Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Có Thể Bạn Chưa Biết . . .



2 phút sạch ngay cao răng không cần đến nha sỹ

Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản, bạn có thể tự lấy cao răng tại nhà nhanh chóng mà không cần đến nha sỹ.
Cao răng, hay vôi răng, là chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate kết hợp với cặn mềm, tức những mảnh vụn thức ăn, chất khoáng trong miệng, vi khuẩn, xác tế bào biểu mô. Mảng bám trong miệng cần thời gian khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Cao răng có màu vàng hoặc đen, cứng, bề mặt thô ráp.”
Cao răng có thể xuất hiện ở ngay hoặc phía trên đường viền lợi, ta có thể nhìn thấy dễ dàng. Nhưng cao răng xuất hện ở phía dưới đường viện lợi thì thường khó quan sát.
Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như:
Viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi.
Viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.
Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
Baking soda
Baking soda hay còn gọi là bột nở là một trong những giải pháp hiệu quả nhất không chỉ làm trắng răng mà còn giúp loại bỏ cao răng một cách nhanh chóng.
cao răngBạn có thể tự lấy cao răng bằng cách cần trộn đều hỗn hợp gồm 1/2 muỗng baking soda với một chút nước ấm. Sau mỗi lần đánh răng, bôi hỗn hợp này lên phần cổ răng, dưới nướu và chà xát nhẹ trong vài phút. Bạn có thể dùng hỗn hợp vỏ chanh, baking soda và muối để đánh răng nhưng lưu ý chỉ nên sử dụng tuần 1-2 lần để tránh làm tổn thương đến men răng.
Muối và baking soda
Nguyên liệu:
– 1 thìa canh baking soda (muối nở)
– 1/2 thìa cà phê muối ăn- 1 cốc oxy già
– Nước ấm
Cách làm:
Đầu tiên ta trộn đều bột baking soda với muối ăn trong 1 chiếc cốc. Sau khi rửa sạch bàn chải với nước ấm, ta nhúng nó vào chiếc cốc chứa hỗn hợp baking soda và muối ăn. Dùng hỗn hợp đó chà răng trong khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch bằng nước ấm.
Tiếp đó, trộn oxy già với 1/2 cốc nước ấm rồi dùng hỗn hợp đó súc miệng liên tục trong khoảng 1 phút. Sau khi súc miệng bằng hỗn hợp oxy già và nước ấm xong, ta súc miệng lại bằng nước ấm cho khoang miệng sạch hoàn toàn. Tiếp theo, bạn dùng bàn chải chà vào các phần cao răng vàng, xỉn màu rồi súc miệng lại.
Lưu ý là bạn không nên chà quá mạnh bởi nó có thể gây kích ứng nướu và hại men răng.
Giấm và muối
Nguyên liệu:
– 2 thìa giấm ăn
– 1/2 thìa cà phê muối
– 1 nửa bát con nước ấm
Cách làm:
Đầu tiên ta cho giấm, muối vào bát nước ấm và khuấy đều để thu được dung dịch đồng nhất. Sau đó dùng nó để ngậm và súc miệng sau khi đánh răng hàng ngày. Không chỉ loại bỏ cao răng từ từ, loại nước súc miệng này còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, tránh viêm lợi cũng như các bệnh răng miệng, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp hơi thở trở nên thơm tho hơn.



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô
07:04, Thứ Ba, 17/03/2015 (GMT+7)
(VnMedia) -   Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. 

Công dụng và cách trị bệnh của lá tía tô

  



Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.


Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.

Các bài thuốc từ tía tô:

- Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

- Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.

- Chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.

- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.

- Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

- Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Phạm Minh
>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Công dụng chữa bệnh, làm đẹp bất ngờ từ lá tía tô

tía tô không chỉ là nguyên liệu, phục vụ bữa ăn của người Việt mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe gia đình. Không những thế, lá tía tô còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng.
Lá tía tô có tác dụng trị bệnh hiệu quả
Theo tin tức từ báo Thanh niên, tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là ‘cây tím làm hồi sinh’ và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu không chỉ trong bữa cơm mà còn là vị thuốc tốt đối với sức khỏe gia đình. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn.
Tinh dầu từ lá tía tô có thể được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó.
                                Description: Hình ảnh Công dụng chữa bệnh, làm đẹp bất ngờ từ lá tía tô số 1

Sức khỏe gia đình được đảm bảo nhờ lá tía tô

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Không những thế, theo như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và gũảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Tác dụng làm đẹp bất ngờ từ lá tía tô
Pha trà bằng cách dùng lá tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp  làn da trắng sáng tự nhiên. Trà tía tô có thể uống mỗi ngày, có thể dùng để rửa mặt hay gội đầu với những người tóc và da bị khô, có thể súc miệng để làm sạch và có hơi thở thơm tho.
Nếu uống trà tía tô thường xuyên cũng sẽ là một cách giảm béo rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá tía tô, sau đó phơi khô dưới nắng to rồi pha trà uống như trà bình thường.
                         Description: Hình ảnh Công dụng chữa bệnh, làm đẹp bất ngờ từ lá tía tô số 2

Tía tô không chỉ tốt cho sức khỏe gia đình mà còn có tác dụng trong việc làm đẹp

Bên cạnh đó, tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da  mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong. Vì vậy chỉ cần lấy lá và thân tía tô tươi rửa sạch và đun sôi, sau đó pha loãng với nước lạnh rồi tắm mỗi tuần từ 4 - 5 lần thì các bạn nữ sẽ có làn da như mong muốn, theo Dân trí.
Thoa Nguyễn (tổng hợp)

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

LÁ TÍA TÔ

Description: Quý ông ăn rau này, khỏi cần mua Viagra

MỚI NHẤTQuý ông ăn rau này, khỏi cần mua Viagra

TÍA TÔ CHỮA BỆNH GÚT

Description: Chữa khỏi bệnh gút không ngờ bằng bài thuốc lá cây cực đơn giản

MỚI NHẤTChữa khỏi bệnh gút không ngờ bằng bài thuốc lá cây cực đơn giản

Điểm mặt 10 tác dụng cho sức khỏe khi ăn húng quế.




1. Ngừa bệnh tiểu đường

 húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene.
Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường.
Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Description: Tác dụng của lá húng quế với sức khỏe - Ảnh 1.
Lá húng quế có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
2. Bảo vệ tim
Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.
3. Phòng chống ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá).
Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.
4. Chữa sốt
Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt.
Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, để cắt cơn sốt, người bệnh cần uống nước sắc từ lá húng quế.
5. Ngăn ngừa stress
Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol - hormon gây stress trong cơ thể.
Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.
Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.
Description: Tác dụng của lá húng quế với sức khỏe - Ảnh 2.
Khi gặp căng thẳng, bạn nên tìm đến húng quế
6. Phân hủy sỏi trong thận
Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận.
Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận.
Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
7. Trị đau đầu
Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra.
Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán.
Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.
8. Giúp cai thuốc lá
Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan căng thẳng - những yếu tố có liên quan đến tình trạng thèm thuốc lá.
Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương tự như bạc hà nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc nếu như bạn nhai chúng thường xuyên.
Chỉ cần giữ một ít lá húng quế trong túi và nhai chúng khi bạn cảm thấy thèm hút thuốc, dần dần, bạn sẽ từ bỏ được thuốc lá.
Tác dụng chống oxy hóa của húng quế còn giúp khắc phục những tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc lá.
Description: Tác dụng của lá húng quế với sức khỏe - Ảnh 3.
Húng quế sẽ giúp bạn 'chán' thuốc lá
9. Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
Lá húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.
Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.
10. Chữa những bệnh về đường hô hấp
Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực) là những công dụng giúp húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến các rắc rối ở đường hô hấp.
Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình.
Tác dụng chống dị ứng và kháng viêm còn hỗ trợ cho việc điều trị những căn bệnh dị ứng ở đường hô hấp.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Lá tía tô - thần dược cho bà bầu

(Làm Mẹ) - Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Nhất là với bà bầu, cây tía tô có công dụng vô cùng tốt, bạn đã biết chưa?


Cây tía tô có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây này không những có thể dùng để chế biến các món ănngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Cây tía tô có công dụng vô cùng tốt cho các mẹ khi mang thai.

Description: sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, tía tô, cây tía tô, mang thai, bà bầu
Lá tía tô - thần dược cho bà bu.
Ốm nghén
Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết

Bạn bị đau bụng, đau lưng hoặc ra huyết khi mang thai hãy lấy lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 - 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Nhiệt thai

Bà bầu bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi: đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 - 8 ngày là một liệu trình.

Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới

Tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở

Tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.
Description:  sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, tía tô, cây tía tô, mang thai, bà bầu
Trứng gà - siêu thực phẩm cho mẹ bầu
Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ...
Theo Khoe & Dep
ĐỪNG BỎ LỠ
Description: Kết hôn 3 năm, Đan Trường và bà xã chưa có hôn nhân trọn vẹn
Description: Hari Won giận dỗi vì bị chê 'lớn tuổi' hơn bạn trai Trấn Thành
Tags:

sức khỏe

,

chăm sóc sức khỏe

,

tía tô

,

cây tía tô

,

mang thai

,

bà bầu



TIN MỚI NHẤT
Description: Giải mã điều bí ẩn lớn nhất về đệ nhất quan tham Hòa Thân

Giải mã điều bí ẩn lớn nhất về đệ nhất quan tham Hòa Thân

Description: Soi thịt sạch bằng smartphone

Soi thịt sạch bằng smartphone

Description: Tự kiểm soát hành vi của mình là phước đức, đừng làm 20 điều này

Tự kiểm soát hành vi của mình là phước đức, đừng làm 20 điều này

Description: 3 thực phẩm là "khắc tinh" của vòng 1

3 thực phẩm là "khắc tinh" của vòng 1


TIN ĐỌC NHIỀU
Description: Cách làm tôm rang me ngon miễn chê, ăn cực đã

Cách làm tôm rang me ngon miễn chê, ăn cực đã

Cách luộc thịt gà, thịt lợn ngon không cưỡng lại được

Mẹo vặt tuyệt hay với rau mồng tơi không phải ai cũng biết

Cách làm sườn rim sữa lạ miệng mà ngon, thử ngay bạn nhé!

Những phụ kiện hút tài lộc cho bàn làm việc theo phong thủy

Cách nấu cháo cá thơm ngon, ngọt cháo từ nồi cơm điện

16 điều đại kỵ khi ngủ qua đêm ở khách sạn, nhà nghỉ cần tránh

Cách làm miến trộn tôm thịt ngon hấp dẫn cả nhà đều mê

Tự làm giá đỗ ngon tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe



>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Những loại rau rẻ tiền giúp tăng bản lĩnh đàn ông

Rau gia vị đã quá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh thần kỳ của những loại rau này.
TS Phùng Tuấn Giang, phòng khám Thọ Xuân Đường, Hà Nội chia sẻ, khi sang Hàn Quốc, sau khi ăn cá, họ thường uống trà thì là cộng một chút quế nên ăn xong không ai bị đau bụng nhưng ở mình không có thói quen này.
Theo ông Giang, xung quanh chúng ta có rất nhiều “thầy tại chỗ, thuốc vườn nhà” rất đơn giản, có thể chữa được rất nhiều bệnh khó nhưng không được người dân chú trọng.
Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của một số loại rau gia vị nổi bật:
Lá lốt: Tác dụng chính là làm ấm cơ thể, khu phong, trị thấp. Đun nước lá lốt để ngâm chân trừ phong thấp.
Description: Nhung loai rau re tien giup tang ban linh dan ong - Anh 1
Ngoài tác dụng chữa phong thấp, khi kết hợp với hành củ, lá lốt sẽ trở thành viagra số 1 cho đàn ông
Ngoài ra lá lốt có tác dụng thần kỳ khi kết hợp với hành: Hành củ cắt lát cho vào bát nước mắm, vắt vài giọt chanh rồi ăn kèm với lá lốt.
Đây là vị thuốc vừa chống cảm cúm, tăng cường sức khỏe vừa là Viagra số 1 cho đàn ông.
Rau húng chó, húng Láng: Đây là 2 loại rau có rất nhiều giá trị, nếu mỗi bữa ăn từ 10-12 ngọn có tác dụng giải quyết vấn đề rối loạn chuyển hóa, chữa tiểu đường.
Mùi tàu (ngò gai): Mùi tàu có vị cay nóng, ôn ấm tì vị nên thường ăn cùng đồ lạnh như vịt, tiết canh để trung hòa. Cây gia vị này cũng có tác dụng chữa hôi miệng khi được sắc đặc, cho thêm vài hạt muối để lấy nước ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Nếu thường xuyên uống nước mùi tàu còn có thể làm hạ cholesterol trong máu.
Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa có thể lấy mùi tàu tươi giã nát, lấy nước bôi. Với những trường hợp bị kiết lỵ: Lấy hạt mùi già, sao thơm, tán nhỏ, uống mỗi lần 7-8gr.
Diếp cá: Diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, là thực đơn chính trong công thức chữa tiểu đường (chiếm 10-20%).
Bên cạnh đó, diếp cá cũng được coi là “thần dược” chữa bệnh trĩ. Lấy diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào hậu môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu diếp cả để xông, phần bã đắp vào chỗ đau.
Trị chứng đái buốt, đái dắt: Diếp cá, rau má, mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, uống ngày 3 lần, thực hiện trong 7-10 ngày.
Chữa sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 thang trong vòng 1 tháng.
Điều trị sốt ở trẻ em: Diếp cá tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.
Tía tô: Với vị cay, tính ấm, tía tô là loại cây được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Trường hợp nôn ói dữ dội khi mang bầu, ngoài cành tía tô, thêm một phần sắn dây sắc lấy nước uống.
Giải cảm: Tía tô tươi, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng. Với cảm lạnh, dùng lá tía tô nấu nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá sả, lá tre nấu với nước để xông.
Description: Nhung loai rau re tien giup tang ban linh dan ong - Anh 2
Tía tô là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền
Vết thương chảy máu: Lấy tía tô non giã nhỏ, đắp lên vết thương rồi buộc lại. Làm vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Rau răm: Trong đông y, rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.
Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần
Chữa hắc lào, ghẻ lở: Có thể giã nát rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.
Chữa đầy hơi, chướng bụng: Rau răm tươi giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào vùng rốn.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều rau răm sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây sảy thai.
Thì là: Có vị cay, ấm, thì là có tác dụng chính là chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách đơn giản, giã nhỏ lấy ước, trộn chung với nước ép cần tây, uống ngày 3 lần.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón ở người lớn. Với trẻ em, có thể uống 1-2 thìa nước sắc thì là mỗi ngày.
Chữa mất ngủ: Ăn canh thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống trước giờ ngủ.
Chữa thiếu sữa: Nấu canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống.
Theo SOHA

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

7 món ăn thuốc giúp 'trên bảo, dưới nghe'

“Trên bảo dưới không nghe” là câu cửa miệng chỉ chứng liệt dương mà bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể gặp trong cuộc đời, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hạnh phúc gia đình.
Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: mất nhiều thời gian mới có thể cương cứng được, sự cương cứng không chắc khỏe như trước, dễ xuất tinh và không có khoái cảm... Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh ích khí chữa chứng bệnh này rất hiệu nghiệm.
Bài 1: Cháo thịt chim sẻ
Chim sẻ 5 con, làm sạch lông, bỏ nội tạng, xào chín thịt, cho 7 cốc rượu vang, 50 g gạo tẻ rồi cho nước vừa đủ ninh cháo. Khi ăn, thêm muối, hành, dầu ăn. Mỗi ngày ăn một bữa. 
Tác dụng: Trị bệnh bất lực, lưng và đầu gối mỏi, đau, tiểu tiện liên tục do thận yếu.
Bài 2: Cháo hạt sen, long nhãn
Hạt sen 15 g, long nhãn 15 g, táo đỏ 5 quả, gạo nếp 100 g. Tất cả đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo sắp chín cho long nhãn vào quấy đều, đun tiếp một lát là được. Ăn ngày 1-2 lần. 
Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, sáp tràng, cố tinh, nhuận táo, bồi bổ sức khỏe, trị liệt dương, di tinh.
Bài 3: Cháo gan gà, dây tơ hồng
Tơ hồng 15 g, gan gà trống 4-5 buồng, gạo lức 100 g, gia vị vừa đủ. Tơ hồng gói trong vải, gan gà rửa sạch. Tất cả cho cùng gạo đã vo sạch nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn. Chia ăn trong ngày. 
Công dụng: bổ thận gan, ích tinh khí, trị liệt dương, di tinh, tiểu đêm nhiều, đau lưng mỏi gối, thị lực kém.
Bài 4: Canh tôm, thịt dê
Thịt dê 250 g, tôm nõn 25 g, gừng, hành, bột gia vị, hạt tiêu vừa đủ. Rửa sạch thịt dê, luộc chín, thái mỏng, cho vào nồi cùng tôm, gừng, hành, bột gia vị, đổ nước vừa đủ nấu chín nhừ. Ăn kèm trong bữa ăn. 
Công dụng: ôn thận, bổ dương, trị thận dương hư suy gây liệt dương, xuất tinh sớm, chóng mặt hoa mắt, lưng gối đau mỏi.
Bài 5: Nấm hương, mộc nhĩ hầm hải sâm
Hải sâm 100 g, gừng 5 g, tỏi 5 g, dầu thực vật 10 g, xì dầu 5 g, bột gia vị vừa đủ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm trong nước ấm rồi rửa sạch, cắt vụn. Hải sâm ngâm nước ấm khoảng 3 giờ, rửa sạch, cắt lát. Cho dầu thực vật vào xào hải sâm một lát, cho xì dầu, tỏi, gừng đập giập, bột gia vị vào xào trong vài phút, thêm nấm hương, mộc nhĩ và một ít nước, đậy vung đun nhỏ lửa, hầm cho đến khi hải sâm, nấm hương, mộc nhĩ chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục 5-7 ngày. 
Công dụng: bổ thận ích tinh, nhuận táo.
Bài 6: Hải sâm nấu thịt dê
Hải sâm 200 g, thịt dê 150 g, phúc bồn tử 12 g, ích trí nhân 12 g, nhục quế 6 g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Cho phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc, cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị là được. 
Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.
Bài 7: Tôm, ớt nấu rượu
Ớt tươi 100 g, tôm nõn 50 g, rượu trắng (50 độ trở lên) 200 ml. Tôm rửa sạch cho vào xào với ớt, sau đó đổ rượu vào nấu sôi, ăn 1 lần cho hết. 
Công dụng: bổ thận tráng dương, sinh tinh.



<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<< 




3 loại thịt chữa yếu sinh lý hiệu quả không ngờ

Yếu sinh lý khiến bạn vô cùng khổ sở. Bạn luôn tìm kiếm cách chữa trị mà không nghĩ rằng chứng yếu sinh lý có thể được khắc phục nhờ vào 3 loại thịt thông dụng dưới đây.

Thịt chó

Đây là món ăn phổ biến của dân nhậu, đặc biệt là cánh mày râu.
Thịt chó có tính nhiệt, tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường gân cốt, làm ấm dạ dày và lá lách,…do đó nó là món ăn rất được ưa chuộng vào những ngày mưa, lạnh, thời tiết mát mẻ.
Món ăn từ thịt chó bổ thận tráng dương, trị yếu sinh lý:

Chữa xuất tinh sớm

Nguyên liệu:
– 1kg thịt chó sống
– 60g hoài sơn
– 60 g kỷ tử
– 1 lít nước luộc gà
– Gừng tươi, rượu vang, gia vị vừa đủ
Cách làm:
Thịt chó đem thái miếng vừa ăn ướp với gừng và gia vị rồi xào tái. Kỷ tử và hoài sơn rửa sạch, cho vào nồi nước luộc gà hầm nhừ cùng thịt chó.
Cho ít rượu vang, gia vị vào cho vừa miệng. Ăn nóng.
Description: http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/thit-cho-1436380336134/3-loai-thit-chua-yeu-sinh-ly-hieu-qua-khong-ngo.jpg

Liệt dương, di tinh

Nguyên liệu:
– 250g thịt chó
– 20g gừng tươi
– 15g thỏ thy tử
– 12g phụ tử chế
– Gia vị vừa đủ
Cách làm:
Gừng giã vắt lấy nước, thịt chó thái miếng vừa ăn, ướp với nước gừng rồi xào qua dầu ăn. Phụ tử chế và thỏ ty tử rửa sạch hầm cùng thịt chó, nem gia vị vừa đủ rồi ăn nóng.
Vì thịt chó tính ôn nhiệt nên những người bị bệnh thuộc thể âm hư nội nhiệt (gầy, nóng trong, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…) bị cảm mạo phát sốt, bị bệnh nhiệt ho có đờm và bị hen suyễn thì không nên dùng.
BS Xuân Mai (Hội Đông y Việt Nam)

Thịt chim bồ câu

Đây là loại chim có tần suất giao phối nhiều, khả năng sinh sản cao. Do đó người ta dùng các món ăn có liên quan đến trứng và thịt chim bồ câu để chữa bệnh liệt dương, yếu sinh lý,…
Bởi hàm lượng protein, chondroitin, vitamin, sắt, kẽm…rất cao giúp tăng cường khả năng cương dương, sản xuất tinh trùng cho nam giới.
Description: http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/rez-586-category-pic-0-chim-cau-0-1436380407886/3-loai-thit-chua-yeu-sinh-ly-hieu-qua-khong-ngo.jpg

Chữa chứng liệt dương, thiếu máu

Nguyên liệu:
– 1 con chim bồ câu non
– 12g đỗ trọng
– 4g muối ăn
– Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt nhỏ sấy khô giòn rồi tán thành bột. Đỗ trọng sao tồn tính, tán nhỏ cùng muối.
Các loại bột trộng đều rồi luyện với mật ong, vo thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô để uống dần.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên uống cùng nước ấm.

Thịt dê

Dê là loại động vật có khả năng “yêu” rất dẻo dai. Thịt dê vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dương, tăng cường sức khỏe, giúp gân cốt dẻo dai, tăng cường sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, trị yếu sinh lý,…
Nam giới mắc các chứng rối loại tình dục, yếu sinh lý có thể dùng các món ăn bài thuốc từ thịt dê như:
Description: http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/cach-lam-thit-de-tai-chanh-kieu-mien-bac-don-gian-ma-cuc-thom-ngon-1436380451940/3-loai-thit-chua-yeu-sinh-ly-hieu-qua-khong-ngo.jpg

Thịt dê hầm tỏi

Nguyên liệu:
-200g thịt dê
– 20g tỏi
– Gia vị vừa đủ
Cách làm:
Thịt dê thái miếng vừa ăn, tỏi bóc vỏ để nguyên tép cho gia vị vào nồi hầm cùng thịt dê cho mềm. Ăn khi còn nóng vào lúc đói.
Ăn liên tục 5-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm, hoạt động tình dục sẽ có biến chuyển tốt.

Thịt dê hầm cà rốt

Nguyên liệu:
– 500g thịt dê
– 250g cà rốt
-3 lát gừng tươi
– 2 muỗng canh rượu
– 1 lát vỏ quýt
– Gia vị vừa đủ, nước tương
Cách làm:
Cà rốt, thịt dê rửa sạch, cắt lát vừa ăn rồi đem ướp gia vị khoảng 15 phút cho ngấm rồi đem tất cả hầm chín mềm. Món ăn này nên ăn nóng khi đói, ăn kèm với cơm hay bánh mỳ rất tốt.
>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Chữa dứt điểm chứng “mồm thối” siêu nhanh mà không cần tốn một đồng nào

Trong dân gian có nhiều công thức chữa hôi miệng rất hiêu quả mà lại dễ thực hiện.

Description: bac-ha
Giã lá bạc hà tươi súc miệng hằng ngày để khử mùi hôi.
Dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

Cỏ lau và đường phèn

Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.

Lá mùi tàu

Mùi tàu là một trong loại rau gia vị phổ biến, có hương thơm đặc trưng. Bạn có thể dùng chúng trong mẹo chữa hôi miệng cho mình. Bởi thành phần chất protid, phosphor, vitamin C, glucid…chứa nhiều trong mùi tàu sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, lưu lại hương thơm cho vùng miệng. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy lá mùi tàu sắc lấy nước, cho thêm muối vào hòa tan. Hàng ngày dùng nước lá mùi tàu này súc miệng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Lá ổi

Description: la-oi-non
Đun sôi 3 chén nước, sau đó giảm lửa để nước sôi liu riu cho vào 10 lá ổi non rồi tiếp tục để sôi liu riu trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội hẳn rồi lọc bỏ lá, lấy nước. Dùng nước này súc miệng vừa loại bỏ được hơi thở vừa bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe.
Theo Phunutoday

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Vì sao các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên bạn phải ăn canh mướp thường xuyên?

Vì sao các chuyên gia khuyên gia đình bạn nên ăn canh mướp đều đặn hãy tìm hiểu ngay!
Không chỉ được dùng để nấu canh, quả mướp có thể được dùng để chế biến thành các loại nước giải khát vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa chữa bệnh rất hiệu quả.
Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, an thai thông sữa, thường dùng chữa các chứng như sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón…
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Thông sữa, lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
 Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Mướp và công dụng làm đẹp da
Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.
Một nhà văn Nhật Bản thọ 90 tuổi khi bà 80 tuổi da mặt vẫn còn mịn màng nõn nà. Hàng ngày vào buổi sáng bà dùng khăn bông, chấm nước mướp bôi lên mặt. Bà làm như thế mấy chục năm liền, không gián đoạn.
 Cách lấy nước mướp làm đẹp da măt như sau: Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thủy tinh sạch. Dùng băng dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy thì dùng miếng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu.
 Theo Phunutoday

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Sử dụng 1 ly này mỗi ngày, mẹ tôi U40 nhưng da vẫn trắng mịn như gái đôi mươi
Đây là một bí quyết được nhiều phụ nữ Nhật Bản áp dụng để có làn da trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đậu đen (danh pháp hai phần: Vigna cylindrica Skeels hay là Vigna unguiculata Walp. subsp. cylindrica (L.) Verdc.), thuộc phân họ Đậu (Faboideae), có tên thuốc theo Đông y là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, chữa được cước khí, bồi bổ cơ thể.
Đậu đen không chỉ được dùng nhiều ở Việt Nam mà còn rất nổi tiếng trong nền văn hóa, ẩm thực của các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đậu đen không chỉ là một loại hạt dùng làm thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng trong làm đẹp hiệu quả. Từ lâu, người ta đã biết cách kết hợp nước đậu đen với 1 số nguyên liệu khác, chế biến theo phương pháp thích hợp để làm ra một loại nước có tác dụng làm đẹp da, làm mát cơ thể từ bên trong, cực kỳ tốt cho phụ nữ, đặc biệt là những người lão hóa da do tuổi tác, môi trường.
Để tận dụng những ưu điểm của loại đậu này, bạn có thể chế biến theo cách sau.
Description: doden
Nguyên liệu:
– 100g đậu đen
– 50g đậu xanh
– 50g đậu nành
– 3 thìa cafe mật ong
– Chảo, rây lọc
Cách làm:
Description: daudun
Đậu đen, đậu xanh, đậu nành mua về ngâm nước muối 5 phút rồi xả  nước cho sạch bụi bẩn.
Bắc chảo lên bếp, cho toàn bộ số đậu vào rang, đảo đều với lửa to lúc đầu, sau đó hạ lửa nhỏ để đậu không cháy.
Sau khi rang khoảng 15 phút, kiểm tra xem đậu đã chín đều chưa bằng cách ăn thử 1-2 hạt. Đậu chín, trút ra chén để nguội.
 Bắc 1 nồi nước 1 lít nước, cho phần đậu đã rang vào, nấu sôi và hạ lửa liu riu, sau khi đun được khoảng 15-20 phút, tắt bếp, lọc qua rây bỏ phần đậu đi, chỉ giữ lại nước.
Để nước đậu trong tủ lạnh, mỗi lần uống 1 ly 250ml, trước khi uống thêm 1 thìa mật ong khuấy đều. Ngày uống 1 ly vào buổi sáng.
Uống đều đặn 1-2 tuần, bạn sẽ thấy da có chuyển biến rõ rệt, trắng hồng và rạng rỡ hơn. Các nếp nhăn dần giảm đi và biến mất. Chúc bạn thành công.
Theo Phunuvagiadinh

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Vì sao chị em phụ nữ nên chọn dầu Olein và dầu nành?
Trong quá trình chế biến thực phẩm, dầu ăn là một nguyên liệu hầu như không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng biết cách phát huy hết những lợi thế mà dầu ăn mang lại cho bữa ăn và sức khỏe của người sử dụng. 

Tại Việt Nam, dầu ăn được sử dụng phổ biến là dầu thực vật, chủ yếu được tinh luyện từ dầu cọ (olein), dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải… Mỗi loại nguyên liệu này lại có những giá trị dinh dưỡng riêng, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cũng chính vì sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng này mà có một số nguyên liệu dầu thực vật sẽ rất thích hợp với chị em phụ nữ. Đó chính là dầu olein và dầu nành.

Description: Hinh1

Dầu cọ olein được chiết xuất từ trái cọ - loại trái cây có chứa nhiều
hàm lượng caronten và vitamin E rất có lợi cho sức khỏe

Đầu tiên là về dầu cọ olein. Đây là loại dầu được chiết xuất từ phần thịt (tức cùi) của trái cọ - một loại cây trồng nhiều ở Malaysia, Indonesia và các nước nhiệt đới khác. Trong dầu cọ olein chứa nhiều hàm lượng caronten và vitamin E. Đây là những chất giúp chống lại các tác nhân oxy hóa từ bên ngoài, làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể con người, bảo vệ mắt, tăng cường miễn dịch của cơ thể... Dầu cọ có chứa tới 49% chất béo không no, khoảng 36% chất béo chưa no đơn nhóm và 9% chất béo chưa no đa nhóm rất có lợi cho sức khỏe. 

Description: Hinh2


Dầu nành hay hạt đậu nành đều có giá trị dinh dưỡng cao

Tiếp đến là về dầu nành. Dầu nành được chiết xuất từ hạt đậu nành - một loại lương thực có lợi cho sức khỏe đã được đông y ghi chép và sử dụng như một trong những nguyên liệu làm đẹp dành cho người phụ nữ. Theo đó đậu nành có lượng vitamin E cao giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi các gốc tự do, giúp làn da mịnh màng, khỏe mạnh… Bên cạnh đó, đậu nành có trên 80% axit béo chưa bão hòa, trong đó có từ 7-9% thành phần là axit Linolenic 3 nối đôi. 

Description: Hinh3


Dầu ăn được chiết xuất từ dầu olein và dầu nành chứa
nhiều dưỡng chất có lợi cho chị em phụ nữ

Cả 2 loại dầu này đều có tác động tích cực đối với sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ. Hiện nay, không cần phải tìm mua riêng lẻ loại dầu cọ olein và dầu đậu nành nguyên chất để sử dụng, chị em phụ nữ đã có thể sử dụng “2 trong 1”, lựa chọn một chai dầu duy nhất vừa sử dụng để chế biến các món ăn ngon cho gia đình, vừa có thể bổ sung các dưỡng chất mong muốn - đó là dầu ăn Voca Deli của Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Ưu điểm của loại dầu ăn này là dù trải qua quá trình tinh luyện nghiêm ngặt song các dưỡng chất có trong trái cọ và đậu nành vẫn được giữ nguyên như chất chống oxy hóa, bộ 3 vitamin A, E, D3 tự nhiên, omega 3-6-9 … Để làm được điều này, đội ngũ kỹ thuật của Vocarimex đã phải dày công nghiên cứu một công thức phối trộn riêng dành cho dầu olein và dầu đậu nành.

Description: Hinh4

Dầu ăn Voca Deli có thể sử dụng ở nhiệt độ trên 100 độ C vẫn đảm bảo an toàn

Bên cạnh đó, toàn bộ quy trình sản xuất như chiết rót, tinh luyện dầu, đóng dầu tự động… đều được doanh nghiệp này thực hiện trên dây chuyền thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu nhằm đảm bảo dầu ăn thành phẩm giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu. Đặc biệt khi chế biến ở nhiệt độ trên 100 độ C thì Voca Deli vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng, màu sắc và độ trong suốt. 

Dầu cọ olein và dầu nành là hai loại nguyên liệu thông dụng của dầu thực vật, rất cần thiết đối với sức khỏe. Không chỉ với 2 loại dầu thực vật này, mỗi loại thực phẩm đều có những giá trị riêng, quan trọng là chúng ta đã hiểu hết để phát huy những điểm tích cực của chúng.




Nguồn do nhãn hàng Vocarimex cung cấp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét