Tạm
ứng 1 triệu USD bồi thường bảo hiểm cho Formosa
Chiều 19/7, Bộ Tài chính và UBND
tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ trao tiền tạm ứng bồi thường và tiền hỗ trợ cho Công
ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
![]() |
Các đồng
chí lãnh đạo trao tiền bồi thường bảo hiểm cho Formosa. Ảnh: N.Tuấn
|
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Chủ tịch
UBND Hà Tĩnh Võ Kim Cự, đại diện Formosa và nhiều sở, ban, ngành của Hà Tĩnh.
Tại buổi lễ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng 1 triệu USD là tiền bồi thường bảo hiểm cho Formosa. Ngoài ra, UBND Hà Tĩnh cũng hỗ trợ 30,35 tỷ đồng cho Formosa để DN khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất.
Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBND tỉnh Hà Tĩnh tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng 1 triệu USD là tiền bồi thường bảo hiểm cho Formosa. Ngoài ra, UBND Hà Tĩnh cũng hỗ trợ 30,35 tỷ đồng cho Formosa để DN khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất.
Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBND tỉnh Hà Tĩnh tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Sau sự cố đáng tiếc ngày 14/5, Chính phủ đã kịp thời đưa ra những
chính sách ưu đãi ở mức cao nhất trong khung pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp
vượt qua khó khăn, triển khai dự án đúng tiến độ.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay với tổng vốn đầu tư gần 9,996 tỷ USD.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay với tổng vốn đầu tư gần 9,996 tỷ USD.
Dự án không chỉ thúc đẩy kinh tế của các tỉnh Bắc Trung Bộ phát
triển, mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người lao động địa
phương.
Văn Lộc
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Formosa từng đổ hàng
nghìn tấn chất độc ở Campuchia
·
20:02 25/04/2016
·
16.9k
·
16.9k
·
·
·
43
Năm
1998, vụ tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm thủy ngân,
tới thị trấn ven biển Sihanoukville đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của
người dân Campuchia.
Cuối tháng 12/1998, gần 1.000 người tranh nhau lên xe
buýt, tàu và xe đò để rời thị trấn Sihanoukville. Một số vụ tai nạn giao thông
đáng tiếc đã xảy ra từ cuộc "chạy loạn" này của người dân Campuchia,
như vụ xe đò chở hơn 20 người đâm vào xe tải nhỏ khiến nhiều người bị thương và
1 người chết.
Sihanoukville
là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó
nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương khoảng cuối năm
1998, sau khi họ phát hiện tập đoàn Formosa Plastics (Tập đoàn mẹ của tập đoàn
Formosa đầu tư tại VN) đã đưa vào đây khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm 3.000
tấn có nhiễm thủy ngân.
![]() |
Một bé trai chơi gần nơi
đặt các thùng container chứa chất thải của Formosa tại Sihanoukville. Ảnh tư
liệu: BAN
|
Dân dùng bao chứa thủy ngân để đựng gạo
Theo báo New York Times, điều tra của Bộ Môi trường Campuchia
cho biết Formosa đã nhập khối chất thải này và đưa đến Sihanoukville từ cuối
tháng 11/1998.
Hơn
140 container chứa khối chất thải của Formosa bị bỏ lại ở một khu vực mở, không
rào chắn, không biển cảnh báo, mà ai cũng có thể vào.
Mỗi
ngày, một số người đến đây nhặt các bao tải mang về nhà đựng rác, thậm chí là
đựng gạo.
Vài
ngày sau, họ gặp nhiều triệu chứng bất thường, như sức khỏe suy giảm đáng kể và
bị tiêu chảy.
Nghi
ngờ bãi chất thải có thể chứa chất độc, người dân đã phản đối dữ dội về vụ việc
với chính quyền địa phương. Quan chức môi trường ở thị trấn khi đó hứa tiến
hành điều tra, đồng thời cho biết sẽ sử dụng bao nilon để bọc khối chất độc cho
đến khi tìm ra cách xử lý.
Căng
thẳng đạt đến đỉnh điểm sau cái chết của một nhân viên làm việc tại cảng ở
Sihanoukville. Anh này chính là người đã dọn dẹp con tàu chở các chất thải của
Formosa chuyển từ Đài Loan đến Campuchia.
Do
bất bình, người dân giận dữ kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn, tổ chức
biểu tình ở các cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải.
Trước
sự phản đối của người dân Campuchia, tập đoàn Nhựa Formosa thanh minh rằng
họ đã được chính quyền đảo Đài Loan và chính phủ Campuchia cho phép về việc vận
chuyển chất thải vào đây.
Formosa
nói cơ quan môi trường ở Đài Loan và Campuchia cũng đã xác nhận những chất này
an toàn để chôn trong đất. Tuy nhiên, điều quan trọng là Formosa đã giấu nhẹm
việc thành phần khối chất thải có chất độc thủy ngân.
![]() |
Đoàn công tác Campuchia kiểm tra tình hình khu vực Formosa bỏ
chất thải ở Sihanoukville. Ảnh tư liệu: BAN
|
Mức thủy ngân vượt quá giới hạn 20.000 lần
Một
quan chức chính quyền đảo Đài Loan tiết lộ, xét nghiệm của một tổ chức môi
trường cho thấy nồng độ thủy ngân trong lượng chất thải của Formosa vượt ngoài
mức quy định hợp pháp.
Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất
thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn
an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated
biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm.
Một
số tờ báo cho biết 7 người dân ở Sihanoukville đã thiệt mạng với những lý do bị
nghi là có liên quan đến nhiễm độc từ rác thải của Formosa, bao gồm 2 người có
triệu chứng nhiễm thủy ngân cấp tính.
Ngoài
ra, 4 người chết vì tai nạn giao thông khi trên đường sơ tán khỏi thị trấn.
![]() |
Khoảng 30% người dân
Sihanoukville phải sơ tán khỏi thị trấn do lo ngại bị nhiễm độc. Ảnh: BBC
|
Nhiều
người cũng bị thương trong những vụ biểu tình bạo lực của người dân
Sihanoukville để phản đối việc chính quyền sở tại cho phép Formosa đưa chất độc
đến đây.
Tuy
nhiên, chính phủ Campuchia phủ nhận việc có người thiệt mạng do ảnh hưởng từ
chất thải độc hại. Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia khi
đó là Bill Pigott, cũng nói "không ghi nhận báo cáo tử vong nào, ngoài
việc nhiều người bị bệnh" trong vụ việc này.
Dưới sức ép dư luận, ngày 31/12/1998, Formosa đã chính
thức công khai xin lỗi vì "gây xáo trộn cuộc sống của người dân
Campuchia", theo báoGuardian.
Đầu
tháng 3/1999, trưởng đoàn công tác của chính phủ Campuchia với Formosa, ông Om
Yen Tieng, thông báo Phnom Penh đã ra lệnh cho tập đoàn Đài Loan này phải dọn
dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải rời khỏi Campuchia trước ngày tết truyền
thống của người Khmer.
Theo
kế hoạch, Formosa được phép tăng gấp 3 số nhân viên làm việc ở Sihanoukville để
bảo đảm tiến độ dọn dẹp. Toàn bộ công việc này sẽ do công ty CMD (Mỹ) giám sát
độc lập. CMD cũng từng là đơn vị được chính phủ Mỹ chỉ định xử lý những trường
hợp xả thải gây ô nhiễm.
Tuy
khối chất độc đã được đưa rời khỏi Campuchia, nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề
làm sao Formosa được đưa chúng vào Sihanoukville vẫn chưa được xử lý triệt để.
Đáng
chú ý, chủ tịch quốc hội Campuchia, khi đó là Hoàng thân Norodom Ranariddh, nói
một số quan chức đã nhận hối lộ khoản tiền đến 3 triệu USD để "bật đèn
xanh" cho Formosa đưa chất độc từ Đài Loan vào Campuchia. Formosa đã phủ
nhận thông tin này.
Theo BBC, hơn 100 quan chức Campuchia đã bị đình chỉ chức
vụ, nhưng chỉ 3 người bị buộc tội gây nguy hại đến tính mạng nhân dân và ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tổng giám đốc một công ty nhập khẩu ở Campuchia,
2 đối tác người Đài Loan và phiên dịch viên của họ cũng bị khởi tố.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Những vụ cá chết hàng
loạt do ô nhiễm
·
12:39 23/04/2016
·
2.1k
·
2.1k
·
·
·
Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Mexico,
Trung Quốc... ghi nhận các vụ cá chết hàng loạt mà nguyên nhân chủ yếu là do ô
nhiễm nguồn nước.
![]() |
Đầu tháng 9/2013,người dân ven sông Phủ Hà ở tỉnh Hà Bắc,
Trung Quốc, phát hiện hơn 100 tấn cá chết bị đánh dạt vào bờ. Chính quyền địa
phương khẳng định cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm vì nồng độ ammonia trong
nước quá cao.
Ảnh: CNN
|
![]() |
Sau khi hoàn thành việc thu gom và tiêu hủy cá chết, chính
quyền ước tính lượng cá này đến 110 tấn. Nguồn gốc ô nhiễm là do một nhà máy
hóa chất xả thải trực tiếp ra sông. Cơ quan quản lý môi trường Hà Bắc sau đó
đã ra lệnh đình chỉ hoạt động ở nhà máy.
Ảnh: CNN
|
![]() |
Tháng 9/2014, người dân Mexico bất ngờ phát hiện hàng nghìn
con cá chết trong đầm Cajititlán ở bang miền trung Jalisco. Chính quyền địa
phương phải huy động các ngư dân, nhân viên cơ quan nông nghiệp và thậm chí
cả lính cứu hỏa để thu hồi và tiêu hủy cá chết. Ước tính số lượng cá chết lên
đến 50 tấn.
Ảnh: SBS
|
![]() |
Người đứng đầu cơ quan quản lý môi trường của bang Jalisco, bà
Magdalena Ruiz Mejía nêu rõ việc bảo vệ con sông yếu kém là nguyên nhân khiến
cá chết, chứ không phải các nguyên nhân tự nhiên. Chính quyền bang đã mở cuộc
điều tra đối với những cơ sở bị tình nghi xả thải trực tiếp vào đầm.
Ảnh:SBS
|
![]() |
Giữa tháng 8/2015, một vụ nổ lớn ở nhà máy hóa chất tại thành
phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Nhà máy
bị nổ là nơi lưu trữ đến 700 tấn chất độc cyanide. Một tuần sau vụ việc,
người dân Thiên Tân phát hiện hàng nghìn con cá chết bị đánh trôi dạt vào bờ
sông cách nơi vụ nổ xảy ra chỉ vài cây số.
Ảnh: Rex
|
![]() |
Sau quá trình điều tra, chính quyền địa phương khẳng định cá
chết không phải do ô nhiễm sulfide hay cyanide rò rỉ từ nhà máy bị nổ. Họ nói
kết quả xét nghiệm mẫu nước cho thấy lượng oxy trong nước rất thấp. Tuy
nhiên, lời giải thích này không xoa dịu được sự nghi ngờ của dư luận về vụ cá
chết hàng loạt với vụ nổ nhà máy. Ảnh: REX
|
![]() |
Cuối tháng 3/2016, hàng nghìn con cá chết trôi nổi suốt gần 50
km trong một khu đầm ở miền trung bang Florida, Mỹ. Một trong những nguyên
nhân được đưa ra là hiện tượng El Nino ở bang Florida.
Ảnh: Daily Mail
|
![]() |
Vào tháng 1, nhiều vùng ở miền trung Florida có lượng nước mưa
cao gấp 3 lần mức bình thường so với trước đây. Luồng nước này mang theo sự ô
nhiễm vào dòng chảy của con sông, làm thay đổi hệ sinh thái ở đây. Hồi giữa
tháng 3, nhiệt độ nước sông tăng đột ngột do hiện tượng tảo xanh và tảo nâu
sinh trưởng mạnh, hút cạn oxy trong nước.
Ảnh:
Daily Mail
|
Minh Anh
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Ông Võ
Kim Cự chính thức là đại biểu Quốc hội khóa 14
Hoàng Đan |

Ông Võ Kim Cự. Ảnh: Thời báo
kinh doanh.
Với việc Hội đồng bầu
cử Quốc gia xác nhận xong tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14, ông Võ Kim Cự đã
chính thức trở thành tân đại biểu Quốc hội khóa này.
Sáng nay, 18/7, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã tổ chức Hội
nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Báo cáo của Hội đồng cũng nêu rõ, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã tiến
hành xong việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Có 494 đại biểu trúng
cử, được công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Như vậy, với việc xác nhận xong tư cách đại
biểu Quốc hội khóa 14, ông Võ Kim Cự cùng
493 đại biểu trúng cử khác đã trở thành tân đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ông Võ Kim Cự, sinh năm 1957, hiện là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Ông Cự ứng cử và trúng cử tại tỉnh Hà Tĩnh, nơi
ông từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và cũng là nơi ông trúng cử đại
biểu Quốc hội khóa 13.
Đơn vị ông ứng cử gồm: Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Vũ Quang, huyện
Hương Sơn, Đức Thọ. Kết quả kiểm phiếu sau đó, ông Cự đã trúng cử với 150.007
phiếu, đạt tỷ lệ 75% số phiếu hợp lệ.
Trong chương trình hành động khi ra ứng cử đại biểu Quốc hội, ông
Cự đã cho rằng, qua thực tiễn tham gia
đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, ông nhận thức ngày càng sâu sắc thêm vai
trò, trách nhiệm là người đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu ra.
Ông khẳng định, nếu được cử tri tin tưởng, ông sẽ gần dân, dành nhiều thời
gian tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đưa tiếng nói của nhân
dân đến diễn đàn Quốc hội.
Trong đó, ông đặc biệt coi trọng những vấn đề
cử tri quan tâm như: phòng chống tham nhũng, giải quyết các chính sách liên
quan đến người có công, vấn đề tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời, nếu trúng cử ông cho biết sẽ bám
sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói
riêng, để có những đề xuất phù hợp với Quốc hội về mặt cơ chế, chính sách thực
hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.
Trên cương vị Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, ông Võ Kim Cự cho
biết sẽ dành thời gian thỏa đáng để tổ chức lại hệ thống HTX trong cả nước và
Hà Tĩnh nói riêng, nhằm đưa khu vực kinh tế tập thể phát triển tương xứng tiềm
năng theo hướng bền vững, hội nhập, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập người dân.
Đồng thời, ông sẽ kiến nghị tới Quốc hội để có hệ thống cơ chế
chính sách phù hợp hơn, để nông nghiệp phát triển trong tình hình mới theo
hướng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực này.
Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với liên kết chuỗi giá
trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn có sức lan tỏa, chuyển dịch từ việc hợp tác xã
chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào sang cung cấp dịch vụ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm...
Ông Võ Kim Cự cũng cho biết, Liên minh HTX Việt Nam sẵn sàng tạo
điều kiện để Hà Tĩnh và liên minh các tỉnh tiếp cận kinh nghiệm quốc tế và đào
tạo đội ngũ cán bộ có tầm chiến lược, đủ sức cạnh tranh...
Trước đó, ông Võ
Kim Cự được coi là người đã có dấu ấn rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng
khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa. Ông từng là Trưởng ban Quản
lý khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà
Tĩnh.
Trong "đại chiến dịch" giải phóng
mặt bằng cho dự án khu liên hợp Formosa, rất nhiều câu chuyện thú vị và cả kịch
tính đã được các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh, trong đó có hình ảnh ông Cự, khi đó là
Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên có mặt trong những điểm nóng để chỉ đạo trực
tiếp.
Sau này, như chính thừa nhận của một đại
diện Formosa, nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc
giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng.
theo Trí Thức Trẻ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đề nghị
làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vụ Formosa
Hoàng Đan |

Ông Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Tuổi
trẻ
Ông Nhân nêu rõ, cử
tri, nhân dân yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã
buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư, bảo vệ môi trường trong vụ
Formosa.
Bức xúc về việc cải tạo đảo nhân tạo
của Trung Quốc
Tại phiên khai mạc vào sáng nay, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong cuộc
bầu cử đại biểuQuốc hội khóa
14 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Báo cáo của ông Nhân trình bày nêu rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo
động, đặc biệt là vụ Công ty TNHH Hưng
Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển và làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven
biển miền Trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cử tri và nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết
luận và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty
Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, vì vậy đã gây ra
sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam.
"Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương
tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và
lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển
của địa phương.
Giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các
cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp
phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của
các doanh nghiệp.
Cử tri và nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách
nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý
nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường", ông Nhân nêu rõ.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh, cử tri và nhân dân cả nước rất lo lắng,
bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây
dựng các công trình, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp
quốc tế thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành
hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam.
"Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa
tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và
Trung Quốc", ông Nhân nói.
Theo ông Nhân, cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp
tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ
vững chủ quyền biển, đảo của Quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước.
Mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để cộng
đồng quốc tế hiểu và ủng hộ sự chính nghĩa, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Nhân dân ta; sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển
trong khu vực.
Bức xúc về an toàn thực phẩm
Cũng theo ông Nhân, việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian qua
tuy đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự có chuyển biến căn bản.
Tình trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực
phẩm không bảo đảm an toàn có xu hướng gia tăng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khoẻ của Nhân dân, vừa tạo tâm lý bất an trong xã hội.
"Cử tri và nhân dân mong muốn Chính phủ và chính quyền các
cấp phải có các chương trình hành động đồng bộ, lâu dài, khả thi, phát huy sự
tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân để tạo sự thay đổi
căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội...
Đồng thời hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
toàn, xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn,
để thực phẩm không an toàn không còn là nỗi lo hàng ngày ở các gia đình Việt
Nam", ông Nhân nói.
Ngoài ra, cử tri và nhân dân một số địa phương bức xúc về mật độ
một số trạm thu phí giao thông quá dày, mức phí cao, phải trả phí cả khi đi
trên đường chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tình trạng một số trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin, hình
ảnh có nội dung trái sự thật, đã tác động bất lợi cho ổn định xã hội và phát
triển bền vững của đất nước...
theo Trí Thức Trẻ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
8 giờ ·
Bác này bây giờ
ra sao? Quan ngại cho bác ý quá.
XIN 1 Like Ủng Hộ Những Người Như Bác Đảng viên chửi vỗ mặt bọn
bán nước cho Trung quốc trước…
YOUTUBE.COM
ThíchHiển
thị thêm cảm xúc
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Phát
hiện hơn 6.700 hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò "
11:02
19/07/2016
Các
chiến sĩ biên phòng Tây Ninh đã phát hiện 6.703 công dân Trung Quốc xuất,
nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sử dụng hộ chiếu điện tử có in hình
đường lưỡi bò.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Đồn Biên phòng cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài đã phát hiện 6.703 người Trung Quốc xuất, nhập cảnh qua
cửa khẩu này sử dụng hộ chiếu có in bản đồ "đường lưỡi bò", xâm
phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trong đó nhập cảnh có 3.392 người
và xuất cảnh là 3.311 người.
![]() |
Tấm
hộ chiếu của Trung Quốc với bản đồ đường lưỡi bò trên cùng bên trái.
|
Sau khi phát hiện, các cán bộ làm nhiệm vụ tại
đây đã giải thích cụ thể, rõ ràng việc sai phạm này, đồng thời không đóng dấu
lên hộ chiếu "đường lưỡi bò".
Theo baotayninh
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Tran Dinh Vu đã chia sẻ video của Xì Trum 8.
An ninh Việt Nam giật biểu ngữ giỏi nhất thế giới
-1:19
53.581
lượt xem
Nha
Trang, Khánh Hòa 19/07/2016: Giựt biểu ngữ phản đối “đường lưỡi bò” trước mặt
du khách Trung Quốc
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét