Cựu chiến binh

Bài viết: 625
|
|
« Trả lời
#1 vào lúc: 28 Tháng
Tư, 2012, 01:38:54 PM »
|
|
Ni-mit,lúc đầu tiên tôi đến nơi này với
1 cái chợ tại ngả ba con voi, tương đối sạch sẻ và nhộn nhịp so với các
nơi khác ở đất nước đang hồi sinh này.Tiền tệ chưa có chỉ trao đổi vật
phẫm và vàng,ae chúng tôi cũng ít đến nơi ấy,vì không có gì để
"đô"(tài sản của lính :tăng,vỏng,mùng,dép...đều có thể biến
thành thịt bò),không biết tiếng nào ngoài từ "đô",và người dân
lúc bấy giờ có mùi rất "đặc trưng",đàn ông thì lúc nào cũng
lủng-lẳng cây búa đẻo bén ngót bên mình.Riêng con voi thì chỉ là 1 khối
xi-măng đen xỉn nhỏ hơn hình dáng so với con voi bình thường,phần đầu
hướng về phìa bắc lộ 5 được đặt ngay giửa ngả ba lộ 5 với đường đất đỏ
dẩn vào Mê-lai. (chẳng có ấn tượng nào?)
Đầu tháng 10-79,vứa lội nước băng rừng tre gai,vượt dảy núi
Mo-hon chúng tôi đến được con suối ngay chân núi Mê-lai và bắt đầu 4
tháng không hưởng trọn vẹn ánh nắng mặt trời,4 tháng cơm không đủ ăn,nước
không đủ uống,áo không đủ lành.Chỉ có dư thừa mìn trái,sốt rét.Cơm chúng
tôi ăn,nước chúng tôi uống đều được đổi bằng máu của anh,em.Và ngả ba con
voi lúc này không còn tồn tại trong suy nghỉ chúng tôi nửa !!
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 625
|
|
« Trả lời
#2 vào lúc: 28 Tháng
Tư, 2012, 11:51:34 PM »
|
|
Tháng 2-80 chúng tôi (D1-E4-F5) được lệnh bàn giao địa hình
cho E2 và rời khỏi Mê-lai lúc đó chúng tôi chỉ có cùng 1 suy nghỉ và ao
ước 1 bửa tắm thật thỏa thích. Với 2h cắt rừng bổng dưng phía trước đội
hình xôn-xao "À" thì ra phía trước chúng tôi đầy nắng lúc ấy
mới nhận ra rằng :lâu rồi chúng tôi mới phơi mình trọn vẹn dưới ánh nắng
mặt trời,ai cũng phải nheo mắt lại.Nơi đó được mang tên là
"Cầu-cháy" vì nơi đoạn suối chúng tôi vượt qua giửa lòng có vài
cọc cây cháy đen nơi này khi xưa có 1 cây cầu bắt qua suối và nghe kể sau
cuộc tiến công của F10 2-79 Pốt đã đốt cây cầu này(?).Lúc ấy,mới nhìn lại
các đồng đội tôi và chính mình ai cũng đều tái mét,tóc dài chấm vai,quần
áo rách bương,và chúng tôi vẩn lầm lủi hành quân dưới cái nắng ngày càng
gay-gắt thỉnh thoảng cũng vài câu bông đùa chọc ghẹo,và tiếng thằng Cử
vang lên "đúng là Đảng cho ta mùa Xuân hôm nay là ngày
3-2..."Và đến quá trưa chúng trước mắt chúng tôi con voi hiện dần ra
lúc đó chúng tôi mới thấy lại cuộc sống ??
Và từ đó trở đi con voi với chúng tôi đây là nơi chúng tôi
sẻ thấy cuộc sống là nơi chúng tôi mong chờ được đến (vì sau đó chúng tôi
chuyển lên Poi-Pet thời điểm ấy cả khu vực hoàn toàn không có bóng người
dân chỉ có chúng tôi và bên kia suối là dân Thái,ra Ni-Mit ngả ba con voi
là đặc ân vì rươu,thuốc rê bánh keo...đều được mua đổi nơi ấy!).Đến đầu
năm 1982 E4 chúng tôi sau chiến dich Ta-Ngo,Nam-sap về đóng tại
Ta-kong-Krao.hình như lúc ấy dân chúng nơi Ni-mit ngả ba con voi cũng
chuyển về ở dọc lộ 5 từ Kop-tui kéo dài đến ga So-phi ,Sa-la Ca-hom. và
tôi cũng không gặp lại con voi tử ngày đó đến 2009
|
|
|
|
Sau khi ra khỏi Me-lai chúng tôi lại được điều lên
Poi-pet, dịp ra con voi cũng rất hiếm được. Chỉ có khi nào tải thương, bệnh
và lãnh nhu-yếu-phẩm chúng tôi mới có thể ra được Ni-mit mua vài thứ cần
thiết. Hình như là dân chúng Ni-mit cũng biết chúng tôi là nhóm
"cong-top"nghèo và khổ nhất E nên việc mua bán cũng có phần nào dễ
dãi. Khi mua thuốc rê thì đưa cả cục thuốc cho chúng tôi thử và cho luôn, mua
rượu thì cũng vậy đi hết vòng chợ là muốn ngất-ngư. Thỉnh thoảng tôi lại nghe
dân nói với nhau: "Cong-top nu kho-nong p'ray bị bạ ná"(tạm dịch:
bộ đôi trong rừng cực khổ lắm). Tôi được hơn 1 số anh em trong D1 là có
khoảng thời gian sống trong dân nên nghe hiểu 1 số câu từ nhưng tôi thường
rất nhát nói. Vâng đến lúc ấy ngã ba con voi lại thân thiết, chúng tôi thường
tựa súng và ngồi ngay con voi để chờ đợi nhau, để ngắm nhìn mọi người qua
lại, để nhắc rằng phía sau chúng tôi cuộc sống đang trôi và phát triển.
|
|
Thành viên

Bài viết: 120
|
|
« Trả lời
#7 vào lúc: 01 Tháng
Năm, 2012, 03:17:09 PM »
|
|
Đọc 1 dòng hồi ức của bác poipet ,tôi chợt hình dung
ra con voi nimit ngày xưa ,nó cũng như anh em F5 ,cũng có rất nhiều kỷ
niệm với các đơn vị sau này như F7 và F9 cùng các đơn vị chuyên gia
,riêng E1 chúng tôi nằm xa con voi nimit, khi có dịp ra sư bộ chúng tôi
mới có dịp thấy con voi ,khi tôi bị thương nằm tại trạm xá F là
thời gian tôi sống tại ngả 3 con voi lâu nhất ,tôi thấy con voi ngày nay
khác xa con voi ngày xưa ,nó thô sơ ,xám xịt ,và mang đậm nét hoang dả
của núi rừng ,nó đứng trên bục cao rất hiên ngang ,hùng dũng ,còn con voi
ngày nay ,trông nó lạ quá ,tôi thấy hình như là nó nhỏ hơn con voi ngày
xưa ,không biết các thấy có phải vậy không..
Bác poipet ,cây cầu cháy bác kể có phải có chiếc tăng nằm cấm xuống suối
không vậy bác .cuối năm 84 ,D1 khi vào mê lai đả từng dừng chân nơi này 1
đêm ,đêm đó bị pốt tập kích ,rất may là không việc gì .
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 625
|
|
« Trả lời
#8 vào lúc: 01 Tháng
Năm, 2012, 05:07:08 PM »
|
|
Qua khỏi Mo-hơn mới tới cầu cháy,lúc đó
chúng tôi không thấy bóng dáng chiếc tăng nào như bác kể (từ ngả ba vào
tới cầu cháy) có chăng là chiếc M113 nằm ngoài rìa Ni-mit ,đó là di tích
của trận F10 giải vây cho D2-E4 cuối tháng 2-1979.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 555
|
|
« Trả lời
#9 vào lúc: 01 Tháng
Năm, 2012, 05:28:41 PM »
|
|
Bác poipet ,cây
cầu cháy bác kể có phải có chiếc tăng nằm cấm xuống suối không vậy bác
.cuối năm 84 ,D1 khi vào mê lai đả từng dừng chân nơi này 1 đêm ,đêm đó
bị pốt tập kích ,rất may là không việc gì .
Sau nầy hình như E1 F9 vào hướng Cao mê lai là theo con đường mở từ hướng
Tà'kông k'rao ta làm trong chiến dịch Nam sấp C82 và chiến dịch K5
lại được mở rộng. Chiếc tăng đó nằm đó từ thời chiến dịch C82. Con đường
nầy từ hướng đông nam Cao mê lai phát triển lên, xuyên qua khu vực rừng
tre mới đến. Còn cầu cháy thì nằm về hướng bắc Cao mê lai, được bao vòng
từ hướng tây qua bắc là biên giới Thái. Ngày nay có lẻ nó là trung tâm
hoặc gần huyện lỵ Ma lai, nơi có vòng xoay với biểu tượng con bò kéo xe
và một cửa khẩu nhỏ đi sang Thái.
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 555
|
|
« Trả lời
#11 vào lúc: 01 Tháng
Năm, 2012, 10:22:21 PM »
|
|
Sẵn dịp anh Poi pet 1979 mở phần
"Ngã ba con voi" mới. Cũng nhân dịp vừa rồi gặp lại một chiến
hữu ngày xưa, anh em có gợi lại một tình tiết, nên hôm nay duc thao tham
gia tiếp một bài.
Trước đây đã từng có anh em có hỏi về tình hình bệnh sốt
rét ở Cao mê lai, cụ thể là ta thì bị nặng như vậy, còn pot thì như thế
nào ?
Còn nhớ sau chiến dịch C82, thấy hướng từ Mo hơn ta
đánh vào chỉ với một mũi nhỏ và không thực sự hiệu quả. Mùa mưa năm đó
(1982), bọn chỉ huy pot liền điều tiểu đoàn 5 anh hùng của chúng (không
nắm rõ thuộc E,F nào) từ hướng khác về đối phó với tiểu đoàn 2, E2, F5
chúng tôi đang làm nhiệm vụ phòng ngự ở Mo hơn.
Đây đúng là 1 đơn vị khá sừng sỏ của chúng, đả gây ra cho
chúng tôi khá nhiều thương vong do các hoạt động của chúng gây ra. Tổ
chức cài mìn, phục kích rất thủ đoạn và bài bản, có lúc chúng tổ chức
phục kích cấp c + cách đội hình ta chỉ hơn 200m.Tổ chức các trận địa hỏa
lực thay đổi luân phiên bắn vào tiểu đoàn suốt ngày đêm trong một thời
gian làm cho tinh thần lính ta suy sụp, mệt mỏi thì bắt đầu dùng xung
lực, chia thành nhiều mũi, bao vây, đánh lớn vào sát chiến hào. Trong một
lần phát hiện quân ta đưa đ/c tiểu đoàn trưởng ra E họp, khi quay về
chúng còn tổ chức bao vây định bắt sống bộ phận nầy khi trên đường về
cách chốt cầu 20 chỉ 2 km...
Về phía quân ta, tiểu đoàn cũng tổ chức nhiều phương án tìm
cách đối phó với chúng, như tổ chức ra một đội quyết tử 20 tay súng do
đ/c Trần Dong, c phó c5 lúc đó chỉ huy, chuyên tìm các trận địa hỏa lực
của địch để tổ chức đánh tiêu diệt. Các tổ bung ra ngoài đội hình cũng từ
15 đến 20 tay súng, thường xuyên ra cách đội hình tầm 1 km, chờ địch vào
tập kích xong rút ra, triển khai từ phía sau lưng chúng tiến vào, bất ngờ
nổ súng tiêu diệt. Chiến thuật nầy thời gian đầu cũng gây kinh hoàng cho
pot, vì khi tập kích xong ra chúng đã gần hết đạn, nên chủ yếu chỉ tìm
đường tháo chạy thoát thân. Có lúc chúng tôi tổ chức 1 lực lượng đến 80
tay súng, với trang bị 60% hỏa lực, một nửa quân số tiểu đoàn lúc đó,
hành quân tập kích vào căn cứ cận biên của chúng...Để đạt được thành công
trong những hình thức đối phó nầy, tiểu đoàn chúng tôi lúc nào cũng ở tư
thế tổng lực, tất cả các bộ phận, nhất là yêu cầu tự giác cơ động rất cao.
Chỉ cần có nổ súng ở bất kỳ khu vực nào, tất cả mọi người đều phải súng
đạn sẵn sàng chờ lệnh chi viện. Đến một thời điểm khi đã quen thành quy
luật, chúng tôi đều tự vận động chi viện theo hình thức cuốn chiếu để vừa
chi viện, vừa trám chỗ cho nhau...
Đến lúc có một tên cán bộ pot cắt rừng ra hàng ngoài trung
đoàn, tên nầy khai ngoài số thương vong do phải tác chiến với ta, tiểu
đoàn pot nầy còn bị chết vì sốt rét đến gần 100 tên trong suốt mùa mưa
năm đó. Như vậy dù ở bên Thái địa hình có thông thoáng và được tiếp tế
đầy đủ hơn, bọn lính pot hoạt động ở khu vực nầy cũng không thể thoát
được căn bệnh sốt rét giống như ta.
Còn lý do tại sao sau nầy ta lại vào hướng Cao mê lai
bằng hướng Tà'kông k'rao_ Nam sấp, theo duc thao nghĩ là để an toàn hơn,
vì khu vực nầy xa biên giới Thái, địch cũng khó thâm nhập vào để cài mìn,
phục kích. Vì ngày xưa sư 5 vào là bằng trục đường Ni mit_Kốp_Mo hơn_Cầu
cháy, quá gần biên giới Thái, có nơi chỉ vài trăm mét, pot dể thâm nhập
để cài mìn, phục kích. Bởi vậy tuyến lộ nầy lúc đó được lính ta đặt tên
là "Đại lộ kinh hoàng", với hàng trăm chiếc giầy dép, quần áo
thủng lổ chổ còn in vết máu, củ mới nằm dọc theo 2 bên tuyến đường.
|
|
« Sửa lần
cuối: 01 Tháng Năm, 2012, 10:38:50 PM gửi bởi ducthao »
|
Logged
|
|
|
|
Thành viên

Bài viết: 120
|
|
« Trả lời
#12 vào lúc: 04 Tháng
Năm, 2012, 08:41:57 PM »
|
|
Chào bác poipet ,thật tình ngày đó theo hướng hành
quân của E1 vào khu vực rừng tre, em hoàn toàn không biết tên những địa
danh mà mình từng đi qua gọi là gì ,ngày nay nhờ vào trang VMH nghe các
bác kể mới biết được vài nơi mình từng đi qua ,em nhớ chính xác có một
chiếc tăng nằm dưới con suối rất lớn ,cách xa cấy cầu khoãng 200 m ,chiều
hôm đó tụi em xuống tắm ,có vài anh em còn rắn mắc lội tới chiếc tăng xem
xét ,xung quanh rất nhiều cây cổ thụ to lớn bị đổ nhàu xung quanh
chiếc tăng ,vào sâu chừng 1km nửa, có vài khẩu pháo 85 và 105 lật
ngữa ,không biết của ta hay địch ,đó là những gì em còn nhớ ,
Chào bác Ducthao ,có lẽ nhận xét của bác rất đúng ,nếu tính thời điểm của
F9 lên thay F5 thì E1 đi đường này an toàn hơn ,và vào rừng tre thì gần
hơn đi đường từ ngả 3 con voi vào ,
Nghe bác Ducthao kể lại những trận đánh của F5 ngày xưa ,thì thời điểm đó
pot còn quá mạnh ,không biết ngày xưa đơn vị bác có từng phối thuộc với
trung đoàn mồ côi của bạn không ,bác có rành về trung đoàn mồ côi này
không ,nghe kể lại trung đoàn này thời đó đánh pot ngon lành lắm phải
không bác ,,,,,
|
|
|
Logged
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 555
|
|
« Trả lời
#13 vào lúc: 04 Tháng
Năm, 2012, 09:30:24 PM »
|
|
[quote author=E1BINHGIA
link=topic=24435.msg373575#msg373575 date=133613891
Nghe bác Ducthao kể lại những trận đánh của F5 ngày xưa ,thì thời điểm đó
pot còn quá mạnh ,không biết ngày xưa đơn vị bác có từng phối thuộc với
trung đoàn mồ côi của bạn không ,bác có rành về trung đoàn mồ côi này
không ,nghe kể lại trung đoàn này thời đó đánh pot ngon lành lắm phải
không bác ,,,,,
[/quote]
Thật tình những ngày đơn vị chúng tôi làm nhiệm vụ chốt
chặn tại khu vực Mo hơn, với cái nhìn của một thằng lính chúng tôi không
biết gì cao hơn những gì mình nhìn thấy trước mắt mình. Tình hình chung
của địch, bố phòng và lực lượng của nó ra sao, thì ngoài các cấp chỉ huy,
thằng lính trơn như duc thao lúc đó chẳng nắm được gì. Chỉ nghĩ là cùng
anh em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài những hoạt động được tổ chức
bởi tiểu đoàn, tự mỗi cá nhân trong đơn vị bằng vào kinh nghiệm, năng lực
cá nhân tìm mọi cách để làm sao đối chọi được với địch, làm tốt nhiệm vụ
của mình. Đơn vị còn, anh em còn là mình còn, cứ vậy mà cố sống và chiến
đấu, không cần nhìn những gì quá xa xôi.
Bây giờ cũng từ những thông tin qua mạng, mới thấy là ngày
đó đối với tiểu đoàn chúng tôi đơn độc làm nhiệm vụ ở hướng nầy là hơi
quá nặng, khi mà có rất nhiều căn cứ lớn của pot vây xung quanh. Bởi vậy
chúng tôi thường xuyên chịu đựng khá nhiều các trận tập kích của cả xung
và hỏa lực của địch là điều tất nhiên. May mắn là với tinh thần chịu đựng
gian khổ và ác liệt, cũng như phát huy được truyền thống của một quân đội
anh hùng, đơn vị chúng tôi cuối cùng đã giữ được địa bàn mà mình được
giao đảm nhiệm, dù phải trả một cái giá khá đắt. Chỉ ở cấp tiểu đoàn, mà
suốt những nghĩa trang liệt sỉ như nghĩa trang Thành phố, Bình dương,
Bình phước, Đồng nai,Bà rịa_Vũng tàu...nơi nào cũng có anh em đơn vị
chúng tôi nằm. Thành phố thì quá nhiều, còn chỉ riêng Bình dương không đã
hơn 30 đ/c. Tôi và đ/c Chánh chỉ tính sơ qua, số liệt sĩ đã gần bằng hai
lần quân số tiểu đoàn thường xuyên những ngày ở chốt.
Về E 10 F 179 bạn như bạn hỏi, suốt thời gian bàn giao và
lùi về trấn giữ cửa khẩu poi pet, chúng tôi cũng đã từng chứng kiến và
tác chiến chung với đơn vị nầy nhiều lần. Nói chung thực sự đây là một
đơn vị khá mạnh, không như lúc ban đầu chúng tôi lo ngại không biết họ có
giử được địa bàn phía sau không. Vài trận tiêu biểu như sau khi thay chốt
Mo hơn một thời gian ngắn chừng hai tháng, trong một trận đánh lớn của
pot vào chốt, D36 của E10 đã dũng cảm chiến đấu suốt mấy tiếng đồng hồ
liền, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên pot, trong đó bỏ xác tại trận
địa hơn 80 tên. Trận giải vây ga Sô phi cùng E2. Trận vận động phục kích
chuyển qua truy kích tại khu vực giữa T'kông k'rao và Kốp diệt hàng trăm
tên pôt phơi xác giửa đồng, thu hàng mấy chục súng các loại, trong đó có
nhiều 12ly7, DKZ 82, cối 82 do đích thân E trưởng của họ chỉ huy. Trong
trận nầy, lực lượng ta đi theo kết hợp vận động tác chiến không lại họ,
bị họ bỏ lại phía sau...Rồi những đợt tham gia cùng D2 chúng tôi trong
đợt chiến dịch C85, đã có kể trong những phần trước.
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 555
|
|
« Trả lời
#16 vào lúc: 06 Tháng
Năm, 2012, 08:38:22 AM »
|
|
.....chắc là
trung đoàn này có mối thù sâu nặng với pot nhiều lắm phải không bác ,nghe
tên trung đoàn mồ côi là thấy dử rồi ,bộ đội ta mà vận động chạy không
lại họ thì biết là họ xung sức cở nào rồi ,nhưng có thật là trung đoàn
này cha mẹ bị pot giết thật không vậy các bác ,cả sư đoàn mồ côi ,hay là
chỉ có trung đoàn thôi vậy bác Đưcthảo ,
Bạn pháo 75 đặt ra cho duc thao một câu hỏi khá là hay, và cũng thật khó
trả lời. Thật ra tình hình lúc đó dù là đóng chung địa bàn kề cận với
nhau, nhưng do đặc điểm tiếng tăm không rành, nên đơn vị nào chỉ biết
nhiệm vụ đơn vị nấy, ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chính
vì lẻ đó để mà nói đây là một sư đoàn hay một trung đoàn gồm toàn những
người mồ côi có thân nhân bị pot diệt chủng thì không ai dám nói chắc
vậy. Rồi thật ra, như phong tục của ta cố tránh hỏi những điều nhạy cảm,
thiếu tế nhị, khơi lại nổi đau của người khác, nên chúng tôi rất né tránh
hỏi những câu hỏi thuộc về vấn đề nầy. Cho nên cuối cùng rồi cũng chỉ nói
với nhau :"Nghe vậy....", còn không biết thực tế có phải vậy
không.
Duy chỉ có một điều là đơn vị bạn lúc đó cũng gây cho chúng tôi khá nhiều
ấn tượng:
_Thứ nhất về mặt chỉ huy: họ rất nghiêm. Còn nhớ chỉ huy F của họ lúc đó
còn khá trẻ, nghe nói đã từng được ta đào tạo và tiếp tục học ở Liên xô
mới vừa về. Nhìn trên khuôn mặt thì chỉ tầm hơn 30 tuổi mà đã là chỉ huy
cấp F. Vị sĩ quan chỉ huy nầy trong tay thường lúc nào cũng cầm một cây
ba tong đầu bịt vàng trông rất oách, và sẵn sàng quật vào bất cứ chú lính
thuộc quyền nào trông có vẻ lôm côm, nên lính trong F sợ tay chỉ huy nầy
một phép. Hình như phong cách chỉ huy bạn là vậy, một phần ảnh hưởng của
phong cách phương tây thuộc địa ngày xưa. Nhưng bù lại tài chỉ huy của vị
cán bộ sư đoàn nầy là khá giỏi.
Có ít nhất hai ấn tượng của duc thao với vị chỉ huy sư đoàn nầy.
Lần thứ nhất khi chiến dịch C85 nổ ra, một lần về D họp triển khai nhiệm
vụ của đơn vị, duc thao có tranh thủ ra ngoài con voi để nắm thêm tình
hình. Khi quay về poi pet bằng cách đi bộ thì đột nhiên có tiếng xe Uoat
thắng két trước mặt, tay F trưởng nầy từ trong xe mở cửa mời duc thao lên
xe đi cùng về tiểu đoàn. Khi biết duc thao muốn về Poi pet ,ông ta liền
bảo tài xế chạy thẳng về Poi pet luôn, rồi mới quay lại. Giửa trưa nắng
đang đi bộ cả chục cây số mà được như vậy, các anh em ta sẻ nghĩ gì. Một
số anh em lính tráng của ta đôi lúc cũng được như vậy khi ra chợ mua đồ
cho đơn vị quay về. Trong khi nói thật, nhiều chỉ huy ta điều đó xảy ra
cũng hiếm.
Cao điểm nhất có lẻ là vụ một chú lính tăng gia cuả ta nổ súng bậy
làm chết một vệ binh của bạn. Số là khi đơn vị chúng tôi được điều lên
trấn giữ Poi pet, chúng tôi được chia làm 3 cụm theo trục lộ 5, mổi cụm
cách nhau khoảng 3 km. Cụm cuối cùng chốt cách khu vực trung đoàn bộ
trung đoàn 10 của bạn 4KM, là khu vực E bộ E4, E2 F5 củ. Ngoài ra ngay
ngã ba con voi còn có một tổ tăng gia có 6 đến 8 đ/c, làm nhiệm vụ nuôi
vịt đẻ cải thiện cho tiểu đoàn. Trong một lẩn tổ chức ăn nhậu, một đ/c
trong tổ tăng gia rượu say bắn bậy, vô tình trúng ngay một vệ binh gác
cổng của E 10 bạn cách đó không xa. Vậy là các đơn vị bạn đóng xung quanh
phản ứng dữ dội, cho là ta giết người đang làm nhiệm vụ của họ. Một số sĩ
quan quá khích của họ thậm chí còn đòi mạng trả mạng. Đơn vị chúng tôi
lập tức cho người áp tải đ/c vi phạm về tiểu đoàn nhốt lại chờ xử lý.
Đồng thời đích thân D trưởng chúng tôi liền tổ chức một đoàn xuống cùng
chuyên gia của ta thương lượng tìm cách bồi thường cho bạn. Tình hình lúc
đó khá căng, thậm chí toàn tiểu đoàn chúng tôi phải báo động cấm trại
trực chiến toàn bộ. Nhưng cũng chính từ quyết định của vị chỉ huy F của
bạn nầy mà sự việc êm xuôi đến bất ngờ, như không có việc gì xảy ra. Thậm
chí họ nghiêm đến nổi sau sự dàn xếp nầy, cả khu vực ta và bạn không ai
được nhắc tới sự cố đáng tiếc đó nửa. Vậy theo anh em, qua câu chuyện nầy
là do có thâm thù vì pot giết cả gia đình, hay do đặc biệt có cảm tình vì
sự giúp đở của quân dân ta mà họ có tinh thần chiến đấu cùng ta tốt như
thế, việc nầy xin dành phần bình luận cho anh em.
Chỉ có một điều, duc thao và rất nhiều anh em trong đơn vị duc thao lúc
đó đều có chung nhận xét là họ chiến đấu chống địch rất tốt, dù vẩn còn
nhiều sự luộm thuộm không chính quy, vợ con đi theo ở chổ đóng quân đùm
đề....
|
|
« Sửa lần
cuối: 06 Tháng Năm, 2012, 08:44:15 AM gửi bởi ducthao »
|
Logged
|
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 555
|
|
« Trả lời
#17 vào lúc: 06 Tháng
Năm, 2012, 09:00:58 PM »
|
|
Chào bác poipet
,thật tình ngày đó theo hướng hành quân của E1 vào khu vực rừng tre, em
hoàn toàn không biết tên những địa danh mà mình từng đi qua gọi là gì
,ngày nay nhờ vào trang VMH nghe các bác kể mới biết được vài nơi mình
từng đi qua ,em nhớ chính xác có một chiếc tăng nằm dưới con suối rất lớn
,cách xa cấy cầu khoãng 200 m ,chiều hôm đó tụi em xuống tắm ,có vài anh
em còn rắn mắc lội tới chiếc tăng xem xét ,xung quanh rất nhiều cây
cổ thụ to lớn bị đổ nhàu xung quanh chiếc tăng ,vào sâu chừng 1km
nửa, có vài khẩu pháo 85 và 105 lật ngữa ,không biết của ta hay địch ,đó
là những gì em còn nhớ ,
Chào bác Ducthao ,có lẽ nhận xét của bác rất đúng ,nếu tính thời điểm của
F9 lên thay F5 thì E1 đi đường này an toàn hơn ,và vào rừng tre thì gần
hơn đi đường từ ngả 3 con voi vào ,
Nghe bác Ducthao kể lại những trận đánh của F5 ngày xưa ,thì thời điểm đó
pot còn quá mạnh ,không biết ngày xưa đơn vị bác có từng phối thuộc với
trung đoàn mồ côi của bạn không ,bác có rành về trung đoàn mồ côi này
không ,nghe kể lại trung đoàn này thời đó đánh pot ngon lành lắm phải
không bác ,,,,,
Theo lời của E1BINHGIA kể thì...E4 sau chiến dịch Ta-Ngo,Nam-Sap
1982 chúng tôi đóng tại Ta-kong-Krao đến 8-1983 tôi ra quân và cũng nghe
ae còn ở lại đầu năm 1984 E4 cũng rút về Siem-riep.Nhưng tôi cũng chưa
từng nghe có 1 nơi mà ngổn ngang tăng,pháo như bạn kể như trên! nên không
xác định đươc nơi đó là đâu?
Với những nguồn thông tin nầy, bộ phim về ký ức bổng quay
lại với duc thao tôi thật dữ dội. Ngày đó duc thao cứ lẩn lộn giữa thông
tin nghe được và những gì mình đang chứng kiến. Có quá nhiều sự kiện xảy
ra trong một thời gian ngắn, cứ cuốn hút những người lính nằm trong chuỗi
sự kiện đó cứ trôi mãi không dừng. Chuyện mới cứ chen ngang, khiến người
ta chưa kịp xác định chuyện củ. Và cứ thế sau một thời gian dài, mọi
chuyện gần như cứ lẩn lộn với nhau, khiến ngay cả trong tâm khảm mình còn
có lúc chưa thực sự tin mình có còn nhớ đúng không nữa. Câu chuyện E1
BINHGIA nêu lên trong nầy cũng vậy, nó là một thắc mắc của bạn khi bất
chợt chứng kiến thấy nó, nhưng nó lại là sự khẳng định khiến duc thao khi
quay về hồi ức của thời điểm nầy biết rằng mình nhớ đúng.
Đó là thời điểm xảy ra trước và trong đợt chiến dịch C85.
Để điều nghiên và chuẩn bị cho chiến dịch quy mô lớn mang tầm chiến lược
vào bậc nhất lúc đó, tất cả mọi công tác chuẩn bị chắc chắn là phải mất
rất nhiều thời gian và công sức, khi mà ta quyết tâm đánh phá, chiếm giữ
toàn bộ các căn cứ cận biên của địch trên suốt chiều dài hơn 400km. Làm
cơ sở để bạn đưa dân công lên làm tuyến phòng thủ, phong tỏa khu vực biên
giới, ngăn chặn địch thâm nhập, giúp đưa lực lượng vũ trang bạn lên tuyến
đầu, thay ta làm nhiệm vụ giữ đất nước họ, để ta có thể tính đến chuyện
từng bước rút hết quân.
Tại khu vực "Ngã ba con voi", thời gian bước vào
chiến dịch cho đến giờ thật tình duc thao cũng không nhớ rõ ngày tháng
chính xác, chỉ nhớ là ở tầm đã bước vào mùa khô cuối 1984 đầu 1985. Buổi
sáng hôm đó, sau khi họp giao ban tại khu vực bch D xong, tất cả các c
trưởng khác lập tức về đơn vị để triển khai kế hoạch tác chiến đã nhận,
riêng duc thao phải ở lại để đón đoàn cán bộ MT về đơn vị để thị sát. Tầm
khoảng hơn 10 giờ sáng, từ hướng ngã ba con voi đột nhiên vang lên tiếng
động cơ xe tăng gầm rú thật dữ dội, rồi một lúc sau cả một đoàn xe hổn
hợp hàng chục chiếc gồm thiết giáp M113, xe bọc thép bánh hơi, xe tải chở
quân, xe con... xen kẻ nhau ầm ầm chạy thẳng lên Poi pet mà không hề dừng
lại. Buổi sáng hôm đó thật không may đơn vị đang tổ chức bắn đạn thật cho
c 6 ngay tại trục đường lộ 5, cách bch D chừng 800m, nên khi đoàn xe đến
vị trí nầy buộc phải dừng lại chờ anh em bắn hết đợt mới chạy tiếp lên.
Ngồi trên chiếc U oat chạy sau cùng đón đ/c D trưởng và duc thao, nghe
đ/c thủ trưởng ngồi phía trước than thầm, biết đây là một đoàn rất quan
trọng, nên vô hình chung duc thao cũng cảm nhận được sắp tới sẻ có nhiều
diễn biến lớn sắp xảy ra. Mấy khi mà Poi pet được đón tiếp một đoàn quy
mô lớn cở nầy với mấy ông tướng và rất nhiều ông tá lên thị sát.
Về phía địch, với những diễn biến nầy chúng cũng bắt đầu
đánh hơi thấy tình hình. Một vài trận đánh khá lớn xảy ra với những đơn
vị đóng quân phía sau để thăm dò thực lực của ta. Phía Thái cũng bắt đầu
có những động thái đối phó. Nhiều chiếc máy bay trinh sát của chúng bắt
đầu bay dọc biên giới, tiếng ì ì của chúng vọng về đều đều nghe thật
buồn. Đặc biệt có một lần chúng điều một chiếc C130 vũ trang bay thật
thấp, đột ngột thâm nhập từ hướng mỏ vẹt, khu vực nằm giữa Poi pet và ngã
ba con voi, vòng theo lộ 5 đến tận Si sô phôn để trinh sát. Khu vực cửa
khẩu cũng vậy, lợi dụng buổi trưa ánh mặt trời nằm thẳng phía trên đỉnh
đầu, chúng cho các chiếc L19 bay rất cao lòng vòng phía trên để quan sát.
Mới đầu lính ta dùng súng bộ binh các cở bắn lên, nhưng do không hiệu quả
nên sau đó mặc kệ, không thèm quan tâm nữa. Theo đài quan sát ta theo dõi
trục đường bên kia đất Thái, hướng từ sâu trong đất Thái về hướng mỏ vẹt,
xe quân sự tiếp liệu của Thái chạy liên tục chở vũ khí cho các căn cứ pot
dọc theo biên giới, từ mỏ vẹt đến Cao mê lai, sẵn sàng đối phó khi ta mở
đợt tiến công lớn.
Mới đầu khi pháo ta bắn mở đầu chiến dịch cho bộ binh tiếp
cận căn cứ pot ở Cao mê lai. Với lợi thế rừng rậm và mìn trái, bọn pot tổ
chức phòng thủ khá cứng, liên tục phản kích đánh bật ta ra xa, phía Thái
vẩn chưa có phản ứng gì. Đến giai đoạn tăng ta bắt đầu xuất kích từ vị
trí tập kết lên. Do đã dự kiến đúng hướng, các thân cây cổ thụ trên hướng
tăng ta xuất kích bị chúng nổ mìn ngăn chặn, không thể ủi lên được. Một
số xe bị DKZ và súng chống tăng bộ binh chúng bắn hỏng. Đồng thời bộ binh
ta bị các trận địa hỏa lực chúng bố trí sẵn xung quanh bắn vào vị trí
triển khai tiến công dầy đặc, không phát triển nổi. Sau nhiều đợt tiến
công không thành, không thể tiếp cận các căn cứ địch, bộ binh ta lui ra
cũng cố và dùng pháo bắn vào để tiêu diệt các trận địa pháo địch và bọn
bộ binh trong các căn cứ.
Lúc nầy pháo Thái đặt từ các trận địa sâu trong đất chúng
mới chính thức trực tiếp tham gia giải nguy cho pot. Các trận đấu pháo
của ta và Thái xảy ra rền rỉ suốt nhiều ngày đêm liền. Mặt đất cứ rung
lên từng hồi, còn trên bầu trời tiếng pháo qua lại cứ u ...u...không dứt.
Điều kỳ lạ với lính ta lúc đó, với đội quân nhà nghèo như ta, không hiểu
sao cứ Thái bắn qua một, thì ta trả lời đến gấp hai, ba lần... Có một
thông tin về việc một trận địa pháo của ta, một chiếc cầu tạm bị trúng
đạn pháo, dẩn đến một số pháo thủ đánh bài chuồn về nước...Bí mật quân
sự, thiệt hại như thế nào cấp chỉ huy c như duc thao lúc đó cũng không hề
được phổ biến cụ thể. Cho đến khi lần đầu tiên pháo phản lực 40 nòng ta
xuất hiện trên chiến trường, kết hợp được các tốp máy bay tiêm kích ta
bay cao bảo vệ, thấy quyết tâm ta quá cao, bọn Thái mới chịu nằm yên
không dám can thiệp nửa. Như vậy có thể những gì mà E1BINHGIA cùng các
anh em trong đơn vị nhìn thấy có thể là những gì còn lại trong diễn biến
của chiến dịch nầy trước đó đã xảy ra. Còn thực tế hơn nữa, phải chờ
những anh em tham gia trực tiếp trong cuộc ngày đó :như anh em sư 7, sư
9, các đơn vị xe tăng, pháo binh quân khu 7... lên đính chính lại thì mới
chính xác.
|
- 1980: Ngày 23 tháng 6: Phản ứng với việc tổ chức hồi hương của
hàng ngàn người tị nạn, 200 quân nhân Việt Nam vượt qua biên giới lúc 2 giờ
sáng vào khu vực Ban Non Mak Mun, bao gồm khu trại tị nạn Nong Chan, một trận
đấu pháo kéo dài ba ngày bỏ lại khoảng 200 người chết, bao gồm từ 22 đến 130
binh sĩ Thái, một dân làng Thái Lan và 72 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Hàng
trăm người tị nạn đã được báo cáo thiệt mạng, nhiều người thiệt mạng khi pháo
binh Thái Lan tấn công một trong những ngôi trại. Những người khác được tìm
thấy giữa hai làn đạn. Hàng trăm người tị nạn chống lại Việt Nam bị xử tử.
Quân đội Việt Nam
tạm chiếm hai ngôi làng biên giới Thái Lan bao gồm cả Ban Non Mak Mun và pháo
kích vài nơi khác.
- Ngày 24 tháng 6: Quân Việt Nam
vẫn còn kiểm soát Nong Chan, đã đấu pháo và nổ súng nhỏ với binh sĩ Thái Lan
và tấn công các cứ điểm của quân du kích. Việt Nam bắn rơi hai máy bay quân sự
Thái Lan.
- Ngày 26 tháng 6: Quân đội Việt Nam đã bắt giữ hai quan chức cứu
trợ (Robert Ashe và Tiến sĩ Pierre Perrin - điều phối viên y tế của Ủy ban
Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ) và hai nhiếp ảnh gia Mỹ tại trại Nong Chan.
|
|
Với cự ly tiếp giáp đường biên khá dài với Thái
lan, ở một số khu vực khác thì duc thao không có dịp tìm hiểu. Còn tại khu
vực "Ngã ba con voi", chỉ tính từ Cao mê lai_Pôi pet thôi, máy bay
Thái khoảng tầm từ năm 1980 đến 1985 có rất nhiều lần vi phạm sang không phận
của bạn.
Đầu tiên từ thời Cao mê lai, sau sự kiện 23/6/1980 ta vượt tuyến
đánh vào Nong chan. Lúc nầy hướng Cao mê lai ta tăng cường đưa quân và pháo
binh vào chốt giữ. Có thể Thái sợ ta lại mở tiếp đợt chiến dịch ở hướng nầy
nên chúng cũng điều quân rải ra để ngăn chặn. Thời điểm cuối 1980, từ điểm
cao chốt giữ của Cao mê lai, quan sát qua ống nhòm có thể thấy xe tăng và bộ
binh chúng rải đều phía đối diện với ta trong khoảng cách vài km. Xa vào phía
trong nữa là các trận địa pháo của họ phủ bạt im lìm. Đáng chú ý nhất là các
hoạt động không quân trinh sát của họ. Những chiếc L19, OV10 cứ thỉnh thoảng
vượt qua bên nầy quan sát các điểm chốt của ta. Chúng bay gần đến nổi trên cao
điểm có lúc anh em nhìn rỏ cả mặt thằng phi công đang lái.
Khi ta bỏ cao điểm lùi về Mo hơn, để hổ trợ cho pot xây dựng cứ
phía trên hướng Cao mê lai, máy bay Thái có lúc xâm nhập và có những hành
động khiêu khích ta rất trắng trợn. Các lần máy bay F5 của họ bay từ hướng
Cao mê lai vòng qua Nam sấp, rồi bất ngờ lao qua căn cứ Mo hơn của ta tăng
tốc trở nên thường xuyên, tạo thành những tiếng động vang dội trên không
trung khiến lính ta hay bị giật mình do bị bất ngờ. Còn dọc biên giới, từ mỏ
vẹt Poi pet đến Cao mê lai, máy bay Đa cô ta trang bị đại bác 20 ly cứ vài
ngày là bay tuần tra một chuyến, cứ nghe ì ì dai dẳng thật khó chịu. Tiểu
đoàn chúng tôi liền cho giá 12 ly7 trong đội hình ngắm bắn. Giờ nghĩ lại thật
buồn cười, chiếc Đa cô ta to như thế, trong tầm mắt ta nhìn chỉ nhỉnh hơn
ngón tay, nghĩa là cự ly quá xa, vậy mà tiểu đoàn vẩn ra lệnh bắn, không biết
có làm trầy sơn nó không. Nhưng tiếng nổ đầu nòng thì nó có nghe thấy, thế là
nó bắn lại. Từng tràng 20 ly từ hướng nó phát ra về hướng ta chỉ nghe uồn...
uột...,dĩ nhiên là cũng chẳng vào đến đội hình. Nhưng có một lần trúng ngay
đội hình lực lượng ta đang tổ chức phục kích ở hướng tây bắc, cách đơn vị gần
3 km, khiến anh em phải cuốn mìn chạy về.
Nhớ trận đánh pháo toàn tuyến của ta vào khoảng sau chiến dịch
C81_82 không lâu,tầm giữa cuối mùa mưa năm 1982. Khi pháo ta bắn vào căn cứ
lớn của pot hướng bắc_tây bắc, cách căn cứ Mo hơn hơn 3 km hàng trăm quả vừa
dứt khoảng hơn tiếng đồng hồ, phía Thái liền cho hàng đàn trực thăng bay thấp
rền rỉ tuần tra dọc theo biên giới. Máy bay OV10 cũng lập tức bay lên phát
loa về hướng ta bằng tiếng Việt, ra rả tố cáo ta dùng pháo bắn vào khu vực
dân cư của họ. Cho đến ngày hôm sau, khi pot tổ chức lực lượng bung ra tuần
tra bên ngoài căn cứ bị lực lượng ta nằm lại phục kích giật mìn tiêu diệt một
số tên nữa chúng mới chịu im.
Có vài sự kiện máy bay Thái ngày đó xâm nhập "Ngã ba con
voi" gặp nhiều may mắn mà chúng không biết, có thể chúng cho rằng ta chỉ
cảnh cáo chúng mà thôi. Một lần trong khoảng thời gian tầm giữa cuối mùa mưa
năm 1982 hay đầu năm 1983 thì phải (?). Lúc nầy tại khu vực "Ngã ba con
voi" có các trận địa pháo phòng không 37ly và 57 ly, lại có thêm 2 phân
đội A72 của bạn tăng cường. Bất ngờ sáng hôm đó một chiếc C130 vũ trang của
Thái theo đường bay cặp theo đường tàu lộ 5, bay dọc từ Poi pet về đến Si so
phon để thâm nhập trinh sát. Pháo thủ 57 ly ta đã vào vị trí sẵn sàng bắn,
nhưng vì muốn nhường cho A72 bạn lập thành tích nên ta phải chờ. Ai dè mấy
ông bạn giữ A72 lại bỏ đi chơi không trực chiến chạy về không kịp bắn. Chiếc
C130 bay thấp khổng lồ bay ngang trận địa ta an toàn rồi bay về hướng Si so
phon mất hút. Vụ nầy chắc Hai Kinh Tế nắm được, kể rỏ hơn cho anh em nghe có
được không?.
Đến chiến dịch C85_công trình K5, máy bay Thái lại may mắn một
lần tương tự nửa. Lúc nầy trục lộ 5 từ "Ngã ba con voi" lên đến Poi
pet, quân dân, và các trận địa pháo cối bố trí dầy đặc. Riêng đoạn từ D bộ
D2BP, đơn vị của duc thao về hướng Poi pet cũng được bố trí một trận địa 57
ly và mấy tổ A72 của bộ đội bạn. Hôm đó tầm 9 giờ sáng, giữa lúc các đơn vị
đang tấp nập triển khai công tác của mình thì một chiếc OV10 của không quân
Thái bay từ hướng chính diện đồn cửa khẩu theo trục lộ 5 xâm nhập vào sâu
phía trong. Lần nầy mấy ông bạn giữ A72 cũng xuống dân công chơi, khi nghe
báo động liền vội vã chạy về, vậy là trong tư thế đang thở hổn hển bóp cò,
quả đạn liền đi tìm chim trước mắt cả trăm con người đứng ngó. Lúc nầy đang
trên đường dẩn quân truy quét về hướng Đăng cum, cách Poi pet đã vài cây số,
duc thao và anh em trong đội hình còn kịp quay lại nhìn quả tên lửa của bạn
bắn bay vượt lên qua khỏi chiếc máy bay , tạo thành một luồng khói trắng
ngoằn nghèo, rồi nổ thành một chớp lửa hồng trên không. Còn chiếc máy bay
Thái cũng vội tắt máy, lao sang phải bay về đất Thái.
Vậy đó, nhiều khi trong điều kiện mười mươi mà ta lại chẳng làm
được gì. Không biết khi tên lửa hay đại liên kết hợp bắn xuống xối xả, sự
tình sẻ ra sao? Rồi còn cái vụ xả đập nữa, hướng duc thao cũng nếm mùi chuyện
nầy vào giữa những mùa mưa. Khi nước bên Thái dâng cao, họ liền cho nổ mìn
phá đập. Sau vài tiếng nổ kinh hồn, địa hình đang bình thường, chỉ chừng chưa
đầy một tiếng đồng hồ sau nước đã dâng lên tới ngực. Nước chảy rất siết và
rất mạnh, những chỗ hẹp và cao thấp không đều, dòng chảy lập tức thành lũ
quét, đi lại, tải thương tử rất khó khăn, nhất là ở khúc có những con suối.
Tình huống nầy chắc chỉ có những ai đã từng ở gần các đập nước lớn, những
vùng có lũ quét, lũ ống mới cảm nhận được. Với lợi thế địa hình cao hơn phía Cam pu chia, đập nước Thái ngày đó cũng là một phương
tiện phòng ngự đáng sợ của họ ở khu vực nầy. Đồng một lúc trên trời trực
thăng quần đảo bắn xối xả, dưới đất nước ào ạt dâng lên, rồi lại pháo, tăng,
bộ binh địch... tăng cường phản kích, đứng trong hoàn cảnh nầy, phản ứng lại
được với địch quả là một điều cực kỳ khó khăn.
|
|
Bạn @E1BINHGIA và pháo75 !
Do đặc điểm chốt giử hướng F5 ngày đó khá phức tạp, đồng một lúc
địa bàn phải đối phó với cả 3 đối tượng tác chiến chính: hướng bắc lộ 5 chủ
yếu là pa ra (gồm 2 lực lượng rằn ry của Xi ha núc và Lon Non gọi chung), nam
lộ lại là lực lượng pot. Chính diện khu vực cửa khẩu Poi pet và một số điểm
cận biên, lính biên phòng Thái vẩn thường xuyên cùng ta va chạm, vì ngoài
nhiệm vụ chốt chặn ngăn ngừa ta tấn công qua đất Thái, các lực lượng vũ trang
của Thái theo lệnh nhà cầm quyền lúc đó còn hổ trợ cho các lực lượng đối
kháng của Cam pu chia, làm bình phong ngăn chặn các lực lượng ta và bạn xâm
nhập vùng cận biên của họ.
Tuy nhiên các sắc lính vũ trang Thái cũng có nhiều đặc điểm khi
đối phó với ta trong tác chiến. Qua một thời kỳ có điều kiện tiếp xúc với họ,
khu vực địa bàn hoạt động của họ được phân chia bởi các lực lượng như sau:
_Đầu tiên phải kể đến lực lượng biên phòng của họ, đây là lực lượng được
tuyển mộ nên về chiều cao và sức vóc của họ khá to lớn, vượt hẳn lính ta.
Quân phục của họ theo kiểu rằn ri và trang bị khá tốt. Đặc điểm lực lượng nầy
là chốt giữ trong các đồn biên phòng cận biên tiếp giáp ta, rất hay liên hệ
với ta khi có sự cố gì hai bên cần giải quyết. Thời đó nghe nói là họ áp dụng
chế độ đổi quân 6 tháng một lần, nên vừa mới đến đóng đồn họ có vẻ hùng hổ
hơn, nhưng đến khi tầm gần được đổi về phía sau, thì họ trở nên nhút nhát,
thủ gáo lắm. Điều nầy ác nổi có khi sĩ quan chỉ huy ta lại không nắm bắt nhạy
bén bằng anh em chiến sĩ bên dưới, còn khai thác để làm gì cũng chỉ anh em áp
dụng mà thôi.
_Lực lượng thứ hai là các sư đoàn bộ binh hay địa phương quân gì đó của họ,
trang phục màu xanh sậm hơn ta. Lực lượng này ít thấy va chạm với ta, họ chỉ
cơ động lên xuống khi có tình huống gì đó. Xen kẻ đôi lúc lính ta tuần tra có
va chạm với một lực lượng cũng rằn ri đội mủ bê rê đen, nghe nói là biệt kích
hay lính dù của Thái. Lực lượng nầy thì có vẻ sừng sỏ hơn, có lúc tuần tra
chạm lính ta, cũng ra sức tranh cải về mốc chủ quyền của họ.
_ Về phía dân sự, họ còn có lực lượng cảnh sát, dân quân trang bị nhẹ. Lực
lượng nầy chủ yếu là đảm bảo an ninh trong dân, tham gia cứu nạn hay di dời
dân trong các tình huống chiến tranh khẩn cấp. Thường năm nào họ tập trận
"Hổ mang vàng", thì dân chúng ở các khu vực cận biên được di dời
lên xuống có khi mấy bận.
_ Ngoài ra một số lực lượng khác như tăng, pháo, không quân họ thỉnh thoảng
cũng dàn giá ra dọc biên giới khi ta mở chiến dịch lớn, đánh vào các căn cứ
của địch nằm trên đất Thái.
Thông thường thì họ tránh va chạm với ta. Còn ở những vụ chạm
súng nhỏ lẻ, họ đều chủ động rút trước. Có những lần ta hoạt động vô tình vào
sâu trong đất họ, đợi đến khi ta rút về lâu rồi, mới thấy khu vực đó lẹt đẹt
vài tiếng súng phản ứng của họ vang lên.
Sự đối phó lẩn nhau là ở cấp nhà nước hoặc nhỏ hơn cũng cỡ c
,D...chứ lính tráng ngày đó chổ đơn vị duc thao thì có khi vô tư với lính
Thái lắm, theo cái kiểu thỏa thuận ngầm tôi không đánh bạn bạn cũng đừng
phang tôi...Đến nổi nhiều khi chỉ huy còn nghĩ chỉ còn thiếu chuyện kết nghĩa
nữa thôi, khi mà lính Thái có lúc ngầm tiếp tế cho lính ta không thiếu thứ gì
(thuốc lá, thịt hộp, bánh kẹo, đồ dùng...). Tuy nhiên những chuyện nầy chỉ
xảy ra ở những khu vực ta và Thái có điều kiện trực tiếp công khai do đóng
quân gần nhau.
Phản ứng rõ nhất của họ là khi ta mở chiến dịch C85, với một sự
điều quân hùng hậu nhiều sư đoàn và binh khí, kỷ thuật lên sát biên giới. Dân
công, bộ đội bạn dầy đặc theo sau. Trước nguy cơ bọn pot bị đánh bức, tạo đà
cho ta tiến công truy quét sâu trong đất họ. Mặc dầu trước đó ta dùng các
phương tiện phát thanh rất mạnh cho họ biết trước mục đích và khu vực ta tiến
đánh, họ bắt buộc phải triển khai rất nhiều binh hỏa lực, các phương tiện
chiến tranh tăng, pháo, được yểm trợ bởi lực lượng không quân để đối phó với
ta. Khi ta bắt đầu nổ súng tiến công các căn cứ pot dọc biên giới, nhất là
bắt đầu đánh vào căn cứ trung tâm của pot ở Cao mê lai, pháo binh của Thái
lan cũng bắt đầu tham chiến yểm trợ cho pot. Các trận địa pháo của ta, cầu
tạm và một số mũi tiến công của ta đôi lúc phải sựng lại do hỏa lực pháo binh
chi viện dầy đặc của họ. Một số khu vực như hướng từ Poi pet đến Đăng cum,
phát hiện sự xuất hiện của lính ta, pháo Thái bắn dọc biên theo bản đồ của Mỹ
từ trước như một bức tường lửa với hàng trăm quả đạn pháo. Vậy là một số trận
địa pháo binh của ta và bạn từ chỗ bắn chi viện cho bộ binh chuyển qua phản
pháo Thái để yểm trợ cho các hướng. Trong một thời gian dài của chiến dịch,
bầu trời biên giới khu vực Cao mê lai_Poi pet_Đăng cum ngày đêm lúc nào cũng
vang lên tiếng u...u...của các loại pháo hai bên phản nhau qua lại. Đến nổi
lính bộ binh nghe chán cũng chẳng cần quan tâm ở đâu bắn, rớt ở đâu, xem như
đó là những trận đánh riêng của lực lượng pháo binh hai phía vậy. Không nghe
tin về phía Thái thiệt hại thế nào, còn phía ta cũng có một số thiệt hại vì
trúng pháo của họ, thậm chí các đơn vị pháo cũng có một vài trường hợp đào
ngủ do không chịu nổi áp lực. Có một điều đặc biệt nữa là so với Thái lúc đó,
nền kinh tế của ta nghèo hơn họ rất nhiều, vậy mà cứ hể Thái bắn qua ta một
trái, lập tức pháo ta trả đũa lại bằng năm, sáu trái ngay lập tức...Đến khi
ta bắt đầu sử dụng pháo phản lực 40 nòng đánh tiêu diệt căn cứ Cao mê lai,
thể hiện quyết tâm bằng mọi giá, pháo Thái lúc nầy lập tức lặng im, không dám
bắn qua can thiệp nửa. Thậm chí họ còn quay lại bắn vào đội hình pot đang rút
chạy về phía họ, ngăn không cho ta lấy cớ truy quét để đánh qua.
Việc ta sử dụng máy bay cho các chiến dịch, thì theo như duc
thao biết là có đó. Nhưng có lẻ ở các thời kỳ đầu, khi ta bắt đầu giúp bạn
giải phóng đất nước họ. Còn quá trình làm nhiệm vụ quốc tế, một vài chiến
dịch truy quét, thì do địa hình cơ động khó ta mới dùng đến không quân. Chiến
dịch C85, riêng khu vực đơn vị duc thao hoạt động, chỉ thấy máy bay tiêm kích
ta bay răn đe dọc biên giới để bảo vệ cho các dàn pháo phản lực bắn lúc đó.
Sau nầy về nội địa tham gia chiến dịch biển hồ, thì được thấy thêm Mi 24 tham
gia, nhưng không kéo dài và thường xuyên.
|
|
|
Cựu chiến binh

Bài viết: 465
|
|
« Trả lời
#67 vào lúc: 08 Tháng
Bảy, 2012, 05:15:28 PM »
|
|
Các bác cho cháu
hỏi ,những trận đánh lớn trên chiến trường k ,VN ta có sử dụng tới máy
bay không vậy các bác ,,,
Trong chiến dịch vào tháng 11/78 của F5 đánh lên cầu
Salong hướng lộ 7 lên Kratie tây bắc Campuchia, F5 có được hỗ trợ bằng
không quân.Chính xác là máy bay ném bom A37 .Vì lúc đó đơn vị tôi là súng
máy 12.8 ly nên được phổ biến để phân biệt không bắn lầm.Khi chúng tôi
thọc sâu từ rừng vòng ra lộ 7 còn thấy xe bò trúng bom nằm dài hai bên lộ.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|
|
Thành viên

Bài viết: 100
|
|
« Trả lời
#68 vào lúc: 09 Tháng
Bảy, 2012, 02:59:43 AM »
|
|
Có vài sự kiện máy bay Thái ngày đó xâm nhập "Ngã ba
con voi" gặp nhiều may mắn mà chúng không biết, có thể chúng cho
rằng ta chỉ cảnh cáo chúng mà thôi. Một lần trong khoảng thời gian tầm
giữa cuối mùa mưa năm 1982 hay đầu năm 1983 thì phải (?). Lúc nầy tại khu
vực "Ngã ba con voi" có các trận địa pháo phòng không 37ly và
57 ly, lại có thêm 2 phân đội A72 của bạn tăng cường. Bất ngờ sáng hôm đó
một chiếc C130 vũ trang của Thái theo đường bay cặp theo đường tàu lộ 5,
bay dọc từ Poi pet về đến Si so phon để thâm nhập trinh sát. Pháo thủ 57
ly ta đã vào vị trí sẵn sàng bắn, nhưng vì muốn nhường cho A72 bạn lập
thành tích nên ta phải chờ. Ai dè mấy ông bạn giữ A72 lại bỏ đi chơi
không trực chiến chạy về không kịp bắn. Chiếc C130 bay thấp khổng lồ bay
ngang trận địa ta an toàn rồi bay về hướng Si so phon mất hút. Vụ nầy
chắc Hai Kinh Tế nắm được, kể rỏ hơn cho anh em nghe có được không?.
Trên Nimith không có 57ly mà chỉ có một C37 ly ( C1D24 ) thôi anh Đức
Thảo ơi , chiếc máy bay đó là L19 ( máy bay trinh sát ) chứ không phải
máy bay C130 (máy bay vận tải ) chuyện xảy ra vào gần cuối 82 , vào buổi
sáng khoảng 9-10 giờ khi trinh sát phát hiện và báo động có máy bay thì
ae vào vị trí của mình nhưng lúc đó có một số ae đi tát cá chạy về chưa
kịp nên anh Sơn CTr mới lệnh dồn về thành 2 khẩu đội để tác chiến khi đâu
vào đấy thì bên đo xa báo máy bay đã bay ra khỏi tầm bắn và bay một mạch
về Sisiphon , máy bay bay tới Sisiphon thì bị C3 37ly bắn (....) nhưng
không trúng , máy bay tiếp tục bay một lèo về tới Siêm Riệp " HẠ
CÁNH AN TOÀN " .
(....) khi C3 đang bắn thì có lệnh ngưng bắn ngay , lúc này mới bắt đầu
chuyện buồn cười và mệt mỏi vì phải họp hành kiểm điểm . Số là chiếc L19
đó là của MT 479 đi tham sát tình hình chuẩn bị cho chiến dịch 82-83 ,
may mà C2 chưa kịp đạp cò chứ không thì TA và MÌNH chả biết ai hơn ai (
hú hồn ) . Vụ này bên thông tin và báo vụ bị nặng nhất vì tới khi bắn ở D
còn chưa có thông tin về chiếc máy bay đó là của ta , bên tụi em chỉ khổ
phải huấn luyện nhiều hơn vì cái tội bắn dở , lính C3 và 2 thì nói vui là
biết máy bay đó của MT nên bắn cảnh cáo cái tội không thông báo về chuyến
bay , chuyện này em có kể ở Kafee
Cát Tiên rồi , khi anh Quốc hỏi .
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét