Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .







Viết sau khi đọc bài “Góp ý hay chống phá?”

384689_508572339169518_1134843707_nThực tình mà nói, những bài viết như bài “Góp ý hay chống phá?” của Kim Thanh tôi phải lấy hết nghị lực mới đọc được hết bài. Vì sao vậy? Rất đơn giản, vì bài viết hoàn toàn theo tư duy cũ mèm, chỉ là phụ họa những ý kiến của cấp trên với giọng kẻ cả, chụp mũ và đầy nghi kỵ chứ không thấy những ý gì mới mẻ.
Kim Thanh viết: “thậm chí họ còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khác với Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước”.
Những người dân “soạn thảo” thì đã sao? Lẽ nào Kim Thanh không biết: chỉ người dân mới có quyền Lập Hiến hay sao? Việc “soạn thảo” có vi phạm pháp luật không, trong khi Quốc hôi đã kêu gọi người dân “góp ý” và ngay cả Đảng CSVN cũng yêu cầu “quán triệt” việc “góp ý” này?
Phải chăng việc “soạn thảo” này không làm vừa lòng những người viết ra bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 và không làm bùi tai những người chỉ đạo cho họ? Có lẽ Kim Thanh cho rằng những người viết Dự thảo Sửa đổi HP 1992 của QH đã là “đỉnh cao trí tuệ” rồi, và lại được QH thông qua bằng Nghị quyết 38 nên Dự thảo đó là tuyệt vời và “duy nhất”, vì vậy việc người dân “soạn thảo ra hẳn một bản dự thảo sửa đổi HP 1992″ là không chấp nhận được? Ở thời đại này, nói với nhau không thuyết phục “họ” mà cứ ép người khác phải nghe theo mình, chỉ cho mình là đúng thì tư duy không cũ mèm thì còn là gì đây?
Và những người “soạn thảo” được Kim Thanh xếp vào loại “một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động tiếp sức đang lợi dụng công việc quan trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”.
Chẳng lẽ Kim Thanh không biết “họ” đang làm những việc chính do “Đảng, Nhà nước” kêu gọi đấy sao? “Đảng, Nhà nước” vừa kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến và tuyên bố “không có điều cấm kỵ“, nhưng khi người dân nêu ý kiến thì lại chụp cho cái nón “chống phá”, như vậy có phải“Đảng, Nhà nước” đã nói láo dân, lừa dân không? Vừa kêu gọi dân mở miệng, vừa đưa tay thì bịt mồm dân có phải không Kim Thanh?
72 người đầu tiên viết và ký Kiến nghị, trong đó có biết bao giáo sư, lão thành cách mạng, những người bậc Thầy của những thầy của Kim Thanh… đã mất bao tâm huyết, vượt qua bao sợ hãi để viết ra Kiến nghị và Dự thảo một Hiến Pháp khác để so sánh, cạnh tranh, bàn thảo… với Kim Thanh đều thuộc “phần tử cơ hội chính trị” hay sao?
Kim Thanh quen cái thói được nói (Đảng cho nói hay nói cho Đảng?), được in trên báo chính thống thì muốn viết gì cũng được, hạ mục vô nhân ư?
Nếu lời nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhiều người cho là “hàm hồ” thì câu viết của Kim Thanh là gì đây? Không phải là sự thóa mạ trắng trợn, một sự phỉ báng trơ trẽn, một sự “quy chụp” lố bịch đầy hỗn láo, ít giáo dục, lùn văn hóa thì còn là gì đây, hở Kim Thanh?
Kim Thanh hãy chỉ rõ “thế lực thù địch phản động tiếp sức” là ai, nhóm nào, ở đâu rõ ràng ra đi! Lẽ nào Kim Thanh “quy” hơn 7.000 người ký hưởng ứng là “thù địch phản động”? Nếu như vậy thì riêng Kim Thanh sống với ai (chưa nói đến “Đảng, Nhà nước”)? Chắc Kim Thanh chỉ quen sống với những kẻ gọi dạ bảo vâng? Kim Thanh hãy cứ đi tìm “các thế lực thù địch phản động tiếp sức đang lợi dụng công việc quan trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước” đi, rồi truy tố họ và mang ra Tòa xử theo đúng theo Luật pháp mà “Đảng, Nhà nước” đã thừa nhận chứ đừng quy chụp bừa bãi, bắt người bừa bãi rồi xử án kiểu “án bỏ túi” như hiện nay thì dân chúng tôi hết lòng ca ngợi, cảm ơn, kính phục Kim Thanh ạ!
Kim Thanh viết: “phát tán trên Internet nhằm lôi kéo người dân, lợi dụng việc đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước”. Kim Thanh dùng chữ“phát tán” có lẽ với hàm ý vụng trộm, lén lút chăng? Đất nước có tự do ngôn luận mà khi có ý kiến xây dựng Hiến pháp phải vụng trộm, lén lút thế là thế nào hở Kim Thanh? Mong sao Kim Thanh không hiểu từ “phát tán” như trên!
Mà Kim Thanh quả thật không biết tại sao chúng tôi phải đưa lên Internet? Báo chính thống đâu có phải là diễn đàn của những người ăn ngay nói thẳng, chân lấm tay bùn, lăn lóc ở vỉa hè… mà chỉ là nơi tung hoành của những người được “Đảng, Nhà nước” giao nhiệm vụ kiểu như Kim Thanh và các phó giáo sư, tiến sĩ như ông Đăng Thanh, ông Thanh Tú, ông Viết Thông… mà thôi. Lẽ nào Kim Thanh không biết? Chúng tôi đã yêu cầu các Kiến nghị, thư góp ý phải được các báo chính thống đăng tải ngang hàng với các bài khác nhưng như thế là “đòi” hỏi quá cao đối với “Đảng, Nhà nước” chăng trong khi Kim Thanh viết “cung cấp cho nhân dân đầy đủ thông tin”? Vậy ở đây ai không “cung cấp đầy đủ thông tin” cho dân?
Còn việc “định hướng”“Đảng, Nhà nước” cứ “định hướng” song người dân chọn lựa “hướng” nào đó là quyền ngang nhau chứ? Kim Thanh có quyền “định hướng” cho con Kim Thanh sẽ tiếp nghề báo của mình, nhưng nó yêu thích, say mê lĩnh vực khác thì sao đây?
Kim Thanh lại viết: “cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta”. Chỉ thế thôi ư? Để không trở thành người “chống phá Đảng và Nhà nước ta” thì chỉ cần ngoan ngoãn “đồng ý 100% với Dự thảo 1992″ chứ gì?
Kim Thanh cần phải biết rằng: NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN VÀ PHẢI THỰC THI QUYỀN NÀY để làm ra Hiến pháp, chứ không phải chỉ được “hiểu đúng mục đích, ý nghĩ công việc” như Kim Thanh hiểu và biểu dụ dân đen chúng tôi.
Kim Thanh còn bảo cần “giúp người dân nâng cao cảnh giác”. Dân chúng tôi quá chán cảnh chém giết nhau, đẩy nhau vào tù ngục, bao máu con em chúng tôi đổ xuống thấm vào đất này như thế nào Kim Thanh lẽ nào không biết? Nhưng đừng lẫn lộn giữa “phủ định” và “mất lòng tin của dân” với sự tha hóa, biến chất, sự kém cỏi, không “đồng điệu” trong dàn đồng ca của dân tộc VN của ĐCSVN hiện nay. Công lao của ĐCSVN dân tộc VN ghi nhớ, nhưng đừng vì có công mà cứ “ăn mày dĩ vãng” mãi! Đó là gì, nếu không phải là “công thần” như chính người CS nói ra? Lẽ nào vì những công lao (không nói đến những sai lầm) của ĐCS đối với đất nước VN trong 83 năm qua mà nay Đảng CS cứ tự vỗ ngực xưng tên hoài trong khi lý luận kim chỉ nam thì bế tắc, lãnh đạo kinh tế thì ngày càng làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Cái gì cũng học theo “tư bản”, từ các chương trình giải trí, chê họ “giãy chết” nhưng đua nhau cho con em ra nước ngoài học hành, định cư… Vậy thì ĐCSVN có quá nặng trên vai mình trước lịch sử của Tổ quốc VN hiện nay không?
Kim Thanh còn đòi: “có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”. Tiêu chuẩn nào để đánh giá là xấu đây? Kim Thanh phải có chuẩn thì dân ngu tôi mới hiểu chứ! Có phải cứ nói y như “Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố” là tốt, còn nói khác đi là xấu? Kim Thanh nói vậy nghe được không? Cái kiểu nói của Kim Thanh là “nói lấy được” do “một mình một chợ” không hề có tính thuyết phục.
Để kết thúc bài viết, tôi chỉ xin nhắc lại nguyện vọng của chúng tôi:
Hãy lập một HỘI ĐỒNG LẬP HIẾN đàng hoàng, tử tế đại diện cho các TẦNG LỚP NGƯỜI DÂN TRONG, NGOÀI NƯỚC viết HIẾN PHÁP 2013. Làm được điều này Đảng CSVN quả là BẢN LĨNH, TRÍ TUỆ, DŨNG CẢM và thực là VÌ DÂN, VÌ NƯỚC và cả vì danh dự, vì lịch sử, vì sự TỒN TẠI của ĐẢNG CSVN.
TP Hồ Chí Minh 3-2013
Đ.N.L.

Hiến pháp là gì ?


GS Cao Huy Thuần
GS Cao Huy Thuần
NQL: Có lẽ sau khi có phát ngôn của TBT Nguyễn Phú Trọng, CTQH Nguyễn Sinh Hùng và một lô xắc xông quan quân của hai ông như thiếu tướng tiến sĩ Nguyễn Xuân Mười và vô thiên lủng các giáo sư, các tiến sĩ, các  sĩ quan công thần của cách mạng vẫn hằng ngày xuất hiện trên ti vi nói về bỏ điều 4 là suy thoái, quân đội không bảo vệ đảng là phi chính trị, tam quyền phân lập chỉ có ở những nơi đa đảng, ta một đảng nên không cần… vân vân và vân vân… giáo sư Cao Huy Thuần hãi quá, ông biết hầu như quan quân của ông Trọng, ông Hùng không hiểu hiến pháp là gì. (Ví dụ thiếu tướng tiến sĩ Nguyễn Xuân Mười đã hồn nhiên để lộ bí mật của cái gọi là Hiến pháp nước ta: “…Hiến pháp và pháp luật nước ta chính là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng; thực chất của việc tuân thủ nghiêm minh Hiến pháp, pháp luật chính là sự thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong mọi hoạt động của Nhà nước, trong đời sống xã hội và như vậy mới bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng”.) Vì vậy giáo sư vội vàng gửi ngay bài này về Tổ quốc, để trước khi quí vị bảo  kiến nghị 72 là phản động, là theo đuôi lực lượng thù địch, là ngược chiều, là chống phá… thì quí vị hãy đọc kĩ bài này. Đọc và hiểu bài này quí vị sẽ không phát ngôn ba lăng nhăng nữa, nếu lỡ phát ngôn ba lăng nhăng quí vị sẽ biết ngượng mồm, biết xấu hổ khi muốn mở mồm sau đó.
Hy vọng là như vậy, đó là niềm hy vọng trên tinh thần dân Việt với nhau, còn trên tinh thần CS thú thật chẳng biết thế nào để mà hy vọng.
Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?
 Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?
Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp, càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực “hiện đại” – xã hội, môi trường, sinh thái… Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của nước ta là một nước “văn minh”? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là “hiến pháp” thì đương nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó, tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường của mọi xã hội văn minh.
Vậy thì, ý nghĩa nguyên thủy của hiến pháp là gì? Ai cũng biết câu trả lời: nguồn gốc của nó nằm trong hai Cách Mạng, của nước Pháp và nước Mỹ.
Montesquieu
Montesquieu
Trước hết là nước Pháp. Thật ra, danh từ “constitution” – mà ta dịch là hiến pháp – đã có từ lâu, ngay dưới thời Trung cổ, nhưng không mang ý nghĩa như sẽ có về sau. Cho đến Cách Mạng 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ, với ông vua có toàn quyền, nhưng ngay từ trong lý thuyết, quyền của ông gặp phải một hạn chế: ông phải tuân theo những “luật căn bản của vương quốc”. Các luật này rất hiếm, và hồi đó chưa có phương thức gì cụ thể để buộc ông phải tuân theo, nhưng trên thực tế, chế độ quân chủ ở Pháp không đến nỗi “tuyệt đối” như ta nghĩ, và ngay cả ông vua đã từng tuyên bố “Quốc Gia là Trẫm” – Louis 14 – so với các nhà độc tài ngày nay hãy còn nhẹ ký lắm. Ngoài những “luật căn bản của vương quốc” mà quan trọng nhất là sự thỏa thuận của dân chúng về thuế má, quyền hành “tuyệt đối” của ông vua còn gặp phải một vài giới hạn khác do sự hiện diện của một vài định chế phong kiến nằm trung gian giữa vua và dân: các hội đoàn, đoàn thể nghề nghiệp, các thành phố… mà tập tục cổ truyền đã trao cho những đặc quyền, và những đặc quyền ấy được sử dụng một cách bền bỉ, dai dẳng, đối kháng với quyền của vua. Hơn nữa, các Tòa Án cũng có một quyền đặc biệt, từ đó mà dần dần phát triển lên thành quyền chính trị: đó là quyền đăng bạ những sắc dụ của ông vua; sắc dụ chiếu chỉ chỉ được thi hành sau khi được đăng bạ. Các ông Tòa không do vua bổ nhiệm nên vua không áp đảo được họ; cái chức vị ấy là họ mua. Đồng tiền ban chức tước, nhưng đồng tiền cũng ban độc lập mà họ cực lực bảo vệ để trở thành một quyền thực sự. Cuối cùng, tập tục buộc ông vua phải được sự thỏa thuận của một cơ quan thực sự đại diện của dân, một Đại Hội đại biểu tập hợp ba giai tầng xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình dân. Dù cho Đại Hội này không được triệu tập từ 1614 đến 1789, trên lý thuyết, sự thỏa thuận vẫn là nguyên tắc mà quân quyền không chối bỏ.
Vậy thì, trong thời gian tiền Cách Mạng, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp dai dẳng, tuy chẳng quân bình, giữa ông vua và các cơ quan đối trọng mà quan trọng nhất là các Tòa Án. Ông vua xác quyết chủ quyền tuyệt đối của mình; các nhà luật học tiến bộ nhấn mạnh trên sự thỏa thuận để cai trị. Họ nói: thỏa thuận có nghĩa là ông vua không được đứng trên luật pháp, và do đó quyền của ông vua không phải tuyệt đối mà là có giới hạn. Nói một cách khác, nước Pháp ở trong cái thế tranh chấp giữa chủ thuyết quyền tuyệt đối của vua và chủ thuyết hiến pháp, hiến định. Trong tranh chấp lý thuyết đó, bên nào cũng viện dẫn “hiến pháp quân chủ”, nhưng một bên nhấn mạnh quân chủ, một bên nhấn mạnh hiến pháp, chính sự dằng co giữa hai quyền lực, của vua và của Tòa Án, diễn tả bản chất của hiến pháp lúc đó. Ngã hẳn về phía vua chăng? Vua sẽ thành chuyên chế. Ngã hẳn về phía các Tòa Án chăng? Ông vua sẽ không hơn gì vua nước Anh, có tiếng mà không có miếng. Trên thực tế, mặc dầu cố gắng của các nhà luật học, nước Pháp đã không đi vào được con đường hạn chế quyền lực thực sự như ở Anh hồi thế kỷ 17. Các Tòa Án, cũng như Đại Hội đại biểu ba thành phần, không đủ sức để vượt qua quyền của vua. Nhưng đặc tính dằng co vẫn được duy trì kể cả trong lý thuyết, ngay cả về phía các lý thuyết gia chính thống của quân quyền. Jean Bodin, cực lực thuyết minh chủ quyền của vua là thế, mà cũng không diễn dịch “hiến pháp quân chủ” như là độc đoán, độc tài, cũng phân biệt “quân chủ vương giả” khác với quân chủ “bạo ngược”, cũng nói rõ “quyền lực tuyệt đối” không phải là “quyền lực tùy tiện”.
Montesquieu, khái niệm “hiến pháp” gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh.
Chính trong bối cảnh chính trị của một nước Pháp quân chủ, hạn chế trên thực tế nhưng vẫn tuyệt đối trên lý thuyết, mà tác phẩm “Tinh yếu của luật pháp” (“Esprit des lois”) của Montesquieu ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử của khái niệm hiến pháp. Từ đây, từ năm 1748, danh từ “hiến pháp” mới thực sự có ý nghĩa hiện đại. Điểm đầu tiên phải lưu ý là Montesquieu xây dựng một lý thuyết tự do trong một không khí quyền lực tuyệt đối. Tự do là bà mẹ trong tác phẩm. Nhưng, như ông nói, tác phẩm không được sinh ra từ một bà mẹ tự do. Đó chính là điểm đặc sắc tuyệt cú của Montesquieu. Với Montesquieu, khái niệm “hiến pháp” gắn liền với ý tưởng tự do và phân quyền mà ông suy ra và sáng tạo thêm từ chế độ chính trị của nước Anh. Chương 11 của tác phẩm ghi rõ trong tiêu đề: “Về những luật tạo nên tự do trong mối tương quan giữa tự do và hiến pháp”. Tương quan gì? Chỉ có tự do khi hiến pháp hạn chế quyền lực. Không ai không biết câu viết này, sáng chói như chân lý, ngọn hải đăng của thế kỷ 18: “Kinh nghiệm muôn thuở cho biết bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn”. Vậy vấn đề là phải đặt ra giới hạn. Phân quyền nhắm mục đích ấy, bởi vì, lại một chân lý nữa, “quyền lực ngăn chận quyền lực” để quyền lực không nằm trọn trong một nắm tay.
Vậy, với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.
Với Montesquieu, hiến pháp mang một ý nghĩa chính trị: hiến pháp tổ chức nhiều quyền lực trong nhà nước và tương quan giữa các quyền lực đó với nhau để quyền lực, một hiện tượng đáng sợ, trở thành ôn hòa. Một chính thể ôn hòa là một chính thể tốt nhất, như Aristote đã quan niệm từ thời cổ đại Hy Lạp.
Tác phẩm của Montesquieu làm dấy lên cả một trào lưu trí thức nâng danh từ “hiến pháp”, từ chỗ chưa có ý nghĩa rõ ràng, lên địa vị vinh quang của khái niệm, đề tài của mọi tranh luận, mục tiêu của mọi tranh đấu nhắm hạn chế quyền hành. Sau 1750, các Tòa Án ở Pháp tận dụng quyền phản biện (droit de remontrances) sẵn có để bày tỏ ý kiến về các sắc dụ chiếu chỉ của vua và để bảo vệ những quyền căn bản mà họ không còn xem như của vương quốc nữa mà là của cả dân tộc và chính họ là cơ quan nắm giữ. Trong một phản biện của Tòa Án Rennes năm 1757, quyền của vua và quyền của các Tòa Án được diễn tả trong ý nghĩa mới đó của “hiến pháp”: “Do một quyền thiêng liêng có sẵn nơi địa vị của Hoàng Thượng, bất khả truyền, bất khả trao cho ai khác, Hoàng Thượng là nguồn gốc của mọi pháp chế. Nhưng do một hiến pháp căn bản của nền quân chủ, Tòa Án của Hoàng Thượng là hội đồng cần thiết để luật được kiểm tra, là cơ quan để luật được ban hành, là người bảo đảm cho sự minh triết của luật, là nơi đăng bạ để duy trì và thi hành luật, bởi vì từ xưa đến nay Tòa Án là người cộng sự thiết yếu của Hoàng Thượng, nhờ đó việc cai trị được văn minh và gìn giữ”.
Cùng với quan niệm mới về hiến pháp của Montesquieu, các Tòa Án nới rộng phạm vi của những “luật căn bản” và định nghĩa như là “những luật liên quan đến việc tổ chức các quyền trong chế độ quân chủ”. Một tác giả quý tộc – marquis d’Argenson – dám so sánh ví von thế này: “Dân tộc ở trên các ông vua như Nhà Thờ công giáo ở trên giáo hoàng”. “Luật căn bản”, “hiến pháp”, “quyền của Dân Tộc”, các yếu tố đó trộn lẫn với nhau trong một luận thuyết nhằm chống lại luận thuyết quyền lực tập trung của vua. Từ “hiến pháp” càng ngày càng được dùng trong tranh luận, với ý nghĩa chính trị như đã nói ở trên, “như là một dụng cụ có khả năng giới hạn vương quyền để bảo vệ một trật tự siêu việt vương quyền”.Tòa Án có mặt từ lâu trong lịch sử nhưng bây giờ mới cố gắng nâng mình lên trong thử thách để hiện diện như là đối trọng của vương quyền. Ý niệm đối trọng dần dần đi vào ý nghĩa của hiến pháp.
Tuy vậy, tất cả những tranh luận lý thuyết và thử thách thực tế trên đây vẫn không làm lung lay được một vương quyền cứng rắn. Khái niệm hiến pháp thay đổi, nhưng vẫn mang ý nghĩa chính trị, chưa được diễn dịch cụ thể ra thành ngôn ngữ luật pháp có khả năng tạo nền móng cho những quyết định pháp lý. Khác với nước Anh mà tập tục chính trị dần dần được thay đổi để chế độ quân chủ đổi mới trong ôn hòa, ở Pháp, cánh cửa không mở ra được vì vương quyền khóa chốt. Các Tòa Án nại quyền của Dân Tộc? Ông vua trả lời Ta đây, và chỉ Ta đây mới có quyền bảo vệ những“luật của lịch sử”. Một bên là hiến pháp trong nghĩa tự do của Montesquieu, một bên là những “luật căn bản của vương quyền” diễn dịch theo điệp khúc cũ. Để ý nghĩa chính trị của hiến pháp có được nội dung pháp lý hữu hiệu, phải đợi 1789. Thế thôi, có ai bao giờ đoán trước được Cách Mạng sẽ đến đâu? Ai đoán trước được ông vua toàn quyền thế kia – Louis 16 – có ngày mất tiêu cái chỗ đội mũ – đội vương miện?
Với Cách Mạng 1789, một lý thuyết gia lừng lẫy khác, Sieyès, giải quyết tranh chấp giữa “hiến pháp” và “những luật căn bản của vương quyền” một cách trọn vẹn và cách mạng. Ông giải quyết bằng cách từ bỏ luận cứ quyền lịch sử để lập luận trên quyền thiên nhiên. Từ đây, tranh luận lý thuyết không còn xoay quanh giữa quyền “tuyệt đối” và quyền “tùy tiện” nữa, mà tập trung trên “chính thể hiến pháp” và “quyền bính chuyên chế”: một bên có giới hạn do hiến pháp định, một bên vô giới hạn. Từ đây, hiến pháp có thêm một nội dung luật pháp để cụ thể hóa ý nghĩa chính trị. Biến chuyển này xảy ra được một phần lớn là nhờ ảnh hưởng của Cách Mạng Mỹ. Mười ba thuộc địa của Anh ở châu Mỹ nổi dậy giành độc lập, xây dựng một chế độ chính trị riêng, ghi nhận long trọng trong một văn bản được chấp thuận năm 1787 ở Đại Hội đại biểu Philadelphia. Đứng về phương diện khái niệm hiến pháp mà nói, họ nổi dậy chống lại cái gì cụ thể? Chống lại một số luật bất công, nhất là luật thuế má, của Quốc Hội Anh mà họ cho là trái với các hiến chương thuộc địa. Để chống lại các luật đó, họ nảy ra cái tư tưởng này: có các quyền không thể sửa đổi được, các quyền đó phải được ghi rõ trong một thứ luật khác cao hơn, tức là hiến pháp thành văn, có hiệu lực pháp lý, nghĩa là bắt buộc. Đừng quên rằng trong thời gian ấy, mẫu quốc của họ là nước Anh, và nước Anh chỉ có một thứ luật thôi là luật do Quốc Hội làm ra, không có hiến pháp thành văn. Làm luật được thì sửa đổi luật cũng được. Bởi vậy, cái ý nghĩ phải có một thứ luật cao hơn mọi luật khác, được ghi chép hẳn hoi thành văn bản, là ý nghĩ cách mạng, đưa khái niệm hiến pháp vào thời đại mới. Ý nghĩ đó bay ngược qua Đại Tây Dương, hạ cánh xuống Cách Mạng Pháp, giải quyết rốt ráo tranh chấp giữa “hiến pháp” và “những luật căn bản của lịch sử”. Cả hai khái niệm được trộn lẫn với nhau thành một trong một văn bản, được soạn thảo và chấp nhận một cách đặc biệt, văn bản ấy luật hóa một khái niệm trước đây còn mang tính chính trị.
“Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật”.
                                Thomas Payne
Ngày nay, ta khó thấy ý nghĩ đó là tuyệt tác vì đã quá quen với cái từ “hiến pháp”. Lúc đó, từ “hiến pháp” hãy còn lẫn lộn với từ “chính phủ”, “chính quyền”, hai bên không khác nhau cho đến trước ngày Cách Mạng Mỹ. Một nhân vật quý tộc Pháp, trong một thư viết cho vua, đã thốt ra một câu tiêu biểu: “Làm sao người ta có thể đồng thời vừa là bạn của chính quyền vừa là kẻ thù của hiến pháp được?” Từ đây, gió lốc cách mạng thổi bay từ “gouvernement” ra khỏi từ “constitution”. Yêu vợ không phải là yêu bồ. Hai vợ không phải đều là vợ cả. Thomas Payne, lý thuyết gia nổi bật của Cách Mạng Mỹ, nói rõ: “Hiến pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền, và một chính quyền không có hiến pháp là một chính quyền không có luật”. Ông nhắc lại lần nữa: “Một hiến pháp là một điều có trước chính quyền, và một chính quyền chỉ là con đẻ của một hiến pháp. Hiến pháp của một nước không phải là văn bản của một chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền”.
Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một “quyền lập hiến” được chế ra thành luật.
Giữa hai bờ Đại Tây Dương, khái niệm hiện đại về hiến pháp thành hình nhờ ảnh hưởng qua lại giữa Montesquieu và Cách Mạng Mỹ. Montesquieu ngại quyền lực. Các thuộc địa ở Mỹ, ngay từ hồi nổi dậy, cũng đã nhìn quyền lực như thế qua ông vua George III, tuy rằng hồi đó vua đã bắt đầu mất thực quyền trong chế độ chính trị nước Anh. Cũng từ Montesquieu, lý thuyết phân quyền được thực hiện tại Mỹ, và áp dụng chặt chẽ hơn cả ở châu Âu vì Quốc Hội không thể buộc Tổng Thống từ chức, Tổng Thống không thể giải tán Quốc Hội. Ngược lại, từ Mỹ, việc luật hóa lý thuyết chủ quyền thuộc về toàn dân ảnh hưởng trên tư tưởng của Sieyès. Chủ quyền đã thuộc về dân thì việc làm ra hiến pháp không phải là việc của một cơ quan nào mà là việc của toàn dân: từ đó lý thuyết về một “quyền lập hiến” được chế ra thành luật. Sieyès tóm tắt: “Hiến pháp bao gồm đồng thời: việc thành lập và tổ chức nội bộ các quyền lực khác nhau của nhà nước, mối tương quan tất yếu và sự độc lập giữa các quyền lực đó, và cuối cùng, những cảnh giác chính trị phải cẩn thận xây dựng chung quanh, để các quyền lực đó lúc nào cũng có ích lợi nhưng không bao giờ trở thành nguy hiểm. Đó là ý nghĩa chính xác của danh từ hiến pháp; ý nghĩa đó liên quan đến toàn thể quyền lực của nhà nước và sự phân chia những quyền lực đó”.
Từ đầu, ý tưởng của Montesquieu đã liên hệ rõ ràng khái niệm hiến pháp với khái niệm quyền lực hạn chế để chống lại quyền hành tuyệt đối, nghĩa là vô giới hạn và tùy tiện. Đến đây, việc phân quyền được xây dựng thành những nguyên tắc thành văn, tối thượng, mà mục đích là thiết lập những giới hạn minh bạch, ai cũng biết, về quyền lực của người cầm quyền. “Nếu quyền lực không có giới hạn, quyền lực tất yếu trở thành tùy tiện, và không có gì trực tiếp đối chọi với một hiến pháp bằng bạo quyền”, Mounier đã phát biểu như thế trong diễn văn đọc ngày 7-7-1789 trước Hội Đồng Lập Hiến. Ông là đại biểu lừng danh của giai cấp bình dân. Tư tưởng đó được viết chắc nịch như đinh đóng cột trong điều 16 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: “Bất cứ xã hội nào trong đó các quyền không được bảo đảm và sự phân quyền không được tôn trọng, xã hội đó không có hiến pháp”.
Tác giả bài này muốn nói gì khi nhắc lại những kiến thức phổ thông trên đây? Duy nhất điều này thôi: lịch sử của khái niệm hiến pháp bắt đầu từ một khao khát: tự do; khao khát đó sẽ không bao giờ thực hiện được trước một quyền lực tuyệt đối; để quyền lực không phải là bạo lực, phải phân quyền; để sự phân quyền được rõ ràng, minh bạch, phải ghi thành luật, luật đó là tối thượng, là mẹ của mọi thứ luật khác. Nghĩa là: để định nghĩa hiến pháp là gì, đừng quên rằng bắt đầu quá trình là một ý tưởng chính trị và kết thúc là một văn bản luật pháp, từ đó mà quyết định cái gì là hợp pháp, cái gì là bất hợp pháp trong mọi hành động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước. Chỉ một ý đó thôi mà tác giả đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần: Hiến pháp là một ý tưởng chính trị được luật hóa vào một giai đoạn quan trọng nào đó của lịch sử để một trật tự chính trị trở thành chính đáng. Điều này bao gồm hai ý nghĩa: thứ nhất, trật tự chính trị nào cũng mượn danh nghĩa luật để trở thành một trật tự pháp lý; nhưng thứ hai, không luật pháp nào ban tính chính đáng cho một trật tự chính trị nếu luật đó không xuất phát từ nguyện vọng đích thực của nhân dân.
°°°
Hơn một thế kỷ rưỡi sau Cách Mạng, nước Pháp có ông tổng thống De Gaulle làm một hiến pháp mới – hiến pháp hiện tại – để chấm dứt một trật tự chính trị cũ, lập một trật tự chính trị mới, mở đầu Đệ Ngũ Cộng Hòa. Trong một cuộc họp báo quan trọng ngày 31-1-1964, ông định nghĩa hiến pháp trong một câu nổi tiếng: “Hiến pháp là một tinh thần, những định chế, một thực tiễn”. Quá đúng. Và bộc lộ ra được những gì tôi vừa trình bày ở trên.
Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: “hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?” Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.
Một thực tiễn? Tất nhiên, vì hiến pháp phải được áp dụng để trở thành luật nói, nếu không thì là luật câm. Những định chế? Hiển nhiên, khỏi cần nói. Tôi chú trọng mấy chữ đầu: “một tinh thần”.Vậy tinh thần này là gì trong bối cảnh lịch sử đã làm hình thành hiến pháp ở Pháp và ở Mỹ? Tự do! Tinh thần này quyết định tất cả. Quyết định việc thành lập các định chế. Quyết định thực tiễn của pháp luật, cả luật mẹ lẫn luật con. Bất cứ hiến pháp nào trên thế giới đều có thể được đặt dưới một câu hỏi: “hiến pháp này được làm ra để thể hiện cái tinh thần gì vậy?” Dân chúng chỉ cần biết cái tinh thần ấy một cách tỏ tường và chân thật là đã có thể phát biểu ngay đó là hiến pháp của mình hay của ai.
Vậy thì dân chúng Việt Nam chờ đợi cái tinh thần gì được luật hóa trong hiến pháp? Một tinh thần phù hợp với giai đoạn hòa bình của đất nước, sau nhiều năm chiến tranh đòi hỏi con người phải hy sinh nhiều thứ, kể cả thứ quý nhất trong đời là tự do. Chiến tranh là tình trạng bất thường, hòa bình là chấm dứt tình trạng bất thường, là phải trả lại cho con người cái khao khát bức thiết nhất của con người ở muôn thuở và muôn nơi, là phải trả lại cho con người Việt Nam cái giá đã mua bằng máu, là phải thực hiện lời cam kết chói lọi trong Tuyên ngôn độc lập vinh quang: ai cũng biết, đó l�“quyền tự do”. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”: đó là tinh thần mà người dân chờ đợi luật hóa trong hiến pháp, một hiến pháp hoàn toàn mới, phù hợp với giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình.
Tinh thần là như vậy, định chế sẽ thế nào? Tất cả những gì tôi nói trong bài này có thể tóm gọn trong hai chữ: ôn hòa. Quyền lực phải biết ôn hòa. Chính thể ôn hòa là chính thể tốt nhất. Đó là văn minh mà Âu châu thừa hưởng từ tư tưởng của Hy Lạp cổ đại. Montesquieu cũng chỉ là tiếp nối tư tưởng Aristote. Nhưng đó cũng chính là văn minh của Việt Nam, của tư tưởng Việt Nam, không hề độc đoán.
Đảng Cộng sản đã nhiều lần nêu vấn đề định nghĩa lại lãnh đạo. Đúng vậy, nhưng thế này thì hợp với mong mỏi hơn: định nghĩa lại lãnh đạo là thế nào để phù hợp với thời bình, thế nào để thực hiện lời cam kết “quyền tự do”. Đó là cứu cánh của chính trị. Đó là cứu cánh của quyền lực. Một quyền lực ôn hòa trong thời bình, khác với thời chiến tranh, khác với thời tranh đấu bí mật trước mùa Thu tháng Tám. Đó là tinh thần mới phải có trong hoàn cảnh mới của đất nước, cần thực sự đoàn kết toàn dân. Tinh thần đó sẽ quyết định tất cả mọi điều khác trong hiến pháp. Tinh thần đó, người dân khao khát chờ đợi từ lâu để được là tác giả của hiến pháp mới.
Dưới ảnh hưởng đó của tư tưởng luật hóa hiến pháp đến từ Mỹ, từ ngữ “luật căn bản” của Pháp được ngôn ngữ luật đưa lên địa vị tối thượng: hiến pháp là luật tối thượng, nghĩa là, rất cụ thể, cao hơn tất cả các luật khác và làm vô hiệu tất cả luật nào trái lại. Đây cũng là một sáng tạo tuyệt tác bắt nguồn từ một sự việc bình thường trước Tòa Án Tối Cao của Mỹ. Ông Marburry, được bổ nhiệm thẩm phán nhưng chờ mãi đến đáo hạn mà vẫn không nhận được giấy tờ bổ nhiệm. Ông kiện tổng thống Adams (mà người đại diện là bộ trưởng Madison) đòi gửi công văn bổ nhiệm. Ông Tòa Marshall xử rằng: kiện là đúng, nhưng đạo luật được viện dẫn ra để kiện là không hợp với hiến pháp, là vi hiến. Chuyện bình thường ở Mỹ. Nhưng là chuyện động trời trong lịch sử hiến pháp của Pháp vì Tòa Án dám xía vào lĩnh vực lập pháp để phán đúng hay sai. Cần nhấn mạnh vụ kiện danh tiếng Marburry chống Madison này ở đây để hiểu quá trình luật hóa hiến pháp và sức mạnh của tinh thần trọng pháp. Mười ba thuộc địa ở Mỹ phải nổi dậy để đòi truất bỏ những luật bất công. Khổng Mạnh ở ta ngày xưa cũng lao xao với sĩ tử rằng nước có thể lật thuyền… Suy diễn bài học từ ông Tòa Marshall, luật pháp có chức năng và khả năng giải quyết tranh chấp chính trị một cách hòa bình, khỏi cần gươm dáo, mà cũng khỏi phải lội nước lật thuyền.
Chú thích:
Một số câu trích dẫn đặt trong ngoặc kép là lấy từ: Olivier Beaud, L’Histoire du concept de constitution en France. De la constitution politique à la constitution comme statut juridique de l’Etat, Jus politicum, Vol. 2, Juin 2010. Có thể đọc trên mạng:







Đã đến lúc cùng ngồi lại để bàn về lối ra


imagesCó một sự thật lịch sử là những khi nào đảng cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ, bám sát nguyện vọng của quần chúng nhân dân thì đảng giành thắng lợi to lớn.
Thời kỳ Cách mạng Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh biếtmềm dẻo và khôn khéo thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị khác nhau để huy động sức mạnh toàn dân tộc đánh đổ phong kiến và thực dân nên đã thành công.
Các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ có nền tảng vững chắc là tinh thần yêu nước, căm ghét ngoại xâm luôn mãnh liệt trong huyết quản của mỗi con dân nước Việt lại được sự lãnh đạo đúng đắn lúc đó của đảng khi đã đoàn kết được mọi tầng lớp xã hội và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện của quốc tế nên đã thắng lợi vẻ vang.
Chính sách người cày có ruộng thời những năm 1950 hay chủ trương “khoán sản phẩm trong nông nghiệp” xuất phát từ sáng kiến của ông Kim Ngọc đã thực sự tạo nên tinh thần phấn chấn và động lực kinh tế mạnh mẽ đối với hàng chục triệu nông dân. Chủ trương Đổi mới những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước cũng đã khơi dậy sức mạnh thần kỳ như Thánh Gióng của cả dân tộc giúp đất nước khởi sắc để hội nhập quốc tế và cất cánh.
Tuy nhiên trong quá khứ đảng cũng có những sai lầm và thất bại khi đưa ra khẩu hiệu “trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ” chịu ảnh hưởng của lý luận đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản cực đoan, tả khuynh không phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam khiến cách mạng thoái trào sau sự kiện Xô viết Nghệ Tĩnh.
Cải cách ruộng đất, “nhân văn giai phẩm”, “chủ nghĩa thành phần, lý lịch”, cải tạo tư bản tư doanh ở Miền Bắc năm 1954 và Miền Nam sau năm 1975 là những bài học đau xót vì đã áp dụng cứng nhắc các giáo điều đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản Mác-Lê khi chưa hiểu rõ hiện tình đất nước và khát vọng của dân tộc.
Vẫn biết khát vọng Độc lập dân tộc là trường tồn, mãnh liệt và bao trùm nhưng khi dân tộc đã có Độc lập rồi thì một cách tự nhiên quần chúng đòi hỏi quyền Tự do, Dân chủ và cuộc sống Hạnh phúc không phải chỉ trên khẩu hiệu, lời hứa suông hay những dòng chữ vẫn được in trên tiêu đề của các biểu mẫu văn bản giao dịch.
Nhân dân đã có Tự do chưa khi quyền được phát ngôn, góp ý nêu nguyện vọng về những vấn đề trọng đại qua các cuộc Trưng cầu dân ý vẫn bị “treo” đã 67 năm từ 1946 cho tới nay? Chưa kể những quyền Tự do khác cứ bị “teo” dần trong những bản Hiến pháp ra đời sau này.[1] Những quyết định trọng đại có ảnh hưởng tới đất nước như dự án khai thác Bô Xít Tây Nguyên, sáp nhập Hà Tây vào Hà nội v.v… người dân nào có quyền biểu quyết!
Đặc biệt, gần đây các nhân sĩ trí thức tiêu biểu, các cán bộ Cách mạng lão thành cùng hàng ngàn người dân đủ mọi thành phần trong và ngoài nước tham gia góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 lại lập tức bị quy kết là “suy thoái tư tưởng, tác phong và đạo đức” hoặc “lợi dụng tự do dân chủ để chống phá chế độ”, “làm đảo chính mềm” v.v…. Hỏi rằng dân chủ XHCN là như vậy thì còn thu phục được ai đi theo đây? Hồ Chí Minh có sống lại chắc Người cũng phải nhỏ lệ trước hiện thực tê tái này.
Nếu như chính sách “người cày có ruộng” ngày nào đã tạo nên động lực to lớn cho Cách mạng thì giờ đây vì sao lại để xảy ra tình trạng biểu tình, khiếu kiện trên cả nước vì mất đất và đi liền với đó là nạn tham nhũng của đội ngũ hùng hậu các quan tham có quyền phân đất hay đúng với sự thật hơn là cướp đất của nông dân? Những “hậu sinh khả úy” của nghị Quế, nghị Hách năm xưa giờ đây lại ra rả nói rất hay về “học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và lòng trung thành với đảng cộng sản Việt Nam khiến những người còn chút lương tri trong và ngoài đảng vô cùng ngao ngán và phẫn uất.
Phải chăng chính sách về ruộng đất gần đây trong Hiến Pháp đã thể hiện sự xa rời quần chúng khi mà nhà nước thâu tóm lại toàn bộ quyền sở hữu về đất đai?
Sự xa rời đã tới mức nguy hiểm khi nhiều cơ quan công quyền không đánh giá đúng tâm trạng người dân bức xúc trước hành động xâm lấn Biển Đông của những lực lượng diều hâu ở Bắc Kinh, xuống đường hoặc có những hành động phong phú khác biểu thị lòng yêu nước, thì lại bị ngăn chặn, đàn áp thô bạo. Những lập luận cho rằng có các thế lực thù địch sẽ lợi dụng biểu tình để chống đối nhà nước rõ ràng không thể đứng vững nếu nhớ lại thời chống Mỹ trên cả nước đã có biết bao cuộc tuần hành khổng lồ của quần chúng để tỏ rõ ý chí quật cường của dân tộc Việt trước giặc ngoại xâm. Phải chăng chính quyền thời nay đã rất khác thời đó nên mối quan hệ trong một số lĩnh vực với nhân dân cũng khác xưa, thay vì đồng thuận lại trở nên đối kháng?
Hay là vì phải giữ “hòa hiếu” và tôn trọng các “cam kết cấp cao ở Thành đô” với thế lực bành trướng Đại Hán đang muốn nuốt chửng Biển Đông bằng cái lưỡi bò bất chấp luật pháp quốc tế thì chính quyền phải “hèn với giặc và ác với dân” như trước đây Tự Đức đã hành xử khi Pháp xâm lược đầu thế kỷ XIX và Trần Nhật Hiệu với lời tấu “Nhập Tống” hèn nhát bên thềm cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất?
Mọi sự nhân nhượng hay “động tác khéo léo” dù mang tính chiến thuật với quân xâm lược nếu thiếu đi sự thông cảm và hậu thuẫn mạnh mẽ của nhân dân yêu nước xưa nay đều thất bại. Chẳng lẽ trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc còn thiếu các bài học đắng cay hay sao ?
Vả chăng có người còn thành tâm nâng niu cái “tài sản vô giá là ý thức hệ chung giữa hai ĐCS Trung Quốc và Việt Nam” khi biết rõ rằng đối với Bắc Kinh không có đồng minh theo ý thức hệ mà chỉ có quyền lợi thực dụng theo kiểu “Mèo trắng hay mèo đen miễn bắt được chuột …” là trên hết.
Không biết cái ý thức hệ của “bạn” nó cao cả và phù hợp với Việt Nam tới đâu mà Tổng bí thư kiêm Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình gần đây trong một phát biểu với cán bộ ở Bắc Kinh đã tỏ ra lo ngại về 2 mối đe dọa lớn nhất hiện nay là sự suy yếu lòng tin của dân chúng và sự gặm nhấm của tham nhũng có thể khiến ĐCS Trung Quốc chỉ đón nhận sinh nhật đến lần thứ 100, tức là chỉ còn 8 năm … .[2] Chẳng lẽ chúng ta cũng quyết cùng chung ý thức hệ với “bạn 16 chữ vàng và 4 tốt ” để rồi cùng tiêu vong sau mấy năm nữa?
Chẳng ai nói dối hay lừa mị nhân dân được mãi, thử hỏi những cán bộ mũ cao, áo dài thường lên lớp về chủ nghĩa Mác- Lê, về liên minh giai cấp công–nông và cách mạng vô sản hay định hướng XHCN có ai còn là vô sản hay người nào cũng có của chìm, của nổi ở cả trong và ngoài nước trị giá nhiều tỷ rồi?
Nếu thật sự là trung thành với ý thức hệ của giai cấp vô sản thì các vị có dám dũng cảm tổ chức những “Tuần lễ Vàng” để quyên góp phần lớn khối tài sản khổng lồ của mình vào công quỹ giúp đỡ người nghèo và phát triển đất nước theo tinh thần “hữu ái vô sản” hay không?. Và nếu mai mốt những người nông dân bị mất đất, hết kế sinh nhai, những công nhân bị thất nghiệp do nhà máy bị phá sản bởi quan tham đục khoét như đã xảy ra với Vinashin, Vinalines v.v…và đám thị dân cùng sinh viên ra trường thiếu việc làm tụ họp nhau lại để hô những khẩu hiệu cách mạng vô sản cướp lại của cải từ tay người giàu một lần nữa thì các vị có ủng hộ như cách đây gần 70 năm nữa không?
Xem ra thì ngọn cờ ý thức hệ mà đảng đang giương cao không tập hợp được quần chúng yêu nước hiện nay vì những người cầm cờ đang thiếu chính danh và lòng tin của quần chúng.
Và nếu không làm được như thế thì hãy một lần trung thực với bản thân và nhân dân để cùng ngồi lại với các tầng lớp xã hội không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo hay dân tộc và chính kiến để bàn về một lối ra khả dĩ nhất cho tương lai dân tộc.
Tại thời điểm này của thế kỷ XXI lịch sử đã sang trang, thế giới đã khác trước khi không còn sự đối kháng ý thức hệ giữa hai phe Cộng sản và Tư bản suốt thời kỳ “chiến tranh lạnh” và dân Việt Nam ta cũng khác trước. Đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu, đại ý “người ở nhà tranh thì suy nghĩ khác người ở nhà ngói…”, giờ đây khi cơm đã no, áo đã ấm và TV, tủ lạnh, xe cộ và các tiện nghi sinh hoạt vật chất khác đã tạm gọi là đầy đủ đối với số đông quần chúng thì nhu cầu có nhiều hơn tự do tinh thần, tư tưởng và hoạt động cộng đồng đa dạng theo sở thích và sở trường riêng đã trở nên ngày một phổ biến và cấp thiết.
Thế giới vốn đa nguyên và xã hội loài người cũng vậy. Một chính đảng có thể giành thắng lợi trong những giai đoạn lịch sử nhất định nhưng nếu không trau dồi sức chiến đấu, gần gũi với quần chúng thì sẽ dần tha hóa và bị chính quần chúng đào thải để cho những lực lượng chính trị hay đảng phái khác có sức sống hơn tiến lên vũ đài. Bằng cách hiến định quyền lãnh đạo mọi mặt xã hội Xô Viết tại điều 6 trong Hiến Pháp năm 1977 ĐCS Liên Xô tại sao vẫn sụp đổ ? Ấy là vì lý tưởng của đảng đã bị nhạt phai và đảng đã tự mình xa rời quần chúng để trở nên một tổ chức suy thoái,mất sức chiến đấu do ở trên đỉnh cao quyền lực độc tôn quá lâu mà không bị cạnh tranh để phải luôn tự mài sắc vũ khí.
Theo tinh thần đó bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992 do 72 nhân sĩ, trí thức và các vị lão thành Cách mạng khởi xướng cần được nhìn nhận như một hành động yêu nước và có trách nhiệm với dân tộc khi họ dũng cảm đề đạt đường hướng giúp đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng sâu sắc, toàn diện trong khi giặc ngoại xâm đang xâm nhập sâu vào các mặt chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội v.v…và lăm le ngoài Biển Đông như hiện nay.
Có điều, đó mới chỉ là những đường hướng đúng đắn và đã đến lúc đảng, nhà nước và tất cả các lực lượng xã hội trong và ngoài nước cần ngồi lại với nhau để tìm ra những con đường đi cụ thể theo tinh thần Diên Hồng, không bạo lực, quên đi quá khứ và không hồi tố .[3] Hy vọng rằng lãnh đạo ĐCS Việt Nam sẽ thể hiện thiện chí và chủ động nắm bắt lấy cơ hội quý báu này để một lần nữa đảng vẫn giương cao thắng lợi ngọn cờ Dân tộc – Dân chủ và tiếp tục xứng đáng là một đảng cầm quyền như Hồ Chí Minh trong Di chúc đã căn dặn.
Thăng long- Hà nội 6/3/2013



[1] Hoàng Xuân Phú. “Teo dần quyền con người trong Hiến Pháp”. Blog Hoàng Xuân Phú. 15/1/2013
[2] Theo Infonet ngày 4/3/2013
[3] Nguyễn Trung. “ Thư ngỏ gửi Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ nước CHXHCNVN” (viet-studies ngày 19/2/2013)





THỨ NĂM, NGÀY 07 THÁNG BA NĂM 2013


MINH DIỆN "TRẢ LỜI LỤC VẤN"


NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI
SAU NHỮNG Ý KIẾN BẠN ĐỌC
                       Tối hôm qua, Đại tá Bùi Văn Bồng gửi đến hộp thư điện tử của tôi một comment của bạn đọc ký Nặc danh và yêu cầu tôi trả lời bạn đọc. Liên quan đến bài “Ân oán còn lâu”, một số bạn đọc vẫn tỏ ra bênh che ông Dũng-bà Hằng (có thể chính họ hoặc là người thân, phe cánh của họ) đã comment không nêu rõ tên (Nặc danh) phê phán tôi gay gắt, có những lời bất nhã. Đây cũng là mặt yếu và còn lạc hậu về văn hóa nạng thời @. Riêng ý kiến “quy chụp” tôi vào  việc tôi “hỏi mượn tiền bà Hằng” (!?), mua đất, chuyện liên quan IMEXCO  và “truy xét” cả chiếc xe “chính chủ”  của gia đình tôi. Nay tôi xin công khai thẳng thắn trả lời rõ  thêm như sau:
- Vừa qua nhiểu bạn đã góp ý cho tôi  qua trang WEB  Bùi Văn Bồng và các trang khác. Tôi đã đọc tất cả ý kiến bạn đọc với sự trân trọng .
              Trong  những ý kiến đó có người nghi ngở, hoặc kết tội tôi một cách oan uổng, câu chữ thiếu lành mạnh và không xây dựng, vì vậy tôi xin phép nói cho rõ để tránh hiểu nhầm.
               I- CHUYỆN GẠ BÁN ĐẤT MƯỢN TIỀN.
              Tôi gặp bà Hằng một lần duy nhất tại Văn phòng Công ty Đại Namnhư đã kể trong bài báo. Cuộc gặp đó có nhiểu người và có cả nhà báo Hồng Quang. Thử hỏi, trong trường hợp như vậy, tôi có điên khùng không mà hỏi mượn tiền, gạ bán đất cho một người chưa quen  như bà Hằng?
               Sau cuộc gặp đó, tôi đâu viết gì về ông Dũng, bà Hằng mà bảo tôi cay cú? Tôi chỉ viết sau khi mẹ, vợ, con, em ông Dũng lên nhà tôi , kể lại những việc làm của ông Dũng. Cách đây ba ngảy tôi còn gặp lại họ. Nếu bạn nào thấy cần “xác minh”, muốn gặp họ để cũng không khó. Chưa vừa lòng với MD cái gì thì cứ nói thẳng.Tôi đã công khai điện thoại, địa chỉ Email. Đừng vì động cơ gì đó mà comment gây nhiễu hoặc châm chọc. Đó cũng là nét văn hoa smangj thời @.
               II- CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN IMEXCO.
               Vào khoàng năm 1996, ông Dương Kỳ Hiếu (Bảy Hiếu), Tổng giám đốc Công ty IMEXCO  bán cho ông Trần Quang Vinh (Ba Vinh) một lô đát ở quốc lộ 51 Vũng Tàu. Bản hợp đồng mua bán trị  gần 10 tỷ đồng, ông Ba Vinh mới thanh toán được khoảng 1 tỷ, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bảy Hiếu (con cán bộ Trung ương Dương Kỳ Hiệp) làm văn bản xác nhận đã thanh toán hết, lại còn ký công văn chấp nhận cho Ba Vinh toàn quyền sang nhượng, hoặc thế chấp lô đất kể trên.
              Ông Ba Vinh đã mang lô đất thế chấp vào ngân hàng VCSB, vay 2 tỷ đồng, và chia lô sang nhượng cho một số người, trong đó  gia đình tôi đã mua 2 lô, và đã đặt cọc 10 cây vàng và 20.000 đô la.
              Chưa kịp làm giấy tờ thì xảy ra vụ án TAMEXCO,  ông  Ba Vinh bị bắt. Ông Bảy Hiếu  làm công văn gửi Tòa án nhân dân Vũng Tàu đề nghị phong tỏa lô đất ông Ba Vinh  đang thế chấp ở VCSB, lý do ông Ba Vinh chưa thanh toán hết tiển.
              Ông Bảy Hiếu thừa nhận việc làm sai trái của mình, chấp nhận thay  Ba Vinh  trả hết khoản tiền vốn và lãi  ông  Ba Vinh đã vay của VCSB, và trả lại số tiền gia đình tôi đặt cọc mua đất 700 triệu.
              Tổng số tiền Bảy Hiếu phải bồi thường hơn 3 tỷ đồng. Bảy Hiếu phải lấy tiền cá  nhân, không được lấy tiền nhà nước. Tôi với Bảy Hiếu quen thân, trước nguy Bảy Hiếu bị kỷ luật, tôi chẳng những không nhận số tiền bồi thường  mà còn cho Bảy Hiếu mượn chiếc xe Merceder bán lấy tiền bồi thường. Anh Hải Long và chị Xuân Hồng  cho Bảy Hiếu mượn  căn nhà ở Vũng Tàu,  bán lấy tiền đền nhà nước.
             Ngày đó ông Hoàng Linh báo Tuổi Trẻ viết bài nói tôi chiếm đoạt của IMEXCO 700 triệu. Ông Hoàng Linh sau đó đã xin lỗi tôi trên báo, trước khi ông ấy bị bắt vì nhậm tiền của Năm Cam.
             Bạn hãy đọc bài “Lần cuối cùng nghe một doanh nhân hát” để hiểu thêm. Nếu cần xin mời bạn  gặp tôi, tôi sẽ cho bạn xem hồ sơ và đưa bạn gặp ông Bảy Hiếu, hiện vẫn đang làm giám đốc IMEXCO.
            Còn  ý  đề cập đến xe ô tô. Tôi xin thưa, gia đình tôi có Công ty dệt kim và kinh doanh vải sợi, ô tô là phương tiện làm ăn của chúng tôi, chúng tôi mua bán đàng hoàng, không  nhân hối lộ của ai cả.Tôi nghỉ làm báo lề phải 20 năm rồi, ngày đó hối lộ vài triệu đã rùm beng mà bạn nói tôi nhận hối lộ cái ô tô thì kinh quá!
             Gần hai chục năm trước tôi đã từng gặp tai họa trong nghề báo, khi viết về  nạn Video đen, về  đất đai Vũng Tàu,  về vụ tham ô ở ngân hàng Việt Hoa, về vụ án Lữ Anh Dồi, về việc phanh phui ông giám đốc công an biến xe công thành xe tư,  đặc biệt là việc viết thư cho ông  Đỗ Mười  bênh Tăng Minh Phụng.
            Nhưng trời có mắt, sự thật vẫn là sự thật!
            Mấy tháng nay nghe bạn bè viết trở lại, không ngờ lại gặp sự cố tiếp, đầu tiên là ông Hoàng Quang Thuận, đến ông nghị  Hoàng Hữu Phước và giờ Huỳnh Uy Dũng, toàn các vị lắm tiền cả. Tôi lại húc đầu vào đá rồi!
            Thưa bạn đọc!
            Tôi không tham vọng nổi danh, càng không lợi dụng ngòi bút để kiếm tiền. Những bài viết của tôi chỉ phản ánh những bức xúc của xã hội trước thực tại quá nhiều ngang trái, nhiều người muốn nói mà không nói được. Tôi cũng muốn  kể lại những chuyện cũ bằng sự trải nghiệm của mình, muốn  góp lời phản biện cùng mọi người.
            Những bài báo tôi viết có chỗ hay, chỗ dở, chỗ đúng chỗ sai, nhưng tôi xin khẳng định đó là sự chân thành của bản thân tôi.
            Cuộc sống đời thường của tôi cũng như văn chương , không hoàn hảo mà có tốt, có xấu,  nhưng tôi sống chân thành, hết lòng  với gia đình, họ hàng và bạn be, không nịnh hót bợ đỡ ai, không khuất phục trước tiền bạc, quyền hành. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiêm về những  việc làm của mình.
            Có nhiều con đường đến với chân lý, nhưng chân lý không thể bẻ cong. Một lần nữa xin cảm ơn bạn bè gần xa!
                                 Minh Diện DT: 0988578158
                                 Nhabaominhdien @gmail.com





Họ định chơi ác với dân?


Phản biện một bài viết trên báo Tạp chí Cộng sản






10-cau-hoi12Nhân tiện đọc bài “Quân đội không thể và không nên trung lập – Lịch sử đã cảnh báo” của báo Tạp chí Cộng sản ngày 1-3-2013, tôi cần phải nói ngược lại “ Quân đội cần phải trung lập” dựa theo chính các sự kiện mà tác giả bài viết nêu ra. Lịch sử cận đại và bây giờ luôn xảy ra kết cục chính quyền sụp đổ khi Quân đội theo lệnh của lãnh đạo chế độ nã đạn vào dân để thể hiện lòng trung thành. Trừ sự kiện Thiên An Môn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh dùng Quân Đội xe tăng cán nát sinh viên, và lãnh đạo Trung Quốc không coi đó là thắng lợi của chế độ mà coi đó là vết nhơ của lịch sử cầm quyền. Có thể nói rằng bất kỳ chế độ nào, khi dùng quân đội để bắn vào dân thì đó là ngòi nổ cho một tiến trình giật sập chế độ đó. Nhưng chẳng hiểu sao tác giả lại tự đưa ra các hiện tượng tương tự nhưng lại gọi đó là lời cảnh báo. Phải chăng là tác giả cảnh báo nhầm. Điều này có thể kiểm nghiệm theo các sự kiện mà tác giả đưa ra :
1. “Lúc đầu, binh sĩ đã nghe lệnh Nga hoàng bắn vào đoàn biểu tình của công nhân ở cung điện Mùa Đông, gây ra “Ngày Chủ nhật đẫm máu”.
Đây là hành vi bày tỏ sự trung thành của Quân đội với Nga Hoàng và kết cục toàn bộ gia đình Nga Hoàng bị giết sạch. Đây cũng là điều dễ hiểu vì Nga Hoàng cần sự trung thành của quân đội để sẵn sàng đẫm máu với dân và sự sụp đổ là không tránh khỏi.
2. “Quân đội… Chính quyền Xô-viết, một biểu tượng cho sức mạnh quân sự vô địch của vô sản thế giới. Ấy mà, bị chính những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô phản bội”
Hú vía cho dân tộc Nga, Quân Đội Xô Viết đã không trung thành chiến đấu vì sự tan rã của Đảng. Họ không nã đạn vào dân và kết quả là nhân dân Nga đã tránh cuộc đổ máu khi xây dựng xã hội tự do dân chủ như ngày nay.
3. “Để bảo vệ chế độ, Diệm đã ra sức củng cố quân đội và lôi kéo quân đội vào các hoạt động chính trị của mình.”
Lại một kiểu muốn Quân Đội trung thành với mình và cầu mong sự bảo vệ của quân đội thì kết quả những phát pháo của quân đội trung thành bắn vào lực lượng chống đối thì coi như kết quả Ngô Đình Diệm cùng toàn gia đình trị bị kết liễu.
4. “Từ 1945 đến nay, khi chính quyền cách mạng, Nhà nước của nhân dân được thành lập”
Rất may mắn cho nhân dân Việt Nam khi Quân đội nhân dân chưa bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối của mình với Đảng để bắn vào dân mình và cũng chưa ai dám đòi hỏi sự tuyệt đối trung thành với Đảng trước nhân dân nên chế độ đang còn tồn tại.
Như vậy, từ các dẫn chứng đưa ra, tác giả chỉ xoay quanh việc Quân đội không chống ngoại xâm nào và đã cảnh báo rằng “Quân đội không thể và không nên trung lập” trước các dẫn chứng nã đạn thẳng tay vào nhân dân để bảo vệ chế độ chứ không phải chống ngoại xâm. Dã tâm của tác giả biện bạch chỉ với chủ ý Đảng Cộng sản Việt nam buộc Quân đội phải trung thành với Đảng để thẳng tay đàn áp nhân dân chứ không phải chống ngoại xâm? Một bài viết bằng cơm gạo của nhân dân mà đăng tải như vậy thì người dân sẽ nghĩ gì về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam? Họ định chơi ác với dân?

Không kích động không có nghĩa là đánh bài "lờ" theo kiểu AQ.


Lại là chuyện người Trung Quốc cố tình miệt thị người Việt Nam, khi hết cá nhân cấm chó ngang hàng với người Việt, lại đến chính quyền Trung Quốc bắt người Việt Nam qua lại biên giới bằng cửa dành cho chó.
Tôi đã nghĩ rằng thì là bà con ta chả cần bức xúc. Vì cái cung cách đó không phải là của người có văn hóa, chấp làm gì. Nhưng rõ ràng là không ổn khi đây là chủ ý của chính quyền. Cái này cơ quan chức năng phải lên tiếng chứ. Đây là hành động cố tình khiêu khích, có ý kích động sự hằn thù dân tộc, nhằm kiếm cớ để khởi đầu cho một cuộc tấn công khác chăng?
Chắc chắn sau này, nhiều sự thực sẽ được phơi bày, ngay chính trong nội bộ người Trung Quốc. Có những câu chuyện chỉ lan truyền trong thiên hạ, mà vì sự an toàn của chính người kể nên họ không dám nêu danh tính. Về cuộc chiến năm 1979, hầu hết người Trung Quốc đã tin vào sự tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh, rằng Việt Nam đã tấn công Trung Quốc, giết hàng nghìn đồng bào của họ ở biên giới. Họ đều tin rằng Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, vậy mà Việt Nam tráo trở và vô ơn nên rất căm giận. Ngay cả những người Trung Quốc đã từng là bạn thân thiết với người Việt Nam cũng đều tin như vậy. Nhưng sự thật thì không thể bưng bít được hết. Nhiều người Trung Quốc đã nhận ra họ bị lừa khi quay trở lại đánh Việt Nam.
Nói về chuyện Trung Quốc giúp Việt Nam, vào năm 1965, Trung Quốc giúp Việt Nam làm 12 con đường nối từ Trung Quốc sang Việt Nam. Có việc này là do đề nghị từ phía Trung Quốc. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh cục bộ, phòng khi Mỹ đánh ra miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng đưa từ 1 đến 2 triệu quân sang “hỗ trợ” Việt Nam theo 12 con đường đó, chặn đứng sự “xâm lăng” của chủ nghĩa đế quốc (cụ thể là đế quốc Mỹ) – theo đúng bài đã áp dụng trong chiến tranh Mỹ Triều năm 1950. Trong 12 con đường này, dài nhất và khó khăn nhất là đường 11 từ Nghĩa Lộ đi Bình Lư, dài gần 300 km. Đường 12 từ Lào Cai, qua Sapa đi Lai Châu (những tư liệu này hẳn còn lưu trong thư viện Bộ GTVT).

Để phối hợp với Trung Quốc làm 12 con đường này, Bộ Giao thông đã thành lập ra một Ban, lấy luôn tên là Ban 12, điều một ông Cục trưởng về làm trưởng ban. Bên Trung Quốc thì đưa gần 1 quân đoàn, gồm bảy vạn tám ngàn quân Trung Quốc sang Việt Nam. Chính ủy quân đoàn này là trung tướng Tôn Chính, nguyên tư lệnh quân khu Thành Đô. Tư lệnh quân đoàn này là trung tướng La Hồng Tiêu, nguyên tư lệnh không quân chí nguyện quân Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên.
Để phục vụ quân đoàn này, bên Trung Quốc đưa tới 3000 xe tải và cả pháo phòng không 13 ly 7 để bắn máy bay Mỹ. Trong thời gian làm 12 con đường này, quân Trung Quốc còn thuộc địa bàn hơn cả người Việt Nam.
Trong một lần làm việc, tướng La Hồng Tiêu nói với ông cục trưởng - trưởng ban 12, nếu các bạn Việt Nam tập trung lực lượng để đối phó với Mỹ ở phía Nam, thì toàn bộ hệ thống giao thông chính của miền Bắc, phía Trung Quốc sẽ đảm nhiệm việc xây dựng và phòng vệ. Ông cục trưởng sướng quá, bèn về nói với ông Dương Bạch Liên, là thứ trưởng Bộ GTVT về ý của “bạn”. Cả hai ông cùng hả hê lắm, nghĩ trong khi mình đánh nhau với thằng Mỹ “vãi cứt ra quần”, mà “bạn” hy sinh vì mình thế thì quả là không ơn nào báo đáp được. Ông thứ trưởng báo cáo ngay lên bộ trưởng bấy giờ là Phan Trọng Tuệ. Ông bộ trưởng ngẫm nghĩ rồi bảo, việc này phải báo cáo “bác”.
Sau này ông Phan Trọng Tuệ kể lại với thuộc cấp, rằng “bác” cũng suy nghĩ một lúc rồi mới nói, rằng đấu tranh giành độc lập phải do người Việt Nam tự làm, không thể nhờ dân tộc khác được. Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc về sứ mệnh này. Vật chất có thể trả chứ xương máu thì không. Hãy cảm ơn ý tốt của “bạn”.
Năm 1979, quân Trung Quốc cũng dùng chính 12 con đường này để đánh sang Việt Nam. Lúc bấy giờ nhớ lại chuyện năm xưa, mấy vị nọ mới té ngửa ra, phục “bác” sát đất. Ngày đó mà ngây thơ tin “bạn”, 10 vạn quân Trung Quốc xây dựng và đảm bảo giao thông xong ở lại, cứ từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra thì có mà mất nước từ đời tám hoánh.
Đương nhiên, nhiều người Trung Quốc đã chết trong khi làm đường, chết vì bom đạn chiến tranh ở Việt Nam. Họ là những người lính, chỉ làm theo mệnh lệnh. Trong khi kề vai sát cánh, tình cảm giữa người Trung Quốc và Việt Nam cũng nảy nở. Nhiều người trong số họ đã từng là bạn thân thiết. Giữa năm 1968, những đơn vị làm đường đầu tiên của Trung Quốc trở về nước. Cuộc tiễn đưa diễn ra trong nước mắt. Những người chỉ huy của cả hai bên ôm nhau giữa cầu biên giới, nước mắt chan hòa. Dân đứng đầy hai bên đường, vẫy tay tiễn biệt.
Chiến tranh xảy ra, làm tổn thương sâu sắc đến tâm hồn những con người đã từng kề vai sát cánh bên nhau. Và rồi nhiều năm nữa sau chiến tranh, những người bạn có dịp đoàn tụ, mới giãi bày tâm sự và đau xót nhận ra, họ đều là nạn nhân của những mưu đồ chính trị đê hèn và bỉ ổi.
Để tránh chiến tranh, không phải cứ cúi đầu cam chịu là tránh được. Người dân Trung Quốc cũng như người dân Việt Nam, không ai muốn chiến tranh. Chỉ những kẻ muốn làm giàu bởi chiến tranh mới thúc đẩy điều đó bằng những trò vu khống, kích động lòng hằn thù dân tộc theo kiểu nhục mạ và xúc phạm như trên. Cũng đừng nhầm lẫn với việc cho biểu tình phản đối là kích động chiến tranh. Đó là thứ lý luận kiểu ngụy biện. Việc phản đối là cần thiết khi bất cứ một dân tộc nào bị xúc phạm, bị cướp bóc, bị xâm lăng. Nếu ta mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự, đấu tranh ngoại giao tốt, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực và thế giới, thì dù nước ta có bé nhỏ, Trung Quốc cũng không hề dễ dàng gây sự với ta bằng chiến tranh. 
Những kiểu kích động sự hằn thù dân tộc, bằng việc nhục mạ vô văn hóa là không nên. Nhưng không nên đáp trả không có nghĩa là đánh bài lờ theo kiểu AQ, coi như không nhìn thấy, không nghe thấy. Còn làm như thế nào thì đó là nghĩa vụ của những người có trách nhiệm. Các vị không biết phải làm thế nào thì hãy tổ chức hội nghị “Diên Hồng” đi, sẽ có rất nhiều cao kiến cho các vị.


THỨ NĂM, NGÀY 07 THÁNG BA NĂM 2013


COI CHỪNG…


Cuối con hẻm 115, Hưng Phú – Sài Gòn
Một dòng chữ trên bức tường rất đậm:
“Coi chừng mất xe!”
Cây cột điện sần sùi mốc meo góc chợ Mỹ Tho
Một tấm biển chữ sơn đỏ chót:
Coi chừng móc túi!”
Góc đường làng Tân Nam ở Tân Phú (Bến Tre)
Dòng cảnh báo:
“Coi chừng trộm chó!”
Cầm chiếc túi nhỏ ngồi sau hon-đa
Bạn tôi nhắc:
“Coi chừng bị giật túi!”…
Mẹ đi chợ dặn con chị trông em:
“Coi chừng người ta bắt”…

Sao đến đâu cũng thấy đủ thứ coi chừng
Mắt trước mắt sau
Lề phải lề trái
Cảnh giác cứ ùa ra mặt đường, góc phố, công viên, nhà hàng
Cảnh giác cả cánh cồng dây kẽm gai bên vườn cây mùa trĩu quả
Cảnh giác khi vào tiệm tạp hóa
Lo nơm nớp
Sao bất an đến mức cái gì cũng “coi chừng!”

Trong hội trường người ta nhắc:
“Coi chừng thế lực thù địch”
Họp chi bộ cũng được nhắc:
“Coi chừng suy thoái, biến chất”
Trên mặt báo in đậm:
“Coi chừng diễn biến hòa bình”
Giao ban công an phường:
“Coi chừng hắn là phản động”
Chi đoàn sinh viến cảnh báo:
“Coi chừng họ mua chuộc
Coi chừng chúng kích động họ sinh”…

Chiến tranh đã lùi xa
“Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật
Mùa con voi xuống sông hút nước
Mùa em đi phát rẫy làm nương…
Bông lách bay để lại nụ cười…”
Hòa bình, yên lành
Tự do, Hạnh phúc
Sao ờ đâu cũng thấy: “Coi chừng”?

Tấm bản đồ quy hoạch cảnh báo nông dân:
"Coi chừng mất đất!"
Nghị quyết nhắc coi chừng mất Đảng
Nói với cử tri coi chừng mất chế độ
Nhưng mất lòng dân nhiều nơi đã rõ
Khỏi cần nhắc: Coi chừng!
Dân nhắc Đảng:
“Coi chừng mất nước!”
Đừng chủ quan: “Có Đảng, Nhà nươc lo!”
BVB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét