Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Thu Thập . . .

Dưới biển, trên trời còn nhiều ‘ẩn số’!

Description: https://13393-presscdn-0-1-pagely.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2016/07/hopbaoBoTNMT270416b-696x430.jpg.hế là theo hy vọng của Bộ Chính trị Hà Nội, cuộc khủng hoảng cá chết miền Trung coi như kết thúc với cuộc họp báo ngày 30/6. Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tính toán kỹ, chỉ ra chuyện “phập phù điện” quen thuộc để coi là thủ phạm duy nhất của thảm họa ven biển miền Trung.
Chẳng lẽ lại mang “dòng điện phập phù” ra tòa để trị tội? Coi như hòa cả làng.
Để xoa dịu dư luận, chính quyền CS và Công ty Formosa ngã giá bồi thường nửa tỷ đô la, coi như một sự đền bù phải chăng, sòng phẳng. Theo đúng chính sách bá quyền kết hợp củ cà rốt và cái gậy, trước khi đưa ra nửa tỷ đô la, Bộ Công an họp đe dọa những kẻ “phản động lợi dụng lòng dân để kích động quần chúng chống đối và gây biểu tình”.
Thế nhưng vào thời điểm này, chẳng còn ai run sợ trước cường quyền thô bạo, phi lý và phạm pháp. Dư luận xã hội đã vượt quá đỉnh điểm của sự sợ hãi nhu nhược từ hàng chục năm rồi và ngày một cứng cỏi bảo vệ lẽ phải và chân lý cũng như pháp luật quốc tế văn minh và tôn trọng nhân quyền. Ngay trong và sau cuộc họp báo hàng loạt câu hỏi được công khai đưa ra rất kịp thời, sâu sắc và chính đáng:
– Lý do “mất điện” có chính đáng hay không? Một nhà máy lớn như thế mà không có máy điện dự phòng hay sao? Cần lý giải rõ trục trặc về điện dẫn đến thảm họa môi sinh ra sao?
– Các độc tố và các kim loại rất độc như Phenol, Cyanure phát sinh từ đâu, nồng độ ra sao, tác hại ra sao, được kiểm soát, sàng lọc ra sao trong hệ thống nhà máy?
– Trách nhiệm của nhà máy và trách nhiệm của cơ quan giám sát môi trường của chính quyền địa phương ra sao, đến mức nào, nề nếp kiểm tra định kỳ và thường xuyên ra sao?
– Nguyên nhân chủ yếu gây thảm họa to lớn này là gì? Do sơ xuất, yếu kém hay do cố tình gây tai họa do động cơ chính trị, kinh tế, xã hội? Có thể có mưu đồ mang tính chất diệt chủng để chinh phục, thống trị dân tộc ta không?
– Trách nhiệm chủ yếu được xác định là do công ty phụ do Trung Quốc lục địa điều hành, vậy Trung Cộng có trách nhiệm và ý đồ ra sao, cần làm rõ. Đây có phải là một mưu đồ thâm hiểm trong cả một hệ thống mưu đồ lớn nhỏ của Trung Cộng hay không? Chuyến sang VN của ông Dương Khiết Trì có liên quan gì đến vụ khủng hoảng môi trường này?
– Sự kiện cá chết ven biển và cá chết ở nhiều con sông lạch ở Thanh Hóa, Hà Nội, Sài Gòn, Bình Thuận, Cà Mau… có liên hệ gì với nhau, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
– Có cần đưa vụ này ra xét xử theo luật pháp không? Và căn cứ nào để tiếp nhận đề nghị bồi thường nửa tỷ đôla? Con số này có hợp lý hay không?
– Trách nhiệm của các quan chức địa phương ra sao? Đặc biệt là Bí thư và Chủ tịch Tỉnh Hà Tĩnh, các viên chức trong Sở Đầu tư, Nông nghiệp, Tài nguyên – Môi trường của tỉnh trong quan hệ với Công ty Formosa, có tư túi tham nhũng, nhận quà biếu để tạo mọi dễ dàng, cố tình làm sai quy định, sai quyền hạn, đến mức cần truy tố hay không?
– Trách nhiệm của các Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghiệp ra sao? Do trình độ, quan liêu hay còn do tham nhũng quà cáp biếu xén gì không?
Chuyện dưới biển còn chưa ổn, lại thêm bao nhiêu câu hỏi mới, còn lâu mới ổn định được nhân tâm, niềm tin của nhân dân còn lâu mới phục hồi, để xem phiên họp đầu của Quốc hội mới các đại biểu có dám chất vấn chính phủ và đảng hay không. Hay lại như Quốc hội cũ, đến phiên bế mạc mới có đại biểu than phiền là Quốc hội không hề tỏ thái độ công khai của mình về tình hình biển Đông.
Description: Bản đồ Vịnh Bắc Bộ với đường bay (theo tin tức thì xuất phát từ Hà Nội) hướng 117 độ của máy bay tuần thám CASA 312 khi tìm kiếm chiếc Su-30MK2. Lẽ ra phải là đường bay 178 độ để đến vùng chiếc 30MK2 bị rơi. Độ sai lệch của hướng bay là gần 60 độ, đều có thể ghi nhận được từ phi hành đoàn và trung tâm kiểm soát không lưu, nhưng sự việc sai lệch đó vẫn được diễn ra cho đến khi chiếc CASA 212 bị rớt.Bản đồ Vịnh Bắc Bộ với đường bay (theo tin tức thì xuất phát từ Hà Nội) hướng 117 độ của máy bay tuần thám CASA 312 khi tìm kiếm chiếc Su-30MK2. Lẽ ra phải là đường bay 178 độ để đến vùng chiếc 30MK2 bị rơi. Độ sai lệch của hướng bay là gần 60 độ, đều có thể ghi nhận được từ phi hành đoàn và trung tâm kiểm soát không lưu, nhưng sự việc sai lệch đó vẫn được diễn ra cho đến khi chiếc CASA 212 bị rớt.
Còn chuyện trên trời đang gây nhiều hoài nghi bực bội trong công luận là chuyện 2 chiếc máy bay rơi một cách khó hiểu và khó giải thích cho trôi chảy.
Một máy bay huấn luyện trong một cuộc bay tập do 2 người lái giỏi nhất, có nhiều giờ bay nhất bị rơi, một người không kịp mở dù như bị trói chặt khi rơi. Một chiếc máy bay đi tìm kiếm lại bị rơi cách rất xa điểm rơi được xác định của chiếc máy bay thứ nhất, lạc sang vùng của Trung Quốc, làm thêm 9 người chết.
Hai sự kiện bi thảm xảy ra khi Trung Quốc đang tổ chức diễn tập bắn đạn thật, đúng vào lúc Trung Cộng huênh hoang về “vùng phòng không tự do” bất khả xâm phạm và đang thí điểm về cuộc chiến tranh can nhiễu, chiến tranh điện tử gây hỗn loạn trong không gian truyền tin bằng mã số, một đỉnh cao mới mẻ đang thực nghiệm của chiến tranh hiện đại.
Bộ Quốc phòng không lý giải được rõ ràng các sự cố bi thảm này. Còn có những chuyện lên gân quá mức, rất là không bình thường, như để bưng bít điều gì là sự thật khó giải thích.
Sao lại vội vã thăng cấp người bị nạn từ thượng tá lên đại tá, coi như anh hùng, vội nhận vợ nạn nhân vào dạy trường đặc biệt mà không rõ trình độ ra sao, rồi cấp thêm nhà ở trong khi gia đình đã có một biệt thự sang trọng và còn có nhà cho thuê?
Vướng mắc cuối cùng của quần chúng nhân dân đông đảo mà đại diện là các tổ chức Xã hội Dân sự là hướng chính trị của Bộ Chính trị, Bộ Công an, Ban tuyên giáo trung ương đã hoàn toàn sai lệch khi chú tâm răn đe, cảnh giác, đàn áp các công dân yêu nước, yêu dân chủ và yêu nhân quyền, trong khi đó lại hoàn toàn tê liệt cảnh giác với các mưu đồ bành trướng bá quyền và tay sai lộ liễu của chúng.
Description: Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc PhòngThượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.
Lẽ ra lực lượng Công an phải kiểm soát kỹ các hoạt động của bất kể cấp nào có khả năng bán mình cho quỷ, dù là Phó thủ tướng nay là Bí thư thành ủy Thủ đô, dù là Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng từng hai lần bị ngăn không cho vào Trung ương để nay nghiễm nhiên là Ủy viên thường trực của Đảng ủy quân sự Trung ương, kẻ mà từ năm 2004 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại Tướng Nguyễn Quyết và hơn 20 thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng và sỹ quan cấp cao đã tố cáo là thủ phạm đầu sỏ của Vụ án “Siêu Nghiêm Trọng phá hoại Quân đội, phá hoại đảng CS và đất nước.” Kẻ này đã bị chính sỹ quan Tổng cục II tố cáo là có quan hệ chặt chẽ với Tình báo Hoa Nam, cơ quan tình báo Trung Quốc tỏa xuống Đông Nam Á.
Tướng Công an Trần Đại Quang và tướng Công an Tô Lâm, nay là Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, có trách nhiệm lớn nhất trong việc đi đầu huy động các cán bộ giỏi nhất trong ngành tình báo giải mã các sự kiện trên trời dưới biển trên đây, xem có liên quan gì đến cơn điên của Tập Cận Bình khi tòa Án quốc tế sắp công bố kết luận bất lợi cho Bắc Kinh, và việc Dương Khiết Trì vội sang Hà Nội ngay sau khi Trung Quốc bị tố cao là kẻ tội phạm chính trong vụ án môi trường trên đây. Đây mới là những ẩn số cần tìm ra và giải quyết.


>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

GĐ môi trường trả lời cực sốc: Chất thải Formosa tốt cho đất trồng cỏ nuôi bò
20:04pm, 12.07.2016
Ông Lê Quang Hòa khẳng định, chất thải công ty ký hợp đồng lấy từ nhà máy Fomosa là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đã được kiểm nghiệm, thậm chí "tốt cho trồng trọt".
Chiều 12/7, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho hay: "Công ty chúng tôi chủ yếu xử lý rác thải sinh hoạt thông thường của người dân ở 9 phường trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Bắt đầu từ năm 2008, chúng tôi đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh về việc xử lý rác thải sinh hoạt trong nhà máy. Còn hợp đồng vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được ký với Formosa vào tháng 12/2015".
- Người dân ở phường Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh) những ngày qua phát hiện nhiều ôtô chở chất thải màu đen, bốc mùi hôi thối đổ vào trang trại của ông. Ông giải thích thế nào?
- Đây là chất thải bùn ép được lấy từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than lò cốc phát sinh từ lò cốc số 1 của xưởng luyện cốc của Formosa. Gần một tháng nay, chúng tôi lấy chất thải này và đổ cho trang trại cũ của tôi.
Description: http://media.phununews.vn/thumb_x500x/2016/7/12/199/1468327631-fomosa-do-thai.jpg
Ông Lê Quang Hòa: "Chất thải này có giá trị như phân bón, tôi từng đưa về trồng cây và khẳng định đây loại bùn rất tốt"
Năm 2008, tôi đã chuyển nhượng toàn bộ trang trại với diện tích 10 ha cho ông Lê Thanh Hải (trú tại phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh). Theo nguyện vọng của ông Hải, chúng tôi đã cho đổ 10 ôtô chất thải này vào trang trại ông Hải với mục đích trồng cỏ chăn nuôi dê, bò.
Tôi khẳng định đây là chất thải rắn công nghiệp thông thường và được Sở TN&MT Hà Tĩnh lấy mẫu phân tích vào ngày 11/12/2015. Vào thời điểm trên, Chi cục bảo vệ môi trường đã lấy 4 mẫu chất thải rắn bao gồm 2 mẫu bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp, 2 mẫu bùn than lò cốc và tro than tại xưởng luyện cốc.
Việc lấy mẫu, phân tích xác định mẫu bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp của Formosa được so sánh theo QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và phân tích xác định mẫu tro và bùn thải từ xưởng luyện cốc của nhà máy nhiệt điện của công ty được so sánh QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
- Kết quả phân tích các mẫu này như thế nào?
- Theo kết quả phân tích của Viện khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội, các thông số phân tích của 2 mẫu bùn ép đều có giá trị thấp hơn và nằm trong ngưỡng chất thải nguy hại tính theo Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm) quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
Như vậy, theo kết quả phân tích thì bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than cốc từ lò cốc 1 xưởng luyện cốc của Formosa là chất thải rắn công nghiệp thông thường.
- Tại sao chất thải này lại được vận chuyển cho người dân dùng vào việc trồng trọt?
- Chất thải này bình thường được công ty chúng tôi chở về xử lý chôn lấp ở khu xử lý chất thải của công ty đóng tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh. Nhưng theo tôi nghĩ, đây là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đã được kiểm nghiệm và không nguy hại nên theo nguyện vọng của người dân, tôi đã cấp cho chủ trang trại khoảng 10 ôtô để ông này tái sử dụng vào việc trồng trọt và chăn nuôi.
Chất thải này có giá trị như phân bón, tôi từng đưa về trồng cây và khẳng định đây loại bùn rất tốt.
- Nếu sau thời gian kiểm nghiệm, một số chất thải độc hại có thể lẫn lộn vào chất thải mà công ty ông đang hợp đồng thì sao?
Description: http://media.phununews.vn/thumb_x500x/2016/7/12/199/1468327631-do-thai.jpg
Hợp đồng thu gom, vận chuyện và xử lý bùn bánh với Formosa của công ty ông Hòa.
- Chất này nằm ở tầng đáy của khu xử lý nước tHợp đồng thu gom, vận chuyện và xử lý bùn bánh với Formosa của công ty ông Hòa.hải nên sự lẫn lộn chất độc hại nhiễm vào là rất khó.
- Sau phản ánh của người dân, lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã vào cuộc để điều tra chất thải mà công ty ông đang hợp đồng với Formosa, ông nói gì về điều này?
- Hiện chúng tôi đã tạm ngừng hợp đồng với Formosa để công an điều tra. Nếu như kết quả phân tích của lực lượng chức năng là chất thải trên có hàm lượng độc hại, thì tôi cho rằng, sai là sai ở khâu kiểm nghiệm của Sở TN&MT. Về vấn đề công ty chúng tôi đổ chất thải cho người dân, tôi nghĩ chúng tôi có thể bị xử phạt hành chính.
- Sáng 12/7, ông được lực lượng chức năng Hà Tĩnh mời lên làm việc không. Ông có thể cho biết các nội dung?
- Một số thông tin nói tôi bị triệu tập là không phải. Sáng nay tôi được Cảnh sát Môi trường gọi lên làm việc. Tại đây, tôi đã xuất trình các hợp đồng vận chuyển rác thải với Formosa và các văn bản kiểm nghiệm của Sở TN&MT Hà Tĩnh.
Theo Zing

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 

Hợp tác xã Thiên Cầm tiếp tay xả thải cho Formosa

Description: https://13393-presscdn-0-1-pagely.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2016/07/Thi%C3%AAn-C%E1%BA%A7m-x%E1%BA%A3-th%E1%BA%A3i-1.jpgChất thải lỏng màu đen đổ tại bãi rác Thiên Cầm
HÀ TĨNH (CTM Media) – Truyền thông trong nước mới tung tin cho thấy thêm tội ác của tập đoàn Formosa khi trong suốt thời gia qua đã cấu kết với các quan chức tham nhũng tại nhiều địa phương để chôn giấu các chất xả thải độc hại tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.
Ông Nguyễn Giang Hà, Phó Chủ Nhiệm Hợp Tác Xã Dịch Vụ Sinh Thái Biển ở thị trấn Thiên Cầm (Hà Tĩnh) đã khai như sau trong biên bản vào Tháng 4, 2015: “Tôi làm hợp đồng bằng miệng với Nhà máy Formosa chở chất thải rắn thông thường về đổ tại bãi rác thị trấn Thiên Cầm. Mỗi chuyến chở họ trả cho tôi với giá 2,6 triệu đồng. Khi tôi thuê xe chở chuyến thứ 3 thì bị công an bắt giữ và lập biên bản”.
Năm 2015, UBND thị trấn Thiên Cầm phối hợp với công an bắt giữ ôtô tải BKS 38C – 03980 do Trần Duy Thuận (37 tuổi, trú xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên) điều khiển đang đổ khoảng 7 m3 rác thải không rõ nguồn gốc tại bãi rác và tiến hành lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, cho đến nay, đã hơn 1 năm, việc “xử lý” vẫn chưa có kết quả.
Cuối tháng 4 đến ngày 20/5/2015, người dân sống cạnh bãi rác thị trấn Thiên Cầm phát hiện gần 20 ôtô tải chở chất thải lỏng màu đen bốc mùi hôi thối về đổ tại đây.
Một nhân chứng cho hay đã phát hiện khoảng 5 xe chở chất thải lỏng màu đen về bãi rác cạnh nhà đổ, và trong vòng 1 tháng có khoảng hơn 15 xe chở khoảng 100 tấn chất thải về đổ tại đó.
Một cư dân khác nói “Hơn một năm nay, mỗi khi chuyển trời thì chất thải này bốc mùi hôi thối khiến người dân sống cạnh bãi rác không tài nào chịu được”.
Description: Thiên Cầm xả thải 2Những thông tin kể trên một lần nữa xác định là Formosa biết rất rõ sự độc hại của chất thải và cố ý cấu kết với các giới trách nhiệm địa phương tham nhũng để giấu diếm tội ác của họ bất chấp mọi hậu quả khủng khiếp gây ra cho người dân Việt.
Tin mới nhất cho biết là đã có 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trái phép ở phường Kỳ Trinh (Hà Tĩnh) đã được di dời. Song, khoảng 160 tấn khác chưa rõ đổ đi đâu.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 




[NÓNG] Phát hiện Formosa từng đổ rác thải ở Thiên Cầm
Description: [NÓNG] Phát hiện Formosa từng đổ rác thải ở Thiên Cầm
Bãi rác thị trấn Thiên Cầm nơi người dân và chính quyền địa phương bắt giữ chiếc xe ben chở bùn bánh từ Formosa về đổ tại đây.

Phát hiện những chiếc xe ben chở rác từ nơi khác về, người dân nghi ngờ nên báo chính quyền địa phương bắt giữ 1 chiếc xe ben chở rác thải từ Formosa về đổ tại bãi rác Thiên Cầm.

·        


Người dân trên địa bàn thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn đang nóng lòng mong chờ kết quả xét nghiệm từ cơ quan chức năng về số rác thải của Formosa được chở đến đổ tại bãi rác của thị trấn này từ năm 2015.

Theo người dân cho biết, từ khoảng tháng 4-5/2015, người dân ở thị trấn Thiên Cầm liên tục phát hiện những chiếc xe ben chở rác thải lạ dạng bùn đóng gói trong bao bì đến đổ tại bãi rác của thị trấn này.
Nghi ngờ nên người dân đã theo dõi. Ngày 20/5/2015, phát hiện tiếp 1 chiếc xe chở rác thải này về bãi rác đổ, người dân đã lập tức đến chặn xe, báo cáo lên chính quyền địa phương để đến làm rõ sự việc.
Description: [NÓNG] Phát hiện Formosa từng đổ rác thải ở Thiên Cầm - Ảnh 1.
Bản cam kết của ông Nguyễn Giang Hà về số bùn thải chở từ Formosa
Tại buổi làm việc, ban công an thị trấn, lãnh đạo thị trấn Thiên Cầm đã lập biên bản sự việc.
Theo đó, chiếc xe này được ông Nguyễn Giang Hà - Phó Chủ nhiệm HTX Sinh thái biển Thiên Cầm thuê chở bùn từ Formosa về xử lý tại bãi rác của thị trấn.
Trong biên bản của UBND thị trấn Thiên Cầm lập ngày 20/5/2015 nêu rõ, cơ quan chức năng lập biên bản chiếc xe ben mang BKS:38C-039.80 (do tài xế Trần Huy Thuận - trú tại xã Cẩm Huy) chở rác thải không rõ nguồn gốc về đổ tại bãi rác của thị trấn này.
Tại bản cam kết của ông Nguyễn Giang Hà -Phó Chủ nhiệm HTX sinh thái biển Thiên Cầm cho biết, đã thuê chiếc xe nói trên chở bùn của Formosa về xử lý.
Trong bản cam kết này, ông Nguyễn Giang Hà cho biết chất thải mà ông thuê xe chở về từ Formosa là bùn bánh đã được qua xử lý, không ảnh hưởng đến môi trường. Ông Hà cam kết nếu sai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Được biết, tại thời điểm lực lượng chức năng lập biên bản thì xe tải của anh Thuận đã đổ khoảng 7m3 rác thải này xuống bãi rác của thị trấn Thiên Cầm.
Trưa nay 13/7/2016, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Kỷ - Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm xác nhận với PV về thông tin trên.
Description: [NÓNG] Phát hiện Formosa từng đổ rác thải ở Thiên Cầm - Ảnh 2.
Người dân trong thị trấn và sống xung quanh bãi rác này lo ngại và mong muốn sớm nhận được kết qủa từ cơ quan chức năng về số bùn thải của Formosa được đổ tại đây.
Theo ông Kỷ, sau khi lập biên bản về việc bắt giữ chiếc xe ben chở chất thải không rõ nguồn gốc đổ tại bãi rác của thị trấn, phía Uỷ ban đã báo cáo lên Huyện và Phòng Tài nguyên môi trường huyện để lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra xem đây có phải là rác thải nguy hại không.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phía thị trấn cũng như người dân nơi đây chưa nhận được kết quả thông báo nào về số rác thải trên.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Ban Công an thị trấn Thiên Cầm cũng cho biết, ngày 20/5/2015 đã lập biên bản đối với chiếc xe ben do ông Nguyễn Giang Hà - Phó Chủ nhiệm HTX Sinh thái biển Thiên Cầm thuê chở rác từ Formosa về đổ tại bãi rác địa phương.
"Ban công an đã báo cáo sự việc lên Phòng tài nguyên môi trường huyện, UBND huyện về để lấy mẫu đi xét nghiệm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại người dân đang rất trông chờ vào kết quả này nhưng không thấy trả lời của cơ quan chức năng", người này nói.
Người này cũng cho biết, trước khi phát hiện và bắt giữ thì người dân đã phát hiện nhiều xe ben chở loại rác tương tự về đổ tại bãi rác Thiên Cầm này, nên có thể đã có khối lượng lớn rác không rõ nguồn gốc được chôn lấp tại đây.
"Đây là bãi rác chôn lấp nằm cách biểnThiên cầm chừng 2km. Lâu nay, bãi rác này đã bị cấm nên rác không còn đổ mới tại đây nữa", Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm cho biết





>>>>>>>>>>>>>>>>>


Hai Vu Tran đã chia sẻ video của KÊNH TRUYỀN HÌNH VTC14— cùng với Minh Truong và 22 người khác.
2 giờ
Tại đất này chính là đất sinh ra cộng sản gốc đấy. Cộng sản nơi đây có công giải phóng Miền Nam rất là vĩ đại đấy. Thế nà cũng chính cộng sản tại đây rước giặc mang chất độc về "Diệt Chủng" Dân Tộc Việt đấy. Rồi cũng chính cộng sản tại đây chết trước đấy.
Nếu cộng sản tại đây muốn được sống tồn tại, thì là phải đứng lên LẬT ĐỔ chế độ lãnh đạo bỡi những kẻ "Tham gian" hại nước... Nếu không thì là dân cộng sản tại đất này chết trước đây.

KÊNH TRUYỀN HÌNH VTC14
11 giờHà Nội
Giám đốc công ty môi trường Đô thị thị xã Kỳ Anh, người tiếp nhận chôn lấp trái phép khối lượng lớn chất thải của Formosa để làm rõ.
Tại hiện trường chôn lấp chất thải, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành khai quật, lấy mẫu để kiểm tra nguồn gốc và thành phần để tiếp tục điều tra xử lý. Ghi nhận của nhóm phóng viên ‪#‎VTC14‬ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh.


>>>>>>>>>>>>>>>>>>

M T FORMOSA ĐÂY RI.
Description: https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2016/07/img_3361.jpg?w=700
Dưới đây là nguyên văn bài trên báo Người đưa tin mới nhất.
Tôi chép lại gửi lên đây để phục vụ nhiều bà con không quen đọc báo mạng và cũng đề phòng bài này sẽ bị gỡ trong vài giờ tới.
Toàn bộ rác thải sau khi bị bịt “Đầu ra” là biển Đông nay lộn lên rừng, chôn ngay trong vườn nhà một ông to của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
.
Tôi đoán (không khẳng định) việc cho chôn chất thải này hiệu quả hơn việc gieo trồng nông nghiệp 1000 lần. Nên đề cử ông GĐ sở này vào danh sách những người làm vườn giỏi nhất VN !.
Dưới đây là nguyên văn bài viết:
.

CHẤN ĐỘNG.

Chấn động: Formosa chôn chất thải ở trang trại của GĐ môi trường
Câu hỏi đặt ra: Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương.
Trong khi chúng tôi đang đặt câu hỏi: Khi bị các cơ quan chức năng chặn đường biển để kiểm tra, lâu nay Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương. Chúng tôi đã cải trang thành những người dân bản địa, xâm nhập một trang trại “ma” ở đầu nguồn sông Trí, nơi được cho là đang chôn lấp hàng ngàn m3 cặn cô đặc, lấy từ hệ thống xả thải của Formosa.
Bên trong khu rừng tràm bí ẩn



Chúng tôi có mặt tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và một ngày đầu tháng 7/2016. Theo tin báo từ một người dân địa phương cho biết: Tại trung tâm xử lý rác thải của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh, người ta đang phân loại và đóng gói rất nhiều chất thải màu đen như bùn, bốc mùi khó chịu. Sau khi tập kết đủ số lượng, một số xe tải được điều động đến và vận chuyển theo hướng đường tránh thị xã Kỳ Anh rồi mất hút…
Rác vừa đổ xuống, chờ san lấp.



Những con đường đất ngoằn ngèo, đầy vết bánh xe tải nối trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với vùng thượng Kỳ Trinh, đã đưa chúng tôi tiếp cận trang trại bí ẩn nằm giữa rừng tràm bao phủ. Chúng tôi đã hết sức bất ngờ và ngỡ ngàng, khi nhìn thấy hàng ngàn m3 rác thải công nghiệp đen kịt đang bốc mùi nồng nặc, được người ta vận chuyển đến, rồi chôn lấp ngay ở đây.
Phóng viên xuyên vào rừng tràm, mật phục ghi lại những hình ảnh khó tin: Khu đất hàng ngàn m2 tạo thành vùng lõm giữa những thân tràm bao bọc. Và những chiếc xe tải phủ kín bạt, oằn mình từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh chở theo những bao tải chất thải mang đổ xuống bãi này. Xe đổ đến đâu, hệ thống máy múc tiến hành san lấp đến đó.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là một khu rừng hoang vu, ít người qua lại và thường xuyên có nhiều thanh niên mặt mũi bặm trợn lai vãng, giám sát sự vào ra của những người lạ mặt. Thậm chí, người dân địa phương quanh vùng không ai được bén mảng đến nơi đây.
Nơi đây, người dân gọi là trang trại Hoàng Trinh. Giữa trang trại bí ẩn này, chỉ một ngôi nhà nhỏ với một đôi vợ chồng già trông nom, chăm sóc vườn tược và gia cầm cho ông chủ. Họ được thuê vào đây làm việc rồi dần dần chuyển đến sinh sống ở đây luôn.
Bất ngờ về sự tiếp tay của ông giám đốc

Cả một vùng đất trống phát ra mùi hôi thối nồng nặc – đấy là mùi của hóa chất. Phần lớn rác thải đã được người ta lấp đất lên nhưng chúng tôi vẫn có thể đánh giá được trữ lượng thông qua những bao tải lộ thiên.
Điều đáng chú ý là toàn bộ diện tích của trang trại này đều nằm bên cạnh thượng nguồn sông Trí và cách đó không xa chính là đập tràn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng ngàn hộ dân quanh vùng.
Sự thật rùng mình.
Trong quá trình xâm nhập, đám xe tải đã phát hiện ra chúng tôi. Họ dừng vận chuyển để dò la tung tích. Chúng tôi quyết định rút về TP Hà Tĩnh, liên hệ làm việc và trình báo về việc làm nguy hại này. Bằng sự tiếp thu thiện chí, chiều ngày 11/7, đoàn liên ngành gồm: Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về môi trường, Thanh tra Sở TN – MT, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh… đã theo chân chúng tôi đến hiện trường để tiếp cận sự việc. Điều bất ngờ đầu tiên với các cơ quan chức năng, trang trại “ma” này thuộc quyền sử dụng của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh.
Một cán bộ đang công tác tại Formosa Hà Tĩnh thừa nhận: “Đây chính là chất thải kim loại nặng, được lắng lại sau quá trình xử lý nước thải. Nó như một lớp bùn đen đọng lại dưới đáy hồ và được múc lên rồi đóng gói đi chôn lấp. Việc làm này là hết sức nguy hiểm vì có thể trong lớp bùn đó còn chứa rất nhiều kim loại nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường”.
Link bài này tại đây:
( ảnh không minh họa cho bài, chỉ cảnh báo thôi ,rằng: ta đã đến, dù chết ta vẫn ở lại đây!)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét