bệnh ung thư.
Lợi ích chống ung thư của cải xoong có được là nhờ khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra. 

Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.

Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật (phytochemical) có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai chúng trong miệng chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. 

Cải xoong cũng là nguồn dinh dưỡng đặt biệt phong phú với hoạt chất nasturtiin, tiền thân của isothiocyanate phennethyl. 

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung.
Theo tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua.
Những người đàn ông và phụ nữ trong lứa tuổi 60, một nửa trong số đó thói quen hút thuốc lá, tham gia nghiên cứu này bằng cách ăn thêm khoảng 100g cải xoong mỗi ngày bên cạnh chế độ ăn uống bình thường liên tục trong tám tuần. 

Kết quả cho thấy, có sự suy giảm tổn thương DNA của tế bào máu (sự thiệt hại DNA trong tế bào máu là một chỉ số cho biết có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư). Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư. 

Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính. 

Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u) nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhất là ung thư vú.
Lưu ý: Cải xoong tuy rất tốt nhưng khi chế biến các món trộn, gỏi cần phải rửa sạch rau nhiều lần với nước sạch, muối, thuốc tím để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào rau.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Viêm xoang nặng có thể chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản không ngờ

Hoàng Đan | 01/12/2014 07:30

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng viêm xoang đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Làm sao để thoát khỏi căn bệnh này là một câu hỏi nhiều người muốn tìm lời giải.

LTS: Câu chuyện dưới đây là kinh nghiệm của người bị viêm xoang mãn tính suốt 4 năm đã tự chữa cho mình khỏi bệnh nhờ hàng ngày chịu khó xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Xét thấy, đây là kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tế, hơn nữa cũng là một biện pháp hỗ trợ có lợi cho người bị bệnh viêm xoang và không có tác dụng phụ gì, nên chúng tôi giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm, tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho niêm mạc xoang không hoạt động bình thường được.
Tình trạng tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến ứ đọng các dịch nhầy bẩn. Chất dịch này lại bám vào thành hốc xoang, lấp đầy hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ thông xoang, dẫn đến viêm nhiễm nhiễm tạo mủ.
Ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu, thời tiết cộng với tình trạng ô nhiễm không khí nặng khiến cho rất nhiều người mắc căn bệnh khó chịu này.
Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng viêm xoang đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Thậm chí, căn bệnh này gây hành hạ đau đớn khiến cho người bệnh rất khổ sở. Làm sao để thoát khỏi căn bệnh này là một câu hỏi nhiều người muốn tìm lời giải.
Hình ảnh viêm xoang (Hình minh họa: Internet)
Hình ảnh viêm xoang (Hình minh họa: Internet)
Câu chuyện của người 4 năm bị bệnh viêm xoang hành hạ
Chị Diệp S, một nhà báo ở Hà Nội, gần đây đã vui mừng chia sẻ chuyện mình tự chữa khỏi căn bệnh viêm xoang mãn tính từng đeo đuổi chị 4 năm.
Chị Diệp S. cho hay, tình trạng của chị khi mang căn bệnh này là vô cùng kinh khủng.
"Khi xoang mãn tính chuyển sang đợt cấp hoặc bị xoang cấp thì khổ sở vô cùng, khỏi diễn tả. Tôi đã từng phải ngủ ngồi cả đêm, thở bằng miệng, từng sốt giật.
Sau khi sinh con, bị một đợt, sốt mất mấy ngày mà mẹ chồng giật mình thon thót mỗi khi bất chợt chạm da vào trán. Giấc ngủ không say, miệng đắng ngắt, mất khứu giác, li bì...", chị S. chia sẻ.
Những đau đớn, khó chịu của căn bệnh viêm xoang đến mức độ nào thì chị có những người mắc bệnh xoang mãn tính như chị S mới có thể hiểu được.
"Và cũng đừng nói ai nhẹ hơn ai, ai nặng hơn ai vì đã bị xoang mà lên cấp thì giống nhau cả, chỉ so sức chịu đựng của mỗi người tới đâu mà thôi"
Cũng theo chị S. trong năm đầu bị xoang, do thiếu kinh nghiệm và đau quá nên chị đi khám và sử dụng nhiều biện pháp nhưng bệnh không khỏi hẳn mà bùng phát liên tục.
Sang năm thứ 2 không chịu nổi, chị quyết tâm tập thể dục, chạy bộ và tập aerobic để đẩy lùi bệnh. Đồng thời, thực hiện biện pháp cấy chỉ. Tuy nhiên, bệnh vẫn không khỏi.
Kinh nghiệm trị dứt bệnh xoang mãn tính 4 năm của chị S. đang nhận được nhiều sự chú ý.
Kinh nghiệm trị dứt bệnh xoang mãn tính 4 năm của chị S. đang nhận được nhiều sự chú ý.
Và kinh nghiệm "vàng" tự chữa khỏi viêm xoang nhờ nước muối sinh lý
Trong 4 năm, chị đã áp dụng đủ mọi phương pháp điều trị từ nội soi, hút chọc xoang, xông thuốc đến cấy chỉ nhưng bệnh của chị vẫn được bác sỹ chuẩn đoán là viêm xoang mãn tính.
Cuối cùng, chị đã tự mày mò tìm hiểu và tìm tra phương pháp điều trị xoang bằng cách rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý do một chuyên gia phục hồi chức năng nổi tiếng người Pháp hướng dẫn.
"Và thực sự tôi đã thành công bằng phương pháp này. Bác sỹ sau khi khám đã kết luận, tôi không còn dấu hiệu của xoang...", chị S bày tỏ.
Chị S cho biết thêm, xoang mũi rất nhiều hốc, cấu tạo phức tạp nên khi nó bị viêm mưng mủ, các thể loại mủ tích tụ trong những ngăn nhỏ một rất khó trị dứt điểm toàn bộ. 
Vì vậy, việc của chúng ta là làm mọi cách cho dịch sổ hết và rửa sạch vết thương, làm se miệng chúng.
Khác với vết thương ngoài da, vết thương trong xoang sẽ rất khó điều trị vì môi trường ẩm ướt, vết thương không có cơ hội khô, se.
"Đó là lý do vì sao nước muối sinh lý chính là liều thuốc thần cho bệnh xoang", chị S nói.
Công cụ và nguyên liệu, theo chị S thì chúng ta cần có một xi lanh 20cc, nước muối sinh lý ấm, nước cốt tỏi nếu cần.
Nếu đang trong đợt viêm cấp nặng, mủ đặc, xanh, có mùi, nên dùng nước muối cất để đảm bảo vô trùng tốt. Phải dùng nước muối ấm để làm các hốc xoang rỗ mủ nhanh, hơn nữa, bệnh này rất kị lạnh.
Tần suất rửa, tùy tình trạng nặng nhẹ, chữa trị hay phòng tránh nhưng khi bị nặng nhất, đau nhất thì cứ tầm 2 tiếng 1 lần, mỗi lần gần hết 1 lọ 500ml nước muối ấm.
Khi nặng, có thể ép ra 3 giọt nước cốt tỏi tươi pha vào 1 chai nước muối đó để rửa cùng, tăng kháng sinh tự nhiên sẽ khỏi nhanh.
Cách rửa theo chị S, hút đầy xilanh nước muối ấm (có thể có pha loãng cốt tỏi), nghiêng mặt 45 độ, nín thở rồi bơm nước 1 mạch và mạnh từ bên mũi cao, nước sẽ tự động chảy xuống bên mũi thấp.
Sau đó xì nhẹ cho nước ra ngoài. Bơm thông mỗi bên 2 lần rồi đổi bên.
Nếu tình trạng mũi xoang tắc quá mà bơm không thông được ngay từ phát đầu tiên thì cũng chớ vội nản nhé, cứ bơm và đổi bên, xì nhẹ, dần sẽ thông.
Để hỗ trợ, chị S cho biết thêm, có thể dùng xịt coldiB trước khi thông rửa mũi. Xịt ColdiB theo đúng liều lượng, khi cảm thấy thuốc có tác dụng, mạch trong mũi đã co lại thông thoáng thì đi rửa.
"Tuy nhiên cái xịt này chỉ là hỗ trợ nên chỉ nên dùng trong tối đa 3 ngày đầu bị tắc nặng nhất thôi", chị S khuyên.
Chị S nhấn mạnh, khi làm cần bình tĩnh, chịu đau và kiên trì "Chắc chắn sau 4 ngày sẽ đỡ và khỏi sau 7-10 ngày"
Ngoài ra, để phòng bệnh cần giữ ấm tai, mũi, họng. Đeo khẩu trang khi ra đường và thi thoảng ăn phở, ăn bún, hãy thêm vài lát tỏi ngâm giấm.
"Chỉ rửa muối tới khi bệnh giảm hẳn và gần khỏi sau đó để cơ thể tự đề kháng và tự khỏi. Sẽ không bao giờ khỏi dứt nếu rửa nước muối tới ngày cuối cùng.
Bởi bạn phải để thời gian cho vết thương tự lành và se miệng, không nên xối nước vào nữa nhé", chị S chia sẻ thêm.
Chỉ là phương pháp hỗ trợ
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Lương Thị Minh Hương, Chủ nhiệm Bộ môn Tai – Mũi – Họng, Trường ĐH Y Hà Nội, cán bộ BV Tai – Mũi – Họng TW cho rằng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ.
"Người bị viêm xoang có thể cải thiện bệnh bằng cách rửa nước muối sinh lý nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ còn không thể chữa trị dứt điểm bệnh này", PGS Hương nói.
Theo PGS Hương, trong bệnh lý mũi xoang mãn tính, rửa mũi giúp làm sạch hố mũi, các khe thông mũi xoang và các xoang, tránh sự ứ đọng dịch nhầy, đàm mủ.
Đồng thời, giúp hồi phục chức năng vận chuyển của niêm mạc mũi xoang, giúp làm nhẹ các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi, chảy mũi sau, nhức đầu, hơi thở hôi.
PGS Hương cũng cho hay, viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mãn tính.
Viêm xoang cấp thường gặp là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.
Nguyên nhân phổ biến của viêm xoang do môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh… là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây viêm xoang phát triển.
Ngoài ra nguyên nhân còn do do viêm mũi, cảm, viêm họng biến chứng thành viêm xoang.
"Ở mỗi loại viêm xoang lại có những phương pháp điều trị cụ thể vì vậy bệnh nhân cần đi khám để các bác sỹ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả nhất", PGS Hương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh viêm xoang, người bệnh cũng cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét