Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Trị tiểu đường - 10 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất - Thanh lọc cơ thể bằng đậu đen hay cải Bẹ Xanh



Trị tiểu đường bằng loại cây mọc hoang chỉ 5-7 lần cho hiệu quả



Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Rễ tầm bóp dùng trị tiểu đường trong vòng nửa tháng sẽ thấy bệnh chuyển biến.

---------------------
* Truy cập mục SỐNG KHỎE nhận thông tin tư vấn hữu ích:
- Cách ăn uống khoa học, loại bỏ tác hại của thực phẩm, tránh ngộ độc: 
An toàn thực phẩm 
- Cách nhận diện, phòng chống và chữa ung thư và các bệnh nan y:Phòng và chữa bệnh
Chỉ có ở Soha: Những bài thuốc quý, danh y, vị thuốc quanh ta:Cây thuốc vị thuốc
* Fanpage: https://www.facebook.com/caythuocvithuoc
Cây Tầm bóp còn gọi là cây Lồng đèn hay cây Thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.
Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi làng quê. Cũng nhìn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Là loại cây thảo mọc hoang hàng năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30 – 35mm, rộng 20 – 40mm; cuống lá dài từ 15 – 30mm.
Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy.
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược Herba physalis Angulatae.
Trị tiểu đường bằng loại cây mọc hoang chỉ 5-7 lần cho hiệu quả

Đông y cho rằng, toàn cây Tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn, nấc.
Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái, hoặc nấu lấy nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được, sử dụng trị đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị chứng tiểu đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây Tầm bóp làm thuốc lợi tiểu, lá được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày…
Để tham khảo và có thể áp dụng trong trị liệu khi cần thiết, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây Tầm bóp.
* Trị cảm mạo (yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc): Lấy 20 – 40g Tầm bóp khô sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Trị nhọt vú, đinh độc, đau bừu dái: Dùng 40 – 80g cây Tầm bóp tươi giã vắt lấy nước cốt uống. Còn bã đắp lên nơi sưng đau hay nấu nước rửa.
Hoặc trị đinh nhọt có thể lấy quả Tầm bóp, giã đắp lên vùng đau ngày thay 1 lần.
* Trị ho do đờm nhiệt: Lấy quả Tầm bóp 30 – 40g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
* Trị thủy thũng: Lấy 40 – 60g quả Tầm bóp, sắc lấy nước uống rải rác trong ngày.
* Trị tiểu đường: Rễ tươi cây Tầm bóp 30 – 40g, tim lợn 1 quả, Chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày. Cần ăn 5 – 7 lần (cách 1 ngày ăn 1 lần).
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

"Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới



Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.
Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.
Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:
Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.
Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.
Lưu ý:
- Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
- Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

10 cách đuổi muỗi không dùng hóa chất




Khi muốntiêu diệt muỗi, bạn thường hay dùng vợt muỗi, đèn bắt muỗi, chai xịt côn trùnghay đốt nhang muỗi? Trong những cách đó, hầu hết đều không tỏ ra hiệu quả lâudài hoặc có thể còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia đình. Thay vào đó,hãy áp dụng những cách đuổi muỗi thân thiện với môi trường dưới đây:

Cây ngũ sắc
Đây là loại cây quen thuộc, mọc hoang rất nhiều ven đường, bãi đất trống (có nơi còn gọi là cây trư ni thảo, cây cỏ hôi). Ngũ sắc được coi là loại cây đuổi muỗi khá hữu hiệu, hay được dùng ở vùng nông thôn.
Ngũ sắc là loại cây rất dễ trồng nhưng lại hiệu quả trong việc đuổi muỗi. Hình minh họa.
Cây hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả nên được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi.
Tuy nhiên, khi bị muỗi chích, không nên chà xát hoa ngũ sắc trực tiếp lên da vì nó có thể gây kích ứng da.
Húng lủi (bạc hà)
Ngoài tác dụng ngăn ngừa ong, gián, kiến đến gần nhà, chậu cây húng lủi còn là trợ thủ đắc lực của con người trong việc xua đuổi muỗi.
Cây húng lủi. Hình minh họa
Nên trồng quanh nhà một vài bụi húng lủi để làm nhiệm vụ đuổi muỗi và các loại côn trùng gây khó chịu.
Nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày.
Cây phong lữ
Phong lữ (phong lữ thảo) là loài cây cho hoa nhiều màu, đẹp và có mùi thơm quyến rũ.
Tinh dầu hoa phong lữ chứa a-pinene, myrcene, limonene, menthone, linalool, geranyl acetate, citronellol, geraniol và geranyl butyrate, có tác dụng an thần, giảm stress nhưng lại là mùi mà muỗi cực ghét.
Hoa phong lữ với nhiều màu sắc đẹp chính là khắc tinh của muỗi. Hình minh họa.
Bạn nên trồng trong sân, nhà vài chậu hoa phong lữ để trang trí nhà cửa và tận dụng luôn tác dụng đuổi muỗi cực đỉnh của nó loài hoa này.
Cây chân chim
Cây chân chim (hay còn có những tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim, sâm nam, chân vịt).
Cây chân chim vừa làm sạch không khí, vừa đuổi muỗi rất hiệu quả. Hình minh họa.
Theo nghiên cứu của NASA (cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ), cây chân chim là loại cây có khả năng làm sạch không khí và có khả năng chống muỗi. Khi trồng chậu cây chân chim trong nhà, muỗi sẽ tự bay đi, không dám lảng vảng trong nhà nữa.
Vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi khô, cất giữ để dùng xua muỗi khi cần đến.
Hãy đốt một vài mẩu vỏ cam, quýt nếu bạn muốn xua đuổi muỗi ra khỏi nhà. Hình minh họa.
Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.
Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.
Cúc vạn thọ
Mùi hương từ lá và hoa cúc vạn thọ là mùi muỗi không ưa thích. Hình minh họa.
Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.
Hoa dạ hương
Nằm đầu bảng các loài hoa đuổi muỗi chính là hoa dạ hương. Một khóm hoa dạ hương ngoài vườn với mùi hương ngào ngạt vào ban đêm sẽ giúp nhà gần như không bao giờ có muỗi bén mảng tới.
Hoa dạ hương đuổi muỗi rất hiệu quả, nhưng cần lưu ý vì nó có thể gây chóng mặt, nhức đầu. Hình minh họa.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, hoa dạ hương có mùi rất nồng, nếu ngửi lâu với mùi hoa đậm đặc sẽ khiến bạn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, chỉ cần một bụi hoa nhỏ với 1, 2 cành hoa ngoài vườn là đủ để bảo vệ bạn khỏi muỗi.
Dầu tràm
Khi bị muỗi đốt, nên thoa dầu tràm lên vết chích để không bị sưng, ngứa. Hình minh họa.
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm cũng có thể là vệ sĩ giúp bạn đuổi muỗi. Nhỏ vài giọt dầu tràm vào bồn tắm, thoa dầu tràm lên quần áo, da… cũng hạn chế muỗi đến gần bạn.
Khi bị muỗi chích, hãy thoa một chút dầu tràm lên vết chích. Dầu tràm sẽ làm cho vết chích không ngứa, không sưng đỏ, không để lại sẹo thâm.
Cây hương thảo
Cây hương thảo. Hình minh họa.
Một trong những mùi mà muỗi không thích nữa đó chính là mùi tinh dầu của cây hương thảo. Nếu có điều kiện, bạn nên trồng vài chậu cây hương thảo, vừa làm cảnh, vừa làm sạch không khí, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi.
Nếu không, bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo. Thoa vài giọt dầu hương thảo lên gối, mền, quần áo cũng giúp  cho muỗi không dám tới gần bạn.
Cây sả
Sả là loài cây cho tinh dầu thơm được dùng rất rộng rãi. Để giúp đuổi muỗi, rất nhiều gia đình đã trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.
Cây sả. Hình minh họa.
Nếu không có đất để trồng sả, bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ cây sả. Hoặc cầu kỳ hơn, mua cây sả ở ngoài chợ về, sau đó cắm vào ly nước. Vài ngày sau, lá sả sẽ bật lên, bạn cũng sẽ có một bụi sả trong nhà để giúp xua muỗi.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Thanh lọc cơ thể bằng đậu đen cực đơn giản mà không sợ tác dụng phụ



Từ xa xưa, đậu đen đã được sử dụng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thực tế, nhiều công dụng của đậu đen vẫn chưa được nhiều người biết tới.

Đậu đen hay còn gọi là ô đậu hay hắc đại đậu... Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận thủy, hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt...
Y học hiện đại cũng cho rằng đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng axít amin cần thiết cho cơ thể trong đậu đen rất cao như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin...
Từ xa xưa, đậu đen đã được sử dụng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thực tế, nhiều công dụng của đậu đen vẫn chưa được nhiều người biết tới. Dưới đây là những công dụng quý giá của đậu đen mà có thể bạn chưa biết:
Thanh lọc cơ thể bằng đậu đen cực đơn giản mà không sợ tác dụng phụ
1. Thanh lọc cơ thể:
Mỗi ngày dùng từ 20 đến 40 g để nấu chè đậu đen hoặc nấu thành nước uống. Nên cho thêm chút gừng để cân bằng vị. Hạn chế thêm đường để tránh tăng cân và những tác hại khác do ăn quá nhiều đường.
2. Chữa suy nhược cơ thể: 
Nấu chè đậu đen với đại táo, mỗi loại 30 g, nấu chung ăn liên tục trong 3 - 4 ngày.
3, Chữa thiếu máu, thận suy, tai ù, thần kinh và cơ thể suy nhược: 
Cá nhét làm thật sạch, đem chiên hoặc nướng rồi cho vào nồi nấu chung với 40 g đậu đen. Đun trên bếp lửa riu riu cho đến khi đậu chín nhừ, thêm ít tỏi, gừng và nêm nếm cho vừa miệng rồi ăn.
4. Tốt cho xương khớp, giải độc rượu lâu ngày, chữa nghiện rượu:
Chưng đậu đen với nước dừa xiêm, mỗi tháng uống 2 lần sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, giải độc rượu và trị chứng nghiện rượu.
5. Chữa táo bón, bí tiểu:
Ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập rồi uống vào lúc sáng sớm trong vòng 15 ngày sẽ cải thiện bệnh tình.
6. Chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 
Lấy 50 g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300 g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ; vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dạng nước sắc mỗi ngày dùng 15-20 g hoặc dạng bột mỗi ngày 5 g.
7. Lợi sữa:
Hầm đậu đen với gà ác cho sản phụ ăn trong một tuần để có nhiều sữa.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Thải  acid uric .


SỨC KHỎE/ ĐỜI SỐNG
BỆNH SƯNG CÁC KHỚP, NHÁT LÀ NGÓN CHÂN VÀ NGÓN TAY DO DƯ ACID URIC TRONG MÁU- BỆNH GOUT-
PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GOUT RẤT ĐƠN GIẢN & RẺ TIỀN
Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo ăn, ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.
Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét