Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .




THỨ BẢY, NGÀY 02 THÁNG BA NĂM 2013

THƯ NGỎ CỦA MỘT SỐ CỰU CHIẾN BINH GỬI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ...

 LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC 17/2/1979

Hà Nội, ngày 26/02/2013


Kính thưa các đồng chí

Chúng tôi những người ký tên dưới đây:
1.Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh-Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc;
2.Trung tướng Lê Hữu Đức-Nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến –Bộ Tổng tham mưu giai đoạn Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975;
3.Đại tá Đoàn Sự - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản-Bộ Quốc phòng;
4.Đại tá Quách Hải Lượng-Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng Phòng không-Không quân;
5.Đại tá Phạm Xuân Phương-Nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị;
6.Đại tá Tạ Cao Sơn-Nguyên Tham mưu phó Quân khu II
7.Trung tá Nguyên Bình-Nhà văn
8.Nhà văn Phạm Viết Đào
Là tác giả của bức thư ngỏ dưới đây gửi tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước; bức thư trình bày một số suy nghĩ, nhận định và kiến nghị của chúng tôi về cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược xảy ra 17/2/1979…


Qua tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc được biết: ngày 17/02/2013, nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm rùm beng cái gọi là 34 năm thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Việt Nam; Cuộc chiến tranh này được họ lươn lẹo gọi là cuộc chiến “ phản kích tự vệ…” với Việt Nam ?!
Chính quyền Trung Quốc là chính quyền luôn có thói quen cố hữu: bịa đặt, xuyên tạc, đổi trắng thay đen; họ đã đánh tráo hành vi xâm lược biên giới Việt Nam thành hành vi phản kích tự vệ để lừa dối nhân dân Trung Quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược biên giới được phát động vào ngày 17/2/1979 là hành động tiếp nối nhằm chinh phục Việt Nam được hình thành từ năm 1950…
Thời bấy giờ họ muốn chinh phục chúng ta bằng “ tư tưởng Mao Trạch Đông “ thông qua các cố vấn Trung Quốc sang giúp ta và thông qua công tác tuyên truyền đồ sộ để lôi kéo cán bộ, nhân dân ta ngả theo họ. ( Đã có lúc Trường Đảng của Việt Nam đã xây dựng và dạy môn học Tư tưởng Mao Trạch Đông ).
Giai đoạn 1954-1956, chúng ta đã sai lầm khi bị Trung Quốc ép phải tiến hành cải cách ruộng đất và ép ta ký Hiệp định Geneve năm 1954, chia cắt đất nước ta tại vĩ tuyến 17; Với việc ép ta ký Hiệp định Geneve, một mặt Trung Quốc tìm cách hạn chế thắng lợi của quân dân ta; mặt khác Trung Quốc đã tận dụng thắng lợi quân sự của Việt Nam để móc ngoặc, chia chác quyền lợi với phương Tây ngay sau lưng Việt Nam…
Sau Hiệp định Geneve, Trung Quốc chuyển sang chinh phục chúng ta thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế; Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều nhà máy, xý nghiệp với các máy móc, thiết bị cũ kỹ nhằm mục đích làm cho nền công nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc nguyên vật liệu, kỹ thuật…Nhiều nhà máy do Trung Quốc giúp ta xây dựng sau đó đã bị chiến tranh phá hoại của Mỹ phá hủy; thành ra sự giúp đỡ của Trung Quốc về kinh tế không mấy hiệu quả; Trung Quốc cũng không đạt mục đích chinh phục Việt Nam thông qua con đường kinh tế…
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã giúp ta một phần do xuất phát từ lợi ích an ninh của họ; mặt khác họ cũng nhằm mục đích cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô. Đã có lúc Trung Quốc đặt vấn đề: Nếu ta từ chối viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc sẽ bao cho toàn bộ nhưng ta đã không đồng ý. Thấy không thuyết phục được ta, giới cầm quyền Trung Quốc quay sang sử dụng sức ép về mặt quân sự. Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều tuyến đường nội địa hiện đại tiến sát biên giới Trung-Việt. Mặt khác Trung Quốc đã trang bị và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Từ sau năm 1975, Trung Quốc đã viện trợ và xúi dục Paul Pot phát động cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam của nước ta, giết hại rất nhiều đồng bào ta. Để phản ứng tự vệ, quân đội ta đã vượt biên giới, tiến vào Phnom Pênh đánh tan đội quân diệt chủng Paul Pot, giải phóng đất nước Cămpuchia khỏi họa diệt chủng. Do việc làm này của Việt Nam nên ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân ồ ạt tiến đánh toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía bắc nước ta. Phát động cuộc chiến tranh này, Đặng Tiểu Bình hướng tới các mục đích sau đây:
-Cứu đồng minh, tay sai Paul Pot;
- Phá hoại các tỉnh biên giới Việt Nam, không để Việt Nam yên ổn xây dựng đất nước;
-Chiếm các điểm cao dọc biên giới nước ta và lấn đất;
-Làm món quà để tặng Mỹ và cầu thân với Mỹ, bắt tay với Mỹ…
Mặc dù Trung Quốc huyênh hoang rằng đã đánh thiệt hại nặng 4 sư đoàn, 10 trung đoàn quân chính quy, giết 3,7 vạn quân Việt Nam; Trong thực tế thì phần lớn các sư đoàn quân chủ lực của ta đang ở phía nam; chống lại quân Trung Quốc phần lớn là do bộ đội địa phương và quân du kích nhưng quân Trung Quốc đã phải rút lui và chịu thất bại nặng nề…
Điều không bình thường về cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược đó là việc sau khi đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, các cơ quan tuyên truyền của Việt Nam thôi không đả động gì đến cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động ngày 17/2/1979 ? Các cơ quan hữu trách của Việt Nam đã không còn quan tâm tới các bộ, chiến sĩ và đồng bào ta dọc biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ này ?
Điều khó hiểu hơn nữa là trước ngày 17/2/2012 một ngày, tức tối ngày 16/02/2012, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã mở tiệc chiêu đãi tại Hà Nội Đại sứ Trung Quốc và cũng thời điểm đó Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW lại đi thăm “ hữu nghị “ Trung Quốc ?
Ngày 17/02/2013 mới đây, trong khi Trung Quốc công khai tổ chức kỷ niệm và tuyên truyền rùm beng nhiều nơi trên đất nước họ về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam; cuộc chiến tranh được họ gọi là “cuộc phản kích tự vệ “…thắng lợi đối với Việt Nam? Về phía Việt Nam, các cơ quan Đảng, Chính phủ đã không làm gì để tưởng niệm ngày 17/2 mà còn ngăn cấm nhiều người dân đến Đài tưởng niệm các liệt sĩ dâng hoa và dâng hương nhằm tưởng niệm  cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ?
Chúng tôi xin hỏi:
-“Cấp trên” nào đã ra lệnh cấm phi đạo lý đó ? Họ còn có lương tâm của một người dân đất Việt nữa không ?
Nhiều người dân và những người từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc cho rằng:
-Đảng, Chính quyền đã bạc đãi, vô cảm trước xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc ?
- Các cơ quan chức năng đã tỏ ra hèn kém, không kế thừa tiếp nối được khí phách độc lập tự cường của dân tộc đã chịu nhẫn nhục, cúi luồn trước sự ức hiếp của phương bắc ?
- Chính quyền đã  tìm cách bưng bít, không cho toàn dân và con cháu mình biết tường tận về cuộc xâm lăng tháng 2/1979 của Trung Quốc; không những thế còn tìm cách hạn chế, dập tắt tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi sẵn sàng đánh trả của nhân dân ta nếu Trung Quốc lại phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới, hải đảo của nước ta ?
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi những người thảo lá thư này yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước:
-Thực hiện đầy đủ chính sách đối với bộ đội và nhân dân trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc chống Trung Quốc xâm lược;
-Phải biên soạn lại sách giáo khoa, các văn kiện chính thống của Đảng và nhà nước; Phải đưa vào sách, cái tài liệu các sự kiện lớn liên quan tới cuộc chiến tranh biên giới phía bắc từ 1979-1990;
-Hàng năm đến ngày 17/2 các cơ quan hữu trách của Đảng và Nhà nước đứng ra và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc…
-Đảng, Chính phủ phải có nhiều hình thức tuyên truyền, cổ động trên cơ sở các sự kiện chiến tranh biên giới phía bắc để phát huy truyền thống độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc.

Những người viết thư:
Đã ký.




Các bạn hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại


cau-hoi-thiet-ke-websiteLúc 19h ngày 28/3 VTV1 phát hình ảnh và nội dung góp ý của sinh viên Đại học QG TP HCM về bản dự thảo hiến pháp 1992. Tôi nguyên là một thầy giáo tại miền Nam trước 1975, đã từng tham gia phong trào sinh viên, bị cầm tù dưới chế độ cũ, tôi rất thất vọng về buổi hội thảo của sinh viên Sài Gòn hiện nay, đó là tầng lớp chuẩn trí thức, tầng lớp lãnh đạo tương lai, vận mệnh quốc gia dân tộc trong tay các bạn, do đó tôi muốn đặt thẳng một số vấn đề nội dung hội thảo như sau:
1 – Các bạn đòi hỏi giữ điều 4 Hiến pháp, lý do đưa ra là công lao to lớn trời biển của đảng CS trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời gian qua. Các bạn nhớ rằng trước khi có đảng đã có dân tộc, trước khi là đảng viên thì đã là người Việt. Trong quá khứ, vai trò của đảng CS có đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, nhưng công lao đó không phải là mãi mãi trường tồn với dân tộc, bởi lẽ khi đảng cầm quyền thì bị tha hóa, cụ thể như hiện nay các bạn đã biết từ kinh tế xã hội văn hóa giáo dục bị suy thoái nghiêm trọng. Nếu là người yêu nước tôi hỏi các bạn có chấp nhận một đảng cầm quyền như hiện nay thống trị toàn xã hội và cả các bạn trong tương lai hay không?
Lịch sử là lịch sử, công trong quá khứ không khẳng định cho tương lai như đảng cầm quyền hiện nay. Xu thế toàn cầu hiện nay là xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội trong đó toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. ViệtNamchắc chắn không đi ngoài xu thế đó được. Thế hệ trẻ trí thức sau này nếu thực sự yêu nước thì phải yêu dân, nếu ngược lại sẽ bị dân tộc đào thải.
2 – Cụ thể một việc mà đảng CS đang cầm quyền chủ trương hiện nay là sự phủ định một cách tàn nhẫn hàng vạn sinh mạng chiến sỹ, nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống bành trướng Trung Quốc 1979, nhẫn tâm hơn nữa là việc một số nhân sỹ trí thức và nhân dân tại Hà Nội và Sài Gòn tổ chức tưởng niệm và dâng hoa các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh 1979, lực lượng an ninh đàn áp ngăn chặn ở Hà Nội tại Sài Gòn thì tháo dỡ băng rôn ghi nội dung “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sỹ”. Sự phản bội một cách trơ trẽn vì cuộc chiến tranh đó cũng do người CS khởi xướng và ngày hôm nay cũng chính người CS phủ định cuộc chiến tranh đó và đàn áp người yêu nước thể hiện thái độ nhớ ơn anh hùng liệt sỹ.
Là một thế hệ cha chú của các bạn, là những người đã hy sinh một phần mồ hôi, nước mắt tù đày để bảo vệ tổ quốc, có lẽ nào chúng tôi có thể hèn, nhắm mắt để những người CS hiện nay dựa vào điều 4 Hiến pháp để tác oai tác quái đẩy đất nước, dân tộc làm thân tôi mọi cho một nhóm người cai trị bản địa (đảng CS) và bọn bành trướng Trung Quốc? Nếu đó là cuộc hội thảo được dàn dựng từ chính quyền thì tôi không quan tâm, ngược lại nếu là ý kiến độc lập tự do của các bạn thì hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại và đứng về phía dân tộc.
H.K.B.



Khi Tổ Quốc và Nhân Dân bị các ông xếp sau Đảng


Chiếc ca men uống nước này rất thân thiết với anh bộ đội cụ Hồ…
Chiếc ca men uống nước này rất thân thiết với anh bộ đội cụ Hồ…
Mấy hôm nay dư luận đang xôn xao nhiều về cái vụ Sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp là “bản duy nhất” (hợp pháp) mà ông Trưởng Ban Nguyễn Sinh Hùng đã phán sáng hôm 27/2/2013 tại Hà Nội.
Nguyên văn Điều 45 (Hiến pháp 1992) ghi: “Các LLVT nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân , có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”.
Đã được Ủy ban dự thảo Hiến pháp của các ông Trọng và Hùng sửa lại (thành điều 70) như sau: “Lực lượng vĩ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…
Như vậy Tổ quốc và nhân dân đã bị đẩy xuốnghàng thứ 2 sau Đảng CSVN. Điều này đã làm nhức nhối không ít cho những ai quan tâm tới hiện tình đất nước. Cả trong và ngoài quân đội.
Theo thầy trò anh Trần Bình Minh ở VTV (thông qua miệng lưỡi BTV Quang Minh-VTV1) thì: … ở mỗi quốc gia dân tộc, tổ chức và hoạt động của quân đội có những đặc điểm riêng. Gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Nhưng đều tuân theo vấn đề có tính qui luật. Đó là ”quân sự phải phục tùng chính trị”. Ở nước ta, quân đội do đảng sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Nên quân đội phải trung thành trước hết với ĐCS. (Xem bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013 – từ phút thứ 11′).
435552-2
Khi Tổ Quốc và Nhân Dân bị các ông Trọng và Hùng xếp đứng sau đảng Cộng sản Việt Nam, nhà thơ Ngô Minh ở Huế nêu544431_10151435692898808_1785039909_n mấy câu hỏi nhẹ nhàng khá lý thú như sau:
Có thật Cụ Hồ nói “Trung với Đảng, hiếu với dân…” không? Lá cờ biểu tượng mà cụ Hồ trao cho Quân đội NDVN ghi câu gì? “Trung với nước” trước, hay “Trung với Đảng trước”? (*)
Lời của Cụ Hồ (trên lá cờ thấm máu muôn dân) còn giành ra đó. Thế mà đám hậu duệ tốn kém bao thời gian và công của phát động học tập Tư tưởng của Cụ kiểu gì mà cứ bị quên hay cố tình đánh tráo?
Chẳng thà bỏ quách cái câu mở đầu Hiến pháp sửa đổi có nhắc đến Tư tưởng Hồ Chí Minh ấy đi cho đỡ trướng. Đỡ bị người đời chê cười…
Các ý kiến của phía phản biện (phi chính thống), hết thảy đều công nhận Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của QĐND VN với 34 chiến sỹ là do Việt Minh – ông Võ Nguyên Giáp (cánh tay phải của ông Hồ Chí Minh) thành lập vào ngày 22/12/1944 ở Cao Bằng. Nhưng ai là người tham gia? Ai là người chăm bẵm nuôi nấng cái đội quân nhỏ bé ấy trở thành một đội quân hùng hậu. Trong suốt bốn cuộc chiến tranh tàn khốc. Đánh thắng 3 “Đế quốc to” và cả tên giặc bành trướng khổng lồ phương Bắc và tay sai của chúng ở biên giới Tây Nam? Nếu đó không phải là nhân dân?
Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nếu ai đó chót (vờ) lú lẫn, xin mời thưởng thức lại giai điệu này nhé! Mình tin rằng, đã ở trong quân ngũ, người lính nào mà chả thuộc làu?
Vì nhân dân quên mình
Vì nhân dân hy sinh
Anh em ơi, vì nhân dân quên mình
Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra
Được dân mến, được dân tin muôn phần
Thề vì dân suốt đời
Thề tranh đấu không ngừng
Vì đất nước thân yêu mà hy sinh…
482635_10151435666808808_1992828732_n
Nhân dân đã sinh ra, cưu mang và nuôi cả quân đội cả đảng của các ông Trọng và Hùng. Vậy mà nay các ông nỡ vỗ nợ. Đặt tổ quốc và nhân dân xuống bên dưới cái đảng (nay đã có “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất trở thành “bầy sâu”) của các ông hay sao?
Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra… Thề noi gương suốt đời vì nhân dân!
Thế là rõ như ban ngày rồi nhé! Vậy có anh bộ đội nào muốn trung thành tuyệt đối với đảng. Để rồi trong các tình huống tranh chấp giữa đảng và nhân dân. Ngang nhiên đạp nồi cơm của dân để bảo vệ miếng ăn miếng uống của tụi quan tham (nhân danh đảng). Như đã từng xẩy ra vào ngày 5/1/2012 ở Tiên Lãng Hải Phòng không?

Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-03-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
"....Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không?..." TBT Nguyễn Phú Trọng
"....Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không?..." TBT Nguyễn Phú Trọng
Source nguyentandung.org
Khát vọng dân chủ trong góp ý sửa đổi Hiến pháp như trăm hoa đua nở, nhưng đã bị hai nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Quốc hội khoanh vùng diễn biến hòa bình chống Đảng và Nhà nước.
Hô hào và đe doạ
Ngày 27/2 làm việc với các nhà lãnh đạo TP. Hà Nội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo về điều gọi là đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng góp ý vào dự thảo để tuyên truyền, vận động người dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống Đảng và Nhà nước. Báo Điện tử Cộng sản và báo Hà Nội Mới cùng đưa tin này.
Ông Nguyễn Sinh Hùng đồng thời là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992, phát biểu của ông làm rõ thêm nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 25/2 tại Vĩnh Phúc khi phê phán những luồng ý kiến đa nguyên đa đảng bầu cử tự do là suy thoái chính trị, tư tưởng đạo đức.
Tuy không đề cập trực tiếp tới Bản đại kiến nghị 7 nội dung do 72 nhân sĩ trí thức ký tên ban đầu và cập nhật hơn 6 ngàn chữ ký điện tử, nay quen gọi là Kiến nghị 72, nhưng mọi người đều hiểu rằng hai nhân vật chóp bu của chế độ là ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng muốn ám chỉ những luồng ý kiến nào. Bản Kiến nghị 72 đã góp ý Việt Nam cần tổ chức bầu cử tự do, chấp nhận đa nguyên đa đảng, đa sở hữu đất đai và nhất là phi chính trị hóa quân đội.
Những lời đe dọa kiểu như thế là ngược lại hoàn toàn với những lời hô hào của chính họ. Phải nói thực là tôi không hiểu các ông ấy ăn nói theo kiểu gì nữa
TS Nguyễn Quang A
Trả lời Nam Nguyên tối 28/2, TS Nguyễn Quang A người đầu tiên ký tên trong Kiến nghị 72 phát biểu:
“ Cả hai ông như thế đã bứt cái lá nho cuối cùng xuống. Người ta cũng hiểu việc góp ý nói chung là rất ít kết quả và người ta góp ý là cố gắng để cho chính các ông ấy và những người đương chức đương quyền cũng có thể học thêm hiểu thêm điều gì đó, rồi người dân, giới trẻ học thêm hiểu thêm thì có thể thay

Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP

Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP
đổi được điều gì đó. Nhưng mà những lời đe dọa kiểu như thế là ngược lại hoàn toàn với những lời hô hào của chính họ. Phải nói thực là tôi không hiểu các ông ấy ăn nói theo kiểu gì nữa.”
Linh mục Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký Ủy ban Công lý Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam, là người ký tên thứ 57 trong Kiến nghị 72 với danh nghĩa là một linh mục thuộc Giáo phận Saigon. Trả lời Nam Nguyên Linh mục Lê Quốc Thăng nhận định:
“Những ý kiến của nhóm 72 nói chung hay của cá nhân mình khi ký tên tham gia bản kiến nghị đó thì cũng chỉ làm với tất cả lương tâm của một người công dân Việt Nam yêu nước thương nòi muốn đất nước này phát triển, chứ hoàn toàn không nhằm mục đích lật đổ đảng Cộng sản lãnh đạo hay lật đổ Chính quyền …v..v…
Tự thân khi đọc 7 kiến nghị đó thì chúng ta đều thấy rõ là không câu nào, chữ nào lên án hay tìm mọi cách lôi kéo để lật đổ Chính quyền hay Đảng Cộng sản hiện nay trong vai trò lãnh đạo của họ. Cho nên đó là ý kiến riêng của ông Tổng Bí thư, của ông Chủ tịch Quốc hội, đối với tôi thì tôi không quan tâm chuyện đó. Điều chúng tôi quan tâm, đây là cơ hội để cho toàn thể dân tộc toàn thể đất nước thấy ra được những điểm cần thiết để cho đất nước mình phát triển, để cho đất nước mình có khả năng tự cường chống trả lại mưu đồ xâm lăng của những thế lực, những nước đen tối khác, vì lương tâm của một người công dân bắt buộc

Bích chương : Chỉ biết còn đảng còn mình...

Bích chương : Chỉ biết còn đảng còn mình...
phải làm như thế.”
Tôi nghĩ rằng, đòi hỏi tự do dân chủ là một đòi hỏi bức xúc của cả xã hội. Thế nên kiểu gì rồi cũng phải có sự thay đổi, nếu mà thay đổi đến nhanh thì đất nước được lợi
PGS.TS Hồ Uy Liêm
Nỗi sợ hãi của kẻ yếu
Tại buổi làm việc ngày 27/2 ở Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt nhấn mạnh, Bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội. Theo lời ông, đây là bản duy nhất để góp ý, còn ai tự tổ chức lấy ý kiến khác là không được.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, là một trong số 72 người ký tên đầu tiên vào Bản Kiến nghị 7 nội dung góp ý sửa đổi hiến pháp, từ Hà Nội nói rằng phản ứng của giới chức lãnh đạo Đảng và Quốc hội là điều có thể hiểu được nhưng không phải là điều ông mong đợi, vì bản kiến nghị đó mang tinh thần xây dựng và không hề đòi lật đổ ai cả. PGS.TS Hồ Uy Liêm nhấn mạnh:
“ Có sự mâu thuẫn một bên nói là không có vùng cấm, một bên lại phản ứng khá là mạnh trong câu chuyện ấy…đã là góp ý kiến thì phải có rất nhiều ý kiến khác nhau, không nên dựa vào một văn bản chuẩn bị sẵn. Nếu làm theo văn bản ấy thì tình hình thay đổi không nhiều, thực chất nó vẫn như cũ thôi.”
Tôi nghĩ chỉ có thể có một lý giải, đó là người ta đang ở trong thế rất yếu thì mới phải thế. Nếu người ta đang rất mạnh, rất đường hoàng, có chính nghĩa,...cái tổ chức tự cho mình là đỉnh cao, mạnh và được nhân dân ủng hộ thì tại sao lại còn sợ cái gì
TS Nguyễn Quang A
Đáp câu hỏi của chúng tôi là với phạm vi cấm quá rõ rệt mà các nhà lãnh đạo chóp bu vừa lên tiếng răn đe, vậy thì việc sửa đổi Hiến pháp lần này cũng vẫn chỉ mang tính chất giai đoạn với các nội dung sửa đổi chỉ nhằm củng cố vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam trong giai đoạn mới? PGS.TS Hồ Uy Liêm nhận định:
“ Tôi nghĩ rằng, đòi hỏi tự do dân chủ là một đòi hỏi bức xúc của cả xã hội. Thế nên kiểu gì rồi cũng phải có sự thay đổi, nếu mà thay đổi đến nhanh thì đất nước được lợi, chứ còn thay đổi theo kiểu cứ chần chừ hoặc là vừa mới có những ý kiến khác khác một tí mà phản ứng thế này thì chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. “
Cùng với câu hỏi là các nội dung sửa đổi trong dự thảo Hiến pháp được Ủy ban soạn thảo đưa ra thực chất chỉ giúp cho Đảng Cộng sản tiếp tục vai trò lãnh đạo độc tôn của mình. TS Nguyễn Quang A phân tích:
“ Bản dự thảo Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến thì có rất nhiều điểm cốt lõi là tồi tệ hơn bản thân Hiến pháp hiện hành đang cần phải sửa đổi. Một số qui định, thí dụ từ trước đến nay Hiến pháp Việt Nam chưa bao giờ đặt vấn đề là quân đội trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam cả. Bây giờ hợp hiến hóa việc ấy, tôi nghĩ rất là nguy hiểm, hoặc về đất đai hợp hiến hóa việc gọi là Nhà nước có quyền thu hồi đất cho mục đích các dự án kinh tế chẳng hạn, thì đấy lại là hợp hiến hóa một chuyện từ trước đến nay chưa từng có và như thế còn tồi hơn bản Hiến pháp hiện hành.
Cái dân chủ mà người ta muốn nói vạn lần dân chủ hơn các dân chủ khác thì tôi nghĩ sẽ đi ngược lại hoàn toàn. Và chính vì thế người dân phải nêu chính kiến của mình. Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai về những chuyện đó, tôi nghĩ rằng phải tranh luận với nhau chứ không phải là đe dọa, không phải là dùng công an quân đội để đàn áp những người có chính kiến như vậy trong một nền văn minh như thế này.”
Đáp câu hỏi phải chăng Đảng Cộng sản sợ hãi mất quyền lãnh đạo nên sợ hãi đa nguyên chính trị không dám chấp nhận chế độ đa đảng. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“ Tôi nghĩ chỉ có thể có một lý giải, đó là người ta đang ở trong thế rất yếu thì mới phải thế. Nếu người ta đang rất mạnh, rất đường hoàng, có chính nghĩa, có đủ mọi thứ mà thuyết phục được người dân bằng kết quả, được người dân chấp nhận bằng lá phiếu của mình một cách rất là sòng phẳng, công khai minh bạch trong bầu phiếu thực sự tự do, thì đương nhiên cái tổ chức tự cho mình là đỉnh cao, mạnh và được nhân dân ủng hộ thì tại sao lại còn sợ cái gì. Tôi thực sự không thể hiểu được, chỉ có thể suy ra là tại vì họ lo, rất lo. Tại sao phải lo, chỉ yếu mới phải lo thôi.”
Khi phát động phong trào nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội kiểm Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp khẳng định trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 tại Hà Nội rằng: “không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp”. Chúng tôi đã truy cập lại bản tin VietnamNet đưa lên mạng cùng ngày, ông Lý còn nhấn mạnh: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp.”
Thế nhưng chỉ chưa đầy 90 ngày mà sự thật được thể hiện hoàn toàn khác, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rồi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói ngược lại những gì ông Chủ tịch Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đã khẳng định.
Có những lập luận ác miệng còn cho rằng, ba tháng trước mở đường cho ý kiến dân chủ trăm hoa đua nở, ba tháng sau bắt đầu xử lý đối phó những đóa hoa nở sớm đó. Chẳng hạn như kỷ luật buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vừa qua.




Trống, kèn và góp ý Hiến pháp

Cập nhật: 09:06 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Lãnh đạo VN có vẻ thống nhất trong chuyện chống 'nói ngược'
Sự kiện được gọi là 'lấy ý kiến dân về sửa đổi Hiến pháp' ở Việt Nam đã hé lộ cho thấy một số nghịch lý trong xã hội với trên 90 triệu dân ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21. 
Cả Tổng bí thư và Chủ tịch Quốc hội đều đã lên tiếng chỉ trích những người có quan điểm không đồng nhất với Đảng Cộng sản về một bản tân hiến pháp.
Sau khái niệm "lề trái" của cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông, người đứng đầu Quốc hội đưa ra khái niệm "ngược chiều".
Ông Nguyễn Sinh Hùng hôm 27/2 cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.
Dường như ám chỉ bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp do một nhóm nhân sĩ, trí thức đưa ra, Chủ tịch Quốc hội nói: "Cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.
"Đó là cách làm không đúng quy định. Tôi chưa nói là vi phạm pháp luật nhưng mà không đúng quy định.
"Chúng ta phải đấu tranh."
Bản thân những bình luận này của người đứng đầu cơ quan làm luật tự thân nó cũng đã bao gồm những nghịch lý.
Ông Hùng không nói là những người có tiếng nói trái chiều đã làm sai luật nhưng lại cho rằng cần phải đấu tranh với họ.
Chỉ trong vòng bốn câu, ông nhấn mạnh tới việc phải "đấu tranh" tới hai lần.
Nếu bất cứ ai từng trải trong những cuộc lấy ý kiến theo đúng nghĩa của nó đều hiểu rằng mục tiêu là thu thập được càng nhiều ý kiến càng tốt để có cơ sở đưa ra quyết định cuối cùng bất luận chất lượng của các ý kiến đó ra sao, ít nhất ở giai đoạn mời gọi ý kiến đóng góp.
Trong một xã hội coi trọng công dân, người ta cũng không đặt vấn đề ai phải thắng ai, đảng phải thắng dân hay dân phải thắng đảng.
Vấn đề là đạt được sự hiểu biết về chủ đề đang bàn thảo cũng như hiểu biết giữa hai bên.
Điều này khó có thể đạt được nếu cả hai bên đều có mục tiêu "đấu tranh" để chiến thắng.

Mục tiêu của hiến pháp

Cách lái tranh luận về hiến pháp ở Việt Nam có vẻ cũng đi ngược lại những giá trị phổ quát mang tính quốc tế, điều mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lập ra nước Việt Nam hiện đại, từng đưa vào ngay những dòng đầu của Tuyên ngôn Độc lập 1945.
"Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
"Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
"Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ."
Lời mở đầu Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ
"Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ."
Trong bối cảnh thảo luận về sửa đổi hiến pháp, người ta cũng có thể nhìn vào mục tiêu mà những cha đẻ của Hoa Kỳ đề ra cho bản khế ước xã hội này ngay trong Bấmlời mở đầu của Hiến pháp 1787:
"Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ."
Trải qua hơn hai thế kỷ, toàn bộ bảy điều trong Hiến pháp 1787 vẫn được giữ nguyên và 27 sửa đổi đều được ghi kèm theo dưới dạng các tu chính án.
Bảy điều này lần lượt quy định về ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, quan hệ giữa các bang, các khoản nợ quốc gia và phê chuẩn hiến pháp.
Toàn bộ bảy điều đều không nhắc gì tới đảng phái mặc dù liên quan tới quân đội Hiến pháp quy định: "Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang."
Khi Hiến pháp được thông qua, ngành hàng không chưa tồn tại và sau này mặc dù quân đội Hoa Kỳ có thêm không quân, điều này không được bổ sung vào Hiến pháp.

Vai trò quân đội

Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 của Việt nam mà theo đó quân đội phải trung với Đảng trước nhất sau đó mới tới tổ quốc và nhân dân đã gây ra nhiều tranh luận.
Đề nghị sửa đổi được đưa ra sau các biến cố Mùa Xuân Arab mà trong đó quân đội Ai Cập đã đứng nhìn nhà độc tài Hosni Mubarak sụp đổ sau 30 năm thay vì chạy lại nâng đỡ ông trước các cuộc biểu tình phản kháng của người dân.
Các binh lính tại một buổi diễu hành
Đảng muốn quân đội trung thành với đảng trước rồi mới đến tổ quốc và nhân dân
Điều này trái với những gì xảy ra tại biến cố Thiên An Môn cũng bắt đầu vào mùa xuân năm 1989 khi quân đội đã xả súng vào người biểu tình tại thủ đô Bắc Kinh làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Khác với Việt Nam, chủ tịch nước ở Trung Quốc vừa là người đứng đầu đảng, vừa là người đứng đầu nhà nước và quân đội.
Trong bối cảnh quốc tế hóa như hiện nay, một số nhà lý luận thậm chí còn gợi ý rằng người dân, và suy rộng ra cũng bao gồm cả quân đội, cần trung thành với tình đồng loại và lý trí thay vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay kể cả tình yêu nước, vốn cũng bị xem là có thể được dùng làm cái cớ để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người trên hành tinh và trà đạp lên quyền lợi của những nhóm khác.
Nhìn vào ba cuộc chiến gần đây với Hoa Kỳ, Khmer Đỏ và Trung Quốc của Việt Nam, người ta có thể thấy tinh thần dân tộc và ở chừng mực nào đó, lòng yêu nước đã bị một trong hai, hoặc cả hai phía của chiến trận khích động nhằm gây ra sự giết chóc trong quá trình dùng sức mạnh vũ lực để giải quyết xung đột.

'Hãy nói đi'

"Hãy nói đi! Tiếng nói khiến bạn tự do," là lời của Phó giáo sư Jennifer Petersen ở Hoa Kỳ khi bình luận về tự do biểu đạt, vốn được quy định trong điều 1 của 10 điều sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua hồi năm 1791.
Điều sửa đổi đầu tiên này quy định: "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình."
Với sửa đổi hiến pháp đầu tiên, quyền tự do biểu đạt những gì người dân suy nghĩ được xem là quyền "tối cao, xuyên suốt thời gian và bất khả xâm phạm."
"[P]hát biểu sơ sót là điều không thể tránh khỏi trong tranh luận tự do, và ... phải được bảo vệ nếu như muốn đảm bảo 'không gian sống' cho tự do biểu đạt."
Thẩm phán Brennan của Tòa Tối cao Hoa Kỳ
Nhờ sửa đổi hiến pháp này mà báo New York Times hồi năm 1964 đã thắng trong vụ bị một quan chức kiện vì đã làm ông này mất thanh danh cho dù báo thừa nhận một quảng cáo tố cáo cảnh sát mà báo này đăng đã có những sai sót.
Trong án lệ đi vào lịch sử New Yor Times v Sullivan, Thẩm phán Brennan của Tòa Tối cao nói ông đã xem xét vụ kiện "trong bối cảnh của cam kết quốc gia to lớn đối với nguyên tắc mà theo đó thảo luận về các vấn đề công cần phải không hạn chế, sôi nổi và hoàn toàn cởi mở.
Ông Brennan cũng nhấn mạnh rằng "phát biểu sơ sót là điều không thể tránh khỏi trong tranh luận tự do, và ... phải được bảo vệ nếu như muốn đảm bảo 'không gian sống' cho tự do biểu đạt".
Dựa vào những lý lẽ này, Tòa Tối cao đã đồng loạt quyết định rằng các quan chức chính phủ sẽ chỉ được bồi thường cho thanh danh bị ảnh hưởng xấu nếu họ chứng minh được rằng báo chí cố ý (chứ không phải vô tình) đưa tin sai sự thật và báo chí hoàn toàn ý thức được rằng tin họ đưa là sai vào lúc đăng tin.
Ở một chừng mực nào đó điều có thể coi là 'Điều 88' của Hoa Kỳ đã hoàn toàn được gỡ bỏ vào năm 1964 cho dù Hoa Kỳ vào thời điểm đó chỉ bắt báo chí hoặc đương sự bồi thường trong các vụ kiện phỉ báng chứ không áp dụng hình thức tù giam giữ mà Việt Nam hiện vẫn còn áp dụng cho việc "tuyên truyền chống nhà nước".

'Thuộc địa hóa'

Những hạn chế tự do biểu đạt ở Việt Nam thể hiện qua màn lấy ý kiến cho hiến pháp thực tế chỉ là ví dụ tiêu biểu của một xu hướng chung mà nhiều nhà tư tưởng đã cảnh báo.
Triết gia người Đức Jürgen Habermas nói ngay từ đầu thập niên 1980 rằng các bộ máy hành chính đang "thuộc địa hóa" đời sống chính trị.
Ông nói việc thuộc địa hóa này đã khiến người dân mất dần tính chất công dân và ngày càng trở thành người tiêu dùng.
Sự tồn tại của họ là để phục vụ cho thị trường tiêu thụ hơn là cho các chức năng dân chủ mà họ thực hiện.
Và đây có lẽ là điều trớ trêu lớn nhất ở Việt Nam.
Tại một đất nước vẫn tự coi mình là cộng sản và đang tiến lên một xã hội ưu việt hơn cả thế giới tư bản, người dân không chỉ bị 'bóc lột sức lao động' bởi những người sở hữu 'tư liệu sản xuất' như Marx nói mà còn bị giam cầm về tư duy bởi những người đang nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông và cả ba hệ thống hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Thêm về tin này




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét