Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .


Công an muốn xử án không cần luật?

Ngô Minh
 quantoaMấy ngày nay, dư luận nhân dân xôn xao về việc Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đề xuất này, công an   được nổ súng trực tiếp để vô hiệu hóa các trường hợp có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, “nguy cơ”; “cấp thiết”, “gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe”…của lực lượng thi hành công vụ . Dự thảo Nghị định đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ. Mới nghe đã kinh hồn, bạt vía. Do sự bức xúc, các trang mạng đã lên tiếng cảnh báo với những bài viết rất chí lý :” Khi vũ khí được trao cho sự lạm quyền”, Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác”…Theo chúng tôi, nếu “Nghị định” được quyền nổ súng này có hiệu lực, thì không còn pháp luật nữa, vì tiếng súng giết người của công an đã biến tất cả những người chống người thi hành công vụ thành tội “tử hình trực tiếp” mà không xử án. Thật nguy hiểm. Chúng tôi xin đưa ra một số suy nghĩ để ngành công an tham khảo.
            Thứ nhất. Đồng ý là vừa qua đã xảy ra nhiều vụ người vị phạm trật tự an ninh xã hội, an toàn giao thông chống lại người thi hành công vụ ( tức công an). “Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, từ năm 2002 đến tháng 6/2012, cả nước đã xảy ra hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ, với hơn 13.700 đối tượng vi phạm”. Và: “đặc biệt 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở”. Nhưng, cũng trong 10 năm thông kê trên, cũng có rất nhiều vụ người vi phạm bị bắn chết , đập chết ở đồn, hoặc vào đồn công an rồi không trở về nữa. Người dân bị  chết do công an đánh, bắn diễn ra khắp nơi như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Gia Lại, Sài Gòn, Hải Phòng.v.v.. không thể kể xiết. Nhiều vụ chết người một cách bí hiểm. Ví dụ anh em anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng “chống người thi hành công vụ” mà bị lực lượng công an bắn chết ngay, thì lấy đâu ra chứng cớ để bắt các đối tượng thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của anh Vươn một cách trái pháp luật ?. Trong số những chiến sĩ công an bị tấn công có nhiều loại lắm : nóng nảy, thiếu văn hóa ứng xử, không tôn trọng dân, coi dân như kẻ thù, áp bức dân một cách vô lý, cậy thế  ngành bảo vệ luật pháp… nên làm người dân tức giận, thậm chí căm thù. Trong đó phần lớn là do trình độ nhân văn thấp, không biết thương dân, nên dân ghét. Ngược lại, số người vi phạm an ninh xã hội, an toàn giao thông cũng không phải ai cũng độc ác đến mức cần phải dùng súng để trừng trị. Họ là người dân hiền lành chất phát, do vô tình vi phạn trật tự, si bức xúc mà sinh cãi vả, xô xát, phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu say khi tham gia giao thông, bị công an bắt còn cãi vả, không chịu nghe phải trái.
              Nhà văn Thùy Linh, trong bài Khi vũ khí được trao cho sự lạm quyền”, đã viết rất chính xác rằng, Ngay khái niệm “chống người thi hành công vụ” cũng rất mơ hồ. Thế nào là chống người thi hành công vụ? Ở mức độ nào được phép nổ súng? Thái độ của người thi hành công vụ khi tham gia xử lý các vụ việc cần tuân thủ nguyên tắc làm việc nào?…Hiện nay người dân có quá nhiều bất bình với lực lượng hành pháp này không phải là không có nguyên nhân. Những bức xúc có thể sẽ khiến nhiều người mất bình tĩnh khi va chạm với lực lượng chức năng. Nhưng rất có thể thái độ này sẽ bị thổi phồng, bị lạm dụng để cơ quan chức năng kết tội, trốn tránh trách nhiệm…Đã từng có chuyện những người đi biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc cũng bị kết tội “gây mất trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ” rồi. Cũng có người chỉ vì đến xem phiên tòa xét xử công khai, nhưng bị ngăn cản, và khi phản ứng lại thì bị qui kết là “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”…Chừng nào khái niệm này còn mơ hồ, co dãn, thiếu minh bạch thì sẽ còn bị lạm dụng….”. Những trường hợp tội phạm còn mơ hồ như thế mà  do tức giận rồi  giết người ta rồi  vu lên là “chống người thi hành công vụ” thì rất nguy hiểm.
             Từ đó đi đến kết luận, những người thi hành công vụ  như công an, bảo vệ, dân phòng, họ cũng là người tốt, không được dùng nghị định để đẩy họ vào tội ác giết người. Giết người trong sinh hoạt dân sự là một tội ác kinh tởm cần được lên án, ngăn chặn. Ngay cả giết lính tráng đối phương trong một cuộc chiến tranh cũng là hành động cần lên án. Đó là lý do tại sao rất nhiều binh sĩ Mỹ ăn năn hối lỗi vì đã tham gia chiến tranh và giết người ở Việt Nam trước năm 1975.
       Thứ hai, những người vị phạm trật tự an ninh xã hội, an toàn giao thông, được gọi là “ chống người thi hành công vụ”, kể cả họ đã  vi phạm đến an toàn thân thể và tính mạng của người thi hành công vụ, cũng đã có điều luật trong bộ Luật hình sự quy định những án tù phải chịu, khi Tòa án xét xử. Nếu Công an được phép nổ súng bắn họ chết, nghĩa là không cần xét xử, như vậy là xử án không cần luật.  Nói cách khác lúc đó “công an đứng trên luật, ngoài luật”, rất nguy hiểm . Mà công an là lực lượng bảo vệ pháp luật, mà đứng trên luật, tự do giết người là chống lại luật pháp Nước cộng hòa XNCN VN, chống lại mục đích tồn tại của mình, chống lại nhân dân mà mình mang tên : Công an nhân dân. Như thế có đúng đạo lý không ?
            Thứ ba, Bộ công an muốn  cán bộ chiến sĩ  của mình được nhân dân tin tưởng, yêu mến thì phải xử sự rất mền mỏng trong công việc, rất nhân văn trong mọi trường họp. Ngành công an phải kỹ luật nghiêm, đuổi ra khởi ngành những cán bộ chiến sĩ vô lễ , hỗn láo , xấc xược với nhân dân, đàn áp nhân dân, chứ không thể giao cho họ cái quyền, được bắn vào con người, vì như thế sẽ biến họ thành những kẻ giết ngưiời không ghê tay.
               Mấy lời chân thật, rất mong được lắng nghe.
Tác giả gửi cho QC


Trịnh Kim Tiến – Bộ công an đề xuất luật hợp pháp hóa giết người công khai

601989_552323538121218_1927706306_n.jpg
Bộ Công an đang đề xuất về việc “cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ”(VNExpress). Đề xuất này thể hiện rằng Bộ Công an đã, đang và tiếp tục xem thường mạng sống con người một cách quá đáng. Nếu đề xuất này được duyệt, tôi không biết rồi đây sẽ có thêm bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha một cách oan ức giống tôi, trong khi con số nạn nhân trong những năm gần đây không còn là con số nhỏ.
Họ đang hợp pháp hóa việc lạm dụng quyền lực đánh và giết người dân. Họ đã gắn mác “chống người thi hành công vụ” cho vô số nạn nhân để trốn tránh sự truy cứu trách nhiệm của pháp luật, để ngang nhiên lợi dụng chức vụ, quyền hành dùng bạo lực đàn áp người dân.
“Chống người thi hành công vụ”! Tôi không hiểu ý nghĩa của những từ này theo định nghĩa của pháp luật về nó. Tôi biết được rằng đã có rất nhiều vụ án oan sai với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Người chết không biết cãi, người sống không thể cãi khi luật trong tay kẻ mạnh, những người nắm quyền lực, khi mà tội ác vẫn đang bị bao che lấp liếm, dung túng, cho đến nay chưa có một bản án nào công tâm.
Nếu trong trường hợp người dân có những hành động chống lại, thì đúng ra – như ở bất kỳ một quốc gia văn minh nào khác, công an, cảnh sát cũng chỉ có quyền khống chế, còng tay, bắt người để điều tra rõ ràng lý do chống đối là vì sao, chứ không thể nào ngay tại chỗ được quyền chĩa súng bắn vào dân. Nhân dân là những người họ phải phục vụ theo những gì mà họ đã thề hứa “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, chứ không phải kẻ thù để họ giơ cao họng súng.
Tôi đọc được tin khi đang trên đường về Hà Nội chuẩn bị cho ngày giỗ của bố mình. Tâm trạng của tôi ngay khi đọc được đề xuất phi nhân này, ngoài tâm trạng của một người con khi cha mình là một trong những nạn nhân của những tên khoác áo công an lạm quyền, còn là tâm trạng của một người công dân trong một xã hội đang đầy rẫy những bất công là một tâm trạng vô cùng bức xúc và đau xót. Tôi cho rằng đây là một đề xuất hết sức phi nhân, vô đạo đức và sẽ là một tấm thẻ bài công an có thể lợi dụng dùng để đánh và giết người một cách công khai đúng pháp luật.
Trong khi người dân chúng tôi đang cố gắng tìm mọi cách ngăn chặn những hành động bạo quyền, yêu cầu công lý được thực thi, pháp luật phải công bằng để hạn chế những cái chết oan khiên, tức tưởi, những thảm cảnh thê lương, tang tóc thì Bộ Công an lại đưa ra những điều luật, đề xuất hết sức phi lý, man rợ để tăng cường quyền lực ngành của mình. Đề xuất này chính là sự cổ động công an dùng bạo lực với dân. Sẽ còn rất nhiều những đề xuất vi phạm nhân quyền khác nữa, nếu những đề xuất như này được thông qua.
Đất nước này là của nhân dân, chứ không phải của ngành công an. Tôi tin rằng không chỉ mình tôi, mà còn rất nhiều người sẽ cùng tôi phản đối những đề xuất vô nhân như vậy.
311302_552321998121372_817255228_n.jpg
************************************
Entry này được tự động gửi lên từ Dân Luận, một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây hoặc ở đâyhoặc ở đây.
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress vàBlogspot, mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp trục trặc… Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để gửi bài viết cho Dân Luận!


Đề xuất lập Ủy ban quốc gia quyền con người

Góp ý cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi, các tổ chức xã hội kiến nghị bổ sung thiết chế Ủy ban quốc gia về quyền con người, như một thiết chế hiến định bên cạnh Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán Nhà nước… Thành viên tham gia ủy ban này cũng phải có vị thế độc lập.
Cuối tuần qua, đại diện của 47 tổ chức xã hội đã mở hội thảo góp ý xây dựng nội dung cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Hạn chế sự lạm dụng của cơ quan công quyền

Tại hội thảo, ông Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng đánh giá, nên coi việc sửa Hiến pháp là cơ hội quan trọng với vận mệnh đất nước. Chính vì vậy, mục tiêu sửa đổi Hiến pháp lần này không phải để điều chỉnh một vài khiếm khuyết, lạc hậu của Hiến pháp hiện hành mà vì cần có một bản Hiến pháp đáp ứng tình hình mới cả trong và ngoài nước.
20130311145524_tochucxahoidansu.jpg
Theo ông Nguyễn Trung, thể chế hiện tại đã hoàn thành nhiệm vụ đổi mới kinh tế, phát triển theo chiều rộng, nay cần đổi mới để phát triển theo chiều sâu. Thể chế mới cũng phải thu hút được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đối phó và thích nghi với biến động lớn trên thế giới.
Theo đó, việc đòi bỏ đi điều nọ, điều kia trong bản Hiến pháp không phải vấn đề cốt lõi mà quan trọng nhất là phải nhận thức được đòi hỏi hiện nay là gì, đất nước đang đứng ở thời kỳ nào.
Tán thành cách tiếp cận trên, ông Nguyễn Xuân Yên (Trung tâm phát triển cộng đồng Việt Hưng) góp ý, Hiến pháp phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng và cả trí tuệ của người dân. Chính vì vậy, bản Hiến pháp sửa đổi lần này cần làm rõ được quan điểm xây dựng đất nước trong bối cảnh mới thay vì chỉ sửa những nội dung không căn bản.
Ông Lê Quang Bình (Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường) – đại diện các tổ chức xã hội nêu ý kiến, Hiến pháp của một chế độ dân chủ cần dựa trên ý chí của nhân dân, bảo vệ các quyền tự do của người dân cũng như hạn chế được sự lạm dụng của cơ quan công quyền.
“Dự thảo này thiếu vắng các yếu tố để giới hạn quyền lực của cơ quan công quyền nên dễ tạo điều kiện cho các cơ quan này đưa ra những quy định cản trở môi trường thuận lợi cho các cá nhân phát huy năng lực và cho xã hội phát triển”, ông Bình nhận xét.
Đại diện các tổ chức xã hội đề xuất, bản Hiến pháp của một dân tộc phải phản ánh đúng chức năng của một hiến pháp dân chủ, bảo đảm quyền lập hiến thuộc về toàn dân, bảo đảm các quyền tự do, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp. Đồng thời cũng phải có các cơ chế hiến định để xử lý những vi phạm với các quyền này.

Bảo vệ quyền con người

Ông Lê Quang Bình lưu ý, một trong những thiếu hụt lớn của Hiến pháp 1992 mà bản dự thảo lần này vẫn chưa khắc phục, đó là việc thiếu quy định về một cơ quan có nhiệm vụ chuyên trách là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp sửa đổi cần bổ sung quy định cơ quan này với vị trí độc lập cao, bằng cách quy định thành phần phải bao gồm những thành viên độc lập từ các tổ chức xã hội.
Cụ thể, các tổ chức xã hội kiến nghị bổ sung dự thảo thiết chế Ủy ban quốc gia về quyền con người, như một thiết chế hiến định bên cạnh Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán Nhà nước… Thành viên tham gia ủy ban này cũng phải có vị thế độc lập. Việc bổ sung thiết chế này cũng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Kiến nghị của các tổ chức xã hội cũng nêu rõ, ngay trong chương về quyền con người đã ghi câu “Quyền con người, quyền công dân chỉ bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng” là không phù hợp nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế. Bởi việc giới hạn cũng chỉ có thể áp dụng với một số quyền nhất định.
Một số quyền con người (quyền sống, quyền không bị tra tấn, không bị đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục…) là các quyền tuyệt đối, nhà nước không được giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh hay vì bất kỳ lý do nào. Việc hạn chế, nếu áp dụng với các quyền khác phải không được lạm dụng và phải tuân theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Nhóm soạn thảo cũng đề xuất bỏ đi cụm từ “theo quy định của pháp luật” ở tất cả các điều liên quan đến quyền tuyệt đối.
Sau hội thảo này, các tổ chức xã hội sẽ tiếp tục tham gia ý kiến hoàn thiện bản góp ý của mình, gửi tới Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lê Nhung
************************************
Entry này được tự động gửi lên từ Dân Luận, một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây hoặc ở đâyhoặc ở đây.
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress vàBlogspot, mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp trục trặc… Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để gửi bài viết cho Dân Luận!



‘Không phải xin lỗi dân là xong’

Khi Đảng lãnh đạo đúng đắn, thành công thì không sao nhưng khi có khuyết điểm thì trách nhiệm thế nào - TS Nguyễn Việt Hùng, nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng, trường Cán bộ TP.HCM băn khoăn.

Ngày 11/3, trường Cán bộ TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp với sự tham gia của các thầy cô giáo, chuyên gia, nhà khoa học… trong và ngoài nhà trường. Nhiều ý kiến xoay quanh việc lý giải, làm rõ thêm vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Lòng tin

Nói về vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp, hầu hết đại biểu khẳng định đã trình bày minh bạch, cụ thể và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, họ đề nghị lần sửa đổi Hiến pháp này cần làm rõ hơn sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với Đảng, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng trước nhân dân và dân tộc, phải có một luật về sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyên Phó hiệu trưởng trường Cán bộ TP.HCM Nguyễn Sỹ Nồng đặt vấn đề, lòng tin của nhân dân đối với Đảng hiện nay như thế nào? 
Ông Nguyễn Sỹ Nồng: Dân rất bức xúc khi "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên tham nhũng

Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu, lòng tin của dân đối với Đảng được củng cố nhưng dân cũng rất bức xúc khi “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng, suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Ông Nồng cho rằng, chỉ riêng về số lượng thì lúc đầu thường nói là "một số ít", rồi "một số", "một bộ phận" và nay là "một bộ phận không nhỏ"… “Nếu không làm quyết liệt, không đẩy lùi được thì sẽ dẫn đến ‘một bộ phận lớn’ hay ‘đa số’ thì điều gì diễn ra sẽ khó lường”, ông nói.

Còn về tính chất - vẫn theo ông Nồng - đang tinh vi, phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn, thực sự trở thành "nguy cơ lớn" liên quan đến sự tồn vong của chế độ. Từ đó, ông đi đến kết luận, nếu Đảng để mất lòng tin của dân thì không thê là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội như dự thảo quy định. Do đó, ông mong muốn lần sửa Hiến pháp này cần phải có luật hóa sự lãnh đạo của Đảng.

Đồng tình với ý kiến này, TS Nguyễn Việt Hùng - nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng của trường băn khoăn, khi Đảng lãnh đạo đúng đắn và thành công thì không sao nhưng khi có khuyết điểm thì phải giải quyết trách nhiệm đó ra sao? “Đảng không chỉ xin lỗi dân là xong. Mà điều này cần có quy định mang tính hiến định để trách nhiệm đó được minh bạch”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Việt Hùng: Đảng không chỉ xin lỗi dân là xong.

Do vậy, ông đề nghị sửa đổi Hiến pháp lần này cần thêm một nội dung nữa quy định trong điều 4: “Các tổ chức của Đảng, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi vi phạm pháp luật phải bị xét xử theo quy định của pháp luật”.
Công khai trách nhiệm

Viện dẫn điều 4 trong dự thảo sửa đổi có một nội dung mới “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân” rất đúng và cần thiết nhưng nhà giáo ưu tú Hồ Thanh Khôi - nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng cho rằng, quy định như thế là chưa đủ, chưa rõ.

Do đó, ông Khôi đề nghị thêm nội dung “quyền được phản biện” của nhân dân đối với hoạt động của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, “Đảng chịu sự giám sát và phản biện của nhân dân”.

“Có sự giám sát và phản biện, hoạt động lãnh đạo của Đảng sẽ công khai, minh bạch, phát huy được quyền làm chủ của dân, sẽ tránh được những hạn chế, khuyết điểm của cá nhân hay nhóm lợi ích không chính đáng”, ông Khôi nói.

Nhưng giám sát và phản biện như thế nào, theo cơ chế nào, với nội dung và hình thức nào? Giám sát trực tiếp, gián tiếp hay qua một tổ chức trung gian là Mặt trận Tổ quốc? Đó là điều băn khoăn mà ông đề nghị làm rõ.

Theo ông Khôi, để quyền giám sát và phản biện của nhân dân đối với những quyết định của Đảng được cụ thể và được luật pháp bảo vệ thì phải có một luật về sự lãnh đạo của Đảng. “Luật sẽ làm rõ trách nhiệm của Đảng tới đâu đối với một quyết định, quyết định đúng hay sai, phục vụ nhân dân hay phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Trách nhiệm đó phải được công khai”.

Ông Khôi cũng đồng tình, Đảng phải có chịu trách nhiệm bằng những điều luật riêng chứ không chỉ xin lỗi với dân là xong.

“Nếu quyết định có vấn đề, thậm chí sai, thì trách nhiệm của Đảng tới đâu? Xử lý giải quyết ra sao? Hay chỉ là lời xin lỗi với nhân dân là xong. Đây là một lý do nữa cho thấy rất cần có một luật về sự lãnh đạo của Đảng”, ông nói.
  • Tá Lâm



CÁI BẪY VÀ TÁC DỤNG NGƯỢC

JB Nguyễn Hữu Vinh

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: CÁI BẪY VÀ TÁC DỤNG NGƯỢC

Những cái bẫy
Cái bẫy, thường là vật dụng để dụ đối tượng mắc vào trạng thái bất lợi mà mình mong muốn. Thông thường, cái bẫy được dùng để bẫy thú vật, chim chuột hoặc đi săn thú rừng. Thế nhưng, trong đời sống xã hội không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người. Thứ bẫy này tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia. Nhất là trong xã hội chúng ta hiện nay.

Cái bẫy đó có thể là một sự việc đơn giản nhưng cũng có thể là một chính sách, một chủ trương. Cũng có thể là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…  cũng có thể là một câu slogan như “Vì nhân dân phục vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”. Hoặc Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, song lại “Trung với đảng”.
Tất cả đều dụ nhân dân, những người được đảng và nhà nước coi là “dân trí thấp” để thực hiện các mưu đồ của đảng mà gọi một cách rất văn minh là “Chủ trương, chính sách”.
cambay
Chẳng hạn, cái bẫy “hai bao cao su đã qua sử dụng” đã đưa Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm vì tội tuyên truyền chống  nhà nước trong cái bẫy lớn “Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do báo chí”. Cái bẫy “Nhìn thẳng vào sự thật” “chấp nhận sự khác biệt” đã đưa nhiều người vào nhà tù vì dám nói lên chính kiến của mình. Cái bẫy đó cũng có thể là mụ “tổ trưởng dân phố”đến chửi bới thô tục một người dân, khi người dân nói lại thì alê hấp, công an bắt vào đồn làm việc vài ngày. Có thể là đám “quần chúng tự phát” được chính quyền tổ chức, công an bảo trợ để bao vây, xông vào nhà thờ hò hét, đập phá, đánh người mà hoàn toàn vô tội. Cũng có thể cái bẫy là cuộc mời họp trịnh trọng, cảm ơn đầy đủ lịch sự để rồi sau đó mấy tiếng đồng hồ cắt nửa câu nói biêu riếu đánh đòn hội đồng, đẩy cả đám người dân thất học lên đồng tập thể vì “lòng yêu nước và tự hào dân tộc”.
Về kinh tế, gần dây nhất, dễ thấy nhất là cái bẫy “Nhà máy Dung Quất hiện đại nhất Đông Nam Á”, người dân vì “dân trí thấp” cứ vậy mà sướng, mà vui. Thậm chí để chắc ăn hơn, tờ Thông Tấn Xã Việt Nam còn tự sướng: “Dung Quất – khu kinh tế thành công nhất cả nước”. Nhưng đến lúc sự thật phơi bày là mỗi năm, dân cứ nộp vào đó 120 triệu đô la để nuôi báo cô cho cái “thành công nhất cả nước” ấy.
Mới đây, cái bẫy Bôxit Tây Nguyên là ví dụ nóng bỏng. Ngay từ đầu, nhiều tầng lớp nhân dân cứ tin vào câu “chịu sự giám sát của nhân dân” mà cứ can ngăn, ngăn chặn. Nhưng bằng một câu ráo hoảnh “Đây là chủ trương lớn của Đảng”, sự giám sát của nhân dân chỉ là cái… đinh. Thế rồi hôm nay, Bôxit Tây Nguyên trở thành gánh nặng mà nhân dân cứ thế oằn lưng trả cho việc phá môi trường, làm nát bét nền văn hóa Tây Nguyên, làm suy yếu nền anh ninh, quốc phòng, đào tài nguyên bán… để rồi chịu lỗ. Cứ mỗi năm, dân nộp thuế để nuôi dự án này khoảng 75 triệu đôla cho nó tiếp tục phá Tây Nguyên và người dân ngồi thấp thỏm chờ tai họa.
Thành công của những cái bẫy đó là chỗ nào? Có ai muốn giăng bẫy để mình chịu thiệt thòi hay không? Xin thưa là không. Sự thiệt thòi của đất nước, của nhân dân, của đất nước thì đã rõ. Còn với bộ máy “tham nhũng lan tràn” và có “bộ phận không nhỏ” đã trở thành những bầy sâu, thì những bầy sâu đục khoét nhân dân hiển nhiên hưởng lợi.
Chiếc bẫy không mới, thò ra chiếc lưỡi câu quá sớm
Mới đây nhất, Quốc hội của đảng lại đã có “chủ trương lớn” là “lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến Pháp.
PhanTrungLy
Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp










Mới nghe qua chủ trương này, đã có nhiều người lập tức bĩu môi: Lại trò mèo, lại lập lờ nhằm xây lô cốt trú ẩn cho đảng chắc thêm mà thôi. Đã bao lần bầu cử, lấy ý kiến nhân dân… tất cả đều “dân chủ”, đều “minh bạch” đều “công khai” và “được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” nhưng mèo vẫn hoàn mèo đó sao. Thế rồi cũng có những người quyết định: Tẩy chay, không có góp ý góp tứ gì hết, góp ý cho việc trước sau cũng là trò mèo, thì hẳn là mình đã công nhận trò mèo đó sao? Và người ta đứng ra ngoài cuộc. Thậm chí, có người còn trích dẫn hẳn câu nói của một cộng sản gộc đã cay đắng thốt lên: “Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi được” – Boris Yeltsin. Nhưng, thay thế như thế nào thì chưa ai đưa ra được phương án.
Cũng không thiếu những người “dân trí thấp” thì hớn hở: Lần này, thêm lần này nữa thì chắc Đảng sẽ thành tâm đấy. Hết cơ hội giăng bẫy rồi, chẳng lẽ lại giở trò bẩn lần nữa sao. Chẳng là ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã từng phát biểu: “Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp” đó sao. Thậm chí, ông còn nói rõ ““nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”. Mà Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Đảng cũng phải thực hiện theo pháp luật chứ. Thế rồi họ tin và góp ý chân thành.

TBT Nguyễn Phú Trọng: Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?
Thế nhưng, khi thấy nhân dân hưởng ứng rầm rầm việc góp ý, thậm chí là có nhiều tiếng nói trung thực, được nhiều người ủng hộ rằng thì là không nhất thiết phải quy định trong Hiến Pháp về sự lãnh đạo của Đảng CS, nếu Đảng CS thật sự là “đội quân tiên phong” là “trí tuệ nhân loại” là “lương tri”, là “tinh hoa” thì chẳng cần nói nhiều dân vẫn theo chứ không việc gì phải luật hóa rằng “tao là bố mày” thì mới giữ được vị trí của mình. Thế rồi, những người dân đã mở mắt ra thấy rằng: À, thì ra trước đến nay mình không thấy cái đống đất đá chắn đường mình thật, phải dọn dẹp nó để mà đi.
Ta hại thay, miếng mồi Đảng đưa ra rất ngon đó đã được nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy thì chưa thể sập. Sợ lỗ nặng khi miếng mồi còn trơ xương lòi ra chiếc lưỡi câu trong đó, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lên tiếng“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …”.
Đến đây, thì cái cửa bẫy đã phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi?
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?”.Cái ông TBT này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.
Quả thật, để xem người ta hàng ngày ăn gì, mỗi tháng được bao nhiêu lương mà mua nhà, mua xe, có hàng đống tiền cho con đi học nước ngoài, tiêu tiền như xé giấy… thì dễ, chứ còn để biết ai “muốn” cái gì thì là rất khó, vì trong xã hội Việt Nam thời Cộng sản, việc nói dối, làm dối, báo cáo dối, xử sự dối… đã thành nét “văn hóa mới”. Càng như vậy thì đọc được ý muốn, ý nghĩ người khác đâu phải dễ dàng. Vì vậy mà Đảng mới giở trò “Góp ý mà không có vùng cấm” này đây chăng? Tưởng rằng trò tương tự này đã được thể hiện trong các cuộc “lấy ý kiến nhân dân” cho Dự tháo Báo cáo chính trị mỗi kỳ Đảng họp rồi cơ mà?
À, thì ra thế, cứ không theo ý Đảng, thì là suy thoái về chính trị, đạo đức? Vậy suy thoái là suy thoái thế nào? Có phải nếu ủng hộ quyền làm chủ thật sự của người dân là suy thoái, có phải nếu không để quân đội chỉ bảo vệ đất nước là nhiệm vụ cao nhất mà để bảo vệ Đảng mới là nhiệm vụ chính thì mới là không suy thoái? Có phải cần có sự canh tranh, giám sát để cái “đỉnh cao trí tuệ” đỡ làm bậy, đỡ đốt tiền dân nuôi một lũ tham nhũng thì là suy thoái? Có phải muốn xây dựng một hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, xét xử đúng người, đúng tội, đúng luật mà đảng không can thiệp được bằng những vụ án bỏ túi là suy thoái?
Xin thưa, đó không phải là suy thoái về đạo đức, mà đó là sự suy thoái uy tín, vị trí của sự độc tài, tham nhũng mất lòng dân.
 Tác dụng ngược của cái bẫy
Ngoài những người tẩy chay, những người chân thành góp ý, cũng có những người đã hiểu rằng cái bẫy được sản xuất ra đợt này cũng như bao đợt khác mà thôi. Song họ vẫn cứ vào cái bẫy đó, sử dụng nó có ích cho mình.
Nhóm nhân sĩ trí thức được khởi xướng bởi 72 người đã hưởng ứng “chủ trương lớn” này ngay từ đầu. Bằng trí tuệ của mình, đây là dịp để các nhân sĩ, trí thức được thể hiện ý kiến của mình với lời hứa của quan chức của Đảng là “Không có vùng cấm”. Và như vậy, Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đã ngang nhiên được phát động và kêu gọi mọi người đọc, hiểu, ký tên đồng tình. Thậm chí, một bản Hiến Pháp được nêu ra tham khảo đã đàng hoàng gửi đi.
HÌNH KÝ TÊN (3)
Người dân nô nức đọc và ký tên vào Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
daivaomat
Tác dụng ngược(!)
Nếu như trước đây hai năm, Cù Huy Hà Vũ bị kết tội “đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng”và được vào tù, Lê Công Định đã bị kết tội năng nề vì tham gia viết Tân Hiến Pháp, nếu một số người vẫn trả giá bằng những năm tháng tù tội chỉ vì “dám kêu gọi từ bỏ điều 4” và những bản án không khoan nhượng đó đã làm khiếp sợ bất cứ ai dám nghĩ đến việc đụng đến điều 4, thì ngay trong cái bẫy này, những trí thức đã ngang nhiên đưa bản Hiến pháp tham khảo đàng hoàng không còn nội dung điều 4 kia nữa.
Nếu như những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chỉ với những lời dọa nạt, bắt bớ mà mỗi cuộc chỉ có vài ba trăm, dăm trăm người tham gia trong cái thành phố 7 triệu dân, dù lòng yêu nước của người Việt Nam vẫn nồng nàn. Thì việc bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp chỉ trong vòng một tháng có đến 6000 người ký tên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó, chứng tỏ đất nước này, người dân này không phải vì “dân trí thấp” mà chỉ vì nỗi sợ hãi truyền kiếp và những ngón đòn bạo lực khủng khiếp đã ngấm sâu vào phản xạ của họ. Và đây là một cơ hội để họ bày tỏ ý kiến của mình. Chính cái bẫy này là một cơ hội để người dân tận dụng nói lên ý nguyện của mình cách rõ ràng nhất, nhưng bẫy không thể sập nhốt cả hàng ngàn, hàng vạn con người.
Và như vậy, thì cái bẫy đã không sập vào nạn nhân, trái lại chính kẻ giương bẫy đã tự mắc vào chiếc bẫy của mình.
Thói đời là vậy, “Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta” – Truyện Kiều, Nguyễn Du.
Hà Nội, 25/2/2013
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh







 Để Đảng không trở thành đảng trị


 Nguyễn Huy Canh ( Hải Phòng)
 Hiến pháp bút Lời kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi HP1992 đã được QH, Ban soạn thảo đưa ra với lời tuyên bố cởi mở, dân chủ: không có vùng cấm, kể cả nội dung  điều 4 của bản HP này.
          Đã có rất nhiều ý kiến của nhân dân, của các nhân sĩ, trí thức cho bản Dự thảo ở các vấn đề quan trọng từ quyền con người, quyền  sở hữu đất đai đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, vị trí của đảng trong HP…Có thể xem đó là ý thức, là sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn của nhân dân vào công cuộc chuyển đổi, phát triển đất nước theo con đường dân chủ.
        HP đã được chúng ta quan niệm như thế nào? Đó là bộ luật gốc, luật mẹ, luật cơ bản và có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác không được trái với nó. Đó là những quan điểm đúng về HP, nhưng tôi cho rằng chưa đầy đủ, chưa đi vào thực chất cốt lõi của nó. Nếu không có một lí thuyết về HP dẫn đường, soi sáng những vấn đề, những nhu cầu của xã hội, cái logic vận động của đời sống hiện thực này, thì tôi e rằng lần sửa đổi HP này vẫn chưa thể đáp ứng được tâm nguyện và ước vọng sâu xa của nhân dân.
         Một lí thuyết mới về HP dẫn đường không thể không đặt ra vấn đề quyền lực và mối quan hệ của quyền lực chính trị của Đảng với bản thân nó. Khi nói về vấn đề này, GS Nguyễn Đăng Dung đã có một ý kiến đúng rằng, cốt lõi của HP là ở sự giới hạn quyền lực. Tôi xin được nói thêm rằng bản chất của HP của chế độ dân chủ là  quyền lực nhà nước phải là quyền lực chính trị của nhân dân trao cho, ủy thác cho . Nếu nội dung này không được khẳng định, không được làm rõ ngay từ đầu thì cũng không có vấn đề được đặt ra về sự giới hạn quyền lực nhà nước.
          Quyền lực chính trị của nhân dân trao cho nhà nước bằng HP và thông qua HP là gì? Chúng ta phải nói đến đó là quyền được quyết định, được ban hành chính sách cho những vấn đề lớn, trọng đại của đất nước về đối nội, đối ngoại; về an ninh, quốc phòng; về kinh tế, văn hóa-xã hội; về dự toán ngân sách; về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, về quản lí và bổ nhiệm cán bộ; về cơ chế kiểm soát, hạn chế quyền lực…
         Nhưng có một điều làm chúng ta phải suy nghĩ, phải đặt ra bởi những khó khăn của HP khi nó va chạm, gặp phải những vấn đề gọi là nhạy cảm. Đó là quyền được quyết định những vấn đề lớn của đất nước, của xã hội đã thuộc về Đảng  như một tất yếu lịch sử khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, và xây dựng chính quyền nhà nước trong suốt những năm kháng chiến, chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
            Một tất yếu lịch sử đã không được soi sáng bởi một trí tuệ lớn, một tư duy chính trị sâu sắc và dũng cảm khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đã được độc lập, được tự do. Kết quả ấy, thành quả ấy đương nhiên thuộc về sự hi sinh, sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng thực tiễn và triết lí lịch sử cũng đã hiểu ra rằng thành quả ấy đầu tiên và cuối cùng cũng là của nhân dân, phải thuộc về nhân dân, thuộc về sự hi sinh xương máu của nhân dân. Sự hi sinh ấy đã đem lại cho nhân dân cái khả năng, cái tư thế của người làm chủ đất nước, của người có khả năng đưa ra được những quyết định về  các vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước và của cuộc đời mình dưới sự lãnh đạo của các chính đảng, của một chính đảng. Rằng nhân dân hôm nay, kể bắt đầu từ công cuộc đổi mới diễn ra vào thập niên 80, không còn là những quần chúng theo nghĩa là những lực lượng vật chất thụ động cần có những cá nhân anh hùng, những nhà tiên tri, những vĩ nhân lịch sử, những chính đảng dẫn dắt soi đường trong hành trình vào cõi nhân sinh.
             Cái khả năng làm chủ ấy, trong tính thực tại, tính hiện thực chính là quyền lực chính trị. Nó phải là của nhân dân, thuộc về nhân dân ngay từ đầu. Nhưng tiếc rằng, như một sự trớ trêu của lịch sử, cho đến tận ngày hôm nay nhân dân chúng ta vẫn chưa có được cái điều tưởng như là logic, là hiển nhiên đó.
              Điều lệ Đảng, chương 3, điều 16, Đảng đã tự qui định nội dung quyền lực chính trị này thuộc về BCHTW, BCT….Cái cấu trúc này nó được tổ chức, được thiết kế hoàn toàn khép kín với người dân. Người dân đã như một kẻ đứng ngoài, xa lạ đối với quá trình chính trị diễn ra gắn liền với đời sống xã hội, với sinh mệnh của đất nước và của chính mình. Như vậy có thể nói quyền lực chính trị của  đất nước đã không thuộc về nhân dân ngay từ đầu, đã bị đảng “tước mất” dù điều 74 HP dự thảo có khẳng định: QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất…và, có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước . Thực tế nhà nước chỉ còn là công cụ hiện thực hóa, thực thi hóa, thể chế hóa đường lối, chính sách, nghị quyết của đảng .Ngay cả HP, một bản văn xác nhận quyền lực tối thượng của nhân dân cũng được hiểu và đối xử như vậy. Điều ấy có nghĩa là : quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, HP là văn bản xác nhận quyền lực của nhân dân , và nhân dân trao quyền lực ấy cho nhà nước chỉ còn là một thứ giả, là vật trang trí của xã hội hiện đại .
              Như vậy, nói theo ngôn ngữ HP, quyền lực chính trị của Đảng là vi hiến (mặc dù có qui định của điều 4). Nhưng tiếc rằng thể chế chính trị này đã không có được cơ quan tư pháp (hiểu theo đúng chức năng và nhiệm vụ của nó), và cũng chẳng có được một chính trị gia, một lí luận gia nào của Đảng cắt nghĩa cho được một cách minh bạch và thẳng thắn  cái điều phi logic này ngoài việc cổ vũ cho Đảng phải luật hóa điều 4, hay trao quyền cho hội đồng hiến pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của TBT, hoặc tiêu cực hơn là đòi xóa bỏ nó. Đó là điều không thể làm được vì tính không khả thi của nó, cũng như  những hệ lụy mà nó gây ra đối với sự lãnh đạo của Đảng cũng như với đời sống thực tiễn chính trị nước nhà trong giai đoạn hiện tại này.
                Theo logic của lịch sử, của nhà nước pháp quyền hiện đại,quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân thì nhân dân phải có được 2 hành động liên tiếp sau:
                  Bước 1/ nhân dân trao, ủy thác quyền lực chính trị của mình cho nhà nước bằng HP, thông qua HP do chính mình viết ra bởi một Hội đồng lập hiến, và với sự tham gia của toàn dân (theo 2 công đoạn đóng góp ý kiến vào dự thảo và, trưng cầu ý dân)
                  Bước 2/ nhân dân tiếp tục trao các cơ quan nhà nước cho các chủ thể chính trị bằng lá phiếu của mình thông qua các cuộc bầu cử tự do. Bởi vì, các cơ quan nhà nước phải do những con người bằng xương, bằng thịt (và thông thường ở các xã hội đã phát triển) thuộc các chính đảng nắm giữ, điều hành.
                 Sau khi được trở thành đảng cầm quyền, thông qua việc nắm giữ và điều hành 2 cơ quan lập pháp và hành pháp, đảng sẽ thực hiện quyền lãnh đạo, quản lí của mình với quốc gia và đất nước.
                 Vì không thấy được cách thức tổ chức mô hình chính trị của mình là lạc hậu, không dân chủ và vi hiến, Đảng đã “vô tình” tạo ra thể chế chính trị đảng trị theo nghĩa của hình thái “quân chủ chuyên chế” đã cải biên , và do đó cũng đã tạo ra những cơ chế chính trị cho sự sản sinh và nuôi dưỡng đạo chuyên quyền, đức tham nhũng và sự giả dối, thờ ơ ở nhiều cấp, nhiều ngành.
                 Tại sao bây giờ nền chính trị của chúng ta lại rơi vào tình huống đó, và buộc phải tính đến bước cách tân này? Bởi vì đất nước và con người, nhân dân của đất nước này đã thay đổi.Từ một đời sống, hoàn cảnh sống trên đó sở hữu tư nhân bị tuyên chiến, bị xóa bỏ như một cái gì xấu xa, ghê tởm; xã hội là một khung cảnh vô chủ của những con người vô thân, vô ngã đã bước vào một quá trình sở hữu tư nhân về tài sản, về tư liệu sản xuất được thừa nhận và phát triển mạnh mẽ sau những năm cuối của thập niên 80 của thế kỉ trước : mọi người được lo toan, được suy nghĩ làm chủ, làm giàu không hạn chế cho bản thân mình và vợ con mình; được tự do tiến hành sản xuất-kinh doanh . Đảng viên của đảng cũng được xã hội và tổ chức đảng thừa nhận trở thành những ông chủ tham gia vào quá trình bóc lột giữa người và người trong tổ chức lao động và sản xuất. Đó là một quá trình tha hóa của lịch sử chúng ta, mà chính xác ra phải gọi là một sự khắc phục : con người, lịch sử đã phải đi từ vô thân, vô ngã trở lại hữu thân, hữu ngã, có bản ngã .Qúa trình biến đổi lịch sử này cần phải được xác nhận trong đảng như một qui luật, rằng cho đến nay chúng ta đã có một bộ phận không nhỏ trở lên rất giàu có thông qua cách thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được pháp luật thừa nhận, rằng trong đảng đã có một bộ phận không nhỏ trở thành những nhà tư bản mới.
         Cái quá trình khắc phục ấy, tiếc rằng đã kéo theo một bộ phận  không nhỏ trong Đảng tham nhũng,thoái hóa, biến chất để trở thành lớp người giàu có bất minh.
          Cái lực lượng thoái hóa ấy trong đảng do đã tìm thấy ở thể chế chuyên chế cái cơ sở lí luận và thực tiễn kinh tế cho hành động biến quyền lực của Đảng thành cơ hội, lợi ích, thành tiền bạc cho bản thân, cho vợ con, anh em của mình,cho những đ/c của mình. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng, nghiêm trọng và đặc biệt nguy hiểm cho đảng, và đất nước bởi lịch sử nước nhà đang bị chi phối mạnh mẽ bởi qui luật đa nguyên mà chúng ta  đã nhìn thấy rõ qui luật ấy đang thấm sâu vào trong lĩnh vực của các quan hệ kinh tế, của các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đa thành phần.
             Cơ sở lí luận cho lực lượng bảo thủ, giáo điều, thoái hóa  ấy chính là cơ cấu, cơ chế quyền lực của đảng được đóng kín như một thứ quyền lực bên trong bóng tối, không bị kiểm soát, không có giới hạn bởi nó đã đứng ở bên ngoài và bên trên nhân dân, trên nhà nước, trên HP và pháp luật vẫn được giữ nguyên như thời kì vô chủ, vô ngã trong cái tình huống khắc phục khách quan (nói trên) của lịch sử và của đảng đang diễn ra mạnh mẽ.
               Bộ phận quan chức không nhỏ xấu xí này cùng với những biến đổi khách quan trong đảng nói trên, đang hàng ngày hàng giờ làm cho đất nước ta suy yếu trên nhiều mặt, và Đảng tự diễn biến, chuyển hóa theo hướng  xa dân, đối lập và ngày càng mất uy tín trầm trọng với nhân dân. Đảng đang rơi vào tình thế lâm nguy như nỗi lo lắng của chính TBT, của tân trưởng ban nội chính tw, và của nhiều vị lãnh đạo khác trong đảng.
                Đổi mới thể chế chính trị theo hướng dân chủ là đòi hỏi bức thiết của nhân dân, và đảng trong cuộc chấn hưng đất nước. Trong nhu cầu ấy, nhiều nhân sĩ-trí thức đã nhìn thấy những mặt tích cực của mô hình chính trị đa đảng.
                 Tư tưởng về một thể chế đa đảng không đồng nghĩa với ý muốn bác bỏ sự lãnh đạo của đcs –như những lực lượng bảo thủ vẫn gán ghép cho họ-mà nó chỉ muốn đi tìm một sự minh bạch của quyền lực, của sự cạnh tranh chính trị lành mạnh, công bằng. Nhưng có vẻ trong tư duy ấy có một sự dập khuôn về một nhà nước pháp quyền của các quốc gia tư sản đã có chiều dài phát triển hàng trăm năm mới có được.
                  Một sự dập khuôn như thế đã diễn ra trong suốt một chiều dài đáng buồn của lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước, và bây giờ ta lại thấy bóng dáng của nó hiện ra trong mô hình nói trên. Chế độ chính trị đa đảng giờ đây ở VN có thể là một ảo tưởng, vì dễ dẫn đến những khoảng trống của quyền lực xuất hiện, những lực lượng, thành phần cơ hội thừa cơ nhảy ra và kéo theo đó là sự trỗi dậy của tội phạm, của bạo lực khủng bố và li khai… khó bề kiểm soát, chưa kể đến sự ngăn trở từ những xung đột lợi ích xảy ra trong bản thân đảng cũng như mối đe dọa luôn hiện hữu từ phương bắc cho dù có thời gian chuẩn bị từ 2->3 năm của những tư tưởng ấy. Phải có một bước đệm của lịch sử , một bước đi ban đầu nhằm tạo ra tư thế tâm lí trong đảng và thói quen của toàn xã hội trước khi (có thể) bước vào đời sống chính trị đa đảng phái sau này.
                            Từ những phân tích ở trên, tôi đề nghị:
               1/ Công cuộc sửa đổi HP chỉ có thể có được thành quả như một bước ngoặt lịch sử, khi ĐCS nhất định hiểu ra được rằng: Đảng không phải , và không còn là một tổ chức có quyền lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội được mặc định theo cách như trước nữa mà chỉ là  một tổ chức chính trị (thuần túy) xét trong mối quan hệ tồn tại với xã hội hiện tồn. Chỉ trở thành một tổ chức có quyền lực, có quyền được ra quyết định, được ban hành các chính sách về tất cả những vấn đề lớn, trọng đại của đất nước từ đối nội đến đối ngoại, từ kinh tế đến an ninh, quốc phòng  khi đảng được người dân “thuê”, ủy quyền để trở thành đảng cầm quyền thông qua sự lựa chọn trong một bầu cử tự do có cạnh tranh giữa các đảng viên của đảng, cũng như với các ứng viên tự do qua lá phiếu bầu của nhân dân được tổ chức bởi một Hội đồng bầu cử QG.
                2/ Điều đó đòi hỏi Đảng phải dũng cảm, mạnh mẽ  trả lại ngay quyền lực chính trị cho nhân dân bằng cách thay đổi nhiều nội dung của Điều lệ trong đó có việc phải bỏ điều 16 chương 3, thay đổi cách thức tổ chức của mình bằng việc bỏ đi tất cả các tổ chức BCHTW, BCT, BBT…ở TW và các cấp ủy, thường vụ ở địa phương, và ở các ngành.
                3/Do đó Hiến pháp phải có ít nhất một điều qui định riêng về đảng (bằng việc sửa chữa điều 4 hiện nay).
                      -ĐCS Việt Nam là một tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò thiết yếu trong chế độ.
                      -Trở thành đảng cầm quyền, đảng (mới được)thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lí của mình đối với quốc gia, xã hội theo qui định của Hiến pháp, pháp luật.              
                 Những thay đổi trên đây, mặc dù cũng rất khó khăn, nhưng đó là phương án cải cách khả dĩ, tối ưu cho một cuộc chuyển biến để Đảng đi lên mạnh mẽ cùng dân tộc vào một tương lai dân chủ, nhân quyền của đất nước và, đó cũng chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn bước đầu cho công cuộc đổi mới mạnh mẽ  HP92 nhằm làm cho nó trở thành Tuyên ngôn chính trị của chế độ chúng ta: chế độ cộng hòa-dân chủ trong một thể chế nhất đảng.
 Ngày 10/3/013
  NHC
Tác giả gửi QC
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)










Khi vũ khí được trao cho sự lạm quyền


Đám tang của Nguyễn Văn Khương (năm 2011-Bắc Giang)
Đám tang của Nguyễn Văn Khương (năm 2011-Bắc Giang)
Dù mới là đề xuất nhưng nhiều người đã thất kinh nếu đề nghị này được phê chuẩn. Lý do là: “Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, từ năm 2002 đến tháng 6/2012, cả nước đã xảy ra hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ, với hơn 13.700 đối tượng vi phạm”. Và: “đặc biệt 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở”. 
Một sự ngụy biện không thể chấp nhận khi thực tế đã chứng minh ngược lại những “nguy cơ”; “cấp thiết”, “gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe”…của lực lượng thi hành công vụ. Bộ Công an không đưa ra được con số các chiến sỹ bị thương, chết do bị các đối tượng kháng cự? Nhưng người dân vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều. Hầu hết các vụ án này sau đó đều “chìm xuồng”, hoặc có có kết thì bị rất nhẹ. Như vụ ông Trịnh Xuân Tùng bị thượng tá Nguyễn Văn Ninh vụt chết chỉ bị kết án 4 năm tù…
Việt Nam không có luật cho cá nhân dùng vũ khí, bất kể là thô sơ. Các lực lượng chức năng đều có ưu thế hơn người dân khi xử lý vụ việc nào đó. Chính ra cần có điều luật, cơ chế giám sát sự lạm quyền của các cơ quan chức năng, thay vì đề nghị trên.
Ngay khái niệm “chống người thi hành công vụ” cũng rất mơ hồ. Thế nào là chống người thi hành công vụ? Ở mức độ nào được phép nổ súng? Thái độ của người thi hành công vụ khi tham gia xử lý các vụ việc cần tuân thủ nguyên tắc làm việc nào?…Hiện nay người dân có quá nhiều bất bình với lực lượng hành pháp này không phải là không có nguyên nhân. Những bức xúc có thể sẽ khiến nhiều người mất bình tĩnh khi va chạm với lực lượng chức năng. Nhưng rất có thể thái độ này sẽ bị thổi phồng, bị lạm dụng để cơ quan chức năng kết tội, trốn tránh trách nhiệm…Đã từng có chuyện những người đi biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc cũng bị kết tội “gây mất trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ” rồi. Cũng có người chỉ vì đến xem phiên tòa xét xử công khai, nhưng bị ngăn cản, và khi phản ứng lại thì bị qui kết là “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”…Chừng nào khái niệm này còn mơ hồ, co dãn, thiếu minh bạch thì sẽ còn bị lạm dụng.   
Điều luật này có thực sự vì yêu cầu của thực tế như Bộ công an đề xuất hay là cách chính quyền chuẩn bị lo đối phó với sự bất bình của người dân đang dâng cao? Và như thế thì tính mạng người dân chỉ là “chuyện nhỏ” so với sự tồn vong của chính thể hiện hành.
 Dưới đây là những vụ người dân chết tại trụ sở công an được nhiều trang blog, web, FB tổng kết:
-VietnamNet hôm 11/3/2009 cũng có phóng sự điều tra về vụ anh Đặng Trung Trịnh ở xã Tiên Động, Hải Dương chết chỉ vài tiếng sau khi bị công an “trói dây thừng mang đi “vì “giẫm lên gạch” và “đốt rơm” của một người trong xã hôm 28/11/2009. Giải thích chính thức của chính quyền là: “Anh Trịnh được mời lên xã làm việc, do anh Trịnh chưa tỉnh táo nên được đề nghị vào phòng thường trực để chờ. “Vào thời điểm 17h10 phút, anh Đặng Văn Đáng công an xã vào và thấy anh Trịnh chết đã gọi điện cho trưởng công an xã là Phạm Văn Thanh và tiến hành hô hấp nhân tạo và cấp cứu. “Lý do anh Đặng Trung Trịnh chết là do: “Xuất huyết mạch mạc treo ruột, chảy máu ổ bụng do xơ gan”.
-Ngày 14.7.2009, chỉ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, anh Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi dẫn đến cái chết thảm thương. Hàng ngàn người dân Gia Lai kéo đến công an biểu lộ thái độ bất bình trước hành xử thiếu tính người của công an. Không phục thiện, vẫn hung hãn kiêu binh, công an Gia Lai đã bắt 75 người dân tống giam! Hôm sau, trong số người bị bắt, anh thanh niên trẻ khỏe Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết âm thầm trong nhà giam công an Gia Lai!
-Ngày 21.11.2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong trại tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội!
-Ngày 28.11.2009, anh Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết ở trụ sở công an xã Tiên Động, huyện Tứ Kì, Hải Dương!
-Ngày 22.12.2009, ông Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chiều bị công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước bắt. Tối vợ đến thăm thấy ông Long sưng u, bầm dập khắp người và nghe ông Long rên rỉ: Bị đánh dữ! Đau lắm! Chắc không sống nổi! Quả nhiên, sáng hôm sau công an đến báo cho vợ ông Long biết: Ông Long đã chết!
-Ngày 21.1.2010, anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết tại trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội!
-Trang tin VnExpress hôm 15/3/2010 đăng phóng sự dài về vụ anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi đã chết sau khi bị công an Hà Đông giam giữ vì bị nghi trộm đồ xe ô tô. Báo này trích lời bố anh Hùng, ông Nguyễn Xuân Bình nói: “Sau 11 ngày bị công an đưa đi con tôi trở thành cái xác khô, 10 đầu ngón tay bị sưng, tím đen; hai chân thâm tím…”. Một bác sỹ được trích lời nói về tình trạng của anh Hùng khi được đưa vào viện hôm 21/11/2009: “Chức năng sống của bệnh nhân không còn, tuy nhiên các bác sỹ vẫn tiến hành cấp cứu với tinh thần còn nước còn tát, song chúng tôi đành bó tay”.
-Báo Lao Động hôm 27/3/2010 đưa tin về vụ anh Nguyễn Quốc Bảo tử vong vào rạng sáng ngày 22/1/2010 sau khi bị công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội “mời lên làm việc” vào chiều ngày 21/1. Báo này viết: “Theo biên bản giám định pháp y của Viện Pháp y Quân đội, nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ”. Khi ông Nguyễn Quang Phục, bố của anh Bảo tới nhận xác anh thì thấy: toàn thân con ông có nhiều vết bầm tím, nhất là 2 cổ chân, 2 cổ tay tím ngắt, có những vết sây sát dài. Hai bên khoé miệng con ông có những vết bầm tím song song, mỗi bên dài khoảng 8cm.
-Ngày 24.4.2010, anh Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát giao thông và một công an xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đánh chấn thương nặng đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và xương cung gò má phải, dập tủy, đứt dây chằng dọc trước, gãy bốn răng, tính mạng nguy kịch!
-Ngày 7.5.2010, anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị giam ở công an Điện Bàn, Quảng Nam!
-Báo Người Lao Động hôm 10/5/2010 đã đưa tin về vụ anh Võ Văn Khánh, sinh năm 1981, trú tại Đại Lộc, Quảng Nam chết tại đồn công an lúc 21h30 ngày 7/5. Kết luận của công an là anh Khánh tự tử bằng dây buộc giày. Theo đơn của gia đình gửi báo này, anh Khánh tới công an huyện Điện Bàn để làm thủ tục xin lại xe máy bị tạm giữ do vi phạm giao thông lúc 14h ngày 7/5. “Đến 6 giờ 30 phút ngày 8-5, công an huyện Điện Bàn đưa xác anh Khánh về cho gia đình ở Điện An kèm theo một phong bì 10 triệu đồng. “Khi gia đình khâm liệm, phát hiện thi thể anh Khánh không bình thường. Từ phần ngực xuống hai bên sườn có dấu giày in đậm và tím bầm nhiều chỗ. Do đó, gia đình không tin Khánh tự tử và yêu cầu giám định lại.”
-Ngày 25.5.2010, dân xã Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa tập trung ngăn cản không cho chính quyền thu hồi đất một cách cưỡng bức, áp đặt, công an liền nổ súng bắn gục hai người dân, em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi chết tại chỗ, ông Lê Hữu Nam, 43 tuổi, bị thương nặng, năm ngày sau chết!
-Ngày 7.6.2010, ông Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội đánh chết!
-Ngày 30.6.2010, ông Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết khi bị tạm giam ở công an Đại Từ, Thái Nguyên!
-Ngày 3.7.2010, ông Nguyễn Thành Năm, 43 tuổi, bị công an và dân phòng đánh chết trong đám tang ở Cồn Dầu, Đà Nẵng!
-Ngày 23.7.2010, anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ sau, chết gục trong nhà công an!
-Báo Pháp luật Việt Nam hôm 26/7/2010 đưa tin anh Vũ Văn Hiền, 40 tuổi ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và đã tử vong sau hai ngày bị công an tạm giữ. Anh Hiền tử vong hôm 30/6 sau khi được công an đưa vào viện trong tình trạng như một bác sỹ nói: “lúc vào bệnh viện, bệnh nhân đang hôn mê, bầm tím nhiều ở mắt trái, chân tay trầy xước, có một vết rách lớn ở môi trên, trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng.”
-Ngày 6.8.2010, chị Hoàng Thị Trà, 20 tuổi, sinh viên, bị cảnh sát mặc thường phục bắn, viên đạn xuyên đùi, phá vỡ xương chậu!
-Ngày 8.8.2010, anh Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết khi bị giam ở công an Hậu Giang!
-Ngày 9.9.2010, ông Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai!
-Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Bệnh viện Việt Đức phải mổ cấp cứu xác định ông Tùng bị giập hai đốt sống cổ và chấn thương khắp người! Tám ngày sau ông Tùng chết!”
-Ngày 25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát và có để lại lá thư tuyệt mệnh. Anh Nhựt là thủ kho của Cty lốp xe Kumho đóng tại KCN Mỹ Phước 3. Anh bị mời về trụ sở CA huyện Bến Cát để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra tại Cty này.
-Ngày 19.3.2012, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) được cho là đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi người thân của Trọng nhận được tin báo từ cơ quan công an, thì thi thể nạn nhân đã được đưa vào nhà xác Bệnh viện Đa khoa Can Lộc.
-Ngày 10-12-2012, lực lượng Công an huyện Yên Thế bắt quả tang vụ đánh bạc dưới hình thức chọi gà tại nhà anh Nguyễn Tiến Dương (41 tuổi, trú phố Thống Nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, Bắc Giang). Lực lượng công an bắt những người tham gia đánh bạc. Trong quá trình khám xét, ông Bùi Văn Lợi (SN 1967, ở phố Gia Lâm, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang) là một trong 30 người bị bắt giữ, bất ngờ bỏ chạy ra cánh đồng ở phía sau. Ngay lập tức, lực lượng công an triển khai đội hình vây bắt. Công an Bắc Giang cho biết, trong khi truy bắt, thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989) dùng súng quân dụng K54 bắn chỉ thiên. Trong lúc bắn, khẩu súng K54 của thượng sĩ Tùng cướp cò nên bắn trúng vai trái ông Lợi. Ông Lợi được đưa tới phòng khám đa khoa chất lượng cao Bố Hạ. Nhưng do vết thương quá nặng nên ông Lợi đã tử vong.
-Còn đây là cái chết đầu tiên năm 2013 trong trụ sở công an: Báo điện tử Dân Việt dựa theo lời kể của thân nhân nạn nhân, cho biết: “Ngày 2 Tháng Giêng 2013, ông Trần Văn Tân, 53 tuổi (cư dân thôn Dưỡng Thái Nam, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành), ăn cơm trưa ở nhà xong “ra khỏi nhà nói đi vác gạo thuê và làm cỏ cho bà nội là “mẹ Việt Nam anh hùng” tại nghĩa trang xã”.
Bà Lê Thị Ránh, vợ ông Tân, kể trên tờ báo điện tử Soha: “Anh ấy đi từ trưa ngày 2 Tháng Giêng đến tối không thấy về, chú em có đi tìm thì thấy có người bảo buổi chiều tối vẫn thấy anh làm cỏ ở mộ của bà nội là ‘mẹ Việt Nam anh hùng’ nhưng sau đó thì cũng không ai biết là anh ấy đi đâu”.
Còn ông Trần Văn Toán, em ông Tân, kể: “Cả đêm hôm đó anh tôi ở đâu, làm gì thì cả gia đình không ai hay biết, mặc dù là đã đi tìm. Ðến khoảng 8 giờ sáng, khi nghe mọi người đi chợ bàn tán, cả gia đình tôi chạy lên UBND xã Kim Xuyên thì lúc đó mới hay tin anh trai tôi đã bị công an xã này tạm giữ từ đêm hôm qua vì lấy trộm của công ty xi măng Thành Công một tấm cốp pha và đến sáng sớm được phát hiện đã tử vong”.









‘Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác’


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Đề xuất của Bộ công an về việc nổ súng trực tiếp để vô hiệu hóa các trường hợp có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ nghiêm trọng là một trong những nội dung của dự thảo Nghị định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
 Đề xuất này ra đời trong bối cảnh dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được lấy ý kiến, góp ý rộng rãi từ nhân dân. Một trong những điểm mới được đánh giá rất cao của dự thảo sửa đối Hiếp pháp năm 1992 là việc ghi nhận và đưa các quyền con người vào trong Hiến pháp, trong đó có quyền sống.
Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác. Việc nổ súng trực tiếp vào một người có thể ngay tức khắc sẽ giết chết người đó. Trong khi, dù phạm tội dã man, dù giết chết nhiều người thì người phạm có hành vi phạm tội vẫn phải trải qua quá trình điều tra, tuy tố xét xử trước khi bị buộc tội và thi hành án. Việc cho phép cán bộ có quyền nổ súng trực tiếp vào một người khi thấy người đó có dấu hiệu hoặc có căn cứ để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng chẳng khác nào hành vi kết án tử hình mà không qua các xét xử.
 Đề xuất này của Bộ công an cũng nằm ngoài và đi ngược với các trường hợp được phép nổ súng quy định tại Điều 22, Pháp lệnh quản lý vũ khí và vật liệu nổ. Khác với pháp lệnh cho phép chỉ được nổ súng khi “những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác”, đề xuất của Bộ công an cho phép cán bộ được nổ sung ngay khả khi thấy có “dấu hiệu”… Điều này có thể dẫn đến việc nổ súng cảm tính, không chính xác.
 Việc nổ súng tước đoạt tính mạng của người khác theo đề xuất của Bộ công an vô hình chung đã “thả lỏng” cho những hành động đáp trả có thể vượt quá giới hạn cho phép và ‘không tương xứng’. Tính mạng của một con người chắc chắn không thể xem nhẹ, không thể chỉ vì một hành vi có dấu hiệu chống người thi hành công vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà có thể tước đoạt ngay tức khắc bằng việc nổ súng.
 Dù là vì bất cứ lý do gì, dù là lấy lý do tình trạng chống người thi hành công vụ thời gian qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ. Thì cũng không thể trao thêm cho cán bộ quyền nổ súng như đề xuất mới của Bộ công an. Có như vậy việc ghi nhận quyền sống của con người trong dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 mới có giá trị, có ý nghĩa thiết thực.
 Box:
Quyền sống là quyền cơ bản của con người được quy định tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người; Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và trong nhiều điều ước quốc tế khác về quyền con người. Theo các văn kiện này: Mọi người đều có quyền sống. Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét