
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: CAND
Cháu đành phải lên tiếng vì sự chịu đựng của con người chỉ có giới hạn của nó, và sự tha thứ cũng nằm trong giới hạn. Từ ngày thống nhất đất nước, cô là nữ duy nhất lên được chức CTQH (tứ trụ), đây là phúc lớn cho dân tộc VN, một dân tộc có vẻ như trọng nam khinh nữ vẫn còn ẩn hiện trong thế kỷ 21 này!
Xưa kia Trưng Trắc, Trưng Nhị nổi lên cầm quân chống lại giặc Đông Hán, đánh cho Đông Hán thua chạy tan xác, rồi tự xưng Nữ Vương, đóng tại Mê Linh ngày nay. Tuy nhiên Đông Hán phục thù, do nước nhỏ, quân chưa mạnh nhưng khi thua trận Hai Bà Trưng đã gieo mình tuẫn tiết ở sông Hát Giang – Hát Môn. Nay địa danh này đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Nữ Vương ấy giờ nhân dân Việt vẫn còn ghi nhớ, thậm chí còn xây đền thờ, tạc tượng, đặt tên đường in dấu không phai.
Cách đây mấy tháng, khi cô Kim Ngân được bầu chức CTQH, một loạt báo chí lề phải (xu nịnh) còn ví cô như: “Bà Đầm Thép –Margaret Thatcher” của Anh Quốc!?
Lúc đó cháu còn viết stt thế này: “Về độ thép còn thua Nguyễn thị Định, về ngoại giao còn thua Tôn Nữ Thị Ninh, về khôn khéo kém xa Nguyễn Thị Doan” lên trang cá nhân. Ấy thế mà báo chí lại viết stt a dua nào ai thiết kế áo cho tân chủ tịch, áo tân chủ tịch có gì khác?
Mới đây trên mạng lại ồn ào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 cô chủ tịch mặc áo rực rỡ viếng các anh hùng liệt sỹ? Chuyện áo cô mặc là do cô chọn chẳng ai có quyền ép cô mặc cho vừa lòng họ được, kể cả cô mặc sexy cũng thế bởi tự do cá nhân là bất khả xâm phạm. Nhưng trên cương vị CTQH đại diện cho hơn 90 triệu đồng bào thì khó có thể biện minh được vì có biết bao đau thương còn in dấu cái ngày có thể gọi là “quốc tang” không thưa cô CT!? Nếu như chuyện này nhỏ mọi người có thể bỏ qua cho thiếu sót cá nhân của cô được, cũng giống như sự tha thứ có giới hạn của nó.
Nhưng mới đây khi phát biểu trong cuộc họp báo chí sau khi QH chính thức phê chuẩn chức danh CTQH của cô Kim Ngân thì đã chạm vào biết bao trái tim Việt! Giờ đây phải dùng những từ ngữ mạnh mẽ với cô Kim Ngân là cô đã làm thất vọng và tổn thương có kèm tức giận khi cô nói “Mọi người đã làm gì cho đất nước chưa?”
Vậy xin hỏi cô Kim Ngân là ai mới là người đã làm gì cho đất nước chưa? Có lẽ cô đã làm rất nhiều điều tốt đẹp cho đất nước?
NAY CHÁU MẠN PHÉP THAY MẶT MỘT SỐ NGƯỜI NẾU CÓ CÙNG CHÍNH KIẾN XIN TRẢ LỜI CÔ CHỦ TỊCH QH VIỆT NAM NHỮNG CÂU NÓI CỦA CÔ NHƯ SAU:
1. Mọi người đã làm gì cho đất nước chưa?
Dạ thưa cô:
- Người dân Việt Nam hiện đang gánh nợ công 30 triệu/1 người. Kể cả ăn xin, bán vé số, tàn tật, bệnh tật, trẻ em mới sinh ra. Các loại nợ này nhà nước sẽ tăng tất cả các loại dịch vụ lên để có tiền trả nợ.
- Bất cứ ai mua 1 lít xăng cũng đóng 8.300 đồng tiền thuế. Thuế này đi về đâu thưa cô?
- Mua ô 7 tỷ, đóng thuế tiêu thụ đặc biệt 5 tỷ, xin hỏi 5 tỷ đóng cho ma cô hả cô?
- Với 432 các loại thuế, phí đè cổ người dân xin hỏi ai là người phải đóng thuế? Sáng ra ăn tô phở đáng lẽ trả 10 ngàn nay trả thêm 10 ngàn do thuế phí tăng?
- Trong giấc ngủ dân cũng phải trả thuế, phí ,điện, và cõng thêm cả chơi goif biệt thự cho ngành điện!?
Đây chỉ liệt kê sơ và sài thôi!
2. Nhà nước đã làm gì cho Tổ Quốc
- Rừng thì đã bán gần như hết hoặc chặt cũng gần hết.
- Đất cũng bán, dự án thì tran lan nhưng ô nhiễm tung hoành.
- Biển thì chết hoặc đã bị chiếm gần hết.
- Tham nhũng tràn lan như ung thư quái ác.
- Xã hội bất công do chênh lệch giàu nghèo cũng vì tham nhũng mà ra.
- Giáo dục, y tế thì như ong vỡ tổ.
- Nợ công thì như chúa chổm.
- Sinh viên chưa ra trường đã dính vào đa cấp hoặc ra trường thì cũng phải làm nghề trái tay.
- Thực phẩm bẩn đang tàn phá nhân dân từng ngày.
Vậy xin hỏi ai đã làm gì cho tổ quốc thưa cô Kim Ngân?
Vậy ai đã rước Fofmosa vào đầu độc biển Miền trung? Làm cho dân không còn đường ra biển kiếm sống?
Nói đến đây cháu không muốn nói đến hai từ “lãnh đạo” nữa. Bởi lãnh đạo liên quan đến trí tuệ và trách nhiệm. Trí tuệ tồi phát ngôn dở cũng giống như cuội ngồi gốc cây đa, đi la cà vũ trụ vậy!
Chủ đề: Chính trị - xã hội
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
LỜI KHUYÊN CHO CON
Nếu vấp ngã hãy tự mình đứng dậy
Cuộc đời này luôn đầy rẫy chông gai
Ngẩng cao đầu và bước tới tương lai
Đừng trông mong bất kỳ ai giúp đỡ
Cuộc đời này luôn đầy rẫy chông gai
Ngẩng cao đầu và bước tới tương lai
Đừng trông mong bất kỳ ai giúp đỡ
Hãy tự mình làm dù hay dù dở
Chưa thành công đừng than thở nghe con
Phía trước chúng ta cơ hội vẫn còn
Nếu cố gắng sẽ làm tròn mơ ước
Chưa thành công đừng than thở nghe con
Phía trước chúng ta cơ hội vẫn còn
Nếu cố gắng sẽ làm tròn mơ ước
Có những lúc phải một mình lội ngược
Mặc dòng đời như dòng nước chảy xuôi
Sau đắng cay ta sẽ được mỉm cười
Nếu có thể hãy giúp người hoạn nạn
Mặc dòng đời như dòng nước chảy xuôi
Sau đắng cay ta sẽ được mỉm cười
Nếu có thể hãy giúp người hoạn nạn
Cố gắng sống để bớt thù thêm bạn
Đừng bao giờ phải buồn chán bi quan
Vết thương sẽ lành bằng thuốc thời gian
Không được quên thuở cơ hàn khốn khó
Đừng bao giờ phải buồn chán bi quan
Vết thương sẽ lành bằng thuốc thời gian
Không được quên thuở cơ hàn khốn khó
Yêu đồng loại và chúng sinh cây cỏ
Sống có tình để cho gió cuốn đi
Vui lên con gác bỏ hết sân si
Và hạnh phúc với những gì mình có.
Sống có tình để cho gió cuốn đi
Vui lên con gác bỏ hết sân si
Và hạnh phúc với những gì mình có.
Tác giả; Nguyễn Đình Huân
Cảm ơn qúy bạn đã quan tâm và chia sẻ ...
Chúc qúy bạn va gia đình luôn an vui và hạnh phúc. CẢM ƠN
Chúc qúy bạn va gia đình luôn an vui và hạnh phúc. CẢM ƠN
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Vay tiền
Trung Quốc
làm đường
Móng Cái - Vân Đồn: quy trình bán nước?
Cửa khẩu Móng Cái.
Lời cảnh báo hơn 2 năm trước…
Ngày
9/4/2014, trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đăng bài “Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?”. Trong bài viết, chúng tôi đã cảnh báo nguy
cơ trục đường Móng Cái
- Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc thông qua
việc Việt Nam vay vốn của họ để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường này.
Ngày
23/5/2015, VOA lại đăng bài “Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?”. Bài viết nêu lên một thực tế là để đề phòng Việt Nam tấn công qua
biên giới, Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới Trung - Việt.
Trong
khi đó, phía Việt Nam lại gần như mở toang cửa ngõ biên giới với Trung Quốc bởi tất cả các hướng tiến quân chính của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam tháng
2/1979 là Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,
Lào Cai và Lai Châu đều đã hoặc sắp có đường cao tốc nối từ biên giới Việt - Trung về Hà Nội. Trước khi chiến sự nổ ra, các tuyến đường cao tốc này đã và đang góp phần đắc lực giúp Trung
Quốc thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam về mặt kinh tế.
…và thực tế hiện tại
Hơn hai năm sau lời cảnh báo nói trên, công chúng Việt Nam đang xôn xao và tỏ thái độ rất bất bình trước tin Bộ Giao thông Vận tải lại đề xuất vay vốn Trung Quốc để xây dựng tuyến cao tốc Móng Cái - Vân Đồn. Dự án xây dựng đường cao tốc này gồm 2 giai đoạn; trong đó, giai đoạn 1 đầu tư nền đường 4 làn xe, mặt đường 2 làn xe, tổng chiều dài 96km,
tốc độ thiết kế 80-100km/h; nhà tài trợ là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, với vốn vay dự kiến 304,9 triệu USD trên tổng số 382 triệu USD tổng mức đầu tư.
Trong
cuộc trả lời phỏng vấn báo Dân Trí ngày 28/7
vừa qua,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
đã bày tỏ thái độ ủng hộ việc vay vốn Trung
Quốc để thực hiện dự án trên.
Trước băn khoăn của phóng viên khi nêu những hậu quả nhãn tiền của việc Việt Nam vay vốn Trung Quốc để thực hiện dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh
- Hà Đông, PTT kiêm Ngoại trưởng của Việt Nam đã thản nhiên phát biểu: “Khi đánh giá
dự án tiến triển nhanh hay chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể do quá trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân
sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ... Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho
hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại. Chúng ta
không triển khai
nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều” (!!!).
Quy trình bán nước?
Trong
bài “Bàn tay ‘lông lá’ của Bắc Kinh đã nắm được PTT Phạm Bình Minh
trong vụ đường cao tốc Móng Cái
- Vân Đồn?”, nhà văn Phạm Viết Đào – người từng lập một blog chuyên đăng các tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc từ 1979-1990 rồi bị bắt ngay trước ngày Chủ tịch VN Trương Tấn Sang đi thăm Trung
Quốc hồi tháng
6/2013 – đã viết:
“Qua
cách trả lời của PTT Phạm Bình
Minh, chúng ta thấy ông tách các khoản ODA của Trung Quốc ra thành 2 công đoạn: công đoạn vay tiền và công đoạn triển khai dự án bằng tiền vay. Theo cách biện giải của PTT Phạm Bình Minh
thì các hệ lụy phần lớn thường xảy ra từ các dự án có nguồn vốn ODA từ Trung Quốc ở công đoạn 2: ‘…do quá trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ... Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho
hiệu quả…’
Với cách ngụy biện này, PTT
Phạm Bình Mình muốn chỉ ra: hệ lụy là do khâu ‘triển khai’ dự án chứ không do
khâu ‘đi vay tiền’. Với cách lập luận này, ông đã bật đèn xanh
cho Bộ GTVT có thể vay ODA từ Trung Quốc…”
Nhà văn
Phạm Viết Đào còn vạch trần động cơ đằng sau thái độ hữu hảo, tốt bụng của Trung Quốc khi cho Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuyến đường cao tốc này sẽ kết nối vùng kinh
tế Quảng Châu - Quảng Đông phát triển của Trung Quốc với khu vực cảng biển miền bắc Việt Nam, qua đó tạo thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam, bóp chết nền sản xuất trong nước, cũng như thông qua
cửa ngõ Việt Nam để thâm nhập các thị trường khác. Nguy
hiểm hơn, vùng Vân Đồn - Quảng Ninh vốn là địa bàn sinh
sống của hàng vạn người Hoa trước đây, họ đã quay về Trung Quốc sau chiến dịch nạn kiều 1978-1979; việc Trung Quốc cấp vốn để xây tuyến đường cao tốc sẽ tạo điều kiện cho người Hoa quay lại địa bàn này sinh
cơ lập nghiệp vì họ còn nhiều quan hệ tại đây.
Ông viết tiếp: “Khi Việt Nam vay được khoản tiền 7000 tỷ này của Trung Quốc rồi, các nhà thầu Trung Quốc sẽ vào thi công, Đảng CS Trung Quốc lại chỉ đạo các nhà thầu này giở ra bao chiêu trò, gây ra biết bao hệ lụy cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam, cho môi trường sinh thái, gây ra các
vấn nạn xã hội và cho cả bản thân nền kinh tế…”
Vụ việc mới nhất liên quan đến bàn tay lông lá của Bắc Kinh này lại càng đặc biệt đáng lo
ngại bởi thời gian qua, chúng tôi đã vạch trần việc Trung Quốc bày ra rất
nhiều mưu kế hết sức tinh vi và quỷ quyệt nhằm mục đích chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp Việt Nam, trong khi các quan
chức dính líu đến thảm hoạ Formosa ở Miền Trung thì đang ra
sức biện bạch rằng họ đã làm “đúng quy
trình”.
Xem ra,
mối bận tậm của các vị “đầy tớ nhân dân” ở Việt Nam không phải là những hệ luỵ sâu rộng về chính trị - kinh tế - xã hội cũng như an ninh - quốc phòng từ các quyết sách của họ, mà chỉ là việc liệu những quyết sách đó có diễn ra “đúng quy
trình” hay không thôi.
Những “quy trình” dẫn đến hàng loạt hiểm hoạ “made in
China” như
Formosa Hà Tĩnh hay dự án cao tốc Móng Cái - Vân Đồn kia là gì nếu không phải là quy trình bán nước?
* Blog
của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan
điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
·
Lê Anh Hùng là một
blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái?
Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có tổng chiều dài 96 km, được đề xuất vay gần 7.000 tỷ vốn của ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, xung quanh việc vay vốn của Trung Quốc, các bộ vẫn còn ý kiến trái ngược nhau.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 dự kiến là 382 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD, tương đương 6.860 tỷ đồng. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án (vay vốn với điều kiện sẽ chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công.
![]() |
Việc vay vốn Trung Quốc cho cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chưa thống nhất. Ảnh minh họa: Internet |
Đồng tình với việc dùng vốn vay của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc, tuy nhiên Bộ Ngoại giao cho rằng: Việc Bộ GTVT đề nghị ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ vốn vay là chưa phù hợp với việc xây dựng dự án đường cao tốc, bởi đây là dự án có khả năng thu hồi vốn và Bộ GTVT không phải là đối tượng vay lại theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Bộ Tài chính lại tỏ rõ băn khoăn về việc vay vốn Trung Quốc cho dự án này. Theo Bộ Tài chính, các khoản vay ưu đãi bên mua của Trung Quốc đều là các khoản vay “có ràng buộc, phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung Quốc”. Trong khi đó, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư phát triển có nguồn thu trực tiếp.
Do đó Bộ Tài chính cho rằng cần tính toán, so sánh với khả năng huy động vốn từ các nguồn khác có chi phí rẻ hơn hoặc chất lượng, công nghệ tốt hơn nhằm giảm rủi ro trong quá trình xây dựng dự án.
Cuối cùng, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc chủ trương sử dụng vốn tín dụng ưu đãi bên mua của Trung Quốc cho dự án này.
Trường hợp vẫn sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi bên mua của Trung Quốc cho dự án này, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc xác định rõ chủ đầu tư dự án phù hợp với cơ chế sử dụng vốn vay của dự án (cho vay lại toàn bộ, không cấp phát hoặc không vay để đầu tư dự án này).
Giải trình phản hồi ý kiến của các bộ, Bộ GTVT cho biết ngoài Trung Quốc, hiện nay chưa có nhà đầu tư nào khác quan tâm đến dự án này. Do vậy, theo Bộ GTVT tại thời điểm hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc cho dự án là hợp lý.
Bộ KH-ĐT cho rằng việc đầu tư dự án là cần thiết. Kinh phí đầu tư dự kiến 8.600 tỷ đồng, tương đương 382,5 triệu USD là phù hợp với khả năng huy động vốn đầu tư và nhu cầu vận tải.
Bộ KH-ĐT cho rằng việc huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để sử dụng cho dự án là phương án thích hợp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, theo cơ quan này, điều kiện vay của khoản tín dụng 300 triệu USD nêu trên “chưa đủ ưu đãi” để sử dụng cho dự án theo cơ chế tài chính ngân sách nhà nước cấp phát như đề xuất của Bộ GTVT. Vì vậy Bộ KH-ĐT cho rằng chủ trương này cần được cân nhắc kỹ hơn.
Bộ KH-ĐT cho rằng cần tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để xác định điều kiện cụ thể của khoản vay theo hướng đề nghị phía Trung Quốc áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn so với điều kiện vay gần nhất phía Trung Quốc đề xuất, không áp dụng điều kiện thự hiện dự án theo hình thức EPC bởi nhà thầu Trung Quốc. Ngoài ra, có thể xem xét khả năng sử dụng khoản này cho dự án theo hình thức PPP.
Sau khi xác định được điều kiện cụ thể của khoản vay, Bộ KH-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT và các cơ quan liên quan xác định cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Lương Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét