Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Góp Nhặt ...Một Thời Hoa Lửa...04



Dạ, xin chào anh alik21,

Trần Hữu Long về D3 đang trong thời gian tôi là B phó quyền B trưởng 12.7, và không ít lần đi phối thuộc với 3 C của D3. Có thể nói, thời điểm đó C nào cũng có thời gian nghỉ dưỡng, các B trực thuộc D, trừ 12.7  (cối 82, DKZ, 12.7, thông tin, trinh sát, vận tải) chỉ đi tác chiến khi đi cấp D. Hồi đó, trận nào cấp C mấy sếp cũng xin 12 phối thuộc. Lính 12.7 đi miệt mài sương khói, không thoát được trận nào.

Về các chi tiết mà anh nói, có thể do Trần Hữu Long nhớ lầm, hoặc do Huy Đức ghi lầm (ít có khả năng). Thể hiện ở mấy điểm như sau:

Quân số mỗi C bộ binh lúc đó không thể quá 40, và tổng vũ khí không quá 35, tôi nói là có căn cứ, vì tôi làm quân lực kiêm quân khí D3 một thời gian. Trí nhớ hay phản bội chúng ta, nhưng trong những lá thư tôi gửi về nhà, em gái tôi còn giữ lại, và hiện tại tôi giữ, có hai trang nháp của một tờ Báo cáo Quân số, Vũ khí trang bị, thời điểm 06-1985, (tôi chỉ viết thư trên một mặt) bản nháp này tôi ghi bằng bút chì, phần quân số tự tôi đã xóa ngay lúc đó, nhưng về phần vũ khí trang bị còn nguyên, xin ghi lại để các anh tham khảo:

C11: tổng VK=29 (K54=1; AK=21;RBD=3; cối 60=1; B40=3
C12: tổng VL= 31 (K54=1; Ak=23; RBP=2; cối 60=1; B40 = 3; B41=1
C13: tổng VK =31 (K54=1; AK= 23;RPD=3; cối 60=1; B40=2; B41=1

Theo báo cáo. tổng bộ đàm PRC 25 là 4

Nhìn vậy, đủ biết quân số và vũ khí trang bị của chúng ta eo hẹp thiếu thốn cỡ nào, nhưng quyết tâm chiến đấu vẫn cao. Thời điểm Trần Hữu Long về D3, lực lượng có bổ sung thêm nhờ đợt lính 86 đầu năm, nhưng quân số mỗi C vẫn không quá 50 được. Vũ khí thì khi diệt địch thu súng, ta vẫn phải nộp lên trên. Tôi nhớ thời gian làm quân lực D3, từ 06-85 đến 03-86, mỗi lần anh em thu súng AK bá gấp của địch, tôi lại thu súng AK bá gỗ Nga trả lại E và nhập sổ súng mới thu. Gần như sau này các C có nửa phần AK là bá gấp TQ mới toanh.

C12 (không phải C11) đúng là bị địch vây và trận đó đúng như Huy Đức ghi lại về thương vong và tên tuổi. Nhưng chi tiết thì tôi thấy buồn cười.
C12 không phải là đơn vị duy nhất bị tấn công ở thời điểm đó, D bộ, C11, C13 đều bị tập kích, nhưng không có thương vong. Tôi xin trích một phần nhật ký của mình để các anh hình dung tình thế hồi đó (tháng 12/86-tháng 1/87):

"Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là cái tết thứ ba của tôi ở đất nước này. Nhưng cái tết năm nay đến thật nặng trĩu. Tết của người lính thì vẫn vậy rồi, mà tình hình xem ra căng quá. Mối đe dọa đè lên từng giấc ngủ chập chờn. Thà là chúng đánh ngay, để rồi có như thế nào cũng được, sống trong tình trạng chờ đợi phập phồng thật là ức lòng quá lắm. Hừ, nếu có chết đi thì ta cũng sẽ chết ngay trên chiến hào đẫm máu của bọn bây thôi, lũ vô nhân khát máu! Mũi súng này chưa hề biết run sợ trước mặt quân thù."

Trận ngày 29 tháng 11 năm 1986 tổng số hy sinh là 39 chứ không phải 40, trong số 40 cán bộ chiến sĩ C13 vượt suối, chỉ còn sót lại một xạ thủ đại liên, còn lại một B bên này bờ suối (tôi nhớ hình như là B9). Trong số đó có Thượng úy Phan Đức Thành (anh em thường gọi là Thành Bụp), D phó, Trung úy Đặng Đức Thụ C trưởng, và một chiến sĩ thông tin E.

Có một chi tiết nữa trong Bên thắng cuộc, trước khi Trung úy Thụ đi, Long tháo băng đạn K54 của mình trao cho Thụ. Tôi cho đó là chi tiết xạo sự. Long là lính mới qua, chiến tích chưa nhiều, vả lại, có thu đạn thì thứ khác chứ K54 địch làm gì có. Long cho Thụ băng đạn của mình (nên nhớ, khi đó chưa ai biết là hậu quả tang thương đến thế) thì Long còn gì nữa? Đạn K54 phát rất hãn hữu. Tiêu hao báo cáo suốt thời gian tôi làm quân lực không hề có mục đạn K54. Trước và sau hầu như cũng thế, nhưng tôi chỉ dám chắc những gì mình biết. Đạn K54 đó. nào phải chiến lợi phẩm của Long để muốn cho thì cho, mà cho cũng chả có ý nghĩa gì. Tôi nghĩ đây là một chi tiết phịa nhất, tầm phào nhất trong chương 11 của Bên thắng cuộc.

Nói chung, Huy Đức chỉ là người ghi chép, tôi nghĩ anh ta không có lý do gì để bịa đặt, người bịa đặt là người kể chuyện. Trần Hữu Long là người cùng thời với tôi. Tôi không biết hiện anh đang ở đâu, nhưng nếu anh tình cờ đọc được mấy dòng này, tôi sẵn sàng đối chứng .

« Sửa lần cuối: Hôm nay lúc 08:38:03 AM gửi bởi nguyenthanhnhan »






  Nhân ơi, vấn đề là tác giả - theo như tự bạch - đã từng là lính, mà là lính ở K cũng tầm thời điểm đó (dù được đào tạo để làm nhiệm vụ khác chứ kg phải lính bb) tại sao kg nhận rõ cái khập khiểng số liệu quân số giữa các C bb trong cùng 1 D, cùng 1 thời điểm. Cụ thể C 13 trong trận phục kích đó được cho là hi sinh gần như cả C 39 người (kể cả khẩu đội 12ly8) vậy thì với quân số 110 người C 11 bằng 3 lần C 13 còn gì? Lại còn chuyện C mở kho vũ khí cấp thêm súng cho ae nữa kìa... có dữ kg?
Alik21
CÂU CHUYỆN VIẾT TIẾP...(TT).

    Đều đặn như thế, lại gần một tuần trôi qua, ngày nào chúng tôi cũng bị mìn trong nhiệm vụ thông, chốt bảo vệ đường nầy. Vẩn là tử sĩ đa phần hơn, vì hầu như ta không có bất kỳ loại phương tiện nào che chở người lính vào thời điểm đó chống lại những mảnh mìn KP2 nổ gần. Tuy nhiên cũng có một số ca bị thương, nguyên nhân không phải vì mìn bọn chúng gài bị lép hay vì sức sát thương của mìn bị giảm. Mà vì một là một số trái chúng bố trí không được vững chắc, nên khi kéo dây bị lệch vị trí trước khi nổ, khiến mìn lệch, mảnh mìn tập trung về hướng khác. Thứ hai, là một số tên có vẻ tâm lý không cứng nên giật mìn hơi sớm. Rồi một nguyên nhân nữa, là bọn chúng lấy điểm chuẩn để giật mìn chưa chính xác. Sau nầy khi chúng tôi bắt đầu lùng sục vào các vị trí nằm phục kích của chúng, thường là các ụ mối hay gốc cây to. Mới phát hiện thường chúng chiếm lỉnh xong vị trí, chúng sẻ chặt một thân cây nhỏ phía trước làm điểm ngắm chuẩn. Sau đó chúng gióng ra trục đường đến một điểm chuẩn nào đó rồi ghi nhớ. Xong chúng rải dây, vận động ra gần trục đường bố trí mìn, rồi quay về vị trí ẩn nấp chờ đợi. Muốn giật mục tiêu nào chúng chờ mục tiêu đi tới điểm chuẩn là giật. Do có lúc khoảng cách khá xa, chúng xác định không chính xác. Hoặc quá trình vận động ra, chúng chọn vị trí giật không đúng với xác định ban đầu.

   Chỉ có vài trường hợp thoát chết trong gang tấc đó thôi, được anh em đánh giá là quá cao số. Nhưng rồi ai cũng biết cơ hội nầy chắc chỉ có một lần. Vì trong những lần công tác sau khi tới lượt nữa, chưa chắc anh lại có cái may mắn lần thứ hai. Những thằng lính mới có vài tháng va chạm như chúng tôi thì hầu như chấp hành nhiệm vụ tốt đến mù quáng, chỉ có tới lượt là đi, tâm trạng cứ phập phòng, sợ bị giật mìn, lại sợ bị kỷ luật nếu nổ súng bừa bải nên vẩn còn rất thụ động. Nhưng các đàn anh trong đơn vị chúng tôi bắt đầu có những phản ứng rất điên người. Có người đi đầu chẳng thèm rà mìn gì hết, cứ vác cây lên vai mà bước xăm xăm, có anh mang theo 5, 6 băng đạn, vừa đi vừa bắn từng loạt về hướng địch, miệng thì la:" Thằng nào nhát thì đi xa tao ra..." Nói chung là có lúc cũng đủ trò, đủ kiểu. Đời lính nghĩ lại nhiều lúc thật buồn cười, lúc có thể núp né gì được thì tìm mọi cách để né tránh, còn không né đâu được thì mặt mủi lại lạnh tanh, chẳng sợ thằng nào.

   Nhưng gì thì gì, đa phần chúng tôi đều hiểu rằng, không thể lấy thịt xương để đối chọi với mảnh mìn, mà lại là mảnh mìn KP2, nên nhiều khi nhìn những hành động điên rồ kia thật tình không cảm thấy thích thú lắm.

   Rồi lại đến lượt duc thao làm nhiệm vụ thông đường. Từ vạch xuất phát vẩn bài bản như mọi khi. Vẩn 5 tay súng hai hỏa lực, vẩn đi thứ 2 không có gì thay đổi. Chỉ có lúc nầy bắt đầu biết quan sát, hổ trợ đồng chí đi đầu khi cần, và có thể gở được mìn trái với cách gài đơn giản của địch. Chúng tôi lặng lẻ vượt qua chốt c5 với một tâm trạng khá bình thường, vì đã bắt đầu quen với công tác. Qua những đoạn rậm rạp như mọi khi chúng tôi bắt đầu đi thật chậm lại. Đồng chí đi đầu thì dùng cây rà thật kỷ từ dưới lên trên, quan sát kỷ trên đường và bước lên từng bước một. Với khẩu B40 trên tay, duc thao lại quan sát ra xung quanh, nhất là hướng bắc đường. Lúc nầy đã tập được một số phản xạ, nhất là mắt nhìn đâu, đạn quay đến đó. 

  Bất ngờ một tiếng nổ vang lên phía trước. Vừa nghe tiếng mìn nổ, duc thao vội ngồi thụp xuống quan sát lên trên. Không biết có ai đã từng gặp hoàn cảnh như duc thao lúc nầy không ? Đầu tiên duc thao rất mừng khi nghe phía trước từng loạt AK vang lên, chứng tỏ đàn anh phía trước không hề gì. Nhưng sau đó bắt đầu phát hoảng khi nghe tiếng AK chói tai hướng về phía mình. Vội nằm sát xuống đất quan sát, duc thao thấy một khuôn mặt đầy máu đang nhìn về phía mình. Rồi rất nhanh chóng anh lại quay về hướng khác nổ súng tiếp. Một cảm giác sợ đến thót ruột xuất hiện trong bụng duc thao, khi lúc nầy phát hiện ra đàn anh của mình đã bị thương khá nặng và đang mê sảng, không còn phân biệt gì hết, cứ giương súng bắn ra xung quanh. Lấy hết hơi duc thao gào thét mong anh nghe thấy. Nhưng vô ích, anh vẩn đều đặn bắn ra mọi hướng mà anh xoay được. Cứ mỗi lần anh quay về hướng nầy, thì duc thao như thót tim, thậm chí mấy anh em phía sau cũng vậy. Nhưng do không thấy rỏ chuyện gì, mỗi lần bị nổ súng, anh em lại gào thét ỏm tỏi.

   Chỉ vài phút đồng hồ nhưng đối với duc thao lại là một quảng thời gian quá dài lúc đó. Cho đến khi anh không còn bắn được duc thao vẩn không dám mò lên. Ba lần ám hiệu bắt liên lạc không thấy anh phản ứng gì, lúc đó những anh em phía sau mới dám vận động lên, thì anh đã tắt thở.

   Cho mãi đến bây giờ, không còn sâu đậm như xưa, nhưng phải nói nhắm mắt lại duc thao vẩn còn hình dung ra cảnh tượng kinh hoàng đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét