Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .




PHẠT HAY KHÔNG PHẠT: Rối như canh hẹ!

Thứ Sáu, 15/03/2013 22:28

Vẫn sẽ xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện và đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp

Hơn 1 tuần qua người dân rối bời với những thông tin liên tục được đưa ra của cơ quan chức năng liên quan đến việc xử phạt hay không xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện và đội mũ bảo hiểm (MBH) dỏm.
Phạt xe không chính chủ từ ngày 15-4
Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Công an), cho biết theo Thông tư 11/2013, từ ngày 15-4, CSGT sẽ không chặn xe giữa đường để kiểm tra, xử phạt đối với lỗi không sang tên, đổi chủ phương tiện mà chỉ thực hiện kiểm tra thông qua quá trình điều tra các vụ tai nạn, vụ án hình sự, phương tiện bị tạm giữ, thông qua công tác đăng ký, cấp biển số… Theo Nghị định 71/2012 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện bị phạt từ 6-10 triệu đồng với ô tô và 800.000-1,2 triệu đồng đối với xe máy. Khi nghị định thay thế Nghị định 71 có hiệu lực thì thông tư 11 mới vô hiệu. 
Bộ Công an khẳng định sẽ xử phạt xe không sang tên, đổi chủ và đội mũ bảo hiểm dỏm
Việc xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư 11 được căn cứ từ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Từ ngày 1-7 tới, pháp lệnh này hết hiệu lực để thay thế bằng Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đương nhiên Thông tư 11 cũng hết hiệu lực. Như vậy có nghĩa là trong thời gian từ ngày 15-4 đến hết ngày 30-6, lực lượng CSGT sẽ tiến hành xem xét xử phạt đối với lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện. Trường hợp dễ bị xem xét xử phạt nhất là khi người dân điều khiển phương tiện trên đường vi phạm các lỗi đến mức bị lập biên bản tạm giữ, giam xe. Ngoài ra, việc không xuất trình được giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe... cũng có thể bị tạm giữ phương tiện.
Nếu Chính phủ tiếp tục đồng ý xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện và đưa vào nghị định mới thay thế Nghị định 71 (dự kiến ban hành từ ngày 1-7) thì người dân không có khoảng thời gian nào để đi đăng ký phương tiện. Theo báo cáo của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an), số “xe không chính chủ” hiện rất nhiều bởi trước đây xuất hiện một số quy định bất hợp lý như “mỗi người chỉ được đăng ký sở hữu một phương tiện” ở Hà Nội và TPHCM; có giai đoạn Hà Nội không cho đăng ký xe tại 4 quận nội thành; mức lệ phí trước bạ tại TPHCM, Hà Nội cao gấp nhiều lần so với địa phương khác... Để có phương tiện đi lại, tiết kiệm chi phí, nhiều người dân nhờ người thân đứng tên đăng ký hộ.
Mũ không đủ 3 lớp: Phạt
TS Lê Hồng Sơn, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư 06/2013 về sản xuất kinh doanh, sử dụng MBH là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bộ Khoa học - Công nghệ phải sửa lại nội dung trong thông tư này theo hướng bỏ bớt các tiêu chuẩn về MBH mới phù hợp với thể thức văn bản.
Theo đó, thông tư mới phải phù hợp với Nghị định 71 về xử phạt giao thông với lỗi không đội MBH hoặc đội mũ không cài quai đúng quy cách. Khái niệm MBH theo quy chuẩn được phê duyệt trước đây chỉ gồm tiêu chí có đủ 3 lớp (vỏ mũ, đệm bảo vệ, quai đeo) và có dán tem chứng nhận  bảo đảm  tiêu chuẩn. Hiện Thông tư 06 chưa có giá trị pháp lý và sẽ phải sửa đổi nội dung nên sẽ không thể kịp có hiệu lực từ ngày 15-4 như dự kiến. Tuy nhiên, khi thông tư có hiệu lực, lực lượng CSGT có thể phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, khoa học - công nghệ ra quân kiểm tra, nhắc nhở những người đội MBH không đạt tiêu chuẩn.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết trong thời gian 3 tháng ra quân cao điểm sắp tới sẽ chủ yếu tuyên truyền cho người dân hiểu tác dụng của MBH đạt chuẩn và xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất, buôn bán MBH không có giấy phép và không đạt tiêu chuẩn. “Sau này, người đội những chiếc mũ chỉ có 1-2 lớp, đã ghi rõ ràng dòng chữ “mũ dành cho người đi xe đạp”, loại giống mũ lưỡi trai khi điều khiển phương tiện thì chắc chắn bị xử phạt về hành vi không đội MBH” - ông Hiệp nói.
Nghiên cứu xử lý MBH nhái
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, trước đây Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh MBH vào danh mục “có điều kiện” nhưng sau đó Chính phủ đã không đồng ý. Chính vì thế lực lượng chức năng không thể cấm được các nhà sản xuất làm ra những chiếc mũ có hình dáng giống MBH, ghi dòng chữ “chỉ dành cho người đi xe đạp”. “Điều đó gây khó cho cả lực lượng quản lý thị trường khi muốn tịch thu, xử lý. Vấn đề này chắc chắn thời gian tới sẽ được chúng tôi nghiên cứu lại để có hướng xử lý”- ông Hiệp nói.
THẾ KHA



Sao không cho dân thời gian sửa sai?
SGTT.VN - Ngày 1.3.2013, lãnh đạo bộ Công an ký ban hành hai thông tư 11 và 12, cùng có hiệu lực từ ngày 15.4.2013, với những quy định rất tiến bộ. Nhưng vì thiếu sự phối hợp nên hai văn bản này lại tạo ra hoàn cảnh khá oái oăm cho số phận của một chủ trương đúng đắn.
Một cộng một nhưng chẳng bằng hai
Quá nhiều thông tư làm dân rối 
Cụ thể, hướng dẫn việc xử phạt một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định, thông tư 11 yêu cầu cảnh sát giao thông không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi này. Việc xử lý chỉ được thực hiện khi phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự. Việc xử phạt được bắt đầu từ ngày 15.4.2013.
<><>
Kinh nghiệm từ luật Hôn nhân và gia đình
Khi luật Hôn nhân và gia đình 2001 có hiệu lực (1.1.2001), để khuyến khích những cặp nam, nữ chung sống với nhau trước đó nhưng chưa đăng ký kết hôn đi đăng ký kết hôn, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 35 với một số nội dung cụ thể.
Theo nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3.1.1987 (ngày luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực) đến ngày 1.1.2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật (Hôn nhân và gia đình 2001) thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm (từ 1.1.2001 đến 1.1.2003).
Trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì toà án áp dụng các quy định về ly hôn của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết – nghĩa là họ không bị “chế tài” trong khoảng thời gian “ân hạn” này. Từ sau ngày 1.1.2003 mà vẫn không đăng ký kết hôn thì họ mới phải nhận “chế tài”, tức là “pháp luật không công nhận họ là vợ chồng”.
Kinh nghiệm nêu trên cũng có thể áp dụng với trường hợp thông tư 11 và thông tư 12 của bộ Công an.

Trong khi đó, thông tư 12 quy định từ ngày 15.4.2013 đến ngày 31.12.2014, việc giải quyết đăng ký xe đối với trường hợp xe đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều người sẽ được thực hiện với thủ tục cực kỳ đơn giản, theo hướng cho người đi đăng ký tự cam kết.
Bẫy dân hay tắc trách?
Thoạt nghe, không ít người đã rất mừng vì cuối cùng, người đi xe “không chính chủ” cũng thoát được cảnh bị phạt khi cảnh sát giao thông có thể dừng xe bất cứ lúc nào để kiểm tra và khỏi phải khóc ròng vì không thể sang tên với những xe đã qua nhiều đời chủ. Nhưng nếu đọc kỹ thời hiệu thực hiện của hai thông tư này, người có xe “không chính chủ” sẽ phải bật ngửa!
Do thời hiệu xử phạt của thông tư 11 và thời hiệu giải quyết đăng ký xe đối với xe đã qua nhiều đời chủ của thông tư 12 là cùng lúc, nên thực chất, không cần cảnh sát giao thông phải dừng xe nhằm phát hiện và xử phạt mà người có xe “không chính chủ” vẫn sẽ tự “lạy ông tôi ở bụi này” và sẽ phải bị phạt với mức phạt khá cao (theo nghị định 71/2012, mức phạt là 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với xe gắn máy; 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với ôtô) khi theo khuyến cáo sẽ giải quyết cho sang tên xe với “thủ tục đơn giản theo hướng cho người đi đăng ký tự cam kết” mà thông tư 12 đã nêu.
Với quy định của hai thông tư trên, dư luận không thể không đặt câu hỏi: liệu đây có phải là một cái bẫy gom những người có xe chưa sang tên đổi chủ vào một nơi để phạt cho dễ và không bỏ sót?
Thực tế, có thể thấy trước kết quả là thông tư 12 nhiều khả năng bị “vô hiệu” trên thực tế bởi chắc không có nhiều người sẵn sàng mang hồ sơ đi làm thủ tục sang tên để bị phạt theo thông tư 11. Tâm lý chung, người dân sẽ tiếp tục “ngoài vòng pháp luật” như thế, chấp nhận “hên xui” theo kiểu nếu chẳng may bị bắt thì đành chịu phạt rồi làm thủ tục luôn, còn không, dại gì tự đưa hồ sơ ra để bị phạt nặng!
Ai sẽ trả lời?
Còn nhớ khi nghị định 71/2012 ra đời với mức phạt xe không chính chủ cao ngất, vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận, Chính phủ đã phải chỉ đạo tạm dừng xử phạt, giao các bộ liên quan rà soát thủ tục sang tên xe (bộ Công an), mức phí trước bạ hợp lý (bộ Tài chính) để tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng pháp luật, cũng là tạo điều kiện để việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tốt hơn, hiệu quả hơn. Thực hiện chỉ đạo này, bộ Công an đã ban hành thông tư 12 để gỡ vướng cho việc đăng ký sở hữu cho xe đã qua nhiều đời chủ (phí trước bạ thì vẫn đang phải chờ bộ Tài chính) được dư luận hoan nghênh nhưng tiếc thay, việc tháo gỡ ấy của bộ Công an cuối cùng lại mất đi nhiều ý nghĩa chỉ bởi một chi tiết thiếu cân nhắc, đó là quy định thời hiệu thực hiện giữa thông tư 12 và thông tư 11, cũng do bộ này ban hành.
Không ít ý kiến cho rằng nếu các cơ quan quản lý nhà nước thật sự muốn khuyến khích và tạo điều kiện cho dân sửa sai nhằm sống và làm việc theo đúng luật pháp, thì nên cho người dân được phép đăng ký sang tên đổi chủ xe với thủ tục đơn giản trong một thời gian nhất định rồi sau đó hãy bắt đầu xử phạt. Được như vậy, hẳn người dân phải “tâm phục khẩu phục” dù sau này có bị phạt với mức cao hay thậm chí không được phép đăng ký.
Một điều khác cũng đáng quan tâm trong vụ việc này, đó là vai trò của bộ phận kiểm soát văn bản pháp luật của bộ Tư pháp. Ngoài nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lâu nay, mới đây, bộ Tư pháp còn được giao nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật. Thế nhưng khi dư luận nêu vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính, đến văn bản pháp luật, chưa thấy cơ quan này lên tiếng. Người dân – thông qua các cơ quan báo chí – không biết gõ cửa nơi nào để tìm câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Vậy, rốt cuộc, ai sẽ trả lời?
GIA PHÚ
 Bao giờ có cải cách tư pháp?

Bao giờ có cải cách tư pháp?Theo blog Thùy Linh


h319Bao giờ Việt Nam có nn Tư pháp thật sự? Ai trả lời được câu hỏi này? Còn hiện giờ người dân vẫn phải chịu thua thiệt đủ đường mỗi khi có chuyện phải dính vào luật pháp. 
Không ai ngạc nhiên với đơn thư từ chối luật sư bào chữa từ trại giam của bị can (?). 
Không ai ngạc nhiên sau nhiều tháng bị bắt, giam cầm, bị can vẫn không được tiếp xúc với các luật sư, hoặc có tiếp xúc thì rất hạn chế, luật sư như bị giám sát, quản thúc của cán bộ trại giam vậy. 
Dù bị phạm tội gì, an ninh hay dân sự thì các bị can đều chịu thiệt thòi này, đặc biệt tội dính đến an ninh quốc gia thì coi như biệt giam. Không ai biết được những người bị giam giữ có được đối xử tử tế, được hưởng quyền tối thiểu của con người, cán bộ điều tra có làm đúng nguyên tắc hay không? 
Các phiên tòa xét xử cũng có luật sư bào chữa, có tranh tụng tại tòa. Nhưng các lý lẽ của các luật sư chưa khi nào có thể thay đổi được án đã y từ khi tòa chưa mở phiên xét xử, dù chứng cứ của họ vững chắc đến mấy…Thay đổi bản chất vụ án là không bao giờ. Đã bị bắt thế nào cũng lôi ra tội, dù ít hay nhiều, không tội này sẽ ra tội khác. 
Thế nên càng thương cái nghề luật sư ở nước mình. Lập pháp thì tranh luận triền miên, mãi chưa có nổi bộ luật hoàn chỉnh. Hành pháp thì lạm quyền. Tư pháp thiếu minh bạch, đầy uẩn khúc. “Cái nước mình nó thế” nên mãi tăm tối, bất công vậy sao…
ĐAU BUỒN! ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP MÀ THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀY ĐÂY.
Luật sư Trần Đình Triển
10-cau-hoi12Hôm nay, tôi đến trại tạm giam công an tỉnh Vĩnh Phúc để gặp bị cáo Hà Tuấn Ngọc. Đây là một vụ án còn nhiều vấn đề để bàn luận:
Ông Hà Tuấn Ngọc, sinh năm 1955; đảng viên Đảng CSVN, thương binh, luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ, phóng viên báo chí tại Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Phú Thọ; là người đã viết nhiều bài báo phản ánh những dấu hiệu có tính tiêu cực, vi phạm pháp luật tại Vĩnh Phúc. Việc ông bị khởi tố, truy tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, tôi xin chưa nêu tại đây, sẽ trình bầy tại phiên tòa sơ thẩm sắp tới.
Đến trại tạm giam, tôi rất chú ý để thực hiện quy chế trại tạm giam như: bỏ tất cả đồ đạc bên ngoài chỉ cầm hồ sơ và bút vào thôi, qua cổng trại đi qua một hệ thống kiểm tra như ở sân bay. Vào phòng xét hỏi, lạ lùng nhất là được bố trí một thượng úy ngồi bên cạnh tôi, một thượng úy ngồi cạnh bị cáo Ngọc. Tôi đã giải thích: “Trại có quyền làm công tác bảo vệ xin mời các anh ra ngồi ngoài hành lang, còn đây là luật sư làm việc với bị cáo mà giám sát như thế này thì còn làm việc gì nữa, sinh ra nghề luật sư để làm gì? Làm tốn thêm tiền mời luật sư của dân”. Tôi được sự trả lời từ phía hai thượng úy: “Chúng tôi không biết, đây là việc chúng tôi thi hành lệnh của lãnh đạo chúng tôi”.

Tôi là người rất ít lấy lời khai của bị can bị cáo, thông thường chỉ hỏi, ghi nhớ trong đầu rồi đối chiếu với hồ sơ tài liệu, đặt câu hỏi tại phiên tòa. Hôm nay, trước tình cảnh như vậy buộc tôi phải lấy lời khai để làm bằng chứng cho tôi sẽ kiến nghị lên Ban bí thư Trung ương, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Bộ Tư pháp, Ủy ban tư pháp Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ,… để thấy được Đảng chủ trương rất đúng về cải cách tư pháp, nhưng trên thực tế là thế này đây.
Trong suy nghĩ tôi đang định hình tư tưởng và phương hướng như vậy, vội vàng viết và ghi lời khai (vừa hỏi vừa ghi khoảng được 10 phút), cộng với thời gian phản ứng việc cử 02 cán bộ công an ngồi bên cạnh. Tổng cuộc gặp được 20 phút thì bất chợt có điện thoại cho một thượng úy, ngay sau đó 02 thượng úy đều đồng thanh tuyên bố kết thúc cuộc gặp của luật sư với bị cáo. Tôi hỏi 02 thượng úy, quy chế về tổ chức và quản lý trại tạm giam của Chính phủ do Thủ tướng ký quy định: “Luật sư được gặp bị can bị cáo trong thời gian không quá một giờ, tôi mới gặp được 20 phút tại sao lại ra lệnh chấm dứt?”. Hai thượng úy đồng thanh trả lời: “Chúng tôi không biết đó là lệnh của lãnh đạo”.
Đảng, Nhà nước đang khuyến khích mọi công dân đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992; tôi thiết nghĩ: Lý luận làm gì? Kinh viện sách vở làm gì? Nên đi từ thực tiễn những vụ việc như thế này có phải hay không?




Đưa thảo luận Hiến pháp về đúng vị trí


imageCuộc vận động xây dựng Hiến pháp sắp được ba tháng, đang đến hồi “cao trào”. Người tham gia ngày càng đông đảo. Ở một số địa phương, Dự thảo được cán bộ đưa đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến. Dù có thể có ý kiến khác nhau về cách làm này, nhưng việc đưa người dân tham gia vào sự kiện là điều đáng hoan nghênh. Mặt khác, quan sát tỉnh táo và khách quan cũng thấy đã bộc lộ một số biểu hiện chệch hướng cần khắc phục trong thảo luận xây dựng Hiến pháp. Bài viết này phân tích một số khía cạnh của vấn đề này.
I- Để đánh giá có chệch hướng hay không, cần trở lại việc trả lời đúng câu hỏi “Vì sao phải sửa Hiến pháp?”
Cần sửa vì Hiến pháp 1992 đã bộc lộ những sự bất toàn. Nếu những bất toàn đó chỉ thể hiện ở tầm lý thuyết, trên văn bản thì việc sửa cũng không bức thiết, cũng chưa thu hút sự quan tâm nhiều như vậy của toàn xã hội. Vấn đề là trong cuộc sống đất nước những năm qua đã nảy sinh hàng loạt vấn đề và tình huống xung đột có tính phổ biến và gay gắt, mà trong khuôn khổ cũ Hiến pháp đã tỏ ra không làm được chức năng là chỗ dựa pháp lý cao nhất để đưa ra những phán quyết và giải pháp đúng, có hiệu lực.
Vì thế, yêu cầu sửa đổi Hiến pháp đã nhanh chóng vượt khỏi dự kiến ban đầu hạn hẹp trong một số điều có liên quan đến chính quyền địa phương (trực tiếp là vấn đề tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số “cấp”), để bao hàm một nội dung rộng lớn hơn nhiều cả về lượng và sâu sắc hơn nhiều về chất. Cuộc sống đặt ra những vấn đề bức xúc, cơ bản mà không ai có thể làm ngơ, từ người lãnh đạo cao nhất đến công dân bình thường, đòi hỏi phải được giải đáp, dù nhận thức chung có những điểm còn bất cập, chưa thống nhất. Ở đây có sự gặp nhau giữa ý chí lãnh đạo và mong muốn của nhân dân, cùng xuất phát từ mục tiêu phát triển đất nước. Sửa Hiến pháp là yêu cầu thực tế, là nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng là việc do chính lãnh đạo khởi xướng. Thực tế đó bác bỏ luận điệu vu cáo, cho rằng sửa Hiến pháp là việc làm mị dân, giả danh dân chủ.
Có thể kể ra một số trong những vấn đề và tình huống kể trên, hiện đang trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận.
1- Vị trí Luật mẹ của Hiến pháp. Trên cơ sở Hiến pháp 1992 đã ra đời những luật và quy phạm pháp luật, trong đó không ít vấn đề có nội dung mâu thuẫn nhau; mâu thuẫn với tinh thần của Hiến pháp và không phù hợp với thực tiễn đang vận động. Một số Điều khoản của Hiến pháp chẳng những không được luật hoá, mà còn bị công khai coi thường, bị giải thích tuỳ tiện (ví dụ như phát biểu của một số chính khách và đại biểu Quốc hội về luật biểu tình, đình công…). Việc sử dụng phổ biến một câu “thòng” “theo quy định của luật pháp” sau nhiều Điều khoản của Hiến pháp vô hình chung bỏ ngỏ khả năng vô hiệu hoá chính Điều khoản đó bằng các quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp…
2- Về vấn đề kinh tế nhà nước và sở hữu toàn dân về đất đai. Trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp hiện hành, nhiều năm qua trên hai vấn đề rất lớn này đã nẩy sinh rất nhiều bất ổn, thất thoát lớn về kinh tế, tham ô tài sản công, những xung đột xã hội gay gắt và phổ biến có nguy cơ châm ngòi cho mất ổn định chính trị (các vụ Vinashin, Vinaline.. các cuộc khiếu kiện đông người về đất đai là phần nổi lên của tảng băng chìm). Vấn đề đặt ra là những khuôn khổ đó có còn đúng không, có cần thay đổi không. Nếu vẫn giữ như cũ thì vì sao? Vì tầm nhìn xa trông rộng, vì ”định hướng xã hội chủ nghĩa” hay vì quyền lợi ích kỷ của một nhóm người, đi ngược lợi ích chung của xã hội?
3- Vấn đề suy thoái chính trị. Các nghị quyết của Đảng nói “suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” cũng chỉ là một cách diễn đạt khác về sự suy thoái chính trị của cả Đảng lãnh đạo lẫn bộ máy cầm quyền, mà nếu không ngăn chặn được thì sẽ dẫn tới sự sụp đổ của chính thể và hỗn loạn xã hội. Đây là mối lo của mọi người. Do đâu mà suy thoái ngày càng nghiêm trọng? Có phải là do phương thức lãnh đạo của Đảng không phù hợp, do tổ chức bộ máy nhà nước không đảm bảo yêu cầu giám sát quyền lực, do công dân bị gạt ra ngoài mọi cơ chế giám sát trên thực tế? Khi tại diễn đàn Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, việc chất vấn về trách nhiệm trong vụ Vinashin, về trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ…bị chặn ngang chỉ bằng một thông báo miệng của những người trong cuộc “Bộ chính trị chủ trương không kỷ luật ai”, “Đây là sự phân công của Đảng”, thì là đúng hay sai theo Hiến pháp 1992 và các quy chế của Đảng? Nói rằng Điều 4 (cụ thể hơn là việc thiếu vắng một bộ luật làm khuôn khổ pháp lý cho sự lãnh đạo của Đảng) đã bao che cho những hiện tượng như vậy thì không đúng; nhưng cũng không dễ bác bỏ những ý kiến đó.
4- Vấn đề đối tượng trung thành của quân đội. Truyền thống anh hùng, trung thành với Tổ Quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam là điều không thể nghi ngờ; mọi hành động làm suy giảm tinh thần và sức chiến đấu của quân đội là một tội ác, nhất là vào thời điểm hiện nay, khi nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đang bị đe doạ. Toàn dân, toàn quân, toàn Đảng đều chung một nhận thức như vậy. Vậy tại sao phải sửa một Điều khoản đang tốt như vậy trong Hiến pháp 1992? Vì sao phải chuyển từ yêu cầu “phải tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc và nhân dân” sang yêu cầu “phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”? Liệu một Điều khoản như vậy trong Hiến pháp có nguy cơ bị lạm dụng biến thành căn cứ pháp lý cho việc sử dụng quân đội sai trái như vụ Tiên Lãng hay không?
Nếu công tâm và thẳng thắn, không ai có thể phủ nhận rằng đó là những điều mà mọi người Việt Nam yêu nước không thể không quan tâm, một sự quan tâm chính đáng, xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm với đất nước và dân tộc. Lẽ nào có thể nhắm mắt nói càn rằng đó là những vấn đề do các thế lực thù địch bịa tạc ra nhằm mục đích chống phá? Đó cũng chính là những vấn đề mà hầu như không ai  trong ban lãnh đạo đất nước không đề cập đến hoặc công khai trên các diễn đàn hay trong những trao đổi ý kiến riêng tư. Nếu hiểu và xử lý đúng thì đây là điều kiện chính trị-xã hội tuyệt vời để toàn xã hội, lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân đồng tâm hiệp lực tập trung trí tuệ, thảo luận lý lẽ, tìm hiểu thực tiễn để đề ra các quyết định đúng đắn. Không làm được như vậy là chệch hướng.
II-  Những biểu hiện chệch hướng trong thảo luận xây dựng Hiến pháp.
Có thể kể ra một số biểu hiện cụ thể chệch hướng dưới đây.
1- Trong chỉ đạo nhấn mạnh quá mức và xử lý sai liều lượng vấn đề chống “thế lực thù địch”, tạo ra tình hình căng thẳng, hạn chế phát huy dân chủ và tự do tư tưởng trong thảo luận xây dựng Hiến pháp.
Một số cá nhân trong và ngoài nước công khai hoặc ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu chống phá cũng là hiện tượng bình thường. Họ chỉ là thiểu số, dù cố ẩn mình, hoà giọng vào tiếng nói chung của những người phản biện xây dựng, vẫn bi lộ diện và không có khả năng lôi kéo, tập hợp bất cứ lực lượng nào.
Trong khi đó, hầu hết những người có lương tri, trong tình hình hiện nay nhiều hay ít đều có những ý kiến phản biện đối với Hiến pháp 1992. Bản Dự thảo phản ảnh và giải đáp đến mức nào những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, được công luận thừa nhân đến đâu là vấn đề còn để ngỏ, là đối tượng phán xét của công luận, và rồi cuối cùng sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm. Nhưng có thể nói không vũ đoán là đại bộ phận ý kiến phản biện, kể cả nhiều ý kiến phản biện gay gắt là xây dựng, thể hiện cả ở động cơ, thái độ và nội dung cụ thể.
Xem những người phản biện xây dựng hoặc là “cùng hội cùng thuyền” với các “thế lực thù địch”, hoặc bị chúng lôi kéo là sai lầm. Quan niệm như vậy là cố tình bịt tai trước những lời nói phải, khăng khăng bảo thủ ý kiến mình bằng những lý lẽ thiếu căn cứ, bằng thái độ cả vú lấp miệng em, gây ra tâm trạng phản ứng công phẫn hoặc quay lưng từ phía số đông có thiện chí và trí tuệ, làm giảm giá trị của chính những thực thể muốn bảo vệ, tạo thêm chứng cớ cho những thế lực chống đối xuyên tạc.
Đây là một nguyên nhân làm cho việc thảo luận xây dựng Hiến pháp hiện nay nóng bỏng một không khí đấu tranh “ai thắng ai”, đối phó, nghi ngờ, với không ít những lời nói và việc làm nặng tính chất mạt sát, lăng mạ, đấu tố nhau, mà rất ít hàm lượng lý lẽ, trí tuệ, thiếu hẳn tinh thần thái độ khoa học, thái độ cầu thị, bình tĩnh, tôn trọng nhau. Chắc chắn những thế lực đích thực thù địch với đất nước, với chính thể không mong muốn gì hơn một tình trạng chia rẽ như vậy giữa những lực lượng lẽ ra phải cấu thành sức mạnh của đất nước.
2- Mặc nhiên coi những ý kiến phản biện, khác Dự thảo là sai trái. Biểu hiện này là một phó bản của sai lệch nói trên. Thật ra thì sau một số trường hợp phát ngôn có phần chưa kín kẽ, không ai trong số những người có trách nhiệm công khai xem những ý kiến phản biện, khác Dự thảo là sai trái. Nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống rất phổ biến cách gọi những ý kiến không đồng tình với điểm này, điểm khác trong Dự thảo là “trái chiều”, cùng với sự đồng tình im lặng của lãnh đạo. Một thái độ như vậy là đã cấp “chứng chỉ”, là định chuẩn đánh giá phân loại ý kiến và cá nhân tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp. Tán thành Dự thảo là phải, không tán thành Dự thảo là trái chiều. Với chứng chỉ đó, người tán thành Dự thảo mặc nhiên tự xem mình là những người bảo vệ Đảng, có những người hành động và phát ngôn rất khinh xuất, mâu thuẫn, thiếu sức thuyết phục, tạo thêm không khí mất đoàn kết giữa những người tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp.
3-  Dùng số đông áp chế lý lẽ.
Trong bất cứ chính thể nào cũng tồn tại một đa số im lặng trong dân chúng. Ở nước ta số tỷ lệ này có khi còn lớn hơn nhiều nơi, do tính tích cực xã hội của công dân còn hạn chế. Trong các chính thể đa nguyên, các chính đảng thi thố nhiều thủ đoạn cả hợp pháp lẫn không hợp pháp để tác động đến đa số im lặng này, cạnh tranh với nhau để giành ưu thế chính trị cho mình. Nhưng trong thể chế một chính đảng duy nhất cầm quyền và lãnh đạo thì làm như vậy không có ý nghĩa, nhiều khi lại phản tác dụng, tự mình huyễn hoặc mình. Việc nhiều địa phương tập trung chỉ đạo lấy ý kiến một cách cấp tập, riêng lẻ từng gia đình công dân hiện nay, cùng với việc đánh giá chất lượng công tác xây dựng Hiến pháp của các địa phương thông qua số lượng ý kiến…liệu ít nhiều có khía cạnh là để “đập” lại những ý kiến phản biện đối với Dự thảo?
4- Thảo luận quá tập trung một vài vấn đề, chưa chú trọng các nội dung quan trọng khác.
Các vấn đề được nói nhiều hoặc là vấn đề chung nóng bỏng mà xã hội có điều kiện tiếp cận rộng rãi. Bên canh đó, Hiến pháp còn nhiều nội dung không kém phần quan trọng, nhưng việc góp ý kiến đòi hỏi những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu hơn, nên dễ bị xem nhẹ hay bỏ qua. Ví du như vấn đề nhân quyền, việc hiến định quyền lập hiến, quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, tổ chức giám sát quyền lực, vấn đề tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, vấn đề bầu cử và cấu trúc đại biểu quốc hội, vấn đề chính quyền địa phương….
III- Đưa thảo luận xây dựng Hiến pháp về đúng vị trí.
Với quyết định kéo dài thời hạn góp ý kiến xây dựng Hiến pháp đến tháng Chín năm 2013 thì ba tháng đầu năm 2013 trở thành giai đoạn mở đầu cho việc toàn dân tham gia xây dựng Hiến pháp. Tổng kết kết quả ba tháng này, bên cạnh việc tổng hợp những ý kiến đóng góp, thì nội dung quan trọng không kém là tổng kết việc chỉ đạo và tổ chức lấy ý kiến, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong thời gian hơn 6 tháng còn lại.
Nếu ba tháng đầu có ý nghĩa là giai đoạn “khai phá”, sản phẩm thu được là “nguyên liệu thô” thì thời gian tới là giai đoạn “tinh chế” “chưng cất” từ những tư liệu, thông tin thu thập được để có quyết định tối ưu. Đó là giai đoạn cần đến rất nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh, tinh thần khoa học, thái độ cầu thị, thận trọng. Đó là giai đoạn cần rất nhiều tâm sức, trí tuệ của toàn xã hội, cộng tác trong một không khí hợp tác, cởi mở, tin cậy. Mọi sự ồn ào, áp đặt, đả kích, khích bác đều không có chỗ đứng ở đây.
Khắc phục những lệch lạc nói trên, đưa thảo luận xây dựng Hiến pháp về đúng vị trí nhằm tạo ra một không gian chính trị-xã hội như vậy, là mong muốn và trách nhiệm chung của cả xã hội, trước hết là trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và Quốc hội.





Nghe Bộ trưởng trả lời, thảo dân chịu không nổi!


250213_TT_VinacomithongtinveviectamdungdautucangKeGaChiều tối chủ nhật, vợ chồng người bạn từ thuở thiếu thời mời tôi tới nhà. Bữa cơm cuối tháng 1 “ta” có món quốc hồn, quốc túy “R.T.C” do cô con dâu trưởng trổ tài nấu nướng. Vừa cụng ly rượu sâm, thì trên màn hình TV xuất hiện mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương – “lên sóng lần thứ tư, trả lời những câu hỏi liên quan tới dự án bauxite Tây Nguyên”.
Chúng tôi tạm dừng “sự sung sướng” để nghe ông nói. Thấy ông không nhìn vào giấy, thấy phong thái có vẻ tự tin… cánh già tôi bị ông “hút” vài chục giây đầu.
Vài chục giây đầu thôi, bởi ngay sau câu hỏi đầu tiên của phóng viên VTV1, ông Vũ Huy Hoàng nói: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bauxite của Việt Nam là khoảng 10-11 tỷ tấn”… Tôi giật mình. Sao trữ lượng bauxite Việt Nam “lớn” nhanh như Phù Đổng vậy? Cách đây gần 6 năm trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007- 2015 có xét đến năm 2025” thấy ghi trữ lượng có 5,4-5,5 tỷ tấn, bây giờ tăng gấp đôi rồi?
Ngành thăm dò địa chất giỏi quá ta!
Theo số liệu của cơ quan địa chất Mỹ (U.S.Geological Survey. Mineral Commodity Summaries- 2007- 2008 and 2011- 2012), toàn thế giới có trữ lượng (chắc chắn) 27 tỷ tấn và tài nguyên dự báo 38 tỷ tấn bauxite và Việt Nam có 2,1 tỷ tấn trữ lượng, tài nguyên (dự báo) 5,4 tỷ tấn.
Ông Vũ Huy Hoàng lại khẳng định: “trong đó tại tỉnh Đăk Nông là khoảng 4,6 tỷ tấn và tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 2 tỷ tấn”, vậy còn 3-4 tỷ tấn nữa nằm ở đâu? Trong khi ở miền Bắc tài nguyên bauxite ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An… chỉ khoảng 357 triệu tấn.
Ngay phần mở đầu, ông Vũ Huy Hoàng đã làm người nghe khó chịu rồi!
Ông tiếp tục:
Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm kim loại tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu alumin thế giới cũng tăng theo”, “Hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại, nên việc triển khai dự án thăm dò, khai thác và chế biến bauxite, trong đó giai đoạn đầu là chế biến alumin là hết sức cần thiết…”, “Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp đã được Đảng và Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai…, phải làm thí điểm và đi từ quy mô nhỏ lên dần đến quy mô lớn”.
Ô hay! Ông là “tư lệnh trưởng” của các ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đất nước mà không cập nhật được tình hình mấy năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới giảm mạnh à? Nhu cầu giảm nên nhôm tồn kho nhiều làm giá một tấn nhôm sụt rất sâu kéo theo giá 1 tấn alumin chỉ còn 280-300 USD thôi!
Ông lạc quan quá nhưng tại sao vẫn phải bám vào từ “thí điểm” để phòng thân?
Xin có lời đính chính rằng, Bộ Công thương và Vinacomin hoàn toàn không có ý định thí điểm khi quyết tâm triển khai dự án Tân Rai và Nhân Cơ từ năm 2008 nên đã bỏ ngoài tai những lời khuyến nghị rất chân thành và có cơ sở khoa học của hàng ngàn nhân sĩ trí thức.
Cái từ “thí điểm” hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ xuất phát từ thông báo của Bộ Chính trị (số 245TB/TW ngày 24/4/2009) chỉ đạo “Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ”… và nhắc rất kỹ “Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện.”
Với tinh thần “nghiêm túc”, Vinacomin đã trình cho ông Vũ Huy Hoàng và Bộ Công thương hồ sơ thiết kế cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Nhân Cơ “không chê vào đâu được”!
Xin trích dẫn ít số liệu chứng minh:

  • Vốn đầu tư (không tính VAT): 11.610.187 (triệu đồng), theo tỷ giá hối đoái năm 2009: 16.976 đ/1 USD thì vốn đầu tư qui đổi là 683.920.000 USD.
  • Giá thành toàn bộ 1 tấn alumin 4.314.100đ ( 254,13 USD/T)
  • Giá bán alumin 6.325.800đ (372,63 USD/T)
  • Tỷ lệ % giá thành so với giá bán 68,20%
  • Doanh thu bình quân/ năm (từ năm 2012 (?)): 3.994.393 (triệu đồng)
  • Chi phí sản xuất trung bình/ năm (từ năm 2012): 2.717.882 (triệu đồng)
  • Lợi nhuận thuần bình quân/ năm (30 năm) 1.276.511 (triệu đồng)
  • Lợi nhuận ròng bình quân/ năm (30 năm) 988.751 (triệu đồng)
  • Suất chiết khấu bình quân (%) 8,325%
  • NPV (net present value) 2.690.840 (triệu đồng)

(PV: giá trị quy đổi về hiện tại của một khoản tiền phát sinh trong tương lai
NPV: tổng giá trị đại số của một dòng tiền phát sinh trong tương lai đã được qui đổi về hiện tại)

  • IRR – tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 10,45%
  • Thời gian thu hồi vốn (kể từ khi đi vào hoạt động) 8,98 năm
  • Các loại thuế phải nộp bình quân/ năm (từ năm 2012) 605,057 (triệu đồng)

Trong đó
v Nộp ngân sách Trung ương (thuế XK alumin) 199,720 (triệu đồng)
v Nộp ngân sách địa phương 405.338 (triệu đồng)
bao gồm:
ü Thuế thu nhập doanh nghiệp 287.760 (triệu đồng)
ü Phí môi trường 109.544 (triệu đồng)
ü Thuế thuê đất 1.858 (triệu đồng)
ü Thuế tài nguyên 6.176 (triệu đồng)
Bộ Công thương đã có thông báo số 87/TB-BCT ngày 2/3/2009 về kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án Nhân Cơ và đồng tình với chủ đầu tư khi đánh giá hiệu quả kinh tế, coi đó là nền tảng vững chắc để triển khai dự án. Lúc ấy, chính ông và các cộng sự đâu đả động tới “việc xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn đầu tư lớn, thời hạn hoạt động 30- 40 năm… cần phải dựa trên những tính toán dài hạn, không thể chỉ căn cứ vào một thời điểm để khẳng định hiệu quả hay không hiệu quả” như ông nói loanh quanh trên TV!
Thế thì cách tính (đã dẫn ở trên) của Vinacomin tại dự án Nhân Cơ hay Tân Rai và quyết định phê duyệt của Bộ Công thương dựa vào cái gì, mốc thời gian nào để có một số liệu về lãi tới 122 USD/1 tấn alumin và cứ lãi đều đều (bình quân) suốt 30 năm tồn tại?
Không thể chối bỏ thực tế là dự án Tân Rai sẽ lỗ ngay trong năm 2013 và những năm tiếp theo đó, là cả Nhân Cơ nên ông Vũ Huy Hoàng cố biện bạch “Phải khẳng định hai dự án là thí điểm bước đầu để hình thành ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhôm của Việt Nam. Mà đã thí điểm thì phải có thời gian để khẳng định về mức độ chắc chắn của hiệu quả kinh tế.
Và ông tự trấn an mình để mong có sự “lan tỏa” đến người nghe: “giá alumin trên thị trường thế giới tuy hiện nay thấp hơn giá tại thời điểm đầu năm 2009- thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng như đối với các kim loại màu khác, không ai đảm bảo mức giá này sẽ cố định như tế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới”.
Chao ôi, làm kinh tế như Bộ Công thương và Vinacomin sung sướng thật!
Lập dự án thì “bốc thuốc” theo kiểu lang vườn, vẽ ra các chỉ tiêu trên trời, dưới biển khiến các nhà văn chuyên viết tiểu thuyết viễn tưởng phải cúi đầu bái phục!
Khi đối đầu với thực tại khốc liệt, nghiệt ngã thì cả tướng lẫn quân cứ vòng vo tam quốc, cố tình lẩn tránh chuyện lỗ, chuyện tốn tiền làm đường, chuyện chi phí vận chuyển quá cao, và ông lên giọng rao giảng nhưng đối với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế”.
Lạ lùng thay khi người ta đang bàn mưu, tính kế giảm tiền bồi thường thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân mất đất trồng trọt với lý do chỉ khai thác bauxite ở tầng nông, sau vài năm có thể “trả lại” đất để các khổ chủ tiếp tục trồng tỉa. Người cũng đang đòi giảm tiền đóng phí môi trường (bằng với giá khai thác than) vì đã bỏ nhiều tiền của để “bảo vệ môi trường” rồi (!?) mà vẫn không ngượng mồm nói những lời thương dân, thương nước?
Nếu những cái đòi (đáng nguyền rủa ấy) trở thành sự thật thì lấy gì để phát triển vùng?
Làm ăn thua lỗ kéo dài năm này qua năm khác thì lấy gì để phát triển ngành?
Đào tài nguyên, hủy hoại môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước, kêu gào giảm thuế, miễn thuế xuất khẩu nữa thì nền kinh tế đã suy thoái sẽ càng trượt dốc.
Nghe những lời ông Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời phỏng vấn trên VTV1 tối chủ nhật (10/3), mấy đêm liền không ngủ được, thảo dân không chịu nổi nữa nên đành dẫn ra ít dòng ông Vũ Huy Hoàng đã nói để giãi bày trước dư luận.
Trong bài nói của ông còn nhiều chỗ hở lắm nhưng dẫn kỹ quá thì bài này còn kéo vài trang nữa. Như thế sẽ làm mất thời giờ của người đọc nên dừng ở đây.
L. T. T.






Quyền biểu tình: Nên quy định thế nào


ap_20110813114447643Hiến pháp là nền tảng tạo nên sự an toàn pháp lý cho cả một hệ thống pháp luật. An toàn pháp lý trong Hiến pháp chỉ tồn tại khi người dân thấy được mình ở trong đó, thấy mình được bảo vệ thông qua sự minh bạch, rạch ròi, và có thể tiên liệu trước ở ngay chính trong từng Điều luật. Biểu tình là một quyền căn bản trong số rất nhiều những quyền cơ bản khác cần thiết phải có một sự an toàn pháp lý như thế.
Biểu tình không xa lạ ở Việt Nam. Xét từ góc độ thực tế lịch sử, không phải đến giờ Việt Nam mới có biểu tình. Lịch sử Việt nam chứng kiến rất nhiều cuộc biểu tình của những người dân yêu nước. Trong lịch sử giữ nước, chống ngoại xâm, chúng ta có những cuộc biểu tình lớn, điển hình như biểu tình Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930, biểu tình ngày 19/8/1945 và rất nhiều cuộc biểu tình những năm chống Mỹ v.v…
Điều 69 Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân […] có quyền […] biểu tình theo quy định của pháp luật.” Như vậy, theo pháp luật hiện hành, biểu tình là một quyền hợp hiến ở Việt Nam. Cụm từtheo quy định của pháp luật có nghĩa là tuân theo những quy định thuộc về pháp luật khi đã có hiệu lực, chứ không phải tuân theo những gì chưa có. Bởi thế cho nên đương nhiên công dân có quyền biểu tình ngay cả khi chưa có luật hay không có luật về biểu tình.
Điều 26 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung Điều 69 nêu trên) qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Dự thảo đã bỏ hai từ “có quyền” trong Điều 69 Hiến pháp 1992 và thay vào đó bằng chữ “được”. Cách qui định này có thể dễ dàng dẫn đến cách hiểu rằng: Biểu tình là do nhà nước ban phát (lưu ý từ “được”) và nếu như chưa có “quy định của pháp luật”, tức là nhà nước “chưa cho”, thì người dân không được biểu tình. Nếu hiểu như vậy, thì rõ ràng cách qui định trong dự thảo là không phù hợp, đi ngược với tư duy tiến bộ về nhân quyền trên thế giới hiện nay.
Thay vì qui định như trong dự thảo, tôi đề xuất Điều 26 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên tách riêng các quyền, trong đó có quyền biểu tình ra thành một Điều riêng, và nên qui định quyền biểu tình cụ thể như sau: “1. Công dân có quyền biểu tình ôn hòa và không vũ khí, không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không của chính quyền. 2. Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hiện quyền biểu tình. Mọi hành vi đe dọa, chia rẽ, gây cản trở hoặc ngăn cản cuộc biểu tình hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ. 3. Quyền biểu tình của công dân chỉ có thể bị giới hạn bởi một đạo luật của Quốc hội. Việc giới hạn cũng không làm mất đi bản chất của quyền này.
Qui định như vậy theo tôi sẽ có hai ưu điểm: Thứ nhất, điều khoản này xác định rõ công dân biểu tình không có nghĩa vụ phải xin phép, mà chỉ cần thông báo cho chính quyền. Đây là cách qui định phổ biến của các bản Hiến pháp trên thế giới hiện nay; Thứ hai, qui định người tham gia biểu tình không được sử dụng vũ khí hay công cụ có tính bạo lực sẽ làm rõ cơ sở đảm bảo cho một cuộc biểu tình ôn hòa. Tất cả những vấn đề cụ thể, có tính kĩ thuật khác như cần phải thông báo trước trong thời gian bao lâu, những dụng cụ nào được hiểu là vũ khí, trách nhiệm của người trưởng đoàn biểu tình, những người tham gia biểu tình thế nào, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền ra sao…nên được qui định ở trong một đạo luật do Quốc hội ban hành.
Trên cơ sở hiến định quyền biểu tình như trên, Luật biểu tình trong tương lai nếu có nên tiếp tục làm rõ những vấn đề pháp lý căn bản sau:
Thứ nhất, cần làm rõ trách nhiệm của Trưởng đoàn tổ chức biểu tình. Khi thông báo về việc biểu tình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần khai báo rõ ai là Trưởng đoàn, nội dung, mục đích của biểu tình là gì. Tôi cho rằng nên qui định rõ: Trưởng đoàn biểu tình sẽ chịu trách nhiệm theo dõi diễn tiến của việc biểu tình, chịu trách nhiệm về việc biểu tình phải diễn ra một cách ôn hòa, không vũ khí, có quyền dừng hoặc chấm dứt biểu tình bất cứ lúc nào. Trong quá trình biểu tình, cả trưởng đoàn và cảnh sát có thể tước quyền biểu tình của bất cứ ai sử dụng vũ khí hay có hành động gây rối, vi phạm pháp luật hoặc không tuân theo chỉ đạo của trưởng đoàn. Việc sử dụng các biểu ngữ nội dung gì phải được thông báo trước cho cảnh sát khi tiến hành thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc biểu tình (Điều 18 LBT).
Thứ hai, làm rõ hàng loạt các khái niệm pháp lý căn bản về biểu tình, chẳng hạn như vấn đề “không vũ khí”, “nghĩa vụ thông báo”, “mục đích biểu tình” là như thế nào. Việc mang theo các dụng cụ như trống, kèn, đuốc, vợt đánh bóng… có được coi là “vũ khí” hay không? Cần phải thông báo trước về việc biểu tình với chính quyền trong thời gian bao lâu? Thế nào là có chung một mục đích trong một cuộc biểu tình? Chính quyền có thể cấm biểu tình khi cho rằng nội dung biểu tình là không phù hợp hoặc lo ngại rằng người biểu tình sẽ tham gia với số lượng quá lớn hoặc lo ngại rằng sẽ có một đoàn biểu tình khác chống đối lại không?…
Thứ ba, nên xác định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc đảm bảo cho việc biểu tình được diễn ra một cách an toàn, đúng luật, chẳng hạn như trách nhiệm phải tổ chức các phương tiện giao thông ra sao, rồi trong trường hợp nào thì cảnh sát có thể yêu cầu người không tuân thủ các qui định về luật biểu tình ra khỏi đoàn biểu tình, trường hợp nào thì có thể yêu cầu chấm dứt biểu tình v.v…
Thứ tư, cần qui định cụ thể trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đe dọa, chia rẽ, gây trở ngại hoặc ngăn cản cuộc biểu tình hợp pháp bằng các hành động bạo lực. Chế tài này nên được áp dụng chung, cho bất kỳ ai, kể cả người thi hành công vụ nếu xâm phạm quyền tự do biểu tình hiến định của người dân.
Thứ năm, để hoạt động biểu tình được đi vào nề nếp, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trong Luật biểu tình cũng nên qui định rõ hình thức biểu tình nào thì được chấp nhận? việc xếp hàng dài và ngồi án ngữ trước cửa ra vào một địa điểm nào đó có phải là hành vi biểu tình một cách ôn hòa hay không? Việc biểu tình ở bên ngoài trụ sở Quốc hội có bị ngăn cấm không? Người biểu tình có được mặc đồng phục, sử dụng cờ hoặc biểu tượng không? Nếu có, thì có hạn chế gì không?
***
Thực chất, biểu tình không có gì đáng sợ, quan trọng là cách tư duy về quyền này như thế nào, tiếp đó là kế hoạch, cách thức quản lý, tổ chức biểu tình ra sao. Chính quyền nên tận dụng hoạt động biểu tình, nên coi đó như một cầu nối, một kênh đối thoại quan trọng giữa chính quyền với nhân dân, từ đó một mặt kiểm soát và đưa hoạt động này trở nên có nề nếp, trật tự, mặt khác thông qua việc lắng nghe dân, cân nhắc, điều chỉnh và hoạch định các chính sách liên quan sao cho hợp với lòng dân hơn.








Blog Ba Sàm lại bị cướp và bị xuyên tạc


sungNhận được đường Link do họa sĩ Ba Tỉnh gửi, mới biết Blog Ba Sàm không những bị tin tặc cướp mất mà còn đăng lên đó bài xuyên tạc sự thật quá trắng trợn về BTV Blog này. Đấy là biểu hiện sự thiếu lành mạnh  trên thế giới mạng đến nỗi có cảm giác bất an, thậm chí thấy nhỡn tiền một không khí khủng bố bao trùm. Mời bạn kiểm chứng ở đây: http://anhbasamvn.wordpress.com/ và ở đây. Bài viết xuyên tạc Blog Ba Sàm còn đăng trên cả Blog Việt Sử Ký đã bị tin tặccướp mấy ngày qua: http://vietsuky.wordpress.com/. Lối hành xử này chẳng khác gì hành động của những kẻ tự quyền nổ súng “bắn vào người chống người thi hành công vụ” khi chưa có luật định cho phép.
Một trang mạng bình luận rằng, “cũng không loại trừ đây là màn mở đầu của đợt trấn áp mới nhằm tạo tình hình rối ren trước Hội nghị TW 7 và Kỳ họp QH vào tháng 5 phục vụ việc đấu đá phe nhóm còn chưa ngã ngũ từ Hội nghị TW 6 năm ngoái” (http://www…). Nhưng cũng có thể do Blog Ba Sàm gần đây đăng nhiều ý kiến khác chiều, hưởng ứng góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp do QH kêu gọi. Nếu vậy thì chẳng hóa ra tin tặc là lực lượng đứng về phía chống lại Nhân Dân VN? Thật khôi hài hết sức.
Sự kiện này xảy ra trong khi thế giới đang mở rộng “tự do thông tin” và “tự do Internet” thì đấy là một đòn hiểm đánh vào bộ mặt của cả một quốc gia đang cố xóa đi những vết xám nặng nề như là “kẻ thù của Internet”. Và kẻ thù của Internet đã hiện nguyên hình có tên là Tin tặc.
Nhưng tin tặc là ai?









Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris.


Netizen Huỳnh Ngọc Chênh và bà Lucie Morillon, giám đốc truyền thông RSF.
Netizen Huỳnh Ngọc Chênh và bà Lucie Morillon, giám đốc truyền thông RSF.
Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do . Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…
Do vậy sự có mặt của tôi ở đây là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là hai tổ chức đã sáng lập và bảo trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng có thể là do những cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở nước tôi đang diễn ra khá sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến pháp đã có những tác dụng nhất định lên giới cầm quyền.
Xin nói thêm về cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật sư Cù Huy Hà Vũ  qua các bài viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị kết án 7 năm tù, thì nay, khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có nhiều tổ chức với tổng số gần 20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không phải e dè sợ hãi.
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã giúp người dân chúng tôi nói lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
Như quý vị đã biết ở đất nước tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ quan của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền mới được ra báo và lập đài phát thanh – truyền hình. Do vậy 700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền kiểm soát của những đảng viên CS tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ quan báo đài ấy đi theo định hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và nguyện vọng của nhiều người dân vì thế mà không có nơi để xuất hiện.
May thay mạng internet xuất hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các blogger tiên phong tuy còn rất ít ỏi  nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm những lỗ thủng đầu tiên vào bức màng bưng bít thông tin ở đất nước tôi. Và nhiều người trong số họ phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và đang bị ngồi trong nhà tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí bị cưỡng bức vào nhà thương điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự,  Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau nầy như Nguyễn Phương Uyên, Paul Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh…
Những hy sinh ấy đã không uổng công. Ngày nay những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ đã phát triển lên thành một lực lượng lớn mạnh và rộng khắp mà nhà cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó. Hàng trăm trang blog cổ xúy cho đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống báo chí mà chúng tôi gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song song bên cạnh hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề đảng.
Trong cái nền vững vàng ấy tôi được phát triển lên. Những lá phiếu từ khắp nơi trên thế giới bầu cho tôi để tôi trở thành công dân mạng chính là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước chúng tôi.
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
-          Để nhận được giải thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của các blogger, các bạn trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải ngoại. Những lá phiếu các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp phần động viên một phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào của những người viết báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và viết bài về tôi cũng như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà giải thưởng lần nầy đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên to lớn cho phong trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.
-          Riêng với cá nhân tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã cảm nhận được sự tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc chênh của tôi. Sau khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt người vào đọc hàng ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .
-          Cám ơn tập đoàn Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là kho tri thức khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến. Thật xứng đáng khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao quý nầy để hàng năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí trên toàn cầu thông qua hệ thống mạng internet.
-          Xin chân thành cám ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, là chỗ dựa quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là những nhà báo trong những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải RSF là nguồn động viên to lớn cho những blogger ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét