Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Góp Nhặt....Một Thời Hoa Lửa......02

Truyện ngắn:
CÓ MỘT LOÀI HOA ĐI TÌM MÙA XUÂN
  
 (Chuyện cũ viết lại)
   " Cao Mê Lai rừng xanh trùng điệp
     Ánh trăng vàng in bóng bước chân anh
     Súng trong tay, trái tim hòa nhịp đập
     Rừng ngủ yên rồi, anh vẫn thức cùng trăng" 
    Đó là những năm cuối thập niên 70 kỷ XX.
    Đó là lời thơ được phổ nhạc của một người con trai Sài Gòn, đang làm nhiệm vụ quốc tế trên đất K.
    Đó là chốt tiền tiêu, cắm cột mốc ranh giới giữa đất K và Thái. Cao Mê Lai của Sisêphôn, của Battambăng, xứ sở Chùa Tháp.
   Không còn làm y tá cho bệnh xá sư đoàn nữa, Hương, Hà, Hoa, Bích được điều về làm công tác tuyên văn, thuộc phòng chính trị của sư đoàn. Những buồn vui không đếm được trong những giờ luyện thanh, tập múa, học thuộc kịch, chạy chương trình biểu diễn..., Hương quen dần với không khí phủ đầy tiếng nhạc, âm vang sân khấu...
   Hôm qua, một nhóm văn công quân khu 7, từ Việt Nam bay sang, đến sư đoàn biểu diễn văn nghệ, có cả đài truyền hình thành phố HCM quay phim phóng sự về một sư đoàn được tuyên dương anh hùng. Nhìn họ biểu diễn, Hương không vui cũng không buồn, chỉ thấy họ chuyên nghiệp quá, hát hay quá, còn nhóm văn nghệ sư đoàn của Hương cứ như là đội quân ô hợp vậy.
   Hôm nay, trên đường vào chốt Cao Mê Lai, phục vụ văn nghệ cho trung đoàn 4, Hương mệt mỏi quá chừng. Chuyến công tác này thật bất ngờ. Lẽ ra nhóm văn nghệ của quân khu đi vào chốt, nhưng sau đó, có lẽ vì sợ chết, họ từ chối, nhóm văn nghệ xung kích sư đoàn của Hương đi thay. Không trách họ được, bởi đây là chốt tiền tiêu mà!
    -  Nhỏ Hương đi chậm như rùa! Còn 8 cây số nữa đó. Mi đi kiểu ni sẽ không kịp vào chốt đâu.
   Giọng Huế của Hà thúc giục nghe ngọt lịm, cứ như rót mật vào tai.
   Nắng đã lên cao. Nắng ở xứ này thật khủng khiếp. Phía trước có một nhóm bộ đội từ con đường phía trái xuất hiện. Họ dừng lại chờ bọn Hương. Giọng con trai Hà Nội gọi lớn:
   -  Hương phải không? Hương ở 12D8 đúng không? Nhận ra mình không? Mình là Vân đây, học kế lớp bạn đấy, 12C.
   Hương lấy tay che nắng chói, nhìn chăm chăm vào người con trai đối diện. À, đây là anh chàng đã từng bị đứng phạt trước lớp giống mình, thế là quen nhau, dù không thân lắm. Anh bạn đen hơn trước, vẫn cao to, vẫn đẹp trai như ngày nào. 
   -  Hương mệt lắm nhỉ? Thôi, đưa ba lô mình vác hộ cho.
   Thế thì còn gì bằng. Hương trao vội cái của nợ nặng cả chục ký cho Vân. Tiếng Hoa léo xéo:
   -  Nhỏ Hương sướng hén! Có "người yêu" mang ba lô giúp.
Vân cười hiền lành, nói nhỏ với Hương:
   -  Sao Hương lại đi bộ đội? Liều thế! Mình sang đất K được một năm rồi, tham gia chiến đấu từ chiến dịch ở sông T, bây giờ thì ở chốt Cao Mê Lai này. Đội văn nghệ sư đoàn vào chốt phải không. Mình xin các anh cho mình nghỉ xả hơi để đến nghe các bạn hát đấy. Trước khi đi bộ đội, mình có ra Hà Nội để từ biệt người yêu. Ảnh cô ấy đây. Hương thấy sao? Xinh không? Cô ấy giờ đang là sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội. Mình có lúc rối lắm! Bảo người ta chờ thì ích kỷ. Bảo đừng chờ thì không đúng với lòng. Nếu là Hương, Hương có chờ bạn trai mình không?
   -  Thôi đi ông tướng! Nói tào lao không hà! Nhìn ông "phong trần" thấy ớn! Bộ quần áo ông mặc mấy tuần rồi phải không? Bụi đất đóng ở cổ áo dày cui, thấy mà ghê! Lên đến chốt, thay quần áo ra, tui giặt giúp cho. Trả công ông vác ba lô giúp tui.
Vân cười thật to. Các bạn đi cùng cũng cười ngặt nghẽo. 
   -  Ối giời ơi, nước không đủ cho bọn mình uống, nói gì đến tắm giặt. Hương mà ở lâu, mình sẽ chỉ cho Hương biết thế nào là tắm khô.
Hương thấy mắt cay xè. Mùa khô thiếu nước, Hương biết. Nhưng chưa bao giờ Hương tưởng tượng bộ đội mình lại khốn khổ như thế. Hoa là đứa nhạy cảm nhất. Nó khe khẽ hát trong nước mắt: Sao anh không kể/ Về cơn khát ngày nào/ Đêm nằm trên chốt, khát/ Mơ về con suối sâu/ Sao anh không kể.../ Em còn chưa qua đó/ Lại nói về gian lao...Đường đi vào chốt dường như ngắn lại. Vân còn nói với Hương nhiều điều lắm. Hương không nhớ hết. Đại khái là Hương nói nhớ Saigon. Vân dù đã vào Nam sống nhưng vẫn nhớ Hà Nội, hy vọng sau này xuất ngũ, sẽ thi vào trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội để được gần người yêu. Còn Hương, Hương vẫn mê môn Sinh, sau này sẽ thi vào trường Đại học Tổng Hợp - T/P HCM
   Tối hôm ấy, dưới ánh trăng, Hương xao xuyến nghe đồng đội hát Cao Mê Lai rừng xanh trùng điệp... Hương khóc lặng khi hát Anh ở đầu sông em cuối sông. Trăng vàng lắm. Trăng như đang dõi theo bước chân của Vân trên đường xuất kích. Đêm ấy, Vân không nghe Hương hát, bởi có lệnh xuất kích bất ngờ. Vân cùng tiểu đội của mình băng rừng truy kích...
   -  Bích nè, mày đi hỏi dùm tao ai sáng tác bài Cao Mê Lai đó vậy.
Bích lè nhè giọng ngái ngủ:
   -  Bài gì? Khuya lắm rồi! Ngủ đi. Mai còn phải băng rừng ra khỏi chốt nữa!
   -  Ráng hỏi dùm tao đi. Mày có nhiều đồng hương lắm mà!
   -  Ừ, mai tao hỏi.
                                                       * * *
   -  Đây! Vị này đây. Vừa là nhà thơ, vừa là nhạc sĩ. Xin giới thiệu với anh, nhỏ bạn em, biệt danh "Hương cứng đầu", một fan của anh đó.
Bích cao giọng nói, tiếng  trong vắt như nắng sớm mai vừa buông mình trên những ngọn cây phía xa.
   -  Chúa ơi! Thầy Phúc! Thầy nhận ra em không? Em là "Hương quậy" ở lớp 12D8 nè! Thầy ơi! Em mừng quá! Sao thầy lại ở đây? Em tưởng thầy ở quân khu chứ!.
   Thầy Phúc nắm chặt tay cô học trò nghịch ngợm ngày nào. Hương nuốt nước mắt . Trước mặt Hương là người thầy đã từng làm Hương trăn trở đi tìm điều đích thực của một loại hoa: tầm xuân. Thầy nói nó là hoa hồng dại. Hương không tin, cứ tìm kiếm gốc gác chính xác của hoa.
   Chia tay với thầy, Hương cũng chưa kịp hỏi, hoa tầm xuân có phải là hoa hồng dại.
   Con đường cắt rừng ra khỏi chốt thật gian nan. Đạn pháo Thái Lan vẫn bắn qua biên giới ầm ào, xì xẹt. Về đến căn cứ của sư đoàn, Hương bệnh cả tuần liền. Trong cơn mơ xen lẫn những cơn sốt, Hương nghe giọng Huế nghẹn ngào của Hà: " Hương ơi, Vân chết rồi, thi thể của Vân đã về đến sư đoàn rồi. Tử sĩ, thương binh nhiều lắm mi ơi! Răng mi chưa tỉnh?"... Trong chập chờn, nửa tỉnh, nửa mê, Hương nghe tiếng Bích khóc; " Hương ơi, thầy Phúc hy sinh rồi! Thầy đi tìm nước cho đại đội, bị vướng mìn, nhìn không ra thầy nữa"... Tiếng ai đó khóc lớn lắm. Tiếng của nhỏ Hoa, nó là đứa mau nước mắt mà!... Trong hơi sương mờ nhạt, Vân đang cười với Hương. Vân nắm tay Hương chạy về phía đồi sim đang lác đác trổ sắc màu tím biếc. Phía xa xa, có một dáng người thanh thanh, người con gái Hà Nội. Vân nắm tay Hương chặt lắm, đau lắm, Hương không dám lên tiếng, sợ sương tan... Trong làn khói mỏng, thật mỏng, thầy Phúc đang ngồi lặng lẽ bên một cội hoa. Hương nhìn thật lâu mới biết nó là hoa hồng dại. Thầy đưa tay chỉ về phía xa, phía vầng sáng hắt lên từ bên kia biên giới Thái, thầy hỏi nhẹ:" Em biết đó là đâu không?". Hương buột miệng thốt: " Saigon". Thầy cười: " Không phải, đất Thái". Hương bướng bĩnh: "Không! Sài gòn !". Thầy cười thật buồn: " Ừ, Sài gòn".
                                                       ***
   Ở nghĩa trang Sisêphôn, Hương trồng trước mộ thầy Phúc và Vân cội hoa tầm xuân. Mãi sao hoa không nở. Giải ngũ, Hương trở về nước, nhặt lấy chiếc lá tầm xuân ép vào quyển nhật ký. Hương đem lá về nước để đi tìm hoa.
   Giờ đây, Hương đã là cô giáo. Hương không đi theo con đường ngày xưa mình mơ ước: nghiên cứu các loại cây trồng.
   Giờ đây, Hương đang nghêu ngao với học trò của mình: nụ tầm xuân nở ra xanh biếc...
   Tầm xuân. Mãi đi tìm mùa xuân.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Phượng

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
    Lúc trước tụi tui coi thường sống chết lắm ,chết kiểu nào cũng được miễ̉n là hy sinh trong khi làm nhiệm vụ (chứ đừng tự thương).Bởi thế không biết khẩu hiệu của E4 hay của F5 là 1 cây súng được 15 ngày phép (tìm và diệt).Tất cả đều hăng hái coi thường cái chết chỉ tìm và diệt ddde963 thu được súng thôi(chiến công mà).Danh tiếng F5 từ lúc mấy anh trong đợt Hồng Quân đánh đâu thắng đó đã̉ làm cho tụi Pốt sợ rồi thêm tìm và diệt nửa nổi sợ tăng gấp đôi...Chỉ khi đồng đội hy sinh thì lòng căm thù của mình cũng tăng gấp đôi bạn có hiểu không? Nhưng sự thật vẫ̉n là thật thì hơi mếch lòng...mong các bác thông cảm.

 Chiến tranh thì ai cũng biết đó là tận cùng của sự gian khổ và hy sinh, sự trần trụi của chiến tranh là người lính ai cũng hiểu, ai cũng thấy và các đơn vị của ta trên chiến trường K thì đơn vị nào cũng từng nếm trải ở cuộc chiến tranh "không giống ai" ấy về chiến thuật tác chiến. Phải nói cho đúng và rõ ràng ra thì trong chiến dịch giải phóng K đầu năm 1979 các đơn vị của ta tấn công lướt, đánh và chiếm giữ những vị trí cơ bản, quan trọng cùng các trục lộ trên đất K, đẩy Pốt ép sát đến biên giới Thái, ta hy vọng Thái sẽ khóa chặt cổng hướng đó ở cuộc chiến tranh này, không ngờ Thái dung túng cho Pốt nên mở cửa cho Pốt nằm trên đất Thái chống phá QTN VN, điều quan trọng nữa là ta chưa đánh cho Pốt tan giã hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn nên phần lớn các đơn vị chính quy của Pốt đã chạy hết sang Thái cả.

 Vì vậy sau này chiến tranh du kích của Pốt ở K thì Sư đoàn 5 là sư đoàn đầu sóng ngọn gió ở hướng cửa khẩu Poipet luôn đối diện với những sư đoàn thiện chiến cũ của Pốt ở Thái Lan quay trở lại, nhất là sau này Pốt được quan thày tiếp ứng bổ sung thêm vũ khí đạn dược thì chúng mạnh hơn những gì chúng ta từng biết. Vì vậy vài trận đánh ở cấp thấp cỡ C D và cả cấp E quân Pốt có "trên cơ" cũng chỉ là sự nhất thời nào đó, còn ở trên cục diện toàn tuyến của F5 hay MT479 lúc đó thì Pốt cũng chẳng là cái quái gì hết.

 Tôi đọc bài và cả sửa bài cho các bạn thì thấy rằng bạn thaibao430 có vẻ trách móc cán bộ cấp sư đoàn không nghe ý kiến và báo cáo của B trưởng trinh sát D3 nên đã để trận đánh có những tổn thất không đáng có. Thực chất chuyện này không hề dễ như lính tráng cấp dưới nghĩ hay nhìn thấy hoặc trực tiếp tham gia, cấp E F cũng có những bộ phận trinh sát cùng ban Tham mưu, tác chiến để có những thông tin cần thiết với sự tổng hợp và lên phương án của 1 tập thể cán bộ chỉ huy chứ không đơn giản do duy nhất 1 người quyết định, sự biến đổi trong chiến tranh là muôn màu, muôn vẻ và tập thể quyết định sai, cá nhân nhận xét đúng cũng là chuyện bình thường, điều đó không có nghĩa là cấp trên không lắng nghe hay họ dốt nát gì trong chiến đấu. Mọi phương án chiến đấu đều được các cấp thông qua với sự đồng lòng nhất chí cùng phê duyệt cả còn cụ thể chiến đấu thì tùy cơ mà ứng biến ở từng bộ phận nhỏ trong chiến trận.

 À quên còn chuyện này nữa bạn thaibao430. Không ai gọi M113 là xe tăng cả, thực tế nó là thiết giáp M113. Tôi không tin cán bộ F5 nào đó đủ "độ to" đến mức trên cả quyết định của BQP mà ra quyết định cho lính trong đơn vị mình: Diệt địch, thu súng ở thời điểm tháng 9 10.1979 là được đi phép 15 ngày. Lệnh Tổng động viên đầu năm 1979 với nhiều mệnh lệnh của thời chiến. Cắt toàn bộ phép tắc của SQ và binh sỹ, phải gần giữa năm 1980 thì chế độ nghỉ phép cho SQ mới bắt đầu được thực hiện trở lại, còn với lính tráng thì vẫn là mút chỉ. Nếu ở thời điểm này ở đơn vị tôi mà có chế độ này thì có lẽ chẳng còn ai chiến đấu vì ai cũng đang đi nghỉ phép cả rồi, kể cả anh nuôi, phục vụ. Grin



Để duc thao trả lời luôn cho các bác khỏi lăn tăn, vì nói thiệt tôi vốn rất kỵ những câu chuyện về vấn đề nầy lắm. Đúng như anh @ DK1278 đã hỏi, lúc đó ngoài số vàng đó còn có một con mèo bằng đồng đen nữa. Có điều sự việc xảy ra trước mắt quá nhiều người, nên làm sao mà ai đó có ý định sở hữu cá nhân được. Sao khi giao nộp về trên xong, để ghi nhận tinh thần đơn vị, trên có trích thưởng lại một số chỉ vàng. Không còn nhớ bao nhiêu, nhưng mua nhu yếu phẩm, thuốc thơm chia nhau cũng được một hai tháng sử dụng thoải mái.

 Cb479 à ! Chuyện đó cũng có thể xảy ra lắm chớ !
 Năm 1986 : b12ly8d4e88f302 (=d1e88) ở phum TàboengSvay huyện Svailo - Xiêm riệp , đào công sự 12ly8 để học bắn máy bay , đã được 1 ông tượng đá to bằng đứa bé 2-3 tuổi , khoác áo cà_sa , tư thế khoanh chân ngồi thiền , khá tinh xảo gần như còn nguyên vẹn .
 Không hiểu tại sao , chỉ sau vài tiếng  dân phum TaboengSvay đã ùn ùn mang bánh trái hoa quả nhang đèn gà rượu ... kéo đến xin được cúng tế . 
Các chú đội không khó khăn gì chuyện đó , đồng ý cho họ làm .
Ông già Bà cả " Chà chà - Bạt bạt , O_cun contop ViệtNam ch_rờn ."
 Đồ cúng họ để lại hết , tặng chú đội và xin được rước tượng vào chùa TàboengSvay .
 Các chú không dám quyết , vì ai cũng biết đây là loại đồ cổ cực kỳ cổ và quí hiếm . Dân Kam thì đang phát sốt phát rét lên vì những cơn sóng ngầm buôn lậu tượng cổ sang Thái . 
Các chú không đồng ý . 
Ngay nhập nhoạng tối hôm đó , 1 ông già vốn dĩ quen thân với B12ly8 này đã được 1 ai đó kín đáo nhờ vào " thương lượng " : Đổi 10 kílo ... vàng ( 10 kilogam ) .
Các chú phát hoảng vội báo Tiểu đoàn . Tiểu đoàn cũng rứa , vội báo ngay Trung đoàn . Trung đoàn trưởng Vương Xuân Mậu lệnh : 
   * D1 cử 1 C tăng cường do 1 cán bộ D chỉ huy đưa ngay bức tượng về E bộ tại phum Svailo . 
   * C21 trừ (Trinh sat E88 ) do C trưởng Trần Văn Cảnh trực tiếp chỉ huy xuống dò đường chốt đường hộ tống d1.
  " Coi chừng TÙ cả nút đó nha , tụi bây ! " .
  Chiều ngày hôm sau 1 đoàn cán bộ hỗn hợp của MT479 và bạn Kam đã vào tới Svailo .
Một cán bộ bảo tồn bảo tàng Ăngkor cho biết : 
Khả năng đây là tượng cùng thời vua SurijaVacman III cho xây đền Boengmealea - Thế kỷ thứ IX sau CN . Mang sang Thái : 1 kg tượng = 1,5 kg ... vàng .
 Xêm xêm ông tượng này sẽ qui ra được 3-4 chục  kílo vàng - Choáng !
 Chú đội ta được tặng ... 10 cây thuốc lá Rhum_do . Chấm hết !

  Sau , dân TàbengSvay cũng cho biết : 
Truyền thuyết kể rằng - Ông tượng này được chính nhà Vua thời đó , ngồi lễ yểm 2 ngày 2 đêm nhập hồn tượng , rồi ban tặng cho dân Phum TàbengSvay vì phum này vài năm trước đã có công dâng vua 1 phi sắc nước huơng trời , rất giỏi giang việc triều chính giúp Vua . 
Tượng đã thất lạc từ lâu và rất lâu gần cả ngàn năm , khi quân Xiêm ( Tháilan ) tràn sang cướp phá , vuơng triều Ănkor sụp đổ suy tàn .
  Chùa TàbengSvay còn 1 đoạn kinh khắc trên cuống của tàu lá Thốt nốt ghi lại truyền thuyết này ...
  Quân ta rất quang minh và chính trực như vậy , nhưng không biết chính quyền họ có thực sự giữ lại bảo tồn được cho hậu thế và nhân loại hay không - Không ai biết cả !



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét