Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Ngôn Ngữ ... Gổ





Mùng 1 Tết năm Quý Tỵ nói về kẻ thù đất nước


Bùi Chí Vinh
Bui Chi Vinh 1Năm 1978 hồi xưa tôi đánh giặc ngoại xâm bằng súng
24 tuổi vác AK đi kiếm bọn Tàu
24 tuổi bỏ Thành Đoàn đâm đầu đi lính
Bọn Tàu vẫn còn nguyên còn tôi bị nhốt quân lao
Hồi đó tôi đa tình và hào khí ngất cao
Đọc thơ trước hàng ngàn hồng binh như tráng sĩ
3 thằng Sáu Quốc, Bảy Dũng, Hai Long cùng cắt máu ăn thề
3 thằng vất sau lưng chính trị
Năm 1979 xác Sáu Quốc ở mặt trận Kampuchea không tìm thấy
Năm 1980 Bảy Dũng vô kỷ luật ở tù
Năm 1981 tôi lãnh đủ hồ sơ loại ngũ
Giấc mộng anh hùng trở thành ác mộng đạp xích lô
Kể từ đó tôi sống bằng Thơ
Thơ tình, thơ du côn, thơ bại trận
Tôi làm thơ để trả nợ giang hồ
Trả nợ cho những thằng bị bắn
Tôi trả nợ cho những thằng bị bán
Tuổi thanh xuân bị bán giữa chợ đời
Bọn “quan chức con buôn” không một ngày cầm súng
Ngồi phòng máy lạnh hậu phương gác cẳng duyệt thơ tôi
Năm 1978 hồi xưa đốt cuốn “Sông Đông Êm Đềm” chơi
Thiêu cháy nhân vật lãng tử Grigori rồi ra trận
Cái chết xem nhẹ hơn lông hồng
Làm thơ thua xa siết cò súng
Năm nay 2013 tự nhiên mê tập bắn
Bia bắn giờ đây là bọn xâm lược cường hào
Bia bắn giờ đây là lũ tay sai bán nước
Thèm bắn một lần xuyên thấu tận ngàn sau !
Mùng 1 Tết Qúy Tỵ
Theo DL




Quốc nạn loạn chức danh, học vị và danh hiệu ở Việt nam


Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc
  b48af1a7dde34768be286ae2ae1cd3151.Tôi chỉ là Ashkenazy!
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề .Việc này tất nhiên được nhạc viện TP chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.
Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một Giáo sư, Tiến sỹ, nghệ sỹ Nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào Programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là : Ashkenazy là gì ? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa ? Và câu trả lời là : Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn : chắc một nghệ sỹ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi : Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu :
 Tôi chỉ là Ashkenazy!
 2. Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc
 Ta tự hào về chế độ ưu việt Xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn. Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực. Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môm, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường… Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “Ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành Hữu danh, Vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn. Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều Tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng Tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai
3. Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
 Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…). Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như : nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho??? Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là : những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hãy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa Ưu tú và Nhân dân. Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”. Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn điạ chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
 4.Kết
 Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng? Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời. Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà -nhất là âm nhạc- ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.
Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy -dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng- tôi vẫn muốn nói rằng : Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này) : “Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”*
Tác giả
…………….
*Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường





Công lý thất bại trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam


Tác giả/ hiệu đính: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
h33Ở Việt Nam “vấn đề đất đai” có nhiều bộ mặt.
Đối với nông dân, vấn đề là quyền được canh tác trên mảnh đất của mình với niềm tin rằng đất đai sẽ không bị thu hồi, ngoại trừ đúng thủ tục và được đền bù với giá cả hợp lý. Đối với các nhà thầu công trình, vấn đề là nắm được quyền kiểm soát bất động sản để xây dựng nhà ở biệt thự, khu công nghiệp, đường cao tốc hay sân gôn.  Đối với nhà nước Việt Nam, đó là một vấn đề làm cản trở tòa án, làm hư hỏng quan chức, và làm chậm sự phát triển. Và đối với Đảng Cộng sản, không quản lý được vấn đề đất đai một cách công bằng và hiệu quả sẽ hủy hoại sự kiên nhẫn của công chúng đối với sự độc quyền [lãnh đạo] của họ.
Năm ngoái, một cuộc đối đầu giữa một gia đình nông dân nuôi cá tuyệt vọng với hàng trăm công an, tập trung sự chú ý trên cả nước. Đánh giá ý nghĩa của “sự kiện Tiên Lãng,” nhiều nhà bình luận coi sự bất lực — hay sự thất bại — của chính quyền trung ương trong việc ngăn chặn các quan chức địa phương thao túng chế độ sở hữu đất đai vì lợi lộc của họ, phá hoại nông dân, là “vấn đề sống còn của chế độ”.
Lúc đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận có nhiều vấn đề cần chấn chỉnh trong Luật Đất đai. Được thông báo rằng Bộ Chính trị và Chính phủ quyết tâm sửa đổi luật pháp triệt để. Công việc soạn thảo đã được triển khai vào giữa năm 2012, nhưng sau một sự kiện xung đột ở vùng ngoại ô thủ đô đã tạo ra mối nghi ngờ về sự chân thành đối với quyết tâm đó của chế độ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm khắc phê phán Chính quyền Thành phố Hải Phòng hồi tháng 2 năm 2012 vì đã cho công an và lực lượng dân phòng cưỡng chế đầm cá của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Liệu ông Dũng có thất vọng hay không khi chính quyền tỉnh Hải Dương triển khai 1.000 công an hôm 24 tháng 4 vừa qua, đuổi vài trăm nông dân cầm xẻng khỏi các thửa ruộng và vườn cây tại công trường “Ecopark,” một khu đất vườn phía đông nam Hà Nội? Có thể là không.
Kế hoạch tổng thể cho dự án 250 triệu đô la này ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho thấy một sự pha trộn hấp dẫn các biệt thự với các tòa nhà cao tầng trải rộng trên một khu đất 500 ha trồng nhiều cây xanh, kênh nước, gồm 20 ngàn căn hộ tổng cộng. Các nhà thầu xây dựng có thể đạt được “sự hòa hợp hoàn hảo giữa con người và thiên nhiên” như hứa hẹn trong tài liệu quảng cáo, vì đất giàu phù sa ở vùng này đã cho thu hoạch nông nghiệp cao, ít nhất cả ngàn năm.
“Giải toả đất” là thách thức cốt lõi của việc phát triển bất động sản ở Việt Nam. Đối với dự án Ecopark, 3.900 gia đình nông dân, cư dân của ba ngôi làng, phải được thuyết phục từ bỏ mảnh ruộng màu mỡ của họ và định cư ở nơi khác. Các nhà thầu dự án đề xuất với tỉnh Hưng Yên: giao đất cho chúng tôi và chúng tôi sẽ xây dựng một con đường dài 21 km. Chính quyền tỉnh đồng ý, nhưng gặp phải sự phản kháng của địa phương. Đến mùa xuân năm 2012, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng đã làm dự án Ecopark chậm hơn hai năm so với kế hoạch. Và, mặc dù chỉ có 20% hộ gia đình đã không chấp nhận các khoản đền bù, những người phản kháng đã quyết tâm giữ vững lập trường của mình.
Vài điều đã gây ra sự lo lắng cho những người phản kháng. Trước hết, họ bị ép giao đất với giá 138.000 đồng cho mỗi mét vuông, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật, dù là đất nông nghiệp màu mỡ sản xuất hay là địa điểm xây dựng biệt thự sang trọng.  Hơn nữa, vì không thấy có cơ hội nhận được nhận công việc tốt hoặc nhận đất canh tác ở gần nhà như đã được hứa hẹn, họ cảm thấy tương lai quá mù mịt. Một người đã nói với nhà báo: “xã chúng tôi có 8.000 người, một nửa thì quá già không làm việc được, chấp nhận đi, nhưng còn 4.000 người kia sẽ kiếm sống ra sao? Sau khi từ bỏ quyền sở hữu đất đai của mình, đã có quá nhiều người không có việc làm. Họ chỉ lẩn quẩn trong làng. Họ phải làm gì bây giờ?”
Các quan chức địa phương cũng rất tức giận. Ngày 2 tháng 5, nhiều tin tức về sự đối đầu này đã được đưa lên Facebook, bắt đầu thu hút sự chú ý của cả nước, một quan chức cấp cao của tỉnh giải thích rằng: “Vụ việc nầy có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả nhằm vu khống, bôi nhọ chính quyền”.  Cũng theo quan chức này, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) có trình bày “thủ tục đúng pháp lý, cơ chế đền bù tốt, tạo đà phát triển cho tỉnh.  Song qua hơn tám năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư do người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác, gây tình hình phức tạp kéo dài…”
Có rất nhiều dự án giải toả đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích khác. Chúng âm ỉ qua nhiều năm và sôi sục lên khi các quan chức địa phương, sau khi đã thuyết phục hầu hết nông dân phải chấp nhận đền bù bắt buộc, chính quyền địa phương gửi công an tới.
Cuộc đàn áp tại dự án phát triển Ecopark có thể là một chuyện thường tình trừ ba điểm đặc biệt. Thứ nhất, mặc dù đại diện Nhà nước nắm quyền kiểm soát báo chí đã cảnh báo các phóng viên không được đụng tới chuyện này, nhưng lệnh ém miệng này vẫn không hiệu quả. Thứ hai, việc thu hồi đất đai của nông dân trên thực tế trông giống như sự can thiệp của chính phủ vào một vụ tranh chấp tư nhân giữa các nhà phát triển và người dân chứ không phải như lập luận của các quan chức cấp tỉnh là tước quyền sở hữu đất để phát triển cơ sở hạ tầng. Và thứ ba, các báo cáo (sau này được cho thấy là sai) sớm lan truyền trong thế giới blog cho rằng, Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, là một người bảo trợ tài chính của dự án Ecopark.
Sự đổ vỡ trong việc điều khiển báo chí có thể phản ánh các căng thẳng bên trong chế độ sẽ sớm lôi kéo ông Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào một cuộc đấu tranh tệ hại úp úp mở mở trong việc tranh giành quyền lực. Hai ngày sau cuộc đối đầu, báo Nông Nghiệp đã đăng một bài báo dài về nỗi bất bình của nông dân Văn Giang.  Sau đó, tờ báo Pháp Luật TPHCM hăng hái bắt đầu một loạt bài bốn phần về vụ Văn Giang. Khi chính quyền trung ương không có phản ứng, các báo chính thống tranh nhau đăng các bài điều tra riêng của mình, tất cả có xu hướng đổ lỗi cho các cơ quan có thẩm quyền — như là một bản tuyên ngôn của một nhóm trí thức quy kết — “cho phép các nhóm lợi ích đặc biệt lợi dụng pháp luật để ăn cắp đất của dân với mức giá thấp”.
Năm tuần sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Công an xem xét tính hợp pháp của “những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24 tháng 4″. Tám tháng sau, điều tra vẫn đang tiến hành. Nhóm nông dân từ Văn Giang thỉnh thoảng mang biểu ngữ lên Hà Nội để phản đối ở những nơi công cộng. Được biết, việc bán các căn hộ $100.000 và biệt thự $300.000 tại Ecopark là khá phát đạt.
Và vụ việc Tiên Lãng cũng chưa hoàn tất.  Đầu tháng Giêng, đúng một năm sau khi gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng một quả mìn tự chế và súng hoa cải gây thương tích năm công an đến cưỡng chế trại nuôi cá 20 hecta của họ, Viện Kiểm sát thành phố Hải Phòng đã công bố rằng, ông Vươn cùng 3 anh em sẽ bị buộc tội âm mưu giết người thi hành công vụ. Ba người vợ của họ cũng sẽ phải đối mặt với các tội nhẹ hơn, chống lại các nhân viên đang thi hành công vụ. Đó là một sự quay ngược đáng ngạc nhiên về một vụ án mà Thủ tướng Dũng, vào tháng 3 trước đó, đã gọi là do “sai lầm” có tính hình sự của một số quan chức địa phương phạm phải và đã chỉ đạo nhà chức trách Hải Phòng lập thủ tục khởi tố các quan chức địa phương và xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong vụ xét xử ông Vươn.
Các quan chức đã không thể thoát khỏi sự trừng phạt hoàn toàn. Bốn cán bộ cấp xã sẽ bị đưa ra toà xử vì “phá hoại tài sản công dân”, tức là san bằng nhà ông Vươn, trong khi Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền phải đối mặt với tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo báo cáo, do không đủ chứng cứ để truy tố, bí thư huyện ủy Bùi Thế Nghĩa đã bị cách chức, lôi theo nhiều viên chức thấp hơn chịu cùng số phận.
Điều này có nghĩa là công lý không thiên vị chăng? Các bình luận viên Việt Nam không nghĩ như vậy, nhưng họ cũng không ngạc nhiên.
Cũng như với vụ đối đầu náo loạn ở Văn Giang, cách xử lý gần đây về sự cố Tiên Lãng làm nản lòng những người, cả trong lẫn ngoài Đảng, đang vận động cho cải cách cơ bản Luật Đất đai quốc gia.






Ba câu hỏi dành cho nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ


Nguyễn Hồng Kiên
10-cau-hoi12Nguyên trưởng ban biên giới, tiến sĩ Trần Công Trực đã có 2 bài về Biển Đông trên Infonet:
Không thể “làm ngơ” với mặt trận truyền thông chứng lý Biển Đông (Bài 1)
“Thành lập một bảo tàng số tập hợp chứng lý về Biển Đông là nhu cầu tất yếu, vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay”- Đó là khẳng định của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khi đề xuất công bố ý tưởng này với Infonet. (http://infonet.vn/Thoi-su/Khong-the-lam-ngo-voi-mat-tran-truyen-thong-chung-ly-Bien-Dong-Bai-1/57860.info)
- 5 lý do cần có kho tư liệu số về chứng lý Biển Đông (bài 2)
Như Infonet đã đưa tin, chúng ta không thể làm ngơ với mặt trận truyền thông chứng lý Biển Đông, từ thực tiễn và yêu cầu của cuộc đấu tranh chủ quyền, TS Trần Công Trục tiếp tục nêu ra 5 lý do cần có Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông. (http://infonet.vn/Thoi-su/5-ly-do-can-co-kho-tu-lieu-so-ve-chung-ly-Bien-Dong-bai-2/58095.info)
Và đây là ba câu hỏi dành cho nguyên trưởng ban biên giới Trần Công Trực:
154880_373013966139551_492518280_n







Thế sự


Võ Trung Hiếu
nước mắt Tiên LãngTôi nhắc đến chính trị
Đồng nghiệp tán theo vài câu rồi lảng sang chuyện khác
Nhầm chỗ rồi tôi ạ
Có người ví chính trị là con đĩ
Mà chuyện ấy ai đem vào office bao giờ
Không cẩn thận có ngày vạ miệng
Tôi nhắc đến biển Đông
Bạn tôi nghệch mặt khi nghe về Gạc Ma
Bạn tôi ngẩn ngơ khi nghe về hải chiến Hoàng Sa năm 1974
Bao nhiêu con người ngã xuống giữa trùng vây
Sách giáo khoa không nhắc
Đài báo hiếm thấy đưa tin
Nhưng lịch sử sống mãi vì viết bằng máu xương
Lẽ nào sách không nói, đài báo không đưa
Thì chúng ta có quyền thờ ơ không biết ?
Tôi kể em tôi nghe về nước Việt
Từng có hoàng đế Quang Trung
Chiến tích một thuở lẫy lừng
Đánh trăm trận là trăm trận thắng
Cho dù kẻ địch là phương Nam hay phương Bắc
Đánh thắng trận rồi bàn ngay chuyện ngoại giao
Thế nước vận nước có lúc thấp cao
Nhưng lãnh thổ thiêng liêng
Quyết không để ngoại bang lớn nhỏ nào xâm phạm …
Bạn tôi nghe và lặng im
Em tôi xem chừng cũng se se đồng cảm
Đồng nghiệp tôi nghe xong nhìn xa xăm lãnh đạm
Đủ cho tôi cảm nhận nỗi buồn …
Thời buổi này nhìn có vẻ  bình yên
Nếu chúng ta đừng đọc báo, nghe đài và đừng quan tâm thời sự
Nếu chúng ta chỉ chăm chú mưu sinh, nhà-xe-áo-quần, cơm ngày ba bữa
Và dõi mắt theo những gameshow tivi vui vẻ suốt tuần
Nếu chúng ta cầm chứng minh nhân dân
Mà ngờ ngợ chuyện mình còn tổ quốc
Mà ngờ ngợ chuyện cha ông ngày trước
Mà ngờ ngợ có một dòng máu Việt
Đang chảy trong tim từ thuở các vua Hùng …
Tôi nhìn thấy những đám đông
Lặng im chìm giữa sắc-không sự đời
Tôi nhìn thấy những con người
Cũng hít thở, cũng nói cười, cũng như …
Giá gì biển cũng vô tư
Và đừng có sóng dữ từ phía xa …
Tác giả gửi QC









Câu đối Mừng Xuân Quý Tỵ


Hà Sĩ Phu kính chúc
clip_image001_thumbCâu đối 1:
RẮN độc cuốn vòng hai số Tám, chặn lối nhân quyền!                                                    
    * RỒNG thiêng bay tạc một chữ Đồng, phá vòng nô lệ! [1]                                                       
                                                                      Hà Sĩ Phu
   ———————————————————————————————–
với ngót 4 ngàn chữ ký, yêu cầu Quốc hội Việt `Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam

 Câu đối 2:
- Nhâm Thìn nở rộ  “In-tờ-nét” !
- Quý Tỵ phơi trần “Sí-hảo-lin” !
  (Sí hảo lin = tứ hảo lân = 四好鄰 = láng giềng 4 tốt)
  
Câu đối 3:
Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba(từng) khúc ruột!
Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?
              
Câu đối 4:
- Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên… “Đồng Chí Ếch” (X)?
- Thành hay bại nhỉ, “Cuộc Thành đô” dẫn xuống… “Quảng Nam Khu”!
(Quảng Nam khu sẽ sánh vai cùng Quãng Đông, Quảng Tây)
               
Câu đối 5:
- Điệu La Thăng mà Giáng mà SI, sinh quái vật “xe không chính chủ”!
- Dáng Hiền Đức vừa Nhân vừa Dũng, diệt mãng xà “sở hữu toàn dân”!
               
Câu đối 6:
*   Cái không nhỏ lộ hàng coi dễ sợ !
* Thằng rất to thoái hóa nghĩ mà kinh !
                
Câu đối 7:
- Thấy Rồng đen lộn xộn mà ghê, trần trụi lột nhau, mt thưng cấp
lộ hàng coi dễ sợ!                                                                                        
- Nghe Rắn hổ phì phì cũng tởm, ngang nhiên cướp đất, khố dân nghèo xơ xác nghĩ mà thương!
                 
Câu đối 8:
- Giặc 4 tốt vả mồm quân bán nước!
- Cờ 6 sao lột mặt lũ buôn dân!
Mời đối  
Xuất đối 1
* Vận nước chẳng lo, rượu Rắn cứ say tràn quý tỵ!
(Thành ngữ tràn quý tỵ do nạn lụt lịch sử năm Quý Tỵ 1893, nước tràn lênh láng khắp nơi, có thể chở thuyền trong đường phố, dân chết rất nhiều).

 Xuất đối 2
 * Rắn độc cuộn vòng hai số Tám, khóa chặt Nhân quyền?

 Xuất đối 3
 * Đầu xuân quan Ếch (X) vi hành, Ếch đi kiệu Ếch không sợ Rắn!
     (dưa hành và dưa kiệu là hai món không thể thiếu trong ngày Tết, kiệu vừa là cái kiệu vừa là bước ngựa đi thủng thẳng ung dung)

 Xuất đối 4
 *Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên…“Đồng Chí Ếch” (X)?
 Xuất đối 5
* Ếch “tha” cổ Rắn ra đồng, Ếch “tha” Rắn, Rắn không “tha” Ếch?
      (lưu ý chữ THA hai nghĩa ngược nhau)

 Xuất đối 6
* Xuân Quý Tỵquý vị tỵ nhau, ngôi thấp ngôi cao, đồng Rắn tỵ đồng chí Ếch!

 Nhân Tết Con Rắn xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các thi hữu cho lời xướng họa để thêm phần vui vẻ ngày xuân, có điều gì sơ xuất xin rộng lòng lượng thứ.                                                                     
HÀ SĨ PHU
Trân trọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét