Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .




Thư gửi ba nhân ngày 14/3


(Viết tặng Trần Thị Thủy)[1]
TS Đặng Huy Văn
Vợ con liệt sĩ Trần Văn Phương
Vợ con liệt sĩ Trần Văn Phương trước nấm mộ anh
Lời dẫn của tác giả: [1]- Trần Thị Thủy là con gái duy nhất của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương. Khi anh hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 thì vợ anh, chị Mai Thị Hoa mới có thai Thủy được hơn một tháng, nên anh chưa được biết. Nay Thủy đã tốt nghiệp ngành Việt Nam Học tại đại học Quảng Bình, nhưng cô nhất quyết xin vào Khánh Hòa làm việc tại đơn vị cũ của cha mình, Lữ Đoàn 146 Vùng 4 Hải Quân để thường xuyên được ra đảo thăm nơi năm xưa cha cô và 63 đồng đội đã hi sinh trong Hải Chiến Trường Sa tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đảo Gạc Ma đã bị giặc Tàu cưỡng chiếm kể từ ngày 14/3/1988 đó.
 [2]- Sau Hải Chiến Trường Sa 14/3/1988, liệt sĩ Trần Văn Phương và hai đồng đội của anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND vào ngày 6/1/1989 có khắc lên bia mộ khi anh nằm ở nghĩa trang Trường Sa. Tháng 5/1992, khi mộ anh được chuyển về nghĩa trang xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình thì trên bia mộ vẫn còn khắc danh hiệu anh hùng. Nhưng đến năm 2009 khi xã Quảng Phúc tôn tạo lại nhĩa trang thì có “lệnh từ trên”, do danh hiệu anh hùng chống Tàu của anh quá nhạy cảm nên đã bị đục bỏ. Đồng đội, bạn bè, bà con, gia đình và nhiều nhà văn nhà báo đã thắc mắc lên các cấp chính quyền thì bị trả lời loanh quanh gần 4 năm trời mà không được giải quyết, thậm chí họ còn “chỉ đạo” ngăn cản không cho bà con địa phương đến dâng hương vào ngày 14/3 hàng năm. Trước sự đấu tranh kiên trì của mọi người, thì năm ngoái vào ngày 19/4/ 2012, bia mộ anh Trần Văn Phương mới được khắc lại dòng chữ “anh hùng LLVTND”.

Trường Sa đảo chìm, đảo nổi
Nhấp nhô biển sóng mê hồn
Gạc Ma là đâu mẹ hỡi?
Mà nghe ba mãi gọi con
Từ thuở nằm trong bụng mẹ
Khi con chưa biết khóc cười
Đã hay ba không về nữa
Con thương ba lắm, ba ơi!

Lớn lên con nghe mẹ kể
Ba cầm cờ giữ Gạc Ma
Giặc Tàu nhằm ba xả đạn
Máu loang thắm đỏ Trường Sa

Được phong anh hùng ngày đó
Chào đời con chẳng còn ba!
Tim con hoài thương thao thức
Trong niềm đau nhớ xót xa

Chín hai “ba về” Quảng Phúc[2]
Lúc con mới bốn tuổi đời
Dắt ra nghĩa trang mẹ chỉ
“Ba Phương nằm đó, con ơi!”

Cách nhà chỉ hơn trăm mét
Nên con thường trốn ra đây
Khóc thầm mỗi khi hờn tủi
Đặt hoa trên mộ mỗi ngày

Cách đây bốn năm có chuyện
Tấm Bia mất chữ anh hùng
Trên Bia chỉ ghi liệt sĩ
Biết tin ba có buồn không?

Dần dà không người lai vãng
Viếng thăm bên mộ của ba
Buồn đau nhiều đêm mẹ khóc
Con thương ôm mẹ xót xa

Hóa ra “chống Tàu” là tội?
Nên ba bị tước anh hùng!
Con hỏi mẹ buồn không nói
Nơi xa, ba có đau không?

Hỏi tỉnh, tỉnh hỏi trung ương
Trung ương bặt vô âm tín
Ba năm trời nơi xó xỉnh
Không cấp nào đoái thương ba!

Ba xưa hi sinh vì nước
Mà sao họ lại ghét ba
Hay chống Tàu là chống đảng
Chống đồng chí, chống ruột rà?

Học xong con xin ra đảo
Thả hoa quanh biển Gạc Ma
Nhìn lá cờ Tàu vấy máu
Mà thương đồng đội của ba!

Con vào Khánh Hòa làm việc
Từ năm hai ngàn lẻ mười
Nơi xưa ba từng thân thiết
Chồng con cũng lính, ba ơi!

Ba nay đã thành ông ngoại
Nay con gái chúng con
Đặt tên “Hải Quân” yêu đảo
Để mong trung với nước non

Tam Sa giặc Tàu đã lập
Nối Hoàng Sa với Trường Sa
Nay con thuộc Tàu hay Việt?

Phải chi thời nay đã khác
Kẻ nào vì bạc, vì quyền
Mà đã cam tâm theo giặc
Bán dần Đất Mẹ bình yên?

Hà Nội, 12/3/2013
Tác giả gửi Quê choa



“Bọn giặc già, hãy xéo về đi!”


viet-thuChúng ta được sinh ra trên cõi đời này đã là một đặc ân mà thượng đế ban cho. Cuộc đời lại vốn ngắn ngủi. Nếu người này, thế hệ này “sân siu” 1 năm là “ăn gian”, là “đánh cắp” của thế hệ sau 1 năm, “sân siu” 10 năm là “ăn gian”, “đánh cắp” 10 năm.
Vì vậy, đừng lấy cớ “sân siu”, “ngoại lệ” để ăn cắp thời gian của thế hệ sau. Đừng để bọn trẻ chửi thầm chúng ta trong bụng: “Bọn giặc già, hãy xéo về đi”. 
Bức thư này không phải những người trẻ không viết được. Thậm chí là “nạn nhân”, họ viết còn hay hơn cái “lão già” Bùi Hoàng Tám này nhiều. Họ không dám viết bởi sợ bị qui chụp là hỗn láo, vô lễ với bậc cao niên… Thôi thì đành chấp bút giúp họ vậy.
Thưa các bác!
Trong tất cả các văn bản, chúng ta đều nhấn mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Xin hỏi có hay không sự nói một đằng, làm một nẻo? Bởi nếu làm đúng như những gì đã nói, chúng ta không đến mức thiếu trầm trọng cán bộ trẻ như hiện nay. 
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ dân số trẻ hàng đầu thế giới nhưng nhìn vào bộ máy lãnh đạo các cấp, ta thấy rõ sự già nua đến mức nào?
Ở hàm Bộ trưởng, có lẽ người trẻ nhất là Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã tròn 50 tuổi. Số bộ trưởng dưới 55 tuổi đếm trên đầu ngón tay. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cũng tương tự. Thậm chí, trưởng phó phòng cấp sở ngoài 40 tuổi vẫn được coi là cán bộ… trẻ. 
Ngay tại Hà Nội, cơ cấu bầu vào HĐND vừa qua không đủ số lượng đại biểu trẻ là một ví dụ điển hình. Một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thủ đô của đất nước mà thiếu cán bộ trẻ thì thật đáng báo động.
Trong lịch sử, ngay từ ngày đầu giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ nhiệm hàng loạt các bộ trưởng ở độ tuổi ba mươi mà tên tuổi của họ rạng danh đến ngày nay. Đó là các vị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… Rồi các bậc các mạng tiền bối như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai… Họ đều rất trẻ.
Nếu nhìn vào lịch sử, chúng ta còn thấy những bậc hào kiệt như Quang Trung Nguyễn Huệ 35 tuổi xưng vương, 36 tuổi đại phá quân Thanh với trận Đống Đa – Ngọc Hồi lưu danh thiên sử.
Thưa các bác!
Nếu quả thật thiếu cán bộ trẻ, nguyên nhân do đâu nếu không phải do chính những người già chúng ta bởi trong các khâu phát hiện, bồi dưỡng, đề bạt, cất nhắc đều nằm trong tay chúng ta.
Những người lớn tuổi chúng ta thường có cái nhìn kẻ cả, không tin và cũng không dám tin thế hệ trẻ. Đó là sự nhầm lẫn tai hại. Nhất là trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hôm nay, diện mạo thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ thì việc lỗi thời của một thế hệ như chúng ta là điều khó tránh khỏi. 
Và giả sử họ không đáng tin thật thì chả lẽ chúng ta sống mãi, khỏe mãi để ôm đồm?
Có một cái cớ mà chúng ta hay vin vào mỗi khi đề bạt, cất nhắc là bởi thế hệ trẻ chưa từng trải, ít vốn sống, thiếu kinh nghiệm. Đó là lý do… hài hước bởi trẻ thì làm sao đã có “từng trải”, làm sao nhiều “vốn sống” và “kinh nghiệm”?
Vả lại về sự “từng trải”, xin thưa hầu hết mọi công việc ở cơ quan lớn nhỏ chúng ta đều ôm đồm bằng hết, có cho họ được tham gia đâu mà đòi hỏi họ “từng trải”? Còn cái gọi là “vốn sống và kinh nghiệm”, xin nói thẳng tư duy bây giờ là tư duy sáng tạo chứ không phải tư duy “kinh nghiệm” kiểu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…”.
Khi khoa học càng phát triển thì chủ nghĩa kinh nghiệm càng bị thu hẹp. Yếu tố quyết định làm nên thành công của thế giới hôm nay là tư duy sáng tạo và chỉ có sáng tạo mới thay đổi được thế giới. Mà sáng tạo thì thưa các bác, nó thuộc về thế hệ trẻ như nó đã từng thuộc về chúng ta những ngày còn trẻ. 
Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận kinh nghiệm song nó chỉ là một yếu tố khiêm tốn. Tiếc thay giờ đây, nhiều khi nó được dùng như tấm bùa cho tư tưởng “sống lâu lên lão làng”
Điều đáng lo ngại nhất là khi những lý do trên chỉ là cái cớ của sự tham quyền cố vị. Cái thói “đó rách ngáng chỗ” đã kìm hãm phát triển và đây chính là bi kịch của đất nước.
Vì vậy, trong khi chúng ta chưa có một cơ chế sàng lọc hữu hiệu thì cách ít tệ hại nhất hiện nay là về hưu đúng độ tuổi. Nếu có chăng, chỉ trừ một số rất ít những nhà khoa học thuần túy, thực tài và không dính vào công tác quản lý. 
Còn lại, đến tuổi nghỉ là nghỉ, tuyệt đối không có bất cứ ngoại lệ dù là ai, ở bất cứ cương vị gì. Kiên quyết xóa bỏ tư duy “sân siu” tuổi tác để nấn ná, bấu víu. Có như thế, luật pháp mới nghiêm minh, đất nước mới mong có kỉ cương.
Thưa các bác!
Chúng ta được sinh ra trên cõi đời này đã là một đặc ân mà thượng đế ban cho. Cuộc đời lại vốn ngắn ngủi. Nếu người này, thế hệ này “sân siu” 1 năm là “ăn gian”, là “đánh cắp” của thế hệ sau 1 năm, “sân siu” 10 năm là “ăn gian”, “đánh cắp” 10 năm.
Tôi chấp bút cho họ bởi tôi cũng ít nhất là không còn trẻ nữa. Nói với người mà cũng là nói với chính mình, để răn mình vậy…
Kính!
Bùi Hoàng Tám



Bước chuyển 14/3/2012 – 14/3/2013


Cựu chiến binh Trường Sa tưởng niệm đồng đội đã hy sinh
Cựu chiến binh Trường Sa tưởng niệm đồng đội đã hy sinh
Cùng với thông tin dồn dập trên nhiều tờ báo “quốc doanh” (chưa kể báo “ngoài quốc doanh” – phong phú và sâu sắc hơn) suốt mấy tuần qua về sự kiện tội ác quân Trung Quốc xâm lược bất ngờ xả súng dã man, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam đang xây dựng cơ sở đồn trú bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, chiếm giữ trái phép đảo Gạc Ma đến nay, thông tin về lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hải quân Việt Nam hy sinh ở Trường Sa 25 năm trước vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc sẽ diễn ra vào 14/3 tới ở TP Đà Nẵng làm nức lòng mọi người Việt Nam yêu nước. Thân nhân các anh hùng, liệt sĩ cũng đỡ buồn tủi phần nào. Lễ tưởng niệm, dù chỉ dưới danh nghĩa Hội CCB, Thành đoàn, BLL Trường Sa và Đài PTTH cấp địa phương là TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức, chứ chưa phải Thành ủy (tuy có “bật đèn xanh”) hay UBND TP Đà Nẵng hoặc cơ quan, tổ chức trung ương đứng ra chủ trì, thông tin trên cũng cho thấy, so với dịp này năm ngoái, đã có bước chuyển biến mới.
Là một trong không nhiều người tỏ tường “Kế hoạch vinh danh, tri ân liệt sĩ Gạc Ma – Trường Sa” bất thành năm 2012, người viết bài này càng thấu hiểu và đánh giá cao ý nghĩa của bước chuyển biến này. Chỉ một năm trước thôi, hầu hết “báo quốc doanh” dè dặt, tránh né đề cập đến sự kiện 14/3/1988 bi tráng. Nêu đích danh Trung Quốc là kẻ xâm lược lại càng không dám. Riêng Báo Thanh Niên cùng Hội CCB ngành Dầu khí VN và Bộ Tư lệnh Vùng 4 hải quân hồ hởi lên kế hoạch chuẩn bị đón tiếp và tặng quà thân nhân 64 liệt sĩ tại trụ sở Lữ đoàn 146 hải quân (Lữ Trường Sa) trong khuôn viên Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân ở bán đảo Cam Ranh. Chương trình, kế hoạch được bàn thảo kỹ lưỡng mọi khâu chi tiết nhất với lãnh đạo Phòng Chính trị và Ban Chính sách Vùng 4 hải quân, rồi đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng “chuẩn tấu”, nhưng khi trình lên thượng cấp” lại bị… cấm! dù Báo Thanh Niên cố vớt vát xin lùi sau 14/3 khoảng một tuần cho đỡ “nhạy cảm”.
Thông thường, nếu Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 14/3 là sáng kiến của địa phương (cần nhắc lại sự kiện Đà Nẵng ra nghị quyết phản đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” (gồm cả Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam) năm 2007, nhưng Khánh Hòa lại “ngậm hột thị”. Trong khi Đà Nẵng mất hoàn toàn Hoàng Sa vào tay Trung Quốc từ  năm 1974 thì Khánh Hòa mới bị Trung Quốc cướp mất đảo Gạc Ma  năm 1988), thì phút chót, Hà Nội vẫn có thể lạnh lùng phán cộc lốc: “Dẹp!” – và Đà Nẵng không thể bất tuân. Nhưng, với diễn biến tình thế hiện nay, người viết bài này không nghĩ điều đó sẽ xảy ra, bởi 2 lý do chính yếu:
Thứ nhất: sức ép không thể cản cưỡng từ công luận, nhất là các CCB, lão thành cách mạng và cộng đồng mạng xã hội… bất bình gay gắt trước thái độ quỵ lụy, bạc nhược trước nhà cầm quyền Bắc Kinh hung bạo xảo quyệt, vô ơn đến bị ổi lâu nay của Hà Nội đối với các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân chống Trung Quốc xâm lược
Thứ hai: mới cách nay chưa đầy tháng, Hà Nội vừa bị Bắc Kinh lừa cho vố đau hơn nhổ vào mặt. Trong khi Hà Nội duy trì lập trường cấm tiệt việc đả động lại quá khứ Bắc Kinh gây hấn, xâm lược, xấu chơi… cúc cung tuân thủ cam kết giữa 2 bên từ Hội nghị Thành Đô 9/1990 ô nhục, thì dịp 17/2/2013 vừa qua, nhân 34 năm cuộc chiến biên giới Trung – Việt năm 1979, báo chí “quốc doanh” Trung Quốc lại nhất loạt rầm rộ lu loa về cái gọi là kỷ niệm “cuộc kháng chiến chống lại quân Việt Nam xâm lược 1979”, hàng loạt lễ tưởng niệm hoành tráng và quy củ trên nhiều tỉnh, thành Trung Quốc, với sự tham dự của hàng vạn CCB Trung Quốc. Vụ lừa đảo trắng trợn và bị ổi trên làm chính Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương – kẻ đặt cái vòng kim cô quỵ lụy Bắc Kinh lên đầu giới truyền thông “quốc doanh” Việt Nam – khi trả lời báo chí cũng không thể biện bạch.
Rõ ràng, qua hai cái mốc 14/3 năm 2102 và 2013, bộ mặt xảo trá của Bắc Kinh ngày càng hiện nguyên hình và đòi hỏi đúng đắn và chính đáng ngày càng mãnh liệt của đông đảo người Việt Nam yêu nước đã dạy cho lãnh đạo Việt Nam một bài học sâu sắc: không sức mạnh nào che nổi sự thật, không thế lực hắc ám nào đè bẹp được lòng yêu nước!
Đáng trách là ở chỗ, hơn một phần tư thế kỷ trước, không phải các tổ chức hội đoàn như Hội CCB, tổ chức Đoàn TNCS, Ban liên lạc Trường Sa hay cơ quan như Đài PTTH Đà Nẵng gọi thanh niên địa phương lên đường nhập ngũ và hy sinh, mà là theo chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức quân sự và chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện. Nếu phải lẽ, ít nhất lễ tưởng niệm cũng phải được Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng và Quân chủng hải quân Việt Nam đứng ra liên danh chủ trì. Không biết đến 13/3/2014 tới đây, điều đó có thành sự thật?
 V.V.T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét