Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Góp Nhặt....Một Thời Hoa Lửa...01



Trận đánh ngày 23/4/1980 do tiểu đoàn 3 tăng cường của trung đoàn 4 sư 5. D/C thượng úy Vũ xuân Ê tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy...D/C .....QUÝ chính trị viên chỉ huy bộ phận hậu phương cách cứ điểm vài cây số..Hai cây 105 của sư đoàn tăng cường cho trận đánh (không cân sức,vì khi đánh chiếm lại cứ điểm để lụm xác anh em thì có cặp vợ chồng Pốt bị bắt tại cứ điểm khai rằng dân trong phum dó đã báo cáo cho Pốt và chúng đả điều quân từ Botdoomboong đến ngay trong ngày hôm trước..và chờ sẵn các d/c mình) Đúng giờ G khai hỏa của pháo 105 (bắn tọa độ rất chính xác nhé, xác địch cứ bay tung lên) nhưng địch đông quân ta chịu hết nổi,pháo mà im là tụi nó bắn ở trên mấy bờ đê (mùa khô đất cứng không đào hố cá nhân được) Trời mờ sáng là quân ta bị bao vây liền C13 do D/C....KHẢM thiếu úy đại đội phó chỉ huy ..C11 tăng cường trung đội của tiểu đoàn 1 ..Tất cả tan tác ..C13 xóa sổ cùng 2 cây 12,7 và dkz..C11 chạy tứ toán..C12 do D/C thiếu úy....Thanh chỉ huy đánh chặn đường rút lui của địch cũng tháo chạy...trận thua của một F đoàn mà chỉ nghe tên thôi là từ Pốt tới Para thậm chí cả lính Thái gác ở cầu PôiPét cũng sợ nữa chứ ..Chỉ vì sư phó chủ quan khinh địch mà được nghỉ phép sớm (Gần 100 mạng người anh em đồng đội )Xin các anh em hãy yên nghỉ vì các anh em đã hoàn thành nghỉa vụ bảo vệ tổ quốc...THÀNH KÍNH Đ/C KHẢM ĐẠI ĐỘI PHÓ 13 ĐẢ HY SINH ANH DŨNG.


Như đã viết, giai đoạn 1979 - 1980 ( năm 5/1981 mình ra quân rồi )thì không một người dân nào dám ở dankum này, phía sau là phum săng cũng cách đó hơn chục cây số thì mới có dân ở ( hướng 174  đảm nhận ) chếch về trái tức là K'vao thì dân cũng không có, nói chung khu vực này ta và pốt ngày nào cũng có đụng chạm, tiếng súng và mìn trái nổ liên tục. Giai đoạn hòa bình ở đây thì mình không rỏ, cách xa nhiều năm cảnh vật thay đổi nhiều, con suối Dankum ngày xưa biết bao kỷ niệm, kỷ niệm khi đem tử sĩ về qua suối gặp lũ, nước dâng cao, tay bơi chó, tay nắm cáng kéo tử sĩ anh em mình qua...
Sau ngày 23/7/1979 chúng tui lính sửa(đợt tổng động viên)có vào chốt ở PHUM PRIEUAO khoảng chục ngày phum này cách thị xã Nimit 9km và cách Dangkum 6km(Dangkum thì được tiểu đoàn 2 E4 ,F5 trấn giữ)Ngày nào cũng cho ngưởi đi thông đường suốt hể nghe tiếng choảng nhau là điện đàm của trung đoàn bộ hỏi tới và cho pháo chi viện ngay(Para và Pốt choi nhau thì bắn thang luôn )Tính là có 3 phe đánh lẩn nhau



Đung gio G khai hỏa của pháo 105(bắn tọa độ rất chính xác nhé ,xác dịch cứ bay tung lên) nhưng địch đông quân ta chịu hết nổi,phấo mà im là tụi nó bắn ở trên mấy bờ đê(mùa khô đất cứng không đào hố cá nhân được)Trời mờ sáng là quân ta bị bao vây liền C13 do D/C....KHẢM thiếu úy đại đội phó chỉ huy ..C11 tăng cường trung đội của tiểu đoàn 1 ..Tất cả tan tác ..C13 xóa sổ cung 2 cây 12,7 va dkz..C11 chạy tứ toán..C12 do D/C thiếu úy....Thanh chỉ huy đánh chặn đường rút lui của địch củng tháo chạy...trận thua của một F doàn mà chỉ nghe tên thôi là từ Pốt tới Para thậm chí cả lính Thái gác ở cầu PôiPét củng sợ nữa chứ ..Chỉ vì sư phó chủ quan khinh địch mà được nghỉ phép sớm (Gần 100 mạng người anh em đồng đội )Xin các anh em hảy yên nghỉ vì các anh em đã hoàn thành nghỉa vụ bảo vệ tổ quốc...THÀNH KÍNH D/C KHẢM ĐẠI DỘI PHÓ 13 DẢ HY SINH ANH DŨNG 

Chào thaibao430 đã vào mạng VMH viết bài. Qua các bài viết của bạn tôi biết bạn là lính c12 d3 e4 f5 bổ sung vào sư 5 tháng 7/79. Trận Takong Krao 23/4/80 bạn viết chưa chính xác đâu. Trong này lính sư 5 và  lính trung đoàn 4 vào xem bài nhiều lắm đó. Coi chừng vạ miệng nha Grin

 Tui chỉ viết về sự thật thôi..tui ở C12 DO D/C thiếu úy hay tr.úy gì đó  tên THANH (người Thanh hóa) chỉ huy ra lệnh cho cây 12,7 tháo súng chạy mà ..thậm chí còn thả cả tù binh (bắt được 1 thằng)
Rút về tới suối thì lệnh đổ đạn xuống suối gần hết ruột tượng đạn...2 ngày sau nhờ E174  đánh lên với cua sắt (xe tăng 113) để nhặt xác đồng đội  .Chờ tối hẳn mới dám về phum một xe vun không giấu nổi mùi đâu H3 ơi nắng có mưa có xác anh em đả có giòi thúi lắm bọc trong vải niệm còn trong tấm tăng ,ngoài cùng là bao nylong cũng chẳng giấu nổi..thua trận này đau đấy.


CÁC BÁC ƠI CHO TUI HOI LÀ TRONG PHUM TAKUN NÀY CÒN CÓ CÁI LƯ HƯƠNG TO LẮM MÀ(ĐỒN RẰNG TỤI PỐT GIẤU SÚNG TRONG ĐÓ) NÓ NẰM NGAY GIỮA PHUM ĐÓ...TUI HAI LẦN ĐÁNH QUA PHUM NÀY(LẦN THỨ NHẤT VÀO KHOẢNG THÁNG 9 HAY 10 GÌ ĐÓ NĂM 1979 D/V CHÚNG TUI D3E4F5 ĐÃ ĐI CÀN TỪ KOMKOP LÊN VÒNG QUA ĐÓ THÀNH 1 VÒNG TRÒN..PHUM ĐÓ ĐỊCH ÍT VÀ LẠI CHÚNG TUI CÓ CÂY 12,7 VẬN ĐỘNG TẤN CÔNG(NƯỚC NGẬP QUA DẦU GỐI MÀ VẪN CHẠY TỐT)ĐỊCH CÓ BẮN LẠI VÀI PHÁT RỒI CHẠY VÃI CỨT...CHÚNG TUI VÀO PHUM VÀ TUI CÓ THẤY CÁI LƯ HƯƠNG RẤT TO VÀ RẤT DEP(THỜI KỲ PỐT TẬP TRUNG TẤT CẢ CÁC ĐỒ VẬT LẠI MÀ)..TRẬN THỨ HAI VÀO NGÀY 23/4/1980..HỠI ƠI ĐỊCH KHÔNG CHẠY MÀ TA CHẠY(TUI Ở C12 ĐÓN LỎNG DỊCH TẨU THOÁT)VÌ NẰM Ở KHÁ XA PHUM ĐỊCH KHÔNG NGỬI ĐƯỢC NÊN CÒN SỐNG MÀ VỀ ĐẤY CHỨ CƯ NHƯ C13 THÌ XÓA SỔ CẢ ĐẠI ĐỘI...HAI NGÀY SAU VÀO NHẶT XÁC ĐỒNG ĐỘI TUI CŨNG VÀO PHUM Ở CHUNG DỂ BẢO VỆ XE TĂNG 113(GHÊ CHƯA TUI VÁC CÂY B40)CŨNG VẪN THẤY CÁI LƯ HƯƠNG MÀ..SAO CÁC BÁC CHỤP HÌNH KHÔNG THAY NHỈ?


     Cách đây cũng khá lâu rồi, duc thao và một số bạn bè chung đơn vị củ có đọc một bài báo của một tác giả nào đó không nhớ tên, viết trên một tờ báo có khá nhiều bạn đọc là tờ bán nguyệt san " Công An Thành Phố Hồ Chí Minh ". Trong bài viết nầy, đại loại là tác giả ca ngợi về đơn vị của duc thao, Trung đoàn 2 CAVT (688 BP), hay còn gọi là Trung đoàn Củ Chi đất thép.Tác giả cho rằng đây là một đơn vị đã đứng chân giúp bạn ở vùng đất khắc nghiệt Cao mê lai, nơi khỏe như voi mà không sống được phải quay đầu, đến....mười năm trong quá trình quân tình nguyện giúp bạn. Xen kẻ trong bài là những ca ngợi thường thấy của một số nhà báo khi viết bài.

     Còn gì sướng hơn khi vô tình đọc một bài báo ca ngợi đơn vị mình như vậy. Nhưng thật tình anh em chúng tôi chẳng được vui, vì tính xác thực của bài báo không được đúng lắm nầy. Trong những lần vào kể chuyện trong trang mạng, duc thao đã từng nói rất nhiều về tình hình, đặc điểm của đơn vị mình, vì biết rằng sau sự kiện rút bỏ Cao mê lai lùi về chốt giữ Mo hơn, rất ít các đơn vị còn nắm được tình hình khu vực nầy, khi chỉ còn lại duy nhất tiểu đoàn duc thao hoạt động trong khu vực. Chịu đựng đến tầm cuối năm 84, khi E2 theo các đơn vị khác rút quân về nước, còn lại 1 D của duc thao chuyển qua chốt giữ Poi pet đến giửa năm 1985 thì về cầu con rồng, thuộc tỉnh Siêm riệp,giao lại địa bàn cho các đơn vị sau nầy, thì làm gì chốt giữ hướng Cao mê lai đến 10 năm. Chính cái sự cảm quan không thực tế của tác giả đã làm chúng tôi bị hụt hẩng. Té ra anh chỉ viết theo những ghi nhận chủ quan của mình mà chẳng có một quá trình tìm hiểu thực tế gì. Mà đã vậy dù bài viết của anh có ca ngợi đơn vị chúng tôi đến đâu, những người lính trong cuộc chúng tôi cũng cảm thấy không hài lòng lắm.

    Thời gian sau nầy lại thấy thêm vài bài viết, mà chính sự chủ quan về cảm nhận của một số người viết làm cho bài viết có vẻ hơi quá đà, làm người đọc cảm thấy hơi bị lan man...Chúng ta là người lính, có quyền tự hào về đơn vị của mình, nhưng cũng phải tôn trọng tính xác thực có căn cứ và dẩn chứng cụ thể, chứ không thể vì cảm nhận ở đơn vị của mình không mà lại viết những dòng quá sai lệch.

    Tỉ như nhận xét về những vùng đất khắc nghiệt ở chiến trường K ngày nào. Có hai địa danh gọi là trọng điểm về sốt rét ở Cam pu chia ngày ấy : là Pai lin và Cao mê lai. Một tư liệu của nước ngoài đã nhận xét về biểu tượng voi quay đầu ở Cao mê lai, cho là đây là vùng trọng điểm về sốt rét ở Đông dương thôi. Có đồng chí lại viết Pai lin là vùng sốt rét vào bậc nhât trên thế giới. Có một điều là đơn vị chúng tôi đã từng đứng chân trên cả hai địa bàn nầy (Khi còn mang phiên hiệu D 214 phối thuộc cùng Sư 10 giải phóng Pai lin và chốt giữ tại đây đến tháng 5/1980 và sau đó về nhập vào E2 CAVT F5 chốt giữ Cao mê lai từ tháng 6 năm đó). Các lớp đàn anh duc thao hay có nhận xét về căn bệnh nầy, và đều cho rằng cơn sốt ác tính ở Cao mê lai là đáng sợ hơn cả. Không có gì báo trước, không có rét run hay nóng bong da, không có cả đái huyết sắc tố. Một người đang khỏe mạnh bình thường bổng ngã vật ra, người uốn cong như cây đòn gánh, mắt trợn trừng, mồm sùi bọt mép, da lập tức tái xanh, rồi chết tốt chỉ trong vài phút đồng hồ...không kịp cấp cứu.Duc thao đã từng chứng kiến kiểu chết nầy. Bản thân duc thao sốt lần đầu, trong 6 ca trung đoàn đưa khẩn cấp về bệnh xá Sư, chỉ còn hai ca quay trở lại là duc thao và một bạn đồng ngũ là Lộc (quê Phú Nhuận, tp HCM). Cả một đơn vị tiểu đoàn duc thao ngày đó, ai cũng mang màu da như xác chết, hậu quả của những trận sốt rét rừng.

     Còn về công trạng của từng đơn vị, duc thao như những bài viết trước đây đều cho rằng dù ở vị trí nào cũng quan trọng như nhau. Có thể do sự sắp xếp của trên từ trước, có thể khi nhận địa bàn đảm nhiệm tình hình mới phát sinh. Nhưng dù ở vị trí nào, thì từ trên xuống dưới cũng phải nổ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mỗi một đồng chí vào kể chuyện về đơn vị của mình, từ cấp nhỏ đến lớn trong toàn bộ chiến trường, sẻ giúp anh em dể hình dung hơn những gì đã qua trong khoảng thời gian ấy. Từ đó sẻ có nhận xét các đơn vị trên chiến trường ngày ấy mang một cục diện thế nào. Còn nếu muốn nhận xét sâu rộng hơn, không cần gì phải là một cán bộ cao cấp hay một sĩ quan chỉ huy, chỉ cần vào đọc kỹ những gì các anh em đã viết lên đây, kết hợp cùng một số tư liệu và suy luận cá nhân một chút, ta sẽ nhận xét một cách tương đối được rồi.

    Thí dụ về mặt phân bổ địa hình, từng là một người lính sư năm, bây giờ có dịp ngồi nhìn bản đồ địa hình ngày đó, một dải biên giới kéo dài từ Ăm pin (hướng E8 ), chạy dài qua Đăng cum, Poi pet, Mỏ vẹt, Mo hơn, Cao mê lai, Nam sấp, nơi theo một tư liệu nước ngoài bố trí đến gần hai phần ba các cứ lớn của cả hai lực lượng: Pa ra và Pot. Không ngẫu nhiên mà địch lại bố trí binh hỏa lực đối phó với ta một cách dầy đặc hướng nầy như vậy đâu, đó đều là mang một ý đồ chiến lược của những nhà quân sự, cả thầy và trò bọn chúng đấy chứ. Trước hết là cái thế, nhà cầm quyền Thái lan biết rằng ta sẽ rất khó khăn với một sư đoàn mà có thể đánh qua đất chúng, khi mà ngoài lực lượng địch đông đảo như vậy, chúng còn dốc gần như toàn lực phía sau sẳn sàng hổ trợ cho lực lượng nầy nếu ta đánh qua, nhất là sau sự kiện Nong chan 23/6/1980. Bên cạnh đó, bọn phóng viện nước ngoài cũng đầy rẩy tại khu vực nầy, sẵn sàng phụ họa, lu loa làm mất uy tín ta trên chính trường quốc tế.

    Ngược lại, nếu tập hợp lại bọn tàn quân, huấn luyện tốt, trang bị đủ mạnh, chờ cơ hội...bất ngờ chúng dựa vào trục lộ 5 tấn công, khống chế ta đồng loạt tiến chiếm Si so phon, nơi giao nhau giữa trục lộ 5 và 6. Hướng Pai lin chúng kết hợp đánh xuống sẽ tạo đà uy hiếp Bat đom bong. Hướng 302 đảm nhiệm cũng vậy, nếu chúng mở được một mủi đánh xuống sẻ uy hiếp thủ phủ Siêm riệp. Lúc nầy dựa theo hai trục lộ chúng sẽ dể dàng cơ động và tiếp liệu nhanh chóng, kết hợp lực lượng ngầm hai mặt xây dựng trong dân đồng loạt nổi dậy, từng bước tiến chiếm lại lảnh thổ. Bài bản nầy năm 1983 chúng đã áp dụng ở Siêp riệp, gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất, nhưng hướng Sư 5 chúng đã không kết hợp thành công. Thậm chí chúng còn bỏ qua các đơn vị chốt cận biên, đưa lực lượng lớn luồn về phía sau nhanh chóng tiến đánh Si so phon, chiếm ga Sô phi làm bàn đạp,  đánh chiếm cả trận địa pháo 130 ly MT tăng cường đặt trên trục lộ 5 để chi viện cho các đơn vị phía trước.

    Với tinh thần kiên quyết giáng trả, với sự chỉ huy tài tình của các cấp, Sư đoàn đã bình tỉnh điều quân phản công lại quyết liệt, khiến chúng phải tháo chạy về biên giới, ta chiếm lại được 2 khẩu pháo 130 ly và 2 xe xích kéo hầu như còn nguyên vẹn.

    Ngoài ra, để chống lại âm mưu tập hợp, cũng cố, xây dựng các căn cứ bàn đạp của địch, hầu như đầu mùa khô năm nào sư đoàn cũng mở chiến dịch đánh phá vào các cứ điểm cận biên bắt đầu lớn mạnh của địch, không cho chúng có cơ hội cũng cố, phát triển theo ý đồ. Từ mùa khô năm 1981, bắt đầu đánh Nam sấp, Non mắc mun, mở đường vào tái chiếm Cao mê lai, tránh xa con đường cận biên hướng Mo hon, vốn gây cho ta nhiều thiệt hại. Kế tiếp lại chuyển qua hướng Đăng cum đánh vào cao điểm 175, rồi các cứ lỏm khác. Trong những ngày đầu mùa khô chiến dịch nầy, các đơn vị trong toàn Sư đoàn phải hành quân cơ động liên miên, hết qua cách rừng nầy lại tới cách rừng khác. Còn những đơn vị chốt cận biên như các đơn vị biên phòng phải gồng mình ra chịu đựng những đợt tiến công bằng binh hỏa lực của địch rất quyết liệt, hòng co kéo các lực lượng ta đang vây ráp các căn cứ đang bị đánh của chúng. Càng nguy cơ mất cứ, chúng càng dùng mọi cách để đánh dồn.

    Dĩ nhiên để hoàn thành nhiệm vụ nầy, sự mất mát về người là không thể tránh khỏi. Chiến tranh đâu phải là trò cởi ngựa xem hoa. Một đơn vị cấp tiểu đoàn như đơn vị của duc thao trong đội hình của Sư đoàn, quân số thường xuyên chỉ tầm hơn trăm tay súng, mà đã từng chạm trán với vài trăm tên địch khá nhiều, có lúc bị chúng truy đuổi về đến tận cứ. Chúng chẳng đâu xa, chỉ cách ta hơn tầm cối 82. Dám đến là gặp thôi. Nên sự thiệt hại do nhiều lý do trong chiến trận là điều tất nhiên. Chỉ có điều sau sự mất mát đau thương đó là lòng căm thù, phải giáng trả chúng những đòn thật đích đáng.

    Vậy mà giờ đây @thai bao 430 viết lên những bài viết sao nghe phản cảm quá. Coi sự hy sinh, mất mát của anh em cùng đơn vị như là trò đùa. Thiết nghĩ một tử sĩ sau khi hy sinh vài ngày thì như thế nào anh em ai cũng hiểu. Có thể nêu lên đặc điểm nầy để nói về sự chịu đựng, khó khăn...chứ không ai viết như bác. Cũng may giờ cuối bác bộc lộ thân phận sớm nên cũng hiểu bác phần nào. Nhưng hỏi thật bác đã từng nói chuyện với ai mà tự hào mình đã từng là lính Sư 5 không ?

  Quy luật của chiến tranh mà, một đơn vị nếu thắng lớn thì thường phải thua đau thôi, vì địch quân như vậy lực lượng cũng không vừa. Nếu bác @thai bao biết được rằng: sau nầy vào khoảng cuối năm 1984 đầu 1985, cũng trên khu vực cánh đồng thuộc địa danh Ta'kông k'rao nầy, một tiểu đoàn của bộ với quân số gần 500 quân chốt giữ.Chỉ sau hơn tiếng đồng hồ tiến công dồn dập bởi xung hỏa lực gấp nhiều lần áp đảo, pot đã gần như xóa sổ đơn vị nầy. E55 của bộ từ phía sau điều lên giải vây, giải quyết hậu quả đã vào không muốn nổi. Khi ta bắt đầu điều các lực lượng lên mở chiến dịch lớn, chúng mới hoàn toàn chịu rút lui. Ngày đó, thậm chí chúng còn đưa cơ giới vào để vận chuyển binh hỏa lực nửa.

    Còn như các địa danh Sư đoàn đảm nhiệm như Cao mê lai, Đăng cum, nơi mà năm nào cũng phải mở chiến dịch đánh phá, cũng vào thời điểm mùa khô 1985 nầy, F7 và F9 đủ cùng các đơn vị tăng cường của bộ như các lữ tăng thiết giáp, pháo binh, trinh sát, đặc công, công binh...dầy đặc tiến công liên tục không vào nổi bởi sự chống trả rất quyết liệt của một lực lượng địch rất đông, sẳn sàng phản kích đánh bật ta khi cần thiết. Cuối cùng ta phải dùng hỏa lực pháo 40 nòng mới giải quyết được. Riêng bên trong căn cứ Cao mê lai, ta đã đếm hơn 600 xác địch chết tại chổ, còn lại đa phần chúng tháo chạy qua đất Thái, khiến phía Thái hốt hoảng phải bắn pháo ngăn chặn. Ở Đăng cum cũng vậy, 1 e của F9 đánh lên cũng không xong trước sự cầm cự quyết liệt của địch. Trên phải điều tiếp lực lượng sư 7 qua tăng cường mới xong.

    Vậy mà những năm trước đó, sư 5 chỉ với lực lượng của mình, phải vừa giữ chốt, vừa cơ động liên tục mở các chiến dịch vào các căn cứ nầy, hỏi sao không tổn thất.

    Pot và các thế lực thù địch khác đâu phải bằng lòng chấp nhận nằm yên trên bản đồ bố phòng như vậy, mà mục tiêu của nó là tập trung cũng cố, xây dưng lại lực lượng. Khi có thời cơ sẻ bất ngờ đánh chiếm những vị trí bàn đạp, tạo đà tiến chiếm lại lảnh thổ. Mà nhìn vào bản đồ toàn cảnh biên giới Thái- Cam, có chổ nào tốt hơn để triển khai binh hỏa lực trên diện rộng để thực hiện ý đồ đó, ngoài địa bàn nầy. Một vài khu vực địch không bố trí căn cứ nhiều, vì chỉ có thể làm hành lang tiếp vận cho bọn địch thâm nhập hoạt động ở nội địa mà thôi, không thể triển khai lực lượng lớn, tiến công đồng loạt như khu vực Si sô phôn nầy. Hơn nữa đường tiếp vận của cả bên Thái và bên K đều tốt trong thời điểm đó.

    Có thể duc thao hơi quá lời, nhưng ta hãy trải rộng bản đồ và nhìn xem những nhận xét của duc thao đúng được bao nhiêu phần.

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 "bà má Sô-ri-ya". 
  Bà ngồi trông thư thái và thật phúc hậu, năm nay vừa bước qua tuổi 74 và đã nhiều năm rồi rất chăm chỉ đi chùa như lời bà bộc bạch để cám ơn Trời Phật đã ban cho bà một tuổi già an lành bên con cháu sau khi đã trải qua một quá khứ đau buồn - mất chồng dưới thời Pốt, cả đứa con trai lớn năm 84 cũng đã bị đạn pháo Pốt bắn bừa bãi vô khu dân cư cướp đi sinh mạng và sau đó tiếp tục mất thêm 1 người con bởi bệnh nan y. Suy cho cùng những năm tháng đó ở vùng chiến sự người dân K chỉ có 2 lựa chọn: một là vô các trại tị nạn nằm dọc biên giới bên đất Thái sống tù túng với những trợ cấp nhất định, hai là ở xen kẽ và phía sau các đơn vị bộ đội VN được tự do làm ăn sinh sống thoải mái; mà cho dù ở bên nào thì bom đạn chiến tranh cũng dành cho sự vô tình may rủi ngang nhau.
     Bà là 'bà Me' của Phong, bạn tôi lính C11 D3 đóng quân ở Sô-ri-ya từ 79-81, mà trong chuyến đi vừa rồi tôi nhận sứ mạng tìm kiếm tin tức về bà cho bạn và cơ may đã cho tôi gặp được bà qua hỏi thăm 'tà Sà-Rươn' trưởng phum. Suốt thời gian ở K tôi chỉ gặp bà 2 lần đầy ấn tượng đến nỗi sau từng ấy năm gặp lại tôi chỉ vừa nhắc tới bà đã nhận ra, nắm chặt tay tôi vồn vã thân tình "Má nhớ các con ơi, má nhớ lắm, khg phải giờ gặp mới nhớ mà má nhớ hoài hồi nào giờ, lúc nào má cũng cầu Trời khẩn Phật cho các con vượt qua được bom đạn để về với gia đình. Hồi đó cứ thấy đánh lớn hết chổ này tới chổ khác má lo lắm khg biết các con có sao khg?", tôi lặng đi xúc động xen lẫn tự hào - trong lịch sử chiến tranh thử hỏi liệu có quân đội nào khi chiến đấu ở 1 đất nước khác mà có được những bà mẹ người bản xứ luôn lo lắng dõi theo và cầu nguyện cho những người lính của mình vượt qua được nghiệt ngã bom đạn về với người thân khg?
     Lần đầu gặp, khỏi cần giới thiệu bà biết tôi công tác ở đội công tác xây dựng chính quyền. Còn nhớ lúc đó khoảng tháng 7/80 (sau trận Kông-si-lốp, ta đánh để phục vụ bầu cử), tôi tháp tùng đoàn CB huyện Si-sô-phôn xuống xã Kốp (Ni-Mít) dự buổi mit-tinh tuyên truyền về ý nghĩa cuộc bầu cử chính quyền các cấp do xã tổ chức, trong buổi lễ tôi phải làm phiên dịch cho trưởng đoàn chuyên gia huyện nói chuyện với dân. Xong buổi lễ, trong lúc xã bận rộn chuẩn bị bữa trưa, tôi bỏ mặc đoàn CB tìm vô Sô-ri-ya thăm Phong, nói được câu trước câu sau nó đưa tôi tới nhà 'bà Me' giới thiệu; tôi chỉ ngập ngừng chào bà, nghệch ra hơi ngạc nhiên sao bà cứ nhằm tôi mà nói huyên thuyên khg cần biết tôi có nghe được khg và thật bất ngờ bà cho biết bà cũng vừa dự buổi mit-tinh về, vậy là tôi khg thể vờ nghệch ra được nữa, thảo nào... trò chuyện 1 lúc bà làm cơm đãi chúng tôi, qua thăm hỏi biết tôi đã từng ở Phnom Penh bà nhận là 'đồng hương', bà từng ở PP thời con gái, sau khi có chồng mới theo về Battambang... rồi chiến tranh... phiêu dạt...
     Gần 1 năm sau tôi mới gặp lại bà lần thứ 2. Lúc đó khoảng tháng 4 - 5/81, Phong ra quân rồi và tôi cũng đã 2 lần chuyển công tác, lúc này đang là trợ lý TS E. Lần đó, sau khi triễn khai phương án tác chiến trên sơ đồ, đích thân ET Ba Sen đi cùng TS và đoàn CB các đơn vị liên quan kiểm tra thực địa lần cuối đồng thời xác định và giao nhiệm vụ tại thực địa. Đoàn lên đường từ 4g chiều, kiểm tra mục tiêu và hợp đồng các thứ xong rút về tới Sô-ri-ya đâu 1 - 2g sáng. Khi về tôi đi trong đội hình TS D3, lã người vì đói tôi hỏi thằng Nguyệt B trưởng TS "Mày biết nhà bà già thằng Ng. khg?", vì lúc đó có cố gắng về tới cơ quan thì cũng chẳng có gì cho vô bụng đâu phải như ở đơn vị; nó nói biết, vậy là 2 ae bấm nhau tách đoàn lần mò tới trước nhà 'bà già'. Tôi kêu cửa "Miing ơi" (cô ơi), nghe trong nhà có tiếng động khẻ rồi im, tôi kêu lần nữa "Miing ơi, kh'nhum mít Phong nís" (cô ơi, con bạn Phong đây), lần này 'bà già' mới lên tiếng và có người rục rịch mở cửa. Khi 2 ae vô nhà rồi 'bà già' mới nói "Nghe kêu lần đầu má nghĩ là con rồi, nhưng chờ con kêu lần nữa nghe kỹ cho chắc mới dám mở cửa" vậy là 'bà già' rất thính tai (mà chắc dân vùng chiến sự phải vậy), bà nhận ra tôi qua giọng nói dù mới gặp 1 lần và có lẽ qua cách gọi đặc biệt của tôi - khg gọi Me. Phải nói là bà rất tinh ý, phát hiện ra thực chất của chuyến thăm đặc biệt bèn nhanh chóng nấu nước, loáng cái 2 tô mì được bày lên giường, bà giục 2 ae ăn, đến nước này khg còn khách khí gì 2 thằng ra tay liền. Bà lặng lẻ pha trà xong khg quên bỏ thêm bao samit, thật chu đáo. Sau khi chúng tôi đã tươi tỉnh lại rồi bà mới khẻ khàng hỏi thăm vài câu rồi nói chúng tôi có mệt thì ngủ đi sáng về. Chắc bà cũng láng máng biết tôi đã chuyển công tác và đang trên đường đi công tác về, mấy hôm sau thì diễn ra trận đánh S'rás-tức của D3. 
     Từ dạo đó tôi chưa gặp lại bà lần nào cho mãi tới 31 năm sau, ôi "bà má Sô-ri-ya".
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

    Lúc trước tụi tui coi thường sống chết lắm ,chết kiểu nào cũng được miễ̉n là hy sinh trong khi làm nhiệm vụ (chứ đừng tự thương).Bởi thế không biết khẩu hiệu của E4 hay của F5 là 1 cây súng được 15 ngày phép (tìm và diệt).Tất cả đều hăng hái coi thường cái chết chỉ tìm và diệt ddde963 thu được súng thôi(chiến công mà).Danh tiếng F5 từ lúc mấy anh trong đợt Hồng Quân đánh đâu thắng đó đã̉ làm cho tụi Pốt sợ rồi thêm tìm và diệt nửa nổi sợ tăng gấp đôi...Chỉ khi đồng đội hy sinh thì lòng căm thù của mình cũng tăng gấp đôi bạn có hiểu không? Nhưng sự thật vẫ̉n là thật thì hơi mếch lòng...mong các bác thông cảm.

 Chiến tranh thì ai cũng biết đó là tận cùng của sự gian khổ và hy sinh, sự trần trụi của chiến tranh là người lính ai cũng hiểu, ai cũng thấy và các đơn vị của ta trên chiến trường K thì đơn vị nào cũng từng nếm trải ở cuộc chiến tranh "không giống ai" ấy về chiến thuật tác chiến. Phải nói cho đúng và rõ ràng ra thì trong chiến dịch giải phóng K đầu năm 1979 các đơn vị của ta tấn công lướt, đánh và chiếm giữ những vị trí cơ bản, quan trọng cùng các trục lộ trên đất K, đẩy Pốt ép sát đến biên giới Thái, ta hy vọng Thái sẽ khóa chặt cổng hướng đó ở cuộc chiến tranh này, không ngờ Thái dung túng cho Pốt nên mở cửa cho Pốt nằm trên đất Thái chống phá QTN VN, điều quan trọng nữa là ta chưa đánh cho Pốt tan giã hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn nên phần lớn các đơn vị chính quy của Pốt đã chạy hết sang Thái cả.

 Vì vậy sau này chiến tranh du kích của Pốt ở K thì Sư đoàn 5 là sư đoàn đầu sóng ngọn gió ở hướng cửa khẩu Poipet luôn đối diện với những sư đoàn thiện chiến cũ của Pốt ở Thái Lan quay trở lại, nhất là sau này Pốt được quan thày tiếp ứng bổ sung thêm vũ khí đạn dược thì chúng mạnh hơn những gì chúng ta từng biết. Vì vậy vài trận đánh ở cấp thấp cỡ C D và cả cấp E quân Pốt có "trên cơ" cũng chỉ là sự nhất thời nào đó, còn ở trên cục diện toàn tuyến của F5 hay MT479 lúc đó thì Pốt cũng chẳng là cái quái gì hết.

 Tôi đọc bài và cả sửa bài cho các bạn thì thấy rằng bạn thaibao430 có vẻ trách móc cán bộ cấp sư đoàn không nghe ý kiến và báo cáo của B trưởng trinh sát D3 nên đã để trận đánh có những tổn thất không đáng có. Thực chất chuyện này không hề dễ như lính tráng cấp dưới nghĩ hay nhìn thấy hoặc trực tiếp tham gia, cấp E F cũng có những bộ phận trinh sát cùng ban Tham mưu, tác chiến để có những thông tin cần thiết với sự tổng hợp và lên phương án của 1 tập thể cán bộ chỉ huy chứ không đơn giản do duy nhất 1 người quyết định, sự biến đổi trong chiến tranh là muôn màu, muôn vẻ và tập thể quyết định sai, cá nhân nhận xét đúng cũng là chuyện bình thường, điều đó không có nghĩa là cấp trên không lắng nghe hay họ dốt nát gì trong chiến đấu. Mọi phương án chiến đấu đều được các cấp thông qua với sự đồng lòng nhất chí cùng phê duyệt cả còn cụ thể chiến đấu thì tùy cơ mà ứng biến ở từng bộ phận nhỏ trong chiến trận.

 À quên còn chuyện này nữa bạn thaibao430. Không ai gọi M113 là xe tăng cả, thực tế nó là thiết giáp M113. Tôi không tin cán bộ F5 nào đó đủ "độ to" đến mức trên cả quyết định của BQP mà ra quyết định cho lính trong đơn vị mình: Diệt địch, thu súng ở thời điểm tháng 9 10.1979 là được đi phép 15 ngày. Lệnh Tổng động viên đầu năm 1979 với nhiều mệnh lệnh của thời chiến. Cắt toàn bộ phép tắc của SQ và binh sỹ, phải gần giữa năm 1980 thì chế độ nghỉ phép cho SQ mới bắt đầu được thực hiện trở lại, còn với lính tráng thì vẫn là mút chỉ. Nếu ở thời điểm này ở đơn vị tôi mà có chế độ này thì có lẽ chẳng còn ai chiến đấu vì ai cũng đang đi nghỉ phép cả rồi, kể cả anh nuôi, phục vụ. Grin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét