Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

TÁM ....Chuyện Tám..chuyện:






Bài cũ nằm trong hồi ký của tao, chưa gởi đi, gởi cho mày để nhớ lại những ngày xưa thân ái.
NGÀY HỘI NGỘ (Hai mươi bốn tháng ba năm hai ngàn mười hai)
Tôi mời nhóm Yamaha, Thực, Hay đi café Time ở đầu hẻm nhà Thanh Lùn. Gọi cho Trịnh thị Liên ở Lạc Quan gần đó qua chơi cho vui. Liên nói sẽ sắp xếp nhưng tôi biết bạn sẽ không đi..
Tôi và Thanh lùn ngồi quán lúc 10 giờ đến 11 giờ mới đủ mặt các bạn, Thanh đồng điếu gọi báo đau lưng quá không đi được. Thực đến sau cùng cằn nhằn Y chỉ đường xa nhất để đến đây. Sáu bà tám và hai ông chín làm om sòm cái quán café. Thanh Mập mang đến cái bánh kem có hai bông cúc bằng chocolate màu đen. Mai nói tao thích ăn su cu la. Thanh mập là vậy. Hôm qua mới nói nhỏ với nó mai là sinh nhật tao rồi dặn đừng cho tui nó biết, nó không nói với ai thật chỉ xách cái bánh tới để trên bàn. Thanh lùn nói sinh nhật mày hả Y? Lần đầu tiên tôi thấy nó thông minh như vậy.
Gặp lại sau nhiều năm không gặp, Hay hình như không nhận ra vài người, chắc chắn vậy rồi từ lúc U20 tới khi chuyển sang U60 mới gặp nhau mà. Hay và Thực chưa có cái bụng phệ của mấy ông lão, vẫn thư sinh như xưa nhưng là thư sinh già. Mấy bà tám bệ vệ má xệ, tóc nhuộm đủ màu để trốn cái tuổi già đang bò chậm chạp trên cơ thể. Bánh kem chia cho mọi người với yêu cầu không được bỏ mứa. Cả bọn lên kế hoạch đi Định Quán xem mặt Trần Ứng Long là thành viên của BTX. Bạn Long này quả là quá may mắn vì được nhóm YAMAHA chọn mặt gởi vàng khai pháo tìm đồng môn. Hay cầm điện thoại nhứ nhứ trước mặt. Nghi quá chắc đang làm điều gì mờ ám đây. Câu chuyện đang rôm rả Long gọi điện từ ĐQ hỏi thăm mọi người, chuyền điện thoại từ người này qua người kia để Long nghe tiếng nói đoán tính nết bạn (giống mấy ông Hàn quốc chọn vợ quá). Tôi dặn Long lần sau thấy số của Y tắt điện thoại rồi gọi lại để Y đỡ tốn tiền…(gặp bà trùm rồi…). Hay chụp hình cho cả nhóm bằng máy ảnh của Hường, cái ống dài dài thụt ra thụt vô (như Thanh Mập nói sau khi phát hiện mấy tấm ảnh Hay chụp biến mất). Thực cao hứng mời cả nhóm tối mai đi ăn ốc ở bà Điểm mừng hội ngộ. Sinh nhật Thực cũng trong tháng 3 (ngày 2/3). Mấy bà Yamaha quen hút café bịch bằng cái ống hút thẳng, lằng nhằng với cái ống hút đánh vòng trái tim, Thanh Mập kéo thẳng ống, Thanh lùn buộc miệng cái này là ống dẫn t…Cả đám ôm bụng cười, mấy bé phục vụ bái các cô sát đất. Ra về Hay dành trả tiền, chảnh quá, mấy bà già thấy có người dành trả tiền len lén ra cửa cho bạn được tự nhiên móc bóp.
Chia tay nhau lúc 13 giờ. Xe Mai bị xì dắt bộ một khúc đường mới có chổ thay ruột.
Tối lên trang bạn trường xưa nhận được chúc mừng sinh nhật của BTX và các bạn khác. Cảm động quá, cám ơn tất cả các bạn. Trang BTX đã giúp chúng ta xích lại gần nhau để điểm danh sĩ số. Có bạn chưa từng vào BTX nhưng cũng thành viên kỳ cựu qua lời kể của Thanh và Y.
Chúng mình đã có một ngày thật vui và thật hạnh phúc.
P T Y ( YA * )
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Thưa Cô , 
Khi bạn Kim Thanh gọi đt cho em , lúc ấy thật sự là em hoảng hốn nghỉ tới tác hại của liên kết Yoytube
Khi làm liên kết em chỉ nghỉ đến việc sẻ có nhiều người xem Clip của mình tạo vào đưa lên LK , chứ không nghỉ 
sâu xa hơn là sau khi xem Clip của mình Lk sẻ tiếp tục trình chiếu những Clip của Youtube. ( nếu người xem bấm tiếp vào )
Em xin chân thành nhận lổi với cô , Thưa cô , sau khi thử nghiệm trang  http://huynhmaithtrangphucviet.blogspot.com/
Chỉ mới 1 tuần , số lượt người xem mổi ngày khoảng 200 lượt . Em chọn trình chiếu đơn giản là Hình Ảnh Động ,
chỉ cần đưa chuột nhấp vào bất kì ảnh nào , nó sẻ tiếp tục cung cấp những ảnh có liên quan tiếp theo.
Vẩn có thể đăng bài viết , nhưng chủ đạo là Hình Ảnh nên không mất thời gian nhiều cho nó , mổi ngày chỉ cần mất 5 phút 
kiểm tra và post ảnh mới .Trang này có thể làm vệ tinh cho các Trang khác của cô mà không ảnh hưởng gì , vì các địa chỉ
Liên lạc vẩn Tập Trung vào Email cô chọn chính thức . ( Nó có 3 trình chiếu tương ứng , em sẻ chọn đăng mổi ngày 1 trình chiếu ,
nhằm thay đổi cảm nhận ngưởi xem ) .
Xin cô xem đây là lời xin lổi của em .


Học trò cô
Phù Viên


Tám…chuyện:CÁI MIỆNG

04THÁNG 5
Nhà văn Võ Hoài Nam, trước 1975, phụ trách mục biếm văn “Trò Đời” của nhựt báo Tiến với bút hiệu Tiểu Tử. Là bút hiệu mà tác giả vẫn dùng cho những truyện ngắn hay tạp văn mà ông viết sau này, từ khi ông sống ở nước ngoài. Biếm văn  hay gọi như BTX là Tám chuyện,  bạn PHÙ VIÊN vừa post lên một tạp văn khá sắc sảo của ông . Chúng ta xin chia sẻ tạp văn CÁI MIỆNG…
CÁI MIỆNG
Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v…

Có lẽ tại vì nó…hạ cấp quá nên bị coi thường !
Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi.
Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào…
Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo “truyền thống” để chỉ viết về hai chức năng ” ăn và nói ” của cái miệng.
Ăn…Từ hồi còn nằm trong bụng mẹ, con người đã biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! )
Mới lọt lòng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đã biết…đớp (Về sau, khi đã thành nhơn, có đòi đớp như hồi bêbê là một…cái gì khác chớ không phải là ăn ! )
Thành ra ” ăn ” là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn…hối lộ không nằm trong ” diện ” tự nhiên trời sanh này ! )
Khái niệm ” chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được ” chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn.
Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đòi ” ăn ngon “, biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho ” khoái khẩu “.
Cái ” ăn “, vì vậy, đã chiếm…đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu “dĩ thực vi tiên” ( ăn trước đã ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ ” món ăn đặc sản ” để làm…chảy nước miếng du khách
( Ở Hà Nội bây giờ “chảy nước miếng hay chảy nước dãi ” được gọi là ” toát mồ hôi lưỡi ” ! Từ ngữ cách mạng vốn…trừu tượng ! )
Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về ” cái ăn ” ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình. Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã…đẻ ra chữ ” ăn ” thật to tổ chảng !
Trong từ ngữ thông thường, chữ ” ăn ” lúc nào cũng thấy như người lãnh đạo, nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm gì nhưng vẫn phải…đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như ” ăn quịt, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp”
…Tiếng ” ăn “…ăn nhậu gì với những chuyện ” quịt, gian, trộm, cướp “, vậy mà phải có lãnh đạo ” ăn ” vào đó nghe nó mới…xuôi lỗ tai ! Rồi thì…ăn tùm lum, lúc nào ở đâu cũng thấy ăn: ăn giỗ, ăn cưới ( Hồi xưa còn nói “ăn đám ma ” nữa ! ) ăn khánh thành, ăn lên lon, ăn Tết, ăn đầy tháng , ăn thôi nôi, ăn…hối lộ
…Chỉ có ” ăn ” thôi, vậy mà cái miệng sao mà ” lắm chuyện ” !
Bây giờ, xin nói đến ” nói “.
Con người nếu sống một mình chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy, biết nói để nói với ai ?
Rồi, bởi vì con người cần sống với con người nên mới phải “nói ” để hiểu nhau.
Mới đầu nói bằng…tay chân ( bây giờ gọi là ” ra dấu ” ) Lần hồi, chắc ra dấu…mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói ( Dầu sao, mỏi miệng vẫn…dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu…ló dạng ! )
Cái miệng , ngoài chức năng ” ăn ” của Trời cho, bây giờ có thêm chức năng ” nói ” do con người đẻ ra vì muốn người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì.
Con người mới sanh ra chưa biết nói, chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là ” tiếng khóc chào đời “.
Hay quá ! Thật vậy, nếu không có tiếng khóc thì làm gì có tiếng nói ? Rồi từ chỗ ” oa oa ” đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu. Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách, học nói cho có lễ độ, học nói cho thanh tao.
Có một điều lạ là những tiếng…chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách ” tài tình ” !
Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề, dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam còn dạy trẻ con hô khẩu hiệu, nói những lời ” dao to búa lớn ” theo…phong cách xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì.
Cái “nói” – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm…cách mạng ! Than ôi !
Nói về ” nói “, con người nói thôi…đủ thứ. Nào là ” nói thánh nói tướng “,” nói láo nói phét “, ” nói hành nói tỏi “, ” nói trăng nói cuội “…Rồi ” nói phang ngang bửa củi “, ” nói dộng trong họng người ta”, ” nói trên trời dưới đất “, ” nói mà cái miệng không kịp kéo da non “, ” nói như con két “…v.v.
. Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng ?
Tóm lại, cái miệng là để ăn và để nói. Vậy mà chính cái miệng nó “hành” con người.
Ông bà mình hay nói :” Bịnh từ miệng mà vào, Vạ từ miệng mà ra “. Đúng quá !
Tại vì mình ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại vì mình nói mới đụng chạm sanh chuyện. Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
Ở Việt Nam, Nhà Nước ta đã thấu triệt cái ” chân lý ” vừa kể cho nên đã…phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước.
Cái miệng của nhân dân là cái miệng ” ăn ” còn cái miệng của Nhà Nước là cái miệng ” nói “. Nhà Nước ” quản lý ” cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải, đúng tiêu chuẩn, để nhân dân đừng…bị bịnh !
( Bệnh từ mồm mà vào, đúng thế đấy…Ta đã học tập và triển khai cái chân lý ấy từ thời…không có gì để ăn cơ ! )
Còn ” nói ” thì nhân dân không nên nói, bởi vì ” nói ” là mang vạ vào thân đấy thôi.
Để Nhà Nước nói, bởi vì Nhà Nước, đã là đỉnh cao trí tuệ của loài người, biết nói thế nào để không bao giờ phải…mang vạ vào thân. Và bởi vì cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ…mòn, không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế.
Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ…ngừng !
Ngoài ra, Nhà Nước vì thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân, tội nghiệp ! Một cử chỉ…đẹp như vậy mà thiên hạ cứ…vo tròn bóp méo !
Nếu ” ăn ” là để sống thì ” nói ” là để cảm nhận rằng mình đang sống. Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi…
TIỂU TỬ


Tám..chuyện:CÁI RỐN

15THÁNG 7
CÁI RỐN
 Khi thấy người nào ăn nói hợm hĩnh, vẻ mặt dương dương tự đắc thì người Việt ta thường nêu nhận xét, bình phẩm: “Nó tưởng nó là cái rốn của vũ trụ”. Tây thì họ cũng có nhận xét, bình phẩm như thế nhưng họ không nói thanh tao, văn vẻ bằng mình, mà nói nghe sống sượng, phũ phàng hơn: “Nó tưởng cứt của nó không thối” (He thinks his shit does not stink).
Người Việt ta khi nói đến cái rốn trong trường hợp này là ta đã dùng nghĩa ẩn dụ (metaphorical sense) của nó để chỉ cái trung tâm, cái tụ điểm, cái nằm ở giữa. Nói trắng ra là cái rốn có cái tầm quan trọng vô cùng. Tây thì họ lại không nghĩ thế. Khi nói đến chuyện ngồi ngắm rốn (navel-gazing) là họ nói đến trạng thái nhàn rỗi, ăn không ngồi rồi, không có việc gì làm, nên ai đó mới vạch rốn mình ra mà ngắm. Mà nói khác đi là cái rốn là cái gì chán ngắt. Khi nói ai ngồi ‘ngắm rốn’ (contemplating one’s navel) là có ý chê bai, có ý chửi khéo.
Người Việt ta khi ngồi rỗi thì không có thói quen ngồi ngắm rốn, nhưng khi ngồi buồn thì cũng ‘gãi háng dái lăn tăn’ như cố Thủ Tướng Trần Văn Hương của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã có lần nói. Nhưng nói gì thì nói, đấy là đàn ông, con trai họ gãi, chứ đàn bà, con gái ngồi buồn có gãi không? và nếu gãi thì gãi ở đâu? Chuyện này tuyệt nhiên không thấy ai nói đến, kể cả đến nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng không chịu tiết lộ.
Nếu trong quá khứ ngắm rốn ‘mình’ mà bị chê, bị chửi thì nay ngắm rốn ‘mình’ cũng vẫn bị chê, bị chửi như thường. Nhưng ngắm rốn ‘người’ lại là việc làm đáng khuyến khích. Mới đây hiện tượng ngắm rốn, đặc biệt là ngắm rốn thiên hạ, mang một tầm mức quan trọng trong xã hội phương Tây. Rốn đột nhiên xuất hiện, phơi bầy ở khắp mọi nơi, ngoài đường phố, trong siêu thị, đâu đâu người ta cũng thấy những rốn là rốn.
Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang đã để cho những cô gái mới dậy thì, để cho phụ nữ có thân hình thon thả, mảnh mai được dịp mặc quần, mặc váy xệ xuống dưới rốn, được dịp mặc áo ngắn cũn cỡn, có khi lên gần sát tận ngực, để lộ cái rốn ra, để lộ rốn ra đã đành, nhưng đâu phải chỉ để lộ ‘xuông’ có cái rốn, nhiều rốn còn được đeo khoen, đeo nhẫn xanh xanh đỏ đỏ để thu hút sự chú ý của người ngắm nữa chứ! Nay thử hỏi ai dám bảo là rốn không phải là trung tâm của vũ trụ?
Thật ra, cái rốn đã được người Châu Phi quan tâm, để ý đến bắt đầu từ thế kỉ thứ tư trước Công Nguyên, tức là cách đây 24 thế kỉ, có thể là khi vũ điệu múa bụng (belly dancing) mới ra đời. Người Ai Cập kể từ hồi đó đến giờ đã biết đeo đính đủ loại khoen, nhẫn hoặc quấn quanh rốn bằng đủ loại dây lưng có dát vàng bạc, châu báu, ngọc ngà hầu trang điểm, làm đẹp cho nó.
Ở Úc-đại-lợi thì mãi cho đến thập niên 1960 người ta vẫn còn bảo thủ, chưa dám cho phụ nữ của họ có cơ hội phơi bầy cái rốn của mình nơi công cộng. Vào thời kì đó bất cứ phụ nữ nào mặc áo tắm hai mảnh ‘bikini’ để hở bụng, hở rốn trên bãi biển là sẽ bị thanh tra bãi tắm mời đi chỗ khác chơi liền. Vì hội đồng hành chánh địa phương nghĩ đàn bà để rốn như thế là loại đàn bà, phụ nữ dâm đãng, thiếu thẩm mĩ, phạm thuần phong mĩ tục.
Ở Mĩ, người ta cũng có thái độ tương tự. Loạt phim truyện truyền kì trên truyền hình Mĩ vào thập niên 1960 có tựa đề là ‘I Dream of Jeanie’ (Tôi Mơ tưởng đến Nàng Jeanie) là một trường hợp điển hình. Truyện kể về một vị nữ thần trẻ đẹp bị nhốt chặt trong một cái chai, và về sau được một phi hành gia Mĩ giải cứu. Trong phim truyện cô mặc quần áo khá khêu gợi, kiểu dành cho vũ nữ múa bụng, nhưng giới chức kiểm duyệt phim thời đó chỉ cho phép cô được mặc quần áo đó với điều kiện là không được để hở rốn. Có điều áo may cắt khéo đến nỗi làm cho người ta có cái ảo tưởng là vẫn trông thấy rốn.
Người Việt Nam khôngcó ai cố ý để hở rốn, nhất là không may có cái rốn lồi. Nếu con cái trong nhà vô tình có đứa nào mặc quần mặc áo để lòi rốn ra ngoài, thì y như rằng đứa đó cũngđược bậc cha mẹ nhắc nhở là phải che đi, đậy lại, kẻo không khí, gió trời sẽ lọt vào bụng làm đau bụng. Khi bụng đau, rốn được xoa dầu nóng. Khi rốn bẩn vì ghét đóng, rốn sẽ được nậy ghét, được rửa sạch. Tính chất vô duyên, vô dụng của cái rốn đã được trẻ em Việt Nam nhận xét như sau: ‘Rốn là để bôi dầu!’. Rốn mà được bôi dầu là điều vạn hạnh, chứ rốn mà để cho chuồn chuồn cắn hòng mong được biết bơi thì mới là đại bất hạnh. Nhưng tầm quan trọng, linh thiêng của cái rốn là ở câu ‘nơi chôn nhau cắt rốn’. Qua câu nói đó, cha mẹ Việt Nam đã khuyên con cái phải nhớ quê hương mình, tức là nhớ đến nơi đã chôn cái nhau nuôi dưỡng mình khi còn trong bụng mẹ, nơi cái rốn của mình đã được bà mụ khéo tay cắt dùm.
Không hiểu theo truyền thống ‘rốn hở bụng đau’, theo quan niệm ‘rốn là để bôi dầu’, cộng thêm với nhu cầu bảo vệ ‘công dung ngôn hạnh’ cho người phụ nữ, các cô gái Việt mới lớn, bụng thon mông nở, có sẽ để rốn phơi phới giữa phố phường Sài Gòn, Hà Nội hay không? Chúng ta chắc phải để hậu hồi phân giải.
Có điều là ở Sydney bỗng một sớm một chiều, đàn ông, con trai bị choáng ngợp bởi lỗ rốn. Từ một cái gì nhỏ nhoi, tầm thường, không quan trọng, nay rốn thi nhau chường ra, chĩa vào mặt, dí vào mắt, nhì sang bên phải thấy rốn, quay qua bên trái lại thấy rốn. Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang phụ nữ đã giúp cho đấng mày râu có cơ hội khỏi phải ngắm rốn ‘mình’, mà chỉ tập trung vào ngắm rốn ‘người’.
Cứ theo cái đà này thì người ta có thể tiên đoán là những kẻ coi mình là ‘cái rốn của vũ trụ’ sẽ không những không có đất dụng võ, mà còn bị xã hội ruồng bỏ, bạn bè chê… vì bầu không khí bao quanh họ bị ô nhiễm bởi khí Hydrogen Sulfide (H2S), có mùi thum thủm.

Phù Viên – st



  1. Yamaha
    24/07/2012 at 3:41 Chiều
    Bàn về nguồn góc thì đó là đầu mối nuôi con khi còn trong bụng mẹ. Khi bé ra đời rún hình thành từ nhát kéo của cô đỡ. Từ khi cuốn rún rớt khởi thân thể thì đó chỉ còn là một vết sẹo để dành sứt dầu khi đau bụng. Vết sẹo còn hoài theo năm tháng nhắc nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành.
    Cũng nên mừng vì ngày nay rún là đề tài cho công nghệ mốt để được ngắm nghía, bình phẩm. Còn vũ trụ bao la lắm không có cái rún nào đâu. Chỉ là thỉnh thoảng mình thấy vui vui vì công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống tràn đầy hạnh phúc nên tự cho mình chảnh năm phút vậy thôi mà. Chảnh thì có ai dám nói là chưa bao giờ biết tự chảnh không? Cho nên chảnh không có tội nếu chỉ tự chảnh một chút nhằm thêm hương hoa cho cuộc sống vốn nhiều bi, hài kịch.
    Đọc mấy bài này Ya bị rối loạn tiền đình luôn đó nhen Phù Mỏ.




Tám..chuyện: SÀI GÒN BÂY GIỜ..

04THÁNG 5
BẠN PHÙ VIÊN VỪA MỚI…TÁM BẰNG MỘT SỐ BÀI VIẾT ĐƯỢC SƯU TẦM. ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN SÀI GÒN XƯA VÀ NAY, MỘT CÂU CHUYỆN KHÁ “TẾ NHỊ”, MỜI CÁC BẠN …TÁM
SÀI GÒN BÂY GIỜ…
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!
Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!
Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.
Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!
Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!
Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm
BS Đỗ Hồng Ngọc
29-4-12
SÀI GÒN HIỆN NAY, THẤT VỌNG NHIỀU HƠN HÃNH DIỆN
Tuesday, May 01, 2012 (trích báo Người- Việt) nguồn: nguoi-viet.com
SÀI GÒN (NV) – Lần đầu tiên tại Sài Gòn diễn ra một cuộc hội thảo về “giá trị của thành phố Sài Gòn hiện nay” với cái nhìn thất vọng nhiều hơn hãnh diện. Có người đã trải qua thời gian sống thời “Sài Gòn cũ” không ngần ngại bày tỏ nỗi ngậm ngùi luyến tiếc thuở xa xưa…
Trẻ em Sài Gòn chơi đùa trên Bến Chương Dương. Với nhiều người, Sài Gòn hiện nay “thất vọng nhiều hơn hãnh diện.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Cuộc hội thảo này do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hôm 25 tháng 4 mang tựa đề “Người trẻ và đất hứa” cho thấy phần lớn cư dân Sài Gòn hiện nay không phải là dân “chính gốc.”Ông Nguyễn Ðức Lộc, giảng viên trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Sài Gòn (trường Ðại Học Văn khoa cũ) cho rằng hiện nay “ít ai dám vỗ ngực tự xưng mình là người Sài Gòn.” Trái lại, đa số cư dân Sài Gòn là người nhập cư từ nơi khác đến, trong đó có rất nhiều người đến để “đổi đời,” đặc biệt từ sau năm 1975 trở lại đây.Một diễn giả thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Ðới Sài Gòn, ông Ngô Văn Trí, tỏ ý tiếc về việc phá bỏ nhiều kiến trúc thơ mộng của Sài Gòn xưa. Theo ông, những hàng cây sao, cây dầu tỏa bóng mát trên đường Tự Do cũ (nay là đường Ðồng Khởi) của một Catinat yêu kiều nay chỉ còn là “hoài niệm.”
Ông nói: “Vẻ đẹp xưa với những kiến thức cổ kính đã dần mất đi để thay vào đó là những tòa nhà cao tầng.”
Trong số các diễn giả góp ý về sự đổi thay của con người ở Sài Gòn, nhận định của ông Trần Bảo Minh, giám đốc điều hành công ty thực phẩm Á Châu tại Sài Gòn khiến cử tọa kinh ngạc. Người nghe không ngạc nhiên về nhận định “không mấy gì mới” của ông, nhưng ngỡ ngàng vì những lời lẽ hùng hồn, đanh thép của một người trẻ khi chỉ trích khuynh hướng chạy theo đồng tiền của người Sài Gòn hiện nay.
Ông nói: “Ba tôi là một cán bộ tập kết đưa tôi về Sài Gòn sống với những người bạn của ông đều là cán bộ nhà nước. Tôi ngưỡng mộ những người này vì ai cũng làm việc không kể giờ giấc, hy sinh quyền lợi của bản thân mình vì lợi ích chung. Nhưng chỉ vài năm sau, khi tôi vào trường đại học, gặp lại các ông ấy thì tôi thấy họ thay đổi ghê gớm. Tư hữu, tư lợi nẩy sinh, họ chiếm nhà, chiếm đất, lấn đất làm nhà…”
Cử tọa còn choáng váng khi nghe diễn giả, giám đốc Trần Bảo Minh, thú nhận ông mang cảm giác “lạc lõng” khi đứng giữa Sài Gòn sau chuyến du học từ Úc về. Ông Trần Bảo Minh cho rằng xã hội Sài Gòn đang “phân hóa dữ dội vì mọi giá trị của con người đều dựa vào thước đo của đồng tiền.” Ông còn nói rằng, “Ðồng tiền có giá trị vô song trên đất Sài Gòn hiện nay và đồng tiền lôi cuốn giới trẻ rơi vào vòng xoáy của trận cuồng phong đầy bất an.”
Ý kiến của giám đốc Trần Bảo Minh đã được sự tán đồng của ông Nguyễn Ðức Lộc khi cho rằng các bậc cha mẹ hiện nay hết sức lo lắng cho thế hệ con em trong “vòng xoáy của đồng tiền – một thế lực và một quyền lực chi phối, thống trị mọi thứ.”
Trong khi đó, theo họa sĩ trẻ Vũ Ðình Giang thú nhận đã từng lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần cũng như nhiều người khác thuộc giới trẻ ở Sài Gòn vì đồng tiền làm đảo lộn mọi thứ.
Bài tường thuật của báo Sài Gòn Tiếp Thị về cuộc hội thảo đặc biệt này còn ghi nhận lời tâm sự của nữ phó giám đốc công ty Ocean Eyes, Ðoàn Phi Nga, nói rằng từng “ôm một cục tiền về nhà và chợt nhận ra mình không còn gì hết.”
Sau phần lớn những lời tâm sự não nùng từ cuộc hội thảo, cũng có diễn giả đưa ra một số “lối thoát” trước cử tọa, chẳng hạn như “tìm cách thoát khỏi đám đông, tìm cách gây lại sự tự tin” v.v…
Tuy nhiên, không ai nói được nguyên nhân vì sao Sài Gòn bây giờ làm nhiều người thất vọng hơn là hãnh diện. Vì chẳng lẽ nói rằng sự thay đổi đáng tiếc của Sài Gòn hiện nay là bởi “tàn dư của chế độ Sài Gòn cũ từ trước năm 1975 để lại”? (PL)
Sưu tầm…



  1. KIM THANH
    04/05/2012 at 10:53 Sáng
    Ông này thiệt là, đang còn dư âm ngày lễ, dư âm của những cuộc hội ngộ bên bàn tiệc, đọc bài của ông đưa lên lo ngay ngáy, nào là tim mạch, béo phì,đần độn,dậy thì, sanh non…sức khỏe đáng được suy ngẫm, rồi lại sức mạnh đồng tiền, quyền lực chi phối rồi lại thống trị bất an..v…v…ai còn dám sống để xem sự thay đổi của sègềnh. Mà tui tự vỗ ngực xưng là người Saigon không thay đổi, được hông??? được quá đi chứ.

  2. Trần Ứng Long
    04/05/2012 at 3:56 Chiều
    Đề nghị cô Bảy bán vịt quay cho ý kiến về cái vụ buôn vịt này .Trước đây cô có đưa ra lý thuyết ”…ông thầy đời và con vịt ….” giờ xem cái lý thuyết đó có hạp với ca này không.Quý ông ủng hộ lý luận ”..Cạp ..Cạp ” của cô Bảy đấy .Thân ái

  3. Nguyễn thị Thanh
    07/05/2012 at 8:16 Chiều
    mình cũng vậy, đã từ lâu minh không còn thấy Saigon cua mình thời xưa nữa, Saigon thay đổi từng ngày, con người cũng vậy, tìm đâu những người của Saigon yêu dấu ngày xưa!!!!!! có ai tìm giúp dùm tôi Saigon của tôi?

    • 07/05/2012 at 9:28 Chiều
      Bạ

    • 07/05/2012 at 9:33 Chiều
      Bạn ơi , trang BTX toàn là dân Sa2ige62n không đó . Vào đi bạn sẻ thấy Sài gền ngày xưa và cả bi giờ đều tập trung ở đây
      !


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét