Kiên trì mỗi ngày 1 bát để bổ thận tráng
dương, tuyệt chiêu để người luôn tươi trẻ khỏe mạnh
Chỉ cần duy trì uống hơn ba tuần liên tiếp, không chỉ những sợi
tóc bạc sẽ biến mất, làn da sẽ trở nên trắng mịn mà khí sắc còn trở nên hồng
hào. Tuyệt chiêu nhé!!!
Trên thực tế, đun một nồi cháo
là hết sức đơn giản, vì sức khoẻ của chính bạn, hãy dành chút thời gian và tâm
trí để nấu món cháo thần kỳ này.
Công thức như sau nhé:
Gạo mè đen(2 nắm)
Hạt mè đen(1 nắm nhỏ)
Ý Nhĩ (3nắm)
Quả Hạch Đào (quả óc chó) (2
cái)
Gạo (2nắm)
Đường
Mật
Ngoài
ra quả hạch đào có thể thay thế bằng đâu phộng
Đây là
lượng dành cho 2 người.
Mỗi
ngày vào buổi trưa, ngâm một lượng như trên vào 1 bát nước. Buổi tối sau khi
rửa chén, mới bắt đầu hầm cháo khoảng 10 phút khi cháo bắt đầu đặc lên là được.
Tắt bếp, đậy nắp thật kín. Sáng hôm sau, thêm một chút nước và đường nâu đun
nóng trong 2 phút là OK!
Uống
Súp cháo này liên tục sau 3 tuần, móng tay sẽ chắc khoẻ, lỗ rõ vẻ tươi trẻ. Trẻ
em sau khi uống, vào mùa đông, khuôn mặt sẽ vẫn hồng hào, cơ thể săn chắc và
khoẻ mạnh.
Hãy lưu
giữ ngay công thức này vào bộ sưu tập sức khoẻ mỗi ngày của bạn. Để cải thiện
những nhược điểm trên khuôn mặt và dấu hiệu lão hoá của thận. Trên thế giới chỉ
có sức mạnh mới đảo ngược được thời gian,tuổi trẻ mãi mãi nằm trong cơ quan
quyền lưc nhất, đó là thận.
Theo Tri Thức Trẻ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Không cần
đụng đến một viên thuốc nào, giải độc gan không còn 1 tý độc tố nào với loại
rau vườn nhà ai cũng có
Gan là một bộ phận đảm nhiệm chức năng giải độc cho cơ thể. Chính
vì thế, hãy lựa chọn các loại rau củ này để cơ thể luôn giải độc kịp thời để
luôn khỏe mạnh nhé.
1. Cây rau đắng (biển súc):
Theo ngiên cứu thì cây rau đắng
là loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin C, tanin, saponin, flavonoid, chất
xơ và các chất chống oxi hoá. Nhờ đó mà cây rau đắng có khả năng làm mát, giải
độc gan làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan. Hơn nữa, ăn ra đắng thường
xuyên còn giúp bạn chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Bạn có thể chế biến
rau đắng thành nhiều món ăn tuỳ thích như luộc hay làm rau ăn kèm với lẩu đều
được.

3. Cà rốt:
Trong cà rốt không chỉ chứa
vitamin A giúp bổ mắt, giảm tình trạng nhức mỏi mắt mà đặc biệt nó còn giàu
beta-carotene và flavonoid thực vật có khả năng cải thiện chức năng gan, thải
độc gan hiệu quả. Đó chính là lý do mà cà rốt được coi là một trong những vị
thuốc giải độc gan tốt nhất. Bạn có thể chế biến cà rốt thành món ăn tuỳ theo
sở thích hoặc làm thành nước ép uống trong ngày đều được.
Theo Webtretho
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Quý ông ăn rau này, khỏi cần phải mua
Viagra
Rau gia vị đã quá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng
không phải ai cũng biết tác dụng chữa bệnh thần kỳ của những loại rau này.
TS
Phùng Tuấn Giang, phòng khám Thọ Xuân Đường, Hà Nội chia sẻ, khi sang Hàn Quốc,
sau khi ăn cá, họ thường uống trà thì là cộng một chút quế nên ăn xong không ai
bị đau bụng nhưng ở mình không có thói quen này.
Theo
ông Giang, xung quanh chúng ta có rất nhiều “thầy tại chỗ, thuốc vườn nhà” rất
đơn giản, có thể chữa được rất nhiều bệnh khó nhưng không được người dân chú
trọng.
Dưới đây là tác dụng
chữa bệnh của một số loại rau gia vị nổi bật:
Lá lốt: Tác dụng chính
là làm ấm cơ thể, khu phong, trị thấp. Đun nước lá lốt để ngâm chân trừ phong
thấp.
Ngoài tác dụng chữa
phong thấp, khi kết hợp với hành củ, lá lốt sẽ trở thành viagra số 1 cho đàn
ông
Ngoài ra lá lốt có tác
dụng thần kỳ khi kết hợp với hành: Hành củ cắt lát cho vào bát nước mắm, vắt
vài giọt chanh rồi ăn kèm với lá lốt.
Đây là vị thuốc vừa
chống cảm cúm, tăng cường sức khỏe vừa là Viagra số 1 cho đàn ông.
Rau húng chó, húng Láng: Đây là 2 loại rau có rất nhiều giá trị, nếu mỗi bữa ăn từ
10-12 ngọn có tác dụng giải quyết vấn đề rối loạn chuyển hoá, chữa tiểu đường.
Mùi tàu (ngò gai): Mùi tàu có vị cay nóng, ôn ấm tì vị nên thường ăn cùng đồ lạnh
như vịt, tiết canh để trung hoà. Cây gia vị này cũng có tác dụng chữa hôi miệng
khi được sắc đặc, cho thêm vài hạt muối để lấy nước ngậm và súc miệng nhiều lần
trong ngày.
Nếu thường xuyên uống
nước mùi tàu còn có thể làm hạ cholesterol trong máu.
Với trẻ nhỏ, khi nổi
mụn đỏ ngứa có thể lấy mùi tàu tươi giã nát, lấy nước bôi. Với những trường hợp
bị kiết lỵ: Lấy hạt mùi già, sao thơm, tán nhỏ, uống mỗi lần 7-8gr.
Diếp cá: Diếp cá có vị
cay, tính hơi lạnh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, là thực đơn chính trong
công thức chữa tiểu đường (chiếm 10-20%).
Bên cạnh đó, diếp cá
cũng được coi là “thần dược” chữa bệnh trĩ. Lấy diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp
vào hậu môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu diếp cả để xông, phần bã đắp
vào chỗ đau.
Trị chứng đái buốt,
đái dắt: Diếp cá, rau má, mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy
nước, uống ngày 3 lần, thực hiện trong 7-10 ngày.
Chữa sỏi thận: 20g
diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 thang trong vòng 1
tháng.
Điều trị sốt ở trẻ em:
Diếp cá tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.
Tía tô: Với vị cay, tính ấm,
tía tô là loại cây được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Động thai: Sắc cành lá
cây tía tô để uống hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Trường hợp nôn ói dữ dội
khi mang bầu, ngoài cành tía tô, thêm một phần sắn dây sắc lấy nước uống.
Giải cảm: Tía tô tươi,
3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng. Với cảm lạnh, dùng
lá tía tô nấu nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá sả, lá
tre nấu với nước để xông.
Tía tô là vị thuốc phổ
biến trong y học cổ truyền
Vết thương chảy máu:
Lấy tía tô non giã nhỏ, đắp lên vết thương rồi buộc lại. Làm vậy, vết thương sẽ
cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa đau bụng, đầy
chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Rau răm: Trong đông y,
rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.
Chữa nước ăn chân: Rau
răm giã nhỏ đắp hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần
Chữa hắc lào, ghẻ lở:
Có thể giã nát rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.
Chữa đầy hơi, chướng
bụng: Rau răm tươi giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào
vùng rốn.
Tuy nhiên không nên ăn
nhiều rau răm sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn
vì có thể gây sảy thai.
Thì là: Có vị cay, ấm,
thì là có tác dụng chính là chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách đơn giản, giã
nhỏ lấy ước, trộn chung với nước ép cần tây, uống ngày 3 lần.
Chữa rối loạn tiêu
hóa: Ăn thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón ở người
lớn. Với trẻ em, có thể uống 1-2 thìa nước sắc thì là mỗi ngày.
Chữa mất ngủ: Ăn canh
thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống trước giờ ngủ.
Chữa thiếu sữa: Nấu
canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống.
Theo Soha.vn
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Thật
không ngờ trứng vịt bắc thảo lại có những công dụng kỳ diệu thế này!
Newben |

Nhiều người phương Tây đã đặt
tên cho trứng vịt bắc thảo là món "trứng trăm năm" hoặc "trứng
ngàn năm". Nguyên nhân là vì...
Trứng vịt bắc thảo có thể coi là một trong những món ăn đặc biệt nhất của nền ẩm thực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.
Đối với nhiều người phương Tây, đây là món ăn kỳ quái nặng
mùi và rất khó nuốt, nhưng đối với những người châu Á thì đây được coi là loại
thực phẩm đặc biệt có mùi vị ấn tượng.
Cháo trắng ăn kèm với trứng vịt bắc thảo là một những món
ăn khoái khẩu của rất nhiều người và được coi là món ăn sáng hoặc ăn khuya bổ
dưỡng.
Nhiều người phương Tây đã đặt tên cho trứng vịt bắc thảo là
món "trứng trăm năm" hoặc "trứng ngàn năm".
Nguyên nhân là vì họ không thể lý giải được cách để quả
trứng bình thường có thể chuyển thành màu đen và cho rằng vì để thời gian quá
lâu mà quả trứng đã bị biến chất.
Tuy nhiên, ít ai có thể biết được những công dụng thần kỳ
của loại thực phẩm đặc biệt này. Không chỉ lòng đỏ giàu chất dinh dưỡng mà phần
lòng trắng cũng có rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.

(Ảnh: letu)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau quá trình ủ phần lòng
trắng trứng đã chuyển hóa thành dạng thạch chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho
cơ thể.
Nó cực kỳ có lợi cho những người ăn kiêng khi làm giảm mỡ và tăng
quá trình chuyển hóa nhiệt lượng.
Phần lòng trắng này còn kích thích tiêu hóa, kích thích sự thèm
ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm axit trong dạ dày và làm hạ huyết áp.
Trứng vịt bắc thảo có tác dụng nhuận phế, cầm máu, sạch ruột, cầm
chứng tiêu chảy ... Ngoài ra trứng vịt bắc thảo còn có tác dụng bảo vệ mạch
máu, tăng cường trí thông minh và bảo vệ đại não.
Trứng vịt bắc thảo có vị hơi đắng, sáp, ngọt, mặn và tính hàn, có
tác dụng nhuận hầu, giải nhiệt, giải rượu, thuyên giảm các bệnh liên quan đến
đường tiêu hóa...
Nếu ăn kèm với dấm chua sẽ tăng thêm tác dụng thanh nhiệt, dưỡng
thân thể rất tốt; có thể dùng để trị bệnh nha chu, loét miệng, khô cổ...

(Ảnh: letu)
1. Nhuận phế: Trứng vịt bắc thảo giàu vitamin A, bảo vệ hệ hô hào,
thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh
viêm hô hấp.
Dưỡng phế, phòng ngừa các bệnh về phổi, giúp người bệnh có thể hô
hấp thuận lợi.
2. Cầm máu: Trứng vịt bắc thảo có khả năng kích thích hồng cầu
sinh trưởng, tạo hồng cầu mới, cầm máu rất có hiệu quả.
Thích hợp với những bệnh nhân có bệnh liên quan đến xuất huyết.
Thích hợp với những cô gái kinh nguyệt không ổn định, kéo dài lâu ngày hoặc máu
ra nhiều. Thích hợp với những người phụ nữ mới sinh.
3. Giải rượu: Trứng vịt bắc thảo giải độc rượu rất tốt, giúp người
say bài tiết chất cồn nhanh chóng. Đồng thời có tác dụng giúp người say tránh
được các triệu chứng như đau đầu, mặt đỏ...
Giảm bớt lượng cồn do dạ dày hấp thu, bảo vệ màng dạ dày.
4. Giải nhiệt, giảm nhiệt: Trứng vịt bắc thảo có vị đắng nhẹ, có
công dụng giảm nhiệt cho những người hay mắc các chứng như lở miệng, nổi mụn
nhọt, gan nóng...
Trứng vịt bắc thảo còn có tác dụng giảm độc trong máu.
Những người nên dùng trứng vịt bắc thảo thường
xuyên:
1. Người cần bổ sung thực phẩm giàu nhiệt lượng, những người lao
động nặng thường chảy nhiều mồ hôi.
2. Thích hợp với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến triệu
chứng chảy nhiều máu, máu khó đông...
3. Thích hợp với những người mắc bệnh về kinh nguyệt như máu ra
nhiều hay kéo dài lâu ngày, phù hợp với phụ nữ mất nhiều máu sau khi sinh con.
(Nguồn: letu)
theo Afamily/TTVN
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đặt
ngón tay ở các tư thế này và bạn sẽ không tin vào những gì xảy ra sau đó đâu
Newben |

8 kiểu đặt ngón tay sau hay còn
gọi là thủ ấn sẽ mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Cuộc sống hiện đại ngày nay dễ đưa con người đến với những căng thẳng mỗi ngày.
Và rất may mắn, đã có một giải pháp giúp bạn loại bỏ những căng
thẳng ấy mà không cần phải mua thuốc thang đắt tiền gì cả.
Đó chính là thủ ấn hay còn gọi là Mudra. Trong yoga thiền, có rất
nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng. Và đây là 8
cách thủ ấn chính.
1. Gyan Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Cách thủ ấn này còn được xem là mudra của sự hiểu biết, bởi nó
giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và còn giúp não bộ nhạy bén hơn.
Bên cạnh đó, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện
thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lí, tinh thần như giận dữ,
buồn bã, lo lắng, căng thẳng...
Để bài tập Gyan Mudra có hiệu quả nhất, bạn nên tập vào buổi sáng
sớm, khi tâm trí còn minh mẫn, sáng suốt và ai cũng có thể tập bài tập này.
Cách tập: đầu ngón tay cái
và ngón trỏ chạm nhau, ba ngón còn lại giữ thẳng hoặc để tự do.
2. Vayu Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Vayu Mudra sẽ giúp cân bằng luồng khí trong cơ thể, giải thoát khí
dư khỏi cơ thể, giảm thấp khớp, đau cổ.
Với bài tập này, bạn có thể tập trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm.
Đầu tiên, ngó trỏ gập lại và lúc này, dùng ngón cái nhấn vào đốt ngón thứ hai
của ngón trỏ. Ba ngón tay còn lại cố gắng giữ thẳng.
Các chuyên gia yoga thiền khuyên rằng khi đã đạt được mục đích
luyện tập của Vayu Mudra thì nên dừng lại, bởi việc tập luyện trong thời gian
dài có nguy cơ gây ra mất cân bằng trong cơ thể.
3. Agni Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Cách thủ ấn này giúp hòa tan chất béo, thúc đẩy sự trao đổi chất,
tiêu hóa, hạn chế nguy cơ béo phì.
Bên cạnh đó, Agni Mudra còn cải thiện sức khỏe rất hiệu quả, giảm
căng thẳng, mệt mỏi và quan trọng là giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ
thể rất tốt.
Agni Mudra nên được tập vào sáng sớm lúc còn đói bụng và ai mắc
bệnh khó tiêu thì không nên tập thủ ấn này.
Để tập động tác này, đầu tiên bạn gập ngón áp út rồi lấy ngón cái
nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út, các ngón tay còn lại giữ thẳng.
Mỗi khi tập động tác thủ ấn này nên giữ nguyên tư thế ít nhất 15
phút mỗi ngày.
4. Prithvi Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Prithvi Mudra giúp cải thiện, thúc đẩy quá trình lưu thông máu
trong cơ thể.
Cải thiện hệ xướng yếu. Những ai đang muốn tăng cân nên tập thủ ấn
này bởi Prithvi Mudra có tác dụng kích thích tăng cân.
Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, Prithvi Mudra giúp tăng tính kiên
nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ của
tinh thần.
Quan trọng hơn, thủ ấn này còn giúp bạn sở hữu làn da đẹp mịn
màng, tươi trẻ.
Đầu tiên, bạn ngồi tư thế hoa sen, hai bàn tay giữ thẳng, đặt ngửa
trên đầu gối. Sau đó, chạm đầu ngón cái vào đầu ngón tay áp út rồi giữ chặt,
những ngón còn lại giữ thẳng.
Tư thế này có thể tập vào mọi lúc trong thời gian tùy thích.
5. Varun Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Với những ai còn đang loay hoay tìm phương pháp cải thiện làn da
thì nên tập thủ ấn này càng sớm càng tốt.
Lí do là vì Varun Mudra giúp cân bằng nước trong cơ thể, kích hoạt
chất lỏng lưu thông, giữ ẩm cho cơ thể, chữa các vấn đề về da như nhiễm khuẩn
da, và ngăn ngừa mụn.
Bên cạnh đó, Varun Mudra còn giúp giảm những cơn đau cơ vốn vẫn
hay hành hạ bạn.
Varun Mudra không quy định thời gian tập, thế nên bạn có thể áp
dụng bất kì lúc nào mình muốn.
Việc bạn cần làm chỉ là chạm ngón tay cái vào đầu ngón tay út mà
thôi, các ngón tay còn lại vẫn giữ thẳng.
Trong khi tập, bạn cần lưu ý tranh nhấn vào phần gần mong tay út
bởi sẽ gây ra tình trạng mất nước của cơ thể.
6. Shunya Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Tư thế này có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau bằng cách thư
giãn toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, Shunya Mudra còn giúp giảm hoàn toàn chứng
đau tai trong khoảng 5 đến 10 phút.
Theo các chuyên gia yoga thiền, thủ ấn này rất có tác dụng với
những người bị điếc, nhưng với trường hợp điếc bẩm sinh thì thủ ấn này không
mang lại hiệu quả.
Bạn chỉ cần lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón giữa, những
ngón khác vẫn giữ thẳng. Khi các triệu chứng bệnh đã hết thì không cần tập thủ
ấn này nữa.
7. Surya Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Với những ai đang quan tâm đến việc giảm cân đều có thể tập thủ ấn
này. Ngoài ra, Surya Mudra còn giúp giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và
giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng.
Để thực hiện được động tác này rất đơn giản, bạn chỉ việc gập ngón
áp út lại rồi dùng ngón tay cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út.
8. Prana Mudra

(Ảnh:
stylecraze)
Đây có thể xem là một trong những động tác thủ ấn quan trọng của
yoga thiền bởi nó giúp kích hoạt năng lượng trong cơ thể và tăng cường hệ miễn
dịch.
Bên cạnh đó, Prana Mudra còn giúp khỏe mắt, chữa bệnh về mắt và
giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế hoa sen, sau đó chạm đầu ngón tay áp
với ngón út vào đầu ngón tay cái.
(Nguồn: healthtipssource, stylecraze)
theo Afamily/TTVN
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét