Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Góp Nhặt . . . Suy . . . Gẩm . . .



Thứ bảy, 09/03/2013

Tin tức / Việt Nam

Trò chuyện với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Ký giả Nguyễn Đức Kiên
Ký giả Nguyễn Đức Kiên
CỠ CHỮ 
Ký giả của một tờ báo nhà nước bị đuổi việc ngay sau khi phản đối quan điểm của lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng cộng sản Việt Nam cho rằng đó là kết quả tất yếu của con đường anh đã chọn khi nhận thức được giá trị của dân chủ-tự do và thực trạng của đất nước.

Câu chuyện của nhà báo lề phải của nhà nước tự vượt rào chấp nhận rủi nguy để được cất lên tiếng nói và bày tỏ khát vọng của một công dân tự do đã tạo thành một “hiện tượng”, “hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên”.

Ký giả trẻ Nguyễn Đắc Kiên là phó phòng, biên tập viên của tờ Gia đình & Xã hội trước khi anh phản bác phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng những ai đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp quy định sự độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, muốn đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức.”

Bài phản biện của anh Kiên trên blog cá nhân nêu rõ công dân Việt Nam có quyền hành xử nhân quyền căn bản để đòi hỏi các giá trị dân chủ vì đó là quyền con người sinh ra sẵn có, không phải do đảng cộng sản ban cho.

Lời tuyên bố của nhà báo Kiên nhanh chóng được đông đảo người Việt trong và ngoài nước ủng hộ, biến thành Lời Tuyên bố chung của các Công dân Tự Do với hàng ngàn chữ ký đang lan truyền qua mạng internet.

Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Đắc Kiên để chia sẻ đến quý vị những ưu tư, trăn trở của người ký giả trẻ trực ngôn khao khát một nền dân chủ thực thụ cho người dân Việt Nam:
Bấm vào đây để nghe nội dung cuộc trao đổi
Qúy vị muốn bình luận hay trao đổi quan điểm với ký giả Nguyễn Đắc Kiên, xin mời chia sẻ trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.

Trà Mi hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một câu chuyện mới trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật tuần sau. Mong quý vị nhớ đón nghe.



Thứ bảy, 09/03/2013



Tin tức / Việt Nam

Blogger Tạ Phong Tần và món quà cho phụ nữ VN nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Buổi lễ trao giai tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thứ Sáu, 8/3/13
Buổi lễ trao giai tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thứ Sáu, 8/3/13
CỠ CHỮ 
Trước đây thì những gương mặt đấu tranh cho dân chủ Việt Nam rất là ít ỏi. Có thể điểm ra một vài gương mặt rất là ít ỏi thôi mà tiêu biểu là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, là nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Nhưng và một vài năm trở về đây thì số lượng những người đấu tranh cho dân chủ, cho nữ quyền ở Việt Nam thì được ghi nhận rất là nhiều...

Một nữ ký giả tự do và là một blogger nổi tiếng đang thọ án 10 năm tù tại Việt Nam vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là 1 trong 9 phụ nữ can đảm của thế giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay.

Blogger Tạ Phong Tần đoạt Giải thưởng Phụ Nữ Can đảm Thế giới do Ngoại trưởng John Kerry trao tặng vì những đóng góp phi thường và tinh thần kiên cường dấn thân tranh đấu để thăng tiến nhân quyền và nữ quyền, bất chấp hiểm nguy.
Blogger Tạ Phong TầnBlogger Tạ Phong Tần
​​
Buổi lễ sẽ diễn ra tại khán phòng của trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ lúc 3 giờ chiều nay (giờ thủ đô Washington DC) với sự tham dự của đệ nhất phu nhân Michelle Obama.

Từ Bạc Liêu, cô Tạ Minh Tú, bày tỏ cảm nghĩ trước tin chị của mình được vinh danh là phụ nữ can đảm của thế giới:

“Cũng có niềm vui, vinh hạnh vì chị mình cũng có một niềm vinh dự như vậy, đối với gia đình. Cũng chưa được đi thăm chị nên cũng chưa biết niềm vui đối với chị như thế nào, nhưng đối với trong nhà là một niềm vui, niềm vinh hạnh làm cho dịu bớt những nỗi đau đối với gia đình một phần nào.”

Bà Tạ Phong Tần, sinh năm 1968, là một blogger bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến qua trang blog Công lý và Sự thật.

Bà nguyên là một nữ công an, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nhưng bị khai trừ đảng và bị đuổi việc sau các bài viết phơi bày tham nhũng, bất công xã hội, phê phán các chính sách của nhà nước và chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và AnhbaSaigon Phan Thanh HảiBlogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải
​​
Cuối tháng 9 vừa qua, bà bị tuyên án 10 năm tù trong vụ án xét xử ba thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày và AnhbaSG về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Việt Nam nói các bài viết của bà “vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước”.

Hai tháng trước phiên sơ thẩm diễn ra, thân mẫu của blogger Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước cơ quan chính quyền tỉnh Bạc Liêu vì phẫn uất trước những bất công đối với con gái và gia đình mình.

Dù vậy, bản án 10 năm tù của blogger Tạ Phong Tần vẫn bị Hà Nội giữ nguyên trong phiên phúc thẩm vào tháng 12 năm ngoái, bất chấp sự lên án mạnh mẽ từ Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Người nhà blogger Tần nói trong lần thăm gặp gần đây nhất hồi tháng 2, bà Tần cho biết bà cương quyết phản đối bản án dành cho mình và muốn kháng cáo lên cấp cao nhất:

“Chị nói là chị đã gởi đơn về chủ tịch trại Bố Lá, gởi đơn khiếu nại về bản án của mình, đã gởi đi rồi nhưng mà chưa có trả lời. Từ lúc ở bên trại Chí Hòa tới nay vẫn còn bệnh. Còn về tinh thần và ý chí thì vẫn vững chắc, không có gì thay đổi.”

Các nhà hoạt động nữ giới trong nước tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội nói tin blogger Tạ Phong Tần được Hoa Kỳ vinh danh giải Phụ nữ Can đảm Thế giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ là một món quà rất ý nghĩa cho phụ nữ Việt Nam nhân ngày 8/3 năm nay.

Nhà văn Pham Thanh NghiênNhà văn Pham Thanh Nghiên
​​Từ Hải Phòng, nhà báo tự do Phạm Thanh Nghiên chia sẻ cảm nghĩ:

"Bất cứ một người phụ nữ nào dấn thân và đấu tranh cho các giá trị phổ quát, các giá trị tốt đẹp của con người đều không bị bỏ rơi và luôn luôn được ghi nhận. Mà cũng là người tranh đấu cho các giá trị như thế, tôi nghĩ rằng là giải thưởng này không chỉ riêng cho Tạ Phong Tần mà đối với tôi, một người đồng đội của Tạ Phong Tần, tôi rất là hân hoan và vinh dự. Và tôi cho rằng , đặc biệt là trong ngày hôm nay – ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ, đây là một cái quyền rất là vinh dự của tất cả phụ nữ trên thế giới, đặc biệt là những người phụ nữ đang bền gan đấu tranh và theo đuổi lý tưởng. Và như chị Tạ Phong Tần nói, đó là “Công lý và Sự thật” và tôi nghĩ rằng là nó khích lệ cho tất cả những người phụ nữ đấu tranh để đòi quyền làm người, đặc biệt là nữ quyền. Tôi nghĩ rằng là đây là một cái phần thưởng và một sự cổ vũ về mặt tinh thần vô cùng to lớn, làm cho những người phụ nữ mạnh mẽ hơn để khẳng định mình."

Giải thưởng này cũng gợi ra một chút suy nghĩ về vai trò của nữ giới tại Việt Nam với phong trào dân chủ, với việc đấu tranh cổ võ cho dân chủ.

Nói về phụ nữ Việt Nam và vai trò dấn thân cho dân chủ, sự đóng góp cho dân chủ thì chị Nghiên thấy như thế nào:

"Trước đây thì những gương mặt đấu tranh cho dân chủ Việt Nam rất là ít ỏi. Có thể điểm ra một vài gương mặt rất là ít ỏi thôi mà tiêu biểu là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, là nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Nhưng và một vài năm trở về đây thì số lượng những người đấu tranh cho dân chủ, cho nữ quyền ở Việt Nam thì được ghi nhận rất là nhiều, ví dụ như một số người đang nằm trong lao lý thì có Ðỗ Thi Minh Hạnh và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Một số người khác ở ngoài hiện nay thì là những gương mặt mà sau khi ra tù thì tôi mới biết tới: Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Ðặng Phương Bích, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Vy, rất là nhiều. Tôi cho rằng đây là một điểm tiến bộ về cách nhận thức đối với giới nữ ở Việt Nam, đặc biệt là trong giới tranh đấu. Tôi nghĩ rằng qua việc chị Tạ Phong Tần được vinh danh như thế thì tôi khẳng định một điều rằng không phải bây giờ mà trong tương lai gần sẽ có rất nhiều những người phụ nữ lấy đó làm tấm gương. Và đặc biệt với xu thế phát triển của xã hội, của thời đại thì ngày càng nhiều có những phụ nữ vượt qua sự sợ hãi, can đảm dấn thân tranh đấu cho những giá trị rất là tốt đẹp của con người."

Một phụ nữ cao tuổi tại Hà Nội được nhiều người biết tiếng qua các hoạt động tranh đấu cho công bằng xã hội, chống tham nhũng, từng được Tổ chức Minh Bạch Quốc tế trao Giải thưởng Liêm chính năm 2007, bà Lê Hiền Đức, nói blogger Tạ Phong Tần rất xứng đáng được vinh danh là Phụ nữ Can đảm Thế giới:

“Thông tin này rất là tuyệt vời. Những con người ấy là những người đáng vinh danh. Cô ấy trước đây là một đảng viên và công an. Tất cả các cái đó mà bây giờ người ta sẵn sàng nói lên tiếng nói thật của người ta. Ðiều đó là rất dũng cảm.” 

Việc người phụ nữ Việt được vinh danh Can đảm Thế giới lại đang chịu vòng lao lý tại Việt Nam vì các hoạt động dấn thân cho lẽ phải có ý nghĩa và thông điệp thế nào? Bà Đức nói :
Nhà hoạt động Lê Hiền Đức tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội ngày 8/7/2012Nhà hoạt động Lê Hiền Đức tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội ngày 8/7/2012
​​
“Chính quyền Việt Nam đối xử, không chỉ đối với Tạ Phong Tần và chính ngay bản thân tôi đây được thế giới vinh danh, nhưng trong khi ấy thì lại bôi xấu tôi, thì tôi nghĩ rằng chuyện này rất là bình thường. Ðối với chính quyền muốn che đậy tội ác đi thì sẵn sàng làm tất cả mọi thứ. Khi người ta đã thấy được sự thật, thấy được lẽ phải, người ta làm theo lẽ phải, làm theo công lý thì đấy là điều đáng tôn trọng. Thế còn tất cả các cái đối xử không tốt thì đến một ngày nào đó bánh xe lịch sử sẽ cán lên thôi. Người ta đối xử với những con người tốt tàn tệ như thế nào, tất cả công lý sẽ nhìn thấy, dư luận trên toàn thế giới sẽ nhìn thấy.”

Kể từ khi ra đời, giải thưởng thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã vinh danh 66 phụ nữ can đảm trên thế giới từ 44 quốc gia.

Trong danh sách những phụ nữ được trao giải này nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay ngoài blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam còn có các phụ nữ người Afghanistan, Honduras, Nigeria, Nga, Somalia, Tây Tạng, Ấn Độ, và Syria. Blogger Tạ Phong Tần sẽ được trao giải khiếm diện.

Bà Tần từng được tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao Giải Hellman/Hammett dành cho các ngòi bút bị đàn áp trên thế giới vì đấu tranh cho quyền con người vào tháng 9 năm 2011.

Blogger Tạ Phong Tần cũng là một trong 4 ứng cử viên chung cuộc của Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc.

Giải thưởng thường niên này vinh danh những nhà văn, nhà báo, blogger can đảm chấp nhận rủi ro để phơi bày thực trạng xã hội và đấu tranh cho công lý, nhân quyền, và dân chủ. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 21/3 tới đây.





Mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin

THÁNG BA 7, 2013
“Tôi từng phụ trách dự án bôxit – nhôm nên tôi biết khai thác bôxit ở Tân Rai không chiếm nhiều đất trồng cà phê, mà chủ yếu là rừng. Tất nhiên khi đắp đập làm hồ bùn đỏ thì nước dâng lên, khiến mất một số diện tích cà phê, chè. Với những vùng trồng cà phê thì 250 triệu đồng khó có thể đền bù được cho 1ha” TS Nguyễn Văn Ban
TS Nguyễn Văn Ban
TS Nguyễn Văn Ban
Trước thực tế dự án bôxit Tây nguyên đang có nguy cơ càng sản xuất càng lỗ, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit – nhôm Tổng công ty Khoáng sản VN, cho biết với tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD.
Tính ra mỗi người dân VN đang gánh khoảng 10 USD nợ cho nhà máy alumin.
Ông Ban nói:
- Khi đi nghiên cứu bôxit Tây nguyên, chúng tôi chỉ đề xuất xây dựng nhà máy alumin công suất 30.000 tấn/năm, nhà máy điện phân nhôm 72.600 tấn/năm. Ngày đó, xây dựng nhà máy này khoảng 200 triệu USD. Chúng tôi cũng tính nhà máy sẽ dùng điện Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Nếu làm nhà máy như thế thì đến nay có lẽ đã khấu hao xong. Nhưng nhà máy không được xây như đề xuất. Sau này Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản VN (TKV) tiếp quản Tổng công ty Khoáng sản và đề xuất hai dự án công suất 650.000 tấn như hiện nay.
Ngay thời đó, chúng tôi đã cảnh báo khả năng lỗ. Tiếc rằng nhà máy vẫn được xây và đến nay tình hình đúng như cảnh báo.
Lỗ không chỉ vì khách quan
* Thưa ông, Bộ Công thương đã cho biết giá thành sản xuất alumin tháng 12-2012 là 333 USD/tấn, giá bán khoảng 326,5 USD/tấn. Nguyên nhân được cho rằng do suy thoái kinh tế thế giới…
- Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề rủi ro lớn như thế. Năm 2009, giá thành alumin chỉ 223 USD, giá bán là 362 USD/tấn mà chúng tôi tính nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ là đã có chịu rủi ro rồi. Nay giá thành lên 333 USD/tấn, bán chỉ 326,5 USD/tấn thì rủi ro đúng là vô cùng lớn.
Và thực tế là lỗ rồi chứ không chỉ là rủi ro, nguy cơ nữa. Còn nguyên nhân, đúng là có lý do suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu và giá alumin giảm. Nhưng từ năm 2009, khi hội thảo, bản thân tôi cảnh báo khủng hoảng kinh tế có thể còn kéo dài, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án.
Tôi nghĩ chuyện bị lỗ không chỉ do nguyên nhân khách quan, chậm tiến độ hai năm khiến tăng 30% chi phí tổng đầu tư dự án, riêng tiền lãi vay hai nhà máy cũng đã tăng cả trăm triệu USD. Việc chậm tiến độ, tăng chi phí cũng là nguyên nhân khiến tăng giá thành, giảm hiệu quả dự án. Lỗ còn do dùng công nghệ Trung Quốc nên tỉ lệ thu hồi alumin trên quặng chỉ khoảng 85%, các hãng tiên tiến có thể đạt 87%. Thứ nữa, tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm của dự án cũng cao hơn so với chỉ tiêu của các hãng tiên tiến…
* Trước đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang trả lời báo chí cho rằng không thể nói dự án không hiệu quả và còn nói rất nhiều nước muốn mua bôxit của VN, có thể còn phải đấu giá…
- Phải nói chúng tôi khuyến cáo trên cơ sở giá bán, giá thành do chính TKV cung cấp chứ không phải tự nghĩ ra. Ông Quang nói thời điểm ấy trên cơ sở lạc quan, nhưng thực tế đến nay chứng minh alumin không phải dễ bán như vậy. Có thể thời điểm đó suy giảm chưa mạnh, dù đã có cảnh báo về tình hình kinh tế thế giới. Tôi cho rằng nếu là tư nhân đầu tư, họ sẽ không tính như thế. Tiền của tư nhân, họ phải tính chắc chắn khả năng sinh lời. Nếu có rủi ro thì họ phải tính vào, dù là rủi ro rất nhỏ, chứ để đến khi có khó khăn ập đến thì họ chết.
* Vụ Công nghiệp nặng thông báo tin mừng là có thể thu hồi sắt từ bùn đỏ phế thải. Điều này sẽ giúp có thêm nguồn thu và dự án alumin sẽ hiệu quả hơn?
- Được như thế thì rất mừng. Thực tế là có hãng của Mỹ vào chào hàng công nghệ xử lý. Nguyên tắc là bùn đỏ có kiềm, phải thu hồi nó mới chế biến được các sản phẩm khác. Chưa rõ dự án bôxit ở ta sẽ làm thế nào. Còn trên thế giới, xử lý rồi biến bùn đỏ thành vật liệu xây dựng, thành phôi sắt… về mặt công nghệ họ làm được nhưng chưa thấy đâu làm đại trà, vì hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm khó bán do rất đắt.
Không thể để dân thiệt
* Muốn dự án hiệu quả, TKV đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 5.000 đồng/tấn. Nhà nước đang bị đặt vào tình thế buộc phải “hi sinh” cho TKV?
- Phí môi trường mà giảm đi thì vấn đề xử lý môi trường sẽ gặp khó. Để cứu dự án đúng là phải cứu bằng chính sách, dễ nhất là giảm thuế, phí. Tôi nghĩ dư luận xã hội khó đồng tình với chuyện này, bởi trước đó dư luận đã cảnh báo rồi nhưng chủ đầu tư kiên quyết không nghe. Tất nhiên, TKV là doanh nghiệp nhà nước, nhà máy alumin họ đầu tư rồi, giờ là tài sản của đất nước. Cả tỉ USD để đó, giờ không cứu thì cũng rất xót xa, thậm chí không được.
Theo tôi, để cứu dự án này cần bài toán tổng thể. Đầu tiên TKV phải tìm giải pháp giảm chi phí quản lý, tổ chức sản xuất. Rồi nếu đến bước cuối cùng, càng sản xuất mà càng thiệt hại lớn, không còn cách nào khác thì phải đóng cửa. Đó là điều đau xót, nhất là khi điều đau xót đó lại được cảnh báo lâu rồi.
* Trong các giải pháp tăng hiệu quả cho dự án cũng có đề xuất đánh vào người dân. TKV nói chỉ trưng dụng đất 2-3 năm, nên cần giảm tiền giải phóng mặt bằng cho dân từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha xuống 250 triệu đồng/ha. Tư duy của TKV có đúng?
- Đúng là khai thác bôxit chỉ cần trưng dụng đất khoảng ba năm. Sau đó có thể hoàn thổ, trả lại đất cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thực tế qua dự án của Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho thấy sau khi họ khai thác quặng, hoàn thổ rồi người dân chỉ trồng được cây keo chứ trồng chè, cà phê thì chất lượng kém. Nên đền bù mức nào tôi cho rằng cần cân nhắc rất kỹ. Quan điểm của tôi là không thể để người dân phải gánh chịu những thiệt hại từ dự án.
* Nếu đây không phải là dự án của doanh nghiệp nhà nước, với tư cách một công dân bình thường, theo ông, có nên chấp nhận những đề xuất của TKV?
- Nói đúng thì chủ đầu tư phải chịu vì anh tự đánh giá, tự thẩm định. Nhưng TKV là doanh nghiệp nhà nước. Và thực tế mình là công dân VN, tiền bỏ ra làm nhà máy alumin là tiền của mình. Nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân, kể cả người nghèo, người miền núi đang phải chịu chi phí và nợ khoảng 10 USD cho dự án alumin. Nên giờ phải quyết định làm sao cho thiệt hại ít nhất. Cần hi vọng rằng khả năng giá alumin tăng là có, nhà máy mới chạy thử, giá thành có thể giảm.
* Dự án alumin đang rủi ro như thế, yêu cầu công khai minh bạch cần phải được coi là điều kiện bắt buộc? Công khai về dự án alumin hiện nay còn yếu…
- Đúng. Điều chúng ta thúc đẩy là TKV cần công khai minh bạch hơn. Ngay tổng mức đầu tư hiện nay cũng chưa rõ. Rồi giá thành đã tính hết, tính đủ mọi chi phí chưa? Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) công bố giá thành chưa thật cụ thể, giá đó có phải là ở cổng nhà máy hay đã bao gồm phí vận chuyển, bởi các đối tác nước ngoài mua thì họ thường mua ở cảng. Trong khi đó, vận chuyển alumin từ nhà máy ra cảng có thể mất khoảng 20 USD/tấn nữa.
Tiếp tục thử nghiệm sản xuất thép từ bùn đỏĐẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây nguyên ở quy mô pilot (tạm hiểu là quy mô thử nghiệm), phấn đấu cuối năm 2013 có kết quả nghiên cứu, thử nghiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan triển khai thực hiện.
Phó thủ tướng giao Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phê duyệt điều chỉnh tiến độ đề tài nêu trên để thực hiện trong thời gian 12-18 tháng. Trong thời gian thực hiện đề tài, Viện Hóa học tăng cường tổ chức tham quan, nghiên cứu, trao đổi với các nước đã và đang xử lý bùn đỏ để hoàn thiện đề tài với chất lượng cao nhất. Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Viện Vật liệu xây dựng phối hợp với TKV, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nghiên cứu việc sử dụng xỉ trong quá trình sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2013.
V.V.THÀNH
TKV đề xuất Đền bù 250 triệu đồng/ha:
Chỉ bằng 1/4 giá thực tế
Ngày 5-3, khi biết ông Nguyễn Mạnh Quân – vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) – nói với báo chí về việc “TKV đã đề nghị Chính phủ việc đền bù cho khai thác bôxit chỉ tính đền bù hoa màu, đền bù sản lượng trong thời gian trưng dụng đất và có hỗ trợ một phần cho người dân ở mức 250 triệu đồng/ha là hợp lý”, nhiều người dân ở thôn 7 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) thốt lên rằng: “Đền bù như vậy là giết dân!”.
Ông Phạm Văn Mỹ (tổ 17, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) có gần sáu sào đất tại khu vực mỏ tuyển đã được áp giá đền bù hơn 560 triệu đồng. Đến nay gia đình ông vẫn chưa nhận được tiền đền bù dù chè và cà phê trên đất đã bị bỏ, không chăm sóc mấy năm nay.
Ông Mỹ lo lắng: “Với giá đền bù như hiện tại, gia đình tôi còn chưa mua lại được mảnh vườn ở vị trí tương đương mà phải đi vào vùng sâu mới mua được. Nếu chỉ hỗ trợ đền bù 250 triệu đồng/ha thì làm sao mua nổi đất mới. Với số tiền đó, chúng tôi chỉ có thể mua lại được 1/4 diện tích đất mình hiện có. Nếu nói chỉ trưng dụng rồi trả lại cho dân sau khi đã khai thác thì cũng không thỏa đáng. Vì dân nơi đây trồng cây công nghiệp dài ngày, đâu phải chỉ ngày một ngày hai là có thể làm lại được. Phải mất ít nhất 5-7 năm mới có thể trồng cây lại, cộng với thời gian trưng dụng nữa thì suốt thời gian đó người dân sẽ làm gì để sống. Đó là chưa kể lớp đất thịt đã bị bóc đi, chất đất không còn tốt để người dân tái tạo lại vườn”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Dung (tổ 18, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) bị kê khai và áp giá đền bù hơn 1,2ha đất với giá 1,08 tỉ đồng. Dù chưa nhận được tiền đền bù nhưng một phần đất nhà bà đã bị san ủi để làm hồ rửa quặng bôxit. Bà cho biết: “Giá đền bù như hiện tại là đã không tương xứng vì cà phê đang lên giá, giá đất vườn cà phê ngoài thị trường hiện rất cao. Nếu giá còn giảm xuống nữa thì coi như lấy không của dân”.
Tại khu vục này hiện có khoảng 20 hộ dân chưa nhận tiền đền bù, trong đó có đất của nhiều hộ đã bị san ủi đất từ cuối năm 2012 và được Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit – nhôm Lâm Đồng hứa sẽ sớm chi trả đền bù nhưng đến nay vẫn chưa có.
Theo Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit – nhôm Lâm Đồng, nếu tính trong suốt thời gian 30 năm thực hiện dự án, diện tích đất phải thu hồi để sử dụng lâu dài là 1.233ha, sử dụng tạm thời là 1.620ha (mỗi năm khai thác 50-60ha mỏ để phục vụ nhà máy alumin). Riêng đối với khu vực mỏ tuyển, hiện diện tích đất thu hồi gần 400ha (người dân đã nhận tiền đền bù với mức giá từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha).
GIA BẢO

09/03/2013


Bô-xít Tây Nguyên: Vì sao chủ đầu tư ém các số liệu?


clip_image001
Quang cảnh nhà máy Tân Rai

(Kienthuc.net.vn) -  4 năm qua, chủ đầu tư nói rằng đấy là bí mật kinh doanh, ngay cả các cơ quan quản lý cũng không được cung cấp các số liệu chính xác về dự án bô-xít Tây Nguyên.


Hạn thế này, nước ở đâu
Ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho biết, trong một lần tháp tùng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm Iceland vào khoảng giữa thập kỷ 1990, thấy nước này sản xuất nhôm ông rất bất ngờ. Tìm hiểu kỹ thì ra, sản xuất nhôm cần một số yếu tố như có nguồn điện, nước dồi dào, thuận tiện về vận tải, vị trí hoang vắng để giải quyết các vấn đề về môi trường... Khi Việt Nam manh nha ý định làm bô-xít, ông và các nhà khoa học đều cho rằng nước ta không có bất kỳ lợi thế nào để làm.

Giờ sau 4 năm, tất cả những cảnh báo đã trở thành sự thật. Mất cân đối về năng lượng và nước là cái có thể nhìn ngay thấy.
Để làm ra 1 tấn alumina (nhôm oxit) thì cần 1 tấn than và khoảng 3 – 4 m3 nước trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, cả than và nước ở ta ngày càng khan hiếm. Như năm nay Tây Nguyên đang gặp hạn, nước cho nông nghiệp còn thiếu huống hồ cho sản xuất bô-xít.
Chủ đầu tư nói nước từ khâu rửa quặng chờ lắng bùn sẽ được tận dụng đưa vào sử dụng lại. Nhưng đây là lý thuyết, chờ nước lắng hết bùn để sử dụng lại phải đầu tư thêm những công trình kỹ thuật có liên quan, thời gian lắng bùn không ngắn. Nếu nước bùn rửa quặng không xử lý được triệt để mà thải ra các sông lạch, sẽ phát sinh nhiều khốn khó cho nước sinh hoạt và canh tác của nhân dân...
Rồi vấn đề bùn đỏ, theo lý thuyết, có thể cô bùn đỏ để làm vật liệu xây dựng nhưng đấy chỉ là trong phòng thí nghiệm. Hơn thế, quy trình sản xuất alumina ở Tây Nguyên hiện nay là công nghệ ướt, sẽ phải đầu tư thêm thiết bị để chuyển sang quy trình khô, lại phải tính đến giá thành vật liệu xây dựng làm từ bùn đỏ, chắc chắn không rẻ. Hiện nay, các nước sản xuất nhôm chủ yếu vẫn sử dụng biện pháp chôn lấp bùn đỏ, do đó địa điểm sản xuất alumina luôn luôn là các vùng thấp, trong các thung lũng, gần biển... Chưa thấy nước nào dám để hồ bùn đỏ treo cao 700 – 800 m lơ lửng trên đầu các khu canh tác và có dân cư sinh sống như ở Tây Nguyên...
Cần nghiêm túc
Sau 4 năm có thể nói rằng chủ đầu tư đã không nghiêm túc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc làm thí điểm 2 dự án bô-xít Tây Nguyên.
Theo nguyên tắc đã làm thí điểm thì toàn bộ các dữ liệu từ xây dựng, hoàn thiện, vận hành... đều phải được ghi chép và công bố minh bạch, để tính toán thiệt hơn, lỗ lãi, nên hay không nên tiếp tục khai thác bô-xít như cách đang làm... Tuy nhiên, 4 năm qua, chủ đầu tư nói rằng đấy là bí mật kinh doanh, ngay cả các cơ quan quản lý cũng không được cung cấp các số liệu chính xác về chi phí đầu tư, chất lượng công trình, kết quả nghiệm thu công trình, các số liệu kinh tế kỹ thuật và các đánh giá khác...
Hiện, dù chủ đầu tư không công bố con số tổng đầu tư, nhưng ước tính đã bỏ ra khoảng 1 - 1,2 tỷ USD. Chỉ riêng việc trả lãi gần 4 năm cho vốn vay để xây dựng nhà máy là không nhỏ (lẽ ra không được phép kéo dài quá 2 năm). Ngoài ra, chỉ tính riêng về mặt kinh tế thì giá thành alumina tại nhà máy đã cao hơn giá thị trường khoảng 30 – 40 USD/tấn do phải chi phí cho đường vận chuyển quá dài.
Bài toán kinh tế còn thiếu lời giải ở chỗ muốn đưa được 1 - 2 triệu tấn alumina/năm của 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ xuống cảng, ước tính cần đầu tư thêm khoảng 100 - 150 triệu USD hoặc hơn nữa đầu tư ban đầu cho việc sửa chữa lại khoảng 230 km đường, và xây dựng lại các cầu thích nghi với loại xe có tải trọng 40 tấn, mở rộng công xuất của cảng...
Việc mở rộng sản xuất alumina 5 - 10 triệu tấn/năm hoặc hơn nữa mà đi đường bộ xuống cảng gần như là chuyện không thể mà mở riêng đường sắt và cảng riêng cho alumina lại phải đầu tư thêm vài tỷ USD nữa. Như vậy, càng nâng cao sản lượng alumina càng không cân đối được nguồn nước ở Tây Nguyên và càng thiếu than, môi trường càng bị tàn phá...

Ngay sát nhà máy Tân Rai đã có mỏ khai thác bô-xít nhỏ từ hàng chục năm nay cho sản xuất hydroxit nhôm để làm que hàn và một số phụ phẩm công nghiệp khác... Họ cũng đã thực hiện hoàn thổ nhưng kết quả đến nay vẫn chưa như mong muốn. Đúng là về mặt kỹ thuật chúng ta có thể hoàn thổ, nhưng hoàn thổ để trở thành đất trồng trọt được đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém.


Nguồn: kienthuc.net.vn






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét