Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Góp nhặt . . .Suy . . . Gẩm . . .




‘Nếu dân nói thẳng nói thật’

Bùi Văn Bồng
Viết từ Cần Thơ
Cập nhật: 09:34 GMT – thứ sáu, 19 tháng 10, 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn SangChủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ
Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
“Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng…,” ông kêu gọi.
Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng.
Nghề Chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc “vi hành” xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không?
Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: “Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.
Bàn dân thiên hạ biết rồi, thưa cụ Tổng, thấy quá rõ rồi, cũng rất quyết liệt nên phải kéo cả nửa tháng mà rồi cũng chưa đến đầu đến đũa theo ý định ban đầu, nhiều “cú sốc” bị bật lò xo ngược trở lại vào ngay mặ thượng cấp; nếu kéo dài ngày thêm thì thấy kỳ, phải “kết thúc, kết luận non” chung chung, u u minh minh vậy thôi!
“Quyết liệt” đến mức không dám nêu thẳng họ tên “một đồng chí”, và càng quyết liệt khi kết luận là chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, mặc dù Cụ Tổng nói là “rất thấm thía, day dứt”, lòng đau đến mức sắp bật khóc.
Ông Nguyễn Phú TrọngTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6
“Dưng mà”, những người mà ông muốn giáo dục đã có sạn trong đầu hết rồi, thời trẻ, khi sung sức không lo giáo dục, nay đầu hai thứ tóc cả còn “vừa học vừa làm” hay sao? Còn nếu làm gương nhân “sự kiện” này để giáo dục thế hệ sau, thì họ sẽ học ngay được câu: “Mình học theo các tiền bối mà hóa hay.
Cứ tham nhũng mạnh vào, cả đống luật cũng chẳng làm gì được, có sao đâu, chẳng phải hề hấn lo nghĩ gì!”.

‘Giáo dục, răn đe’ ai?

Còn ở Tp HCM, Trương Chủ tịch cũng lại về nơi “ngày xưa vinh hiển, quyền biến một phương” và lại cũng vội tổ chức gặp cử tri. Ông cũng tỏ ra thẳng thắn và rất chi là chân tình: Thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”.
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Ô hay, sao Trương Chủ tịch lại nói vậy? Làm gì có kẻ nào len lỏi được vào Đảng và Nhà nước? Kết quả Hội nghị 6 vừa rồi chứng minh rõ, công khai cả thế giới biết rồi.
Chẳng qua chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe” thôi mà, vẫn “đoàn kết tốt, thương nhau trên tình đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ”, kể cả tiến bộ trong việc phải khôn khéo hơn, tiến bộ hơn trong “nghệ thuật, chiến thuật” ẵm hàng trăm nghìn tỉ của Nhà nước…Chưa gì đừng nghe bọn xấu xúi giục mà làm lộ phi vụ, lộ ra cả nhóm.
Ở phố tôi có một “kẻ xấu” khi còn đương chức mà dám phê bình cấp trên trực tiếp tham ô, móc ngoặc, bị liệt vào đảng viên kém, cán bộ xấu, cho hưu non rồi. Kẻ len lỏi chui vào ấy đã bị dẹp từ lâu rồi.
Chắc nay ông ta thấy sự “khoan hồng” của “tổ chức” khỏi bị nâng quan điểm, cũng là khỏi bị tra hỏi lên bờ xuống ruộng.
Giờ ông ta có “nói xấu lãnh đạo” nào đó thì cũng coi như cái đồ thứ dân, ai thèm nghe? Nếu như nền dân chủ của ta được nói thẳng nói thật như lý thuyết, như đường lối, như các vị phát biểu thì có lẽ đâu phải ra đời cái NQT.Ư 4?
Chính ông, ở tầm, cương vị như ông mà cũng không dám nói thẳng nói thật, không dám chỉ đích danh họ tên ai, mà cái tên đó cả thiên hạ đã thừa biết tỏng tòng tong, vậy mà ông chỉ dám nói “đồng chí X”, sao lại đi xúi dại người dân nói thẳng nói thật?
Nói về thống tham nhũng, khi nghe các cử tri hỏi rằng tại sao “tắm từ trên” ma làm sơ sơ, quấy qua như vậy, dưới sao tắm sạch? Tại sao càng chống thì tham nhũng càng thách thức với pháp luật, thủ đoạn tinh vi hơn, câu kết chặt hơn? Vậy hiệu quả ở đâu?… Trương Chủ tịch nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”.
Thì vưỡn! Ai chả biết như vậy! Nhưng xem ra hành động của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư như vừa rồi thì đúng là sự khỏa lấp, lẩn tránh của cả “một bộ phận không nhỏ”.
Đã là bộ phận không nhỏ thì tất nhiên tỉ lệ phiếu ủng hộ cho cái sai sẽ rất cao, trên 70% kia mà! Vậy Trương Chủ tịch nói mạnh đấy, còn hành động sẽ ra sao?
Nhưng, thưa ông Chủ tịch nước! Chưa gì mà trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về những biện pháp phải “ra tay” phải trấn áp “các thế lực thù địch”.

‘Nói thẳng, nói thật’

Dân mà nói thẳng nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là “ăn phải bã” những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước.
Dân cũng ngán ngại lắm. Tốt nhất 36 chước vẫn là im mồm cho yên thân. Thêm nữa, túi tiền người dân chẳng đủ mua rau, mua tương mà nói này nọ không khéo bị “quy chụp” chỉ có hại mà thôi.
Lãnh đạo Việt NamLãnh đạo kêu gọi dân nói thẳng, nói thật, nhưng Bộ Chính trị không nêu đích danh cán bộ tham nhũng
Lo kiếm tiền mà sống qua ngày. Mất công “chính chị chính em” để mang lại gì? Chẳng ai dại mà vạ miệng.
Hà Nội bị người ta dựng cảnh quay hình “người dân nhận tiền của thế lực thù địch” ngay giữa cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo. Lại vu cho là nói xấu lãnh đạo là chống đảng, chống chế độ, bị “thế lực thù địch xui khiến, kích động…”.
Ai mà dám. Có người “nói có tổ chức” hẳn hoi, làm đơn nêu những hiện tượng thế này thế kia để gọi là hăng hái “nghe, tin lời Chủ tịch góp phần xây dựng đảng” ngờ đâu gửi đơn hôm trước, hôm sau bị công an phương mời lên “sạc” cho một trận, còn nói là cảnh báo, răn đe cho phải cảnh tỉnh, dân mà dám nói xấu chính quyền là dân hỏng!
Mấy ông trí thức cũng hăng hái đi đầu, gửi đơn kiến nghị, nhưng với tầm một giáo sư cũng bị thằng nhóc cảnh sát khu vực gọi lên phường hoạnh họe, đến tận nhà cảnh báo.
Góp ý nhiều, nói thẳng biết bao nhiêu, nay lại thấy mất công gần 200 ông “Thượng đỉnh xã hội” đóng kín cửa lại, to nhỏ bảo nhau suốt 15 ngày đêm mà ra được cái sản phẩm “hòa cả làng” vậy, liệu rằng dân nói thì mang lại cái gì? Thậm chí ít nhất là cảnh cáo, khiển trách trong Đảng cũng không có nữa, tốt hết, một Ban chấp hành Trung ương rất “trong sạch, vững mạnh”! Một lời xin lỗi là coi như phủi sạch. Thôi, chả dại!
Nhưng mà, Chủ tịch nói hay, hứa ngon, nhất là lần này sau “thành công tốt đẹp” của Hội nghị T.Ư 6, rồi sẽ thêm cái Hội nghị 7, 8 rồi 9 chăng nữa mà vẫn kiểu như Hội nghi 6 mới rồi, chắc lần sau Chủ tịch có tổ chức gặp cử tri sẽ bị thưa thớt người dự, vì “biết rồi, chỉ có vậy thôi, không hơn được”!
Nhưng dân không ngu như ông tưởng đâu, mà cũng đâu dễ lừa mị, trấn an? Chẳng qua, người ta không muốn nói. Cũng không hy vọng gì, nhưng có người tò mò vẫn đến xem ông nói gì. Cuối cùng họ vẫn mặc kệ, các ổng thích nói thé cứ nói, làm thế cứ việc mà làm, ý kiến ý cọ làm gì, chả dại!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài đã đăng trên Bấm blog của tác giả.


Vì sao người dân 'khoái' ông Nguyễn Bá Thanh?


Thứ Năm, 03/01/2013 10:37

Người dân “khoái” nghe ông Thanh không chỉ bởi phong cách nói và làm cuốn hút, vừa hết sức cụ thể và thiết thực, thậm chí thẳng đến mức nhiều khi làm cấp dưới toát mồ hôi...


Ông Nguyễn Bá Thanh giải đáp kiến nghị của dân. Ảnh: Nguyễn Huy
 Đà Nẵng: Thành phố đáng sống nhất VN

Cũng đúng thôi, bởi những điều ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vừa được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng Ban Nội chính T.Ư, nói ra đều giống như mệnh lệnh, nhưng lại gần gũi và thiết thực với đời sống mỗi người dân, là động lực để biến nơi đây trở thành “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.

Đã trở thành thông lệ, cứ mỗi khi ông Thanh đăng đàn nói chuyện hay tới mỗi kỳ đại hội HĐND thành phố sắp diễn ra thì đa phần người dân Đà Nẵng đều có chung tâm trạng háo hức chờ đợi. Người ta chờ không phải bởi có quá nhiều điều bức xúc cần phải giải quyết, người ta đợi không phải có quá nhiều điều trong cuộc sống cần phải đổi thay. Cái mà người dân chờ đợi ở đây chính là để nghe ông Bí thư sẽ nói gì, bởi mỗi lời ông nói trước bàn dân thiên hạ đều gắn với những quyết sách quan trọng của thành phố, ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống người dân và làm cuộc sống của họ ngày một tốt lên.

"Không biết mấy ổng làm kiểu chi?'

Mới đây thôi, tại kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng hồ hởi khoe: “Đà Nẵng được Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tôn vinh là một trong 20 thành phố sạch nhất thế giới”. Nghe tin này, ông Thanh tỏ ra nghi ngờ: “Không biết mấy ổng chấm kiểu chi mà tui thấy chưa sướng lắm nghe. Chắc mấy ổng không đi vào chỗ mà hôm trước tôi và anh Huy (ông Trần Văn Huy – Bí thư quận Thanh Khê) lội vô ở ven sân bay. Mấy ông tới đó chắc không chấm điểm Đà Nẵng đâu. Úi chui cha, đô thị chi rứa mà là đô thị, ăn ở mất về sinh, rác rưởi vất tùm lum”.

Kỳ thật, đến được khen mà cũng chưa mãn nguyện. Dường như cái hay nhất của ông Thanh làm mọi người thích thú là ở chỗ đó. Ông thấy được cái vẫn còn hạn chế của thành phố, không tự vỗ ngực cho dù đó là người khác khen, không tự cao tự đại để rồi dẫn đến tự mãn, mặc dù lời khen đó xét cho cùng cũng không phải là không có sơ sở. Tuy nhiên cái hay của ông Thanh lại là chỗ ông tự nhủ và “khích tướng” để mọi người làm tốt hơn: “Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi, mình lỡ bị công bố nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng”. Thông qua việc này người dân lại càng thích ông hơn bởi cái tính đi sâu đi sát, gắn bó với thực tế, với người dân lao động để tìm ra cái xấu, cái chưa tốt của thành phố và đề ra những quyết sách có lợi hơn cho cuộc sống người dân, tốt hơn cho sự phát triển của thành phố.
"Không làm được thì nên từ chức"

Người dân “khoái” nghe ông Thanh không chỉ bởi cái cách nói của ông cuốn hút vừa dân dã, vừa dể nghe, dễ hiểu nhưng lại hết sức cụ thể và thiết thực. Nó không nặng nề kiểu Nghị quyết này, Thông tư nọ, chi bộ này, đồng chí kia mà luôn đi thẳng vào vấn đề, không né tránh, không vòng vo mà hết sức công khai và minh bạch.
Người dân lao động đồng tình
Cái cách nói chuyện của ông Thanh không chỉ cuốn hút những cán bộ, trí thức mà còn rất dễ làm cho người dân lao động đồng tình, mỗi chính sách ông đưa ra bao giờ cũng có mục đích tạo ra cuộc sống thuận lợi, sung túc cho người dân.
Tại cuộc họp HĐND vừa rồi khi bàn về vấn đề đất đai ông Thanh nêu rõ: "Tôi yêu cầu trong năm 2013 này thành phố phải hoàn tất việc làm sổ đỏ cho dân. Người ta sinh sống lâu năm trên mảnh đất của họ mà không trong diện kiện cáo hay quy hoạch thì phải làm sổ đỏ cho người ta chứ. Cái sổ đỏ không chỉ là tấm bìa sở hữu mà còn để trong lúc khó khăn bà con còn đêm ra thế chấp vài đồng làm ăn hay giải quyết khó khăn qua ngày”.
Nhớ lại cách đây gần một năm khi mà ông Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch thành phố, mới được điều động ra làm Phó ban tổ chức TW và thành phố còn khuyết chức danh quan trọng như Chủ tịch, Phó chủ tịch và Giám đốc Sở Xây dựng, ông Thanh đã “đăng đàn” để nói chuyện với hơn 4500 cán bộ chủ chốt. Tại buổi nói chuyện này đã có rất nhiều người “không mời mà đến”, bao gồm: cán bộ về hưu, người dân, cánh báo chí và được truyền hình trực tiếp… dẫn đến hội trường quá tải. Tại đây mỗi ứng cử viên vào các chức danh quan trọng trên đã được ông Thanh nêu lên và phân tích mổ xẻ xem ông nào giỏi, ông nào tài và đâu là hạn chế của mỗi ông, để rồi cuối cùng khi các chức danh trên được bổ nhiệm thì đại đa số người dân đều đồng tình và cho là hợp lý và rất đúng người, đúng việc. Có lẽ đây cũng là địa phương duy nhất trên cả nước mà cái chức danh to nhất của địa phương được đem ra “bình” trước bàn dân thiên hạ.
Hay cũng mới đây thôi khi nói về hiện tượng cướp giật lộng hành tại các thành phố lớn ông Thanh cho rằng để xảy ra tình trạng trên là “sự đáng xấu hổ” của chính quyền. Ông chỉ mặt điểm tên những cơ quan phải chịu trách nhiệm là chính quyền và công an. Ông so sánh: “Ở Hàn Quốc hay Singapore có bao giờ người ta hô hào cả hệ thống chính trị phải vào cuộc khi tệ nạn xã hội xảy ra đâu, mà người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chính quyền và công an, không làm được thì tự động xin từ chức đi chứ đừng đổ lỗi cho tập thể, cho người dân. Trách nhiệm của chính quyền là phải đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân chứ sao lại cứ đổ lỗi cho người này, người nọ”.

Và cũng không ít lần trước thiên hạ ông Thanh đã ‘răn đe’ chính quyền: “Việc này là của chính quyền nếu thấy có lợi cho dân thì phải làm ngay đi chứ sao cứ phải chần chừ. Nếu các ông không làm tui sẽ dùng quyền Chủ tịch HĐND thành phố để quyết cho coi”.

Thế mới biết để người dân đồng tình và nghe và làm theo không phải là dễ. Muốn làm được điều đó người lãnh đạo phải có cái tâm, cái tầm, công khai minh bạch và đặc biệt là phải cương quyết thực hiện cho bằng được.

Theo Tuấn Bình (TPO)


Kinh tế
Cỡ chữ : A- A+




Các bạn hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại


cau-hoi-thiet-ke-websiteLúc 19h ngày 28/3 VTV1 phát hình ảnh và nội dung góp ý của sinh viên Đại học QG TP HCM về bản dự thảo hiến pháp 1992. Tôi nguyên là một thầy giáo tại miền Nam trước 1975, đã từng tham gia phong trào sinh viên, bị cầm tù dưới chế độ cũ, tôi rất thất vọng về buổi hội thảo của sinh viên Sài Gòn hiện nay, đó là tầng lớp chuẩn trí thức, tầng lớp lãnh đạo tương lai, vận mệnh quốc gia dân tộc trong tay các bạn, do đó tôi muốn đặt thẳng một số vấn đề nội dung hội thảo như sau:
1 – Các bạn đòi hỏi giữ điều 4 Hiến pháp, lý do đưa ra là công lao to lớn trời biển của đảng CS trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời gian qua. Các bạn nhớ rằng trước khi có đảng đã có dân tộc, trước khi là đảng viên thì đã là người Việt. Trong quá khứ, vai trò của đảng CS có đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, nhưng công lao đó không phải là mãi mãi trường tồn với dân tộc, bởi lẽ khi đảng cầm quyền thì bị tha hóa, cụ thể như hiện nay các bạn đã biết từ kinh tế xã hội văn hóa giáo dục bị suy thoái nghiêm trọng. Nếu là người yêu nước tôi hỏi các bạn có chấp nhận một đảng cầm quyền như hiện nay thống trị toàn xã hội và cả các bạn trong tương lai hay không?
Lịch sử là lịch sử, công trong quá khứ không khẳng định cho tương lai như đảng cầm quyền hiện nay. Xu thế toàn cầu hiện nay là xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội trong đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. ViệtNamchắc chắn không đi ngoài xu thế đó được. Thế hệ trẻ trí thức sau này nếu thực sự yêu nước thì phải yêu dân, nếu ngược lại sẽ bị dân tộc đào thải.
2 – Cụ thể một việc mà đảng CS đang cầm quyền chủ trương hiện nay là sự phủ định một cách tàn nhẫn hàng vạn sinh mạng chiến sỹ, nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống bành trướng Trung Quốc 1979, nhẫn tâm hơn nữa là việc một số nhân sỹ trí thức và nhân dân tại Hà Nội và Sài Gòn tổ chức tưởng niệm và dâng hoa các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh 1979, lực lượng an ninh đàn áp ngăn chặn ở Hà Nội tại Sài Gòn thì tháo dỡ băng rôn ghi nội dung “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sỹ”. Sự phản bội một cách trơ trẽn vì cuộc chiến tranh đó cũng do người CS khởi xướng và ngày hôm nay cũng chính người CS phủ định cuộc chiến tranh đó và đàn áp người yêu nước thể hiện thái độ nhớ ơn anh hùng liệt sỹ.
Là một thế hệ cha chú của các bạn, là những người đã hy sinh một phần mồ hôi, nước mắt tù đày để bảo vệ tổ quốc, có lẽ nào chúng tôi có thể hèn, nhắm mắt để những người CS hiện nay dựa vào điều 4 Hiến pháp để tác oai tác quái đẩy đất nước, dân tộc làm thân tôi mọi cho một nhóm người cai trị bản địa (đảng CS) và bọn bành trướng Trung Quốc? Nếu đó là cuộc hội thảo được dàn dựng từ chính quyền thì tôi không quan tâm, ngược lại nếu là ý kiến độc lập tự do của các bạn thì hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại và đứng về phía dân tộc.
H.K.B.





TBT Nguyễn Phú Trọng cần chín chắn, bình tĩnh hơn


imagesTrong thời gian qua, đảng, nhà nước chủ trương sửa đổi HP1992; đã có lời kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo được ban soạn thảo đưa ra với một tư tưởng quán triệt từ đầu: không có vùng cấm đối với các ý kiến, kể cả nội dung của điều 4. Ban soạn thảo, QH và đảng lắng nghe và trân trọng tiếp thu các ý kiến xây dựng đó của nhân dân.
Hiện thực đất nước có quá nhiều biến đổi, HP92 không còn phù hợp nữa, phải thay đổi nó. Đặc biệt những năm gần đây, đất nước như rơi vào nhiều trạng thái khủng hoảng: tham nhũng tràn lan với nhiều cấp độ; quan chức, và con cháu của họ cuộc sống thì xa hoa, phè phỡn, trong khi đó nhiều bộ phận nhân dân thì đói khổ; nền kinh tế tụt dốc và chao đảo. Đi tìm nguyên nhân và những giải pháp cho thực trạng đó nhằm cứu nguy cho đảng, mở con đường đi tới cho dân tộc trở thành nhu cầu rất cấp bách của lịch sử chúng ta. Tìm kiếm vận hội, cơ chế, con đường ra cho đất nước không chỉ là công việc của các nhà lãnh đạo, các nhà lí luận của đảng mà phải trở thành công việc của toàn dân, sự đóng góp của toàn dân, trong đó đặc biệt là ý kiến đóng góp của các nhân sĩ, trí thức hàng đầu đất nước.
Đóng góp ý kiến cho Dự thảo phải được hiểu, và nên được hiểu là nhu cầu, là cơ hội kép đó.
Tư tưởng về không có vùng cấm trong các ý kiến đóng góp của nhân dân thiết nghĩ là biểu hiện tập trung tư tưởng dân chủ của thời đại: cởi mở, tôn trọng, biết lắng nghe và chung sống với tất cả các ý kiến, các quam niệm khác biệt, chứ không phải là những thủ đoạn chính trị, những hình thức được che đậy như vẫn diễn ra trong lịch sử đầy oan nghiệt trước đó.
Kiến nghị 72 cùng nhiều ý kiến khác ra đời trong bối cảnh và tư tưởng dân chủ như đã trở thành dòng chủ đạo của lịch sử. Nó đã đề cập tới những v/đ nền tảng của HP và của chế độ chính trị của chúng ta: bỏ điều 4, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, tổ chức nhà nước theo cấu trúc tam quyền, quân đội trung thành với tổ quốc…
Những v/đ trên đây của thể chế kinh tế, chính trị theo hướng xóa bỏ chuyên chế-tập quyền  nhằm mong muốn đưa đất nước vào đường ray của thế giới phát triển: đa nguyên, đa đảng đã được biết đến từ nhiều năm qua, và giờ đây những ý kiến đó như một sự tổng kết, và được sự đồng thuận của nhiều người.
Có thể phải khẳng định những ý kiến đó chưa phải tất cả đã là phù hợp theo ý nghĩa phổ biến của đời sống thực tiễn nước nhà. Nhưng dù sao nó cũng đã trở thành nguyện vọng, thành khát vọng của một bộ phận dân cư, của một lát cắt của đời sống thực tiễn sống động không thể chối bỏ được này.
Nguyên lí dân chủ trong đời sống hiện đại không cho phép có vị trí độc tôn, độc quyền của một quan điểm, một hệ qui chiếu bởi tính bất toàn, bất định của thế giới ngày nay; Mặt khác do bởi tính cởi mở và sự tôn trọng của các giá trị khác biệt trong đời sống nhân sinh ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Điều này cũng chưa tính đến sự vượt qua những lí thuyết đã lỗi thời, những lịch sử đã đi qua trong đó có chủ thuyết Marx cũng như nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội.
Trên tinh thần đó, bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 25/2 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ về một bộ phận suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức khi có ý kiến cho Dự thảo về những v/đ nền tảng của thể chế, và HP cùng một số sự kiện khác như biểu tình, khiếu kiện đông người…cần phải xử lí, đã gặp phải quá nhiều phản ứng gắy gắt và bức xúc chính đáng của nhân dân là điều có thể hiểu được .
Nếu tôi là TBT, trên cương vị ấy tôi sẽ có lời cảm ơn về những ý kiến đóng góp quí báu của các tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt là ý kiến của các nhân sĩ, trí thức cho những v/đ nóng và nổi cộm của đất nước. Những ý kiến đó, xin thay mặt BCHTW,tôi sẽ có ý kiến chỉ đạo ban soạn thảo sửa đổi HP nghiên cứu kĩ, tiếp thu có chọn lọc. Ý kiến về đa nguyên, đa đảng, về tam quyền…chúng ta vẫn biết nó là những tư tưởng tiến bộ, là thành quả của nền văn minh nhân loại, của văn hóa chính trị…Song để vận dụng nó vào hiện thực chính trị nước nhà, không cẩn thận, không được cân nhắc nhiều chiều, thấu đáo có khi lại trở thành dập khuôn, thành giáo điều, máy móc, và có thể dẫn tới sự rối loạn…Vậy xin đồng bào cả nước cho bảo lưu những ý kiến loại này, do xét thấy chưa thật chín muồi,còn nhiều ý khác biệt, cần phải được thảo luận thêm trên tinh thần tôn trọng cái đa chiều. Thời gian trình dự thảo ra QH cũng đang đến gần, rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến tâm huyết của đồng bào trong và ngoài nước, của các nhân sĩ -trí thức sao cho HP thực sự trở thành ýchí,thành  quyền lực và nguyện vọng của nhân dân ta.
Về những v/đ nóng hiện nay như biểu tình, khiếu kiện đông người…chúng ta phải đứng trên quan điểm lợi ích của đất nước, của người nông dân bị thu hồi đất, của chủ đầu tư để giải quyết tốt, hạn chế cao nhất những bất bình đẳng xảy ra, hay lợi ích của nông dân bị thiệt thòi…Chúng ta phải thuyết phục được người  dân trên tinh thần phải ưu tiên đến những lợi ích, nguyện vọng và đặc biệt phải biết đồng cảm với những nỗi nhọc nhằn, khốn khó của người nông dân. Là người cán bộ của dân thì phải trong sáng, tỉ mỉ, sâu sát và cụ thể…đó là cái gốc giải quyết cho mọi vấn đề…
Tôi tin chắc rằng, với tư tưởng đó, TBT sẽ tránh không nhận phải những lời trách móc nặng nề như là hồ đồ; Chắc cũng sẽ tránh không bị phản ứng dữ dội về trường hợp cho đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên; cũng như những tuyên bố ngửa bài trước đó của ông Phan Trung Lí không bị coi là trò bỡn cợt cử tri…
Ngày 1/3/013


THỨ SÁU, NGÀY 01 THÁNG BA NĂM 2013


Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh?


Trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung vẫn trong tình trạng căng thẳng, Trung Quốc tiến hành nhiều đợt tập trận, bố trí nhiều tên lửa dọc bờ biển phía Đông Nam, bổ sung thêm nhiều tàu chiến hiện đại.

Cơ quan tình báo Mỹ phát hiện quân đội Trung Quốc đưa nhiều tên lửa đến khu vực duyên hải phía Đông Nam nước này, giáp với đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng, chính phủ nước này đang theo sát các diễn biến của quân đội Trung Quốc, với những cuộc tập trận quy mô lớn, và e ngại rằng, sẽ xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với Nhật Bản, có thể liên quan đến các lực lượng của Mỹ đóng tại khu vực Đông Á.
Công bố về tình hình tên lửa Trung Quốc này được đưa ra khi Cố vấn an ninh Quốc gia Tom Donilon gặp bà Lưu Diên Đông, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc tại Seoul hôm thứ Hai 25/2 khi tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. 
Một số tờ báo Hồng Kông gần đây trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, nhiều tên lửa Đông Phong DF-16 chứa nhiên liệu rắn của Trung Quốc đang trên đường vận chuyển.
Tên lửa DF-21 của Trung Quốc
Hôm 21/2, tờ báo trên đăng tải, nhiều tên lửa của quân đội Trung Quốc đã nhắm tới các mục tiêu tại Điếu Ngư/Senkaku và các căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa. Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Trung Quốc đang “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. 
Bài báo đánh giá, tên lửa DF-16 với nhiều đầu đạn có khả năng đánh bại các tên lửa Patriot của Mỹ chế tạo được triển khai tại căn cứ quân sự của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực. 
Trong một thập kỉ qua, Trung Quốc đã phát triển lực lượng tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Cơ quan tình báo Mỹ ước tính, tổng số tên lửa trong khu vực là khoảng 1.200 đến 1.500 tên lửa, chủ yếu bao gồm tên lửa tầm ngắn DF-15 và DF-11. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phát triển loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế dành riêng để chống các tàu sân bay.
Richard Fisher, một chuyên gia về vấn đề quân đội Trung Quốc cho biết: “Các tên lửa DF-16 là sự phát triển của tên lửa đạn đạo DF-11 tầm ngắn, đơn giản là đặt mô-đun của phần đầu đạn hạt nhân DF-11 vào một phần thân với nhiều đoạn lớn hơn". Điều đó có nghĩa là tên lửa này được trang bị nhiều loại đầu đạn, bao gồm cả xung điện từ, hạt nhân, chống tàu.
Ông Fisher cho biết thêm, Trung Quốc cũng đang triển khai một tên lửa hạt nhân hoặc thông thường có tầm bắn 3.000km mang tên DF-25.
Ông Fisher nhận xét: “Chỉ khi nào hải quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có đủ lượng tên lửa chống tàu tầm xa có thể ngăn chặn hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh mới tỉnh ngộ và xem xét lại quá trình bành trướng ngày càng tăng của mình”.
Tăng cường tập trận quy mô lớn
Nhiều báo cáo cho rằng, có vẻ như Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến thực thụ, khi tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn quanh dịp Tết cổ truyền, bao gồm cả việc pháo binh bắn đạn thật và máy bay ném bom.
Trung Quốc tăng cường tập trận
Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc cũng thực hiện những đợt chuyển quân, diễn tập quy mô lớn tại vùng duyên hải thuộc tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, những tỉnh nằm gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
John Tkacik, chuyên gia về Trung Quốc cho biết, Quân giải phóng Trung Quốc gần đây đã thực hiện nhiều vụ diễn tập và khởi động hệ thống tên lửa tự động có thể bắn 10 đầu đạn đến cùng một mục tiêu.
Tkacik cho biết thêm: “Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng tên lửa Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lực lượng của Mỹ tại eo biển Đài Loan và khu vực Ryukyus”. Tình hình tại Điếu Ngư/Senkaku đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc.
Mới đây, Tokyo cáo buộc rằng, một tàu khu trục Trung Quốc đã khóa radar, sẵn sàng khai hỏa vào tàu Nhật Bản. Việc làm này được coi là một hành động thù địch trong quân sự. Các quan chức Mỹ lo ngại, tranh chấp có thể dẫn đến một sự đối đầu quân sự quy mô nhỏ, nhưng có thể bùng lên thành một cuộc xung đột lớn.
Quân đội Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trong bất kỳ xung đột nào, mặc dù chính quyền Obama khẳng định rằng, họ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp về lãnh thổ.
Hồi đầu tháng, ông Tập Cận Bình cho biết, quân đội Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Tháng 12 năm ngoái, ông Tập cũng kêu gọi tăng cường khả năng thực chiến trong quân đội. 
Pháo 76 ly trang bị trên tàu hộ vệ tàng hình Type056 của Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc tuyên bố vừa triển khai tàu khu trục tàng hình Type 056 thế hệ mới. Tờ PLA Daily nói rằng, tàu khu trục mới này sẽ được triển khai với số lượng lớn, có tính năng tàng hình tốt và tương thích với các công nghệ điện từ, chủ yếu được dùng trong các nhiệm vụ hộ tống và chống tàu ngầm.
Hải quân Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tiến hành tập trận trong vùng biển Hoàng Hải gần cảng quân sự lớn của Đại Liên vào tháng 4 tới. Trung Quốc tuyên bố, trong năm nay họ sẽ thực hiện 40 cuộc tập trận lớn nhỏ.


Ngư chính của Trung Quốc thay lốt quân sự tại Trường Sa

Theo Thời báo Hoàn cầu, lực lượng Ngư chính đang đồn trú trái phép tại bãi Đá Vành Khăn, cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa đã chính thức thay quân phục, chuyển mã hiệu dân sự theo hệ thống phiên hiệu hải quân.
Truyền thông Trung Quốc hiện đang ca ngợi đây là “bước đột phá” nhằm siết chặt quyền kiểm soát tại Trường Sa của Trung Quốc. Vào 3/9/2012, Philippines đã lên tiếng cảnh báo về hoạt động xây thêm bãi trực thăng tại bãi Đá Vành Khăn.
Hành động quân sự hóa lực lượng Ngư chính trong khu vực này đã cho thấy rõ dã tâm của Trung Quốc tại Trường Sa và điều này hoàn toàn khớp với kế hoạch sử dụng lại các tàu chiến cũ dán nhãn dân sự mà Bắc Kinh đang thực hiện. Bài học cảnh giác trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988 vẫn còn nguyên giá trị khi trước khi tiếng súng nổ ra, xung quanh khu vực nhóm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao cũng đã xuất hiện những chiếc “tàu cá” đội lốt dân sự. Đến nay Trung Quốc đang lặp lại âm mưu cũ một cách ngang nhiên, bất chấp các yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế của Philippines và một số phản đối cực lực từ Việt Nam.



Thứ sáu, ngày 01 tháng ba năm 2013


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN: TOÀN VĂN NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


HI ĐNG GIÁM MC VIỆT NAM - NHN ĐNH VÀ GÓP Ý 
SA ĐI HIN PHÁP 1992

WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN:

Bấm vào đây để đọc rõ hơn: http://hdgmvietnam.org/thu-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-nhan-dinh-va-gop-y-sua-doi-hien-phap/4750.116.3.aspx


Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


cucc80-huy-hacc80-vucc83-vc3b4cc83-mc483cca3t-nguyc3aacc83n-tc3a2cc81n-ducc83ng-300x1691Bundesrechtsanwaltskammer
Littenstrafe 9 / 10179 Berlin
Ngài Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội, Việt Nam
Berlin, ngày 6 tháng 2 năm 2013
Về việc: Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Thưa Ngài,
Tổ chức Bundesrechtsanwaltskammer (Hiệp Hội Luật Sư Liên Bang Đức) đại diện cho quyền lợi của 28 Hội Luật Sư Đức và vì thế là đại diện của toàn bộ giới chuyên môn về luật của Cộng Hoà Liên Bang Đức, một tổ chức hiện có khoảng 160 ngàn luật sư, vis-à-vis authorities, các toà án và tổ chức ở mức quốc gia, Châu Âu và quốc tế.
Đại diện cho giới chuyên môn về Luật ở Đức, chúng tôi cũng cổ vũ cho việc tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận. Với cách nhìn của chúng tôi thì việc bảo vệ các quyền con người, theo quy định trong các điều luật quốc tế được công nhận trên toàn thế giới, là một nhiệm vụ quốc tế.
Chúng tôi đặc biệt để ý tới các luật sư đang phải đối mặt với sự sách nhiễu hoặc nguy hiểm, những người bị hạn chế quyền được tự do thực hiện các hoạt động mang tính chuyên môn của mình, những người bị đe doạ hoặc bị ngược đãi, và những người phải đối mặt với sự đàn áp như bỏ tù, chỉ bởi họ theo đuổi việc bảo vệ quyền con người.
Chúng tôi vì thế chủ động đề nghị Ngài chú ý tới sự việc sau:
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có, luật sư người Việt, nhà bảo vệ quyền con người và bảo vệ môi trường, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án vào ngày 4/4/2011 bảy năm tù giam kèm theo 3 năm quản chế sau phiên toà kéo dài có 6 tiếng đồng hồ. Ông bị bắt vào ngày 5/11/2010 và bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông đã bị buộc tội đòi đa đảng và chấm dứt thể chế độc đảng tại Việt Nam. Trong năm năm qua, ông Vũ đã liên tục lên tiếng một cách ôn hòa phản đối việc lạm dụng quyền lực, bảo vệ các dân oan bị tước đoạt ruộng đất và bảo vệ môi trường.
Vào tháng 6/2009 và tháng 10/2010 ông Vũ đã phản đối dự án khai thác mỏ bô-xít đầy tranh cãi có liên quan đến Trung Quốc ở cao nguyên miền Trung Việt Nam, một dự án đã được chính phủ phê duyệt. Việc khai thác bô-xít đã tạo ra nhiều vấn đề môi trường đáng quan ngại. Vào tháng 10/2010 ông đứng ra bảo vệ một nhóm giáo dân Công Giáo ở Đà nẵng, những người bị bắt vào tháng 5/2010 sau khi lực lượng công an dùng vũ lực giải tán một lễ tang. Sau đó ít lâu, chính ông Vũ cũng bị bắt.
Phiên tòa kéo dài một ngày để kết tội ông Vũ đã không được tổ chức công khai; báo chí nước ngoài chỉ có quyền truy cập hạn chế. Trong phiên tòa, thẩm phán đã đuổi một luật sư bào chữa ra khỏi tòa, khiến cho ba vị luật sư bào chữa còn lại cũng rời phiên tòa để phản đối.
Trước phiên tòa ông Vũ đã đưa ra yêu cầu được giao bản cáo trạng để chuẩn bị cho việc bào chữa cùng với luật sư của mình. Ông đã không được cung cấp bất kỳ tài liệu nào, bất chấp sự thật rằng, theo thủ tục tố tụng hình sự, thì phía bên bị phải được quyền truy cập các tài liệu này. Trong phiên tòa, một luật sư của ông đã liên tục yêu cầu xem xét các hồ sơ, và dựa vào lý do đó mà thẩm phán đã đuổi vị luật sư này ra ngoài phòng xét xử. Ông Cù Huy Hà Vũ đã đồng ý với sự phản đối của các đồng nghiệp của mình trong tình huống này. Ông Vũ đã trở thành luật sư tự bào chữa cho mình. Phiên tòa như thế là vi hiến và cũng không tuân thủ theo thủ tục tố tụng hình sự.
Trong số các tài liệu không được quyền truy cập có 10 cuộc phỏng vấn được cho là ông Vũ đã thực hiện với truyền thông quốc tế. Trong số đó có cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do (RFA), là bằng chứng chủ yếu kết tội ông Vũ. Thẩm phán đã từ chối đọc công khai tài liệu này trước tòa.
Báo cáo cho biết phiên tòa đã không tuân thủ pháp luật, chỉ dựa trên lý do rằng hồ sơ cáo trạng đã không được công bố. Tất cả những gì được công bố công khai trước phiên tòa là ông Vũ đã “phá hoại chính quyền nhân dân, tiến hành chiến tranh tâm lý chống lại chính quyền và cố gắng lật đổ chính quyền bằng cách đòi đa nguyên đa đảng”. Nguyên tắc vô tội cho tới khi bị kết án, cũng như nguyên tắc mọi người đều có quyền được bảo vệ mình trước tòa đã bị tảng lờ. Tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ phán quyết của tòa sơ thẩm đối với ông Vũ vào tháng 8/2011.
Chúng tôi rất quan ngại về số phận của đồng nghiệp của mình và mong Ngài làm sáng tỏ tình hình án phạt hiện thời của ông Cù Huy Hà Vũ. Xin Ngài hãy thông báo cho chúng tôi biết rằng những thông tin mà chúng tôi có là đúng hay sai, và quan điểm của Ngài về vụ việc này như thế nào.
Nếu những gì chúng tôi nêu ở trên là đúng sự thực, thì việc kết án ông Cù Huy Hà Vũ là vi phạm những nghĩa vụ được nêu trong Công ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam là một nước đã phê chuẩn. Theo điều khoản số 14, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghiã vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. Điều 19 khoản 2 cho phép mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Bên cạnh đó, theo Các Nguyên Tắc Cơ Bản về Vai Trò của Luật Sư của Liên Hiệp Quốc, các luật sư phải được “thực hiện đầy đủ các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, ngăn cản, sách nhiễu hay can thiệp một cách không đúng pháp luật”. Những điều khoản này cũng cho phép luật sư “có quyền được tham gia vào những cuộc thảo luận công khai về những vấn đề liên quan đến luật pháp, đến thực thi công lý và khuyến khích cũng như bảo vệ các quyền con người”.
Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Ngài hãy đảm bảo bằng mọi cách rằng các biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho ông Cù Huy Hà Vũ, và để thúc đẩy việc trả tự do cho ông. Hãy đảm bảo rằng ông Vũ có cơ hội tiếp xúc với gia đình và luật sư của mình thường xuyên.
Trân trọng,
Axel C. Filges (đã ký)
Chủ tịch Hiệp Hội Luật Sư Đức
Đồng gửi:
- Bộ Tư Pháp, Hà Nội
– Bộ Công An, Hà Nội
– Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Hà Nội
– Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hà Nội
– Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, Berlin
– Bộ Tư Pháp Đức, Berlin
– Bộ Ngoại Giao Đức, Berlin


2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_1.png
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_2.png
2013_02_06_urgent-action-letter_i._s._dr._cu_huy_ha_vu_1_page_3.png












Thư ngỏ của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên


130226131543_nguyen_dac_kien_304x171_bbc_nocreditTôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.
Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.
Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất cả chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này.
Có người chất vấn tôi về chuyện làm sao để Tha thứ và Hòa giải, đó là chất vấn xác đáng. Tuy tôi e rằng, nói điều đó ra bây giờ là sớm, nhưng vì không biết ngày mai sẽ ra sao nên cứ nói ra thì vẫn hơn. Chúng ta cứ nhìn sang Myanmar thôi, không cần nhìn đâu xa, họ làm được, tôi tin chúng ta cũng làm được, có khi còn tốt hơn. Sao không lập một Ủy ban hòa giải dân tộc, với thành viên là các nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước, kể cả một số lãnh đạo tiến bộ của ĐCS VN? Tôi nghĩ rất nhiều người sẵn sàng tham gia. Sao không lập một chính phủ lâm thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức xong Hội nghị lập Hiến, ban hành Hiến pháp mới, bầu Quốc hội mới? Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao.
Nhưng để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ, không chỉ nhân dân, những người đấu tranh cho dân chủ tự do mà cả các vị lãnh đạo của ĐCS VN, cần vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự tức giận, thử một lần thôi, tôi xin các ngài đặt mình là một người Việt Nam bình thường, lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng trong việc giúp giới lãnh đạo ĐCS VN hiện nay vượt qua sự sợ hãi. Tôi cũng như tất cả các bạn đều đau xót vì những khoản tiền tỷ đô la bị thất thoát, tham nhũng, nhưng cứ thử nghĩ đến xương máu có thể đổ, thử nghĩ đến tương lai hàng trăm nghìn năm nữa của dân tộc, những khoản nợ đó chẳng phải là rất nhỏ sao? Vậy sao chúng ta không mạnh dạn xóa nó đi để bảo vệ cái toàn cục lâu dài. Hơn nữa, chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù ngoại bang, sao không thể tha thứ cho đồng bào, anh em ruột thịt mình?
Có nhiều người cho rằng, tôi chỉ là một kẻ cơ hội, tự bản thân tôi thấy không cần phải trả lời chất vấn này, nhưng tôi nói chuyện này ở đây để bàn sang chuyện khác xa hơn. Bác Nguyễn Quang A có nói là sẽ sắp xếp cho tôi một công việc biên tập ở một NXB. Đó là công việc mơ ước của tôi, tôi sẽ có điều kiện vừa làm việc, vừa đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề mình quan tâm. Tôi chỉ mong ước có thế và không gì hơn, những người đã có thời gian quen thân tôi lâu có thể làm chứng. Tôi hiểu, một sự chuyển đổi nếu có, thì đằng sau nó còn rất nhiều việc phải làm, mà một việc quan trọng bậc nhất là phổ biến tinh thần dân chủ tiến bộ đến toàn thể nhân dân, công việc đã nói ở trên có thể giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Nhưng một điều quan trọng hơn tôi muốn bàn là suy nghĩ về những người tài và trọng dụng người tài. Nền nho học tuyển cử hàng nghìn năm đã khiến chúng ta đặt định vị trí hiền tài khi nào cũng gắn với việc làm quan. Điều đó sẽ thay đổi trong một xã hội dân chủ. Tôi hiểu, một đất nước muốn phát triển cần phải có thật nhiều người tài làm thương gia, nhà khoa học, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, công nhân lành nghề, nông dân thạo việc… không phải dồn hết người tài vào làm mỗi công việc quan, việc chính trị. Tôi thích cách người Mỹ thiết kế bộ máy nhà nước của họ, đó là một bản thiết kế không hoàn hảo, nhưng nó là bản thiết kế để cho mọi sai lầm có thể sửa chữa với ít hao tổn nhất cho nhân dân, đất nước.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh, mỗi khi lòng dân ly tán là lúc vận mệnh đất nước bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Theo cảm nhận của tôi, đất nước chúng ta đang vào ở trong tình thế lâm nguy đó. Hơn khi nào hết, chúng ta cần sự đồng lòng, nhất trí của tất cả người dân Việt Nam, để đưa đất nước tiến lên.
Trân trọng,
Nguyễn Đắc Kiên













Thư góp ý cho bản Hiến Pháp 1992 theo tinh thần Dân Tộc Chủ Nghĩa


imagesKính gửi: Các cấp lãnh đạo xxx
Đồng kính gửi: Các cấp lãnh đạo xxx
Tôi tên là: Nguyễn Chí Đức
Nhân viên: xxx
Nơi làm việc: xxx
Theo công văn số 593/VNPT-VP của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và công văn của đơn vị ta về việc “lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992” đối với các cán bộ công nhân viên, tôi hồ hởi viết những dòng tâm huyết này xin đi thẳng vào vài vấn đề chính. Những điều viết dưới đây là những suy nghĩ của tôi bấy lâu nay, nếu có gì phật ý lãnh đạo cũng như trái với đường lối chủ trương hiện nay của Đảng cầm quyền tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) xin xem đó là chuyện rất bình thường đối với vấn đề tự do tư tưởng:

I – GÓP Ý CHO BẢN HIẾN PHÁP 1992

1) Về lời nói đầu:

Theo đánh giá của tôi qua tìm hiểu các tài liệu và tham khảo một số bài viết của các nhân sỹ-trí thức là quá đề cao ĐCSVN và cố chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không thể trích đăng, liệt kê ra những lời nói đầu súc tích, cô đọng Hiến Pháp của các nước trên thế giới cũng như bản Hiến Pháp 1946 là bản Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Hơn nữa, trong khi lịch sử 4000 năm văn hiến của dân tộc Việt còn có biết bao công lao của các tiền nhân. Nếu đề tên Hồ Chí Minh vào lời nói đầu thì bắt buộc phải liệt kê đủ danh sách các anh hùng dân tộc, các danh nhân trong quá khứ, đặc biệt phải liệt kê cả các vua Hùng đã có công dựng nước vào trong bản Hiến Pháp. Vậy thì bản Hiến Pháp có khác gì việc tóm tắt biên niên sử của dân tộc Việt Nam?
Nhìn ra thế giới, hiện nay còn những nước nào ghi chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào Hiến Pháp của nước họ ko? Ngay tại chính quốc của những nước xuất khẩu, khai sinh chủ nghĩa Mác-Lênin như Đức, Nga họ có còn ưa chuộng và cổ súy chủ nghĩa Cộng Sản nữa hay không hay phải suy nghĩ ngược ngược lại?
Vậy tôi đề nghị không nhắc đến Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lê nin vào lời nói đầu. Từ đề nghị này hiển nhiên cũng không được phép nhắc đến ĐCSVN vào lời nói đầu.

2) Điều 11:

Chuyển Điều 11 đưa lên trở thành điều đầu tiên của bản Hiến Pháp mới.
Theo quan điểm của tôi “đảng phái chỉ là nhất thời, dân tộc mới là vạn đại”, các tổ chức chính trị, các chính khách dù hoạt động với mục đích gì, chủ trương ra sao tối hậu cũng phải vì quyền lợi Quốc Gia.

3) Điều 4:

Theo các nhà khoa học trong vũ trụ (quan sát được) có hơn 80 tỷ thiên hà với ước tính một nghìn tỷ tỷ ngôi sao. Hệ mặt trời và trái đất nơi có loài người sinh sống chỉ là sự hiện diện cực kì bé nhỏ trong vũ trụ. Trên trái đất có biết bao chủng loài thực vật, động vật. Bản thân loài người là một động vật cao cấp cũng đa dạng về sắc tộc, tiếng nói, chữ viết, nền văn hóa, tín ngưỡng-tôn giáo và ngay cả cùng một sắc tộc cũng có sự khác biệt về cách sống, suy nghĩ tùy hoàn cảnh, địa lý thậm chí trong cùng một gia đình thì anh-em cũng đã khác biệt rồi chứ đừng nói đến xã hội. Giải thích điều này tôi muốn nói vấn đề đa nguyên, đa dạng là vấn đề tự nhiên và không ai có thể ngụy biện cho mục đích độc tôn, nhất nguyên luận.
Vì con người sống và trao đổi-giao lưu, tạo ra chiến tranh-hòa bình… nên xã hội loài người từ đó mới nảy sinh các chủ thuyết chính trị, tôn giáo rất đa dạng. Những người sáng lập các chủ thuyết ở thời điểm họ sống đều cao vọng về việc cải tạo xã hội, cải tạo con người hướng thượng, phát triển theo hướng văn minh hơn, sống yêu thương với nhau.
Việc ưu ái chỉ duy nhất một chủ thuyết chính trị, một chính đảng nào đó bất luận với mục đích nào vào bản Hiến Pháp là trái với quy luật xã hội đang diễn ra trên thế giới nói chung và thực tế tình hình chính trị tại Việt Nam và đương nhiên trái với qui luật tự nhiên mà tôi đã sơ lược trình bày ở trên.
(Không thể lấy ý chí của 4 triệu người để áp đặt ý chí chung của 86 triệu người còn lại nếu không có sự đồng thuận và trưng cầu dân ý bằng bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Việt Nam)
Vậy tôi đề nghị:
Điều 4 nói riêng và tất cả các điều khác nói chung không được ưu ái, ám chỉ cho riêng ĐCSVN. Còn công lao (và cả sai lầm) của Đảng này với dân tộc Việt Nam thì đã đang và sẽ được ghi vào lịch sử nước nhà. Ngoài ra đã có những viện bảo tàng, tượng đài-nghĩa trang, văn học dân gian truyền miệng ghi công đức của các anh hùng, liệt sỹ tham gia kháng chiến kiến quốc qua các thời kỳ dù theo Cộng Sản hay phi Cộng Sản.
Còn nếu những người nắm quyền lực quyết tâm giữ nguyên điều 4 thì tôi đề nghị phải sửa mục số 2&3:
Gốc: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân…
Sửa: “Các đảng phái, phong trào chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân…
Gốc: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiếp Pháp
Sửa: “Các đảng phái, tổ chức, phong trào chính trị hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp

4) Điều 9, 10

Nên gom tất cả các điều này cùng với Điều 4 vào làm một mối về việc qui định chung cho các tổ chức chính trị, nghiệp đoàn, các hoạt động xã hội, dân sự nói chung.

5) Điều 13:

Tên nước: CỘNG HÒA VIỆT NAM

Trong thực tế sau 1946, ở miền Bắc tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Còn miền Nam từ 1955-1975 là Việt Nam Cộng Hòa, bên cạnh đó còn một lực lượng thân Cộng Sản xưng danh là Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất thì tên nước được đổi thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tên nước dù có đổi đi, đổi lại vẫn dính đến 2 từ “Cộng Hòa” và nước Việt Nam. Vậy tôi đề nghị đổi tên nước là “Cộng Hòa Việt Nam” còn nếu để tên cũ vừa dài, vừa không đúng với thực tế của xã hội mà vừa không được lòng dân cũng như trong giao thiệp quốc tế.
Bản thân chúng ta kể cả người đảng viên của ĐCSVN cũng không thoải mái với 2 từ “Cộng Sản”. Ví dụ : nếu ai đó là đảng viên của ĐCSVN thì họ tự hào là Đảng Ta chứ có ai dám nói, vinh dự là người Cộng Sản đâu? Chính quyền hiện nay là chính quyền Cộng Sản đâu?
Trong khi rõ ràng trên danh nghĩa chúng ta đang phấn đấu tiến tới thiên đàng theo chủ thuyết Cộng Sản. Nhưng lý thuyết này còn xa xôi, mơ hồ, mông lung làm sao!

Quốc Ca: bỏ bài hát Tiến Quân Ca

Lời bài hát này rất sắt máu, man rợ không phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay và xu thế hợp tác, toàn cầu hóa trên toàn thế giới. Hơn nữa, nói một cách thành thực bài hát này giai điệu không hay và hợp lý như bài “Việt Nam, Việt Nam” của cố nhạc sỹ Phạm Duy huặc bài Quốc Ca của nước Việt Nam Cộng Hòa (đã mất).
Bài Quốc Ca phải thể hiện tinh thần nhân bản, xây dựng đất nước, nêu bật tinh thần bất khuất, quật cường của dân tộc ta trong việc chống giặc ngoại xâm cũng như đề cao tình yêu đồng bào, hòa hiếu, quê hương Việt Nam.

3) Điều 70:

Gốc: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân…
Sửa: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…
Thực ra còn nhiều nội dung tôi muốn trình bày nhưng vượt quá chuyên môn sâu của tôi về những lĩnh vực đang gây ra bất cập trong xã hội, khiếu kiện, bất công như đất đai, tôn giáo, nông dân, tài chính, tòa án… nên tôi e rằng sẽ khiếm khuyết nếu cứ muốn trình bày dài lê thê. Hơn nữa thời hạn nộp bản góp ý trên danh nghĩa đã hết hạn vì lý do chậm trễ nào đó mà tôi không rõ lý do nên tôi không thể suy nghĩ cho thấu đáo các vấn đề khác ngay lập tức.

II – GÓP Ý CHUNG CUỘC:

Thực chất đây không phải là góp ý của tôi đối với bản Hiến Pháp 1992 mà là tôi góp ý cho ĐCSVN. Thực tế đa số đại biểu Quốc Hội nước CHXHCNVN cũng là đảng viên của ĐCSVN. Tôi đã từng là đảng viên của Đảng này nên tôi hiểu chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng là tuyệt đối, là nhất quán trên mọi phương diện, gạt bỏ mọi thao thức từ trái tim mình.
Hiện nay, ĐCSVN là đảng đang cầm quyền cho nên mọi vấn đề tồn vong của dân tộc phụ thuộc chủ yếu vào Đảng này. Trong quá khứ, ĐCSVN có những công lao trong công cuộc giải phóng dân tộc, đưa vị thế Việt Nam có tên trang trọng trên bản đồ thế giới sau gần một thế kỷ bị ngoai bang đô hộ, can dự tính đến 1975. Điều này tuy còn có nhiều ý kiến tranh luận nhưng cá nhân tôi phản đối quyệt liệt nếu ai có ý định lợi dụng “đục nước thả câu” làm chia rẽ, ly khai dân tộc chứ không phải vấn đề học thuật, lịch sử. Nhưng rõ ràng tôi nhận thấy đến thời điểm này chủ thuyết Cộng Sản đã lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Những tiến bộ, thành công trong kinh tế, quản lý xã hội hiện nay ở Việt Nam chẳng có liên quan gì đến Chủ nghĩa xã hội, chủ thuyết Cộng Sản cả.
Vậy hà cớ gì chúng ta còn khăng khăng bám vào để làm gì? Nói dối nhau và làm khổ nhau ra?
Vậy nên chăng ĐCSVN nên đổi tên trở lại Đảng Lao Động Việt Nam như giai đoạn 1951 cho đỡ bị dự ứng đối với nhân dân trong nước và trong giao thiệp quốc tế?
Mặt khác trên cơ sở Đảng Lao Động này, cũng với những tinh hoa, anh tài đang có sẵn thì soạn ra một cương lĩnh, chủ thuyết hài hòa giữa dân tộc, thời đại với những chế tài chống chuyên quyền, độc đoán nhằm đưa người tài lên làm lãnh đạo ngay trong chính nội bộ đảng mình. Nếu Đảng Lao Động thành thực có tinh thần Quốc Gia, yêu nước tôi tin rằng họ sẽ không gây cản trở, chèn ép đối với những nhóm/tổ chức/đảng có chủ trương vì dân nghèo, chống áp bức bất công ra đời.
(Dĩ nhiên lộ trình và quá trình mở rộng chính trị, tự do báo chí, tôn giáo, lập đảng phải bàn thảo và chung tay của nhiều giai tầng trong xã hội trên tinh thần hòa hợp, tôn trọng, cảm thông lẫn nhau.)
Chia sẻ chút quyền lợi khiêm tốn của mình đối với những tổ chức chính trị khác trong thời đại mới có nghĩa là ĐCSVN đã lập một đại công mở ra một trang sử, bước ngoặt mới cho dân tộc. Còn nếu ĐCSVN bằng mọi giá vẫn chủ trương chuyên chính, kiểm soát tất cả xã hội bằng công cụ truyền thông, công an-bộ đội và các nguồn lợi của đất nước thì dĩ nhiên Đảng này vẫn cầm quyền tuyệt đối nhưng làm chậm sự phát triển của xã hội, băng hoại nhiều giá trị văn hóa-truyền thống của dân tộc đặc biệt làm kiệt quệ sức mạnh dân tộc để có thể tự vệ trước kẻ thù truyền kiếp là Trung Quốc đã đang lăm le thôn tính trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, biển đảo.
Xin chân thành cảm ơn các quí lãnh đạo các cấp đã nhận và đọc bản góp ý này của tôi!
Hà nội, ngày 1/3/2013
Người viết thư góp ý
(đã ký tên và gửi đi đến nơi có thẩm quyền)
NGUYỄN CHÍ ĐỨC














“Trung với nước” hay ” Trung với đảng”?


imagesLâu nay, trên “Truyền hình Quân đội nhân dân” của VTV, mở đầu luôn có câu khẩu hiệu “ Quân đội ta luôn Trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…”.  Trong Hiến pháo 1992 Điều 45 ghi rõ :” Các LLVT nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân , có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”. Nhưng trong bản sủa đổi Hiến pháp 92, điều 70 ( sửa đổi, bổ sưng điều 45”), được sửa lại là :” Lực lượng vĩ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…”. Nghĩa là Tổ Quốc và Nhân Dân  đứng  sau đảng Cộng sản Việt Nam. Có thật Cụ Hồ nói “Trung với Đảng, hiếu với dân…” không ?  Lá cờ biểu tượng mà cụ Hồ trao cho Quân đội NDVN ghi câu gì ? “Trung với nước” trước, hay “Trung với Đảng trước” ?
435552-2
             Vừa qua, sau buổi Lễ công bố quyệt định “cán bộ tiền khởi nghĩa”  cho hai vị lãnh đạo nổi tiếng của Trường Thanh niên Tiền Tuyến Huế là ông Tạ Quang Bửu và ông Phan Anh, anh Phan Tấn Hội, con trai Bộ trưởng Phan Anh đã tặng tôi hai bức ảnh rất quý. Đó là bức ảnh chụp trong Lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, ngày 26/5/1946 ở Sơn Tây ( của nước Việt Nam dân chủ Công hòa) với sự có mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh , Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh. Bức ảnh thứ hai là trước giờ làm  lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ngày 26/5/1946 ấy , Cụ Hồ đã trao tặng lá cờ “Trung với nước, hiếu với dân” cho học viên nhà trường. Đây là lá cờ mà cụ Hồ trao cho Quân dội nhân dân Việt nam là đại diện là Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, nơi đào tạo ra những sỹ quan ưu tú của quân tôi sau này. Trên bức ảnh, dù lá cờ gấp trong gió người xem bằng mắt thường cũng  đọc được ba chữ phía trên “TRUNG VỚI NƯỚC”.
435551-1
        Đi tìm nguồn cội, tôi tìm đọc sách “Những chàng“Vệ Trọc” năm xưa”, do Ban liên lạc Hoc viên Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn ( khu vực Hải Phòng) biên soạn, NXB Hải Phòng in năm 2008, kể lại giờ phút thiêng liêng đó như sau :” Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ xếp hình chũ U trước lễ đài. Các học viên được trang bị thống nhất mũ ca-lô đinh sao vàng, áo quân phục dài tay có cầu vai, quần ống túm ”ghệt vải”, giầy da, mỗi người một khẩu súng dương lê sáng loáng. Một bộ phận “danh dự” đứng sẵn trước đội hình toàn trường. Bộ phận này có 6 người xếp thành 2 hàng ngang, hàng đầu là 3 người . Đứng thứ tự theo 3 miền Trung- Nam- Bắc. Sát giờ làm lễ, Bác Hồ mới ra lễ đài, quân nhạc cử kèn ”nghiêm !”. Từ trên lễ đài, Bác xuống sân, đi thẳng đến bộ phận danh dự. Đồng chí Phan Phác cầm cờ theo sau Bác. Bác dừng lại ở giữa hàng, đón lấy là cờ từ tay đồng chí Phác, trao cho học viên đứng giữa, đó là đồng chí Bùi Minh Trân, quê ở Nam Bộ được cử ra học, đã vinh dự  thay mặt toàn thể học viên Võ bị khóa I đón nhận lá cờ Bác trao, gương cao lá cờ đỏ thêu những chữ vàng :” Tặng Trường Vĩ bị Trần Quốc Tuấn – Trung với nước. Hiếu với dân” ( 1946)”. Quân nhạc dưới sự chỉ huy của đồng chí Đinh Ngọc Liên cử bài “Tiến quân ca”… ( Sau đó ) Bác trở về lễ đài , đứng trước micro người căn dặn :” Trung với nước. Hiếu với dân “ là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta. “Trung với nước, Hiếu với dân” là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết…( tr 11-12, Những chàng Vệ Trọc năm xưa, tập 2).
          Trong sách “ Hồ Chí Minh, 474 ngày đọc lập đầu tiên” XB Thanh Niên của Đỗ Hoàng Linh, cũng viết :” 6 giờ (  Tháng 5 ngày 26, năm 1946), Chủ tịch Hồ Chi Minh cùng Bộ trưởng Quóc phòng Phan Anh, Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp  và nhiều cán bộ quân sự cấp cao rời Hà Nội đi dự Lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tại Sơn Tây. Sau khi tặng nhà trường lá cờ “Trung với nước, Hiếu với dân”, Người căn dặn:” Trung với nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, là mục đích của anh em, một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta”. ( tr. 145)
            Thế là đã rõ. Cụ Hồ là người trí dũng. Rất thông thạo chuyện chính trị ở Đông Phương và Tây Phương. Người nói hay viết từng câu đều cân nhắc,có tính chất đúc kết,  đều tính toán các mối quan hệ, để đạt được mục đích của mình, của cách mạng. Lá cơ thêu sáu chữ vàng “ Trung với nước, hiếu với dân” là sự tổng kết cô đọng nhất về nhiệm vụ và mục đích tối thượng của quân đội ta.
            Chỉ có những kẻ tầm nhìn không qua ngọn cỏ mới sửa câu nói chính xác như phương ngôn của Cụ Hồ thành câu “Trung với Đảng, hiếu với dân” vô nghĩa. Đảng chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong đất nước. Trung với nước đã bao hàm nội dung “Trung với đảng” nếu hiểu theo ý của người Cộng sản. ”Trung với nước hiếu với dân” mới tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc cứu nước, xây dựng Tổ Quốc.  Những người bỏ vế “Trung với nước” như thế là chống lại Hồ Chí Minh chứ không phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.



Quân đội có phải trung thành với Đảng?

quandoinhandanvietnam1Việc quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang gây tranh cãi.
Trả lời BBC ngày 28/2, cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từ Hà Nội, nói ông cho rằng điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.
"Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân."
"Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?"
"Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội đảng Cộng sản."
(Nguồn: BBC)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét