Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

VU LAN - 02/09/2012 - Hoà Thượng Thích Minh Châu NỤ CƯỜI Để Lại



 Có Những Người  Mẹ Vừa là Cha .

Tôi quen  Nó lúc còn sinh hoạt chung ở Vỏ Đạo Quán , sân vận động Hoa Lư qua những người bạn khác .Nó củng trạc tuổi với chúng tôi , qua mấy buổi sinh hoạt của phân đoàn Lê Đại Hành chúng tôi có vẻ thân nhau hơn , nó bắt đầu cởi mở , khi tôi hỏi về gia đình Nó ...
Ngồi bên bậc thềm khán đài sân vận động mắt Nó nhìn xa xăm lắm , ...nhà nó ở ngoài Bình Trị Thiên , nó là anh trong một gia đình đông con , nó còn có một người chị gái ...
Cha mất nên gánh nặng gia đình đều trút hết lên vai Mẹ và Chị nó , nó bỏ học nửa chừng năm lớp nhất tìm việc làm để có tiền phụ má và chị , nhưng sức của thằng học trò chưa hết tiểu học như nó có làm được gì ? bốc vác không xong bán báo bị đám ma củ ăn hiếp dành khách ...có bửa bị đánh bầm cả mặt mày còn mất báo , khi trả người ta còn trừ những tờ bị dơ ,rách vì đánh lộn ...vậy là nợ , cái nợ khó trả dai dẳng dẩn đến mất việc dù là bán báo dạo...Nó lang thang theo nhóm trẻ bụi đời , vì không thể về nhà mà không có tiền ...
Mắt Nó ướt nước khi kể cho tôi , đến ngày giổ Cha nó lang thang tìm bất cứ việc gì có thể làm để kiếm tiền vậy mà chẳng ai thèm thuê mướn vì nó nhỏ con nay bị cái đói cái thiếu thốn hằng ngày cái vật vả vì ngủ bờ ngủ bụi làm nó ốm yếu thêm và có lẻ củng vì người ta sợ thuê nó sẻ bị mất trộm đồ ...Đến chiều nó mon mem về nhà , nhìn trước nhìn sau không thấy ai nó vào nhà thắp cho cha nén nhang xong len lén xuống bếp lục cơm nguội mà ăn , mới và vài đủa , cơm chưa trôi mẹ nó về , nhìn thấy nó bà chẳng nói lại hất chén cơm trên tay nó xuống đất và đuổi ra khỏi nhà . Trời ạ , bị đuổi cổ ra khỏi nhà ngay ngày đám giổ cha vì không có tiền , vì gây ra nợ , vì....
Nó bỏ xứ đi vào Sài gòn trong đêm đó , lang thang cho đến khi vào đến khu nhà chung cư Khánh Hội gặp gia đình của Liên , Hằng cưu mang  nhận vào làm lò bánh ...nó nợ ân tình này và cố làm người cho tốt . Vậy đó , khi giải phóng tới , tôi bặt tin Nó thời gian dài ....
Đến 2010 tôi tình cờ gặp lại , Nó có vẻ chửng chạc lắm , sang trọng lắm nên không dám nhìn nó trước , vậy mà Nó lại nhìn ra tôi , nó mừng rở rối rít kéo tôi vào quán nhậu khề khà , tôi hỏi nó giờ làm gì ? Nó bảo gì củng làm , cái gì ra tiền là làm hết ... mua bán lạc soon , cò xe , cò đất . Bất ngờ , Nó mời tôi đến nhà chơi , cố chèo kéo cho bằng được . Ngôi nhà nhỏ trên miếng đất rộng , Nó bảo dự định mở gara xe , nên không cất nhà lớn vì để dành tiền làm ăn .
Vào nhà , ngoài bộ salong nhỏ tiếp khách còn có bộ ván gỏ , tôi ngạc nhiên khi nó giới thiệu bà cụ đang ngồi - đây là má tôi , sau 1975 làm ăn có tiền cất được nhà , tôi về lại quê rước má vào ở chung .
Lại bày bàn rượu , hai thằng bù khú với nhau Nó nói củng nhờ Má nó cứng rắn vậy nên nó cố sức làm , Nó nhớ hoài cái ngày giổ đó . Nó vừa nói vừa khóc , tôi nhìn lại Má nó củng đang khóc .

Phù Viên .


.................................................


Chúng con kính viếng Thầy

THÍCH MINH CHÂU

nguyên Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh

với tất cả lòng tri ân.








Chúng con kính viếng thầy Thích Minh Châu

với tất cả lòng tri ân .

HM



















Tản mạn: MÙA VU LAN

02THÁNG 9
Hôm nay là ngày đại lễ VU LAN, tôi bỗng nhớ bài thơ “Người đàn bà thứ hai” mà bạn tôi gởi tới với lòng trăn trở “Có mấy ai hiểu và thực hiện trọn vẹn…” . Xin nhắm mắt hồi tưởng về má chồng tôi…
Má chồng tôi gốc người Bình Định, Dòng tộc là quan Xã tại địa phương, khi xưa bà là hoa khôi của làng( do má tôi tự nói trong lúc cao hứng kể chuyện đời mình ). Những tưởng bà sẽ khó khăn và xét nét nàng dâu vô ý, vô tứ như tôi, nhưng có lẽ do Nam tiến đã lâu nên má tôi rất dễ thương như những bà má Nam bộ khác. Nhưng tôi vẫn phòng bị sẵn một số vốn kiến thức kha khá để làm hành trang cho cuộc sống lứa đôi có má. Số kinh nghiệm lận lưng chẳng làm tôi khá thêm chút nào mà còn gây những hậu quả tai hại như chuyện đánh tiết canh hỏng trong giỗ bà ngoại chồng, rang đậu phọng cháy đen khi có đám tiệc…mọi việc má đều nhận lỗi do mình già lẩm cẩm và tự ý sửa sai bằng cách mua bánh tráng bẻ vào đĩa tiết cho rút nước hoặc sai cháu ngoại đi mua” húng lìu” về thế chỗ đậu cháy đen kia. Vậy đủ thấy má chồng tôi tâm lý ghê chưa?
Ngày mới về làm dâu, tôi bị quen với lối sống công nhân ăn uống tập thể, thật đúng là cực hình khi phải dùng đũa gắp thức ăn trước mặt mẹ chồng, càng luống cuống thì càng vụng về, hai chiếc đũa như làm xiếc với thức ăn, có khi thức ăn văng khỏi mặt bàn mà cũng có khi hai chiếc đũa không cùng chung chí hướng. Tôi thỏ thẻ xin phép : “Má ơi, má cho con ăn cơm bằng tô nghe má” , bà tròn mắt ngạc nhiên, bảo “Đờn bà con gái ai lại ăn cơm bằng tô, trảo bao giờ” . Má tôi thích nấu nướng xong bày biện cho đẹp mắt, ăn mới thấy ngon. Nhưng chỉ vài hôm sau, trước khi dọn bữa tôi lại nài nỉ  “má ơi, cho con ăn cơm bằng tô nhen má” , chẳng để cho má hỏi thêm tôi nói luôn “má ơi, con ăn nhiều, bới cơm hoài con ngại, cho con múc một tô ăn một lần cho tiện ” .Má tôi lại tròn mắt nhưng vụt cười lớn vì không ngờ có một nàng dâu như tôi, dám nói thiệt với má chồng là mình NỮ THỰC NHƯ HỔ.
Hai vợ chồng tôi được cấp một căn hộ trên tầng áp mái của một nhà tập thể, má tôi soạn đồ đoàn cho vợ chồng ra ở riêng cái gì cũng một đôi, một cặp. Chiếu hai chiếc,chén hai cái, đũa hai đôi… nhưng má cho có một cái giường, má biểu hai đứa không được để trống cái giường , nếu có giận nhau thì đâu lưng lại mà ngủ chứ không được bỏ giường không. Má lo cho hạnh phúc của con, sợ con dâu vô ý mất chồng như chơi. Nhắc chừng từng món ăn khoái khẩu của con trai, biểu dâu khờ  “đừng thấy món ngon chồng thích rồi làm cho đủ một mùa mới thôi, thì nó ớn tới bản họng nghe con.” Má tôi đó, đậm chất dân dã, dạy con dâu từng chút một, con dâu vâng dạ, dạ vâng nhưng thực hành không bài bản gì ráo nên chồng thường bỏ cơm chiều đi bù khú với bạn, bù lại trời thương cho tôi một cái bao tử vĩ đại nên nạp tiếp thực phẩm lẩn hai không để phí phạm.
Khi có con, tôi lại thu xếp về với má, sáng hai vợ chồng đi làm để cháu đích tôn cho nội cưng, tối về đến nhà lo ăn uống no nê, bắt tay vào dọn rửa má la liền  “mày bỏ đó, con đang cần hơi mẹ cho nó ngủ trước đi rồi hẵng tính”, nhưng khi con tôi chưa ngủ thì tôi đã lịm trước nó rồi, má bảo với chồng tôi  “vợ mày ngủ mê, coi chừng con té xuống giường hổng hay”, y như rằng má đoán cấm có sai bao giờ. Sớm mai, mặt mũi chồng tôi quạu đeo, hỏi trỏng không  “đêm qua con rớt xuống giường mấy lần ?” Gì mà mấy lần mà sao không nghe nó khóc? Má biểu nhờ tôi nằm trằn lên cạnh mùng nên cháu nội tao không lọt xuống gầm giường. Chồng tôi liếc sắc như dao “Em là người phụ nữ duy nhất mà tôi được trời ban cho, ngoài em ra trên thế gian này không tìm được người thứ hai”. Vậy là khen hay chê ta?
Cứ như thế tôi sanh liền ba thằng đực cho má yên tâm, vì cưng cháu nên má cực trăm bề, tôi nhớ có một lần đi làm về sớm , tôi thấy trên đầu tủ cái tô dơ, định dọn đi thì má tôi nói vọng xuống  “Cái tô đó nãy tao đút cơm cho con mày ăn, xong đến tao, chồng mày về rồi cũng làm một tô, giờ mày múc cơm ăn luôn một cái cho tiện, đỡ rửa ráy nhiều.” Tôi bấm bụng cười, hỏi  “Hồi đó má la con đòi ăn tô với chảo, bây giờ kiếm cái chén ăn cơm hổng ra” Má biểu: “Con mày đập hết còn đâu chén dĩa, ơi hời nói vậy thôi chứ giản tiện bớt đi con ơi”, tôi dạ lớn nhưng thương má hết biết, vì cháu nheo nhóc mà má tôi thay đổi cách sống chuẩn mực thường ngày.
Tuổi già và bệnh tật không tha má tôi, bà bị xuất huyết não qua một cơn tai biến và đột quỵ khi đang đi du lịch bên Pháp, may nhờ y học tân tiến bên nước ngoài nên má tôi được cứu sống nhưng phải chịu bán thân bất toại, khi trở về từ nước ngoài để phục hồi vận động thì má về ở với vợ chồng tôi. Trong bẩy năm dài đau đớn đó má tôi mất rồi tôi mới thấy mình không nhận ra hoặc giả đã quá thờ ơ với niềm đau của má, tôi cứ nghĩ mình đã làm đủ phận sự của người con là chăm lo cơm thuốc, săn sóc vệ sinh, hầu hạ cận kề. Đã đủ chưa khi tôi bỏ má một mình ở nhà với người giúp việc, đã đủ bổn phận chưa khi má kêu rên đau tôi chỉ đáp ứng bằng liều thuốc Moocfin. Tôi nhớ má nói với vợ chồng tôi khi còn tỉnh táo rằng má chết má cho hai anh em ngôi nhà má đang ở, chồng tôi gạt phắt liền ” không thèm, má cho ai thì cho”. Má nói như mếu ” Sao con nói chữ không thèm với má, của má chết để lại , của má cho sao con nói không thèm”. Tôi bỗng nhớ câu nói của Kỳ Nữ Kim Cương trong vở kịch Lá sầu riêng  “Ngày xưa má cho con cây kẹo con theo má suốt cả ngày, bây giờ má cho con cả cuộc đời của má mà con không nhận sao con?”
Chồng tôi trong vài cơn say có hỏi những câu vô thức như  “Em có biết rằng anh yêu má nhất trên đời không?” Em biết, em là người đàn bà thứ hai, và em cùng anh yêu má…
Nhớ má 02/09/2012
KIM THANH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét