Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Ngôn Ngữ ,,, Gổ ...






Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng


gs-tuong-lai2imagesKính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN,
Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi ” Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”.
Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại : Hôm ấy, khi tôi đi đăng ký phát biểu ý kiến với Đoàn Chủ tịch Hội nghị, ngang qua chỗ Anh ngồi, Anh đã chủ động đứng dậy chào gọi và bắt tay tôi. Tôi cảm kích về cử chỉ thân thiện này, biết rằng thế là Anh vẫn nhớ tôi, nên đã bắt tay Anh rất chặt và nói “Xin chúc mừng Tân Tổng Bí thư“.
Anh cười và hỏi : “Chúc mừng cơ à?”. Tôi đoán biết và mang máng hiểu ra Anh đang nghĩ gì và định nói gì, nên cũng vui vẻ trả lời ” Phải chúc mừng chứ. Hãy cứ chúc mừng đã. Và rồi tôi sẽ dõi theo công việc của Anh làm, hành động và ứng xử của Anh với tư cách Tổng Bí thư, để rồi có tiếp tục chúc mừng hay không là chuyện về sau, còn bây giờ thì phải chúc mừng đã”.  Cả Anh và tôi cùng cười. Những người đứng cạnh cũng cười vì tôi vốn nói to, mọi người đều nghe và nhìn thấy. Nhắc lại chuyện này để nói rằng, hai năm qua, dõi theo những công việc Anh làm, quả thật tôi nghĩ là phải rút lại lời chúc mừng đã đưa ra với Anh hai năm trước. Vì sao?  
Vì chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước,của đời sống đất nước ta. Chính vì thế, chưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy. Điều này liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Tổng Bí thư. Thực trạng này được phơi bày quá rõ ràng mà chính Anh, cũng như nhiều người giữ vị trí cao trong bộ máy cầm quyền, đã nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp nói ra, chứ chẳng phải do “những phần tử thù địch” nào bôi nhọ cả!
Đành rằng với nguyên tắc “lãnh đạo tập thể“, cả Bộ Chính trị, và toàn thể BCHTƯĐ phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên, với trách nhiệm là người đứng đầu BCHTƯ, Tổng bí thư là người phải gánh vác, không thể đổ cho ai được cả.
Trong bức thư này chưa thể nói nhiều về thực trạng của đất nước mà người Tổng bí thư phải chịu trách nhiệm, xin chỉ nêu lên hai điều trực tiếp nhất và gần đây nhất đã làm trầm trọng thêm sự mất uy tín của Đảng, gây bức xúc trong lòng dân : Một là phát biểu tùy tiện của Tổng Bí thư tại Vĩnh Phúc gây phẫn nộ trong công luận, và hai là sự câm lặng của Đảng, Nhà nước và cả Hệ thống chính trị trong ngày 17 tháng 2! Cái ngày mà cách đây 34 năm, hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược theo lệnh của Đặng Tiểu Bình đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây nên tội ác tày trời đối với đồng bào ta, hàng van chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm lược, buộc chúng phải tuyên bố rút quân.
Trong phạm vi bức thư ngắn này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề nói trên để mong được Anh xem xét và cho tôi câu trả lời.
Quả thật, tôi quá sửng sốt khi nghe anh nói : “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Sửng sốt vì không thể hình dung được đây là lời của Tổng Bí thư, một người vốn tính thận trọng, lại tùy tiện quy kết một cách hồ đồ như vậy. Sẽ quá dài dòng và có lẽ cũng chưa là thật sự cấp bách vào lúc này để chỉ ra sự lẫn lộn, nếu không muốn nói là đánh tráo khái niệm, khi Tổng Bí thư nói đến “các luồng ý kiến” được nêu lên trong dịp các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp theo Nghị quyết và lời kêu gọi của Quốc hội, lại là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“.
Là một trong những người đã ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, tham gia vào đoàn đại biểu do ông Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn đến 34 Hùng Vương Hà Nội để trao bản Kiến nghị đó cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo một Dự thảo Hiến pháp mới để tham khảo, tôi hết sức bất bình về quy kết hồ đồ của Tổng Bí thư đối với một số điểm trong nội dung của 7 vấn đề mà bản Kiến nghị của chúng tôi đã chuyển cho Ủy ban Dự thảo nói trên. Tuy vậy, trong thư ngỏ này, tôi chỉ nói ý kiến của riêng tôi và chịu trách nhiệm về những điều tôi nóitrong bức thư này.
Phải nói thêm là, đoàn đại biểu chúng tôi đã được Ủy ban Dự thảo tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo đã đưa tin về cuộc gặp này. Trong thư gửi ông Nguyễn Đình Lộc, người dẫn đầu đoàn đại biểu đến trao Kiến nghị, ông Ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập đã cho biết là “những điều nêu trong Kiến nghị nói trên sẽ được tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Vậy thì, khi Tổng Bí thư quy kết ” vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? ” liệu có phải là nhằm vào những vấn đề mà bản Kiến nghị của chúng tôi nêu lên không? Nếu vậy thì Nghị quyết và lời kêu gọi toàn dân góp ý kiến vào việc Sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội còn có giá trị gì nữa khi mà những ý kiến trái tai lãnh đạo thì bị quy là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống! Là một đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư phải trả lời với Quốc hội và với cử tri về kết luận hồ đồ nói trên. Ít nhất, Tổng Bí thư cần giải thích rõ những ý kiến mà Tổng Bí thư dẫn ra, vì sao gọi đó là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Là nhà lý luận, lại từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Tổng Bí thư cần giải thích rõ nội hàm của khái niệm đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị để từ đó mà nói rõ những “kiến nghị…” dẫn ra ở trên là suy thoái đạo đức, lối sống,suy thoái về tư tưởng chính trị như thế nào? Một nhà lý luận sao lại có thể giải thích tùy tiện và hồ đồ rằng : “Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!“. Vậy thì đã thừa nhận người ta nêu lên “quan điểm” thì cần phải tranh luận để làm sáng tỏ đúng sai, sao lại quy kết đó là “suy thoái” và đòi phải “ xử lý“? Sẽ không đúng lúc nếu lại đưa ra tất cả những điều mà Tổng Bí thư cho đó là suy thoái về tư tưởng, đạo đưc, lối sống, xin chỉ đề cập đến mấy vấn đề sau đây :
Ở đâu thì tôi không rõ, chứ trong 7 điểm nêu trong Kiến nghi về sửa đổi Hiến pháp 1992, thì kiến nghị bỏ Điều 4 của Hiến pháp không đồng nghĩa với “phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng” theo cách hiểu của Tổng Bí thư. Xin nhắc lại nguyên văn nội dung của kiến nghị đó trong văn bản đã được trao cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 :” … Chính vì vậy chúng tôi đề nghị bỏ Điều 4 của Dự thảo. Việc tiếp thu đề nghị này tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận“. 
Một vấn đề nữa được Tổng Bí thư nêu lên: “Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả?” và quy kết đó là “ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” thì lại càng hồ đồ hơn nữa. Xin nhắc lại rằng, đây là quan điểm chúng tôi đã nêu hơn mười năm trước trong nhiều Hội thảo Khoa học do các cơ quan Nhà nước tổ chức và đã đăng công khai trên nhiều tờ báo.                                                                                                                                                           
Xin chỉ dẫn ra một ví dụ ; trong bài “Nhà nước pháp quyền và Xã hội dân sự” đăng trên báo “Người Đại biểu Nhân dân“, tiếng nói của Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân,  ngày 26.5.2006 và bài “Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “Làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền” cũng đăng trên “Người Đại biểu Nhân dân” ngày 10.6.2013, tôi đã trình bày về vấn đề “tam quyền phân lập” như sau :
” Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Theo nguyên lý của tư tưởng pháp quyền đó, nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Mục đích của sự phân quyền đó là trong cơ cấu quyền lực phải có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau nhằm tránh sự độc quyền, lạm quyền. Nhà nước và công chức chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả những điều mà luật pháp không cấm, thể hiện rõ nguyên lý quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền tham gia vào việc hoạch đinh pháp luật, giám sát và kiểm soát hoạt động và nhân sự của bộ máy nhà nước. Đây là điểm quy chiếu để xác lập sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền và nhà nước không pháp quyền…Ở các kiểu loại nhà nước không pháp quyền thì quyền lực được tập trung vào độc quyền cá nhân [nhà vua] hay một nhóm người định đoạt mọi vấn đề của đất nước. Sự chuyển giao quyền lực giữa các chủ thể quyền lực là cơ chế nối truyền [gia đình, dòng tộc, các nhóm quyền lực cùng chung lợi ích, nhân dân đứng ngoài tiến trình này, hoặc chỉ là vật trang sức để lừa mị mà thôi".
Vậy thì dựa vào cơ sở nào để quy kết rằng nói đến "tam quyền phân lập" là " suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" xin Tổng Bí thư chỉ rõ ra đặng chúng tôi nâng cao nhận thức. Cũng xin nói thêm rằng, hai bài báo nói trên lại nằm trong cụm bài trong mục "Đàm luận sáng thứ hai" của tôi đã được tặng thưởng báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2006. Ban tổ chức đã động viên tôi bay ra Hà Nội nhận giải thưởng bằng việc cho biết là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ là người đứng ra trao giải thưởng đó. Tôi đã gửi thư cám ơn và in lỗi đã không ra Hà Nội được, và bức thư đó đăng trên báo. [Xin nói thêm là tiếp năm sau, tôi lại được tặng thưởng lần thứ hai giải báo chí về Đề tài Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2007 cùng với hai tác giả khác là ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội và hòa thượng Thích Chơn Thiện, đại biểu Quốc hội] ! Vậy mà nay tôi lại bị Tổng Bí thư quy kết là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” vì đã có tư tưởng về “tam quyền phân lập” thì xem ra tôi khó mà tiếp thu sự khiển trách của Tổng Bí thư về sự “suy thoái” của mình.
Đành tự an ủi với quan điểm tôi đã viết trong bức thư nói trên [đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân ngày 31.12.2006 với đầu đề do Tòa soạn đặt : "Dùng ngòi bút của mình chiến đấu cho lý tưởng cao cả".  Quan điểm đó là : "Nhằm giữ cho ngòi bút của mình không thẹn với chính mình, phải có sự lao tâm khổ tứ để chọn ý, chọn lời, chọn cách diễn đạt để sao cho những cá nhân nào đó khỏi động lòng, khiến họ có thể dùng thói độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết, gây khó khăn cho tờ báo đã đăng bài của mình...Nhưng rồi nghề nào cũng có nghiệp ấy, "đã mang lấy nghiệp vào thân" thì cũng phải bằng mọi cách mà đi cho trọn con đường đã chọn...tôi sẽ tiếp tục chiến đấu bằng ngòi bút trung thực của chính mình...!".
Vả chăng, thưa anh Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong biển cả nhân dân, sự bị xúc phạm của tôi chưa là gì so với điều mà anh đã xúc phạm đến nhân dân, trong đó có những bậc lão thành cách mạng đáng kính, những trí thức tâm huyết, những người từng giữ trọng trách, nay tuy đã về hưu, tuy tuổi cao sức yếu, vẫn cố gắng tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992.
Họ làm điều ấy với lòng mong mỏi đóng góp vào việc soạn thảo một Hiến pháp ngang tầm với đòi hỏi của thời đại, đáp ứng được khát vọng của cả dân tộc muốn hội nhập vào quỹ đạo phát triển của thế giới trong bối cảnh của nền văn minh mới thế kỷ XXI. Trong số đó, có người từng được Anh mời đến góp ý kiến với Hội đồng lý luận Trung ương, mà nếu tôi nhớ không nhầm, thì rất nhiều lần Anh tỏ ý kính phục và trân trọng trí tuệ và tâm huyết của những đóng góp ấy với tư cách là Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ. Những người như vậy mà Anh dám quy cho họ là "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" sao?
Anh Trọng ạ, nếu thật sự muốn chỉ ra sự suy thoái ấy thì phải tìm vào trong những kẻ vong ân bội nghĩa với đồng bào, đồng chí từng ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới cách đây 34 năm!Vong ân bội nghĩa bằng sự câm lặng trong ngày 17 tháng 2 để khỏi phải phạm vào "điều cam kết" với những kẻ đã từng xua hơn nửa triệu quân xâm lược tràn vào các tỉnh biên giới năm 1979, tàn sát dân lành, tiêu hủy nhà cửa, đốt phá làng mạc, kể cả việc đặt bom phá khu di tích Păc bó. Vì vậy, nói về "suy thoái tư tưởng chính trị" thì không thể chỉ quy chiếu vào sự trung thành hay không trung thành với một hệ tư tưởng được áp đặt, khi mà thực tiễn đã chứng minh những giáo điều từng được học thuộc lòng về hệ tư tưởng ấy đã gây tai họa cho sự nghiệp của đất nước ghê gớm như thế nào. Thì chẳng phải "Đổi Mới" được xem là một cột mốc trong đời sống của dân tộc ta vì nó đã đưa đất nước vượt qua thảm họa của sự sụp đổ những năm 80 do sự áp đặt mô hình được xây nên bằng những giáo điều tai hại đó sao!
Cho nên, trung thành vơi truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại phải đem hết sức mình tiến về phía trước, như dòng sông chỉ có  chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó. Còn nói về tư tưởng chính trị của Đảng thì có lẽ nên tham khảo cách định nghĩa về "đảng chính trị" của Đại Bách khoa Toàn thư Pháp :" Nhìn chung, một đảng chính trị có thể được định nghĩa như thể là một tập thể xã hội tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân nhằm trực tiếp thực thi quyền lực, và tập thể này được tổ chức theo thời gian và không gian sao cho nó có thể vượt qua được ảnh hưởng cá nhân của người lãnh đạo. Định nghĩa này vận dụng ba yếu tố: nền tảng của đảng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của nó mà người ta xem xét trước khi xem xét những đảng được định nghĩa như vậy đã hình thành trong lịch sử như thế nào".
Ấy vậy mà, đã từ lâu, ở ta, thường quen dùng và thích dùng khái niệm "Đảng ta", xem đấy như là một lời phong tặng về uy tín của Đảng trong lòng dân, biến khái niệm đảng chính trị thành một thứ "bái vật giáo", mà quên mất rằng, khi là đảng cầm quyền, thì cũng như mọi thực thể quyền lựckhác, đều không tránh khỏi sự tha hóa. Biểu hiện rõ nhất của sự tha hóa ấy chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị : ngày càng xa dân, cưỡi lên đầu lên cổ dân do cơ chế toàn trị, không muốn và không dám tiếp nhận sự phản biện xã hội [vì không có tự do tư tưởng, không có tự do báo chí, không cho phép quyền tư do lập hội...]. Và sự tha hóa ấy bộc lộ rõ quy luật đã được lịch sử đúc kết “quyền lực có xu hướng tham nhũng, quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối“! Câu chuyện về “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất cứ ngày càng to dần lên, càng chống càng phình to ra như một căn bệnh ung thư đã di căn vô phương cứu chữa, mới đích thực là sự “suy thoái về tư tưởng chính trị” gắn liền với “suy thoái về đạo đức lối sống” đáng sợ nhất.
Thưa anh Nguyễn Phú Trọng.
Sự suy thoái mà Anh vừa nói, trước hết được biểu hiện quá rõ mà “triệu con mắt đều nhìn vào, triệu ngón tay đều chỉ vào” trong ngày 17.2. 2013 vừa rồi : Đó là sự quay lưng lại với đồng chí, đồng bào đã chết dưới họng súng của quân Trung Quốc xâm lược. Máu của hàng vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã thấm đẫm giải đất biên cương. Máu người đâu phải là nước lã, ấy vậy mà để giữ “cam kết” với thế lực hiếu chiến Bắc Kinh, người ta đã chỉ đạo quán xuyến từ trên xuống dưới không có một nén hương, một vòng hoa tưởng niệm? Cần phải nói thêm rằng, thế lực hiếu chiến mà ai đó đã “cam kết” lại đã ngang nhiên tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm về ngày 17.2, ngày chúng mở cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng lại rao rêu khắp cả nước, đưa cả vào sách giáo khoa dạy trẻ em Trung Quốc, rằng đó là cuộc chiến tranh tự vệ nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”! Thế lực hiếu chiến mà ai đó “cam kết” lại đang dung dưỡng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, công nhiên đưa lên bảng hiệu trong cửa hàng Beijing Snacks tại Bắc Kinh dòng chữ ngạo ngược :” không phục vụ người Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và chó!”.
Vậy thì ai đã đưa ra lời “cam kết” với bọn xâm lược là “không nhắc lại quá khứ” để tuyệt đối câm lặng trong ngày 17.2 vừa rôi?  Ai đã làm chuyện xấu hổ và dại dột ấy? Ai? Xin Tổng Bí thư chỉ ra.
Thực hiện sự “cam kết” đó, cùng với hương tàn khói lạnh trên các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17.2, là sự câm lặng trên toàn bộ báo chí chính thống và hệ thống truyền thông theo một cây gậy chì huy thống nhất, là sự ngăn chặn, cản trở, đe dọa bắt bớ và trấn áp những ai đã dâng hương hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, ở Hoàng Sa năm 1974 và ở trận Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Còn sự suy thoái tư tưởng nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa anh Nguyễn Phú Trọng. Có sự sa đọa về đạo đức và lối sống nào bằng sự vong ân bội nghĩa ấy thưa Tổng Bí thư?
Mặt khác, nếu muốn rao giảng về đạo đức thì chính là đạo đức đích thực khi dám vượt qua mọi sự đe dọa, trù dập, trấn áp cho đến những thủ đoạn thấp hèn quen thuộc là đuổi việc, đuổi học, vẫn quyết theo tiếng gọi của lương tâm, phạm trù cơ bản nhất của đạo đức, quyết dâng vòng hoa tưởng niệm tại Đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thắp nén hương tại tượng Quang Trung nơi Gò Đống Đa, giương cao vòng hoa trắng quyết không cho những bọn vô sỉ giành giật và bóc xé dòng chữ tưởng niệm tại tượng đài Cảm Tử bên hồ Hoàn Kiếm, vượt qua mọi sự rình mò và soi mói để trang trọng dâng hoa và những dòng chữ tưởng niệm nhân ngày 17.2.2013 dưới chân tượng Đức Thánh Trần gần bến Bạch Đằng, quận I, thành phô Hồ Chí Minh. Chính là đạo đức, khi trong mỗi ngôi nhà, không phân biệt là nhà cao tầng, biệt thự hay nhà tranh vách đất, người ta thành tâm thắp một nén hương, bày bình hoa trên ban thờ với dòng tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhân ngày 17.2. Cũng chính là đạo đức, khi nêu cao một lối sống không chịu khuất phục, dám ngẩng cao đầu để biểu thị chính kiến của mình như nhà báo trẻ nọ ” làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi.” Biết rõ như vậy, nhưng nhà báo ấy vẫn nói lên tiếng nói trung thực của chính mình, “hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi ” như anh khẳng định.
Thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Liệu sau khi nhỡ lời, anh có thấy hối tiếc vì mình đã xúc phạm đến những người được nhân dân kính trọng, vị tướng lão thành từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, năm nay đã 97 tuổi, đã suy nghĩ, nghiền ngẫm từng chữ từng lời, thêm bớt, bổ sung trước khi ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, và ngày 17.2 vừa qua đã cùng với một số người đáng kính khác ký vào Kiến nghị ấy đã mang hoa đến tưởng niệm các liệt sĩ ngã xuống vì sự tồn vong của Tổ quốc? Nếu có, thì Anh nên xin lỗi họ, cũng tức là xin lỗi nhân dân. Chuyện nhất thời có sự hồ đồ thiếu tỉnh táo cũng là chuyện thường tình, cho nên xin lỗi là một cử chỉ văn minh trong lối sống của người có hiểu biết và có đạo đức. Người có “tư tưởng chính trị” vững vàng chính là người có bản lĩnh dám nhận sai lầm.
Vả chăng, hơn lúc nào hết, khi con thuyền của đất nước đang chao đảo, là người giữ trọng trách lèo lái thì biết thu phục nhân tâm, trân trọng hiền tài phải là cái đức của người biết mình, biết người. Trót hồ đồ, nói thiếu cân nhắc, xúc phạm những người đáng lý phải trân trọng, gây phẫn nộ trong công luận, thì việc lắng nghe để bình tĩnh nhận ra chân lý, có ứng xử thích hợp, luôn là điều đáng làm.
Đến một vị vua từng nằm gai nếm mật, mười năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Minh, lên ngôi đại định, mở đầu cho một triều đại vẻ vang thế kỷ XV, vua Lê Thái Tổ vẫn một lòng khiêm nhường kính cẩn : “Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính cẩn lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bờ vực thẳm chỉ vì chưa kiếm được hiền tài giúp đỡ việc trị nước…”. Còn vua Lê Thánh Tông, gặp khi có thiên tai đã chỉ dụ rằng “Bởi chính trị có thiếu sót, nên trời chỉ cho bằng tai biến. Đó là do lỗi lầm của trẫm mà chuốc lấy họa chứ trăm họ có tội gì đâu? Có phải vì trẫm đức tin chưa đến dân, lòng thành chưa thấu tới trời mà đến nỗi như thế chăng?”.  Cũng trên cái mạch tư duy ấy, vua Minh Mạng thế kỷ XIX khi nghe tâu về vỡ đê, dân tình cơ cực đã xót xa tự vấn :” Nghĩ tấm thân lạm ở trên trăm họ, không biết tu đức để trời cho hòa khí, đến nỗi dân ta bị tai họa ấy, thực là một điều lỗi lầm của ta“! Thì ra, cha ông ta xưa đã không mắc phải điều mà ngày nay đã trở thành ca dao hiện đại : “mất mùa bởi tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta“!
Gợi lên vài dòng lịch sử chi nhằm nói thêm với người gánh vác trọng trách quốc gia rằng : phải biết “kính cẩn, lo sợ, như đi trên băng mỏng, như đứng bên bờ vực” chứ không thể tùy tiện phán bảo và quen thói bịt miệng dân, chỉ muốn dân cúi đầu tuân phục “chỉ thị, nghị quyết”, cho dù thực tiễn cho thấy có quá nhiều chỉ thị nghị quyết sai lầm gây bao tai họa cho dân. Và rồi, cái cách lớn tiếng đe dọa “lợi dụng việc góp ý kiến vào Hiến pháp để phá hoại đường lối chính sách, làm mất uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng” của một vài người có trọng trách trên báo chí và trên tivi mấy ngày qua đã không hù dọa được ai! Trái lại, chỉ làm cho lòng dân thêm phẫn nộ. Điều này mong Tổng Bí thư cần lưu ý.
Đối với riêng tôi, khi tham gia soạn thảo và ký vào Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 mà Tổng Bí thư đã phê phán nặng lời, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã thực hiện lời chỉ dẫn của Các Mác “ trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào.
Cho nên dù bị quy kết thế nào đi chăng nữa, tôi cũng thấy là chẳng có gì đáng bận tâm. Bởi lẽ, là người am hiểu và tôn trọng phép biện chứng, chắc Tổng Bí thư nhớ nằm lòng ý tưởng của Hégel được Ph. Angghen dẫn ra để nói về biện chứng của sự phát triển : “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá”.
Người am hiểu về biện chứng như Tổng Bí thư chắc sẽ bình tâm suy nghĩ về “những bước tiến mới” mà đời sống đất nước đang chứng kiến, để với cương vị của mình, thúc đẩy cho những ý tưởng mới phát triển nhằm đẩy lùi trạng thái cũ đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa.Làm được như vậy thì dấu ấn để lại trong lòng người và cho lịch sử sẽ không là sự cáo chung của lực lượng bảo thủ cố duy trì cái cơ chế đã đưa đất nước vào ngõ cụt, mà là người đem lại sự canh tân, thuận với quy luật phát triển, đáp ứng được lòng dân.
Kính gửi Tổng Bí thư lời chào trân trọng.
TP Hồ Chí Minh ngày 28.2.2013
  Tương Lai


Những vùng trắng trong lịch sử

Nghĩa trang các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.Nghĩa trang các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
CỠ CHỮ 
Trong bài “Viết và viết lại lịch sử”, tôi nêu lên luận điểm chính: Từ năm 1954, ở miền Bắc, và từ năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn giành độc quyền trong việc viết sử, cả lịch sử hiện đại lẫn lịch sử cổ đại và trung đại.

Cái gọi là độc quyền ấy bao gồm ba khía cạnh. Thứ nhất, độc quyền về quan điểm. Quan điểm này lại gồm hai nét chính: một, lịch sử, trước hết, là lịch sử của đấu tranh giai cấp; và hai, viết lịch sử cũng là một hành động đấu tranh giai cấp, nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp mà họ đang theo đuổi. Thứ hai, độc quyền trong việc diễn dịch và giải thích lịch sử. Xin lưu ý là lịch sử (history) khác với biên niên (chronicle). Trong biên niên (một hình thức sử khá phổ biến ở Việt Nam ngày xưa), người ta chỉ ghi nhận và trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian, cái này kế tiếp cái khác; mỗi sự kiện như một đơn vị biệt lập. Lịch sử thì khác. Lịch sử là một nỗ lực tìm hiểu và diễn dịch quá khứ bằng cách phát hiện ra quan hệ nhân quả giữa các sự kiện: Điều các sử gia thường làm là xem sự kiện này là nguyên nhân hoặc hậu quả của một sự kiện khác; hơn nữa, họ còn so sánh và xếp hạng các sự kiện và các nhân vật theo một hoặc những tiêu chí nhất định: người này là ái quốc, người kia là phản quốc; người này là anh hùng, người kia là hèn nhát, v.v.. Thứ ba, họ cũng độc quyền trong việc sử dụng tài liệu lịch sử: Với mỗi triều đại, mỗi chế độ, hoặc cụ thể hơn, với mỗi nhân vật, họ sẽ quyết định việc khen hay chê, và dựa trên việc khen hay chê đó, họ sẽ quyết định việc chọn lựa các tư liệu thích hợp cho việc mô tả và đánh giá.

Suốt bao nhiêu năm, đảng Cộng sản lúc nào cũng quyết liệt trong việc giành và giữ những sự độc quyền ấy. Do đó, cái lịch sử mà họ trình bày trước mắt mọi người và dạy cho mọi học sinh từ tiểu học đến trung học và đại học, có thể khác hẳn với những lịch sử do người khác viết (chủ yếu là trước đó hoặc ở ngoại quốc, những lúc và những nơi họ không kiểm soát được).

Tuy nhiên, theo dõi sinh hoạt chính trị Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có những vùng nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn bỏ trắng. Một trong những vùng trắng quan trọng nhất là những xung đột liên quan đến Trung Quốc từ năm 1975 đến nay. Mà những xung đột ấy lại nhiều và tàn khốc vô cùng.
Đáng kể nhất là cuộc xâm lược kéo dài 29 ngày (từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979) của Trung Quốc vào các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc của Việt Nam. Thời gian thì ngắn nhưng đó là một cuộc chiến tranh ở quy mô rất lớn. Trung Quốc huy động đến cả 9 quân đoàn với trên 300.000 lính, một ngàn chiếc xe tăng và một ngàn rưỡi khẩu pháo (1), tấn công vào 26 địa điểm; chưa tới một tuần lễ sau, chiếm 320 làng và thủ phủ của ba trong tổng số sáu tỉnh dọc theo biên giới (Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai). Sau một tháng, số người bị giết chết, về phía Trung Quốc, khoảng 25.000 người, và phía Việt Nam, khoảng 20.000 người (2). Các chuyên gia ước tính cứ trung bình một người chết thì có khoảng ba người bị thương tật; như vậy số người bị thương tật ở cả hai bên có thể lên đến cả trên 100.000. Đó là chưa kể các thiệt hại về vật chất: quân Trung Quốc đi đến đâu ở đó đều thành bình địa. Không có một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn cả.

Sau cuộc chiến tranh đầu năm 1979, Trung Quốc còn tấn công Việt Nam nhiều lần khác, với quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 năm 1980, Trung Quốc liên tục bắn pháo vào Cao Bằng; đầu tháng 5 năm 1981, Trung Quốc xua quân đánh chiếm một số cao điểm chiến lược thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang; năm 1984, Trung Quốc lại tấn công huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn (tháng 4), sau đó, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (tháng 7); cuối năm 1986 và đầu năm 1987, Trung Quốc lại liên tục bắn pháo vào lãnh thổ Việt Nam. Quan trọng nhất, tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong lịch sử của bất cứ nước nào, chiến tranh bao giờ cũng là những sự kiện lớn; chiến tranh do ngoại xâm lại càng lớn. Lớn vì, thứ nhất, chúng tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi người; thứ hai, chúng ảnh hưởng sâu sắc đến các quan hệ đối ngoại; thứ ba, chúng để lại những vết thương không dễ hàn gắn trong tâm hồn của mỗi người, từ đó, để lại những ấn tượng khó phai nhạt trong ký ức của dân chúng, và những ký ức ấy, đến lượt chúng, lại góp phần hình thành nên bản sắc của cả một cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia xem các cuộc chiến tranh như những yếu tố quan trọng trong việc định nghĩa tính dân tộc (nationhood) của mình. Chiến tranh với một quốc gia láng giềng thường xuyên xâm lược mình lại càng có ý nghĩa lớn: Nó còn là một sự cảnh báo. Người ta cần phải nhớ không phải vì quá khứ mà còn vì tương lai. Một ký ức tập thể sẽ nuôi dưỡng một sự tưởng tượng tập thể. Với cả ký ức và tưởng tượng tập thể, mọi người sẽ thấy gần gũi với nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn, do đó, sức mạnh của dân tộc sẽ được tăng cường. Với sức mạnh ấy, người ta mới có thể hy vọng đánh thắng các cuộc xâm lược kế tiếp.

Những phân tích trên, thật ra, hầu như ai cũng có thể hiểu. Nhà cầm quyền Việt Nam vốn trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, và trong các cuộc chiến tranh ấy, đã từng biết sử dụng ký ức và tưởng tượng tập thể như những nguồn sức mạnh chiến lược, lại càng hiểu rõ. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chống lại miền Nam và ngay cả trong cuộc chiến tranh đầu tiên chống lại Trung Quốc vào năm 1979, người ta đã biết viết lịch sử, hơn nữa, viết lại cả lịch sử trước kia, để, nói như Tố Hữu, “bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”.

Vậy mà, lạ, trong cả hơn chục năm vừa qua, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 hoàn toàn bị quên lãng. Trong lịch sử, không ai viết; trong văn học, không ai đề cập; trong truyền thông, không ai nhắc nhở; trong sinh hoạt, không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức; thậm chí, di tích cũng không ai gìn giữ; không những vậy, còn bị phá hoại. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, bia đá kỷ niệm của Sư đoàn 337 chống “quân Trung Quốc xâm lược” bị đục bỏ chữ “Trung Quốc xâm lược”; bia ghi công Nguyễn Huệ đánh tan “giặc Tàu” bị đục bỏ để thay thế bằng một “tấm bia vô thưởng vô phạt” khác; bia mộ của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương hy sinh trong trận chống Trung Cộng xâm chiếm bãi đá Gạc Ma năm 1988 bị đục bỏ chữ “anh hùng” (3).

Rõ ràng là chính quyền Việt Nam muốn xoá trắng tất cả ký ức liên quan đến cuộc xâm lược tàn khốc và tàn bạo ấy.

Tại sao?

Xin nhường câu trả lời lại cho quý bạn đọc.

Ở đây, tôi chỉ xin lưu ý điều này: Ở những chỗ chính quyền xoá trắng ấy, rất nhiều người yêu nước, thiện chí và nhiệt tình, bằng những cách thức khác nhau, cố gắng góp nhặt và gìn giữ các ký ức về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979. Cứ đọc các trang mạng xã hội ở trong nước trong ngày 17 và 18/2 vừa qua thì đủ biết. (4)

Chỉ tiếc, những việc kỷ niệm, tưởng niệm và ghi chép lại lịch sử ấy lại bị cấm đoán (5), và những người yêu nước, nhiệt tình và thiện chí ấy lại thường bị phê phán là... bị xúi giục bởi các thế lực thù nghịch!

Tại sao?

Cũng lại xin nhường câu trả lời lại cho quý bạn đọc.   

***
Chú thích:
1. Trung Quốc cũng chuẩn bị sẵn sàng khoảng 1000 chiến đấu cơ nhưng họ không sử dụng không lực trong suốt cuộc chiến này.
2. Brantly Womack (2006), China and Vietnam, The Politics of Asymmetry, Cambridge University Press, tr. 200.
3. Theo bài “Có một điều gì đó rất Lã Bất Vi” của Huỳnh Ngọc Chênh.
4. Ví dụ, bài “Vòng hoa tang cho truyền thống quật cường, bất khuất chống ngoại xâm” của J.B. Nguyễn Hữu Vinh
5. Xem bài “Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung” của Trà Mi.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.


Tin tức / Việt Nam

Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ năm 2014

CỠ CHỮ 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình năm 2014 sau khi tiếp ông ông Edmond Mulet, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, phụ trách cơ quan gìn giữ hòa bình của tổ chức lớn nhất thế giới này.

Ông Vịnh được báo chí trong nước dẫn lời nói rằng Việt Nam đã chuẩn bị một số nội dung để tham gia lực lượng cũng như đào tạo sĩ quan làm nhiệm vụ quan sát viên trong lực lượng vừa kể.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quân đội Việt Nam đã chuẩn bị công tác đào tạo sĩ quan chuyên môn tham mưu, quân y, công binh và sĩ quan làm nhiệm vụ quan sát viên.

Trong khi đó, ông Mulet cho biết Liên Hiệp Quốc sẽ giúp Việt Nam và sẽ tạo điều kiện để Việt Nam cử đoàn trực tiếp thăm một phái bộ đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Liên Hiệp Quốc.

Hiện có hơn 100 quốc gia tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nhiều điểm ‘nóng’ trên khắp thế giới.

Nguồn: Xinhua, Vietnam News

Quán ăn Trung Quốc không tiếp khách người Việt

Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được đăng tải lên trang Facebook cá nhân.
CỠ CHỮ 
Cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước bức ảnh chụp một nhà hàng ở thủ đô Trung Quốc treo bảng từ chối không tiếp khách người Việt.


Bức ảnh do một người Mỹ gốc Hoa tên Rose Tang chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh được bà đăng tải lên trang Facebook cá nhân đã nhanh chóng được cộng đồng mạng khắp nơi chia sẻ với những lời bình luận bày tỏ sự căm phẫn.

Hình ảnh cho thấy ngay trước cửa chính của tiệm bán thức ăn nhanh tên là “Beijing Snacks” có treo tấm bảng ghi bằng hai thứ tiếng Anh ngữ và Hoa ngữ rằng “Nhà hàng không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines, và chó". Đây là ba trong số các nước đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Ðông.

Chủ nhân tấm hình cho biết tiệm ăn này gần Cung Vương Phủ tại Hồ Hậu Hải, một địa điểm thu hút đông khách du lịch ngay phía Bắc Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ (Trung Quốc). Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác...
Thành Nguyễn, một thành viên Facebook được nhiều người biết đến tại Việt Nam với chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng Việt tẩy chay hàng Trung Quốc và cũng là chủ nhân của cửa hàng online mang tên “No China Shop”, phản hồi trước hành động gây tranh cãi của nhà hàng ở Bắc Kinh:

“Lúc đầu, mình cũng cảm thấy rất tự ái trước tấm bảng phân biệt chủng tộc như vậy. Nhưng sau đó, mình cảm thấy vui hơn, vì về mặt văn minh, người Việt mình không đến nỗi sử dụng một cách thức xấu xa như họ. Họ quá cực đoan về vấn đề ‘chủ nghĩa dân tộc’ mà lý do là có thể do sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Chính sự tuyên truyền đề cao ‘chủ nghĩa dân tộc’ đã dẫn tới sự cực đoan, coi thường, xem nhẹ tất cả các nước khác, nói chung, và các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nói riêng.”

Kim Hiệu, một nghiên cứu sinh y khoa đang du học ở Hà Lan bày tỏ bất bình:

“Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến. Tuy nhiên, được đứng chung với Philippines và Nhật mình cảm thấy như một cái gì đó có sức mạnh hơn trong việc phản đối lại Trung Quốc về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa.”  

Các cư dân mạng Việt Nam nói hành động phân biệt đối xử vì tinh thần dân tộc cực đoan kiểu này sẽ mang lại hiệu quả ngược, bất lợi cho Trung Quốc, vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy một hình ảnh xấu của Trung Quốc trong ánh mắt bạn bè quốc tế.

Mình thật sự cảm thấy người Trung Quốc bây giờ càng ngày càng thô lỗ và hiếu chiến...
Về cách đối phó trước tinh thần dân tộc cực đoan của người Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Kim Hiệu hy vọng một phản ứng hợp tác giữa các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn:

“Người Việt Nam mình nghe tin này nói chung rất tức, nhưng cũng ráng bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Một mình Việt Nam mình cũng khó, nhưng nếu có nhiều nước cùng hợp tác với nhau thì sẽ giải quyết tốt hơn.”

Chính chủ nhân của bức ảnh, một người gốc Hoa, trên trang Facebook của mình đã kêu gọi mọi người truyền tay tấm hình bà chụp được càng nhiều càng tốt với hy vọng rằng áp lực từ công chúng và truyền thông sẽ dạy cho chủ nhân nhà hàng một bài học.

Bà Rose Tang cho rằng sở dĩ đảng cộng sản Trung Quốc bồi đắp và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc và sự thù hận kiểu này là vì họ cần phải dùng sự bẩn thỉu của con người như thế đánh lạc hướng công chúng để mọi người bớt chú ý tới các vấn nạn của quốc gia như tham nhũng, bất công, và khủng hoảng môi trường.     

Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979



Cảnh sát biên phòng Trung Quốc ngăn các phóng viên chụp hình tại cửa khẩu Thiên Bảo ở tỉnh Vân Nam, đối diện với cửa khẩu Thanh Thủy của Việt Nam.Cảnh sát biên phòng Trung Quốc ngăn các phóng viên chụp hình tại cửa khẩu Thiên Bảo ở tỉnh Vân Nam, đối diện với cửa khẩu Thanh Thủy của Việt Nam.
CỠ CHỮ 
Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979 là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai nước trong thời hiện đại; là một trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978); là một trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới (tính từ ngày Trung Quốc bắt đầu tấn công Việt Nam 17/2 đến lúc Trung Quốc tuyên bố kết thúc cuộc tấn công 5/3 là 17 ngày; đến ngày Trung Quốc rút hết quân khỏi Việt Nam, 16/3, là 27 ngày), nhưng đồng thời cũng là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, với trên 20.000 người bị giết chết mỗi bên; (nếu chia đều số người bị chết này cho thời gian thực sự của cuộc chiến, con số tử vong hàng ngày rất cao). Đó là chưa kể các thiệt hại khác về cơ sở vật chất và đời sống của dân chúng.

Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỉ đô la suốt cả cuộc chiến tranh trước 1975 lại quyết định tấn công Việt Nam? Họ thường nêu lên bốn lý do chính: Một, đập tan giấc mộng bá quyền của Việt Nam ở Đông Nam Á; hai, trừng phạt Việt Nam về tội quấy phá ở vùng biên giới của hai nước; ba, trả thù việc Việt Nam đối xử tàn tệ đối với các Hoa kiều (trấn áp, tịch thu tài sản và xua đuổi họ ra khỏi nước); và bốn, dằn mặt việc Việt Nam ký hiệp ước liên minh với Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Các nhà bình luận chính trị quốc tế nêu lên ba mục tiêu chính của Trung Quốc: Một, tấn công có giới hạn một số vùng đất dọc biên giới để trừng phạt Việt Nam; hai, tạo sức ép để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia; và ba, để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc.

Trung Quốc thành công hoàn toàn ở mục tiêu đầu, dĩ nhiên với một giá rất đắt về nhân mạng. Nhưng hai mục tiêu sau thì họ lại thất bại: Việt Nam không những không rút quân khỏi Campuchia mà còn đóng chiếm ở đó trên 10 năm; Việt Nam không những không bất mãn Liên Xô mà còn tiếp tục giữ liên minh chặt chẽ với Liên Xô đến tận lúc Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.

Đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam có hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau: Trước, họ lên án Trung Quốc một cách kịch liệt; sau, họ hoàn toàn im lặng và bắt buộc mọi người phải im lặng theo. Trước, họ xem Trung Quốc như một tên đế quốc luôn luôn có tham vọng bá quyền và bành trướng; sau, họ lại xem Trung Quốc là một láng giềng tốt và một đồng chí tốt. Ở cả hai giai đoạn và với hai thái độ khác nhau ấy, Việt Nam đi từ cực đoan này sang cực đoan  khác. Và cực đoan nào cũng nguy hiểm như nhau. Cái nguy hiểm nhất là chúng ngăn chận người ta học được những bài học cần thiết.

Trong số những bài học cần thiết ấy, theo tôi, bài học đầu tiên cần được nhấn mạnh là: Đừng ngây thơ.

Quan sát và/hoặc tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều ghi nhận một điểm giống nhau: Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Lúc lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, lực lượng phòng thủ của Việt Nam chủ yếu là bộ đội địa phương; còn trong giới lãnh đạo thì cả Phạm Văn Đồng lẫn Văn Tiến Dũng đều đang đi thăm Campuchia. Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức kể, những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước. Với giới quan sát và nghiên cứu, cảm giác bất ngờ của Việt Nam quả là điều… bất ngờ. Nhiều người kể, ngay trước năm 1975, Lê Duẩn vừa nhận viện trợ của Trung Quốc lại vừa nghi ngại Trung Quốc; sau năm 1975, ông cũng biết rõ là nếu Việt Nam tấn công Campuchia, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Vậy mà, lạ, lúc Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông cũng như toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thấy bất ngờ. Tại sao? Người ta giải thích: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tin là Trung Quốc chỉ doạ dẫm chứ sẽ không đánh họ; vẫn tin là tình đồng chí giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, tuy bị thử thách nghiêm trọng, vẫn đủ để ngăn chận một cuộc xâm lược.

Kể ra, sau khi đã từng bị Campuchia, một nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, tấn công và sau khi đã dẫn quân tràn qua biên giới càn quét người anh em xã hội chủ nghĩa ấy, mà vẫn còn tin như thế được quả là một sự ngây thơ đáng kinh ngạc. Ngây thơ đến dại dột.

Nhưng ở đây, có đến hai sự ngây thơ. Ngoài sự ngây thơ đối với tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, còn có sự ngây thơ đối với tình đồng chí của Liên Xô. Trước đó, Việt Nam đã từng ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng với Liên Xô, những tưởng Liên Xô sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng tưởng như vậy nên, để hoá giải sự trả đũa của Liên Xô, họ đề ra ba sách lược chính: Một, đi vận động sự ủng hộ của Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á cho chiến dịch đánh Việt Nam, để các nước này, sau đó, có thể ủng hộ họ trong trận đối đầu với Liên Xô nếu Liên Xô nhảy vào bênh vực Việt Nam; hai, tuyên bố cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ là một cuộc chiến tranh giới hạn về cả quy mô (không dùng không quân), mục tiêu (chỉ nhắm tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng vài chục cây số) và thời gian (trong vòng vài tuần) để Liên Xô không có cớ chính đáng gây chiến với Trung Quốc; và ba, chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết - , tránh tình trạng Liên Xô có thể dễ dàng xua quân tràn qua mặt sông đóng băng cứng để tấn công Trung Quốc. Nhưng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đoán sai. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh chiếm Việt Nam, Liên Xô vẫn án binh bất động.

Bởi vậy, ngay sau khi chiến tranh biên giới bùng nổ, giới bình luận chính trị trên thế giới đều nhận ra một điều: quyền lợi quốc gia quan trọng hơn hơn ý thức hệ nhiều. Không nên tin vào cái gọi là tình đồng chí quốc tế.

Bài học thứ hai là cần tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Hầu như ai cũng biết: mặc dù sống sát cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và thường xuyên đánh nhau với Trung Quốc, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, kể cả trong giới học giả, lại rất giới hạn. Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo. Lâu nay, giới truyền thông thường làm ồn ào về tài tình báo của Việt Nam ở miền Nam: Họ lọt vào cả những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy chính quyền miền Nam. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì họ lại hoàn toàn mù mờ. Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết.

Đến lúc Trung Quốc chính thức nổ súng, họ vẫn không biết gì về kế hoạch đánh mạnh, phá sạch và rút nhanh của Trung Quốc cả. Trong khi Trung Quốc chỉ đặt chỉ chỉ tiêu là tiến sâu vào khoảng 30-40 cây số, chiếm hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn là rút quân về nước ngay, Việt Nam vẫn chuẩn bị cho phòng tuyến hai, nhằm bảo vệ Hà Nội, để mặc cho dân quân và một số ít bộ đội chủ lực chống chọi với Trung Quốc ở biên giới.

Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức.

Bài học thứ ba: Trong lúc giới lãnh đạo ngây thơ và hớ hênh trong chiến lược phòng thủ như vậy, những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới. Toàn bộ bộ đội và du kích Việt Nam là khoảng 100.000 người trong khi bộ đội Trung Quốc lên đến khoảng 300.000 người. Như vậy, một người lính Việt Nam phải chọi lại ba người lính Trung Quốc. Họ không đủ khả năng ngăn chận được Trung Quốc. Họ chỉ làm được hai điều: Một, làm chậm bước tiến của quân Trung Quốc; và hai, gây thiệt hại nặng nề cho lính Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết quân chủ lực của Việt Nam thì hoặc đang ở Campuchia hoặc đang canh giữ phòng tuyến hai gần Hà Nội.

Theo các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế, sở dĩ bộ đội và du kích ở các tỉnh biên giới chiến đấu giỏi như vậy là nhờ bốn yếu tố chính: Một, họ quen thuộc với địa hình núi non hiểm trở ở vùng biên giới; hai, họ có thật nhiều kinh nghiệm chiến đấu sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả ba mươi năm; ba, vũ khí của họ tối tân hơn hẳn Trung Quốc (chủ yếu là nhờ nguồn vũ khí tịch thu ở miền Nam năm 1975); và bốn, tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của họ rất cao.

Xin lưu ý: trong bốn yếu tố tạo nên ưu thế của quân đội Việt Nam năm 1979, yếu tố thứ hai và thứ ba hoàn toàn trở thành vô hiệu theo thời gian. Năm 1979 bộ đội và cả tướng lĩnh Trung Quốc bị xem là thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì cuộc chiến tranh gần nhất mà họ tham gia là ở Triều Tiên, trước đó 26 năm (1953). Đó cũng là trường hợp của bộ đội và tướng lĩnh Việt Nam hiện nay: Cuộc chiến tranh lớn mà họ tham gia, ở Campuchia năm 1978 và ở biên giới Việt-Trung năm 1979, cách đây đã trên 30 năm. Còn yếu tố thứ tư thì bị chính chính quyền Việt Nam ra tay đập phá triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau: một, ngăn cấm mọi biểu hiện của tình thần yêu nước, từ việc phát biểu bằng lời đến việc bày tỏ thái độ qua các vụ biểu tình; hai, vu khống và nhục mạ những người bộc lộ lòng yêu nước và lên án các hành động uy hiếp hay sách nhiễu của Trung Quốc; ba, ngăn cấm mọi hình thức kỷ niệm hay tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc; và bốn, tuyên truyền cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng được nguỵ trang dưới chiêu bài láng giềng tốt và đồng chí tốt.

Ở trên, tôi nêu lên ba bài học chính. Bạn thử nghĩ xem: chính quyền Việt Nam học được mấy bài?

***
Chú thích: Các sự kiện và số liệu sử dụng trong bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhung nhiều nhất là từ bài “China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment” của Xiaoming Zhang trên The China Quarterly 2005, tr. 851-874.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.








Thưa Đảng quang Vinh!


Phương Hà
h319Hồi còn học phổ thông để chống phong kiến đồi trụy và lạc hậu thầy giáo dạy văn tôi thường sang sảng đọc “ Bộ binh, bộ hộ, bộ hình/ Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi” rồi ông khẳng định đó là sự thông đồng áp bức bóp lột nhân dân. Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Sự thối nát của chế độ phong kiến.
Đến thời nay khi được đảng ( Đảng của ông Trọng) ca dao mới cũng có nhưng không được đăng tải cho toàn dân đọc mà thuộc dòng văn học truyền khẩu bắt đầu lan truyền trong dân chúng. Họ kể chuyên về ông bố giảng dạy cho con cuả minh để phân biệt thé nào là Đảng và Nhà nước, Công đoàn.. Ông bố nói Nhà ta Ba là “Đảng” lãnh đạo đường lối chung chung, Mẹ con là “Nhà nước” nắm tay hòm chìa khóa, hoach định chính sách kinh tế, nuôi con gì, trồng cây gì. Bà ngoại con là “công đoàn” chăm lo đời sống cả nhà. Đến bữa thằng con đi học về nhìn vào nhà thấy Cha với Mẹ đang ôm nhau ngủ, nó lớn tiếng nói rằng:  Ơ hay Đảng và nhà nước ôm nhau ngủ, Công đoàn lo chay cám lợn, để cho quần chúng đói meo!
Đến thời ông Trọng làm chủ tịch Quộc hội dân lại có câu rằng:
Đảng chỉ tay/nhà nước ra tay/ quốc hội dơ tay/ Mặt trận vỗ tay/ công an còng ta/ Nhân dân trắng tay.
Không có tam quyền phân lập, không có nhà nước pháp quyền, chỉ có tam quyền phân công
Hèn chi chỉ một bài phát biểu của nhà báo Nguyên Đăng Kiên sau 24 tiếng đồng hồ đã bị báo Lao động & xã hội cúp cắt hợp đồng cho thôi việc bất chấp luật lệ về lao động do chính nhà nước ban hành. Đề nghi Đảng nên thưởng cho ông TBT báo này huy chương vì sự nghiêp phạm pháp.
Nhân dân muốn có một hiến pháp dân chủ, nhân dân muốn có quyền làm chủ thật sự, muốn có một nhà nước của dân do dân vì dân, bảo vệ nhân dân bảo, vệ cương vực toàn vẹn lãnh thổ biên cương hải đảo của Tổ quốc, bao vệ sự tồn vong của Dân tộc
Ông Trọng muốn bảo về Đảng cầm quyền, các ông đã đánh đồng nhiều khái niệm  như Đảng với Mùa Xuân, Đảng với dân tôc , Đảng với nhân dân… vậy hà cớ gì các ông không nhân thấy những Vinasin, những vinaline, những PU này nọ, những Bauxite, những Tiên Lãng, những Văn Giang,…Và những con số thất thoát tài sản của dân của nước hàng trăm ngàn tỷ VND, những khoản nợ mà gần 90 triệu người dân đang phải gánh trên đôi vài còm cõi.
Sao Đảng không thấy những trí thức phản biện dự án Bauxit với trên 2 ngàn chữ kí kiến nghị là đúng? Sao Đảng không thấy trí thức đang kiến nghị sửa đổi hiến pháp với hơn 5 ngàn chữ kí  là đúng? Sao Đảng không cùng đồng hành cùng họ, bởi đồng hành với trí thức là đồng hành với nhân dân và dân tộc?
 Chúng ta cần một Đảng quang minh lỗi lạc chứ không mong vào môt Đảng vô minh, bao hiểm họa đang chờ chực đối với bất kỳ ai dám cất cao  tiếng nói trung thực .
“Lật thuyền mới biết dân là nước”- Nguyễn Trãi đã từng nói vậy đó, thưa Đảng quang vinh!
Tác giả gửi QC















Ông Nguyễn Đình Lộc có rút chữ kí khỏi bản kiến nghị 72?


Ông Nguyễn Đình Lộc (phải) trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp cho Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông.
Ông Nguyễn Đình Lộc (phải) trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp cho Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông.
Hôm 23/2 tại Vinh, ông Nguyễn Sinh Hùng có nói với chúng tôi trong bàn tiệc đầu tư (có Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Hồ Phi Phớc…) rằng: Ông Nguyễn Đình Lộc nói sẽ rút chữ ký khỏi bản “Kiến nghị 72” về sửa đổi Hiến pháp; nhưng mới nói chứ chưa có văn bản. Trưa hôm đó, tôi gọi điện cho ông Nguyễn Đình Lộc hỏi xem thông tin ông Nguyễn Sinh Hùng đưa ra có đúng không, thì được ông Lộc cười nói: Làm gì có chuyện đó; mình có rút gì đâu! 
Theo tôi thì ý của ông Chủ tịch Quốc hội (và ý của ĐCS?) là không vui khi có ý kiến góp ý nên xem lại điều IV hiến pháp sửa đổi, hoặc không nên để điều này trong Hiến pháp. Ông Hùng cũng khuyên tôi nên rút chữ ký trong cái góp ý đó. Tôi cũng nói với ông và mấy người cùng bàn rằng: Tôi ký vì tôi thấy hợp lý dù tôi cũng không tin là các vị nghe. Khi các trí thức hưởng ứng lời kêu gọi góp ý thì đấy là điều vui; khi những người ấy không thèm góp ý nữa thì đó mới là điều đáng buồn.
Tôi nghĩ đơn giản, nhiều người góp ý bỏ điều IV không phải muốn “lật đổ hay chống ĐCS” mà vì họ muốn có một Hiến pháp của Dân hoàn toàn Dân chủ theo hướng Nhà nước pháp quyền. Nếu không có điều IV thì ĐCS vẫn mạnh, vẫn là lực lượng nòng cốt trong thể chế Nhà nước ta hiện nay, vì vẫn chỉ có 1 đảng. Thậm chí nếu có những đảng khác như thời Bác Hồ thì ĐCS vẫn mạnh, vẫn là lực lượng chính trong trường chính trị. Còn nói người góp ý bỏ điều IV là muốn “lật đổ hay chống ĐCS” là đã phụ tấm lòng và trách nhiệm của người góp ý.
Tôi nghĩ, các vị lãnh đạo nên thân trọng trong các nhận định về việc trưng cầu dân ý, không nên quy kết hay khép tội những ý kiến khác mình.
Đa ý kiến là biểu hiện của dân chủ, có thể có những kẻ lợi dụng để xuyên tạc, nhưng không phải ai có ý kiến khác cũng đều là xuyên tạc, phản động. Tôi không nghĩ đa ý kiến là suy thoái đạo đức hay tư tưởng như có người đã nhận định. Tôi cũng nói với ông Nguyễn Sinh Hùng: Chúng tôi góp ý thế, các vị nghe thì nghe không nghe thì thôi; chúng tôi chỉ có quyền góp ý chứ chúng tôi có quyền quyết định gì đâu.
Tôi nghĩ ông Nguyễn Đình Lộc (nguyên Bộ trưởng Tư pháp), Hồ Ngọc Đại, Nguyên Ngọc, Việt Phương, Chu Hảo, v.v… cũng chỉ nghĩ như tôi mà thôi. Nhưng tôi vẫn hy vọng, Quốc hội, Nhà nước và ĐCS vẫn đặt lợi ích của Quốc gia, của Nhân Dân lên hàng đầu trong sửa đổi hiến pháp và trong việc điều hành đất nước.
Đi qua Ba Đình, nhìn vào Lăng Bác, bỗng dưng muốn khóc…
28/2/2013










Tướng tá thời nay


Ngô Minh
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Mịnh đứng bên phải)
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Mịnh đứng bên phải)
Tuổi thơ ở làng, hễ đứa nào bặm trợn, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” đến nhà chơi, mẹ tôi hay nói :” Thằng ấy tướng tá lắm”. Đó là một lời khen. Lớn lên đọc sách, rồi trải nghiệm chiến tranh tôi mới hiểu : Tướng tá là những người chỉ huy quân sự giỏi giang, đánh thắng địch, được binh lính và nhân dân yêu mến, truyền tụng.
Thời nhỏ, tôi cũng đã thuộc tên và vô cùng yêu mến những vị tướng tài ba một thời của đất nước như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, Song Hào, Đinh Đức Thiện, Hoàng Cầm, Nguyễn Bình, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Sơn, Trần Đại Nghĩa.v.v…SSặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài nhất mọi thời đại. Tự hào lắm chứ. Tôi là lính trực tiếp của trung tướng Lê Nam Phong , năm 1973-1975, lúc đó ông mới cấp tá, là tư lệnh sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Tôi đã ở trong hầm chỉ huy của ông ở mặt trận Xuân Lộc 4-1975, tôi thấy ông chỉ huy tác chiến rất linh hoạt, tự tin, và hài hước, được cấp dưới tin tưởng, kính trọng. Có lần ông điện thoại cho chính trị viên Tiểu đoàn 2 tên là Đình đang ở cửa mở Xuân Lộc:” Tôi lệnh cho anh đêm nay phải ăn được cái lồn trâu ấy. Nếu anh không ăn được cái lồn ấy , mai tôi cách chức!”. Tôi cũng đã từng tiếp xúc với Thượng tướng Hoàng Cầm, năm 1975, ông là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 4, trong trận giải phóng thị xã Phước Long đầu năm 1975. Tôi rất kính phục ông, chỉ huy thắng trận mà lúc nào cũng cười cười, vui vẻ cham cốc với lính…Hay ông Trần Sự, trong kháng chiến chống Mỹ, ông cấp bậc thiếu tá, tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình. Ông đã chỉ huy hàng ngàn trận chống trả máy bay, tàu chiến Mỹ, vận tải hàng ra tiền tuyến của bộ đội, dân quân , thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh, nơi chiến tranh ác liệt nhất. Hay nhà tình báo chiến lược lừng danh Phạm Xuân Ẩn, mới được phong thiếu tướng năm 1990…Tướng tá như thế ai mà không phục !

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến năm 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có 3 đại tướng ( Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng), 3 thượng tướng là Chu Văn Tấn, Trần Văn Trà, Song Hào, 17 trung tướng . Bây giờ, sau gần 40 năm hòa bình, thì số lượng đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của ngành quân đội đã lên tới 300 người, tăng gấp hàng chục lần. Riêng ngành công an chỉ mấy năm thôi đã có 2 đại tướng là Lê Hồng Anh ( phiên ngang) và Trần Đại Quang. Bây giờ, riêng tại Bộ Công An đã hơn 180 vị tướng và hơn 200 đại tá . Chỉ riêng năm 2012, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, thượng tướng bộ trưởng Trần Đại Quang lên đại tướng – tổng cộng tất cả có 49 vị tướng. Giám đốc Công an cấp tỉnh đã là thiếu tướng ( xin mở ngoặc: ngành cảnh sát ở các nước như Mỹ, Canada là ngành dân sự, không bao giờ có tướng cảnh sát cả ). Đội trưởng, đội phó một đội cảnh sát giao thông tỉnh, phường thôi cũng đã là thượng tá, trung tá. Đến chị cấp dưỡng cũng có cấp bậc trung tá. Mừng lắm chứ. Vì tướng ta đông đảo, trẻ trung. Bọn muốn cướp nước ta thấy quân đội, công an nhiều tướng tá. Chúng cũng sợ chứ. Cầu mong các tướng tá của chúng ta sẽ trung với nước, chặn tay bọn xâm lược Bắc Kinh khi chúng xâm lấn biên cương hải đảo ta một lần nữa.

Nhưng ngẫm thực tế tôi lại thấy buồn. Hóa ra lên tá, lên tướng bữa nay chẳng bom rơi đạn nổ, vào sinh ta tử gì. Cứ 3 năm “gọi dạ, bảo vâng” là lên một “hột”… Chuyện phong tướng tá quá nhiều, quá tràn lan làm cho giá trị, sự linh thiêng của chữ “tướng tá” không còn nữa. Người dân nghe giới thiệu “ông thiếu tướng, giám đốc Công an tỉnh” cũng bình thường, như ông giáo viên cấp 3, giáo viên đại học vậy. Ở nơi tôi ở còn có ông tướng giám đốc Công an tỉnh dính scandan lình xình, làm đề tài bêu xấu cho những người buôn chuyện. Nghe tên tướng tá bây giờ, người dân cứ tỉnh bơ , không hào hứng, tin tưởng náo nức như thời chiến tranh ở Quảng Bình, người dân nghe xã thông báo “Thiếu tá Trần Sự, tỉnh đội trưởng sắp về xã mình !”. Nói thế sẽ làm cho nhiều tướng ta giỏi giang bậc bội, tôi vô cùng áy náy.

Chuyện buồn nữa là nghe nói cứ một ông lên được Chủ tịch nước hay Thủ tướng mới , tức khắc trong nhiệm kỳ của mình, lại phong các “tướng lĩnh mới của mình” để làm vây cánh, mặc dù tài năng đức độ không hơn ai. Còn tướng lĩnh “của ông trước” thì cho nghỉ hưu, hoặc chuyển sang làm những việc không quan trọng. Cứ như thế, chất lượng tướng tá ngày càng đi xuống. Đó là nghe nói thế, không biết hư thật ra sao. Lên được một sao thì lương tăng lên cao hơn. Lương của trung tá, thượng tá ( tức ngang trưởng phòng bộ ) bên ngành công an, quân đội cao gần gấp rưỡi người cùng chức vụ bên các bộ khác. Lương cao như thế nên tướng tá xứ ta bây giờ “há miệng mắc quai”.
Có một chuyện điển hình cho chất lượng, trình độ nhận thức của tướng ta hiện nay. Đó là ngày 16 tháng 12/2012, có buổi “lên lớp” về Biển Đông của đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh (của Học viện quân sự), nghĩa là một bậc thầy trong làng chính trị quân sự, đã truyền giảng lập trường chính trị cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, hiệu trưởng các trường đại học, cộng tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học cao đẳng tại Hà Nội rằng, “Tôi đi giảng cho tất cả các đối tượng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta, đó là bảo vệ cái sổ hưu ( NM nhấn mạnh) cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu!” . Nghĩa là lý tưởng Chủ nghĩa công sản, chủ nghãi xã hội, Trung với Đảng… của của tướng tá bây giờ ( mà giáo sự Trần Đăng Văn Thanh là đại diện) chỉ là cái sổ hưu ! Chao ôi, tướng tá mà nói thế thì nhân dân xin ngã mũ “bai bai…”.
Thời nào cũng vậy, tướng tá sinh ra là để cầm quân bảo vệ toàn vẹn biên cương lãnh hải , vùng trời đất nước . Nhưng tướng tá bây giờ “chỉ bảo vệ cái sổ hưu” như đại tá Thanh nói, thế nên bạn bành trướng Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988, tiếp tục lấn dần toàn tuyến biên giới phía Bắc từ sau cuộc xâm lược 2-1979, mà không ai lên tiếng, không ai cầm quân xông ra dẹp giặc, là có lý quá ?. Hay tướng tá nhiều thế nhưng ngư dân nước ta đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa,Trường Sa thân thuộc của Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc bắt bớ, đòi tiền chuộc, cướp bóc…cũng chẳng ai bảo vệ, cũng có lý. Ngày nào cũng có hàng trăm, ngàn tàu cá Trung Quốc vào đánh cá ở vùng biển của nước ta, thậm chí chúng chỉ cách bờ vài chục hải lý, ngư dân muốn các tướng lĩnh phải chỉ huy quân lính bắt các tàu cá khốn nạn đó để hỏi tội. Nhưng chẳng ai làm điều đó. Chưa hết. Vì cái sổ hưu đó mà đại tá ca, giám đốc Công an Hải Phòng đã coi việc trấn áp, phá nhà anh Vươn, một người nuôi trồng thủy sản hợp pháp , là “một trận đánh đẹp” ! Vì cái sổ hưu đó mà rất nhiều cấp tá công an đã tham gia vụ trấn áp nông dân Văn Giang một cách tàn bạo để cho bọn nhà giàu cướp đất, làm giàu. Thật đau xót cho lý tưởng “Trung với nước hiếu với dân” mà Cụ Hồ đã dạy !.
Các tướng lĩnh ơi. Tôi không vơ đữa cả nắm. Nhiều tướng lĩnh căm giận, muốn nổi khùng trước bọn bành trướng Đại Hán lắm, nhưng đã không được làm. Chỉ số rất ít tướng lĩnh dính đến nhưng điều tôi nói trên, Nhưng không phải một con sâu làm rầu nồi canh, mà đã nhiều con sâu như ông Trương Tán Sang , chủ tịch nước đã nói. Nếu không bảo vệ được chủ quyền quốc gia, không bảo vệ được ngư dân đánh cá trên biển của mình, không bảo vệ được “người cày có ruộng”, mục tiêu tối thượng của Đảng, thì mình mang lon tướng tá mà làm gì ?











Nghe cụ Tổng nói, nhớ thơ Nguyễn Duy


imagesChỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …” ( Theo NLG)
Nếu cụ Tổng nghĩ sao nói vậy thì nói thật nhé, cụ còn kém hơn nhiều so với mấy cụ hưu trí ở phường, xã.
Tự nhiên thấy nhạt miệng, muốn văng tục quá.
Bỗng nhớ thơ Nguyễn Duy, bài Đánh thức tiềm lực:
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong bộ óc mang khối u tự mãn
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong con mắt lờ đờ thủy tinh thể
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm
Tiềm lực còn ngủ yên 
trong lớp da biếng lười cảm giác
Năng động lên nào 
từ mỗi tế bào, từ mỗi giác quan 
cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi
Thơ Nguyễn Duy cũng không giúp mình đỡ nhạt miệng, vẫn muốn văng tục, tức thế chứ!
Sáng nay ngủ dậy, thấy thiên hạ bàn tán rầm trời lời vàng ngọc của cụ Tổng.  Nhà báo Đỗ Hùng có lời than rất vui, ghi ra đây coi như lời kết của mình vậy:
Vẻ mặt bác rất tỉnh bơ
Mà sao nói tựa nằm mơ ban ngày
Bác phát biểu rất hăng say
Lập trường, bản lĩnh dạn dày ôi thôi!
Em nghi bác lú thật rồi
Để em đưa bác ra nơi Biên Hòa
NQL












Lo cho cụ Tổng nghẹn ngào lần nữa…


Hiệu Minh
TBT phát biểu bên cạnh gạo cứu đói Cuba
TBT phát biểu bên cạnh gạo cứu đói Cuba
Sáng nay, tôi đọc tờ Jakarta Post thấy hai tin đáng lưu ý. Bà Bộ trưởng Thương mại Indonesia đang tranh cử chức Giám đốc WTO, thay ông Pascal Lamy sắp về vườn. Nếu bà trúng thì đây là lần đầu tiên có một phụ nữ giữ trọng trách này.
Ngay tại World Bank, bà cựu Bộ trưởng Tài chính Indonesia đang giữ chức Giám đốc Điều hành tại Washington DC, một chức danh cao ngất ngưởng tại tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.
 Cạnh đó có tin, bà Park Geun-Hye vừa tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Triều tiên, một người phụ nữ lần đầu giữ chức này ở một quốc gia có nền phong kiến, trọng nam khinh nữ lâu đời. Bà ngang nhiên thách thức Bắc Triều Tiên hãy ngừng ngay phát triển vũ khí hạt nhân.
Ở hai quốc gia có nền dân chủ, đa đảng, đa nguyên và báo chí tự do đang trăn trở đi lên. Việc những phụ nữ này tham gia vào chính trường thế giới, chứng tỏ thương hiệu của đất nước trong hội nhập.
Ghé sang tin quê nhà đọc, bỗng muốn viết vài dòng.
Chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? “
Ở cương vị của mình, Tổng BT có lý khi qui kết như vậy. Tuy thế, những người đưa lên ý kiến trái chiều với TBT chưa chắc đã suy thoái. Nhiều trí thức thực sự lo quốc gia sẽ đi về đâu, sức mạnh của đất nước thế nào khi hội nhập. Bởi định chế chính trị liên quan đến sự phát triển.
Theo một nghĩa nào đó, nếu “thoái hóa” về chính trị mà có lợi cho phát triển thì vẫn hơn là trung thành với tư tưởng để rồi đất nước chẳng biết đi về đâu.
Trong lịch sử, bí thư Kim Ngọc bị buộc tội thoái hóa biến chất, văn nghệ sỹ trong vụ Nhân văn Giai phẩm cũng vậy. Và gần đây thôi, vụ Bauxit Tây Nguyên, những ai chống lại dự án bị coi là chống đảng, chống nhà nước. Kể ra còn nhiều vụ khác vì trí thức và dân không có không gian dân chủ để lên tiếng, và kết quả ai đã sai như thế nào, có lẽ không cần nhắc lại.
Trong thời gian tại vị, TBT đã đi thăm một số nước rồi, từ dân chủ đến độc đảng và TBT có dịp so sánh.
Vừa rồi TBT thăm nước Anh, cội nguồn đối lập, đa đảng của cả thế giới. Lẽ ra cụ nên ra dự một lần họp Quốc hội nước Anh, xem đối lập cãi nhau ra sao, thì cụ Tổng lại lăn ra ồm, tiếc thế. Cụ thừa biết, nước Anh chỉ hơn 60 triệu dân nhưng chẳng ai dám coi nước Anh là yếu.
Cụ Tổng định đến Brazil, nơi đó có Tam quyền phân lập, có đa đảng, không đưa đảng vào hiến pháp. Nhưng rồi TBT chả đến được vì bận…đột xuất.
Năm ngoái đến Cu Ba, một nơi không có tam quyền phân lập, không đa nguyên, đa đảng, sau hơn nửa thế kỷ kiên định XHCN, quốc đảo này vẫn cần 5000 tấn gạo chống đói do chính TBT gửi tặng và ngồi giữa nắng hè để nghe thuyết giáo về chủ nghĩa Mác Lê.
Những nước có thể chế dân chủ mạnh như thế nào thì rõ rồi. Dù có nước đang đi theo dân chủ nhưng chưa mạnh. Nhưng chắc chắn quốc gia phi dân chủ thì không thể mạnh được.
Liên Xô và khối XHCN từng mạnh nhưng rồi sụp đổ vì hệ thống chính trị đầy lỗi. Hôm nay Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về tiền bạc nhưng không có gì đảm bảo cho sự bền vững nếu họ tiếp tục dùng quân đội và an ninh làm công cụ bảo vệ chế độ. Bài học Liên Xô đã quá rõ.
Dân chủ đưa bà Park Geun-hye lên Tổng thống.
Dân chủ đưa bà Park Geun-hye lên Tổng thống.
Tam quyền phân lập, tự do báo chí, khiếu kiện, biểu tình… đó là biểu hiện của một xã hội dân chủ, giúp cho pháp luật công minh khi xử lý những vấn đề nhức nhối như tham nhũng, lạm quyền, trộm cắp ở tầng cao.
Tất cả đều phải dựa trên nền tảng của pháp luật, không thể dựa trên tình đồng chí anh em, chín bỏ làm mười, để rồi một hôm nào đó cả nước biết là có con sâu mà chịu không bắt được.
Thể chế dân chủ giúp cho lãnh đạo quốc gia không phải mếu máo trước ống kính truyền hình trực tiếp cho hàng tỷ người trên hành tinh xem, chỉ vì ông ta thấy bế tắc trước nền pháp luật chồng chéo do chính mình tạo ra.
Một dân tộc có lịch sử mấy ngàn năm, chẳng sợ kẻ thù nào… nếu chưa thể sánh vai với Indonesia hay Nam Triều Tiên với những phụ nữ đang lãnh đạo thế giời, thì cũng không muốn nhìn thấy một vị TBT bỏ chuyến thăm giữa chừng, cáo ốm hay nghẹn ngào trên tivi.
HM. 25-02-2013














Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư!


Nhà báo Võ Văn Tạo
image Tối 25-2-2013, trong thời sự 19h, VTV1 phát đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “giáo huấn” tại Vĩnh Phú: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.
 Mô Phật! Một lần nữa, tôi nghe mà không tin vào lỗ tai mình! (lần trước, ông Trọng hể hả về chuyến đi một số nước châu Âu và Vatican: “Mình phải vị thế thế nào thì người mới thế chứ”; đã đề cập qua bài “Cái tầm của Tổng Bí thư”; nhiều người nhận xét ông Trọng như “trẻ con”).
Gác sang một bên chuyện chụp mũ, hăm dọa, trấn áp, bịt miệng, nhồi sọ… trong câu nói trên. Xin chỉ bàn đúng sai trong quan niệm về đạo đức, dưới nhãn quang của những người “cách mạng”.
Mọi đảng viên có lẽ không ai không đọc, hoặc chưa từng nghe nói đến bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Hồ Chí Minh – trong cương vị Chủ tịch Đảng Lao động VN (Đảng CSVN ngày nay). Tiêu đề bài viết này, về sau phổ biến gần như một trong nhiều khẩu hiệu của đảng.
Có nhiều quan niệm về chủ nghĩa cá nhân, lên án có (khi bàn về công bằng xã hội), ủng hộ có (khi bàn về nhân quyền và sáng tạo của trí thức).
Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong tư duy được “định hướng” của lãnh đạo và đảng viên theo tinh thần bài viết trên của Hồ Chí Minh, người theo chủ nghĩa cá nhân là người chỉ cốt lo thu vén cho mình và gia tộc, làm phương hại lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Chưa một đảng viên nào làm nổi và/hoặc dám làm cái việc phản biện “chân lý” trên của Hồ Chí Minh.
Viết bài trên, Hồ Chí Minh khẳng định, với những người cách mạng, chủ nghĩa cá nhân chính là biểu hiện vô đạo đức rõ nhất. Cụ thể, ai biết đặt lợi ích bản thân dưới lợi ích tập thể, lợi ích tập thể dưới lợi ích quốc gia hoặc hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể vì lợi ích quốc gia là có đạo đức. Tương tự, trong các dịp khác Hồ Chí Minh cũng đề cao quan điểm “mình vì mọi người”, “chí công vô tư”, coi đó là thước đo đạo đức cán bộ, đảng viên.
Mọi người có lương tri đều hiểu, chủ trương duy trì nền độc tài đảng trị, các lãnh đạo đảng CSVN triệt tiêu mọi nguồn lực trí tuệ bất phục tùng chủ nghĩa cộng sản. Không có đa nguyên, không có cạnh tranh thì trì trệ, xơ cứng là tất yếu. Điều đó không chỉ đúng trong chính trị – xã hội, mà đúng trong mọi lĩnh vực, kể cả tự nhiên. Giáo điều và xơ cứng, chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảng làm hao tổn khổng lồ tài nguyên, tiền vốn, kỹ thuật, chất xám và nhân lực… vào những Vinashin, Vinalines… vô chủ, cha chung không ai khóc – những bồ thóc béo bở của lũ chuột tham nhũng. Chủ trương nhà nước độc quyền sở hữu đất đai, đảng tạo cơ hội “vàng” cho đám tham quan câu kết với các chủ đầu tư “đục nước béo cò”, tước đoạt tàn bạo hàng triệu ha ruộng đất, nhà ở và phương kế sinh nhai truyền thống của hàng triệu hộ dân.
Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị. Tuy nhiên, không ít đảng viên, kể cả không ít đảng viên cấp cao, đều biết rõ cái độc quyền ấy thực chất chỉ cốt  duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất. Hầu hết các đảng viên cấp thấp, không có chức quyền, không đặc quyền đặc lợi, hoặc có chức quyền nhưng lại có lương tri đều băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của đất nước trước hiện tượng suy thoái đạo đức của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên hiện nay. Không ít đảng viên tâm huyết và có trí thức nhận ra sự thật phũ phàng: quay lưng với mọi thành tựu chính trị – xã hội của nhân loại (đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội), đảng CSVN đã quá lạc hậu, xơ cứng, bế tắc về đường lối, đang bị những kẻ vô liêm sỉ, cơ hội xấu xa núp bóng để đục khoét tham nhũng trắng trợn, trở thành vật cản kìm hãm vô cùng tai hại cho sự phát triển đi lên của đất nước, làm Việt Nam càng ngày càng tụt hậu và trở nên xa lạ so với khu vực và thế giới.
Đảng CSVN có hơn 3 triệu đảng viên, và số đảng viên hưởng đặc quyền đặc lợi chỉ là một phần trong số đó, trong khi cả nước có gần 90 triệu dân. Giữ điều 4 Hiến pháp là gì, nếu chẳng phải là khư khư độc quyền đảng trị như “đười ươi giữ ống”, giữ lợi ích bất chính cho một thiểu số người, bất chấp phương hại nặng nề tự do, hạnh phúc của nhân dân, kéo lùi tương lai phát triển của đất nước?
Như vậy, theo nhận thức của người viết bài này, rõ ràng quan điểm trên về đạo đức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở Vĩnh Phúc hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Hồ Chí Minh trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Chúa ơi! Tôi ước gì mình nhận thức sai, chứ cỡ Tồng Bí thư mà cũng nhận thức sai thì nguy to rồi!
V.V.T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét