Cây chuối "lạ" - "Quà quý" thiên nhiên chữa tiểu đường, sỏi thận
Thái Phong (T.H) |

Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Từ hoa, quả, thân chuối rừng có thể làm được những bài thuốc trị bệnh rất quý.
Đối với người miền xuôi, cây chuối hột rừng quả thật rất "lạ" vì giống chuối này có nhiều điểm khác với cây chuối thông thường.
Nhưng thực tế, chuối rừng rất quen thuộc với người dân ở các vùng miền núi nước ta. Loại chuối này không chủ yếu dùng làm thực phẩm mà được coi là một cây thuốc quý mà người dân rất coi trọng.
1. Mô tả
Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân giả cao từ 3 - 4m, lá có phiến dài, mặt dưới có thể có tía, cuống xanh có sọc đỏ.
Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn chứ không hướng xuống phía dưới như những cây chuối thông thường, mo cũng quấn lên trên. Hoa màu đỏ thẫm, quả khi chín màu vàng rộm.
Quả chuối hột rừng không có nhiều như chuối thường, nhiều nhất chỉ khoảng 10 nải, mỗi nải cũng nhỏ. Quả có cạnh, thịt quả chứa nhiều hạt to, mỗi hạt khoảng 4 -5mm. Chính vì có hạt nên loại chuối này không chủ yếu dùng để ăn mà để ngâm làm thuốc.
Một điều đáng chú ý là quả chuối rừng có rất nhiều nhựa, càng non càng có nhiều nhựa mà theo kinh nghiệm dân gian, nhựa chuối rừng rất quý, có nhiều chức năng chữa bệnh.
Chuối hột rừng phân bố nhiều ở các khu vực miền núi nước ta như ở vùng núi Tây Bắc, miền Trung, Bắc Trung Bộ...

2. Chuối rừng làm thuốc
Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Thông thường, người ta lấy quả chuối hột rừng thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu uống có tác dụng chữa bệnh.
Có thể lấy trái to hoặc trái nhỏ ngâm đều thơm ngon nhưng người ta thích lấy trái nhỏ hơn vì nhiều nhựa. Người thường ngâm chuối hột cho rằng chuối càng nhiều nhựa thì ngâm rượu càng ngon và ngọt.
Đồng thời người ta cũng thường chọn quả chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột là chờ cho quả chín rồi mới tách hạt ra khỏi thịt quả, đem sao khô cho có mùi thơm nhẹ. Hạt cũng để ngâm rượu hoặc sắc uống hàng ngày.
Quả chuối hột rừng thường được người dân dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp...
Hoa chuối hột có vị ngon ngọt, ăn sống thì hơi chát cũng là món ăn chữa bệnh rất tốt. Dùng hoa chuối sắc nước uống có thể giúp thông tiểu, thải cặn ở thận và bàng quang. Món ăn này còn rất lợi sữa nên thườngcjd dùng cho phụ nữ mới sinh.Trị trẻ em táo bón: lấy 1 - 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Ngoài quả và hạt, các bộ phận khác như lá, thân, vỏ quả và củ chuối hột rừng đều có thể dùng để làm thuốc.
Thậm chí, người ta còn khoét thân cây chuối hột rừng chỗ đoạn gần gốc rồi hứng lấy thứ nước chảy từ thân cây. Nước này dùng ể uống giúp hạ đường huyết tự nhiên nên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
3. Những bài thuốc chữa bệnh từ chuối hột rừng
- Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối hột phơi khô, tán bột mịn, dùng uống hằng ngày.
- Bài thuốc trị bệnh gút (thống phong): Quả chuối hột rừng 3g, củ ráy rừng 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 - 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.
- Bài thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 - 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để qua đêm.
Sáng hôm sau múc nước do thân cây chuối tiết ra từ lỗ rỗng uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Hoặc đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).
theo Trí Thức Trẻ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Cây
bìm bịp - bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư?
Vân
Hồng | 23/07/2016
09:34

Câu chuyện về những bệnh nhân
chữa khỏi ung thư nhờ ăn lá bìm bịp đang "nóng" ở Châu Á. Liệu cây
bìm bịp có mang trong mình "sứ mệnh" cứu sống người bị ung thư hay
không?
Cây bìm bịp (cây xương khỉ): Thuốc chữa ung thư đang được săn lùng ráo riết
Có một
loại cây mọc tự nhiên chẳng mấy ai biết đến, bỗng chốc nổi tiếng và được người
dân Châu Á săn lùng ráo riết, thậm chí còn có người "bay" sang tận
Malaysia để gặp đúng người đã nhờ nó mà "thoát chết".

Cây bìm
bịp còn có tên khác là cây mảnh cộng, cây xương khỉ. (Ảnh minh họa)
Bà Vương Tú Cầm (người Trung Quốc), là bệnh
nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, sau 10 tháng phát hiện bệnh thì chuyển
biến xấu sang ung thư giai đoạn cuối.
Sau
khi nhận được thư điện tử của người bạn thân giới thiệu về chuyện ông Lưu Liên
Huy ở Malaysia bị ung thư đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất nhờ ăn lá
bìm bịp 13 ngày.
Chị đã
không chần chừ mà ngay lập tức mua vé máy bay đi Penang, sau đó di chuyển đến
Taiping (Malaysia) để tìm ông Lưu với hy vọng mình cũng sẽ may mắn như ông ấy
dù chưa biết thực hư ra sao mà chỉ tin lời của bạn.
Khi đến
nơi, chị không chỉ được ông Lưu nhiệt tình hướng dẫn cách ăn rau, mà còn được động
viên là yên tâm rồi bệnh sẽ đỡ.

Lá bìm
bịp có thể xem là cây cỏ, cũng có thể dùng làm rau ăn (Ảnh minh họa)
Chị
Vương đã ở lại Malaysia và ăn bìm bịp liên tục 10 ngày, sau đó xin một bọc lá
mang về nhà uống tiếp thêm 5 ngày nữa.
Trong
lần hóa trị thứ 2 trước khi khi chị xét nghiệm
CA125, chỉ số bệnh đã giảm 45%, khối u kích thước 4*5cm cũng đã biến mất.
Trước
khi hóa trị lần 2, bác sĩ hỏi chị có bị rụng tóc không nhưng chị cho biết tóc
đã không có hiện tượng rụng như các bệnh nhân ung thư đang hóa trị khác.
Bác sĩ
khẳng định, lần hóa trị thứ 3 sẽ rất nặng, tóc chắc chắn sẽ bị rụng, tuy nhiên,
sau khi hóa trị thì tóc chị lại tiếp tục giữ được an toàn.
Tiếp tục
hóa trị lần 4, chỉ số xét nghiệm máu CA125 của chị đã trở lại bình thường, chỉ
số hiện tại giảm xuống còn 16,8 (trong khi đó chỉ số an toàn của người bình thường
là dưới 36).
Các
bác sĩ cho biết, bệnh của chị đã tiến triển rất tốt, theo phác đồ điều trị ban
đầu của bệnh án là phải hóa trị 6 lần nhưng chỉ làm đến lần thứ 4 là có thể dừng
lại vì hiệu quả chữa bệnh tốt ngoài dự kiến.
Chị
Vương cảm thấy rất biết ơn trời đất vì đã nghe bạn mà tin tưởng chữa bệnh theo
cách này, đồng thời chị cũng mang một ít cây về trồng tại nhà, tiếp tục ăn thêm
trong vòng 4 tuần để nâng cao tác dụng phòng bệnh.

Lá bìm
bịp phơi khổ để sử dụng (Ảnh minh họa)
Sau thời
điểm đó, báo chí Trung Quốc cũng đã đăng tin về cây bìm bịp có nhiều tác dụng tốt
cho sức khỏe như trị vàng da, thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt, đau xương, bệnh
thận…
Ngoài
cách ăn rau bìm bịp bằng cách làm nước ép uống, còn có thể nấu như một món canh
ăn hàng ngày.
Đây chỉ
là bài chia sẻ riêng của chị Vương và chị cũng cho rằng cách chữa bệnh của chị
không có căn cứ bởi một bằng chứng nghiên cứu khoa học nào cả, chỉ là cá nhân lựa
chọn trong lúc mắc bệnh hiểm nghèo.
Chuyện dùng cây bìm bịp chữa ung thư chưa được
giới khoa học xác nhận
Ngoài
trường hợp của chị Vương, hiện tại ở Malaysia có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực
hiện theo cách chữa bệnh này. Ông Lưu cho biết, hàng ngày có hàng trăm cuộc gọi
điện hỏi mua lá bìm bịp.
Tác dụng
chữa bệnh ung thư của cây bìm bịp còn được bệnh nhân viết riêng 1 trang blog để
chia sẻ với cộng đồng. Những trường hợp chứng
minh lá bịp bịp có thể chữa ung thư cũng được các trang mạng xã hội đưa tin nhiều.

Báo của
người Hoa đăng ảnh bệnh nhân bị ung thư nhờ uống nước ép lá bìm bịp mà
"thoát chết" (Ảnh Internet)

Bài báo
viết về ông Lưu Liên Huy (Ảnh minh họa)

Hình ảnh
chia sẻ của bệnh nhân trên blog về cây bìm bịp (Ảnh Internet)

Kết quả
thử máu trước khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)

Kết quả
thử máu sau khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)
Trên
báo NewLife của Malaysia ngày 25/5/2011 cũng đã đăng tải về tác dụng của cây
bìm bịp có thể chữa ung thư với tỉ lệ khỏe mạnh lên đến 90% nếu sử dụng đúng
cách từ 4-6 tuần.
Nhưng
đồng thời khuyến cáo độc giả rằng mỗi thể trạng bệnh đều khác nhau nên đây
không phải là một bài thuốc được khoa học công nhận.
Hiện tại
các nhà khoa học ở Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã quan tâm
nghiên cứu về tác dụng của cây bìm bịp nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Ở bài
viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tác dụng chữa bệnh
của cây bìm bịp và một số công thức làm thuốc để độc giả quan tâm tiện theo
dõi.
*Tổng hợp
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Tác
dụng của lá húng quế với sức khỏe
Hồng Xuân |

Điểm mặt 10 tác dụng cho sức khỏe
khi ăn húng quế.
1. Ngừa bệnh tiểu đường
Lá húng quế chứa
nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol,
methy eugenol và caryphyllene.
Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của
tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động
bình thường.
Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức
đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Lá húng
quế có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
2. Bảo vệ tim
Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong
húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm
soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có
thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.
3. Phòng chống ung thư
Giàu chất chống oxy hóa, húng quế được cho là có thể giúp làm
ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc
lá).
Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối
u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.
4. Chữa sốt
Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả
nên có thể dùng để chữa bệnh sốt.
Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn
sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, để cắt cơn sốt, người bệnh
cần uống nước sắc từ lá húng quế.
5. Ngăn ngừa stress
Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu
được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của
cortisol - hormon gây stress trong cơ thể.
Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh
bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.
Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh
cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một
cách tự nhiên.

Khi gặp
căng thẳng, bạn nên tìm đến húng quế
6. Phân hủy sỏi trong thận
Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt
cho thận.
Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do
chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp
làm sạch thận.
Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật
ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
7. Trị đau đầu
Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị
ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra.
Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của
loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây
bệnh.
Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước
đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và
đắp lên trán.
Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm,
dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.
8. Giúp cai thuốc lá
Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở thành
giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan căng thẳng - những yếu tố
có liên quan đến tình trạng thèm thuốc lá.
Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương tự như bạc hà
nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc nếu như bạn nhai chúng thường
xuyên.
Chỉ cần giữ một ít lá húng quế trong túi và nhai chúng khi bạn cảm
thấy thèm hút thuốc, dần dần, bạn sẽ từ bỏ được thuốc lá.
Tác dụng chống oxy hóa của húng quế còn giúp khắc phục những tổn
hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc
lá.

Húng quế
sẽ giúp bạn 'chán' thuốc lá
9. Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
Lá húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống
loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một
làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.
Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát
trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ
hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.
10. Chữa những bệnh về đường hô hấp
Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm
ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi
ngực) là những công dụng giúp húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả
cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến đường hô hấp bao
gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và chống
nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến các rắc rối ở đường
hô hấp.
Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa
những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình.
Tác dụng chống dị ứng và kháng viêm còn hỗ trợ cho việc điều trị
những căn bệnh dị ứng ở đường hô hấp.
theo Sức khỏe Đời sống
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Người
đàn ông nghèo khỏi u thực quản nhờ bài thuốc từ con bìm bịp (Kỳ 1)
Nguyệt Vân |

“Hơn ba năm trước, tôi bị u nhú
ở thực quản. Nhà nghèo, không có tiền chạy chữa, tôi nhờ bài thuốc con bìm bịp
của một ông thầy ở Củ Chi mà khỏe trở lại. Ai cần là tôi sẵn sàng bày cho họ” -
ông Đặng Văn Đang thổ lộ.
Trong ngôi nhà tềnh
toàng và quạnh quẽ của ông Đặng Văn Đang (67 tuổi, thôn Mỹ Lệ Tây, thị trấn Phú
Thứ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) chẳng có gì đáng giá. Gian bếp nghèo ám khói
và thiếu vắng bàn tay phụ nữ. Vợ ông mất đã lâu vì chứng bệnh tim.
Nghèo nhưng ông Đang
không ham tiền. Niềm vui của ông là chia sẻ bài thuốc đã cứu ông cho những
người có nhu cầu và không đòi hỏi bất cứ điều gì.
Trò chuyện với
chúng tôi, ông Đang kể, đầu năm 2011, ông lâm trọng bệnh. Ông không biết
mình bị bệnh gì mà ăn không được và luôn rất mệt mỏi.
Thời điểm đó, gia đình
ông túng bấn bởi đứa con trai út bị tê chân tay, phải uống hàng trăm thang
thuốc Bắc, thuốc Nam kết hợp với châm cứu mới đỡ.
Ông Đang không muốn đến
bệnh viện, sợ tốn kém nhưng rồi ông ngày càng đuối sức, càng khó thở nên đành
phải nhập viện.
“Trong nhà không có
tiền, tôi mượn của hàng xóm 200.000 đồng rồi xuống nằm ở bệnh viện tỉnh. Đến
khi tôi chuyển vô Sài Gòn, cũng nhờ bà con chòm xóm quyên góp giúp đỡ, bếp ăn
từ thiện của bệnh viện tỉnh cũng cho tiền” - ông Đang nhớ lại.

Ông Đặng Văn Đang chia sẻ về bài thuốc con bìm
bịp
Với số tiền có được từ
những người hảo tâm, ông Đang vào TP. HCM, “đi” từ Trung tâm Y khoa Medic đến
Bệnh viện Ung bướu rồi chuyển qua Bệnh viện Đại học Y dược.
Sau khi khám, chẩn đoán
bệnh… và biết được hoàn cảnh túng bấn của gia đình ông Đang, bác sĩ ở đây đã
đưa ra lời khuyên.
“Họ nói tôi già rồi, gia
đình lại khó khăn, không nên mổ. Mổ xong còn phải “bắn” hóa chất nữa. Tôi nên
tìm đến thuốc Nam” - ông Đang kể.
May mắn trên chuyến xe
đò từ Sài Gòn về Phú Yên, ông tình cờ quen với một phụ nữ ở Hòa Mỹ (huyện Tây
Hòa, Phú Yên) bị bướu gan. Ông Đang kể: “Chỉ vì bệnh tật mà cổ bị chồng bỏ.
Rồi may mắn có người chỉ
cho cổ vô Củ Chi và được ông thầy Tư Thật chữa khỏi bệnh. Biết tôi cũng bị
bướu, cổ biểu tôi vô Củ Chi tìm thầy Tư Thật. Cổ cho tôi địa chỉ, số điện thoại
của thầy. Vậy là tôi vô Củ Chi”.
Gặp thầy Tư Thật, ông
Đang được thầy cho uống thuốc bột, sau này mới biết đó là thuốc từ con chim bìm
bịp.
Ông kể: “Thấy tôi nghèo
khổ, nhà lại xa, thầy Tư Thật thương nên bày cho tôi bài thuốc này để về nhà tự
làm và uống. Bài thuốc cũng đơn giản lắm, chỉ cần đốt con bìm bịp lên và uống
thôi".
Theo lời ông Đang, uống
thuốc chim bìm bịp chừng 10 ngày thì ông thấy người nhẹ đi, không còn ngộp thở
nữa. Uống hết chục con chim thì ông Đang hết mệt và không còn gặp khó khăn
trong ăn uống.

Kết quả nội soi của ông Đang khi ông đang bị u
nhú thực quản
Khi được hỏi: “Vậy sau
khi uống thuốc chim bìm bịp, ông có vào bệnh viện tái khám không?”, thì ông
Đang lắc đầu, cười: “Tôi khỏe lại, ăn được, hết ngộp thở thì mừng quá là mừng.
Nhưng mà tôi không đi khám đâu hết. Có tiền đâu mà đi”.
“Tôi làm thợ hồ, đi chỗ
này chỗ kia và gặp được nhiều người, có duyên nên sưu tầm được vài bài thuốc.
Lần nọ, tôi và mấy người nữa xây nhà cho một người có con từng bị bệnh trĩ, đã
khỏi bệnh nhờ thuốc Bắc.
Chủ nhà đã bày cho tôi
bài thuốc này. Tôi giữ và bày lại cho nhiều người, giúp họ khỏi bệnh trĩ, đại
tiện ra máu”, ông Đang nói.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ
đó gồm 12 vị thuốc Bắc, theo lời ông Đang thì tiệm thuốc Bắc nào cũng có bán và
chẳng đắt chút nào. “Uống từ 3 thang đến 6 thang thì khỏi. Khi uống nhớ kiêng
cữ rượu, đồ ăn thức uống nóng”, Ông Đang còn cho biết.
Hồi ông bệnh tật được bà
con chòm xóm và những người hảo tâm không quen biết giúp đỡ, ông biết ơn vô
cùng.
Vì vậy, hễ thấy ai bệnh
tương tự mình là ông truyền ngay bài thuốc chim bìm bịp, chữa bệnh trĩ bằng
thuốc Bắc mà không đòi hỏi bất kỳ điều gì, với mong muốn họ cũng may mắn khỏi
bệnh giống như ông.
Kỳ sau: Ông Đang chia sẻ
công thức bài thuốc dân gian từ chim bìm bịp và chữa trĩ đơn giản
theo Tuổi trẻ & Đời sống
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Lão
nông hết bệnh tiểu đường nhờ mồi nhắm rượu

“Từ khi ăn lá sầu đâu hàng ngày
giảm được đường trong máu, tui cũng giảm chuyện uống thuốc Tây… Đến lúc tui xét
nghiệm máu biết lượng đường gần trở về mức bình thường thì 1 tháng tui mới uống
thuốc Tây 1 lần, rồi bỏ luôn thuốc Tây đã hơn 3 năm”, ông Út nói.
Đang
khỏe mạnh bỗng phát hiện bị tiểu đường nặng
Ông Trần Văn Út (60
tuổi) chuyên nghề trồng cây kiểng ở TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Gần đây, ông
được khá nhiều người biết vì khỏi bệnh tiểu đường một cách kỳ lạ nhờ ăn 1 món
đặc sản khoái khẩu của dân nhậu.
Đó là lá non của cây sầu
đâu. Tại quán cà phê của các con ông Út ở xã Tân Khánh Đông, một người con của
ông xác nhận:
“Ba tui bị bệnh tiểu
đường rất nặng, chạy chữa bằng thuốc Tây tốn rất nhiều tiền mà không khỏi.
Nhưng từ khi ông ăn lá sầu đâu non hàng ngày thì bệnh tiểu đường lui dần rồi khỏi
hẳn, lượng đường trong máu hiện nay rất ổn định”.
Nhìn ông Út mạnh khỏe,
thân hình rắn chắc và nói cười rổn rảng, không ai nghĩ ông Út từng mắc bệnh
tiểu đường rất nặng. Ông Út kể: “Năm 2008, tui đang làm nghề mua bán lúa gạo
xuất khẩu.
Đang khỏe mạnh bình
thường thì một hôm đi làm về đến nhà, tui bỗng thấy trong người bải hoải, khó
chịu và mệt mỏi, lại thêm chứng khát nước kinh khủng.
Trong đêm hôm đó, cứ
5-10 phút là tui lại phải uống nước, mà uống như đã nhịn khát lâu lắm rồi. Uống
nước xong một hồi, tui lại… mắc tiểu. Chỉ tính trong đêm hôm đó tui phải thức
giấc đi tiểu gần 20 lần, không ngủ nghê gì được hết”.
Tuy cơ thể có những hiện
tượng kỳ lạ, nhưng những ngày kế tiếp ông Út vẫn đi làm bình thường. Đến khi
cảm thấy không thể tiếp tục chịu đựng được nữa, ông Út mới đồng ý nghe lời vợ
đến bác sĩ khám.
“Khi đó trong người tui
rất mệt mỏi, nhưng vẫn cố gắng chạy xe gắn máy đến bác sĩ quen ở Sa Đéc nhờ
khám bệnh.
Nghe tui kể bệnh tình,
ông bác sĩ nói tui có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường, nên lập tức cho làm các xét
nghiệm cần thiết.
Kết quả xét nghiệm lúc
đó cho thấy lượng đường trong máu của tui lên đến 4,9mg/lít, trong khi bác sĩ
nói lượng đường bình thường trong máu chỉ từ 0,8mg/lít đến 1,2mg/lít”, ông Út
nhớ lại.

Sau khi xác định ông Út
bị bệnh tiểu đường nặng, vị bác sĩ đã yêu cầu ông nhập viện điều trị, nhưng ông
Út xin về nhà điều trị ngoại trú bằng thuốc đặc trị.
“Tui điều trị bệnh tiểu
đường bằng Tây y khoảng 2 năm, tốn kém mấy trăm triệu đồng nhưng bệnh tình vẫn
không thuyên giảm, lúc đó tui buồn dữ lắm”, ông Út kể.
Cũng từ đó, bạn bè,
người quen, ai chỉ bất kỳ bài thuốc Nam, thuốc Đông y, thức ăn nào có thể trị
bệnh tiểu đường là ông Út tìm bằng được để sử dụng, chỉ mong chặn đứng căn bệnh
tiểu đường quái ác.
Suýt
bị ngộ độc vì bài thuốc dân gian
PV
TT&ĐS: Thưa ông, nghe nhiều người kể, ông đã từng ăn, uống nhiều loại thực
vật để chữa, nhưng bệnh tiểu đường vẫn không khỏi?
Ông Trần Văn Út: Ai chỉ
món gì tui cũng đã thử qua trong một thời gian dài, nhưng bệnh tình chẳng “xi
nhê” gì hết. Khi nghe tui bị bệnh, những người quen biết với tui chỉ vẽ đủ món,
nói chung họ nói cứ lấy thứ gì đắng, chát, chua mà ăn, uống vào thì sẽ trị
được… bệnh tiểu đường.
Từ đó tui vừa dùng thuốc
Tây hàng ngày vừa đi tìm các loại rau, trái có vị đắng, chát, chua để dùng
thêm, chỉ mong mau khỏi bệnh. Đầu tiên tui mua rau đắng (dùng cả 2 loại rau
đắng đất và rau đắng biển) về ăn hàng ngày.
Lúc thì tui ăn sống, lúc
thì nấu canh, nhưng ăn hoài mà lượng đường trong máu vẫn không giảm. Sau đó có
người chỉ tui lấy trái khế chua ép nước để uống hàng ngày.
Tui nghe lời, đi tìm khế
chua ép nước uống, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì tui uống không nổi. Bởi
lẽ, bao tử tui hơn bị yếu, uống nước khế chua vào nó có a-xít nên hành tui dữ
quá, tui đành phải bỏ ngang.
Rồi có người chỉ tui
uống nước lá dứa gai là loại cây mọc hoang ở các bãi song. Tui cũng đi lùng
tìm, đem về nấu uống, nhưng cũng không khỏi bệnh.
Nghe
nói có lần ông suýt bị ngộ độc vì… uống thuốc Nam?
Chuyện đó là có thiệt.
Số là tui có ông bạn cũng bị tiểu đường giống tui, cũng uống nhiều loại thuốc
Nam mà không khỏi.
Lần nọ, không biết ai
bày cho ổng đi tìm dây cóc thường mọc hoang trong các khu vườn, có vị rất đắng,
đem về giã nát với con cua đồng rồi vắt lấy nước uống.
Họ nói uống vài lần sẽ
hết tiểu đường. Ông bạn liền thông báo bài thuốc này cho tui. Nhưng tui chưa
kịp uống bài thuốc này thì bất ngờ nhận được điện thoại của ổng cho biết ổng đang
nằm bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc nước dây cóc giã với con cua đồng.
Ổng khuyên tui không nên
uống. Tui nghe ổng nói vậy thì sợ quá không dám uống, nếu uống thì chắc tui
cũng đã bị ngộ độc như ổng.
Cơ
duyên với lá non cây sầu đâu
Sau vụ dây cóc và con cua
đồng, nhiều người chỉ ông Út ăn trái khổ qua hàng ngày sẽ có tác dụng giảm
lượng đường trong máu, nên ông cũng làm theo.
Lúc thì nấu canh, lúc
thì xào, bữa cơm nào của ông Út cũng có khổ qua. Nhưng bệnh cũng không giảm
nhiều.
Bất ngờ, vào khoảng năm
2011, có người bày cho ông ăn lá non cây sầu đâu sẽ có tác dụng. Ông Út kể: “Lá
non cây sầu đâu thì tui đâu còn lạ gì, bởi mấy ông “đệ tử lưu linh” rất khoái
lấy lá này trộn gỏi với khô cá lóc hoặc thịt ba rọi, chấm nước mắm me.
Từ đó tui lấy lá non cây
sầu đâu làm thức ăn hàng ngày trong 2 bữa cơm chính. Mỗi ngày tui ăn 2 bó, chỉ
tốn có 10.000đ tiền mua lá, nhưng phải tốn thêm tiền mua cá khô, thịt ba rọi.
Bởi lá sầu đâu đắng quá,
khó ăn riêng mình nó. Ngoài việc ăn lá sầu đâu, tui tuyệt đối kiêng cữ đường
trong bữa ăn hàng ngày, không uống nước ngọt”.
Từ khi ăn lá sầu đâu non
mỗi ngày, cứ 2 tháng, ông Út lại đi xét nghiệm máu một lần. Điều bất ngờ, các
bác sĩ cho biết lượng đường trong máu của ông đang giảm dần.
“Nhưng tui giấu bác sĩ
chuyện ăn lá sầu đâu nên mấy ổng cứ tưởng nhờ thuốc Tây y công hiệu. Thật ra,
từ khi ăn lá sầu đâu hàng ngày giảm được đường trong máu, tui cũng giảm chuyện
uống thuốc Tây.
Lúc đầu tui uống thuốc
Tây hàng ngày, những sau một thời gian ăn lá sầu đâu, giảm đường trong máu thì
3 ngày tui uống 1 lần thuốc Tây, sau đó 1 tuần lễ uống 1 lần, rồi 2 tuần uống 1
lần.
Đến lúc tui xét nghiệm
máu biết lượng đường gần trở về mức bình thường thì 1 tháng tui mới uống thuốc
Tây 1 lần, rồi bỏ luôn thuốc Tây đã hơn 3 năm”, ông Út nói.
Hiện tại, 1 tuần ông Út
vẫn ăn lá sầu đâu 3 lần. “Bây giờ gia đình tui đã ghiền món lá sầu đâu trộn gỏi
và món khổ qua xào, canh khổ qua, tuần nào không ăn lá sầu đâu và trái khổ qua
là không được.
Nói thiệt, ai chỉ gì tui
làm nấy chứ trước đó bản thân tui cũng không biết lá sầu đâu non trị được bệnh
tiểu đường.
Nhưng tui cũng nghiệm ra
một điều, ngoài việc uống thuốc Nam trị bệnh thì người bệnh cần phải lao động
nhiều, tinh thần phải luôn lạc quan.
Chứ cứ nằm một chỗ rên
rỉ, không chịu làm việc và lúc nào cũng bi quan thì uống thuốc tiên cũng khó
lành bệnh”, ông khẳng định.
theo Tuổi trẻ & Đời sống
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét